-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận: "hãy đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hoặc vùng/ địa phương anh chị sống"
Tiểu luận: "hãy đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hoặc vùng/ địa phương anh chị sống"
Quản lý tài nguyên và môi trường 3 tài liệu
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Tiểu luận: "hãy đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hoặc vùng/ địa phương anh chị sống"
Tiểu luận: "hãy đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hoặc vùng/ địa phương anh chị sống"
Môn: Quản lý tài nguyên và môi trường 3 tài liệu
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 206 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638
Chủ đề 3: Anh/ chị hãy đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam hoặc vùng/ địa phương anh chị sống.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21,Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa –
hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà ở được hình thành trong thành
phố, và các khu vực khác. Người dân tập trung ở khu đô thị, khu công nghiệp để
sinh sống. Trong giai đoạn đó, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi
sự ô nhiễm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều này. Đây là một trong những vấn
đề nóng bỏng, gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Vấn đề này càng trầm trọng,
đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của
các thế hệ tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì đẩy
mạnh Công nghiệp hóa- hiện đại hóa không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các
cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và
của toàn xã hội. Vì thế việc điều tra sự ô nhiễm được đề ra là bức thiết để hiểu
rõ mức độ ô nhiễm của môi trường đề đề ra giải pháp hợp lí, giúp nước ta phát
triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người dân.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời
công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở
nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ
biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là
hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng
nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Hiện tượng ô nhiễm môi trường đã gây
những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người và tình hình kinh tế -
xã hội của đất nước. Và đó là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam và địa phương ” làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình.
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Bài nghiên cứu sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam hiện nay, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
· Tìm kiếm và xử lý thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
· Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay lOMoARcPSD| 36149638
· Đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
4.Phạm vi nghiên cứu
· Không gian: Môi trường Việt Nam (Đất, nước, không khí)
· Thời gian: Đầu thế kỉ XXI trở lại đây
5.Phương pháp nghiên cứu đề tài
· Thu thập tài liệu qua Internet, qua sách báo, thực trạng hiện tại của môi trường bằng quan sát
· Sử dụng phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu, đánh giá, so sánh,…
6.Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong
đó phần nội dung gồm có 5 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về môi trường và ô nhiễm môi trường
Phần II: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phần III: Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Phần IV: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phần V: Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
NỘI DUNG Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG 1.1.Môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật BVMT VN năm 2014)
*Chức năng của môi trường
Thứ nhất, môi trường là không gian sống cho con người và sinh vật lOMoARcPSD| 36149638
· Chức năng xây dựng: Cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị,
khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
· Chức năng vận tải: cung cấp khoảng không gian và nền móng cho giao
thông đường thủy, đường bộ và đường không.
· Chức năng sản xuất: Cung cấp mặt bằng cho việc sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
· Chức năng giải trí, chức năng cung cấp năng lượng, thông tin...
Thứ hai, môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người
· Rừng tự nhiên và các động thực vật cung cấp lương thực thực phẩm, các
nguồn và nguyên liệu cho sản xuất
· Nước, không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió là những điều kiện
đảm bảo cho đời sống của con người, cung cấp năng lượng cho sản xuất
· Các loại tài nguyên khoáng sản: cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho
sản xuất công nghiệp, các loại quặng, dầu mỏ...
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống
· Con người luôn đào thải các chất thải vào môi trường.
· Dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác, chất thải sẽ
bị phân hủy và tham gia vào các quá trình sinh địa hoá và môi trường có thể
trở lại trạng thái ban đầu của tự nhiên.
· Khi lượng chất thải tăng lên ko ngừng, lớn hơn khả năng đồng hóa của
môi trường thì môi trường sẽ bị ô nhiễm.
Thứ tư, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
· Lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của sinh vật và loài người
· Cung cấp các chỉ thị không gian mang tính chất tín hiệu báo động sớm
các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa
· Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng nguồn gen, các loài động
thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan, tôn
giáo, các nền văn hóa khác nhau lOMoARcPSD| 36149638
Thứ năm, bảo vệ con người và sinh vật khỏi tác động từ bên ngoài
1.2.Ô nhiễm môi trường
1.2.1.Khái niệm, biểu hiện ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời
các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới
sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt
động của con người gây ra. Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu
chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Có thể thấy
điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng
đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu,
gây bất lợi cho con người và sinh vật.
