-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Đề tài khó khăn lớn nhất sau cách mạng tháng 8. Chủ trương của đảng và kết quả đạt được. Bài học kinh nghiệm"
Tiểu luận "Đề tài khó khăn lớn nhất sau cách mạng tháng 8. Chủ trương của đảng và kết quả đạt được. Bài học kinh nghiệm" của Trần Ngọc Mỹ Linh giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Lịch Sử Đảng Cộng sản VN (31087) 7 tài liệu
Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Tiểu luận "Đề tài khó khăn lớn nhất sau cách mạng tháng 8. Chủ trương của đảng và kết quả đạt được. Bài học kinh nghiệm"
Tiểu luận "Đề tài khó khăn lớn nhất sau cách mạng tháng 8. Chủ trương của đảng và kết quả đạt được. Bài học kinh nghiệm" của Trần Ngọc Mỹ Linh giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Lịch Sử Đảng Cộng sản VN (31087) 7 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|36477180
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
—- ❊❊❊ —- TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI
KHÓ KHĂN LỚN NHẤT SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8.
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giảng viên giảng dạy: Thầy Cao Đức Sáu
Họ và tên SV: Trần Ngọc Mỹ Linh
Lớp học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số sinh viên: 20540401251
TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2023
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN 1:
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 3 1.1. TÌNH HÌNH CHUNG: 3 1.2. KHÓ KHĂN LỚN NHẤT: 5 PHẦN 2:
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG 7
2.1. VIỆC XÂY DỰNG CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU CUỘC CMT8: 7
2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 10 PHẦN 3:
TỔNG KẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12
3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÁC CHỦ TRƯƠNG SAU CUỘC CMT8: 12 3.2. LIÊN HỆ BẢN THÂN: 12 NGUỒN THAM KHẢO 14 1
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 LỜI MỞ ĐẦU
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm hào hùng của dân tộc ta, Đảng cộng sản đã
và đang từng bước gìn giữ điều ấy và tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam. Mọi chủ
trương và các cuộc cải cách của Đảng nhằm tìm ra lối đi phù hợp với từng hoàn cảnh
đã giành nên rất nhiều thành quả trên chặng đường phát triển đất nước.
Ta không thể không nhắc đến cuộc Cách mạng tháng 8 với nạn đói năm Ất Dậu
và kèm theo những hệ quả mà dân ta phải trải qua sau cuộc cách mạng ấy. Thế nhưng
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam triệu người
như một, nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, đập
tan ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân.
Thắng lợi này đã chứng tỏ nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược, tài tình sáng
tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là, Đảng ta đã xây dựng và phát huy
cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là, khối đại đoàn kết toàn dân,
nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức; trên cơ sở lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng
của Nhân dân để tổ chức, tập hợp họ vùng lên đấu tranh “lấy sức ta giải phóng cho
ta”. Vì thế, CMT8 đã tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng
thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp,
tầng lớp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới và mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Bài tiểu luận này em quyết định chọn đề tài “Khó khăn lớn nhất sau Cách mạng
tháng 8. Chủ trương của đảng và kết quả đạt được. Bài học kinh nghiệm” để nghiên
cứu sâu sắc hơn về thắng lợi của CMT8 và các đường lối đã đem lại thay đổi to lớn
sau các hệ quả của cuộc cách mạng ác liệt này. 2
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 PHẦN 1:
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 1.1. TÌNH HÌNH CHUNG:
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng gặp rất nhiều
khó khăn, tưởng chừng không thể vượt qua. Giặc đói hoành hành, nạn đói cũ chưa
được giải quyết, thì một nạn đói mới sắp diễn ra. Những tàn dư sau chiến tranh đang
ngày càng tàn phá mạnh mẽ và có thể nói rằng tình hình Việt Nam lúc bấy giờ là "ngàn cân treo sợi tóc".
