Tiểu luận "Trên cơ sở so sánh cương lĩnh 1991 và cương lĩnh 2011. Trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay?"
Tiểu luận "Trên cơ sở so sánh cương lĩnh 1991 và cương lĩnh 2011. Trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay?" của Võ Tuấn Kiệt giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Lịch Sử Đảng Cộng sản VN (31087)
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|36477180
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Trên cơ sở so sánh cương lĩnh 1991 và cương lĩnh 2011. Trách
nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay?
Sinh viên thực hiện: Võ Tuấn Kiệt
Mã sinh viên: 22520100182
Lớp tín chỉ: 000014003
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ. Nguyễn Thị Lan Chiên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2023
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 A. DẪN LUẬN
Hiện nay, sự phát triển bền vừng và tầm nhìn xa của nhân dân Việt Nam đã định
hình một đất nước hình chữ S đang từng bước thực hiện mục tiêu cao cả - xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các công
cuộc đổi mới toàn diện đã bắt đầu đi vào cuộc sống của hàng triệu người dân Việt
Nam. Bắt đầu từ việc phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đến tăng cường
quyền tự do cá nhân, mỗi giai đoạn đã chứng kiếm sự kế tục, bổ sung và phát triển
nhận thức của đảng về chủ nghĩa xã hội. Qua các kì đại hội, cụ thể ở kì Đại hội lần
thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân
dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”, từ khát vọng ấy xuất phát từ lòng
yêu nước và hoài bão xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng, thịnh vượng và
hạnh phúc, luôn là nguồn động lực tuyệt vời cho Việt Nam vươn tới tương lai rực rỡ.
Qua đó, bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc so sánh giữa Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII
năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ( bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại đại hội XI. Trong quá trình
này, chúng ta sẽ đi sau vào sự phát triển và tiến bộ của nhận thức của Đảng về các
đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua hai giai đoạn khác nhau. Lấy quá
khứ làm căn cứ cho tiền đề phát triển tương lai, có thể nhìn thấy sự cụ thể và chi
tiết hơn về quá trình phát triển tư tưởng và nhận thức của Đảng trong việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. 2
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180 B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1991).
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Tình hình thế giới
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hóa phát triển
mạnh mẽ. Đối thoại, hợp tác cùng phát triển trở thành xu thế chung trong quan hệ quốc tế
1.1.2. Tình hình trong nước
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính
trị - xã hội cơ bản ổn định, kinh tế phát triển ngày càng vững chắc, quan hệ đối ngoại
đang chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác
Đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng, tiếp tục bị bao vây, cấm vận và chống phá về nhiều mặt.
Quan hệ kinh tế với các nước bạn bè truyền thống bị thu hẹp
1.2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. 1.2.1. Nội dung
1.2.1.1. Trên cơ sở tổng kết quá trình 60 năm cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Cương lĩnh nêu ra năm bài học lớn:
Một là, Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai là, Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 3
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Ba là, Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
Bốn là, Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Năm là,Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.
1.2.1.2. Về những đặc trưng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta xây dựng
“Do nhân dân lao động làm chủ.
Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
1.2.1.3. Bảy phương hướng lớn về xây dựng CNXH ở Việt Nam:
Một là, xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh
công - nông - trí làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại,
gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm.
Ba là, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa
dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho
thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần xã hội. 4
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Năm là, Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu
nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Sáu là, Xây dựng CNXH gắn liền với bảo vệ Tổ quốc.
Bảy là, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
1.2.1.4. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là “xây dựng xong
về cơ bản những cơ sở kinh tế của CNXH, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và
tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước XHCN phồn vinh”.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều
chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là thông qua đổi mới toàn diện, xã
hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau. 1.2.2. Ý nghĩa
Cương lĩnh đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất
giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển.
CHƯƠNG II. CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1991).
2.1 Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình thế giới
Cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kinh
tế tri thức tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời gặp phải nhiều
cơ hội và thách thức. Xu hướng chung vẫn hướng về hòa bình, hợp
tác mạnh mẽ và phát triển, nhưng đối diện các vấn đề như chiến 5
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
tranh khu vực, xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
và tội phạm trên quy mô quốc tế đang tăng.
