Tiểu luận | Kế hoạch kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm AQN Shop | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tài liệu này là kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng mỹ phẩm AQN SHOP, tập trung vào chiến lược kinh doanh, phân tích thị trường và tổng quan về đầu tư. Mục tiêu của nó là phục vụ nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da của phụ nữ, đặc biệt là sinh viên và những người có thu nhập trung bình.
Môn: Kế toán và Quản trị kinh doanh
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN HỌC KẾ HOẠCH DOANH NGHIỆP Đề tài
KẾ HOẠCH KINH DOANH
CỬA HÀNG MỸ PHẨM AQN SHOP
Giảng viên: Nguyễn Văn Hướng Lớp: K66KEKTD Nhóm 9:
Nguyễn Thị Hồng Anh 6667736 Phạm Lê Quyên 6662188
Đỗ Thị Hồng Ngọc 6666511 Mục lục
Lời mở đầu
I. TÓM TẮT KINH DOANH
1. Mục tiêu của dự án kinh doanh cửa hàng AQN Shop 1
2. Đối tượng khách hàng
II. THÔNG TIN CỬA HÀNG
III. SẢN PHẨM KINH DOANH 1. Mỹ phẩm Hàn Quốc
2. Mỹ phẩm nội địa Trung Quốc
IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1. Phân tích vĩ mô 2. Phân tích vi mô
3. Phân khúc thị trường 4. Phân tích khách hàng
V. CHIẾN LƯỢC MARKETING
VI. KHÁI QUÁT ĐẦU TƯ CHO CỬA HÀNG AQN SHOP
VII. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
VIII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CỬA HÀNG
IX. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 2 TÓM TẮT
Ngày nay kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập đầu người ngày càng
tăng, kéo theo nhu cầu vui chơi giải trí và thư giãn của một số người dân trong các
thành phố lớn ngày càng tăng cao. Và “làm đẹp” cũng là một trong những điều mà
nhiều người quan tâm đến đặc biệt là các chị em phụ nữ có nhu cầu “làm đẹp” cho bản thân.
Nhu cầu làm đẹp là nhu cầu không thể thiếu , các trung tâm chăm sóc da, sapa,
... liên tục xuất hiện để làm đẹp cho khách hàng, song song đó khách hàng cũng có
nhu cầu làm đẹp tại nhà. Mỹ phẩm đó đã đáp ứng những nhu cầu cấp thiết này cho
khách hàng , việc sử dụng mỹ phẩm không chỉ làm đẹp mà còn có nhiều tác dụng
trong việc chăm sóc sức khỏe cơ thể. Việc sử dụng mỹ phẩm cũng có phần giúp
cho chị em phụ nữ trở nên tự tin và hoàn mỹ hơn.
Kinh doanh mỹ phẩm cần đến sự am hiểu về cách sử dụng mỹ phẩm , cách bảo
dưỡng từng loại da mặt , màu da, vì thế việc kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ gặp
nhiều khó khăn ngoài việc cạnh tranh thị trường. Cách chọn lựa mỹ phẩm phù hợp
với bản thân cũng là một điều khá khó khăn cho mọi người vì mỹ phẩm rất đa dạng
loại dành để phù hợp cho nhiều loại da khác nhau vì thế đó là điều mà các nhà kinh
doanh cũng như các cửa hàng mỹ phẩm phải biết phân biệt và chọn lựa sản phẩm
phù hợp với từng khách hàng.
Hiểu được nhu cầu “làm đẹp” của các chị em là tiện lợi phù hợp thời gian và
chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn...Chính vì điều đó đã giúp chúng tôi có ý
tưởng kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm có thể giúp cho phụ nữ làm đẹp mà lại tiết
kiệm được cả thời gian và kinh tế mà vẫn có thể làm tăng vẻ đẹp của phụ nữ.
Và vì những điều đó mà chúng tôi đã quyết định mở một cửa hàng mỹ phẩm
để phục vụ các nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ .Mong được sự ủng hộ của tất
cả mọi người cho dự án của chúng tôi “Dự án kế hoạch kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm AQN Shop”. 3
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm
I.TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH
1, Mục tiêu:
- Mở 1 cửa hàng kinh doanh mĩ phẩm làm đẹp và chăm sóc da cho nữ giới.
- Cửa hàng hướng đến các sản phẩm hot và bán chạy trên thị trường những loại mĩ
phẩm giá cả hợp lí phù hợp túi tiền nhưng chất lượng tốt ổn định.