*Biểu hiện ô nhiễm môi trường · Trái đất nóng lên · Băng tan ở hai cực · Nước biển dâng
· Đất liền bị xâm nhập
· Tình trạng sạt lở diễn ra nhiều hơn ở ven sông ven suối
· Mưa nắng thất thường, khi quá nóng, khi quá lạnh. Thời gian nắng mưa
không biết trước được.
· Sâu bệnh hại ngày càng khó điều trị
· Nguồn nước ngày càng mất dần
· Con người ngày càng nhiều bệnh tật
1.2.2.Phân loại ô nhiễm môi trường ở nước ta
Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí nguyên nhân chủ yếu là do khói bụi từ
các nhà máy xí nghiệp thải ra. Các loại ống khói cỡ lớn ngày ngày ồ ạt thải ra với
màu khói đen khịt kèm theo đó là mùi hôi khó chịu. Ô nhiễm không khí từ máy
móc sinh hoạt cũng chúng ta: xe máy, xe ô tô, máy phát điện, máy cày,lò đốt rác
thải phế liệu của các hộ dân nhỏ lẻ… lOMoARcPSD| 36149638
Ô nhiễm nguồn nước: Sự thiếu ý thức từ một số hộ dân đã gây ra ô nhiễm
nguồn nước nghiêm trọng. Cả nước ngọt lẫn nước mặn (nước biển). Trong quá
đình đánh bắt hay chăn nuôi đã xả thải ra một lượng rác thải không nhỏ ra môi
trường. Cả rác thải thô lẫn nước thải sinh hoạt. Thậm chí có những loại phế liệu
cũng thẳng tay cho xuống sông xuống biển.
Hoạt động đánh bắt có sự hỗ trợ của thuốc nổ hay một số loại hóa chất nhằm
tăng năng suất. Bên cạnh đó cũng phải kể đến nước xả thải từ khu công nghiệp
nhà máy tại nước ta. Có những đơn vị chưa được sự cho phép đã xả trực tiếp ra
nguồn nước, ra lén lút để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp… Ô nhiễm ao
hồ, sông suối, kênh rạch, thác nước, mương nước…
Ô nhiễm đất: loại ô nhiễm bị ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm nguồn nước. Hiện
tượng ô nhiễm đất là do ảnh hưởng từ rác thải rắn trên bề mặt và trong lòng đất.
Các chất hóa học có trong rác thải sẽ làm thay đổi tính chất của đất. Các loại ô
nhiễm nguồn đất chủ yếu là do sự khai thác quá mức, sử dụng chất hóa học quá
nhiều trong trồng trọt, khai thác mỏ… Hay do hiện tượng tự nhiên: Động đất, ngập mặn…
Ô nhiễm tiếng ồn: là một loại ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
con người. Nó có thể không chế được và giảm thiểu tùy vào ý thức của mỗi người. Các biểu hiện
● Ô nhiễm tiếng ồn ở khu đô thị
● Ô nhiễm tiếng ồn ở gần các nhà máy
● Ô nhiễm tiếng ồn từ phương tiện giao thông
Phần II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY 2.1.Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng
TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan có lượng rác thải
đổ ra sông, ra biển nhiều nhất thế giới hiện nay.
Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng
tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô
nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc
đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến người ta lại phải lOMoARcPSD| 36149638
đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.
Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải
sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước
ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do
nguồn nước gây ra. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ
thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô
nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Số liệu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Hiện nay, hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn
10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của
các loài động, thực vật và hàng triệu người và cũng là nguồn cung cấp chủ yếu
cho sản xuất. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy
nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm
chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết” bởi khối lượng những chất
thải, rác thải, nước thải xả ra môi trường mà chưa được xử lý
Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung
bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và
điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát
hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước
mặt ở nước ta nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước
thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp
vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một lượng lớn nước thải
công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông
nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng
Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài
năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian
ngắn 3 – 5 ngày. So với các sông khác trong vùng, sông Hồng có mức độ ô
nhiễm thấp hơn. Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh. lOMoARcPSD| 36149638
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc
đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào
mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước
mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực
thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua
TP. Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm.
Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về phía
thượng lưu. Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được
khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ. Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu
Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và
đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước). Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và
sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn
sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ
nhà máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm Cỏ Tây.
