Tiểu luận Điều kiện ly hôn theo quy định của luật hôn nhân - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Đời sống hôn nhân luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp có sức ảnh hưởng lớn gây nhức nhối đến xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hội, ly hôn cũng được nhìn nhận như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược với nhiều yếu tố tác động và nguyên do như: kết hôn khi còn quá trẻ, kết hôn quá vội vàng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 2
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................ 2
3. Mục đích của đề tài ......................................................................................... 3
4. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 3
PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................... 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LI HÔN .................................... 4
1.1 Khái niệm ly hôn và căn cứ ly hôn ....................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm ly hôn .................................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm căn cứ ly hô
n......................................................................... 4
1.2 Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ................................... 5
1.2.1 Căn cứ ly hôn trong trường hợp các bên thuận tình ly hôn .................... 5
1.2.2 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu một bên ...................................................... 5
1.3 Trình tự thủ tục ly hôn .......................................................................................... 7
1.4 Hậu quả pháp lý của ly hôn .................................................................................. 8
1.4.1 Quan hệ nhân thân .................................................................................. 8
1.4.2 Quan hệ tài sản ....................................................................................... 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LI HÔN VÀ GIẢI PHÁP ......................................... 10
2.1 Thực trạng ly hôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ......................................... 10
2.2 Đánh giá về thực trạng .......................................................................................... 10
2.2.1 Đánh giá chung tình trạng hôn nhân nước ta ......................................... 10
2.2.2 Một số vụ việc cụ thể .............................................................................. 11
2.2.3 Những tồn tại vấn đề pháp luật về hôn nhân .......................................... 13
2.3 Giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn nước ta......................................................... 15
PHẦN 3: KẾT LUẬN ................................................................................................ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 17 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
Đời sống hôn nhân luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp có sức ảnh hưởng lớn gây nhức
nhối đến xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hội, ly hôn cũng được nhìn nhận
như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược với nhiều yếu tố tác động và nguyên do
như: kết hôn khi còn quá trẻ, kết hôn quá vội vàng, vợ chồng không tôn trọng nhau, cuộc
sống với nhiều mâu thuẫn và xung đột kéo dài, bất bình đẳng trong đời sống vợ chồng,
áp lực về kinh tế, áp lực về quan hệ họ hàng và quan trọng là đối phương không đủ nhẫn
nại và đồng cảm, sẻ chia với nhau,… cùng với đó là vô vàn các lí do để mong muốn kết
thúc cuộc hôn nhân chóng vánh này. Truy ngược về nguồn gốc khi cuộc sống mang theo
nhịp thời gian hối hả, vội vã đã làm chính người hiện đại không hiểu được nội hàm của
hôn nhân. Vì thế không chỉ các cặp đôi trẻ mà còn rất nhiều cặp đôi đã chung sống với
nhau nhiều năm cũng đi đến quyết định ly hôn. Ở Việt Nam, tỉ lệ ly hôn không những
tăng cao mà quãng từ lúc kết hôn tới lúc ly hôn cũng bị rút ngắn lại. Theo kết quả tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2020, tỉ lệ ly hôn tại Việt Nam đang có xu hướng tăng
nhanh trong mười năm nay. Kèm theo đó, tỉ lệ ly hôn có sự khác biệt theo giới tính, khu
vực, thành thị và nông thôn. Các chuyên gia cho rằng ly hôn cũng là thành tố cấu thành
của hôn nhân phản ánh xu thế tất yếu của quá trình phát triển hiện đại ngày nay.
Khi đời sống hôn nhân không còn duy trì được nữa thì ly hôn là giải pháp tiên quyết và
cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng. Ly hôn có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi cuộc
hôn nhân này thực sự tan rã. Dù quan hệ hôn nhân có đổ vỡ thì điều kiện và sự bình
đẳng về quyền lợi và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Vì vậy Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên trong gia đình,
hướng đến hạnh phúc, và là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình
một cách thấu tình đạt lý. Cùng với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn,
nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Điều kiện ly hôn theo quy
định của luật hôn nhân gia đình”, từ đó đưa ra các ý kiến hoàn thiện hơn về điều kiện
và căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Ngoài ra
việc nghiên cứu đề tài sẽ có thể góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật hôn nhân và
gia đình nói chung và hoạt động giải quyết các vụ án ly hôn trên địa bàn địa phương nói riêng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp
luật có liên quan tới vấn đề ly hôn.
Để hoàn thành đề tài tiểu luận này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
• Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vân dụng nhiều
nhất khi thực hiện nghiên cứu đề tài này và tham khảo nhiều nguồn tài liệu có liên
quan, các bài báo, tạp chí và các nguồn tài liệu tham khảo trên internet.