- Cửa hàng hướng đến nhu cầu cần thiết của giới trẻ hiện nay là muốn làm đẹp
nhưng là học sinh sinh viên thì mức kinh phí còn hạn hẹp nên cửa hàng sẽ dựa vào
tâm lý của mọi người là muốn mua đồ rẻ mà chất lượng để chọn sản phẩm kinh
doanh cho hợp lý đó là yếu tố tạo nên thành công cho cửa hàng.
2, Đối tượng:
AQN SHOP hướng đến đối tượng là học sinh, sinh viên và những người có mức thu nhập trung bình.
II.THÔNG TIN CỬA HÀNG - Tên cửa hàng: AQN SHOP
- Địa chỉ: số 202 Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Hà nội
- SĐT của cửa hàng : 0968767811
III, SẢN PHẨM KINH DOANH
1, Mỹ phẩm Hàn Quốc Các loại mỹ phẩm
a. Mỹ phẩm dành cho da mặt:
- Nước tẩy trang: Nước tẩy trang trà xanh innisfree, nước tẩy trang chiết
xuất từ các loại lá trà The Saem, Nước tẩy trang làm mềm da Nacific Fresh Herb,… 4
- Toner: Nước hoa hồng tinh chất gạo The Face Shop, nước hoa hồng
dưỡng ẩm chống viêm Klairs, nước hoa hồng phục hồi và làm dịu da Benton,…
- Sữa rửa mặt: Sữa rửa mặt giúp dưỡng ẩm cho da thường và da khô
Laneige, sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da dầu mụn Byvibes Wonder Bath PHA
5.5, sữa rửa mặt cấp ẩm dưỡng da săn chắc Etude House,…
- Kem chống nắng: Innisfree Triple Care, Kem chống nắng nâng tông da
Cell Fusion C, Kem chống nắng che phủ lỗ chân lông Chocho's Lab,…
- Tẩy tế bào chết, mặt nạ, xịt khoáng
b. Mỹ phẩm dành cho toàn thân:
- Làm trắng da: Kem dưỡng trắng da toàn thân, kem chống rạn da, kem trị thâm
- Tẩy da chết: Muối tắm sữa bò, tẩy tế bào chết thon gọn cơ thể, tẩy da chết
- Sữa dưỡng da: Lotion dưỡng da ban đêm, kem dưỡng trắng da c. Mỹ phẩm makeup: - Phấn phủ - Kem nền - Phấn má - Phấn mắt - Son d. Mỹ phẩm khác:
- Các loại phụ kiện: Gương, kẹp mi, cọ trang điểm
- Sữa tắm, dầu gội đầu - Sản phẩm cho nails
2. Mỹ phẩm nội địa Trung Quốc Mỹ phẩm makeup: - Phấn phủ - Kem nền 5 - Phấn má - Phấn mắt - Son
IV, PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích vĩ mô:
• Môi trường nhân khẩu : Dân số đông, trình độ học vấn cao.
• Môi trường văn hóa xã hội:
- Nhận thức về việc sử dụng mỹ phẩm làm đẹp đảm bảo sức
khỏe là yếu tố được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hàng đầu
- Sự phát triển của internet đang được ứng dụng mạnh mẽ
trong hoạt động kinh doanh góp phần thay đổi thói quen
mua hàng của người dùng truyền thống
- Các phong trào làm đẹp trong những giai đoạn nhất định sẽ
có những ảnh hưởngnhất định đến việc lựa chọn mỹ phẩm của nhiều người
• Môi trường công nghệ: Công nghệ không ngừng phát triển và thay đổi cuộc
sống và thay đổi xu hướng thị trường.
2. Phân tích vi mô:
Theo một nghiên cứu thị trường về thói quen tiêu dùng của phụ nữ Việt về
mỹ phẩm, có 24% người khảo sát trang điểm hằng ngày, 44% trang điểm ít
nhất 1 tuần, 45% chỉ trang điểm khi có dịp đặc biệt nào đó.
Trong 1 tháng, phụ nữ Việt tiêu xài trung bình khoảng 140.000 đồng cho mỹ
phẩm với 2 hình thức tìm kiếm thông tin để mua bán mỹ phẩm chính là bạn bè (70%) và website (58%).
