-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Dịch vụ bảo hiểm Logistic bằng đường hàng không
Tiểu luận Dịch vụ bảo hiểm Logistic bằng đường hàng không, Tiểu luận môn Dịch vụ bảo hiểm logistic của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Dịch vụ bảo hiểm Logistic 1 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Tiểu luận Dịch vụ bảo hiểm Logistic bằng đường hàng không
Tiểu luận Dịch vụ bảo hiểm Logistic bằng đường hàng không, Tiểu luận môn Dịch vụ bảo hiểm logistic của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dịch vụ bảo hiểm Logistic 1 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
MÔN HỌC: DỊCH VỤ BẢO HIỂM LOGISTICS LỚP:K66LOGISA
NHÓM 9: Phạm Đức Mạnh-6668356
Trầần Đình Tiếến-6665245
Hà Bảo Trung-6651162
Nguyếễn Đức Thành-6652625
Vũ Anh Quần-6661665 CHỦ ĐỀỀ
DỊCH VỤ BẢO HIỂM LOGISTICS BẰỀNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG MỞ ĐẦỀU
Việt Nam là một thị trường logistics hàng không năng động và phát triển nhanh trên
thế giới. Đặc biệt, với việc các nhà đầu tư tham gia sản xuất nhiều sản phẩm công
nghệ cao tại Việt Nam, lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không đã gia tăng
rất nhanh trong thời gian qua. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về khối lượng vận
chuyển, nhưng trị giá hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không lại khá lớn. Mạng
cảng hàng không hiện nay có 21 cảng hàng không sân bay đang có hoạt động khai
thác hàng không dân dụng, trong đó có 7 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng,
Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ), còn lại là 14 cảng hàng
không nội địa. Mạng cảng hàng không, sân bay được chia theo các miền.
Các hãng hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific,
Vasco hiện nay có 157 máy bay, chủ yếu là máy bay chở khách kết hợp thêm vận
chuyển hàng hóa, chưa có máy bay chuyên chở hàng hóa (freighter). Do vậy, các hãng
Việt Nam hiện chỉ chiếm 12% thị phần vận chuyển hàng không, 88% còn lại phụ
thuộc vào 58 hãng vận chuyển nước ngoài.
Rõ ràng rằng không hề tồn tại phương thức vâṇ tải nào đảm bảo tính an toàn tuyêṭ đối.
Rủi ro có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và xảy ra vào bất cứ lúc nào. Nếu không
có bảo hiểm, chủ doanh nghiêp ̣ sẽ phải chịu toàn bô ̣tổn thất mà không được đền bù.
Chính vì thế, hiêṇ nay, lô hàng có quan trọng hay không thì cũng nên mua bảo hiểm.
Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những thiết hại ngoài ý muốn.
Hiểu một cách đơn giản, bảo hiểm là môṭ sự đảm bảo bằng hợp đồng. Bằng cách này
bên mua bảo hiểm sẽ có quyền được hưởng môṭ khoản trợ cấp đã được quy định trong
trường hợp xảy ra rủi ro nhờ vào khoản đóng góp cho chính họ hoăc ̣ cho bên thứ 3.
Khoản trợ cấp này do bên bán bảo hiểm chi trả, họ sẽ phải có trách nhiê ṃ , đồng thời
đền bù thiêṭ hại theo con số thống kế thực tế.
I. Đặc điểm của Logistic hàng không
Vận tải hàng không là một phương thức vận tải tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ
logistics. Do đặc thù riêng nên thời gian để chuẩn bị cho quá trình vận tải thường phức
tạp, kéo dài và có sự tham gia của nhiều đối tượng hơn so với các phương thức vận tải
khác. Logistics hàng không có một số đặc điểm như sau:
- Tốc độ vận chuyển cao, thời gian vận chuyển ngắn. Đây là ưu điểm rất lớn của
ngành Hàng không, đặc biệt phù hợp với điều kiện thương mại điện tử bùng nổ trên
toàn cầu, khi mà mọi người đều muốn mua hàng và nhận được nhanh chóng.
