-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Đề tài: “Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.”
Tiểu luận "Đề tài: “Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.” của Nguyễn Như Thúy Quyên giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Lịch Sử Đảng Cộng sản VN (31087) 7 tài liệu
Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Tiểu luận "Đề tài: “Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.”
Tiểu luận "Đề tài: “Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.” của Nguyễn Như Thúy Quyên giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Lịch Sử Đảng Cộng sản VN (31087) 7 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh 153 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|36477180
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: “Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân
Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách
mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.”
Họ và tên: Nguyễn Như Thúy Quyên MSSV: 21540301121 Lớp: MT21ĐH/A2
Giảng viên môn học: Thầy Cao Đức Sáu TP.HCM, ngày 06/06/2023 1
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC 2
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180  3
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.
Lý do chọn đề tài:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược đã để lại cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm
tự hào to lớn. Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ý chí
“Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ”. Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến
lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng
đắn, sáng tạo của Đảng. Ngày nay, nghiên cứu về cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, không ngoài mục đích
nêu cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, của một
Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Mặt khác giúp chúng ra
rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu cho công
tác thực tiễn. Một trong những bài học có giá trị lớn nhất là:
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược. 4
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Với đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn,
Đảng ta đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên
một thế trận cả nước đánh giặc, phát huy được tối đa sức
mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại làm
nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để
đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã
đổ rất nhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt. Và một trong
những yếu tố quan trọng không thể thiếu được để ta đạt
thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đó là nhờ ở đường lối lãnh
đạo đúng đắn và sáng suốt của nhà lãnh đạo. Nhìn ngược
dòng lịch sử về với Việt Nam những năm kháng chiến chống
Pháp, ta sẽ thấy rõ hơn về vai trò của việc đề ra một đường lối
kháng chiến đúng đắn. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, tôi xin
đi vào tìm hiểu đề tài: “Thắng lợi của kháng chiến chống thực
dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách
mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.” 5
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
2. Phạm vi nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ đường lối kháng chiến mà Đảng
đã sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm
1945 - 1954, đánh giá thành quả của việc thực hiện của các
chủ chương đường lối của đảng, nhằm rút ra được bài học
cách mạng đúng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo về tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời góp phần làm
tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm,
biết trân trọng, kế tục và phát huy tinh thần cách mạng ông cha để lại.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tác giả sử dụng phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp để trình bày, 6
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
lý giải các sự kiện lịch sử, đường lỗi kháng chiến đã thực hiện
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 -
1954 một cách có luận cứ khoa họa và cơ sở thực tiễn. 7
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước ta còn được
gọi là Chiến tranh Đông Dương một cuộc xung đột diễn ra tại
ba nước Đông Dương: Việt Nam, Campuchia và Lào, giữa một
bên là Quân đội Viễn chinh Pháp cùng các lực lượng đồng
minh bản xứ bao gồm lực lượng của Việt Nam, Lào và
Campuchia thuộc Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt
Nam dân chủ Cộng hòa (Việt Minh); của Lào (Pathet Lào) và Camphuchia (Khmer đỏ).
Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả
thành phổ Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng
và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội.
Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để
giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng. 8
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
rước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà
Nội, để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày
19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị
mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Hồ
Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử
phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết
quả. Hội nghị cho rằng, hành động của Pháp chứng tỏ chúng
cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa.
Khả năng hòa hoãn không còn Hội nghị đã quyết định hạ
quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ
động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch
đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi.
Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo
vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước 9
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính
trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ
gì có thể khắc phục được ngay.
Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu
hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công
nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm
đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ
Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
2. Quá trình hình thành và nội dung đường lối
kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:
Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ,
Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh 10
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của
Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị
Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh
chủ trì. Xuất phát từ nhận định “không sớm thì muộn, Pháp sẽ
đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”‘, Hội nghị
đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ
chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu
mới. Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946), Hồ
Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục
khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin về thắng lợi cuối cùng.