Một lưu ý khá quan trọng đối với các bạn kinh doanh đó là về thương hiệu
ưa chuộng của phụ nư VIệt. Những thương hiệu đến từ Hàn Quốc có ảnh
hưởng tích cực nhất. Trong tâm trí họ, thương hiệu cho giới trẻ và sành điệu
được chọn cao gấp 3 lần các thương hiệu của các nước khác. 6
Riêng về giới trẻ, khảo sát cho thấy 30% số học sinh ở độ tuổi 15-16 đã bắt
đầu làm quen với một trong các loại sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ
bản như sữa rửa mặt, sữa tắm, lotion, trị mụn, son dưỡng môi…
Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi. Một số nhãn hiệu quen
thuộc nhất với nhóm khách hàng này có thể kể đến như Essance, Clear,
Oriflame, LipIce, Tee Tree, Gohnson’s…
Về tần suất mua hàng, với những loại mỹ phẩm khác nhau, người Việt có tần
suất mua hàng khác nhau. Theo một báo cáo khác, sữa rửa mặt được mua
với tần suất nhiều nhất, sau đó là kem dưỡng da – dưỡng thể, phấn-son môi
và cuối cùng là nước hoa.
a, Phân khúc thị trường :
-Trước năm 1997, thị trường mỹ phẩm Việt Nam chưa được mấy ai chú ý bởi suy
nghĩ thu nhập của phụ nữ còn thấp và ngân sách chi cho mỹ phẩm của họ quá ít ỏi.
Các mặt hàng dưỡng da, trang điểm trên thị trường lúc ấy chủ yếu là hàng nhập lậu
từ Trung Quốc (các nhãn hiệu rẻ tiền) và hàng trong nước, số ít là hàng ngoại. Tuy
nhiên, hiện tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất tiềm năng theo dự báo của
Nielsen Việt Nam (hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới).
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam chia làm 4 cấp độ chính: 7
- Cấp 1: Dòng quý tộc (lady): Hiện trên thị trường rất hiếm, chưa bán đại trà ở trung tâm
- thương mại, siêu thị mà chỉ có ở các spa, beauty saloon. Mặc dù bán ít
nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất cũng từ 18 – 20 triệu
đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt),
chưa kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu lady là Wigleys,
Clinique, Estee Lauder, Lancome…
- Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Để nằm được ở cấp này, doanh nghiệp sản xuất
- phải ở những nơi có viện nghiên cứu khoa học về mỹ phẩm chứng nhận. Thế
giới hiện chỉ có 4 nước có viện này là Pháp, Nhật, Thụy Sĩ… Một số nhãn
hiệu high class trên thị trường là Shiseido, Carita, L’Oreal, Kanebo, Clarins, Pupa…
- Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (grand name): Dòng này hiện đang chiếm
lượng lớn tại Việt Nam. Vài thương hiệu grand name điển hình là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia…
- Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hezaline, Essance, Rohto…,các nhãn
hiệu Việt Nam như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Kao (Biore), và các sản
phẩm của nhãn hiệu nội địa Trung Quốc….
- Với thị trường 90 triệu dân, thu nhập người dân không ngừng được cải thiện, nhất
là phụ nữ (chiếm hơn ½ dân số) ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động xã hội,
tiếp cận được tri thức, khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật… nên nhu cầu dùng mỹ
phẩm liên tục tăng, từ nước hoa, son môi, phấn trang điểm đến kem dưỡng da –
dưỡng tóc vì thế Việt Nam đang là thị trường vô cùng lớn cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trong lẫn ngoài nước.
➢ Vì để bắt kịp xu hướng thị trường và nhu cầu làm đẹp của nữ giới hiện nay
chúng tôi sử dụng mỹ phẩm hàng loại cấp 3 –cấp 4.
b, Phân tích đối thủ cạnh tranh: Các cửa hàng bán mỹ phẩm trong khu vực xung quanh.
o Điểm mạnh của đối thủ:
- Có khách hàng quen thuộc 8
Có nhiều kinh nghiệm hơn
- Có chiến lược marketing tốt o Điểm yếu:
- Giao diện cũ và ít mới mẻ hơn với xu thế hiện nay
- Chưa cập nhật được nhiều sản phẩm mới hợp với nhu cầu làm đẹp của mọi người hiện nay
o Đặc điểm cạnh tranh trong ngành :
- Chất lượng sản phẩm - Chiến lược Marketing
- Kỹ năng nhân sự chưa cao
- Giá cả, chất lượng sản phẩm
c, Nhà cung cấp :
Nhà cung cấp chính: Đại lý công ty mỹ phẩm Hàn Quốc, Trung Quốc.