- Giá cước vận chuyển cao, hàng hóa vận chuyển đặc thù (hàng giá trị cao, hàng tươi
sống, hàng thời trang, thuốc, vật phẩm y tế,…)
- Tính an toàn và mức độ tin cậy cao so với các phương thức khác.
- Khả năng chuyên chở bị giới hạn cả về trọng tải và kích thước hàng hóa, đồng thời
kích cỡ container chứa hàng cũng khác nhau tùy theo các dòng máy bay sử dụng.
- Quá trình tổ chức vận tải phức tạp do những qui định về đảm bảo an toàn, an ninh và
qui định riêng của mỗi quốc gia. Logistics hàng không đòi hỏi thủ tục về giấy tờ phức
tạp hơn nhiều so với các phương thức khác.
- Thiếu sự liên hệ với khách hàng cuối cùng: vận tải hàng không là phương thức vận
tải có tính triệt để thấp, phải kết hợp với phương thức vận tải khác để hoàn thiện quá trình vận chuyển. II. Dịch Vụ Bảo Hiểm *Khái niệm bảo hiểm
- Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người bảo hiểm cam kết
sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các
rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã đóng một khoản
tiền, gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định.
*Bảo hiểm với các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
-Nếu như trước đây, đường hàng không được xem là ít nguy cơ tai nạn và khá an toàn
cho hành khách thì trong những năm gần đây, các sự cố máy bay liên tục xảy ra ở
trong và ngoài nước. Điều này khiến nhiều người dần quan tâm hơn đến an nguy của
bản thân khi sử dụng dịch vụ này. Từ đó, bảo hiểm hàng không ra đời với sứ mệnh
đảm bảo tối đa cho sự an toàn của các hãng hàng không và hành khách.
Đây thực chất là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đặc thù của một vài công ty
bảo hiểm hàng không, được thiết kế dành riêng cho các rủi ro liên quan đến việc di
chuyển bằng đường hàng không và các hoạt động của máy bay. *Phân loại bảo hiểm
- Đối tượng bảo vệ của bảo hiểm này sẽ bao gồm cả con người và hàng hóa với nhiều
gói sản phẩm đa dạng, tùy thuộc vào công ty cung cấp dịch vụ. Nhìn chung, bảo hiểm
hàng không sẽ được phân loại như sau:
+Bảo hiểm cho hãng: được các hãng hàng không (bao gồm cả hãng hàng không quốc
gia và hãng hàng không giá rẻ) mua để bảo vệ cho các chuyến bay của hãng hoặc các
chuyến bay thuê để vận chuyển hàng hóa hàng không.
+Bảo hiểm vật chất: loại hình này sẽ bảo vệ cho các đơn vị sản xuất máy bay và phụ
tùng khí tài, công ty kiểm soát không lưu, các sân bay, các đối tác phục vụ mặt đất và
bảo trì, sửa chữa trong quá trình tra nạp nhiên liệu và dịch vụ.
+Bảo hiểm cho hành khách: bên bán sẽ chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây mất mát,
hư hỏng cho hàng hóa hoặc tính mạng con người đi trên chuyến bay đó.
+Bảo hiểm du lịch khi mua vé máy bay: đây là một quyền lợi của bảo hiểm du lịch,
hành khách sẽ được bảo hiểm một số rủi ro liên quan đến chuyến bay như hủy chuyến hoặc trễ chuyến.
*Các Loại Trừ Bảo Hiểm
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không bảo hiểm cho:
+ Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi cố ý của người được bảo hiểm.
+ Rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông
thường của đối tượng bảo hiểm.
+ Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo
hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.
+ Gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm.
+ Phát sinh từ tình trạng không thích hợp của máy bay, phương tiện vận chuyển,
container hay thùng hàng cho việc chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm.
+ Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy
ra do một rủi ro được bảo hiểm.
+ Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người
chủ, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác máy bay.
+ Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, chất phóng xạ.
+ Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi
nghĩa, hành động thù địch.
+ Gây ra bởi chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi do không tặc).
+ Do mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác.
+ Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm
xưởng, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động.
