-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận giữa kỳ môn cơ sở văn hóa | Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố HCM
Tiểu luận giữa kỳ môn cơ sở văn hóa | Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố HCM được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tiểu luận giữa kỳ môn cơ sở văn hóa | Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố HCM
Tiểu luận giữa kỳ môn cơ sở văn hóa | Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố HCM được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Môn:
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Trương Văn Minh
Sinh viên: Đinh Thị Thúy Huyền MSSV: 2056010025 Lớp: 20601 Khoa: Văn học Khóa: 2020-2024
TP.HCM, ngày 26 tháng 5 năm 2021 --/-- pg. 1 2
Đề bài: Hãy nêu những biểu hiện của tính cộng đồng và tính tự trị vốn hình thành từ đời sống
nông thôn Việt Nam ngày xưa nhưng vẫn tồn tại trong cuộc sống đô thị ngày nay.
Hãy phân tích những biểu hiện này ở hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
* Đời sống nông thôn Việt Nam, nguồn gốc hình thành tính cộng đồng – tính tự trị
Nông thôn gắn liền với nông nghiệp, cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Do
bản năng sinh tồn, muốn đủ sức chống lại thiên tai, dịch bệnh, thú dữ và đẩy mạnh quá trình
phát triển buộc con người phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Tính cộng đồng
được hình thành như một nét đặc trưng của tổ chức nông thôn Việt Nam, là sự gắn kết giữa cá
nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng tập thể. Làng xã Việt Nam được tổ chức chặt
chẽ theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng.
Từ xa xưa, những người có cùng quan hệ quyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị
cơ sở là gia đình và đơn vị cấu thành là gia tộc. Làng và gia tộc có thể đồng nhất với nhau,
hiện nay vẫn còn lưu lại những ngôi làng mang tên gắn liền với gia tộc: Nguyễn Xá, Đặng Xá, Trần Xá,...
Tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau luôn tồn tại mạnh mẽ trong gia tộc: Sẩy cha còn
chú, sẩy mẹ bú dì; máu chảy ruột mềm,... Hoặc hỗ trợ, dìu dắt nhau: Một người làm quan, cả
họ được nhờ... Đặc biệt là hệ thống tôn ti trực tiếp chi li, phân biệt rạch ròi 9 thế hệ: Kị (Cố),
Cụ, Ông, Cha, Tôi, Con, Cháu, Chắt, Chút. Hệ thống cửu tộc này rất ít gặp trên thế giới. Bên
cạnh đó, tôn ti gián tiếp (anh em họ, con chú, con bác,...) cũng được quy định rất nghiêm
ngặt. Tuy nhiên, mặt trái của tính tôn ti chính là dẫn đến sự tồn tại của óc gia trưởng, tính tư
hữu, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình lên người khác. Thói gia
đình chủ nghĩa ấy vẫn đang lan tràn, trở thành một lực cản cho sự phát triển xã hội.
Bên cạnh quan hệ huyết thống, quan hệ tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú Xóm và Làng
cũng có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành nên khái niệm làng, xóm. Khác với
phương Tây, các hộ gia đình sống gần nhau ở Việt Nam có quan hệ mật thiết với nhau bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, môi trường tự nhiên, tính thời vụ của nghề trồng lúa
nước; đòi hỏi người dân phải định cư, quần tụ thành làng. Thứ hai, muốn tồn tại trong môi
trường xã hội đầy phức tạp (nạn trộm cướp,...) cần phải hợp sức, liên kết chặt chẽ với nhau
(họ hàng xa không bằng láng giềng gần,...) . Người Việt Nam không thể thiếu được anh em
họ hàng cũng như bà con hàng xóm.
Để có mối quan hệ hợp tác lâu dài, cần phải tôn trọng, bình đẳng với nhau tạo nên tính dân
chủ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, kéo theo đó là lối sống ỷ lại, thói dựa dẫm vào tập thể:
Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì thuyền nổi, Cha chung không ai khóc... và tính đố kị, cào
bằng : Xấu đều hơn tốt lõi, Khôn độc không bằng ngốc dàn... pg. 2 3
Tổ chức nông thôn còn được phân chia theo nghề nghiệp và sở thích, hình thành nên các
Phường, Hội. Chúng ta có thể gặp hàng loạt các phường mang tên đúng với đặc điểm nghề
nghiệp của tập thể trong làng: phường chài (đánh cá), phường vải, phường nề (xây cất),.. Và
hội với tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội tư văn, hội
bô lão, hội cờ tướng,... Phường và hội khá giống nhau, nhưng phường mang tính chất chuyên
sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ.
