Tiểu luận ''Kết hợp phát triển kinh tế với tang cường quốc phòng an ninh''
Tiểu luận môn Quốc phòng và An ninh với đề tài: Kết hợp phát triển kinh tế với tang cường quốc phòng an ninh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tính thiết yếu của đề tài
Trong xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, việc kết hợp chặt chẽ
yếu tố dựng nước và giữ nước luôn là yêu tiên hang đầu trong đường lối chỉ đạo
của nhà nước ta nói chung và Đảng Cộng Sản nói riêng. Mối liên kết khăng khít
này đã giúp nâng cao sức mạnh quốc phòng của đát nước trong quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Điều này càng quan trọng hơn trong xu
hướng thế giới đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Trong xu hướng
toàn cầu hóa và các quốc gia, lãnh thổ lớn nhỏ trên toàn thế giới đang có sự
chuyển đổi cấu trúc, với vai trò là một nước đang phát triển, đang thực hiện hết
mình quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam cần có những bước đi
vững chắc trong công cuộc chuyển đổi cấu trúc và phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
trong thời đại kinh tế mở với vô vàn những cơ hội, Việt Nam ta cũng phải đổi
mặt với những thách thức, nguy cơ tiềm tàng đến từ những thế lực thù địch đến
từ trong và ngoài nước nhằm phá hoại công cuộc cách mạng hóa của đất nước.
Và vì vậy, việc kết hợp phát triển kinh tế với tang cường quốc phòng an ninh,
ngoại giao là một đường lối cơ bản và mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong công
cuộc dựng nước và giữ nước. 2.
Vài nét về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh ở Việt Nam hiện nay Kinh tế xã hội
Việc định hướng nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng mở của hội nhập với
nền kinh tế thế giới là chủ trương hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việc mở của thương mại, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển đã giúp
Việt Nam trở thành một môi trường làm ăn đầy tiềm năng cho các nước đã phát
triển đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chủ trương này đã giúp Việt Nam ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thiết
lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, trở thành một thành viên
chủ chốt trong cộng đồng ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế APEC. Cùng với đó,
từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và
điều này đã đem lại hang loạt các thỏa thuận kinh tế với các quốc gia mạnh trên
thế giới với hang nghìn tỉ USD đầu tư. Việc mở của giao thương đã giúp Việt
Nam mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tiếp cận nhiều hang hóa, dịch vụ, công
nghệ, kỹ thuật và quản lý, cùng với đó được được đổi xử công bằng trên thị
trường quốc tế, cải thiện điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao
đời sống cho nhân dân trong nước. Tuy nhiên việc mở rộng kinh tế thị trường
cũng đem lại những bất cập nhất định cho doanh nghiệp trong nước và kinh tế
nội địa. Giá trị nhập siêu cao dẫn đến việc thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm
của các doanh nghiệp nội địa, điều này cần được Đảng và Nhà nước quan tâm và
có những chính sách kịp thời nhằm cân bằng sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng cấu trúc kinh tế hiện đại
và phù hợp theo các lĩnh vực, ngành và vị trí lãnh thổ. Đồng thời, bên cạnh việc
mở rông quan hệ ngoại giao, tạo vị trí đứng trong trường quốc tế, Việt Nam cần
phải giữ được độc lập tự chủ kinh tế nước nhà. Quốc phòng an ninh
Quốc phòng an ninh là công cuộc giữ nước của SMTH của toàn dân tộc với sự
lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước cùng lực lượng nòng cốt là lực lượng
quân đội vũ trang nhân dân. Quốc phòng an ninh không chỉ gồm việc bảo vệ chủ
quyền về lãnh thổ mà còn đảm bảo ninh chính trí, an ninh xã hội, an ninh kinh tế,
văn hóa và tư tưởng. Nhất là trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự
thay đổi trong cấu trúc, nội dung và đường lối của quốc phòng an ninh.
Trong thời điểm hiện tại, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực cải thiện hơn nữa chất
lượng và tính hiệu quả của công tác quốc phòng an ninh, từ đó đảm bỏ tính sẵn
sàng, chủ động của từng khu vực, địa phương trước mọi diễn biến, thủ đoạn của
các thế lực thù địch. Điều này càng được thể hiện vững chắc hơn trong Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng: “ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội
chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật
tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Nội dung chính
Nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tang cường quốc phòng an ninh
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tang cường quốc phòng an ninh trong xác
định chiến lược phát triển kinh tế xã hội Ở tầm vĩ mô
Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển quốc phòng an ninh cần được thể
hiện trong việc xác định đường hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn trong cuộc kháng
chiến chồng Mỹ cứu nước, sự kết hợp này cũng được thể hiện rõ trong vặn kiện
Đại hội III của Đảng: “ Phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng;
trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như
trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây
dựng kinh tế”. Và vì vậy trong giai đoạn này, nhân dân miền Bắc vừa tập trung
phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền văn hóa mới của chế độ xã hội chủ nghĩa,
vừa tham gia chăm lo, củng cố quốc phòng và chi viện sức người sức của cho
tuyến đầu chống giặc ở miền Nam. Trong khi đó ở miền Nam, quân và dân ta tập
trung toàn lực vào kháng chiến, mở rộng vùng giải phóng, vừa tranh thủ tăng gia
sản xuất. Tầm quan trọng của việc kết hợp này trong xác định chiến lược phát
triển kinh tế càng được thể hiện rõ hơn trong giai đoạn sau khi đất được thống
nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong Đại hội VI (năm 1986), Đảng
ta đã thống nhất: “Từng bước phát triển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng
cường tiềm lực kinh tế của đất nước. Trên cơ sở bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu,
sẵn sàng chiến đấu và sản xuất quốc phòng, huy động một phần lực lượng quân
đội, sử dụng một phần năng lực công nghiệp quốc phòng vào việc xây dựng kinh tế”.