Hình ảnh lịch sử về CMT8 năm 1945 tại Hà Nội
Sau khi Nhật chiếm Đông Dương và biến thành hậu phương để thực hiện cuộc
chiến tranh xâm lược châu Á - Thái Bình Dương, chúng bắt chính quyền Pháp phải
cưỡng bức thu mua lúa gạo của nhân dân Việt Nam theo giá rẻ, đồng thời ép buộc
Ngân hàng Đông Dương phát hành thêm tiền để mua gạo. Đây chính là thời kỳ của
nạn mua thóc tạ, một sự cướp bóc trắng trợn đối với người nông dân khó nhọc trồng
nên cây lúa ở Việt Nam nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung. Thóc lúa đã
không đủ cung ứng nhu cầu chung, phát xít Nhật còn bắt người dân Việt Nam nhổ lúa,
nhổ khoai, nhổ sắn để trồng cây đay là thứ nguyên liệu dùng làm bao tải đựng cát,
phục vụ cho việc xây dựng các công sự của quân đội Nhật. Hai chính sách tàn bạo đó
đã khiến cho cả vùng Đông Dương, nơi từng đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu lúa
gạo (những năm 1936-1937, Đông Dương xuất khẩu 1,6 - 1,7 triệu tấn, chỉ đứng sau
Miến Điện), khi đó trở thành một dân tộc thiếu đói trên quy mô gần như toàn thể. Cho
đến đầu năm 1945, nguồn lúa gạo ở Đông Dương hầu như đã cạn kiệt. Chính những
người trồng lúa lại là người bị đói trước tiên. Nông dân đói từ Thanh Hoá, Nam Định, 3
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Thái Bình, Hà Nam. . lũ lượt kéo ra các thành phố đi ăn xin, kéo lên miền núi đào củ
chuối, củ mài cầm hơi. Trên đường đi, họ chết dần, chết mòn. Số còn lại sống lay lắt
thêm ít ngày rồi cũng chết, vì không còn cái gì có thể ăn được. Cho đến tháng 8-1945,
Việt Nam đã có tới 2 triệu người chết đói. Đó là con số chưa từng có trong lịch sử kinh tế Việt Nam.
Đúng vào dịp bùng nổ Cách mạng Tháng Tám, cũng là lúc mưa rất nhiều, nước
trên các dòng sông đều dâng cao. Mưa lũ xảy ra trong tình hình hệ thống đê điều đã bị
chính quyền Pháp - Nhật hoàn toàn “xao nhãng” từ nhiều năm. Nạn vỡ đê diễn ra tứ
tung trên đồng bằng Bắc Bộ. Chưa bao giờ trong lịch sử đê điều Việt Nam, nạn vỡ đê
diễn ra rộng khắp như thế: sông Hồng, sông Thao, sông Thương, sông Thái Bình,
sông Đáy, sông Nhuệ đâu đâu cũng vỡ. Nước lụt chiếm 350 ngàn hecta trong tổng số
830 ngàn hecta diện tích lúa mùa đã cấy xong ở đồng bằng Bắc Bộ. Vỡ đê đồng nghĩa
với việc một nạn đói lớn hơn nữa sẽ diễn ra vào mùa thu năm đó.
Về tài chính tiền tệ, khi cách mạng thành công, kho bạc hoàn toàn trống rỗng.
Thực tế đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định một cách chua chát:
Chính phủ cách mạng lúc đó là một chính phủ “không tiền”. Có một địa chỉ giữ tiền
và đang in tiền là Ngân hàng Đông Dương nhưng do quân đội Nhật đóng giữ và chờ
trao lại cho quân Đồng minh. Trong khi đó, tình trạng lạm phát một cách nghiêm
trọng trong suốt 5 năm trước đó của Ngân hàng Đông Dương khiến cho bản thân đồng
tiền Đông Dương cũng mất giá nghiêm trọng. Số tiền do ngân hàng này phát hành
năm 1939 là 216 triệu đồng, đến tháng 10-1945, tới 2.483 triệu. Đồng tiền trong tay
người dân Việt Nam “teo lại” nhanh chóng. Giá gạo từ chỗ 4-5 đồng/tạ, đến giữa năm
1945 đã lên tới 700-800 đồng/tạ.