• Phương pháp luận vấn đề: Đây là phương pháp vô cùng quan trọng, là yếu tố nồng cốt
được sử dụng để nghiên cứu đề tài. Để từ việc nghiên cứu có thể đưa ra những điều
kiện tiên quyết của vấn nạn ly hôn nước ta. 2
• Cùng với đó là các phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp diễn dịch, phương
pháp so sánh và phương pháp tư duy trừu tượng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Bài tiểu luận được tạo ra với mục đích nghiên cứu giúp cho mọi người có cái nhìn chuẩn
mực hơn, là cơ sở chuẩn tắc dựa trên cơ sở điều kiện ly hôn theo quy định của Luật hôn
nhân gia đình, cùng phân tích, đánh giá, kết hợp với các thủ tục giải quyết ly hôn. Từ
đó, nhằm hướng cho mỗi cá nhân giảm thiểu những mâu thuẫn về vấn đề pháp lí, tránh
được những rủi ro và xung đột không đáng có.
4. Bố cục đề tài
Với đầy đủ bố cục 3 phần ngoài phần giới thiệu chung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về căn cứ ly hôn
Chương 2: Thực trạng ly hôn ở nước ta và giải pháp 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN
1.1 Khái niệm ly hôn
1.1.1 Khái niệm ly hôn
Quan hệ hôn nhân với ý nghĩa là sự tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con
người vì nó được xác định và tạo nên trên cơ sở tình yêu và sự gắn bó giữa vợ chồng.
Đôi khi, trong cuộc sống vợ chồng, vì một số lý do nào đó dẫn tới sự mâu thuẫn giữa vợ
chồng sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vì thế ly hôn được hình
thành để giải thoát cho đôi vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình thoát
khỏi những mâu thuẫn gia đình không đáng có. Tuy ly hôn là mặt trái của mối quan hệ
hôn nhân nhưng lại là mặt không thể thiếu được khi mà quan hệ hôn nhân đó chỉ tồn tại
trên giấy tờ, hình thức nhưng tình cảm vợ chồng đã thực sự không còn.
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật ở mỗi nước là khác nhau. Một
vài quốc gia các cặp vợ chồng bị cấm ly hôn, theo họ bởi vì mối quan hệ vợ chồng bị
ràng buộc theo một vị thần thiêng liêng nào đó. Một số quốc gia thì hạn chế ly hôn bằng
cách đưa ra những luật lệ, những điều kiện hết sức khắt khe. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
hướng đến sự tự do dân chủ, cho nên hạn chế hay cấm đoán việc ly hôn đều trái với
quyền tự do dân chủ của mỗi công dân.
Luật pháp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thừa nhận quyền tự do ly hôn hợp pháp của
các cặp vợ chồng, không ngăn cản hay đặt ra những những luật lệ khó khăn nhằm giới
hạn lại quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự đồng thuận của đôi vợ chồng, nó là kết
quả của hành vi có đầy đủ ý thức của cặp vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của bản
thân. Pháp luật Việt Nam không thể bắt buộc nam và nữ phải yêu nhau và tiến tới hôn
nhân, thì cũng không thể cưỡng ép họ phải chung sống với nhau, phải duy trì mối quan
hệ hôn nhân đó khi mà sự yêu thương lẫn nhau, tình cảm vợ chồng, sự gắn bó giữa họ
đã không còn và không thể đạt được mục đích của hôn nhân. Giải quyết vấn đề ly hôn
là sự cần thiết đối với mối quan hệ đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho cả
đôi bên cũng như con cái và các thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh đó, ly hôn
cũng có mặt hạn chế đó là chia cắt giữa đôi vợ chồng, con cái của họ. Vì thế, khi giải
quyết vấn đề ly hôn, Toà án phải tìm hiểu rõ ngọn ngành nguyên nhân, bản chất của mối
quan hệ đó cũng như thực trạng hôn nhân cùng với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền
lợi cho các thành viên khác trong gia đình, của nhà nước và của xã hội.
Quy lại theo định nghĩa của Luật Hôn nhân và gia đình thì “Ly hôn là việc chấm dứt
quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Quan hệ
hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1.1.2 Căn cứ l y hôn
Có thể nói khi cuộc sống hôn nhân không thể duy trì được nữa, nghĩa là hôn nhân đã
chết đi thì ly hôn là một điều tất yếu sẽ xảy ra. Ở mỗi chế độ khác nhau, mỗi giai cấp 4
thống trị khác nhau thì đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy định chế độ hôn
nhân sẽ được thay đổi phù hợp với những truy niên đó.
Việc quy định những căn cứ ly hôn phải phù hợp với bản chất của sự việc, thực trạng
thực tế của hôn nhân. Chính vì vậy mà căn cứ ly hôn không dễ dàng gì, nó đòi hỏi phải
hết sức khoa học, phù hợp với bản chất, đạo đức Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với nguyện vọng và công tâm đáp ứng mọi mặc của đông đảo nhân dân.
1.2 Các căn cứ ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định những căn cứ để ly hôn như sau:
1.2.1 Căn cứ ly hôn trong trường hợp các bên thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân
được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện
ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của chồng/vợ và con thì Tòa án công
nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo
đảm quyền lợi chính đáng của chồng/vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.
1.2.2 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu một bên
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng,
vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của người kia.