Cách tổ chức nông thôn này mang đặc trưng là tính dân chủ, họ có trách nhiệm tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau giống như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú.
Hiện nay ở các dân tộc miền núi, từ ngàn xưa cho đến nay già làng, hội đồng già làng vẫn
nắm toàn bộ quyền hành. Đó là hệ quả của tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới:
Giáp. Đặc điểm của Giáp là chỉ có đàn ông tham gia và mang tính chất “cha truyền con nối”,
cha ở giáp nào thì con ở giáp nấy. Khi thành viên hàng giáp lên lão sẽ được ngồi chiếu trên,
được cả cả giáp, cả làng trọng vọng, tùy theo từng giáp mà độ tuổi lên lão nhất định, thông
thường là 60 tuổi. Sở dĩ như vậy vì người ta tin rằng những người có tuổi là những người giàu kinh nghiệm.
Cũng vì vậy mà Giáp làm một tổ chức mang tính hai mặt: một mặt là tính dân chủ, tất cả
thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau. Mặt khác, tính tôn ti cũng là đặc điểm của
tổ chức này, bởi nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác: Sống lâu lên lão làng,...
Cuối cùng là tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã. Trong xã có sự phân
biệt rạch ròi giữa dân chính cư (dân sống đã lâu ở trong làng) và dân ngụ cư (dân từ nơi khác
đến), dân chính luôn có đủ quyền lợi, còn dân ngụ cư luôn bị khinh rẻ. Đây không phải là sản
phẩm của chế độ phong kiến mà là sản phẩm của cơ chế văn hóa nông nghiệp, được xem là
phương tiện duy trì sự ổn định của làng xã.
Ngày nay, khi sự phân biệt đó đã không còn, các cụ mặc dù vẫn còn tình cảm với làng quê
nhưng hoàn toàn có thể yên tâm lên thành phố theo con cháu. Cách thức tổ chức bộ máy hành
chính xã thôn Việt Nam hình thành đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử của quá trình
phát triển dân tộc. Với cách chia dân chính cư trong xã làm 5 hạng, bao gồm chức sắc, chức
dịch, lão, đinh, ti ấu.
* Bàn về tính cộng đồng và tính tự trị, đó là hai đặc trưng gốc rễ và cũng là nguồn gốc sản
sinh ra hàng loạt ưu nhược điểm về tính cách của người Việt Nam.
Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, do vậy người Việt Nam luôn có tinh thần sẵn
sàng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà:
Cả bè hơn cây nứa, chị ngã em nâng, góp gió thành bão... Sự đồng nhất đã hình thành nên
tính tập thể rất cao: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao..., cùng nếp
sống dân chủ - bình đẳng qua các nguyên tắc tổ chức nông thôn. Đó là những mặt tích cực pg. 3 4
của tính cộng đồng trong tổ chức nông thôn Việt Nam. Bản chất của tính cộng đồng là dương tính – hướng ngoại.
Mặt khác, tính đồng nhất ấy cũng sản sinh ra những mặt trái trong tính cách của người Việt, ý
thức về con người cá nhân bị thủ tiêu. Khác với truyền thống phương Tây, người Việt hòa tan
vào các mối quan hệ xã hội, các xung đột được giải quyết theo hướng hòa cả làng. Bên cạnh
đó còn sinh thói dựa dẫm, ỷ lại và tư tưởng cầu an, cả nể. Làm việc luôn lo sợ rút dây động
rừng hay chủ trương đóng cửa bảo nhau mỗi khi gặp hoàn cảnh. Trầm trọng hơn là thói cào
bằng đố kị, không muốn ai hơn mình. Mặt trái ấy khiến cho ở Việt Nam, khái niệm về “giá
trị” trở nên hết sức tương đối, qua đó khẳng định rõ tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp.
Cái tốt nhưng theo lối riêng thì sẽ thành cái xấu; còn cái xấu nhưng xấu tập thể thì trở nên bình thường.
Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị. Nếu như quan hệ
giữa các thành viên trong làng mang tính cộng đồng thì trong quan hệ với các cộng đồng bên
ngoài và với chính quyền cấp trên làng lại mang tính chất tự trị, tự quản cao. Sự biệt lập ấy
tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng. Tính tự trị của làng một mặt giúp cho làng xã
Việt Nam trở thành pháo đài xanh trước sự tấn công của kẻ thù về mọi mặt nhưng mặt khác
cũng gây trở ngại lớn cho sự phát triển và giao lưu của làng xã. Biểu tượng của tính tự trị là
Lũy tre: Rặng tre bao quanh làng, trở thành thành lũy thứ kiên cố bất khả xâm phạm. Tính tự
trị còn thể hiện qua tinh thần tự lập, tính cần cù chịu khó và nếp sống tự cung tự cấp của người Việt.
Cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị mà người Việt mang theo
thói xấu nảy sinh từ tính tự trị của làng xã Việt Nam là óc tư hữu ích kỉ : Bè ai nấy chống,
nhà ai nấy lo, ai có bò người nấy giữ... Cùng với óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết
làng ấy: Trâu ta ăn cỏ đồng ta, Ta về ta tắm ao ta,... Và óc gia trưởng – tôn ti với tâm lí
quyền huynh thế phụ.
Do ảnh hưởng của truyền thống văn hóa nông nghiệp, trong cuộc sống đô thị hiện nay tồn tại
những làng xã nông thôn thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là các làng công thương
( Làng Bát Tràng làm gốm, Làng Đại Bái đúc đồng, Làng Bưởi làm giấy,...) Tuy nhiên không
thể phát triển mở rộng các làng thành đô thị như ở phương Tây, bởi vì ảnh hưởng của tính
cộng đồng, cả làng cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, việc cung cầu trong địa phương trở
nên rối loạn (cung lớn hơn cầu), không thể trao đổi hàng hóa nội bộ vì vậy không thể đáp ứng
được nhu cầu để phát triển thành đô thị. Bên cạnh đó, lối sống khép kín, tự cấp tự túc, không
có nhu cầu giao lưu, buôn bán do ảnh hưởng của tính tự trị đã khiến cho các làng công
thương không thể tiến lên trở thành đô thị.
Không chỉ kìm giữ không cho làng xã phát triển thành đô thị, lối sống nông thôn còn chi phối
cả đô thị, khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn đậm nét. pg. 4 5
Đầu tiên, tổ chức hành chính của đô thị Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nông thôn.
Các đô thị truyền thống cũng được chia thành các phù, huyện, tổng, thôn. Bên cạnh những
đơn vị đó, ở Việt Nam cũng xuất hiện đơn vị đặc biệt là phường, bắt nguồn từ nông thôn, đến
nay đã trở thành đơn vị hành chính cơ sở của đô thị. Vốn là cộng đồng của những người làm
cùng một nghề ở nông thôn. Vì những lí do khác nhau, họ tách ra thành một bộ phận vào
thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng một dãy phố, bên trong sản xuất, bên ngoài bán hàng.
Với lối sống đô thị tổ chức theo phường ấy, đô thị Việt Nam có một góc nhìn đặc biệt bởi mỗi
loại hàng hóa đều có một phố riêng. Đô thị ngày nay cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc ấy,
bằng chứng là sự tồn tại của các đường thuộc thành phố Hồ Chí Minh như đường Ngô Gia
Tự bán đồ gỗ, đường Tô Hiến Thành với vật liệu xây dựng, đường Huỳnh Thúc Kháng bán
đồ điện tử cao cấp. Hiện tượng tái phường hóa thường xuyên xảy ra, một dãy phố chuyển từ
buôn mặt hàng này sang mặt hàng khác. Ở đây, hai tính cộng đồng và tự trị được xem là
nguyên nhân của hiện tượng này. Cách tổ chức theo phường mang lại lợi ích cho người bán
có thể tự định giá, giữ giá, vay mượn hàng hóa, giới thiệu khách hàng... Đó là biểu hiện của
tính cộng đồng: “Buôn có bạn, bán có phường”. Mặt khác, bởi tính tự trị mà hình thành nếp
sống tự cấp tự túc, người buôn bán phải gian lận để kiếm sống bởi dân không có nhu cầu mua
bán.Về mặt này có lợi cho người mua, tuy mất công đi xa để mua hàng nhưng có thể khảo giá
và hạn chế nguy cơ mua phải hàng giả. Tuy nhiên trong kinh doanh nhất thiết phải có lời, vì
vậy không tránh khỏi việc các thương nhân liên kết với nhau để chèn ép khách hàng – đó là
sản phẩm của tính cộng đồng.