Tình hình văn hóa và y tế cũng thê thảm khôn xiết. Sau 80 năm chịu sự “khai
hoá văn minh” của người Pháp, hơn 90% dân số Việt Nam vẫn không biết đọc, biết
viết. Sự dốt nát dẫn tới những tệ nạn mê tín, dị đoan, những hủ tục vừa tốn kém, vừa vô ích cho đời sống.
Trong lĩnh vực y tế, dịch tả diễn ra ở nhiều nơi, giết chết hàng vạn người. Nạn
đói, rét đã sản sinh ra không biết bao thứ bệnh tật mà trước đó chưa được gọi tên. Trên
mọi nẻo đường Việt Nam, nhất là ở nông thôn, các thị trấn nhỏ, người Việt Nam trông
thật tiều tụy, rách rưới, bẩn thỉu, đầy rẫy bệnh tật. Đó cũng là kết quả của sự “khai
sáng” trong 80 năm Pháp thuộc và 5 năm “cách mạng da vàng” Nhật Bản.
Ý nghĩa cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945
Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết:
“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai
cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là
lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một
Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. 4
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Tóm lại với những thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 dẫn tới việc
khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và cả
các quốc gia khác một cách sâu sắc, cách mạng tháng tám là một trong những trang sử
vẻ vang nhất, hào hùng và chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
1.2. KHÓ KHĂN LỚN NHẤT:
Điều khó khăn lớn nhất sau khi CMT8 kết thúc đó chính là đối mặt với sự bao
vây của các thế lực quân đội nước ngoài:
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa
là giải giáp quân Nhật nhưng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Mang theo bọn
phản động Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đảng tìm mọi cách
chống phá chính quyền cách mạng.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh với danh nghĩa giải giáp quân Nhật,
nhưng âm mưu lại giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược, tạo điều kiện cho quân Pháp
quay lại xâm lược miền Nam.
Không những vậy còn một số khó khăn đó là trên cả nước ta có 6 vạn quân Nhật
chờ giải giáp. Một bộ phận quân Nhật đã có tình gây ra nhiều tội ác cho nhân dân ta.
Cùng với đó chính là các thế lực thù địch trong nước thì tìm mọi cách để chống phá chính quyền cách mạng.
Lúc bấy giờ vốn dĩ nước ta đã là nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu,
xong lại phải chịu hậu quả của chiến tranh để lại bị tàn phá nặng nề, dẫn đến hậu quả
của nạn đói năm 1944 - đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Tiếp đến là nạn lũ lụt
lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng
đất không canh tác được.
Về tài chính tiền tệ, khi cách mạng thành công, kho bạc hoàn toàn trống rỗng.
Thực tế đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định một cách chua chát:
Chính phủ cách mạng lúc đó là một chính phủ “không tiền”. Có một địa chỉ giữ tiền
và đang in tiền là Ngân hàng Đông Dương nhưng do quân đội Nhật đóng giữ và chờ
trao lại cho quân Đồng minh. Trong khi đó, tình trạng lạm phát một cách nghiêm
trọng trong suốt 5 năm trước đó của Ngân hàng Đông Dương khiến cho bản thân đồng
tiền Đông Dương cũng mất giá nghiêm trọng. Số tiền do ngân hàng này phát hành
năm 1939 là 216 triệu đồng, đến tháng 10-1945, tới 2.483 triệu. Đồng tiền trong tay
người dân Việt Nam “teo lại” nhanh chóng. Giá gạo từ chỗ 4-5 đồng/tạ, đến giữa năm
1945 đã lên tới 700-800 đồng/tạ.
Tình hình văn hóa và y tế cũng thê thảm khôn xiết. Sau 80 năm chịu sự “khai
hoá văn minh” của người Pháp, hơn 90% dân số Việt Nam vẫn không biết đọc, biết
viết. Sự dốt nát dẫn tới những tệ nạn mê tín, dị đoan, những hủ tục vừa tốn kém, vừa vô ích cho đời sống. 5
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Trong lĩnh vực y tế, dịch tả diễn ra ở nhiều nơi, giết chết hàng vạn người. Nạn
đói, rét đã sản sinh ra không biết bao thứ bệnh tật mà trước đó chưa được gọi tên. Trên
mọi nẻo đường Việt Nam, nhất là ở nông thôn, các thị trấn nhỏ, người Việt Nam trông
thật tiều tụy, rách rưới, bẩn thỉu, đầy rẫy bệnh tật. Đó cũng là kết quả của sự “khai
sáng” trong 80 năm Pháp thuộc và 5 năm “cách mạng da vàng” Nhật Bản.
