Tiểu luận "Đánh giá thực trạng ô nhiễm đát tại Việt Nam"
Tiểu luận "Đánh giá thực trạng ô nhiễm đát tại Việt Nam"
Môn: Khoa học môi trường (N02)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Tuyết My, Phan Thị Kim Huệ, Phan Thị Hồng Điểm, Hồ Thảo Nhi, Đặng Thị
Hạnh,Nguyễn Thị Phương Thảo, Cao Thị Thủy Tiên
Nhóm 13- Khoa học môi trường (N02)
1. Đặt vấn đề
Con người ta luôn có xu hướng yêu thích cái đẹp, thích làm đẹp cho bản thân, cho mọi thứ xung
quanh. Thế nhưng ít ai để ý đến những con đường góc phố xung quanh đang tràn ngập rác thải
hằng ngày, chính những hình ảnh đó đang khiến ta dần trở nên xấu xí, thậm chí những ảnh
hưởng khôn lường mà nó đem lại mới chính là thứ đáng phải quan tâm. Mỗi ngày trên các
phóng sự, bản tin đâu đâu cũng thấy nhắc đến băng tan, mưa axit,Trái Đất nóng lên, biến đổi
khí hậu toàn cầu hay lại thêm những vùng đất mới trở thành bãi rác công nghiệp. Tất cả những
hiện tượng đó đều là những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây nên. Đặc biệt, thực trạng ô
nhiễm môi trường đất ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề cấp bách cần quan tâm
Ngày 02/3/2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 387/QĐ-BTNMT
Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020. Theo đó diện tích đất đai của
cả nước năm 2020 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020) như sau:
TTổng diện tích tự nhiên: 33.134.427 ha, bao gồm:
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.983.482 ha;
- Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.931.119 ha;
- Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.219.826 ha.
(Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý được thể hiện
trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo).
Việt Nam có 13 nhóm đất chính và chia làm 31 loại. Năm 2021 Việt Nam , đất ở Việt Nam xếp
hạng thứ 65 trên toàn thế giới. Các loại đất được sử dụng chủ yếu trong nông nghiệp là đất phù
sa, đất xám bạc màu, đất đr vàng, đất các biển, đất mặn và đất phèn.Thế nhưng đáng chú ý ở
đây là hầu hết các khu vực không được sử dụng đã bị ô nhiễm, bị xuống cấp, sa mạc hóa hoặc
đã mất giá trị do khai thác bất hợp lý quá mức. Trong tình hình dân số ngày càng tăng và sự
phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị,khu công nghiệp mới một khu vực rộng lớn của quỹ đất
phi nông nghiệp và nông nghiệp đã bị ô nhiễm nghiêm trọng . Việt Nam có tới 9,34 triệu ha đất
bị hoang hóa, tuy nhiên trong đó có khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh do sa mạc hóa
gây ra, phần lớn là đất trống, đồi núi bạc màu, có nguy cơ bị thoái hóa nghiêm trọng... 1
2. Các nội dung liên quan
2.1 Khái niệm , thống kế liên quan đến ô nhiễm đất tại Việt Nam
-Đất là gì? Đất là thực thể tự nhiên được tạo thành từ sự kết hợp của sáu yếu tố là đá mẹ, sinh
vật (gồm động vật và thực vật), khí hậu địa hình, nước và thời gian. Các loại đá cấu tạo nên vỏ
trái đất,dưới tác dụng của khí hậu, địa hình, nước, sinh vật, trải qua một thời gian dài, dần dần
bị phá vỡ, vụn ra thành đất.
- Tài nguyên đất Việt Nam có thể phân loại như sau:
(i) Thứ nhất theo mối quan hệ với con người: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
(ii) Thứ hai theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo:
(iii) Thứ ba theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí
hậu cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
-Ô nhiễm môi trường đất là sự có mặt của vật chất lạ trong đất làm thay đổi các đặc tính lí-hóa-
sinh của đất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thực vật, động vật và sức khỏe con người.
-Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông
dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng
ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng
đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt
vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.