Đánh giá tình trạng vợ chồng đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được phải trên cơ sở nhận định rằng: Vợ chồng không
còn yêu thương nhau; những mâu thuẫn giữa vợ chồng sâu sắc đến mức không thể hòa
giải được; quan hệ vợ chồng rạn nứt đến nỗi không thể hàn gắn được; việc vợ chồng
tiếp tục chung sống là bất hạnh lớn của vợ chồng, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của
những thành viên trong gia đình, đặc biệt là tới việc chăm sóc, giáo dục con cái; sự tồn
tại quan hệ hôn nhân đó không thể xây dựng được một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. 5
Để có thể đưa ra nhận định trên thì cần phải dựa vào các biểu hiện thực chất trong quan
hệ giữa vợ và chồng. Nếu vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm
trọng quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng dẫn đến quan hệ vợ chồng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không
thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được.
Trước tiên, khi có yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Toà án phải tiến hành điều tra và hoà
giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án cần xác định tình trạng của quan hệ hôn nhân,
xem có căn cứ ly hôn không để giải quyết.
Đối với trường hợp vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị tâm thần hoặc bị các bệnh
khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình: Áp dụng trong
trường hợp ly hôn do yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích của một bên vợ, chồng bị
tâm thần hoặc bị bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình. Khi có yêu cầu ly hôn của người cha, mẹ, người thân thích và có căn cứ về
việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của người kia thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết ly hôn. Đây là một
điểm mới quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 so với Luật Hôn nhân và gia
đình 2000. Quy định này đã tháo gỡ vướng mắc trong trường hợp muốn xin ly hôn thay
cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không thực hiện được do trước đây chỉ quy
định việc ly hôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất
năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn.
Để xác định “Hành vi bạo lực gia đình”, ta căn cứ vào các hành vi sau:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng
của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; 6
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng
của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
“Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” được hiểu là hành vi của vợ,
chồng không làm đúng và gây tổn hại một cách nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ
của vợ, chồng. Vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng bao gồm vi phạm quyền, nghĩa
vụ về nhân thân và vi phạm quyền, nghĩa vụ về tài sản. Việc xác định vi phạm này cần
phải căn cứ vào Luật Hôn nhân gia đình 2014 và một số quy định trong các văn bản pháp luật khác.
Tuy nhiên, việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng hay có hành vi
bao lực chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ ở đây đó là làm cho hôn nhân lâm vào
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không
đạt được. “Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được” có thể được hiểu là vợ chồng sống không chung thủy với nhau,
có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ
nhau mà thực tế đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn có tiếp tục quan hệ
ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly hôn, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược
đãi, hành hạ xúc phạm dẫn đến mục đích hôn nhân trên nền tảng xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững dần mong lung và không thể kéo dài.
Trường hợp cha, mẹ, người thân thích yêu cầu ly hôn khi một bên hoặc chồng không có
khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì phải có đủ căn cứ cho rằng bên
vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ
gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Có nghĩa
là chồng, vợ có lỗi nghiêm trọng đối với người bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến
không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu ly hôn.
1.3 Trình tự thủ tục ly hôn.
Thủ tục ly hôn là thủ tục hành chính cần có trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết để
giải quyết vấn đề ly hôn theo quy định của pháp luật để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân
do toà án quyết định hoặc công nhận theo yêu cầu của vợ, chồng.
Nên tìm hiểu kỹ thủ tục ly hôn cũng như các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình yêu
cầu ly hôn trước khi đề nghị tòa án giải quyết để có quyết định đúng đắn, tiết kiệm chi
phí cũng như thời gian và công sức của mình.
Các vấn đề quan trọng cần tìm hiểu trong việc ly hôn: quyền nuôi con, vấn đề chia tài
sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, giấy tờ chứng minh tài sản,... sẽ giúp mình cũng như những
người có liên quan đến sẽ không bị lãng phí thời gian tiền bạc và đảm được tối đa quyền lợi của mỗi người. 7
Các bước giải quyết ly hôn:
Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình khi ly hôn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ giải quyết ly hôn tại tòa án .
Trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện
nơi cư trú (đăng ký thường trú) của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Đối với trường
hợp đơn phương ly hôn sẽ áp dụng theo quy định Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn
đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí.
Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ đầy đủ Tòa án sẽ có thông báo tiếp nhận
đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí.
Vợ hoặc chồng nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án
quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải ly hôn.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
Bước 5: Mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành và các bên không thay đổi quyết
định về việc ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.
1.4 Hậu quả pháp lý của ly hôn
1.4.1 Quan hệ nhân thân
Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng chấm dứt.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng cũng sẽ chấm dứt. Cả 2 bên không cần có nghĩa vụ
phải yêu thương chăm sóc lẫn nhau, không còn sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong các
công việc gia đình, chấm dứt quyền đại diện cho nhau giữa vợ chồng cũng như các
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật hôn nhân gia đình. Kể từ thời điểm bản
án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cả đôi bên đều là người độc thân. Họ hoàn toàn
có thể kết hôn với người khác, có cuộc sống khác mà không phải chịu sự ràng buộc pháp lí từ bên còn lại.