+ Là hậu quả của đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự.
+ Gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị.
*Hạn Chế Tổn Thất
+ Người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể coi là hợp lý nhằm mục
đích ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất đó, và
+ Phải đảm bảo mọi quyền khiếu nại người chuyên chở, người nhận ký gửi hàng hóa
hay những người thứ ba khác được duy trì và thực hiện thỏa đáng. *Điều Kiện
-Người được bảo hiểm khi nhận biết về một sự kiện được bảo hiểm phải thông báo
ngay cho bên dịch vụ bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ này.
III. Sự Cần Thiết Của Bảo Hiểm Hàng Không
*Đối với hành khách, con người:
Khi mua bảo hiểm, ký hợp đồng bảo hiểm, bạn sẽ được nhâṇ những lợi ích cụ thể sau:
-Huỷ chuyến bay và được bồi thường tiền vé. Điều này sẽ được hực thi trong trường
hợp bên vâṇ chuyển chủ đông huỷ chuyến bay. Còn nếu huỷ chuyến do lỗi của hành
khách thì đơn vị bán bảo hiểm sẽ chỉ có trách n h i ê m
̣ đền bù tiền đã đăṭ cọc hoăc ̣ số
tiền không được hoàn trả từ hãng hàng không.
-Trong trường hợp chuyến bay bị châm
̣ trễ, hoãn, bảo hiểm sẽ có trách nhiêm ̣ bồi
thường và hoàn trả tất cả các chi phí phát sinh như ăn uống, ngủ nghỉ trong thời gian chờ chuyến bay.
-Khi có thiêṭ hại về sức khoẻ, bạn sẽ được miễn phí các dịch vụ và dụng cụ y tế tại nước trung chuyển.
-Khi có thiêṭ hại về hành lý cá nhân, đơn vị bán bảo hiểm sẽ có n h iê m ̣ vụ chi trả cho
toàn bô ̣tổn thất. Nó sẽ bao gồm các hành lý bị hư hỏng, thất lạc hay đến c h â m ̣ . Lưu ý
rằng, chỉ có hành lý đã ký gửi mới được hàng hàng không bồi thường khi có sự cố thất lạc.
*Đối với vâṭ chất, hàng hoá:
Tuỳ vào tính chất từng lô hàng, đăc ̣ biêṭ là những lô có giá trị kinh tế cao, khi có sự cố
thất lạc sẽ rất khó để có bằng chứng chứng minh rằng đó là lỗi và trách nhiê ṃ của
hãng hàng không. Rủi ro này thông thường thì khách hàng đều phải chấp nhâṇ .
Khi đó, bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng trong vấn đề này. Bạn sẽ được bồi thường giá
trị đã tổn thất, kể cả các đơn hàng ký gửi. Do đó, đối với các loại hàng hoá dễ mất, dễ
thất lạc và có giá trị kinh tế cao, đồng thời phải vâṇ chuyển qua nhiều nước trung
chuyển, các khách hàng, doanh nghiêp ̣ nên mua bảo hiểm để hạn chế đến mức tổn thất khi có sự cố xảy ra.
IV. Các Loại Phí Trong Bảo Hiểm Hàng Không
* Phí đối với bảo hiểm vâṭ chất, hàng hoá
-Phí bảo hiểm thân máy bay: Bên bán bảo hiểm sẽ chi trả chi phí bảo hiểm thân máy
bay khi găp ̣ sự cố chiến tranh, không tăc ̣ .
-Phí bảo hiểm phụ tùng, tài sản trên máy bay: Khi găp ̣ rủi ro, tai nạn, bên bán sẽ bồi
thường cho các hãng hàng không và khách hàng các giá trị bị tổn thất.
*Phí bảo hiểm trách nhi ê m ̣ :
-Phí bảo hiểm trách n h i ê m ̣ pháp lý.
-Phí bảo hiểm đối với người điểm hành chuyến bay.
-Phí bảo hiểm mức trách nhiê m
̣ đối vởi sự cố ngoài ý muốn như không tắc hoăc ̣ chiến tranh.