2.2.Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Hiện nay ở Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 33 triệu ha. Trong đó
có 68,83% tức khoảng hơn 22 triệu ha diện tích đất đang được sử dụng, còn lại
hơn 10 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm khoảng 33,04% tổng diện tích đất.
Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 7-8 triệu ha. Nước ta nằm
trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nên các quá trình khoáng hóa
trong đất diễn ra rất mạnh khiến đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ dễ
bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa do nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Đất
sau khi bị thoái hóa thì rất khó khôi phục quay trở lại trạng thái màu mỡ ban
đầu. Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều những dấu hiệu ô nhiễm
môi trường đất và ngày càng trầm trọng rộng khắp lãnh thổ từ ô nhiễm môi
trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh thành khác. Cụ thể như:
Ở Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại
nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công
nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng
mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông,…
Ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các
chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, bình
quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1
năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công
nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải. lOMoARcPSD| 36149638
Tại Thái Nguyên, các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản đã thải ra
một khối lượng lớn đất đá thải, làm suy giảm lớn diện tích đất canh tác. Các
hoạt động khai thác khoáng sản tại đây đa phần đều sử dụng công nghệ lạc hậu
và theo kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng Thái Nguyên đều bị ô
nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trên địa bàn.
2.3.Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí
Cùng với thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới thì thực trạng ô nhiễm
không khí tại Việt Nam thực trạng này cũng rất tệ. Đặc biệt là tại các thành phố
lớn như Hà Nội, TP.HCM. Số lượng phương tiện tham gia giao thông không
bảo dưỡng thường xuyên, hết hạn đăng kiểm tại Hà Nội và TP.HCM là rất lớn.
Khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là một trong những nguyên nhân
chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM.
Ở Hà Nội những năm gần đây thường xuyên xuất hiện trên các trang báo nước
ngoài và trong nước về tình trạng ô nhiễm không khí vượt ngưỡng đáng báo
động. Với mật độ giao thông dày đặc, các công trường xây dựng mọc lên liên
tục khiến Hà Nội ô nhiễm không rất nặng. Thậm chí có thể thấy mức độ ô
nhiễm không khí tại Hà nội bằng mắt thường.
Tương tự như Hà Nội, TP.HCM cũng có mật độ giao thông khá lớn, các công
trường xây dựng cũng nhiều. Tuy không ô nhiễm không nặng như Hà Nội, xong
ô nhiễm không khí tại TP.HCM cũng rất đáng lo ngại. Nhất là trong những ngày nắng nóng.
Các tỉnh thành khác không gặp tình trạng ô nhiễm không khí nặng như Hà Nội
và TP.HCM, nhưng các khu công nghiệp, nhà máy đang có xu hướng mọc lên
khá nhiều cũng rất đáng lo.
2.4.Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn
Hiện nay, số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng tăng với
mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây nên
ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Ở
Việt Nam, hình thức phương tiện tham gia giao thông đều rất khó kiểm soát
cùng với lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá
nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể. Đây được xem là nguyên nhân
chính gây nên sự ô nhiễm môi trường và tiếng ồn ở nước ta.
Ở Việt Nam, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, đối với các
khu vực cụ thể (khu vực từ hàng rào của trung tâm chăm sóc sức khỏe, thư viện,
nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đền thờ, chùa chiền và khu vực có các quy tắc cụ lOMoARcPSD| 36149638
thể khác), âm thanh được cho phép từ 6 đến 21h là 55dB, từ 21h đến 6h sáng khác là 45dB.
Theo kết quả nghiên cứu của Sở KHCN & MT, tại 12 đường và nút giao thông
chính trên địa bàn Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 – 78,1 dBA,
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 – 8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương trung bình
vào ban đêm là 65,3 – 75,7 dBA, vượt tiêu chuẩn từ 10 – 20 dBA.
Tại TP. Hồ Chí Minh, ở những khu vực ngã tư như: Hàng Xanh, Đinh Tiên
Hoàng – Điện Biên Phủ, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư An Sương, ngã tư Huỳnh Tấn
Phát – Nguyễn Văn Linh và các trục đường chính trong vào giờ cao điểm thì chỉ
số độ ồn đo được luôn ở mức đáng báo động, vượt ngưỡng cho phép.
Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất
cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh rất lớn.