Quan hệ giữa cha mẹ con cái sau ly hôn
Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng, không làm chấm dứt quan hệ
cha, mẹ, con. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con vẫn còn tồn tạị.
Sau khi ly hôn, quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn
tồn tại giữa cha, mẹ và con:
• Sau khi ly hôn, cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, nuôi dưỡng,
giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động hoặc không có khả năng lao động. Tài sản là tự cung tự cấp.
• Vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của các
bên đối với con sau khi ly hôn. Nếu thương lượng không thành thì căn cứ vào quyền
lợi về mọi mặt của con, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con.
• Con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không có quyền trực
tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc theo lợi ích riêng của cha 8
mẹ có thoả thuận khác. Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con thì phải cấp dưỡng cho con
(theo quy định về tiền cấp dưỡng).
1.4.2 Quan hệ tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, vấn đề phân chia tài sản là bắt buộc. Hai bên có thể tự nguyện cùng thỏa
thuận để phân chia tài sản chung của cả hai, tài sản riêng và các vấn đề tài chính có liên
quan đến nhau hoặc có thể yêu cầu toàn án phân chia theo quy định của pháp luật theo
nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng như sau:
• Tài sản chung của vợ chồng được chia đều nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh gia đình, vợ chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Lao động của vợ chồng trong hộ gia đình được coi là lao động kiếm được.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong sản xuất, kinh doanh, lao động để các bên
tiếp tục lao động, tạo thu nhập.
- Hai bên đều có lỗi khi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
• Tài sản riêng của vợ và chồng thuộc sở hữu của họ, trừ trường hợp tài sản riêng được
hợp nhất thành tài sản chung theo Đạo luật này. Khi tài sản riêng được hợp nhất, nhập
với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản thì thanh toán theo phần giá trị
công sức đóng góp của mình vào tài sản đó, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để nuôi dưỡng.
• Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm chính và phối hợp với Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện nội dung này. 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LY HÔN VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực trạng ly hôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất tinh thần của con người cũng phát triển
theo, con người cần tìm cho mình người bạn đời để kết hôn và chung sống cùng mình
đến cuối đời. Tuy vậy, khi tình cảm của hai vợ chồng đã nguội lạnh và không có thời
gian cho nhau hoặc những xung đột trong cuộc sống tạo ra áp lực thì việc ly hôn rất dễ
dàng xảy ra. Đó là một biện pháp thường thấy để con người cho nhau lối thoát và bắt
đầu một cuộc sống khác. Điều đó thường xảy ra nhiều ở những cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam.
Theo báo cáo của tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, có tới
70% vụ ly hôn do người phụ nữ đệ đơn. Cứ ba cặp kết hôn thì lại có một cặp ly hôn, đây
là một con số khó tin, nhưng đó là sự t ậ
h t. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này
thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 – 30 tuổi, trong đó 70% ly hôn khi mới
kết hôn chỉ từ 1–7 năm và hầu hết đã có con… Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét
qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa. [6]
Qua những con số trên, dường như ta thấy được trong cuộc sống, những đôi vợ chồng
trẻ chưa hiểu được giá trị của một gia đình. Họ quá vội vàng khi quyết định tiến tới hôn
nhân, chưa có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống gia đình khó khăn hơn là lúc mới
yêu để rồi chọn ly hôn là cách “giải thoát cho nhau”. Đáng buồn hơn là đại đa số những
cặp vợ chồng trẻ này ly hôn trong khi có con nhỏ, khi người vợ mang thai trước kết hôn.
Điều đó cho thấy giới trẻ hiện nay chưa nhận thức và biết suy nghĩ cho tương lai, vội
vàng quyết định hôn nhân rồi cuối cùng người nhận hậu quả là những đứa con họ. Sinh
ra và lớn lên thiếu tình yêu thương của cha và mẹ. Đây là một bài học giúp ta cần ý thức
được được việc yêu trước và sau khi kết hôn.
2.2 Đánh giá về thực trạn . g
2.2.1 Đánh giá chung tình trạng y
l hôn nước ta.
Với sự phát triển hiện đại ngày nay, kết hôn và ly hôn là câu chuyện không phải quá
hiếm gặp nhất là trong xã hội khi mà tính cá nhân, bình đẳng của mỗi con người đang
được đề cao. Chính trong thâm tâm của mỗi người ai cũng có cái tôi, tính quyết đoán
của riêng mình. Trong mỗi cuộc hôn nhân, cái tôi được ví như hai hòn đá, mà đá thì
mang bản tính cứng rắn. Nếu hai hòn đá va vào nhau thì sẽ vỡ nhưng nếu một bên là đá
còn một bên là bột dẻo thì giữ được và dung hòa được cả hai. Nhưng không ai chấp nhận
hạ bệ mình làm bột dẻo cả. Cùng với đó là sự phát triển chóng mặt về kinh tế và xã hội
hiện nay khi mà cuộc sống vật chất của con người ngày càng được đáp ứng. Nhiều điều
vui bên ngoài khỏa lấp được nhu cầu của mỗi con người nên dần dần chính mỗi cá nhân
là thành viên trong gia đình đều quên đi hạnh phúc vô giá ở chính nơi gia đình mình.
