-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận cuối kỳ môn Quản trị chất lượng đề tài "Đánh giá hệ thống quản trị chất lượng TCVN ISO 9001:2008 của công ty Coca Cola"
Tiểu luận cuối kỳ môn Quản trị chất lượng đề tài "Đánh giá hệ thống quản trị chất lượng TCVN ISO 9001:2008 của công ty Coca Cola" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Nhập môn quản trị chất lượng 2 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tiểu luận cuối kỳ môn Quản trị chất lượng đề tài "Đánh giá hệ thống quản trị chất lượng TCVN ISO 9001:2008 của công ty Coca Cola"
Tiểu luận cuối kỳ môn Quản trị chất lượng đề tài "Đánh giá hệ thống quản trị chất lượng TCVN ISO 9001:2008 của công ty Coca Cola" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn quản trị chất lượng 2 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TCVN ISO
9001:2008 CỦA CÔNG TY COCA COLA
GVHD: Ths. Tô Trần Lam Giang
Lớp: Thứ 7 tiết 4-6
Nhóm sinh viên thực hiện
1 . Nguyễn Thị Ngọc Trâm 20136163 2 . Đào Thị Khánh Duyên 20136063 3 . Ngô Trần Cát Vân 20136178 4 . Hoàng Thanh Yến 20136186 . Ngu 5 yễn Tú Uyên 20136176
6 . Phạm Nguyễn Phương Trinh 20136166
7 . Nguyễn Vương Lan Hương 20136093 lOMoAR cPSD| 37054152
Giảng viên kí tên DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TCVN Tiêu chuẩn quốc gia QA Quality Assuarance
Người đảm bảo chất lượng lOMoAR cPSD| 37054152 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................3
1.1 Khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.............................................3
1.1.1 Sản phẩm và các thuộc tính ........................................................................3
1.1.2 Chất lượng sản phẩm...................................................................................3
1.2 Các quan điểm về quản lý chất lượng...............................................................3
1.2.1 Kiểm soát chất lượng....................................................................................3
1.2.2 Quản lý chất lượng.......................................................................................4
1.2.3 Đảm bảo chất lượng.....................................................................................4
1.3 Vai trò của ISO 9001:2008 vào quy trình sản xuất...........................................4
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008 CỦA
COCA COLA...............................................................................................................6
2.1 Tổng quan về công ty Coca Cola.......................................................................6
2.2 Chính sách chất lượng........................................................................................6
2.3 Tổng quan về hệ thống quản trị chất lượng của Coca Cola............................7
2.3.1 Tổng quan về hệ thống Chất lượng Coca-Cola..........................................8
2.3.2 Chứng nhận TCCQS....................................................................................8
2.3.3 Tuyên bố về chất lượng của Coca-Cola.......................................................9
2.4 Các yếu tố thành phần của hệ thống quản lí chất lượng tại công ty Coca-
Cola ( TCCQS)..........................................................................................................9
2.4.1 Mục tiêu........................................................................................................9
2.4.2 Trách nhiệm của Ban Quản lý...................................................................10
2.4.3 Tài liệu.........................................................................................................12
2.4.4 Đào tạo........................................................................................................13
2.4.5 Đánh giá.....................................................................................................13
2.4.6 Phản hồi và sự hài lòng của khách hàng..................................................14
2.4.7 Cải tiến liên tục...........................................................................................15
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG TCVN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY COCA- COLA........17
3.1 Những thuân lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 9001:2008 .........................17̣
3.2. Một số giải pháp cải thiện quy trình quản lý chất lượng của COCA COLA
Việt Nam:................................................................................................................20
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................22 lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng theo kịp, thích nghi với xu thế thời đại.
Đổi mới nhận thức, quan điểm, tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù
hợp để nhanh chóng bắt kịp với nền kinh tế thế giới là điều cấp bách. Việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001 để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy nội lực,
củng cố sự tin tưởng sản phẩm của khách hàng là điều mà mọi doanh nghiệp mong
muốn. Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu để tổ chức, doanh
nghiệp xây dựng nên một hệ thống quản lý chất lượng. Để các quy trình công việc được
thiết lập một cách quy chuẩn, có tổ chức và hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo chất
lượng thì ISO 9001:2008 đưa ra những nguyên tắc, nền tảng cơ sở đó. Thực hiện các
quy trình hệ thống, hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến là TCVN ISO
9001:2008 đã có cung cấp các công cụ. Nếu vận hành đúng một hệ thống quản lý chất
lượng theo các yêu cầu của TCVN ISO 9001:2008, chất lượng, hiệu quả hoạt động của
đơn vị và sự thỏa mãn của khách hàng chắc chắn ngày càng được nâng cao.
Để có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý doanh nghiệp Việt Nam,
nhóm đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TCVN
ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY COCA COLA”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, nghiên cứu
các tài liệu tham khảo, giáo trình, các sơ đồ, mô-đun.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhóm đã chọn để công ty Coca-Cola Việt Nam phân tích, đánh giá các Quy trình
Quản lý chất lượng đang áp dụng tại công ty, và để ra các giải pháp để hoàn thiện.
4. Bố cục đề tài
Nhóm chia bố cục thành 4 chương: = lOMoAR cPSD| 37054152 -
Chương 1: Cơ sở lý thuyết -
Chương 2: Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 của công ty Coca - cola Việt Nam; -
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện quy trình quản lý
chất lượngTCVN ISO 9001:2008 của công ty Coca-cola Việt Nam. = lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
1.1.1 Sản phẩm và các thuộc tính
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất nhằm phụ cho mục đích nhất định.
Các thuộc tính của sản phẩm bao gồm: tính kỹ thuật, thẩm mỹ, tính tiện dụng, tuổi
thọ, mức an toàn, độ gây ô nhiễm môi trường và độ tin cậy của nó.