Cùng với đó, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng, suy thoái kinh
tế toàn cầu, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậy đều đang
diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Tất cả điều này đặt ra thách
thức đáng kể đối với cả nhân loại và đòi hỏi sự hợp tác và ứng phó
chặt chẽ từ các quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Tình hình trong nước
Quá trình đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng: tăng
trưởng kinh tế cao, liên tục và ổn định; đối ngoại và hội nhập quốc tế
được triển khai sâu rộng, hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình,
ổn định và tăng thêm nguồn lực phát triển; văn hóa và đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt...
Nhiều yếu kém, thách thức chưa được khắc phục.
Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy
mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình”.
2.2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 2011. 2.2.1. Nội dung 2.2.1.1.
Quá trình cách mạng Việt Nam và những bài
học kinh nghiệm:
Trên cơ sở tổng kết những thành tựu và hạn chế của quá trình
cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh đã
rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 6
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết
toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức
mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 2.2.1.2.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
Nước ta quá độ lên CNXH trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến
đổi to lớn và sâu sắc. “Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài
người nhất định sẽ tiến tới CNXH”.
Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Đặc trưng của mô hình xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng
là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân
dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất
công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân
dân các nước trên thế giới. 2.2.1.3.
Mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là
xây dựng về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc
thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để
nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh 7
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Phương hướng cơ bản để thực hiện các mục tiêu trên là:
Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết
toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thực hiện và giải quyết tốt tám mối quan hệ lớn: Quan hệ
giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa
phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ
sản xuất XHCN; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. 2.2.1.4.
Những định hướng lớn về phát triển văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại: 8
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ
chức kinh doanh và phân phối.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc
tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ.
Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa
bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy, là
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
2.2.2. Ý Nghĩa.
Cương lĩnh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ; thể hiện nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam; là cơ sở đoàn kết, thống nhất giữa tư tưởng với
hành động của toàn Đảng, toàn dân; định hướng cho mọi hoạt
động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CHƯƠNG 3: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CƯƠNG LĨNH 1991 VÀ
CƯƠNG LĨNH 2011. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN.
3.1. Sự giống và khác nhau giữa cương lĩnh 1991 và cương lĩnh 2011.
3.1.1. Về đặt trưng
Nếu xét về mặt kết cấu, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 về cơ bản
giống so với cương lĩnh năm 1991, gồm 4 mục lớn với 12 nội dung. 9
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Cụ thể trong mục 3 của bộ cương linh 2011 (Cương lĩnh bổ sung) viết “những
định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại”, và Cương linh 1991 nêu “Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã
hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại”. Vậy Cương lĩnh bổ sung phát triển năm
2011 đã thay “chính sách” bằng “phát triển” và bổ sung “văn hóa” vào trong mục
lớn. Điều này thể hiện song song tư duy cách mạng, phát triển của Đảng ta mà còn
thấy được vai trò ngày càng to lớn của văn hóa đối với sự phát triển đất nước.
Đối với mô hình mà nhân dân ta xây dụng. Cương lĩnh bổ sung, phát triển
năm 2011 khẳng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nước trên thế giới”. Trong đó:
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là những yếu tố
quang trọng và mục tiêu mà xã hội chủ nghĩa phấn đấu để đạt được. Dân giàu nước
mạnh chắc chắn là những mục tiêu cần thiết để xây dựng một quốc gia phát triển
và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Dân chủ và ông bằng là hai giá trị cốt
lõi của xã hội xã hội chủ nghĩa, mục tiêu xây dựng một xã hội bình đẳng và tự do
cho mọi công dân. Văn minh là yếu tố thể hiện trình độ phát triển văn hóa và tinh thần của một xã hội.
“Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”, đặt trưng này thể hiện sự ưu tiên và quan
trọng của chủ nghĩa dân tộc và nhân dân trong việc tham gia quản lý và quyết định
các vấn đề quan trọng của xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là
công cụ của nhân dân và do nhân dân lãnh đạo, phục vụ lợi ích cộng đồng. Điều
này phản ánh tinh thần dân chủ và tính đoàn kết của xã hội xã hội chủ nghĩa.