Khi bừng tỉnh khỏi cuộc vui thì hạnh phúc nơi gia đình đã không còn được vun lấp, tình
cảm đã nguội lạnh. Cũng như chiếc cốc vỡ thì không thể lành vẹn nguyên như ban đầu
được. Và ly hôn chính là suy nghĩ lóe lên nhanh nhất và là lựa chọn tiên quyết cho cuộc
cãi vã, mâu thuẫn mà chúng ta có thể dễ dàng thấy ở những cặp vợ chồng dù là lâu năm
và đặc biệt là giới trẻ hiện nay. 10
Sẽ là câu chuyện cần bàn khi mà tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ngày càng tăng
cao ở mức báo động như tại Tp.Hồ Chí Minh, cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì sẽ có 1
cặp ly hôn. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao năm 2010, nước ta có gần 88.000
vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40
tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Những con số trên đó cho thấy tình trạng ly hôn từ hơn
10 năm trước đã ở mức độ đáng báo động. Và 9 năm sau, theo thống kê của Tòa án Nhân
dân các cấp, ở Việt Nam có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương 0.75 vụ/1.000 dân. Tỷ
lệ ly hôn so với kết hôn là 25% nghĩa là trong 4 đôi đăng ký kết hôn thì lại có một đôi
ra tòa vào năm 2019, dân số tình trạng ly hôn chiếm tới 2.1% dân số. Tòa án nhân dân
lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. [2]
Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Trường
đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam
là 31.4%, tức là cứ ba cặp kết hôn thì lại có một cặp ly hôn. Con số khó tin, nhưng đó là
sự thật. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ
chồng chỉ từ 23 – 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1 – 7 năm và hầu hết
đã có con... Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi
độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18 – 30 tuổi
là 34,7%, từ 30 – dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy, thực trạng số năm
kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ. [3]
Trong cuộc sống hội nhập ngày nay, trái với sự phát triển đi lên tích cực toàn diện của
xã hội thì ta lại phải đối mặt với tỉ lệ ly hôn gia đình cũng ngày càng tăng cao theo chiều
hướng tiêu cực. Dường như các đôi vợ chồng trẻ ngày nay chưa đủ hiểu về sự thiêng
liêng và giá trị cốt lõi của mái ấm gia đình. Trước khi bước vào cuộc hôn nhân chung
sống chung họ đã quá vội vàng, chưa tìm hiểu kĩ về nhau, thiếu sự chuẩn bị kĩ về thay
đổi tâm lí, cũng như chưa tìm hiểu sâu kĩ về kiến thức tiền hôn nhân cùng các kĩ năng
sống trước khi bước vào đời sống vợ chồng. Để rồi khi bắt đầu cuộc sống gia đình với
nhiều khó khăn, thách thức, khi xảy ra biến cố mâu thuẫn họ không đủ bình tĩnh và lí trí
để giải quyết hợp lí dẫn đến đổ vỡ hôn nhân là điều không thể tránh khỏi. Với tình hình
đáng báo động như trên để củng cố xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ để mỗi gia đình
thực sự là tổ ấm cho mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội thì mọi người trong
chúng ta cần ý thức thật đúng đắn và đủ am hiểu về vấn đề hôn nhân và ly hôn.
2.2.2 Một số vụ việc vụ thể
- Vụ việc ly hôn của anh Hoàng Văn Bành và chị Lục Thị Biên
Tóm tắt vụ việc:
Tuy đây là một vụ ly hôn ở địa phương, tuy nhiên qua vụ ly hôn của anh Hoàng Văn
Bành và chị Lục Thị Biên ở Lạng Sơn đã cho ta thấy được những vấn nạn trong cuộc
sống hôn nhân gia đình và cần tuân thủ đúng những quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền nhân thân của chính mình.
Anh Bành và chị Biên được 2 bên gia đình tổ chức đám cưới theo phong tục tập quán
vào ngày 06/10/2006, trước khi cưới có được tìm hiểu tự nguyện đến với nhau, và có 11
đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Vạn Linh. Sau khi kết hôn anh chị chung sống
với nhau được hơn một năm thì phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân do anh về làm rễ
sống bên nhà chị Biên, gia đình bố mẹ và chị Biên luôn có những lời nói xúc phạm đến
anh, bản than anh và chị Biên chưa thực sự hiểu nhau nên dẫn đến bất đồng về quan
điểm. Những lần chửi vả nhau xong anh lại nghĩ đến con, thương con nên anh đã cố gắn
khuyên nhủ chị Biên thay đổi cách cư xử với anh, nhưng chị không thay đổi. Do vậy
nên anh đã bỏ về bên nhà bố mẹ đẻ của anh sống từ tháng 06/2008. Năm 2009 anh Bành
viết đơn ly hôn với chị Biên tại Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng và Tòa án đã bác đơn
khuyên hai vợ chồng về đoàn tụ. Nhưng sau đó chị Biên ghé vào nhà anh Bành để đưa
anh Bành về nhà ba mẹ ruột của chị Biên thì mẹ anh Bành không cho phép, sau đó anh
vẫn sống bên nhà bố mẹ đẻ và sống ly thân với chị Biên từ tháng 06/2008 cho đến nay.