1.1.2 Chất lượng sản phẩm
Là tập hợp các đặc tính của sản phẩm đó, làm cho sản phẩm có khả năng thỏa mãn
nhu cầu nhất định của con người. Chẳng hạn như đặc điểm, tính cách của nó có một
giá trị riêng biệt, được xác định bằng những thông số có thể đo hoặc so sánh được,
phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện có.
1.2 Các quan điểm về quản lý chất lượng
1.2.1 Kiểm soát chất lượng
Là việc tập trung vào thực hiện các yêu cầu về chất lượng và kiểm soát các quá
trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Công việc này được thực hiện thông qua việc kiểm soát
các yếu tố khác như con người, máy móc, nguyên liệu, cách thức và môi trường làm việc.
Nguyên vật liệu được xem là yếu tố chính bởi nó có sức ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng
tốt. Ngoài ra, trang thiết bị - công nghệ cũng là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt
ảnh hưởng đến việc hình thành chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, con người là
nguồn lực không thể bỏ qua trong quá trình hình thành chất lượng bởi lẽ trong một tổ = lOMoAR cPSD| 37054152
chức từ lãnh đạo đến nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng. Tuy nhiên
vai trò của lãnh đạo là những người chịu trách nhiệm chính, góp một phần = lOMoARcPSD| 37054152
lớn trong việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Khi tiến hành đánh giá chất
lượng, người tiêu dùng sử dụng lặp đi lặp lại với tần suất cao, điều này cho thấy chất
lượng của sản phẩm đó có thể đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, cũng
có thể dựa vào các yếu tố có tính chuyên môn để đánh giá và đừng đánh giá chất lượng
dựa trên những quan điểm chủ quan, phiến diện hay theo số đông.
1.2.2 Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là các hoạt động có sự phối hợp nhịp nhàng để định hướng và
kiểm soát đồng bộ một tổ chức, doanh nghiệp về chất lượng.Quá trình xác định kết hợp
với kiểm soát chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất
lượng, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
1.2.3 Đảm bảo chất lượng
Là hình thức nhằm ngăn ngừa các lỗi hoặc khuyết tật bên trong sản xuất và hạn
chế các vấn đề khi cung cấp sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Theo ISO 9000 đây là
một phần trong việc quản lý chất lượng, tập trung vào việc mang tới sự tin rằng các yêu
cầu về chất lượng sẽ được đáp ứng.
Việc ngăn ngừa các lỗi, khuyết tật này nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm đó
có những điểm khác biệt với việc phát hiện và loại bỏ khuyết tật trong kiểm soát chất
lượng. Công việc này được coi là rất quan trọng vì nó bao gồm các hoạt động hành chính
và thủ tục được thực hiện trong một hệ thống chất lượng để các yêu cầu và mục tiêu đối
với sản phẩm hoặc hoạt động sẽ được đáp ứng và phản hồi theo vòng lặp của quá trình
này sẽ giúp ngăn ngừa lỗi. Điều này trái ngược với kiểm soát chất lượng, nó vốn chỉ tập
trung vào đầu ra của quá trình.
1.3 Vai trò của ISO 9001:2008 vào quy trình sản xuất
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho
mọi loại hình tổ chức và các doanh nghiệp với mục đích đảm bảo khả năng cung cấp
sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng từ đó nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Với
tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp khi áp dụng phải tuân theo 5 nguyên tắc về hệ thống
quản lý chất lượng, trách nhiệm của doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, hoàn thiện
sản phẩm và cuối cùng là đo lường, cải tiến chất lượng sản phẩm. lOMoARcPSD| 37054152
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 giúp các tổ chức, doanh
nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân
định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Ngoài ra, hệ này còn giúp các
cấp lãnh đạo thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và cải tiến công việc thông qua các
hoạt động theo dõi và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt là không những
giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng mà còn
giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc một cách nhanh chóng. ISO
9001:2008 giúp phòng ngừa sai lỗi và giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng
suất, hiệu quả làm việc. Ngoài ra, nó giúp phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ
chức. Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức
cũng như kinh nghiệm. Từ đó, tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
ISO 9001:2008 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt
phạm vi hay quy mô. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này được sử dụng cho các mục đích chứng
nhận, yêu cầu của khách hàng và các cơ quan quản lý. Điều đó đơn giản chỉ là để nâng
cao chất lượng và quá trình hoạt động hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp.
Để duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, tổ chức phải đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng nói chung và về chất lượng nói riêng . Vì vậy, việc ứng dụng ISO, cần
chú ý về 8 nguyên tắc con người, nguyên tắc tham gia( một nhóm là theo yếu tố con
người và một nhóm là theo phương pháp tiếp cận).
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008 CỦA COCA COLA
2.1 Tổng quan về công ty Coca Cola
Tên chính thức : Công ty trách nhiệm hữu hạn nước giải khát Coca-cola Việt Nam.
Trụ sở chính: 485 Xa lộ Hà Nội - Phường Linh Trung - Quận Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh
Coca-Cola hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm đồ uống, đồ uống không
cồn và đồ uống có gas. Trong đó, sản phẩm chủ lực của Coca-Cola chính là nước uống
có gas Coca-cola. Sản phẩm được đóng gói dưới dạng chai nhựa, lon và chai thủy tinh. lOMoARcPSD| 37054152
Ngoài sản phẩm chủ lực, Coca-Cola còn sản xuất nhiều loại đồ uống giải khát theo nhu
cầu của từng người dùng. Tầm nhìn:
Đóng vai trò như một khuôn khổ cho lộ trình hướng dẫn của chúng trong tất cả
các khía cạnh hoạt động,mô tả những gì phải làm để tiếp tục để có được sự phát triển và chất lượng bền vững.