-Phí bảo hiểm trách n h i ê m
̣ của người điều hành sân bay, tàu bay và và chủ sân bay.
Ngoài ra còn có rấ nhiều loại phí bảo hiểm hàng không khác, ví dụ như phí bảo hiểm tai nạn cho tổ bay,…
V. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong logistics hàng không tại Việt Nam
-Trước sự chuyển đổi mạnh mẽ của thế giới về công nghệ logistics và logistics hàng
không, tại Việt Nam đã có những bước triển khai từ Chính phủ tới các doanh nghiệp.
Ngày 03/06/2020 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với
mục tiêu cơ bản đến năm 2025, định hướng Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về
công nghệ thông tin (IDI) và thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ban hành Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT ngày
08/12/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Bộ Giao thông Vận tải đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ hình
thành cơ sở hạ tầng dữ liệu của ngành Giao thông Vận tải. Như vậy, Chính phủ và các
Bộ, ban, ngành của Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đổi mới, ứng
dụng công nghệ trong các lĩnh vực, trong đó có logistics. Để cụ thể hóa các giải pháp,
hiện nay, Chính phủ đã đưa vào sử dụng Cổng Thông tin một cửa quốc gia, cho phép
người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và
thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu thông
qua một hệ thống tích hợp.
-Tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,
nơi có 2 trung tâm xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, cơ quan hải quan đã
áp dụng Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu. Kết quả là hệ thống đạt được tỷ lệ xử lý tự động ổn định trên 99,5%; thời gian
thông quan cho mỗi lô hàng trung bình dưới 10 phút.
-Đối với các doanh nghiệp, hiện nay, việc số hóa cơ sở dữ liệu đã được thực hiện một
phần, tuy nhiên những bước tiếp theo như số hóa qui trình, ứng dụng trí tuệ nhân tạo,
dữ liệu lớn, internet vạn vật,… còn đang được thực hiện với mức độ khác nhau.
-Tại ga phục vụ hàng hóa của Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn và Công ty
TNHH Nhà ga hàng hóa ALS tại Nội Bài đang áp dụng phần mềm quản lý hàng hóa
hàng không Hermes Cargo. Với thiết bị cầm tay đa chức năng, hệ thống giám sát kho
hàng thông minh và giám sát theo thời gian thực của Hermes, công tác phục vụ hàng
hóa hàng không được kiểm soát tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn và từng bước tiến tới
mô hình theo tiêu chuẩn quốc tế. Sử dụng hệ thống Hermes đảm bảo giảm thiểu rủi ro,
đảm bảo thời gian xử lý đơn hàng, tăng tốc quá trình thu thập thông tin, nâng cao khả
năng giám sát dịch vụ, hỗ trợ đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống của hãng hàng không
và hải quan, cũng như tạo ra môi trường kết nối hiệu quả giữa các bên tham gia.
-Như vậy, ngành Hàng không Việt Nam cũng đang dần bắt kịp xu hướng ứng dụng
công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên do đặc thù chưa có doanh nghiệp vận tải hàng hóa
chuyên biệt cũng như chưa có trung tâm xử lý hàng hóa qui mô lớn, các doanh nghiệp
logistics hàng không còn nhỏ lẻ, qui mô nhỏ,… nên các ứng dụng trong lĩnh vực
logistics hàng không bị hạn chế. Trong tương lai, để thích ứng với sự thay đổi của
logistics toàn cầu, việc đổi mới, ứng dụng công nghệ mới là nhu cầu tất yếu, Chính
phủ cũng như các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và đầu tư để đáp ứng được yêu cầu.
VI. Đánh giá cơ hội phát triển và tham vọng
Là thị trường giàu tiềm năng
-So với các phương thức vận chuyển khác, hàng không có ưu điểm về mặt tốc độ và
thời gian khi có thể giao hàng đến tay người nhận trên khắp thế giới trong vòng 2-3
ngày. Nhưng thực tế vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ở nước ta vẫn chưa
phát triển đúng tiềm năng.