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, không có thời khắc nào có thể so sánh
với 6 tháng kinh hoàng từ cuối năm 1944 đến giữa năm 1945. Gần 2 triệu người chết.
Con số thống kê đối chiếu để thấy sự khủng khiếp của nạn đói năm 1945: số hi sinh,
thương vong của miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam từ 1955-1975 cũng khoảng 2
triệu. Tức là số người thiệt mạng vì thiếu cái ăn - trong vòng 6 tháng đó tương đương
số người ngã xuống do đạn bom - chinh chiến suốt 20 năm.
Nó để lại cho cả miền Bắc một di chứng nặng nề. Nhiều gia đình, dòng họ bị suy
kiệt, một thế hệ trẻ em không thể trưởng thành, những giá trị văn hóa vô hình và hữu
hình bị tàn phá, và cả những ảnh hưởng lâu dài khó thể thay đổi về tâm lý phải có
được một thửa ruộng riêng - điều mà giáo sư Furuta Motoo (từng là nguyên Phó giám
đốc Đại học Tokyo, Nhật Bản, hiện nay là hiệu trưởng Đại học Việt Nhật, thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội) đã đúc kết sau quá trình điều tra về nạn đói: "Có thể nói một
cách chính xác rằng, có hơn một mẫu tư điền là đã như có một hệ thống an toàn trong
suốt thời gian xảy ra nạn đói".
Sống ngắc ngoải trong nạn đói 1945. Ảnh tư liệu. 6
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 PHẦN 2:
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG
2.1. VIỆC XÂY DỰNG CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU CUỘC CMT8:
Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đối sách vô cùng sáng
suốt, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên quyết. Riêng trong việc xây dựng và
củng cố chính quyền, vấn đề được coi là cơ bản, cốt yếu của mọi cuộc cách mạng xã
hội, đã được thực hiện rất quyết liệt và đạt được những kết quả rất quan trọng, góp
phần giữ vững thành quả cách mạng.
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân
dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và
cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng.
Đối với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cảnh giác và sẵn
sàng chiến đấu. Ngày 5/9/1945, Người kêu gọi: “(Nhân dân Việt Nam) cương quyết
phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt
Nam vào vòng nô lệ một lần nữa… Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng
bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”.
Ngày 10 và 11/9/1945, Hội nghị cán bộ Bắc kỳ của Đảng đã ra nghị quyết, trong
đó về vấn đề chính quyền, nghị quyết nêu rõ: huy động các hạng nhân tài và chính trị
phạm ra giúp việc; cấp tốc tổ chức các ủy ban nhân dân các làng, các phố; thi hành
thống nhất các chương trình của Việt Minh và do Chính phủ quyết định…
Ngày 11/9/1945, với bút danh Chiến Thắng, Hồ Chí Minh nêu “cách tổ chức các
ủy ban nhân dân” (làng, huyện, tỉnh, thành phố), đăng trên báo Cứu quốc. Theo đó,
mỗi ủy ban có từ 5 - 7 người, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư ký, một ủy
viên phụ trách chính trị, một ủy viên phụ trách kinh tế - tài chính, một ủy viên phụ
trách quân sự, một ủy viên phụ trách xã hội. Người nhấn mạnh: “Ủy ban nhân dân tổ
chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ
quan do bọn thống trị cũ đặt ra”. 7
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Nhân dân Hà Nội đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I tại Hà Nội.
Từ ngày 17 đến 24/9/1945, Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” để có nguồn tài
chính phục vụ việc xây dựng đất nước và chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược. Trong
một tuần, nhân dân quyên góp tổng cộng 60 triệu đồng Đông Dương và 370 ký vàng.