Con người: Tạo nên môi trường làm việc tốt nhất để con người có được nguồn
cảm hứng làm việc tốt nhất.
Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận và ưu tiên tinh thần trách nhiệm
Năng suất: Trở thành tổ chức hoạt động hiệu quả, tinh gọn và có nhịp độ phát triển nhanh chóng.
Sứ mệnh: Coca-Cola luôn luôn nỗ lực vì thế giới mới, để truyền tải khoảnh khắc
lạc quan và hạnh phúc nhất đến tất cả mọi người, tạo ra giá trị và tạo ra những sự khác biệt.
2.2 Chính sách chất lượng
Hệ thống chất lượng của Coca-Cola dựa trên sự tập trung của các hệ thống quản
lý chất lượng khác nhau. Hệ thống quản lý chất lượng này được áp dụng theo cùng một
cách cho tất cả các nhà máy đóng chai trên toàn thế giới nhằm đảm bảo chất lượng cho
từng sản phẩm. Tại công ty Coca-Cola ở Việt Nam, tiêu chuẩn của TCCQS có yêu cầu
khắt khe hơn những quy định trong TCVN. TCCQS là sự tổng hợp của bốn hệ thống
quản lí chất lượng như: ISO 9000, ISO 14000, HACCP, OHSAS 18000.
“Chất lượng luôn là hàng đầu”. Tại Coca-Cola, chất lượng không chỉ được phản
ảnh ở vị giác, thị giác, định lượng hoặc quản lý, mà còn ở mọi bước thực hiện. Từ khâu
xử lí, chế biến, đóng gói, bao bì đến chiết rót. Nếu chất lượng không đạt 100% đều
không được thông qua. Khách hàng của Coca-Cola khắp thế giới đều xứng đáng được
thưởng thức những loại đồ uống giải khát có chất lượng tốt nhất. lOMoARcPSD| 37054152
2.3 Tổng quan về hệ thống quản trị chất lượng của Coca Cola
Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty, các nhà lãnh đạo của Coca-Cola đã
nhận ra và xác định được sự khác biệt rất lớn giữa chất lượng so với đối thủ cạnh tranh.
Trong nhiều năm, các phương pháp quản lý chất lượng của Coca-Cola đã được giám sát
và kiểm soát tập trung. Nhưng đến giữa những năm 1990, thực tế của thị trường đã có
sự thay đổi, và các phương pháp quản lý chất lượng của họ bắt đầu phát triển. Việc kinh
doanh cần đáp ứng thị hiếu địa phương, cùng với đó là nhu cầu cao của công ty về chất
lượng ổn định bên cạnh việc cho ra mắt liên tục các sản phẩm mới trong thời điểm đó,
cũng chính vì điều này đã dẫn đến sự ra đời của Hệ thống Chất lượng Coca-Cola (TCCQS) vào năm 1995.
Công ty Coca-Cola đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong hệ thống quản
trị chất lượng của mình. TCCQS đề cao các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường để
xác định kết quả các hoạt động sản xuất trên toàn cầu mà Coca-Cola mong đạt được.
Trách nhiệm đạt được những kết quả này được chuyển giao cho bộ phận kinh doanh địa
phương, và sau 109 năm, các phương pháp quản lý chất lượng của họ đã được phân cấp.
Vào năm 1999, ngày càng có nhiều sự chú ý hơn đến việc lập kế hoạch chất lượng, quản
lý và cân nhắc về an toàn. Họ đã cải tiến nhiều hơn và bổ sung các tiêu chuẩn để giải
quyết các mục tiêu, để TCCQS luôn bắt kịp các phương pháp và quy định quản lý chất
lượng mới nhất và thiết thực nhất của ngành, đồng thời nhận thức của thị trường về tầm
quan trọng của an toàn thực phẩm tiếp tục tăng lên, không chỉ trong sản xuất, mà còn
trong toàn bộ Trong chuỗi cung ứng. Bằng cách tinh chỉnh các yêu cầu của họ, Coca-
Cola đảm bảo hơn nữa rằng TCCQS phản ánh quy trình sản xuất tiên tiến và nghiêm
ngặt nhất. TCCS tập trung vào sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng, trong khi
TCCQS cung cấp khuôn khổ quản lý an toàn và môi trường.
2.3.1 Tổng quan về hệ thống Chất lượng Coca-Cola
Hiện nay Coca-Cola theo sau sự phát triển thứ ba của TCCQS và điều này đưa ra
những cải tiến sau đây để quản lý chất lượng và triển khai nhanh chóng hệ thống chất lượng:
- Cấu trúc mô-đun đơn giản hóa và sắp xếp một cách hợp lý; lOMoARcPSD| 37054152
- Tuân thủ các tiêu chuẩn được công nhận bên ngoài;
- Một điều khoản sử dụng các nguồn lực bên ngoài (chẳng hạn như đào tạo vàđánh
giá) và đáp ứng các yêu cầu riêng của hệ thống Coca-Cola.
Sự phát triển hơn nữa cho phép cải thiện hiệu suất chất lượng và sự xuất sắc của
doanh nghiệp được thúc đẩy bởi:
- Kết hợp và sắp xếp các mục tiêu kinh doanh và chất lượng với các chỉ số đểgiám sát hoạt động;
- Thể hiện sự tham gia tích cực của lãnh đạo cao nhất vào quản lý chất lượng tạimỗi đơn vị kinh doanh;
- Tích hợp hành động phòng ngừa như một công cụ quản lý;
- Bao gồm các yêu cầu khắt khe hơn khi lập kế hoạch sản phẩm hoặc dịch vụ mới
- Kết hợp phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) vào
Tiêuchuẩn Hệ thống Quản lý Chất lượng;
- Xác định các phương pháp và công cụ giải quyết vấn đề để thúc đẩy cải tiếnliên tục.