"Do nhân dân làm chủ" Khẳng định này thể hiện vai trò và trách nhiệm của
nhân dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Chính nhân dân là người định
hình và thực hiện chính sách, luật pháp, định hướng phát triển của xã hội. Nhân
dân cần tham gia tích cực, chủ động và tự quản lý, tự trách nhiệm trong quá trình
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Về chủ nghĩa xã hội và cách tiến hành đổi mới: 10
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Cương lĩnh năm 2011 bổ sung vào mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa những
điểm mới phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Điều này cho thấy tầm quan
trọng và sự tất yếu của chủ nghĩa xã hội đối với Việt Nam, cũng như sự linh hoạt
và thích ứng trong quá trình đổi mới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, Cương lĩnh năm 2011 là một sự khẳng định mạnh mẽ về sự tất yếu
của chủ nghĩa xã hội đối với Việt Nam và định hướng mô hình xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Nó tập trung vào việc đảm bảo quyền tự chủ,
đoàn kết và phát triển toàn diện cho nhân dân, đồng thời đảm bảo vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình này.
3.1.2. Về mô hình, mục tiêu, phương hướng cơ bản Về mô hình:
Bổ sung, phát triển một số đặt trưng cho chính xác với mục tiêu đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
- Kế thừa sự bổ sung, phát triển của Đại hội X về đặc trưng “do nhân dân làm chủ”.
- Đặc trưng về kinh tế: kế thừa đại hội X, cương lĩnh (bổ sung phát triển năm
2011) xát định: “có nền kinh tê phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” ( so với kì đại hội trước có bổ sung “tiến bộ” )
- Đặc trưng về con người cũng đã được bổ sung và phát triển trong Cương
lĩnh 2011, với nhấn mạnh vào cuộc sống ấm no, tự do hanh phúc và điều
kiện phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân.
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những định hướng này, còn có rất nhiều
thách thức đang đối diện như chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng hoảng
kinh tế, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Đây là những vấn đề cần
được đối phó một cách khôn ngoan và quyết liệt từ phía chính phủ và toàn xã hội. 3.2.
Trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng Chủ
Nghĩa Xã Hội ở nước ta hiện nay? 11
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
3.2.1. Về mặt Nhận thức
Sinh viên cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong sự việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Điều quan trọng là sinh viên phải tự nhân thức
rằng họ là những chủ nhân tương lai của đất nước và là lực lượng trẻ tiêu biểu
trong xây dựng và phát triển đất nước.
Nhận thức được sự caafn thiết học tập và nâng cao trình độ: Sinh viên cần
hiểu rõ rằng học tập và nâng cao trình độ là các yếu tố cơ bản để thích nghi với sự
phát triển của xã hội và công nghệ hiện đại . Nhận thức về việc tự nâng cao trình
độ sẽ giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu của công việc và đóng góp tích cực
vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hiểu rõ về giá trị quốc gia và vị trí của sinh viên: Sinh viên cần nhận thức
được tầm quan trọng của đất nước, văn hóa và truyền thống dân tộc. Họ là những
người tiếp nối sứ mệnh xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Nhận thức sâu sắc
về vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ giúp sinh viên
định hướng đúng đắn cho hành động và quyết định của mình.
Nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức và phẩm chất: Sinh viên cần nhận
thức rõ về vai trò của đạo đức và phẩm chất trong việc xây dựng một xã hội văn
minh, lịch sự và hòa bình. Họ phải tuân thủ các quy tắc đạo đức và đạo lý, làm
việc trung thực, tôn trọng người khác và không chấp nhận hành vi vi phạm pháp
luật và đạo đức. Nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức và phẩm chất sẽ giúp
sinh viên đạt được sự tôn trọng và tin tưởng của xã hội, đồng thời góp phần xây
dựng một xã hội văn minh, lịch sự và hạnh phúc.