Khi Cách mạng thành công, chúng ta chiếm được Ngân hàng Đông Dương nhưng chỉ
thu được 1,25 triệu đồng Đông Dương mà trong đó phần lớn là tiền rách nát! Điều đó
cho thấy ý nghĩa lớn lao của “Tuần lễ vàng” như thế nào.
Để đối phó với sự công kích trực diện của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng
sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán và rút vào hoạt động bí mật, đồng thời thành lập
Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, hoạt động công khai.
Bấy giờ, để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động cách
mạng, Đảng ta đã chỉ đạo phát triển rộng khắp các tổ chức quần chúng, mở rộng mặt
trận đoàn kết toàn dân. Chẳng hạn, trong các xí nghiệp thì có ủy ban công nhân (sau
đổi thành ủy ban xí nghiệp); tổ chức lực lượng Thanh niên cứu quốc, Tự vệ chiến đấu
(kể cả trong học sinh, thanh niên Công giáo và hướng đạo); tổ chức Phụ nữ cứu quốc;
tiếp tục phát triển Hội Văn hóa cứu quốc; đồng thời hình thành nhiều tổ chức quần
chúng khác như Công thương cứu quốc đoàn, Cựu binh sĩ cứu quốc đoàn, Liên đoàn
Công giáo cứu quốc, Hội Phật giáo cứu quốc…
Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ban hành chỉ thị về kháng chiến kiến quốc
(mật), nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược” nên “chiến
thuật của ta lúc này là lập Mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm
lược”, đồng thời “phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ
nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”, “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy
định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”. 8
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra ngày 2/3/1946 tại
Nhà hát Lớn Hà Nội.
Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả
nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu. Hai Đảng đối lập trong
Chính phủ là Việt Quốc và Việt Cách không tham gia bầu cử; trong kỳ họp thứ nhất,
Quốc hội đã đồng ý công nhận thêm 70 ghế thuộc các đảng này, nâng tổng số đại biểu
là 403. Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn ra trong điều kiện
chiến sự, có sự cản trở, phá hoại của bọn phản động và sự hạn chế đi lại nhưng có đến
89% cử tri đi bầu; thậm chí ở Trung bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã có đổ máu, với ít
nhất 42 cán bộ của ta hy sinh. Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã công nhận Chính phủ
liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; với hai đảng đối lập, Việt
Quốc nắm một số bộ gồm Kinh tế, Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch
Chính phủ, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế - Lao động, Canh nông. Sau đó, Quốc hội đã
thông qua Hiến pháp năm 1946 tại kỳ họp thứ hai.
Đối với vấn đề ngoại xâm, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta đã ký Hiệp định Sơ bộ
với Pháp, đồng ý cho 15.000 quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật.
Đến tháng 6/1946, toàn bộ quân Tưởng rút khỏi Việt Nam; bọn phản động mất chỗ
dựa nên ra sức chống phá, nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp đã mưu toan đảo
chính lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 7/1946, âm mưu của
chúng bị vạch trần, thông qua sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu. Vụ phá án đã đập tan
cuộc đảo chính phản cách mạng, làm tan rã hệ thống tổ chức của một đảng phản động,
phá vỡ liên minh phản cách mạng giữa bọn phản động bên trong với thế lực xâm lược bên ngoài. 9
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác
định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và được đưa
ra kịp thời về những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu
rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ
thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới -
chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân
chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung
ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ
quốc toàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân
như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt
Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt
Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ
các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc
gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy
lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện.Tháng 11/1946, Quốc
hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát
hành. Các trường lớp và khai giảng năm học mới được tổ chức, từng bước đẩy lùi nạn
mù chữ. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được
nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi.
Về nạn đói năm Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân “nhường cơm
sẻ áo” như một biện pháp “trước mắt”. Về mặt lâu dài, các kế hoạch tăng gia sản xuất
là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói. Đồng thời bãi bỏ
thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ cũ, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho
nông dân thiếu ruộng,… Nền nông nghiệp nước ta nhanh chóng phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.