2.3.2 Chứng nhận TCCQS
Điều kiện tiên quyết để được Chứng nhận là đơn vị tổ chức tìm kiếm đáp ứng tất
cả các yêu cầu về hiệu suất và:
- Chứng minh sự phù hợp với các Tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý có liên quanthông qua đánh giá;
- Hoạt động sản xuất phải tuân theo các Tiêu chuẩn của Hệ thống Quản lý
Chấtlượng, Môi trường và An toàn;
Sau khi đơn vị tổ chức đáp ứng các điều kiện, các tiêu chí Chứng nhận bổ sung
phải được đáp ứng. Chứng nhận TCCQS cho phép một hoạt động trong công ty đạt được
một loạt các chứng nhận bên ngoài, chẳng hạn như ISO 9001: 2000, ISO 14001 và
OHSAS 18001 vì nó góp phần tiết kiệm chi phí kiểm toán, giảm thiểu gián đoạn hoạt động… lOMoARcPSD| 37054152
2.3.3 Tuyên bố về chất lượng của Coca-Cola
Đối với Coca Coca-Cola, Chất lượng không chỉ để nếm hoặc nhìn thấy hoặc đo
lường mà nó thể hiện trong mọi hành động của họ. Coca-Cola nỗ lực không ngừng để
vượt qua những kỳ vọng luôn thay đổi của thế giới bởi vì giữ lời hứa Chất lượng trên
thị trường là mục tiêu kinh doanh cao nhất và quan trọng nhất của họ.
2.4 Các yếu tố thành phần của hệ thống quản lí chất lượng tại công ty Coca-Cola ( TCCQS) 2.4.1 Mục tiêu
Kế hoạch kinh doanh
Mỗi đơn vị tổ chức có một kế hoạch kinh doanh nhằm giải quyết các mục tiêu đã
đặt ra, thúc đẩy cải tiến liên tục và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Thực
chất là việc xác định các số liệu cho phép giám sát việc thực hiện so với các mục tiêu.
Lãnh đạo cao nhất của mỗi đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo rằng kế hoạch kinh doanh
được truyền đạt một cách thường xuyên đến tất cả nhân viên để họ hiểu kế hoạch kinh
doanh, các mục tiêu và các chỉ số nhằm đạt được mục tiêu. Thủ tục lập kế hoạch kinh
doanh gồm các yếu tố sau: -
Xác định các yếu tố thành công của bộ phận hoặc đơn vị; -
Đánh giá về tài chính, kinh tế, môi trường, an toàn và các yếu tố hiện tại
kháccó liên quan đến sự thành công của đơn vị tổ chức; -
Đánh giá các rủi ro do các yếu tố bên trong và bên ngoài gây ra có thể
ảnhhưởng đến khả năng của tổ chức trong đáp ứng những mục tiêu mà tổ chức cần quản lý -
Khả năng và nhu cầu nguồn nhân lực; -
Khả năng và nhu cầu về chất lượng - Mục tiêu và số liệu.
Lãnh đạo cao nhất của mỗi bộ phận đảm bảo rằng các mục tiêu và thước đo cần
thiết để đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, được thiết lập ở các cấp và chức
năng liên quan trong tổ chức.
Hoạch định hệ thống
Lãnh đạo cao nhất của mỗi đơn vị tổ chức đã đảm bảo rằng: lOMoARcPSD| 37054152 -
Việc lập kế hoạch hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện nhằm đáp
ứngcác yêu cầu của Công ty Coca-Cola, cũng như các mục tiêu đã được đề ra. -
Tính toàn vẹn của quản lý chất lượng hệ thống được duy trì khi các thay
đổiđược lập kế hoạch và thực hiện.
2.4.2 Trách nhiệm của Ban Quản lý
Cam kết của Ban Quản lý
Lãnh đạo cao nhất đã thể hiện sự hỗ trợ và cam kết đối với việc phát triển, thực
hiện và cải tiến liên tục bằng cách:
- Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực thích hợp; Đảm bảo các nguồn lực sẵn có.
- Thiết lập một tuyên bố chất lượng và đảm bảo rằng các mục tiêu và thước đochính được thiết lập;
- Thông báo cho tổ chức tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng nhưcác yêu
cầu của luật thực phẩm hiện hành;
- Thực hiện việc đánh giá quản lý được tiến hành theo kế hoạch;
- Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được thấu hiểu và được đáp ứng nhấtquán để
nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Nguồn lực
Lãnh đạo cao nhất của mỗi đơn vị tổ chức đã xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để:
- Đạt được hiệu quả các mục tiêu của tổ chức;
- Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục;
- Đảm bảo và nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầucủa
khách hàng và luật hiện hành.
Tuyên bố chất lượng
Lãnh đạo cao nhất của mỗi đơn vị tổ chức đã lập thành văn bản tuyên bố chất lượng
của đơn vị đó. Ban lãnh đạo của mỗi đơn vị tổ chức đã đưa rara một tuyên bố chất lượng
phù hợp với các phương pháp hoạt động và những ẩn ý độc đáo của đơn vị đó.
Các Tuyên bố Chất lượng bao gồm:
- Phù hợp với mục đích; lOMoAR cPSD| 37054152
- Bao gồm các cam kết tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và cải tiến liêntục
của hệ thống quản lý chất lượng;
-Khuôn khổ được cung cấp để thiết lập, mục tiêu và thước đo được xem xét.