-Đến nay, hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không chỉ theo hình thức đi kèm với
các chuyến bay hành khách. Không gian chứa hàng hạn chế, phải ưu tiên chứa hành lý
của khách, lượng hàng hóa thương mại vận chuyển theo mỗi chuyến bay rất hạn chế.
--Có thể thấy tiềm năng logistics hàng không vẫn đang bị bỏ phí.
Theo ông Nguyễn Quốc Phương - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam (ACV), ở Việt Nam, các sản phẩm chủ yếu sử dụng phương thức vận
chuyển hàng không là điện thoại, máy tính bảng, hàng điện tử, mỹ phẩm, hàng dệt
may và một số sản phẩm nông nghiệp như thủy sản, hoa, quả... Hàng không chỉ chiếm
một phần nhỏ trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam, nhưng chiếm
đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của đất nước.
-Dịch bệnh Covid-19 hoành hành, kéo dài khiến giao thương hàng hóa trên toàn cầu
gặp trở ngại. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp vô vàn khó khăn bởi dịch bệnh.
Dù vậy, qua số liệu cho thấy vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ít chịu thiệt hại
bởi tác động Covid - 19 so với vận tải hành khách do việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong nước.
-Thời gian qua, cùng với những điều kiện thuận lợi từ các chính sách của Chính phủ
như tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, các Hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới như EVFTA, CPTPP... các chính sách mở cửa bầu trời, tự do hoá trong chính
sách vận tải hàng không mở ra cơ hội kinh doanh mới, hứa hẹn nhiều tiềm năng, tăng
trưởng cho dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam nói chung, dịch vụ logistics hàng không nói riêng.
-Tuy vậy, nhìn vào cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển hàng hóa, hàng hóa quốc tế
đang chiếm đến 80%. Và thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế của các hãng hàng
không trong nước hiện mới chỉ chiếm 12%, 88% còn lại nằm trong tay 75 hãng hàng
không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam. Tham vọng
-Thực tế này của logistics hàng không Việt Nam cũng từng được ông Trần Thanh Hải
- Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương khẳng định Việt Nam có tiềm
năng phát triển logistics hàng không lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hạ tầng mặt đất
đang là một trong những thách thức lớn nhất. Do đó, cần có một chiến lược bài bản và
sự liên kết hợp tác chặt chẽ với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để thật sự phát huy
hết tiềm năng của ngành này trong dịch vụ logistics nói riêng, vận tải nói chung.
-Nhiều ý kiến cũng cho rằng, giai đoạn từ nay đến năm 2025, cần tập trung mọi nguồn
lực để đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Thực tế
ông Phương cho biết, ACV đã và đang thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng hàng không
với nhu cầu vốn giai đoạn này khoảng 120.000 tỷ đồng để góp phần thúc đẩy tăng
trưởng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong đó, đầu tư hệ thống nhà ga hàng hóa tại các cảng hàng không để đáp ứng nhu
cầu, tiềm năng tăng trưởng của thị trường logistics hàng không. Kỳ vọng ngành
logistics hàng không sẽ được khai thác hết tiềm năng vốn có để có thể góp phần thúc
đẩy năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước nhà. KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung và dịch vụ logistics nói riêng, Việt
Nam cũng đang từng bước nỗ lực để hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ logistics của
mình. Là một phần trong chuỗi cung ứng, logistics hàng không nắm giữ vai trò quan
trọng nhờ vào đặc điểm tốc độ cao, thời gian vận chuyển ngắn, đáp ứng được yêu cầu
vận chuyển của các loại hàng hóa đặc biệt, hàng nhạy cảm, thuốc và chế phẩm sinh
học,… Vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát
triển mạnh mẽ, một phần do chúng ta nằm trong khu vực tăng trưởng mạnh về hàng
không trên thế giới. Để có thể đáp ứng được nhu cầu trong tương lai, đồng thời thích
ứng với sự thay đổi của chuỗi logistics toàn cầu, việc nghiên cứu và lựa chọn các ứng
dụng công nghệ phù hợp là hết sức cần thiết.