Về nạn dốt, Nha Bình dân học vụ được thành lập làm cơ quan chuyên trách
chống “giặc dốt”, kêu gọi quần chúng tham gia xóa mù chữ. Đến 9/1945 đến 9/1946,
hơn 2,5 triệu dân đã được xóa mù chữ; trường học các cấp phổ thông và đại học sớm
được mở với phương pháp và nội dung giảng dạy mới…
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh
chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời
lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến
chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng 10
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện
sách lược nhân nhượng với quân đội. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính
quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tưởng ký Hiệp ước
Trùng Khánh (28-2-1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân
ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với Pháp để
buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà
Lạt, ở Phongtennebleau (Pháp). Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta
có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. 11
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 PHẦN 3:
TỔNG KẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÁC CHỦ TRƯƠNG SAU CUỘC CMT8:
Thuận lợi đầu tiên vào mốc lịch sử năm 1945, thời gian này với phong trào đấu
tranh của Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vẻ vang thì song song với tình hình thế
giới cũng có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách
mạng thế giới và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thì nhân dân Việt Nam được chuyển từ thân
phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ vận
mệnh đất nước và có quyền tự do tự chủ. Điều này khiến nhân dân càng thêm phấn
khởi, và đặt sự tin tưởng và ủng hộ vào chế độ mới. Từ đó cũng có thể thấy, chính
quyền mới rất được sự tin tưởng của nhân dân.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi
nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một
biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh, cụ thể. Tận dụng khả năng
hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao
cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
Từ sự tin tưởng và những thắng lợi đó đã chứng minh được sự lãnh đạo trực tiếp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản. Như đã thấy thì căn cứ theo tình hình
chính trị của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển vào trạng thái hoạt động
bí mật, điều này đã làm cho việc chỉ đạo và phối hợp, quản lý, và điều hành công việc
rất khó khăn. Sau đó khi đất nước được giải phóng, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều thành tựu to
lớn cho dân tộc sau này. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm
mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có
điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho
cuộc kháng chiến lâu dài.
3.2. LIÊN HỆ BẢN THÂN:
Sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến mọi
mặt đời sống xã hội. Trong đó, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã và
đang triệt để lợi dụng để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng và Nhà nước. Một
trong những đối tượng mà các thế lực thù địch hướng tới nhiều nhất là SV, TN đang
theo học tại các trường đại học, cao đẳng, có độ tuổi từ 18 đến 25. 12
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Chính vì vậy, thanh niên cần hướng đến các lý tưởng chung được đặt ra trong
đường lối của Đảng để bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước Việt Nam; luôn kiên định
với định hướng đó trong phát triển cá nhân và tập thể; từng cá thể cần thực hiện việc
này thông qua các nhận thức và hành động cụ thể.
Với tư cách là sinh viên Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, khoa Mỹ thuật
Công nghiệp, em nhận thấy rằng việc luôn cập nhật thông tin xã hội sớm nhất và noi
theo các lý tưởng của Đảng nói chung và các đường lối của Đảng trong việc giữ gìn
độc lập, chủ quyền đất nước là điều hết sức cần thiết. Bởi việc hình thành nên các kiến
trúc cảnh quan hay đến cả thiết kế tác phẩm nghệ thuật cũng chất chứa các quan niệm
và nhận thức của mỗi sinh viên Việt Nam.
Sinh viên cần tích cực học tập và cập nhật các thông tin mới nhất để nhận thấy rõ
lý tưởng, quan niệm, lối suy nghĩ nào là phù hợp để có thể áp dụng và đưa vào hướng
giải pháp của cá nhân trong đời sống học tập. 13
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 NGUỒN THAM KHẢO
1. Giáo trình học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
2. Nhiên Anh (2020). Ký ức về nạn đói Ất Dậu: Còn hơn một thảm họa kép. Tuổi trẻ cuối tuần.
3. Hoàng Phương (2015). Nạn đói lịch sử năm Ất Dậu. VNExpress
4. Phạm Đình Phùng, Luật sư Lê Minh Trường tham vấn (2022) Tình hình nước
ta sau cách mạng tháng 8 năm 1945 gặp khó khăn, thử thách nào? Công ty TNHH Luật Minh Khuê. 14
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com)