Hoạt động sinh hoạt: Đi cùng với quá trình công nghiệp hóa chính là quá trình
đô thị hóa, cho nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn sinh ra từ quá trình này là khó
tránh khỏi. Ô nhiễm tiếng ồn gia tăng tỉ lệ thuận với quá trình đô thị hóa. Ở Việt
Nam, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã khá nghiêm trọng, tuy nhiên phần đông
người dân không hề biết là họ đang bị ô nhiễm.
Các hoạt động xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống cùng với các cuộc biểu tình,
các sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao phát sinh từ nhu cầu đời sống đều
tạo ra những âm thanh hỗn tạp, gây khó chịu đến môi trường sống.
Đối với các khu vực thông thường (tòa nhà chung cư, nhà trong hẻm, khu nghỉ
dưỡng, nhà nghỉ, văn phòng hành chính …), từ 6:00 đến 21:00 là 70dB, từ
21:00 đến 6:00 sáng là 55dB. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta phải sống với
âm thanh vượt quá mức cho phép một cách thường xuyên.
Một số nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khác như: Nguồn từ tiếng kêu của động vật
từ các hộ chăn nuôi, từ thiên tai,…
Phần III: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3.1.Hậu quả đối với
sức khỏe con người
Thứ nhất, việc ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp của tất
cả con người chúng ta. Khí thải từ các phương tiện giao thông gây hại rất nhiều
cho phổi. Ngoài ra, bụi mịn cũng chính là yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy
hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa. Do kích thước
khá nhỏ, nên nếu xâm nhập vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô
sinh,... Các tác động ngắn hạn của ô nhiễm không khí bao gồm: cảm giác khó lOMoARcPSD| 36149638
chịu, chẳng hạn như kích ứng mắt, mũi, da, cổ họng, thở khò khè, ho và tức
ngực và khó thở. Cho tới các trạng thái nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như hen
suyễn, viêm phổi, viêm phế quản và các vấn đề về phổi và tim.
Bên cạnh đó, việc ô nhiễm không khí còn khiến cho con người bị chóng mặt,
đau đầu, bệnh tim mạch,... Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi,
phụ nữ mang thai, người đang bị bệnh và trẻ em dưới 15 tuổi,... Từng nhóm đối
tượng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ ô nhiễm.
Những vấn đề này có thể trở nên trầm trọng hơn khi tiếp xúc lâu dài với các
chất ô nhiễm, có hại cho hệ thần kinh, stress, sinh sản và hô hấp, gây ung thư và thậm chí gây tử vong.
Các biến chứng tâm lý, bệnh tự kỷ, bệnh võng mạc, sự phát triển không bình
thường của thai nhi và trẻ sơ sinh nhẹ cân dường như có liên quan đến ô nhiễm
không khí lâu dài. Nhiều người tin rằng tiếp xúc lâu với ô nhiễm không khí
dường như là một yếu tố dẫn tới các bệnh thoái hóa thần kinh (Alzheimer và
Parkinson). Cụ thể, thuốc trừ sâu và kim loại được coi là yếu tố căn nguyên,
cùng với chế độ ăn uống
Thứ hai, những chất độc hại tích tụ ở đất gây mất cân bằng sinh học giữa đất và
cây trồng. Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, ô nhiễm đất còn
khiến nông sản bị nhiễm độc. Nếu con người sử dụng những nông sản này sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe như bị gan to, hệ thần kinh bị ảnh hưởng tiêu cực. Đối
với trẻ em thì hậu quả là chỉ số thông minh ở trẻ em cũng giảm đáng kể.
3.2.Tác động của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay
Nhìn chung ô nhiễm môi trường gây tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền
kinh tế cũng như đời sống xã hội. Hoạt động kinh tế bao gồm có sản xuất và
tiêu thụ, sản xuất chính là việc sử dụng những dạng vật chất và năng lượng của
tự nhiên biến đổi thành các dạng khác có ích cho con người mà chúng ta gọi là
hàng hóa. Kết quả cuối cùng của sản xuất và tiêu thụ các dạng vật chất và năng
lượng sẽ được hoàn trả về môi trường dưới dạng chất thải. Ô nhiễm môi trường
gây ra ngoại ứng tiêu cực, đó là một tác động xảy ra trong sản xuất và gây ra
thiệt hại cho các đối tượng khác mà thiệt hại này không được tính đến trong giá
cả hàng hoá trên thị trường.