- Đơn cử như những vùng phụ cận khu vực chôn lấp chất thải rắn phường Trảng Dải (TP Biên
Hòa), khu xử lý rác thải xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), xã Túc Trưng (huyện Định Quán) tỉnh
Đồng Nai, hàm lượng asen trong đất vượt quy chuẩn từ 1,05 đến 4,12 lần. Hàm lượng đồng (cu)
vượt 1,5 lần, crom và ni tơ trong đất cao từ 135 -375mg/kg. Hay khu công nghiệp Đình Vũ (Hải
Phòng), hàm lượng cd đã vượt quy chuẩn gấp 2 lần.
2.2 Nguyên nhân của ô nhiễm đất tại Việt Nam
Khi bàn bạc về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, có rất nhiều nguyên do khác
nhau, nhưng khi xem xét dựa trên tình hình thực tế có thể kể đến một số lý do điển hình mà
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy dưới đây:
2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất do canh tác nông nghiệp
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ,
thuốc trừ sâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Thuốc trừ sâu tuy có thể giúp
người nông dân tiêu diệt các loại sâu bệnh phá hoại mùa màng, nhưng khi sử dụng với một hàm
lượng quá lớn nó vẫn sẽ còn tồn đọng và dư thừa lại trong đất. Về lâu về dài, chính nguồn đấtđó
sẽ bị ô nhiễm cực kỳ nặng nề, gây tác động tiêu cực đến hoạt động trồng trọt và canh tác nông 2 nghiệp.
-Khi bón phân vô cơ vào đất, cây trồng sẽ không sử dụng hết( 60% với cây nông cạn, 20-30%
với lúa nước); phần còn lại chuyển hóa thành các chất ô nhiễm đất, nước. Ví dụ phân đạm sẽ
chuyển thành nitrat(NO3 ), amoni,. Phân hữu cơ làm tăng hàm lượng khí CH4, H2S.
-Ngoài ra, việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ cỏ trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân chính
gây ra ô nhiễm môi trường đất, bởi trong đó có chứa một số chất độc hại, cực kỳ nguy hiểm như
Dioxin, có thể làm tử vong khi môi trường ở nhiệt độ thấp.
2.2.2 Ô nhiễm môi trường đất do biến đổi tự nhiên
-Hàm lượng các chất tự nhiên xuất hiện trong đất sẽ gia tăng theo chiều hướng các chất độc hại
được bổ sung vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Một trong số đó, có thể kể đến tình trạng đất nhiễm mặn và đất nhiễm phèn.
-Đất nhiễm mặn là do lượng muối có trong nước biển và mỏ muối, thủy triều dâng cao hoặc do
quá trình Gley hóa trong đất sản sinh ra những độc tố gây hại cho sinh thái (CH4, N2O, CO2,
H2S. FeS,..)..Về đất nhiễm phèn là do nước phèn di chuyển theo dòng nước ngầm từ nơi này
đến nơi khác ,chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con
người trong môi trường đó. Tại Việt Nam, tình trạng đất nhiễm mặn chủ yếu xảy ra ở các khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong nhiều năm nay. Hiện nay, ở đây đã có hơn 700 ha đất
mặn và nhiễm mặn, nhiều địa bàn, tình trạng xâm nhập mặn đã vào sâu trong nội địa từ 30km - 40km.
2.2.3 Ô nhiễm môi trường đất do sinh hoạt của người dân
Với tốc độ phát triển như ngày nay, dân số chính là một trong những nguyên nhân chính gây
sức ép lớn đến với tài nguyên đất. Sự quy hoạch, định cư, sinh hoạt của con người đã “góp gió”
cho sự ô nhiễm đất trầm trọng tại Việt Nam.
-Rác thải trong sinh hoạt là vấn đề rất lớn gây ô nhiễm không chỉ riêng môi trường đất. Rác thải
sinh hoạt của con người gồm có các chất thải vô cơ và hữu cơ. Với số lượng cực kì lớn mà con
người mất hàng trăm năm cũng không thể xử lí hết được lượng rác hiện tại. Hầu hết lượng rác
thải sinh hoạt đều được xử lí bằng các chôn lấp dưới lòng đất. Với số lượng rác thải cực kì lớn
thì lượng đất đai dùng để chôn lấp cũng lớn tường tự. Cộng với lượng rác thải ngày một tăng
mà không có dấu hiệu giảm. Thì mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam phải chấp nhận diện tích
đất bị ô nhiễm do chôn vùi rác thải là rất lớn.