- Được truyền đạt và am hiểu trong tổ chức;
- Để phù hợp cần được đánh giá thường xuyênTruyền thông
Lãnhđạo cao nhất của mỗi đơn vị cần phải đảm bảo những quá trình giao tiếp thích hợp
được thiết lập trong tổ chức và việc trao đổi diễn ra phải có sự liên quan đến tính hiệu
lực của hệ thống quản lý chất lượng. Quản lý Lãnh đạo cấp cao rà soát các hệ thống
quản lý chất lượng theo các khoảng thời gian đã định để đảm bảo hệ thống quản lý chất
lượng được tiếp tục thực hiện, phù hợp, đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực. Một thủ tục thiết
lập tối thiểu bao gồm việc xem xét và phân tích các yếu tố đầu vào sau:
- Phản hồi của khách hàng và người tiêu dùng;
- Dữ liệu về hiệu suất và sự phù hợp của sản phẩm;
- Hành động phòng ngừa khắc phục có tình trạng như thế nào - Các hành động tiếp theo
từ các đánh giá của quản lý trước đó;
- Các thay đổi làm ảnh hưởng đến hệ thuông quản lý chất lượng.
- Sự cần thiết phải thay đổi tuyên bố chất lượng (chính sách chất lượng của chúng
tôi),mục tiêu chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng tổng thể;
- Tiến độ so với các mục tiêu và số liệu;
- Khuyến nghị cải tiến;
- Hiệu suất nhà cung cấp. Đầu ra từ việc xem xét của lãnh đạo bao gồm các quyết địnhvà
/ hoặc hành động liên quan đến:
- Cần cải thiện hệ thống quản lý chất lượng và quá trình hệ thống quản lý chất lượng
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động hiệu quả để quản lý rủi ro đối vớidoanh nghiệp;
- Cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến yêu cầu của khách hàng;
- Phân bổ các nguồn lực;
- Thiết lập các ưu tiên cho các cơ hội cải tiến. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo, bao gồmtất
cả các đầu vào và đầu ra, phải được duy trì. lOMoARcPSD| 37054152 2.4.3 Tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Mỗi đơn vị tổ chức kiểm soát tất cả các tài liệu theo yêu cầu của hhệ thống chất lượng
Coca-Cola. Lập thành văn bản phải được thiết lập để xác định:
- Cấu trúc và đánh số của hệ thống tài liệu;
- Các giao thức để tạo và phê duyệt trước khi phát hành;
- Xem xét, rà soát, cập nhật và phê duyệt các tài liệu trước đó.
- Nhận dạng các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện tại;
- Sử dụng danh sách tổng thể hoặc tương đương cho các tài liệu nội bộ và bên ngoài;
- Thủ tục phân phối và truy xuất tài liệu (khi tài liệu vật lý được sử dụng);
- Đảm bảo rằng các phiên bản liên quan của các tài liệu áp dụng có sẵn tại thời điểm sửdụng;
- Đảm bảo tài liệu vẫn được rõ ràng, dễ nhận dạng
- Đảm bảo rằng các tài liệu bên ngoài được xác định và việc phân phối chúng đượckiểm soát;
- Nhận dạng các tài liệu lỗi thời và ngăn ngừa việc sử dụng ngoài ý muốn các tài liệuđó;
- Mỗi đơn vị tổ chức phải thiết kế một chiến lược truyền thông để đảm bảo tất cả
nhânviên liên quan đều có quyền truy cập vào các yêu cầu, thông số kỹ thuật, chương
trình và thủ tục được ủy quyền hiện tại.
Sổ tay Chất lượng
Mỗi đơn vị tổ chức là tài liệu và duy trì sổ tay chất lượng bao gồm:
- Hệ thống quản lý chất lượng có phạm vi bao gồm các chi tiết và lý do cho bất kỳ loạitrừ nào.
- Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng, hoặc
thamchiếu đến các thủ tục đó
- Mô tả sự tương tác giữa các quá trình lOMoARcPSD| 37054152 2.4.4 Đào tạo
Mỗi đơn vị tổ chức đã xác định và lập hồ sơ các yêu cầu kỹ năng cho từng vị trí và các
mức năng lực cần thiết để thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả. Năng lực
bao gồm giáo dục, đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm thích hợp và quy trình đào tạo bao gồm:
- Tuân thủ luật hiện hành. Khi có xung đột giữa các yêu cầu của Công ty và luật
hiệnhành, thì áp dụng nghiêm ngặt nhất:
- Lên lịch và tiến hành đào tạo thích hợp dựa trên những khoảng trống đã được xácđịnh;
- Xác định nhu cầu đào tạo khi các thay đổi đối với thiết bị, quy trình, tài liệu hệ
thốngchất lượng xảy ra và / vai trò và trách nhiệm thay đổi;
- Đào tạo về mức độ liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động và cách chúngđóng
góp vào các mục tiêu và thước đo;
- Đánh giá sự hiệu quả đào tạo hay là những hành động khác được thực hiện;
- Đào tạo định hướng về việc bắt đầu làm việc cho từng nhân viên kể cả nhân viên
hợpđồng và nhân sự tạm thời 2.4.5 Đánh giá
Mỗi đơn vị tổ chức đã thực hiện thủ tục đánh giá để giám sát sự phù hợp với Tiêu chuẩn
Hệ thống Quản lý Chất lượng này và các yêu cầu khác có liên quan. Đồng thời giúp
đánh giá mục tiêu, cũng như quá trình thực hiện và hiệu quả của hệ thống chất lượng.
Các cuộc đánh giá đã được tiến hành vào các khoảng thời gian đã được lên kế hoạch.
Mỗi đơn vị tổ chức chịu trách nhiệm giám sát các tổ chức có hợp đồng sản xuất và phân
phối các sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu thực hiện những đánh giá bên ngoài.Thủ tục kiểm toán gồm: -
Xác định những người chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động kiểm
toán,bao gồm năng lực bắt buộc; -
Các hoạt động được kiểm toán sẽ hoàn toàn độc lập với kiểm toán viên.