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường nước kéo theo sự suy giảm sản lượng các ngành
chăn nuôi, đặc biệt là ngành thủy sản, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu, giảm
tính cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp làm suy giảm kinh tế của ngành nói lOMoARcPSD| 36149638
riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung. Nhìn chung môi trường nước của nước ta
khá nghiêm trọng dẫn đến nguồn lợi thủy sản giảm rõ rệt ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Thứ hai, tác động của môi trường không khí đến kinh tế - xã hội chủ yếu là
những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, ảnh hưởng tới ngành trồng trọt
và chăn nuôi. Gây các bệnh liên quan đến hô hấp và ung thư, tổn thất về kinh tế
gia đình cũng như toàn xã hội, tổn thất về sản lượng cây trồng, vật nuôi, đồng
thời tốn kém các chi phí đầu tư khắc phục ô nhiễm
Thứ ba, ô nhiễm môi trường đất làm giảm diện tích đất canh tác, giảm năng suất
cây trồng và giảm sản lượng chăn nuôi. Khi đất bị ô nhiễm người dân hoặc
chính phủ phải tăng khoản kinh phí lớn để khắc phục.
Thứ tư, tác động của suy thoái đa dạng sinh học dẫn tới suy giảm số lượng, làm
biến mất một số loài đặc thù lâu năm của tỉnh, xuất hiện thêm các loài sinh vật
ngoại lai ảnh hưởng tới loài ở địa phương dẫn tới suy giảm sản lượng, chất
lượng cây trồng, vật nuôi gây thiệt hại về kinh tế. Ô nhiễm môi trường làm giảm
đa dạng sinh học, giảm số lượng loài trong tự nhiên. Làm giảm diện tích rừng
nguyên sinh, mất nơi cư trú của các loài. Khi đa dạng sinh học suy giảm cũng
làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngành du lịch, làm giảm sức hấp dẫn du lịch
của tỉnh dẫn tới thiệt hại lâu dài cho kinh tế ngành
Phần IV: NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 4.1.Nguyên nhân chủ quan
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân.
Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại
môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc
môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi
trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của
các thế hệ trẻ về sau.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm
của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít
doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường
đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa
hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ
gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt
chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay
cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng lOMoARcPSD| 36149638
nhiều của nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không
khí.Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật
về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt
động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản
xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu
đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban
hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm cho hiệu quả
điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân thứ ba là do hoạt động sản xuất sinh hoạt hàng ngày.
Ô nhiễm do chất thải từ các phương tiện giao thông: Chất thải, khói bụi từ các
phương tiện giao thông, xe cơ giới, xe tải, máy bay dễ làm ô nhiễm không khí.
Nhất là vào các tháng ít mưa chúng sẽ khiến không khí có tính axit. Làm tác
động xấu ảnh hưởng sức khỏe con người.
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ các chất hóa học: Để đảm bảo cây trồng
phát triển mạnh, tăng năng suất thì cần phải dùng các kỹ thuật mới, các loại
thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng người dân thường lạm dụng các loại thuốc và
không sử dụng đúng cách, từ đó gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc biệt chúng
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Chất thải rắn không xử lý đúng cách và đảm bảo an toàn: Số lượng chất thải rắn
ngày một nhiều. Gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, xây dựng, y tế…
Các loại này nếu không thu gom, phân loại và xử lý đúng cách sẽ tăng nguy cơ
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đất, nước, không khí đều sẽ gặp ảnh hưởng.
Các chất thải ra môi trường trong sinh hoạt: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên
thì chính ý thức kém cũng là một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
ngày nay. Ví dụ các hoạt động sử dụng than, chất đốt tạo ra khói bụi gây nên ô
nhiễm không khí, hoặc việc xả rác bừa bãi ra các con sông, kênh mương, ao hồ
làm môi trường nước ô nhiễm tạo ra ô nhiễm trắng vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, còn có các vấn đề về tự nhiên, do các hiện tượng thời tiết thiên nhiên
cũng làm ảnh hưởng đến môi trường. Các hiện tượng thời tiết như mưa, tuyết
tan, lũ lụt, gió bão,.. hay do các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật thậm
chí là xác chết của chúng. Khi các loài thực động vật chết đi, chúng bị vi sinh
vật phân hủy thành các chất hữu cơ, một phần sẽ ngấm vào trong đất sau đó ăn
sâu vào dòng nước ngầm và cuối cùng là làm ô nhiễm mạch nước ngầm theo đó
chảy ra các con sông lớn làm ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng. lOMoARcPSD| 36149638
Hiện tượng thiên tai lụt lội cuốn theo các chất thải dơ trong hệ thống cống rãnh,
mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và các loại hóa chất làm cho
nước bị ô nhiễm, mất sự trong sạch vốn có của nó. Nước lụt có thể bị ô nhiễm
bởi các hóa chất độc hại nếu thường xuyên tiếp xúc với nó có thể gây những hậu
quả xấu đối với sức khỏe con người.