-Đa số lượng nước thải sinh hoạt bị xả thẳng ra môi trường, nhiều nhất là môi trường đất. Hiện
nay các hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt là đếm trên đầu ngón tay, rất ít. Hoặc có thì hệ thống
dẫn tại các đô thị, khu chung cư cũng kém chất lượng. Nước thải sinh hoạt bị rò rỉ, tồn đọng và
ngấm vào lòng đất. Còn đối với nước sinh hoạt xả thải trực tiếp ra môi trường đất thì ô nhiễm
rất nặng.Trong nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều tạp chất từ dầu tắm gội, dầu rửa, các cặn bã
trên cơ thể, nấu ăn,… Đất bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt thường chuyển màu, bốc mùi, sinh vật sống bị chết,… 3
-Hiện nay ngành xây dựng rất phát triển, lĩnh vực này liên tục hoạt động không ngừng nghỉ. Các
tòa nhà, công trình liên tục bị đập bỏ và xây mới. Các công trình bị bỏ đi đều không thể dùng tái
chế lại. Mà được sử dụng thay thế làm nền các công trình, tuy nhiên là rất ít. Nguồn rác thải
xây dựng không có nhiều chất độc hại và an toàn đối với con người. Nên việc lựa chọn môi
trường đất làm nơi đổ bỏ là lẽ dĩ nhiên.Do đó ý thức người dân cũng là một nhân tố quan trọng
gây ra ô nhiễm đất đáng báo động ở Việt Nam .
2.2.4 Ô nhiễm môi trường đất do hoạt động sản xuất công nghiệp
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học
của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt
động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến
đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim
loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ. •
Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,... trong đất rất khó bị phân huỷ. •
Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Ni ken, .. thường có
nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm
nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. •
Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai
thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn. •
Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá
chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử
dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm
vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá
học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng
ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có
chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.
2.3 Hậu quả của ô nhiễm đất ở Việt Nam
2.3.1 Ảnh hưởng đến nguồn nước
Theo cơ chế thẩm thấu mà tình trạng ô nhiễm môi trường đất còn làm ảnh hưởng xấu đến các 4
mạch nước ngầm. Điều này được cho là vô cùng nguy hiểm cho con người, bởi hiện nay hầu hết
lượng nước được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đều đến từ nguồn nước ngầm. Ô nhiễm có
thể xảy ra từ hệ thống vệ sinh tại chỗ, bãi chôn lấp, nước thải từ các nhà máy xử lý nước thải,
cống thoát nước, trạm xăng dầu hoặc do sử dụng quá nhiều phân bón trong nông nghiệp. Ô
nhiễm cũng có thể xảy ra từ các chất gây ô nhiễm xảy ra tự nhiên, chẳng hạn như asen hoặc
fluoride. Asen kim loại có thể xảy ra tự nhiên trong nước ngầm, được thấy thường xuyên nhất ở
châu Á, bao gồm cả ở Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.[2] Ở đồng bằng sông Hằng phía bắc
Ấn Độ và Bangladesh bị ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng do asen xuất hiện tự nhiên ảnh
hưởng đến 25% giếng nước trong vùng nông của hai tầng chứa nước.
2.3.2 Ảnh hưởng đến đất
Ô nhiễm đất ở đây là phần lớp đất trên bề mặt bị hư hại. Điều này xảy ra do lượng phân bón,
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp còn dư thừa hoặc do nước chảy làm xói mòn và cuốn đi chất dinh dưỡng.
Theo thống kê, diện tích đất nước ta là trên 33 triệu ha. Trong đó, đất nông, lâm, ngư nghiệp
chiếm khoảng 26.1 triệu ha; 3.3 tr ha là đất phi nông nghiệp; 3.7 triệu ha là đất chưa được sử dụng.