Uy tín của các nhà cung cấp : Chất lượng sản phẩm tốt ,đạt tiêu chuẩn ,mẫu mã đẹp và đúng chất lượng
-Sản phẩm và chất lượng của sản phẩm đều tốt và đạt như đúng tiêu chuẩn giúp
doanh nghiệp có uy tín tốt và giúp phân khúc thị trường ổn định
d, Phân tích khách hàng :
Làm đẹp từ lâu đã được xem là một trong những nhu cầu cơ bản và tự nhiên của
conngười. Mỹ phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng phục vụ cho nhu cầu làm đẹp
chính đánghiện nay. Theo các nghiên cứu, nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập với nền kinh tế
Thế giới đã đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm gia nhập
vào thịtrường làm đẹp nước ta. Điều này góp phần tạo nên thị trường đầy tiềm
năng mới chonhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành đầu tư. Tuy
nhiên, thị trường này có thể biến động bởi hành vi tiêu dùng mỹ phẩm của
kháchhàng. Các bạn có nhu cầu đầu tư kinh doanh mỹ phẩm trong giai đoạn hiện
nay cần tìmhiểu kỹ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
để bắt kịp xuhướng thị trường: 9
Nhận thức về việc sử dụng mỹ phẩm làm đẹp đảm bảo sức khỏe là yếu tố
đượcngười tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hàng đầu
- Coi trọng chất lượng cao, tính hoàn hảo đo lường mức độ mà một khách
hàng tìm kiếm chất lượng tốt nhất.Các khách hàng cho điểm cao ở thuộc tính
này hầu nhưmua sắm rất cẩn thận, có hệ thống có so sánh.
- Coi trọng nhãn hiệu, giá ngang với chất lượng là những khách hàng hướng
về sảnphẩm đắt tiền, nhãn hiệu nổi tiếng bán chạy nhất, nhãn hiệu quảng cáo
nhiềunhất. Họ tin là tiền nào của đấy giá cao thì chất lượng cao và thích
những cửa hiệu có giá xa xỉ.
- Coi trọng tính mới lạ, những khách hàng thích thời trang, mới lạ. Tìm
đượcthứ gì mới họ sẽ rất thích thú, hào hứng. Những người này cũng là
những người tìm kiếm sự đa dạng, phong phú, họ mua sắm ít cẩn thận và ít quan tâm đến giá cả.
- Coi trọng tính tiêu khiển, giải trí đo lường mức độ khách hàng xem mua
sắm như là một hành vi giải trí, vì thế họ mua để vui vẻ và thưởng thức.
- Coi trọng giá cả, giá trị thu lại so với đồng tiền bỏ ra là những khách hàng
tìm sản phẩm giá thấp, hay sản phẩm bán hạ giá. Họ là những người mua
sắm bằng cách so sánh, muốn có được giá trị tốt nhất so với số tiền họ bỏ ra.
- Bốc đồng, Bất cẩn là những đặc trưng đo lường mức độ khách hàng mua
sắm một cách bất cẩn, bốc đồng. Khách hàng cho điểm cao nhân tố này
hiếm khi chuẩn bị cẩn thận cho việc mua sắm và không quan tâm đến họ chi tiêu bao nhiêu.
- Bối rối do quá nhiều lựa chọn để chỉ những khách hàng khó khăn
khi chọn lựa giữa nhiều nhãn hiệu hay cửa hiệu khác nhau. Họ
thường bốirối, lung túng với thông tin có được.
- Trung thành với nhãn hiệu hay thói quen là những khách hàng chỉ
mua những nhãn hiệu và cửa tiệm họ thích. Nói cách khác, những khách
hàng này đã định hình thói quen khi mua sắm.
e, Định hướng phát triển :
- Chiến lược phát triển mà doanh nghiệp theo đuổi trong ngắn hạn là
có thể quảng bá được rộng rãi sản phẩm đến với người tiêu dùng. Dài
hạn là có thể giúp cửa hàng trở nên phong phú đa dạng nhiều sản
phẩm hơn và giúp doanh nghiệp đi lên đạt được doanh thu cao. 10
- Định hướng của AQN shop là trở thành Công ty bán hàng mỹ phẩm
trực tiếp số 1 tại Việt Nam.