Chung quy, sinh viên cần có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình
đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Họ phải hiểu rõ 12
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
về giá trị quốc gia, sự cần thiết của học tập và nâng cao trình độ, ý thức về trách
nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, cùng với việc coi trọng đạo đức và phẩm chất
trong cuộc sống. Từ đó, sinh viên có thể đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự
phát triển của đất nước và xã hội. 3.2.2. Hoạt động
Trách nhiệm xây dựng tinh thần đoàn kết: Sinh viên đóng vai trò là lực lượng
trẻ, năng động và sáng tạo trong xã hội. Họ cần hiểu rõ tầm quan trọng của tinh
thần đoàn kết trong việc đạt được mục tiêu chung của đất nước. Sinh viên cần tích
cực tham gia vào các hoạt động, câu lạc bộ, tổ chức sinh viên để xây dựng môi
trường hòa hợp và tạo điều kiện để các thế hệ trẻ cùng nhau phát triển.
Trách nhiệm tham gia công tác xây dựng Đoàn - Đảng: Sinh viên có thể tham
gia vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các hoạt động của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về lý tưởng cách mạng, đạo đức
chính trị và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của đảng và đoàn trong xây dựng đất nước.
Trách nhiệm tham gia các hoạt động xã hội: Sinh viên nên tích cực tham gia
vào các hoạt động xã hội, từ công tác tình nguyện, giúp đỡ người khó khăn đến
việc tham gia các cuộc thi, sự kiện và hoạt động văn hóa - văn nghệ. Điều này giúp
sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm, tạo dựng tinh thần cộng đồng và đóng góp tích
cực vào sự phát triển của xã hội.
Trách nhiệm phát huy vai trò học tập và nghiên cứu: Sinh viên nên đặt việc
học tập và nghiên cứu là ưu tiên hàng đầu. Họ cần rèn luyện khả năng tư duy, phân
tích và thực hành để có thể áp dụng kiến thức vào thực tế. Điều này giúp sinh viên
trở thành những nhà lãnh đạo tương lai, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Trách nhiệm tham gia phong trào văn hóa, thể dục thể thao: Sinh viên cần duy
trì sức khỏe tốt để có thể đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Tham gia
các hoạt động văn hóa, thể thao giúp họ rèn luyện ý chí, kỷ luật và tinh thần đồng đội. 13
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Trách nhiệm xây dựng tinh thần yêu nước: Sinh viên nên tự hào về quê hương
và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo và lãnh thổ của Tổ quốc. Họ cần hiểu rõ vị
trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và tôn trọng và giúp đỡ các
dân tộc trong cộng đồng Việt Nam phát triển cùng nhau. C. KẾT LUẬN 14
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com) lOMoARcPSD|36477180
Trên cơ sở so sánh cương lĩnh 1991 và Cương Lĩnh 2011, ta nhận thấy sự phát
triển và điều chỉnh trong quan điểm và mục tiêu xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở
Việt Nam. Cả hai cương lĩnh đều tôn vinh vai trò quan trọng của nhân dân, đặt biệt
là đối với thế hệ thanh niên và sinh viên, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Cương lĩnh 1991 đã định hướng rõ ràng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
đồng thời khẳng định mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ.
Năm 2011, Cương lĩnh tiếp tục bổ sung và phát triển các đặc trưng của xã hội chủ
nghĩa, nhấn mạnh về tầm quan trọng của dân chủ trong việc đạt được công bằng và
văn minh. Điều này phản ánh ý thức chính trị và yêu cầu của nhân dân ta ngày
càng cao về quyền lực và chủ động tham gia vào quyết định xây dựng đất nước.
Bản thân sinh viên cần phải mài dũa để trở thành thế hệ thanh niên vừa
“hồng” vừa ”Chuyên”, rèn luyện đạo đức, kiến thức, ra sức cống hiến bản thân cho
sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Trau dồi thêm lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động. Chủ động phấn
đấu hình mẫu lý tưởng thanh niên Việt Nam, góp mình vào việc xây dựng Chủ
Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam 15
Downloaded by Ng?c Di?p ??ng (ngocdiep10012000@gmail.com)