Kiểmtoán viên không được kiểm toán công việc của chính họ; lOMoARcPSD| 37054152 -
Một lịch trình được lập thành văn bản xác định tần suất đánh giá. Kết
quảcuộc đánh giá trước đó phải được xem xét về tình trạng và tầm quan trọng của khu
vực hoặc yếu tố được đánh giá. Đối với đánh giá nội bộ, lịch trình đánh giá phải đảm
bảo rằng mỗi yếu tố của hệ thống chất lượng được xem xét lại ítnhất một lần mỗi năm; -
Một thủ tục dạng văn bản xác định các trách nhiệm và yêu cầu đối với
việc lậpkế hoạch và thực hiện đánh giá để báo cáo kết quả và lưu lại hồ sơ. Các tiêuchí,
phạm vi và phương pháp đánh giá cũng phải được xác định, trong quy trìnhđược lập
thành văn bản hoặc ở nơi khác; -
Điều tra và khắc phục những sai phạm của Ban Giám đốc trong cuộc
kiểmtoán một cách kịp thời; -
Xácminh những hành động đã thực thi; -
Sự xem xét của Ban Giám đốc đối với kết quả đánh giá và các hành động khắcphục hậu quả.
2.4.6 Phản hồi và sự hài lòng của khách hàng
Các yêu cầu của từng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng bao gồm:
- Những yêu cầu bởi khách hàng chỉ định gồm hoạt động giao hàng và sau khigiao hàng
- Những yêu cầu mà khách hàng không nêu ra nhưng cần thiết cho mục đích
sửdụng cụ thể hoặc dự kiến;
- Các luật hiện hành có liên quan tới sản phẩm;
- Mỗi nhà tổ chức có các kênh liên lạc cụ thể để giải đáp những thắc mắc, thayđổi
và sửa đổi hợp đồng;
- Sự hài lòng của khách hàng;
Mỗi đơn vị tổ chức đã thiết lập một quy trình nhằm đo lường và phân tích về mức
độ hài lòng của khách hàng về các yêu cầu cũng như những mong đợi của khách hàng.
2.4.7 Cải tiến liên tục
Mỗi đơn vị tổ chức đã liên tục cải tiến hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng bằng cách sử dụng: -Kế hoạch kinh doanh lOMoAR cPSD| 37054152 -Tuyên bố chất lượng
-Các mục tiêu và chỉ số đo lường -Kết quả đánh giá - Phân tích dữ liệu
-Các hành động khắc phục và phòng ngừa cũng như xem xét của lãnh đạo.
Hành động khắc phục
Nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp và ngăn ngừa sự tái diễn mỗi
đơn vị tổ chức phải khắc phục để đảm bảo hành động được thực hiện. Các hành động
khắc phục phù hợp với các tác động của sự không phù hợp gặp phải. Một thủ tục dạng
văn bản đã được thiết lập bao gồm:
- Xem xét sai phạm(bao gồm cả khiếu nại của khách hàng);
- Xác định nguyên nhân của sai phạm;
- Đánh giá nhu cầu hành động để đảm bảo rằng các sai phạm không tái diễn.
Không phải tất cả các sai lệch đều yêu cầu hành động thông qua hệ thống hành
động sửa chữa. Đơn vị tổ chức đã thiết lập các tiêu chí để xác định những sai lệch cần hành động;
- Xác định và thực hiện hành động cần thiết;
- Theo dõi trạng thái hoạt động cho đến khi hoàn thành;
- Hồ sơ về kết quả của hành động đã thực hiện;
- Đánh giá hiệu quả của hành động khắc phục đã được thực hiện;
Hành động Phòng ngừa
Mỗi đơn vị tổ chức đã phòng ngừa và thực hiện một thủ tục hành động phòng ngừa
để đảm bảo rằng các hành động được thực hiện. Để nhằm loại bỏ đi các nguyên nhân
của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn ngừa sự cố xảy ra. Các hành động phòng ngừa
phù hợp với tác động của các vấn đề tiềm ẩn. Một thủ tục dạng văn bản đã được thiết lập bao gồm:
- Xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và nguyên nhân;
- Đánh giá nhu cầu hành động để ngăn ngừa sự xuất hiện của sự không phù hợp; lOMoARcPSD| 37054152
- Xác định và thực hiện hành động cần thiết. Không phải tất cả các sai lệch
tiềmẩn đều yêu cầu hành động thông qua hệ thống hành động phòng ngừa. Đơn vị
tổ chức đã thiết lập các tiêu chí để xác định những sai lệch tiềm ẩn yêu cầu hành động;
- Theo dõi trạng thái của hành động cho đến khi hoàn thành;
- Hồ sơ về kết quả của hành động đã thực hiện;
- Đánh giá hiệu quả của các hành động phòng ngừa đã thực hiện;
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TCVN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY COCACOLA
3.1 Những thuân lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 9001:2008 ̣ Thuân lợị
Hình ảnh và mức độ uy tín của Coca Cola với các đối tác và khách hàng của mình
ngày càng được nâng cao. Doanh nghiệp đã thành công trong việc có được chứng nhận
và thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 từ đó góp phần nâng cao tác phong, lối làm
việc, cũng như thúc đẩy hiêu quả công việ c của phòng ban, các bộ phậ ṇ đang hoạt đông
trong công ty, ngoài ra không những công việc ngày càng trở nêṇ chuyên nghiệp hơn
mà kết quả công viêc cũng dần trở nên tốt hơn trong hầu hết mọị hoạt đông, từ đó giúp
cho công ty tạo dựng được lòng tin với phần lớn các khách hàng ̣ của mình.