4.2.Nguyên nhân khách quan
Đây là nguyên nhân do các yếu tố bên ngoài tác động đến môi trường, đó là
những tác động tự nhiên của thiên nhiên hay của sự phát triển kinh tế xã hội.
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh với tốc độ công nghiệp
hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao làm kéo theo nhiều áp lực ảnh hưởng
đến môi trường sống xung quanh ta. Trên thực tế, nhiều nước công nghiệp phát
triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... và nhiều cường quốc khác trên
thế giới cũng đã và đang phải trải qua những vấn đề về ô nhiễm môi trường như
nước ta hiện nay, khi nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển dựa vào khai thác tài
nguyên, việc phát triển ồ ạt các nhà máy, xí nghiệp phát triển ngành công
nghiệp nhưng lại thiếu quan tâm đến vấn đề tài nguyên, môi trường, đi ngược
lại các quy luật của tự nhiên.
Bên cạnh đó, hiện tượng biến đổi khí hậu có sự diễn biến nhanh hơn so với dự
báo làm phức tạp thêm các vấn đề về môi trường, sự tác động của các cuộc
khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút, chi phí đầu
tư cho bảo vệ môi trường bị rút giảm và ít được quan tâm hơn.
Ngoài ra, còn có các vấn đề về tự nhiên, do các hiện tượng thời tiết thiên nhiên
cũng làm ảnh hưởng đến môi trường. Các hiện tượng thời tiết như mưa, tuyết
tan, lũ lụt, gió bão,.. hay do các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật thậm
chí là xác chết của chúng. Khi các loài thực động vật chết đi, chúng bị vi sinh
vật phân hủy thành các chất hữu cơ, một phần sẽ ngấm vào trong đất sau đó ăn
sâu vào dòng nước ngầm và cuối cùng là làm ô nhiễm mạch nước ngầm theo đó
chảy ra các con sông lớn làm ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng.
Lụt lội cuốn theo các chất thải dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều
chất thải độc hại từ nơi đổ rác và các loại hóa chất làm cho nước bị ô nhiễm,
mất sự trong sạch vốn có của nó. Nước lụt có thể bị ô nhiễm bởi các hóa chất
độc hại nếu thường xuyên tiếp xúc với nó có thể gây những hậu quả xấu đối với
sức khỏe con người. Các vấn đề về ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân tự
nhiên có thể trở nên rất nghiêm trọng nhưng không thường xuyên vì khả năng thấp. lOMoARcPSD| 36149638
Phần V: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 5.1.Khắc
phục ô nhiễm môi trường nước
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước cần phải có chính sách, kế hoạch
cụ thể, lâu dài và yếu tố quan trọng nhất là có sự chung tay của cả xã hội. Do
đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô
nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.
Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay
giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng,
không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi
làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất, để bảo vệ nguồn nước
sạch vì nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người
Thứ nhất, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các
khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
Thứ hai, đối với các nhà máy xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay
vì xả trực tiếp ra bên ngoài cũng là biện pháp hiệu quả.
Thứ ba, khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô
nhiễm bằng cách xây dựng hầm tự hoại, cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả
trực tiếp nước thải sinh hoạt, phân nước tiểu ra môi trường bên ngoài.
Thứ tư, cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dung phương pháp tự
nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp với sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh
tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
Thứ năm, nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư các công trình xử lý nước thải, rác thải
đạt chuẩn, và nghiên cứu các biện pháp khắc phục ô nhiễm hiệu quả.