V, CHIẾN LƯỢC MARKETING 1. Quảng cáo trên báo
- Báo điện tử: Thuê viết bài PR trên kenh14, soha, phunutoday, yeah1.com,… 2. Marketing online:
- Lập website cho mỹ phẩm do cửa hàng bán: Mục đích giới thiệu sản
phẩm, tư vấn sản phẩm, chia sẻ ý kiến khách hàng trực tiếp.
- SEO (Search Engine Optimization) từ khóa: “ Mỹ phẩm AQN shop”
- Marketing trên mạng xã hội như: facebook, instagram, tiktok, youtube.
- Marketing trên các diễn đàn làm đẹp
3. Khuyến mãi, giảm giá: - Phát hành deal, voucher
- Giảm giá vào các dịp lễ, kỉ niệm: 14/2; 8/3; 30/4-1/5; 1/6; 2/9; 20/10; 20/11; 24,25/12.
- Giảm giá vào các ngày như Black Friday, Lễ độc thân,…
4. Quảng cáo ngoài trời:
- Billboard: tranh treo tường, áp phích, bảng tin, bảng quảng cáo kĩ thuật số,…
- Transit (phương tiện): chẳng hạn như taxi, xe tải, biển quảng cáo di
động, tàu điện ngầm, xe buýt, sân bay,….
- Street Furniture (địa điểm công cộng): nhà chờ xe buýt, bảng điều
khiển đô thị, ghế dài xe buýt, quầy điện thoại,…
- Các địa điểm khác: rạp chiếu phim, câu lạc bộ sức khỏe, sân vận
động, quán bar, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng,…
- Quảng cáo qua bao bì đựng hàng khi mua hàng
5. Tặng kèm thêm những sản phẩm như nhãn dán, móc chìa khóa, scunchies
vào khai trương và ngày lễ khi khách hàng tới mua hàng và đặt hàng online.
• Xúc tiến: 11
6. Thông báo cho khách hàng về sự có mặt của cửa hàng
7. Khuyễn khích khách hàng mua sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn
8. So sánh cho khách hàng thấy được chất lượng phục vụ, hậu mãi tốt hơn
các đối tượng cạnh tranh khác trên thị trường.
9. Thuyết phục khách hàng tin vào các chất lượng sản phẩm cửa hàng AQN Shop
10. Nhắc nhở người tiêu dùng về sự có sẵn và lợi ích sản phẩm.
VI, KHÁI QUÁT ĐẦU TƯ CHO CỬA HÀNG AQN SHOP.
1. TỔNG ĐẦU TƯ CỐ ĐỊNH CHO CỬA HÀNG.
Để tính toán hiệu quả kinh doanh cho chuỗi cửa hàng ,trước hết cần tính hiệu
quả đầu tư của một cửa hàng.
Tổng mức đầu tư trang trí nội thất cửa hàng là: 323,280,000 đồng (Ba trăm
hai mươi hai triệu ,hai trăm tám mươi). Chi phí này bao gồm:
- Chi phí trang trí nội thất: theo đúng quy định và phong cách chung về hình
ảnh , màu sắc và cách bố trí sản phẩm. -
Chi phí trang trí thiết bị cho cửa hàng. o Bản cho quầy thu ngân
o Máy in hóa đơn bán lẻ o Máy tính bản o Loa o Máy lạnh Panasonic
o Tủ trưng bày sản phẩm
o Bàn trưng bày sản phẩm o Đồng phục nhân viên o Điện thoại bàn o Bảng hộp đèn 12
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐẦU TƯ CÔ ĐỊNH Hạng mục Số Đơn giá Thành tiền - lượng Cọc 6
I, Vốn đầu tư cố định tháng
1, Chi phí trang trí nội trong thất hợp
Trang trí nội thất phòng 20 2,000,000 40,000,000 đồng
2, Thiết bị phục vụ thuê kinh doanh mặt Bàn quầy thu ngân 1 8,000,000 8,000,000 bằng . Máy in hóa đơn lẻ 1 1,300,000 1,300,000 - Máy tính 1 8,000,000 8,000,000 Dự Loa 1 5,000,000 5,000,000 phòng Máy lạnh panasonic 1 10,400,000 10,400,000 phí Tủ trưng bày sản phẩm 1 30,000,000 30,000,000 (tính Bàn trưng bày sản phẩm 1 15,600,000 15,600,000 bằng Đồng phục nhân viên 2 200,000 400,000 10% giá Điện thoại bàn 1 1,500,000 1,500,000 trị đầu Bảng hộp đèn 1 10,000,000 10,000,000 tư nội
3,Cọc thuê mặt bằng 180,000,000 thất và Cọc thuê mặt bằng 6 180,000,000 tháng thiết bị)
4, Dự phòng phí (10%) 13,080,000 Bảng hợp Tổ c n h
g i cpộhní gđ ầu tư cố định. 323,280,000 tổng
2. VỐN LƯU ĐỘNG
Ngoài những khoảng đầu tư mặt bằng và thiết bị phục vụ kinh doanh trong
giai đoạn đầu tư; khi dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động cho
mỗi cửa hàng ước tính khoảng 200,000,000 đồng.