Trong quá trình bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008: Mọi phòng ban hoạt động
trong công ty đều hoạt động nỗ lực để hướng tới mục tiêu chung. Để thực hiện được
điều đó thì mọi bộ phận đều phải thiết lập cho mình những mục tiêu cụ thể, hoạt động
và làm theo định hướng và chỉ dẫn của ban quản lý, giám đốc điều hành. Ngoài ra Coca
Cola còn nâng cao sự tin tưởng trong nôi bộ của mình, thúc đẩy nhâṇ viên không ngừng
cố gắng trong công việc.
Coca Cola sau khi áp dụng ISO 9001:2008 đã dễ dàng hơn trong việc đánh giá
nhân viên của mình khi muốn khen thưởng, tăng lương hay bổ nhiêm các chức vụ.̣ Bằng
việc ghi nhận các dữ liêu thống kê cũng như kết quả trong quá trình thực hiệ ṇ lOMoAR cPSD| 37054152
thực tế, doanh nghiệp sẽ biết được năng lực làm việc của mỗi nhân viên trong công ty
từ đó có thể công bố khen thưởng hoăc xử phạt cũng như bổ nhiệ m các chức vụ. Quạ
đó cũng giúp nâng cao tinh thần trách nhiêm của từng các nhân trong tập thể công ty.̣
Trong quá trình đào tạo và áp dụng ISO 9001:2008, mỗi nhân viên trong công
ty sẽ hiểu được tầm quan trọng trong công viêc mà mình đang làm, khi hiểu được vaị
trò mât thiết của cá nhân sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Điều ấy sẽ ̣
giúp cá nhân từng nhân viên có trách nhiêm hơn trong công việ c của mình, từ đó cũng ̣
sẽ cho năng lực của từng nhân viên ngày một được nâng cao hơn.
Kể từ khi áp dụng ISO 9001:2008, nhìn chung mọi nhân viên của Coca Cola luôn
được xác định kỹ năng, kinh nghiêm hay trình độ tương ứng với mỗi loại công ̣ viêc. Đối
với các nhân viên khi chưa đủ yêu cầu sẽ được công ty đào tạo và huấn luyệ ṇ chuyên
biêt đến khi có đủ năng lực thực hiệ n công việ c của mình. Bên cạnh đó nhờ có ̣ quy
trình ISO 9001:2008, mọi hoạt đông đều được giám soát và quản lý một cácḥ nghiêm
ngặt. Nhân viên vân hành công việ c đã giảm thiểu được tối đa các sai sót. Tự̀ đó chất
lượng sản phẩm cũng được ổn định đồng thời giảm được tỷ lê phế phẩm.̣
Coca Cola đã quản lý nguồn thông tin rất nhanh nhạy. Quá trình nắm bắt và xử
lý thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vân hành quản lý hoạt độ ng ̣ của
chuỗi cung ứng. Viêc quản lý thông tin nhằm tạo được tương tác giữa các thànḥ viên
trong công ty, nhờ đó chuỗi cung ứng được vân hành trơn tru và hiệ u quả.̣
Ngoài ra nhờ vào viêc áp dụng ISO 9001:2008, Coca Cola đã chú trọng hơṇ trong
việc đánh giá những nguyên liêu đến từ các nhà cung cấp khác với yêu cầu ngàỵ càng
nghiêm ngặt hơn. Nguyên liêu sẽ được sàng lọc và lựa chọn khi các nhà cung cấp ̣ mang
đến và lượng hàng hoạt không đạt sẽ được giảm thiểu từ đó tỷ lê rủi ro củạ nguyên liêu
đầu vào sẽ được hạn chế nhất có thể, bên cạnh đó các chi phí như kiểm trạ hàng hóa hay
chi phí phát sinh cũng sẽ được giảm đi một cách đáng kể.
Các sai sót trong quá trình vân hành sẽ khiến công ty phát sinh nhiều khoản chị
phí nhưng kể từ khi được áp dụng ISO 9001:2008, những điều này dần được giảm thiểu,
từ đó có thể tăng lợi nhuân mà không cần tăng doanh thu. Ngoài ra ccác công ̣ viêc đều
theo tiêu chuẩn hóa, các lỗi mắc phải trong quá trình làm việ c dễ dàng pháṭ hiên và
sửa chữa nhanh chóng. Đồng thời năng suất sẽ tăng lên mặ c dù chi phí giảm.̣ lOMoAR cPSD| 37054152 Khó khăn
Doanh nghiệp chưa có sự kết nối liền mạch giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi
cung ứng của mình. Đây được xem là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng nói
chung và Coca-Cola Việt Nam nói riêng đã mắc phải. Nguyên nhân là do họ thiếu sự
thống nhất thông tin giữa các yêu tố trong chuỗi cung ứng và chưa thật sự liên kết chúng
lại với nhau một cách chặt chẽ từ đó dẫn đến sự bất đồng trong quan điểm và lợi ích mà
ta có thể thấy được ví dụ điển hình là vụ Coca-Cola Việt Nam kiện chính các đại lý của mình vào năm 2005.
Ngoài ra Coca-Cola còn có rất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các đại
lý độc quyền của mình, qua đó cũng giúp tăng sự gắn bó giữa công ty và các đại lý: như
việc Coca-Cola trả thêm cho các đại lý chiết khấu độc quyền 1.000 đồng cho mỗi két
bán ra đổi lại các đại lý này chỉ được bán các sản phẩm của Coca-Cola mà không được
bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với mìnhmình. Tuy nhiên trong quá trình làm cá
thủ tục giao nhận hàng, hóa đơn giao hàng chỉ được ghi một cách sơ sài không cụ thể rõ
ràng dẫn đến các đại lý gần như không sở hữu bất kỳ giấy tờ nào có đủ giá trị pháp lý
để ràng buộc. Mà ngược lại, công ty căn cứ theo giấy xác nhận công nợ để kiện theo chủ
dân sự. Và chỉ riêng mười đại lý đang là bị đơn trong các vụ kiện đòi nợ của Coca-Cola
mà tòa án nhân dân TPHCM đang lý giải quyết, số tiền nợ mỗi tháng lên đến hơn 6 tỷ
đồng, chưa tính lãi xuất quá hạn và gần 70.000 két vỏ chai phải quy thành tiền.