5.2. Khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động, gây hại cho cuộc sống
con người. Do đó, các cơ quan chức năng, mỗi tổ chức và mỗi cá nhân đều phải
đồng lòng, chung tay thực hiện các giải pháp ô nhiễm môi trường đất. Tất cả
đều phải nhất quán thực hiện nghiêm túc và không ngừng tìm các biện pháp bảo
vệ môi trường đất hiệu quả hơn. Sau đây là một vài đề xuất giải pháp khắc phục
ô nhiễm môi trường đất.
Thứ nhất, nhà nước, các cơ quan chức năng địa phương ban hành các chính sách
bảo vệ môi trường đất, bổ sung các điều luật bảo vệ môi trường. Chú trọng giám
sát, kiểm soát các công tác quản lý đất ô nhiễm và kịp thời đưa ra các giải pháp
cải thiện chất lượng đất. lOMoARcPSD| 36149638
Thứ hai, sử dụng các loại cây cảnh, cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí,
hút khí độc hại cho không gian sống quanh bạn như cây không khí, cây lưỡi hổ,
cây kim tiền, cây kim ngân,…
Thứ ba, mỗi cá nhân phải nghiêm túc chấp hành và có ý thức bảo vệ môi trường
trong khả năng của mình.
· Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng kiến thức của người dân về
vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường xung quanh.
· Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý rác thải, khí thải và nước thải trước
khi xả ra ngoài môi trường.
· Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, điện.
· Hạn chế sử dụng những vật liệu có hại cho môi trường như nylon, các đồ
dùng nhựa, chai nhựa, cốc nhựa,…
· Phục hồi và tái chế vật liệu, các chai nhựa, cốc nhựa, túi nilon và những
đồ dùng hỏng,… Đây không những là một trong các bảo vệ môi trường đất
mà còn có thể giúp ta sáng tạo ra những đồ dùng mới lạ và có ích.
5.3. Khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Thứ nhất, về phía chính phủ, các doanh nghiệp lớn
Những hành động khắc phục ô nhiễm môi trường không khí đến từ chính phủ và
các doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến việc cải thiện vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí. Có thể kể đến một vài giải pháp:
· Hạn chế việc xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy ồ ạt như hiện nay,
nếu xây dựng thì các khu công nghiệp, nhà máy này phải đảm bảo xử lý
được khí thải, tránh thải trực tiếp ra môi trường.
· Trồng nhiều cây xanh trong các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Khi quy hoạch phải đảm bảo có một lượng lớn diện tích dành cho cây xanh
· Thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ đã quá lạc hậu bằng các máy
móc, dây chuyền mới thân thiện với môi trường hơn.
· Thay thế dần các nhiên liệu gây ô nhiễm không khí như xăng, dầu, than
đá,.. sang sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường như điện, H2, hơi nước,. lOMoARcPSD| 36149638
Thứ hai, về phía cá nhân
Khắc phục ô nhiễm không khí cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chỉ với các
hành động nhỏ mỗi ngày cũng có thể góp phần khắc phục ô nhiễm không khí.
Để khắc phục ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân nên:
· Ưu tiên di chuyển bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc các phương tiện công
cộng như: xe bus, tàu điện,..
Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình
· Lắp đặt các thiết bị lọc không khí trong nhà
Hạn chế các hoạt động sinh ra các chất khí độc hại như: hút thuốc lá, đốt bếp
than, bếp củi nhất là than tổ ong
· Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Tiết kiệm điện cũng là một cách
giảm ô nhiễm không khí. Giúp giảm công suất các nhà máy nhiệt điện.
· Sử dụng điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió vừa tiết kiệm vừa thân
thiện với môi trường. Cũng giúp giảm công suất các nhà máy nhiệt điện.
5.4. Khắc phục ô nhiễm tiếng ồn
Đối với mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan nên thực hiện một số biện pháp sau đây
để tránh ô nhiễm tiếng ồn
Thứ nhất, đóng cửa sổ: Đóng cửa sổ là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để
làm giảm tiếng ồn vào nhà hoặc văn phòng, việc này sẽ làm giảm những âm
thanh không mong muốn. Điều tốt nhất bạn có thể làm là chỉ mở các cửa sổ
trong thời gian muộn và ít tiếng ồn trong ngày thường là vào buổi tối
Thứ hai, cải thiện cách âm của tường vách: Việc trang bị cho tường vách một
lớp cách âm là giải pháp thiết thực và hiệu quả cao nhất để giảm tình trạng ô
nhiễm tiếng ồn tại nhà hoặc văn phòng. Các tấm cách nhiệt chính là biện nghệ
thuật trong trong việc ngăn chặn rung động và âm thanh. Bằng cách cải thiện
cách nhiệt bằng cách lắp đặt vật liệu lên tường, trần nhà thậm chí trên sàn nhà.