Xác định tình cảm vợ chồng không còn, anh Bành một lần nữa xin được ly hôn với chị
Biên. Nhưng lần này chị Biên không đồng ý vì chị vẫn còn tình cảm với anh Bành và đề
nghị Tòa án giải quyết cho chị và anh Bành được đoàn tụ.
Kết quả xử lí:
Như vậy, trong tình huống này, căn cứ theo Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014, Tòa án nhân dân đã xét đầy đủ các căn cứ ly hôn của các bên, xem xét kĩ lưỡng
hoàn cảnh thực tế của tình trạng hôn nhân của hai bên, tạo điều kiện đoàn tụ cho các
bên. Nhưng sau khi Toà xử cho về đoàn tụ thì anh Bành và chị Biên vẫn chưa về chung
sống với nhau ngày nào mà vẫn tiếp tục sống ly than cho đến nay. Điều này chứng tỏ
quan hệ hôn nhân giữa anh Bành và chị Biên không còn, mục đích hôn nhân không đạt
được, nên Tòa xử cho anh chị được ly hôn để giải thoát cho cả hai bên. Vì vậy Tòa chấp
nhận yêu cầu được ly hôn của anh Hoàng Văn Bành là hoàn toàn đúng đắn, chính xác.
- Vụ ly hôn của Ông Bùi Đức Minh và Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó chủ tịch tập đoàn Bảo Sơn)
Tóm tắt vụ việc:
Ông Bùi Đức Minh kết hôn với Bà Nguyễn Thanh Thủy (nay là Phó chủ tịch Tập đoàn
Bảo Sơn) từ năm 2004 và có hai con chung. Cuối năm 2010, Bà Thủy gửi đơn lên Tòa
án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, yêu cầu khởi kiện xin ly hôn. Về con
chung, giao cho Bà Thủy trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai cho đến khi các cháu
tròn 18 tuổi hoặc cho đến khi có sự thay đổi khác. Bùi Đức Minh có quyền thăm nom
con chung không ai được cản trở. Về tài sản, dành quyền khởi kiện tranh chấp tài sản
chung, sở hữu chung cho anh Bùi Đức Minh nếu có chứng cứ chứng minh và có yêu
cầu. Tài sản lớn nhất trong vụ tranh chấp trên chính là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự
án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh - Hoài Đức, đứng tên Nguyễn Thanh Thủy
- Tổng giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn giải trí Thiên đường Bảo Sơn làm chủ đầu tư rộng 34 ha.
Ngày 21/4/2011, Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ
việc này. Bản án của Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết định, Bà Nguyễn Thanh
Thủy được ly hôn với ông Bùi Đức Minh. Sau khi tòa tuyên án, Minh đã làm đơn kháng
cáo toàn bộ bản án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm ngày 21/4/2011. Không muốn ly hôn 12
và Minh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ là do ông Trần
Thế Cương (sinh năm 1973, trú tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) và ông Nguyễn
Mạnh Cường (sinh năm 1973, trú tại phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) có quan hệ
bất chính với Bà Thủy. Ngoài ra, Minh nghi ngờ việc không được nuôi con là do ông
Nguyễn Hữu Độ (sinh năm 1962, trú tại phố Thái Hà, quận Đống Đa – Giám đốc Sở
GD&ĐT Hà Nội) đã cố ý can thiệp.Theo lý giải của bị cáo, ông Độ đã không giải quyết
khiếu nại trong việc tố cáo một số giáo viên, hiệu trưởng đã không cho ông Minh gặp
con và ông Độ đã tham gia “chạy án” trong vụ ly hôn với vợ.
Với lý do này, Bùi Đức Minh đã làm đơn tố cáo ông Trần Thế Cương, Nguyễn Mạnh
Cường và ông Nguyễn Hữu Độ, đồng thời phát tán thông tin với nội dung: Ông Cương,
Cường có quan hệ bất chính với Bà Thủy, ông Độ là mắt xích trong đường dây “chạy
án” tới các cơ quan trung ương và thành phố để xử ly hôn bất lợi cho bị cáo. Để phục
vụ việc phát tán các tài liệu bịa đặt, Minh đã tạo lập một trang Web và hơn 236 sim điện
thoại di động các mạng, nhắn tin cho một số lãnh đạo các Sở, ban, ngành thành phố Hà
nội, nơi các ông Độ, Cương và Cường công tác.
Tại phiên xử, trả lời về những chứng cứ, tài liệu chứng minh cho những nội dung tố cáo
vợ ngoại tình, Minh khai nhận “chỉ thấy tin nhắn qua lại của vợ và những người đàn ông
khác, chưa từng bắt quả vợ phản bội”. Trong phần thẩm vấn, Minh cũng thừa nhận đã
sai khi loan truyền những thông tin không có cơ sở. Ông Minh cũng không chứng minh
được tài sản chung giữa ông và bà Thủy.