Điểm đáng chú ý là hầu hết diện tích chưa được sử dụng đã và đang bị suy thoái thành hoang mạc .
2.3.3 Ảnh hưởng đến con người
- Ô nhiễm đất đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, không chỉ tác động đến hệ sinh thái tự nhiên,
sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của người dân. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất bị ô nhiễm gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp
do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; thông qua sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước
ngầm. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc
biệt là trẻ em. Asen là chất gây ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi; chì gây tác hại
đến hệ thần kinh (đặc biệt là trẻ em), gây chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển thể chất.
-Đặc biệt, tại một số làng nghề tái chế kim loại, mức độ phơi nhiễm của cộng đồng đã đến mức
báo động. Các bãi tro xỉ thô của các nhà máy nhiệt điện hay các bãi thải sau khai thác của khu
vực khai thác khoáng sản chứa một loạt kim loại nặng có hại như asen, chì, kẽm, nikel, đồng,
mangan, cadmi, crom và selen. Đây là những nguồn gây ô nhiễm đất và là nguyên nhân của một
loạt các bệnh có liên quan. Cụ thể, báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ
Y tế, đã kết luận về mức độ nguy hiểm cho sức khỏe người dân tại thôn Đông Mai nằm trên địa
bàn xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, hàng chục năm nay chuyên nghề tái chế chì. Tại
địa phương này, từ những năm 70 của thế kỷ trước, người dân nơi đây đã chuyển sang thu mua
ắc quy cũ hỏng về tháo dỡ để lấy chì. Họ đun nấu bằng dụng cụ thô sơ, bình ắc quy thải bỏ ngay 5
trong khuôn viên gia đình. Khói từ những lò đun nấu phát tán ra môi trường, ảnh hưởng đến
không khí, đất, nước và sức khỏe con người. Cuối năm 2014, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và
môi trường đã xét nghiệm mẫu đất, nước, không khí, thực phẩm nuôi trồng trên đất tại thôn
Đông Mai. Kết quả cho thấy nơi đây bị nhiễm độc chì rất nặng. Nước bề mặt tại các con kênh,
rạch quanh làng có nồng độ chì cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn. Rau muống cũng
nhiễm chì cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. Thời điểm ấy thôn có 335 trẻ thì 317 em được lấy mẫu
xét nghiệm chì. Kết quả cho thấy 207 cháu (65%) bị nhiễm độc chì, cần phải điều trị thải độc...
-Thiệt hại kinh tế do gia tăng chi phí cho khám chữa bệnh:ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao
động do nghỉ ốm, chi phí phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh, chi phí phòng chống bệnh tật...
Bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến người thân, tạo nên chi phí gián
tiếp do nghỉ học, nghỉ làm để chăm sóc người thân khi bị ốm.
-Thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Những năm gần đây, ngành nông
nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển vượt bậc từ
trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm thủy lợi đến nuôi trồng thủy sản, phát triển các làng
nghề… làm môi trường đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng người dân sử dụng tràn lan
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, phát triển ồ ạt đàn gia súc gia cầm với hình thức chăn nuôi
nhỏ lẻ, thả rông, không kiểm soát được, cùng với sự phát triển của các làng nghề không theo
quy hoạch, chất thải kim loại nặng thải ra ao, hồ, kênh, mương như hiện nay đang ở mức báo động.
-Thiệt hại về kinh tế do phát sinh xung đột môi trường. Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội
khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những
năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích
kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ
xung đột môi trường càng nhiều. Các xung đột môi trường thường gặp ở nước ta là xung đột
môi trường do sản phẩm công nghiệp; xung đột môi trường do hoạt động làng nghề; xung đột
môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp; phát triển thủy điện và khai thác khoáng sản
cũng là những xung đột thường gặp trong giai đoạn 2011 - 2020.
2.3.4 Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Ô nhiễm đất dù nặng hay nhẹ đều sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Những ảnh hưởng có thể kể
đến như làm một số nguồn thức ăn của động vật biến mất.. Động vật hoang dã không chỉ bị đe
dọa bởi ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mà còn bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường đất.
Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loài động vật phải di chuyển tới khu vực khác để sống. Lúc này chúng
phải đi tìm và thích nghi với môi trường mới. Nhưng khi phải thích nghi vùng mới sẽ có rất
nhiều động vật bị chết, một số loài còn bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng khi không thể thích nghi
với nơi ở mới. Thậm chí, nhiều loài động vật còn có khả năng biến đổi gene khi tiếp xúc lâu dài
trong môi trường đất bị ô nhiễm Ngoài ra, ô nhiễm đất còn khiến đất bị xói mòn, khô cằn, làm 6
giảm khả năng phát triển và giảm năng suất của cây trồng.
2.4 Biện pháp để bảo vệ môi trường đất
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu, mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2020 sẽ
tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công
nghiệp và đô thị hóa. Nếu không có những giải pháp công nghệ và quản lý thì chất lượng môi
trường đất sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
2.4.1 Giảm thiểu rác thải ra môi trường đất
Đầu tiên chính là phải hạn chế rác thải sinh hoạt ra môi trường, đặc biệt là cấm tuyệt đối việc xả
thải các chất thải chưa được xử lý như chất thải sinh hoạt, các chất hóa học thải ra môi trường
gây ô nhiễm môi trường đất.. Ngoài ra,để giảm thiểu lượng chất xả thải rắn ra ngoài môi trường,
chúng ta có thể tiến hành phân loại và tái sử dụng đối với những vật liệu như nilon, thủy tinh,...
Điều này vừa có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường đất đơn giản mà cũng hạn
chế được các hoạt động xả thải bừa bãi hiện nay.
2.4.2 Tăng năng suất nông nghiệp
Để tăng năng suất nông nghiệp chúng ta có thể áp dụng nhiều loại gen. Để chống chịu lại bệnh
tật, sâu hại tốt, cho sản lương cao. Để có thể tránh được việc lạm dụng thuốc hóa học hàm
lượng cao.Bên cạnh đó hãy giúp các loại cây có khả năng chống chọi cao. Có thể thích nghi
được với thời tiết cực đoan, và duy trì độ phì nhiêu cho đất trồng. Nên áp dụng các phương
pháp trồng cây đan xen giữa cây lâu hàng năm và cây lâu năm.
2.4.3 Đẩy mạnh công tác truyền thông:
Ô nhiễm môi trường đất một phần do ý thức của con người, bởi vậy chính phủ và những người
đứng đầu cần tăng cường việc truyền thông để trang bị kiến thức căn bản, từ đó nâng cao ý thức
cho người dân để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường đất tự nhiên. Theo khảo
sát đã có rất nhiều CLB , tổ chức bảo vệ môi trường đất ở Việt Nam họ đến những vùng sâu
vùng xa nhất để truyền đạt sự hiểu biết, lan tỏa giá trị tốt đẹp. Ngoài ra, việc ban hành bộ luật về
bảo vệ môi trường là điều cần thiết không chỉ hiện nay mà còn trong tương lai.
2.4.4 Phục hồi rừng
Rừng có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho đất không bị xói mòn, rửa trôi giúp giữ lại
nhiều chất dinh dưỡng cho thực vật. Vì vậy, cần có các chính sách phục hồi rừng bằng cách phủ
xanh đất trống đồi trọc, chống cháy rừng, trồng cây,... Đối với Việt Nam, theo số liệu thống kê
năm 2019, đất lâm nghiệp có khoảng 15 triệu ha[2], chiếm 45,5% tổng diện tích nước ta, trong
đó rừng sản xuất là 7,5 triệu ha, rừng phòng hộ 5,2 triệu ha, rừng đặc dụng 2,2 triệu ha; rừng tự
nhiên có diện tích 1.0292,4 nghìn ha, rừng trồng là 4316,8 nghìn ha; Theo Bộ Nông nghiệp và 7
phát triển Nông thôn, tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm 2020 ước đạt 42% (bình quân thế giới chỉ
31%). Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng nước ta có tăng lên[3], nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn
chưa cao, rừng phòng hộ chưa phát huy đầy đủ chức năng, tỷ lệ cây xanh/người dân đô thị và
nhiều khu vực nông thôn vẫn còn thấp, tại các đô thị lớn của Việt Nam tỷ lệ cây xanh/người ở
mức từ 2 – 3 m2/người, bằng 1/5 đến 1/10 so với thế giới (tỷ lệ này tại các thành phố hiện đại
trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người). Do đó, phục hồi rừng là phục hồi môi trường đất
nói rieng và bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta nói chung.