Việc sử dụng cửa sổ hai cánh cũng có thể giúp hấp thụ tốt tiếng ồn
Thứ ba, đầu tư vào tai nghe loại bỏ tiếng ồn: Đối với việc tiếp xúc với các
nguồn ồn quá lớn như máy phát, búa hơi đục bê-tông… Con người đã tạo ra tai
nghe cách âm giúp loại bỏ các tiếng ồn cường độ lớn một cách hiệu quả. Sản
phẩm này đặc biệt quan trọng để bảo vệ các công nhân trong xây dựng hoặc công nghiệp lOMoARcPSD| 36149638
Thứ năm, sáng tạo trong việc bố trí văn phòng hoặc nhà cửa: Một cách để
giảm tiếp xúc với nguồn ồn là thay đổi cách bố trí đồ đạc, thiết bị một cách hợp
lý. Ví dụ như để các máy móc ồn ào tránh xa khu vực làm việc hoặc sử dụng
nhiều vật liệu cách âm trong phòng ngủ
Thứ sáu, đầu tư loại sàn nhà giúp hấp thụ tiếng ồn: Ngoài thảm lót sàn, sàn
nhà cũng là một trong những nơi có thể giúp cải thiện tiếng ồn rất tốt. Nó phụ
thuộc vào chất liệu sàn. Chất liệu tốt nhất cho ứng dụng này là sàn nhựa vinyl.
Loại sàn này là một phương án thay thế rất tốt cho thảm vì những phẩm chất
hấp thụ âm thanh của nó KẾT LUẬN
Như vật, qua phân tích tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường
ở Việt Nam hiện nay thì ta thấy môi trường có một vai trò rất quan trọng đối với
phát triển kinh tế, chính trị văn hoá, sức khoẻ và không những thế môi trường
còn là mầm sống để chúng ta tồn tại và phát triển là một trong những yếu tố
hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta. Một đất nước văn minh, giàu đẹp được
bạn bè quốc tế biết đến hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào môi trường,
môi trường trong sạch thì con người mới có sức khỏe kinh tế mới có thể thẳng
tiến, Việt nam mới có thể vươn xa. Do vậy bảo vệ môi trường không chỉ là trách
nhiệm của Đảng và nhà nước mà là của toàn xã hội, tất cả mọi người phải tham
gia bảo vệ môi trường bởi đó là môi trường chung là yếu tố quyết định đến sự
sống còn của nhân loại. Cùng chung tay thực hiện chủ trương của Đảng là “bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân” Hãy bảo vệ môi trường vì
bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Môi trường và phát triển bền vững
2..Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
http://trungtammoitruong.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam.html
3. GIẢI QUYẾT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (USAID)
https://www.usaid.gov/vi/vietnam/addressing-environmental-pollution
4. 9 tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của bạn
https://hellobacsi.com/thoi-quen-lanh-manh/song-xanh/tinh-trang-o-nhiem- moitruong/
5.Các hậu quả ô nhiễm môi trường ở Việt Nam lOMoARcPSD| 36149638
https://24hthongtin.com/cac-hau-qua-cua-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam.html
6.Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc
phục ( Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-
nhangay-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-va-giai-phap-khac- phuc594455.html
7.Nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước (Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-
toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhangiai-phap-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi- truong-nuoc-594443.html
8.Ô nhiễm môi trường đất - Hiểm họa khôn lường(Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
https://dangcongsan.vn/y-te/o-nhiem-moi-truong-dat--hiem-hoa-khon- luong327562.html
9.Ô nhiễm không khí: Báo động! https://tuoitre.vn/o-nhiem-khong-khi-bao- dong-20201215075921861.htm
10.Ô nhiễm không khí ở Viêt Naṃ
https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/air-pollution
11.Ám ảnh tình trạng ô nhiễm tiếng ồn
https://baothanhhoa.vn/doc-gia/am-anh-tinh-trang-o-nhiem- tiengon/145563.htm.
12.Trang web: Ô nhiễm môi trường
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_m%C3%B4i_tr %C6%B0%E1%BB%9Dng