Kết quả xử lí:
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Toà tuyên phạt bị cáo Bùi Đức Minh 15 tháng tù. Ông
Minh không chứng minh được tài sản chung giữa ông và bà Thủy và quyền nuôi 2 con
chung vẫn thuộc về bà Thủy[5]. 2.2.3 Nhữn
g tồn tại vấn đề pháp luật về hôn nhân.
Khi nói về gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng,
vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Vì lẽ đó mà đã từ rất lâu gia đình
được coi là tế bào của xã hội. Do đó, dù ở bất kì giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội
nào thì gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc truyền
thống văn hóa dân tộc. Cùng với đó gia đình thực hiện chức năng xã hội của mình góp
phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nếu không có gia đình thì xã hội
không thể nào phát triển và thậm chí không thể tồn tại được. Song gia đình luôn được
Nhà nước quan tâm, tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Đặc biệt
quyền con người luôn là ưu tiên hàng đầu được đề cao trong pháp luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam được trình bày cụ thể như sau:
Nhóm quyền về nhân thân
Cá nhân đủ điều kiện kết hôn về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên theo quy định “Điều kiện kết hôn” tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014); 13
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân
sự. Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở trong kết hôn bị nghiêm cấm và xử lý theo pháp luật.
Không phân biệt đối xử trong kết hôn.Tuy nhiên việc kết hôn giữa những người cùng
giới không được nhà nước thừa nhận vì yếu tố văn hóa và tính tự nhiên trong quan hệ
hôn nhân. Theo Khoản 2, điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nhà nước không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
*Bên cạnh đó pháp luật cũng công nhận và bảo vệ quyền ly hôn của vợ chồng:
Ly hôn là quyền tự do cá nhân, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn Theo “Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn” tại Điều 51 Luật hôn nhân và
gia đình 2014. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về trường hợp hạn chế quyền ly hôn
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
*Công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia
đình, trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến
pháp, Luật hôn nhân gia đình. (Điều 17 “Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng”
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Vợ, chồng được tự do lựa chọn nơi cư trú theo thảo thuận của vợ chồng, không bị ràng
buộc bời phong tục, tập quán địa giới hành chính. (Điều 20 “Lựa chọn nơi cư trú của vợ
chồng” Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Pháp luật cho phép vợ chồng có quyền đại diện cho nhau. Quyền đại diện này là bình
đẳng, không phân biệt (Được quy định cụ thể tại Điều 24 “Căn cứ xác lập đại diện giữa
vợ và chồng”, Điều 25 “Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh” Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014). Nhóm quyền về tài sản
Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có
thu nhập. (Điều 29 “Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng” Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Quyền tự do cá nhân và sự độc lập trong hôn nhân cũng được đề cao khi pháp luật thừa
nhận vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng. Tài sản riêng gồm tài sản mà mỗi người
có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định pháp luật. (Khoản 1 Điều 43
“Tài sản riêng của vợ chồng” Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Pháp luật cũng quy định quyền tự quyết trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản riêng của vợ chồng (Điều 44 “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng” Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014). Như vậy, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản riêng của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của vợ hoặc chồng mình. 14
Công nhận nguyên tắc bình đẳng trong phân chia tài sản khi ly hôn. Tài sản chung của
vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh của gia đình và của vợ
chồng; Đối với tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó .[1]
Bởi kết hôn thì dễ nhưng để giữ gìn hôn nhân gia đình bền vững thì không phải là chuyện
dễ dàng gì. Xây dựng gia đình đúng nghĩa là phương châm của thời đại ngày nay có sự
bao dung, ôn hòa. Tất cả là mầm móng, là nền tảng xây dựng đất nước yên bình giàu
mạnh. Và cho dù xã hội có phát triển vượt bậc, xã hội có hòa nhập với thế giới giữa
muôn vàn các giá trị nhân văn thì giá trị của văn hóa gia đình vẫn là nốt nhạc đẹp nhất.
2.3 Giải pháp hạn chế tình trạng ly hôn nước ta.
Dưới thực trạng ngày nay, tình trạng ly hôn ngày càng một tăng, trong số đó phần lớn
là những gia đình trẻ. Đây là thực trạng đáng báo động trong mối quan hệ gia đình hiện
nay. Qua quá trình nghiên cứu, theo dõi nguyên nhân và thực trạng ly hôn ở nước ta hiện
nay, chúng tôi xin đề xuất ý kiến một số giải pháp như sau:
Là nhu cầu thiết yếu, thực tế đã cho thấy gia đình có một nền kinh tế tốt sẽ có tính chất
bền vững, ổn định sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình tốt hơn.
Những áp lực, mâu thuẫn, cải vã về kinh tế sẽ phần nào được giảm bớt. Chính vì vậy,
cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Cần có các giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức, lối sống để họ nâng
cao nhận thức. Các cặp vợ chồng trẻ cần tăng cường học hỏi, tham vấn về kiến thức tiền
hôn nhân, giao tiếp, lối ứng xử trong gia đình. Cần biểu dương kịp thời những tấm gương
gia đình gia đình kiểu mẫu, gia đình văn hóa tiêu biểu theo từng cụm thôn, xóm, thị trấn, các khu dân cư.