Vụ việc này để lại nhiều thiệt hại về kinh tế cho Coca-Cola Việt Nam và làm tổn
hại đến hình ảnh của Coca-Cola trong tâm trí người tiêu dùng.
Các khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng không được kiểm soát chặt chẽ
Do không áp dụng đúng hệ thống quản lý chất lượng, vận chuyển và bảo quản
nên khách hàng không hài lòng với sản phẩm Coca-Cola hết hạn sử dụng nhưng bên
trong lại bị mốc. Nguyên nhân được xác định là do chai rượu đã bị mở trong quá trình
vận chuyển. Việc kiểm soát sản xuất kém dẫn đến việc bỏ quên tạp chất lạ trong các sản
phẩm như pin dưới nước của Coca-Cola. Điều này cho thấy sự thiếu nghiêm túc trong
việc tuân thủ quy trình ISO 9001: 2008, đồng thời là một khiếm khuyết mà sản phẩm
không thể phủ nhận đối với người tiêu dùng do thiếu kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân
phối và nhà phân phối. hiện tượng không may giao hàng với. lOMoARcPSD| 37054152
Chuỗi cung ứng không đa dạng
Các sản phẩm của Coca-Cola hiện không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng trên khắp thế giới. Họ chỉ tập trung vào sản xuất đồ uống và không tập trung vào
các thị trường phi thực phẩm khác.
Sản phẩm Coca-Cola là thức uống có ga có vị ngọt khi uống vào, đặc biệt là khi
trời lạnh, tạo cho người uống cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu chế độ ăn của bạn có
những món khó tiêu hóa thì Coca-Cola là lựa chọn tốt nhất. Điều này làm giảm cảm giác
khó chịu và cảm giác no. Tuy nhiên, loại thức uống này không được khuyến khích sử
dụng lâu dài, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ vì nó
không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, Coca-Cola cần phải mở rộng tầm nhìn, thích
ứng với những “thị trường bệnh tật” như vậy, nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, tiếp tục gia tăng thị phần của công ty, và giữ nguyên thị trường hiện có.
3.2. Một số giải pháp cải thiện quy trình quản lý chất lượng của COCA COLA Việt Nam:
Với việc áp dụng ISO 9001: 2008, bên cạnh những kết quả Coca-Cola đạt được
nhờ nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, song song đó Coca-Cola cần
cải thiện những vấn đề cần thiết.
Cần có sự kết nối liền mạch giữa các thành phần của chuỗi cung ứng. Ngoài ra,
thông tin giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng phải được tích hợp và liên kết chặt chẽ
để tránh sự chênh lệch và lợi ích. Đối với đại lý COCA COLA, việc lập hóa đơn xuất
hàng khi giao nhận hàng hóa rõ ràng để tránh kiện tụng gây thiệt hại không nhỏ đến
mắt người tiêu dùng, tổn thất tài chính, mất hình ảnh COCA COLA là điều cần làm.
Ngoài ra, phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của quy trình ISO 9001: 2008 và
phải kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng. Vì vậy, khâu sản xuất
phải được thực hiện nghiêm ngặt để không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
khi đến tay người tiêu dùng. , Và chuỗi cung ứng cần phải đa dạng hơn. CocaCola cần
cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết không chỉ
sản xuất nước giải khát mà còn cả các thị trường thực phẩm khác. lOMoARcPSD| 37054152 PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, hệ thống quản lý chất lượng mà công ty coca cola dành cho sản phẩm
nước giải khát có ga gồm nhiều quy trình, công nghệ máy móc hiện đại góp phần làm
nâng cao chất lượng nước giải khát đến với người tiêu dùng. Quy trình công nghệ hiện
đại, quy mô lớn quản lý chất lượng nghiêm ngặt, bao bì đóng gói tiêu chuẩn giá thành
hợp lý. Đây là lý do khiến công ty thành công trong bối cảnh thị trường nước giải khát
ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn còn một số mối nguy ảnh hưởng
trực tiếp đến sản phẩm vì vậy nhóm cũng có một số giải pháp để khắc phục, giúp đảm
bảo chất lượng một cách tốt nhất. Hy vọng bài tiểu luận đã chia sẻ đến cô cùng các bạn
những kiến thức hữu ích phục vụ cho môn học. Nếu có gì thiếu sót mong cô góp ý cho nhóm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cocacola Journey, “ Ingredient Safety & Product Quality”,
https://www.cocacolaindia.com/stories/product-safety-quality ,ngày 22/05/2022
2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 (QM.9000) trích từ trang
https://vietcert.org/he-thong-quan-ly-chat-luong-iso-9001-2008-qm-9000- a1043.html, ngày 25/5/2022
3. MBA Knowledge Base, Case Study: “Quality Management System at Coca Cola Company”,
https://www.mbaknol.com/management-case-studies/case-
studyquality-management-system-at-coca-cola-company/ , ngày 22/05/2022
4. Phương Vân 01/07/2016, Vneconomy, “Coca-Cola và mục tiêu phát triển bền
vững tại Việt Nam”, https://vneconomy.vn/coca-cola-va-muc-tieu-phat-trien-
benvung-tai-viet-nam.htm ,ngày 22/05/2022 5. Sandra
Baah và công sự (2015), “The Coca-cola company”,
https://bom.to/gyBBEc, ngày 22/05/2022. lOMoAR cPSD| 37054152