Đô thị Việt Nam còn bị ảnh hưởng của chất nông thôn qua lối kiến trúc tập thể (các khu tập
thể, khu chung cư,...) giống như một làng; họ cùng chung một hành lang, thùng rác,... một số
nơi còn dùng nhà vệ sinh tập thể. Họ quen biết và sống cộng đồng với nhau. Bên cạnh đó,
tính tự trị cũng được thể hiện qua những chiếc cổng chung cư, cổng tập thể như những chiếc
cổng làng – lũy tre. Sống trong các chung cư hiện đại tiện nghi nhưng sử dụng tùy tiện, coi
cái thang máy, hành lang chung như của riêng mình, đốt vàng mã tùy tiện, biến căn hộ chung
cư thành quán bán phở, siêu thị mi ni… gây rối loạn nếp sinh hoạt, trật tự của chung cư hiện
đại. Sự chi phối của nông thôn còn được biểu hiện qua những ốc đảo làng quê có lũy tre
xanh, tiếng gà kêu chó sủa trong lòng đô thị: làng hoa Ngọc Hà, làng Kim Liên, làng Láng
trồng rau húng, thôn Vĩ Dạ,... Tuy nhiên, đây cũng được xem là niềm tự hào của người dân
địa phương cũng như là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi giá trị lịch sử
truyền thống ở nơi này.
Đô thị Việt Nam dưới sự chi phối mạnh của nông thôn phải đối mặt với nguy cơ bị nông thôn
hóa. Hàng loạt đô thị cổ như Văn Lang, Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Kinh,... mang dấu tích của một
thời đô thị hùng vinh. Thị xã Sa Đéc sau khi tỉnh lị Đồng Tháp chuyển về Cao Lãnh năm
1992 cũng là một ví dụ thực tế. Cho thấy rằng khi các đô thị không thể thực hiện được chức
năng hành chính nữa sẽ thu hẹp, tàn tạ, quay ngược trở lại thành nông thôn. Thực tế, dân
thành thị mang bản chất và tính cách của người nông thôn và bộc lộ ra những bản chất ấy khi
có điều kiện thích hợp. Mỗi khi tắc đường là xe cộ hỗn loạn đua nhau lấn làn, thậm chí đi cả pg. 5 6
vào đường ngược chiều, lên vỉa hè dành cho người đi bộ. Hay những vườn rau trên mảnh đất
trống; thu hẹp các kiến trúc để xây chuồng gà, chuồng lợn. Vốn tính cách tự trị, xem thường
dân ngụ cư, đến tận ngày nay vẫn có sự coi thường dân đô thị, cho rằng đô thị là nơi hội tụ
của dân “tứ chiếng giang hồ” với tâm lí “trọng nông ức thương”.
Sự tồn tại của tính cộng đồng và tính tự trị hình thành từ lối sống nông thôn mang lại giá trị
lợi ích truyền thống cho xã hội. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những mặt trái đang tồn
tại trong lối sống đô thị hiện nay. Thực tế đã cho thấy, kinh tế phát triển đã không tỷ lệ thuận
với phát triển văn hóa. Tắc đường nhưng xe cộ nối đuôi nhau rất trật tự, không bóp còi xe inh
ỏi, không chen lấn, thể hiện lối sống công nghiệp, tôn trọng kỷ cương, luật pháp. Một cách
tổng quát, ta thấy rằng tính cộng đồng và tính tự trị hình thành từ lối sống nông thôn đã tác
động đến lối sống, tính cách của người dân đô thị gây trở ngại cho quá trình phát triển chính
sách đô thị hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay.
Bài luận dựa trên tài liệu “Cơ sở văn hóa Việt Nam” - Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo Dục. pg. 6