2.4.5 Áp dụng công nghệ hiện đại
Đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần sử dụng các hệ thống xử
lý tân tiến, để đảm bảo cho nguồn nước xả thải ra bên ngoài môi trường đất được đảm bảo an
toàn trong phạm vi cho phép. Là tỉnh phát triển nhanh ở lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch
vụ, trong những năm qua, Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới trong bảo vệ môi
trường.Quảng Ninh là một trong số những tỉnh thành tiên phong trong việc phát triển kinh tế
bền vững, thân thiện với môi trường. 3. Kết luận
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải và nổi trội hầu hết ở tất cả quốc
gia trên thế giới, và đó đã trở thành vấn đề cấp bách chung cho cả toàn cầu, ngoài ô nhiễm nước
và ô nhiễm không khi thì ô nhiễm môi trường đất vẫn là đáng quantâm sâu sắc, bởi những tác
hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác….Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm
đất đến từ các chất thải công nghiệp do các hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản, các chất
khí độc hại được thải ra ngoài môi trường,các chất thải hữu cơ. Thứ hai là các loại chất thải sinh
hoạt của con người hàng ngày mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất
thải có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lí triệt để trước khi thải ra ngoài. Thứ
ba ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, chúng tích lũy dần trong đất và các loại cây trộng và chất
độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Mỗi
con người cùng sinh sống trên cùng hành tinh này đều cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường sinh thái xung quanh ta, bởi lẽ ta đang sống trong chính vỏ bọc của môi trường, đất ô
nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm thì con người và tất cả sinhvật trên trái đất khó có thể
tồn tại. hãy cùng nhau vì tương lai, vì cuộc sống của chính chúng ta, hãy mạnh mẽ đứng lên bảo
vệ môi trường vì đó cũng chính là hành động bảo vệ mạng sống của chính mình. Hãy cùng
chung bàn tay để xây dựng và bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của tất cả loài người và tất cả sinh
vật khác nữa trở nên tốt đẹp hơn, an toàn hơn và trong sạch hơn.
Tài liệu tham khảo 1.
Số liệu thống kê đất đai https://stnmt.thuathienhue.gov.vn/?gd=11&cn=409&tc=27138 2.
Các khái niệm :https://nongnghiepthuanthien.vn/dat-la-gi/ 8 3.
Thực trạng, nguyên nhân, kết quả : https://dienmaysakura.vn/o-nhiem-moi-truong-dat.html
4. Hậu quả, biện pháp : https://robotek.vn/bien-phap-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong- dat/
https://activatedcarbon.vn/o-nhiem-moi-truong-dat-la-gi.htm#:~:text=Con%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20b%E1%BB%8B,nitrat%2C %20bezen%2C...
https://dangcongsan.vn/y-te/o-nhiem-moi-truong-dat-va-nhung-he-luy-doi-voi-suc-khoe-cong- dong-422587.html
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/05/khoi-phuc-rung-con-duong-dan-toi-khoi- phuc-kinh-te-va-hanh-phuc/
Ghi chú: Mức độ đóng góp của các thành viên tuy có chênh lệch nhưng không đáng kể. Các thành viên
trong nhóm đều tham gia đóng góp ý kiến, thu thập tài liệu trong quá trình làm bài báo cáo cũng như
bài thuyết trình : Nguyễn Thị Tuyết My (17%), Phan Thị Kim Huệ (16%), Nguyễn Thị Phương Thảo (15%),
Hồ Thảo Nhi (13%), Phan Thị Hồng Điểm (13%), Đặng Thị Hạnh (13%), Cao Thị Thủy Tiên (13%)