Cần lồng ghép và tổ chức truyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình, vai trò của gia
đình trong nhân dân thông qua các cuộc họp tổ dân phố, họp công đoàn sinh hoạt chi
bộ, họp phụ nữ, thường xuyên mở các cuộc thi về chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết
tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau, đồng thời trang bị thêm các kiến
thức về pháp luật và xã hội để mọi người nhận thức được vai trò của gia đình để cùng
nhau giữ lửa đem lại cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở để giúp những cặp vợ chồng có sự ổn định cùng
bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, đưa ra các giải pháp tháo gỡ để hạn chế tình trạng ly hôn
ở giới trẻ như hiện nay, để các cặp vợ chồng muốn ly hôn có cơ hội trở lại đoàn tụ, cùng
nhau xây dựng gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con cái. Đối với các gia đình xảy ra tình
trạng bạo lực, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo dõi có biện
pháp tuyên truyền, giáo dục; giúp đỡ đối với con chưa thành niên, nhất là những đứa trẻ
có nguy cơ vi phạm pháp luật hoặc bị ngược đãi; tạo điều kiện cho các em học tập, vui
chơi, ổn định về tâm sinh lý,… 15 KẾT LUẬN
Nhìn chung, điều kiện ly hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình là một chủ đề
đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội. Các điều kiện ly hôn đã góp
phần áp dụng giải quyết tốt nhiều án ly hôn, là căn cứ, là sườn đề, là nguyên tắc để giải
thoát cho những cuộc hôn nhân thoát khỏi những bế tắc.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử và xã hội ngày càng hiện đại, tiến bộ các bộ
luật, những nguyên tắc, điều luật đã góp phần thay đổi bộ áo mới về mặt ổn định xã hội.
Tuy nhiên việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà lập pháp
cần có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để những quy định này được áp dụng nhiều đi
vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự bình đẳng trong mối quan hệ vợ chồng, bảo vệ các
quyền lợi trẻ em, hướng đến mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Để từ đó, việc áp dụng điều kiện ly hôn không chỉ đơn thuần là làm tan rã mối quan hệ
gia đình mà ngược lại, nó củng cố mối quan hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ
sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh.
Tuy rằng Luật hiện hành ở Nhà nước trong Hôn nhân ngày này rất cởi mở nhưng ta cũng
phải thử nhìn nhận lại rằng tình trạng ly hôn ở Việt Nam thực tế cho thấy sự mất ổn
định, thiếu bền vững của các gia đình Việt Nam hiện nay. Qua đây là một thông điệp
muốn nhắc nhở chúng ta rằng cần có cái nhìn sáng suốt để quyết định bạn đời của mình.
Việc quyết định tương lai cả một đời người rất quan trọng nên cần tìm hiểu kĩ đối phương
ra sao. Tránh trường hợp ly hôn không mong muốn để chung tay xây dựng nên một xã
hội hạnh phúc, văn minh. Bài học từ Điều kiện ly hôn theo quy định của luật hôn nhân
gia đình cho ta một bức thông điệp “Mọi người hãy trân trọng, bảo vệ hạnh phúc gia
đình cũng như bảo vệ sự bình yên của xã hội, bảo vệ nền tảng văn hóa của Việt Nam”. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Các nhóm quyền về tài sản, truy cập tại đường link:
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/mot-s - o van-de-ve-
quyen-con-nguoi-trong-phap-lua -
t hon-nhan-va-gia-dinh-viet-nam-116.html
[2]. TS Lê Ngọc Văn, Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí báo
chí và truyền thông số 4, (tháng 7-8)/2005.
[3].TS Nguyễn Minh Hòa, Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn
ở địa phương, truy cập tại đường link: https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-thuc-trang-ly-hon- va-mot-s - o giai-phap-nham-han-che-l - y hon-o-dia-phuong-166490.htm
[4]. Nguyễn Anh, Bài học từ vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn ở Bắc Ninh, báo Quân Đội
Nhân Dân, truy cập tại đường link: https://www.qdnd.vn/phong-s - u dieu-tra/dieu-
tra/bai-hoc-tu-vu-tranh-chap-tai-san-sau-ly-hon-o-bac-ninh-639680
[5]. Theo An Ninh Thế Giới, Chân dung người chồng của vụ ‘ly hôn nghìn tỷ’, truy
cập tại đường link: https://ngoisao.net/chan-dung-nguoi-chong-cua-vu-l - y hon-nghin- ty-2607376.html
[6]. Theo báo cáo của tòa án, tỉ lệ thống kê các án ly hôn ở Việt Nam, truy cập tại đường link:
https://luatminhkhue.vn/ty-le-l -
y hon-trong-xa-hoi-hien-nay-nguyen-nhan-dan- den-tin - h trang-l - y hon.aspx 17