3. TỔNG ĐẦU TƯ CHO CỬA HÀNG
Tổng đầu tư cho 1 cửa hàng Hạng mục Thành tiền 13 1, Vốn đầu tư cố 323,280,00 định 0 2, Vốn lưu động 200,000,00 0 TỔNG 523,280,00 0
VII. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn:
Kế hoạch sử dụng vốn của dự án: Nội dung Tổng Tháng Tháng cộng 10 11
Sửa chữa, cải tạo mặt 100% 70% 0% bằng Thiết bị phục vụ kinh 100% 100% doanh Tiền cọc thuê mặt 100% 100% bằng Dự phòng phí 100% 50% 50%
2. Tiến độ sử dụng vốn: Nội dung Tổng tiền Tháng 10 Tháng 11 Sửa chữa, cải tạo 40,000,000 28,000,000 12,000,000 mặt bằng Thiết bị phục vụ 90,200,000 0 90,200,000 kinh doanh Tiền cọc thuê mặt 180,000,00 180,000,00 bằng 0 0 Dự phòng phí 13,080,000 6,540,000 6,540,000 Tổng cộng 323,280,00 214,540,00 108,740,00 0 0 0
VIII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CỬA HÀNG.
Khấu hao tài sản cố định. 14
Áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu
hao áp dụng theo công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003
về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Giả định về doanh thu
Doanh thu của dự án có được từ:
+Doanh thu trung bình khoảng 200 triệu đồng/tháng
+Mức tăng giá bán ước tính: 3%/năm.
1. Trong năm hoạt động đầu tiên:
- Công suất hoạt động 70% công suất tối đa.
- Thời gian hoạt động: 1 Quý
- Trong tháng đầu tiên cửa hàng chào đón khách hàng bằng cách giảm 10%
trên giá trị hóa đơn thanh toán.
2. Từ năm thứ 2 trở đi: - Mức tăng giá: 3%/năm
- Thời gian hoạt động: cả năm
- Doanh thu các năm sau có thể tăng cao hơn, tuy nhiên dự án tính trong
mức an toàn nên chỉ vớc chừng theo doanh thu tối thiểu cửa hàng có thể đạt được.
KẾ HOẠCH DOANH THU QUA CÁC NĂM Năm 2022 Quý IV Hạng mục 1 Mức tăng giá 1,00 Doanh thu mỗi tháng 250,000,000 Số tháng hạt động 3 Doanh thu 750,000,000
Chương trình khuyến mãi khai trương 25,000,000 tháng đầu (10%) Doanh thu 15 725,000,000 Năm 2023 Qúy I Quý II Quý III Quý IV Hạng mục 2 3 4 5 Mức tăng giá 1,03 1,03 1,03 1,03 Doanh thu mỗi 257,500,000 257,500,00 257,500,00 257,500,000 tháng 0 0 Số tháng hạt động 3 3 3 3 Doanh thu 725,000,000 725,000,00 725,000,00 725,000,000 0 0 Năm 2024 Qúy I Quý II Quý III Quý IV Hạng mục 6 7 8 9 Mức tăng giá 1,06 1,06 1,06 1,06 Doanh thu mỗi 265,225,00 265,225,00 265,225,000 265,225,000 tháng 0 0 Số tháng hạt động 3 3 3 3 Doanh thu 795,675,00 795,675,00
795,675,000 795,675,000 0 0
* Giả định về chi phí:
+ Chi phí lương: Cửa hàng ước tính có khoảng 2 nhân viên. Ước tính mức
lương của cộng tác viên bán hàng chủ yếu phụ thuộc vào doanh số đạt được.
BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN S
Lương cơ bản L Thu ngân/Kế toán 1 5,000,000 Nhân viên bán hàng 1 4,000,000 Bảo vệ 1 2,500,000 Tổng cộng 3 11,500,000
+ Chi phí thuê mặt bằng: với diện tích mỗi cửa hàng khoảng 20 m, vị trí
thuận lợi, chi phí thuê khoảng 3,000,000 đồng/tháng
+Chi phí nhập nguyên liệu: giá thành của nhập vào bao gồm chi phí vận
chuyển khoảng 110,000 đồng/kg. 16
+ Chi phí giá thành sản phẩm: theo thỏa thuận và chính sách của công ty Hàn Quốc cho đại lý.
+ Chi phí quảng cáo, bán hàng: cần dùng một khoảng phí cho việc quảng
cáo, PR sản phẩm, các hoạt động khuyến mãi khác, trích khoảng 3% doanh thu.
+ Chi phí hoa hồng cho cộng tác viên: Chi phí này trích 3% doanh số mà họ bán được. +Chi phí khác: 1% doanh thu
KẾ HOẠCH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NĂM 2022 Quý IV Tỷ số tăng giá 1,00 Chi phí lương 11,500,000 Chi phí thuê mặt bằng 90,000,000
Chi phí sản phẩm nhập hàng 450,000,000
Chi phí quảng cáo, bán hàng 22,500,000 Chi phí khác 7,500,000 Tổng cộng 581,500,000 NĂM 2023 Qúy I Quý II Quý III Quý IV Tỷ số tăng giá 1.03 1.03 1.03 1.03 Chi phí lương 11,845,000 11,845,000 11,845,000 11,845,000 Chi phí thuê mặtbằng 92,000,000 92,000,000 92,000,000 92,000,000 Chi phí sản phẩm nhập 463,500,00 463,500,000 463,500,00 463,500,000 hàng 0 0
Chi phí quảng cáo, bán 23,175,000 23,175,000 23,175,000 23,175,000 hàng Chi phí khác 7,725,000 7,725,000 7,725,000 7,725,000 Tổng cộng 598,245,00 598,245,000 598,245,00 598,245,000 0 0 NĂM 2024 17 Qúy I Quý II Quý III Quý IV Tỷ số tăng giá 1.06 1.06 1.06 1.06 Chi phí lương 12,190,000 12,190,000 12,190,000 12,190,000 Chi phí thuê mặt bằng 95,481,000 95,481,000 95,481,000 95,481,000 Chi phí sản phẩm nhập 477,405,00 477,405,000 477,405,00 477,405,000 hàng 0 0
Chi phí quảng cáo, bán 23,870,250 23,870,250 23,870,250 23,870,250 hàng Chi phí khác 7,956,750 7,956,750 7,956,750 7,956,750 Tổng cộng 616,903,00 616,903,000 616,903,00 616,903,000 0 0
IX. Đánh giá và kết luận: 1. Đánh giá • Về kinh tế:
- Về mặt này, việc kinh doanh sẽ đóng góp một phần doanh thu vào việc nộp
thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là các
bạn sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm sau giờ học ở trường.
- Giá cả vừa phải ,phù hợp với tất cả các đối tượng.
- Có thể cạnh tranh được với các cửa hàng mỹ phẩm xung quanh. • Về xã hội:
- Mang đến các sản phẩm phù hợp đạt tiêu chuẩn cho người sử dụng ,mọi
nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.
- Tạo nên một sự tự tin cho các chị em phụ nữ thích làm đẹp khi sử dụng sẽ
giúp mọi thứ hoàn hảo. Các sản phẩm được sản xuất có loại từ thành phần
thiên nhiên tốt cho da và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng ,vừa
an toàn và vừa chất lượng với môi trường. 2. Kết luận:
- Cửa hàng mỹ phẩm của chúng em mở ra không chỉ giải quyết vấn đề nhu
cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ mà còn mang ý nghĩa mong được
đem lại những sản phẩm tốt nhất cho người dùng ,đem lại sự tự tin và vẻ 18
đẹp hoàn mĩ cho mọi người với thời đại hiện nay. Hơn bao giờ hết chúng
em tin cửa hàng sẽ được mọi người ủng hộ và đón nhận. 19