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập
trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay
trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là
văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12- 11
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh
(19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
3. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954:
– Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp
Cách mạng Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm
lược; giành thống nhất và độc lập”.
– Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc
tạ là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến
tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu
dài”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. 12
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
– Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc
chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn
diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
– Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”,
thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
– Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính
trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
+ Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường
xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn
kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
+ Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân 13
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.
+ Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự
cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
+ Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây
dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù , biểu
dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống pharn
động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công
nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm đánh nhanh,
thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên
thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực 14
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi
mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ
nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ
sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó
khăn, song nhất định thắ Đường lối kháng của Đảng với
những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa
kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý
về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù
hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ.
4. Kết quả và ý nghĩa lịch sử:
* Kết quả của việc thực hiện đường lối 15
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều
kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc
kháng chiến. Bộ máy chính quyền năm cấp được củng cố. Mặt
trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập.
Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới.
Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có
sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh – pháo binh.
Thắng lợi các chiến dịch Trung Du. Đường 18, Hà Nam Ninh,
Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào…đã tiêu diệt được nhiều sinh
lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng
vùng giải phóng của Việt Nam và cho cách mạng Lào…. Chiến
thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 được ghi vào lịch sử dân
tộc ta như một Bạch Đằng một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX .
Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính
trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm 16
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
phán, thương lượng với ta, ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra
Thông tư nêu rõ: “lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên
quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng”.
* Ý nghĩa lịch sử
Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường
lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm
thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được
đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công
nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước
Đông Dương; đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài
chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hoà
bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm
lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng
với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ 17
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc
địa của thực phân Pháp.
5. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:
* Nguyên nhân thắng lợi:
– Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng với đường lối kháng
chiến đúng đắn đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh
giặc; có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong
mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi
– Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì
dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén
tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
– Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc
Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung;
đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà
bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. 18
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
* Bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu
rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực
hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế
quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa
xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng
vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của cuộc kháng chiến. 19
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Thứ tư, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao
sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Đường lối cách mạng chính là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Nó là cơ sở
để dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thành quả cuối cùng. Một
đường lối cách mạng đúng đắn kết họp với việc thực hiện triệt
để sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng thành công và ngược lại,
một đường lối cách mạng chưa xác định chính xác những vấn
đề chính của cách mạng thì sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng
không đạt kết quả nhu mong đợi. Đảng ta đã căn cứ vào
những điều kiện cụ thể của đất nước ta, vân dụng sáng tạo 20
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin để vạch ra đường lối
cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đưa kháng chiến đến thắng
lợi vẻ vang. Có thể nói, Đường lối kháng chiến chống Pháp
Đảng ta chính là kết tinh của trí tuệ
con người, thể hiện năng lực lãnh đạo vững vàng của Đảng ta.
Nó góp phần khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn
xứng đáng với vai trò lãnh đạo dân tộc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chỉ thị "kháng chiến kiến quốc" của BCH TW Đảng
25/11/1945 và nghị quyết hội nghị cán bộ TW Đảng ngày 31/7/1946.
2.Cuộc khánh chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam. NXB
Sự thật, HN 1959. Hồ Chí Minh'. Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, HN 1995. 21
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
3.Lịch sử cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp 1945-1954,
tập II, bộ quốc phòng Viện lịch sử quân sự Việt Nam. NXB
Quân đội nhân dân, HN 1995.
4.Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, chương trình cao cấp, NXB
Chính trị quốc gia HN 1997.
5.Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi
và bài học kinh nghiệm. NXB Chính trị quốc gia HN 1996.
6.Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt
Nam, NXB Sự thật, HN 1975, tập II.
7.Năn kiện Đảng 25/11/1945-31/12/1947, NXB Sự thật, HN 1969.
8.Năn kiện Đảng 1946-1954, Ban nghiên cứu lich sử Đảng TW, HN 1978, tập I. 22
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com)