Ở các cấp, ngành địa phương
Việc xác định rõ mối liên kết giữa phát triển kinh tế và quốc phòng đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược kinh tế của từng vùng, địa phương. Đối với các kế
hoạch qui hoạch ở từng cấp ngành cần làm rõ và cân nhắc cẩn thận giữa yếu tố
lợi ích kinh tế và lợi ích về mặt phát triển quốc phòng an ninh. Các phương án
cần làm cân bằng giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, không được
tuyệt đối một mặt và cũng chống quan điểm làm kinh tế bằng mọi giá. Điều này
được thể hiện rất rõ trong các chiến lược và đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Trong Ký họp thứ 7 Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thống nhất chỉ cho phép 10
tỉnh cho thuê đất rừng với tổng diện tích đất rừng thuê là 305.353 ha. Đặc biệt là
đối với những địa phương có tính chiến lược cao, Đảng và Nhà nước cũng như
chính quyền địa phương luôn cân nhắc kĩ càng trong chiến lược nhằm đảm bảo
phát triển kinh tế đi cùng với việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
Kết hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN trong phát
triển các vùng lãnh thổ
Đây là nội dung quan trọng nhất trong các nội dung của việc kết hợp phát triển
kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Trọng Đại hội đại biểu toàn
quốc lần IX đã thống nhất “ kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc
phòng an ninh trong quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng, từng
khu vực. Hiệu quả kinh tế xã hội luôn găn với yêu cầu bảo đảm cho tăng cường quốc phòng an ninh”.
Tùy thuộc vào từng vùng, địa phương cùng với đặc thù kinh tế để có thể đưa ra
được chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với công cuộc tăng cường quốc phòng
an ninh. Việt Nam hiện có 4 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam, miền Bắc và
miền Trung với sự phân bố không đều do phụ thuộc vào đặc điểm địa lí của từng
khu vực. Cũng chính vì đặc điểm này nên từng chính quyền địa phương cần phải
có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với quốc phòng an ninh và vùng đó và
ngược lại, việc phát triển an ninh quốc phòng cũng phải dựa trên cơ sở kinh tế xã
hội tại mỗi vùng sao cho mỗi vùng đó luôn “ mạnh về chính trị, giàu về kính tế,
vững về quốc phòng an ninh”. Bên cạnh đó, kết hợp trong quá trình phân công lại
lao động của vùng, phân bố lại dân cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh sắp xếp
bố trí lại lực lượng quốc phòng an ninh trên từng địa bàn, bảo đảm ở đâu có đất,
có biển, đảo là ở đó có dân và có lực lượng quốc phòng an ninh để bảo vệ cơ sở, bảo vệ Tổ quốc.
Việc kết hợp tại 4 vùng kinh tế trọng điểm cần tập trung vào các vấn đề nội dung
trong yếu liên quan đến kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng của nền quốc phòng
an ninh. Đối với kinh tế, trong quy hoạch xây dựng các thành phố cũng như các
khu công nghiệp, cần xác định các kế hoạch có quy mô trung bình với độ trải đều
trên diện rộng nhằm phát triển đồng đều khu vực phát triển kinh tế. Cùng với đó
tránh xây dựng các siêu đô thị lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ gìn
và quản lí, đồng thời giảm thiểu thiệt hại nếu có sự công hỏa lực của địch khi có
chiến tranh. Đối với quốc phòng, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển
kinh tế cũng cần kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền quốc phòng an
ninh. Việc xây dựng kết hợp các công trình phòng thủ, các thiết bị chiến trường
gắn kết với cơ sở hạ tầng dành cho phát triển kinh tế là bước phát triển cần thiết và quan trọng.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển công nghiệp nói chung và phát triển ngành
công nghiệp quốc phòng nói riêng. Thực tế đã chứng minh, chú trọng xây dựng
ngành công nghiệp một cách có hiệu quả là bước tiến quan trọng trong việc phát
triển đất nước và bảo vệ an ninh quốc gia. Công nghiệp quốc phòng là bộ phận
có chức năng cung câp và sửa chữa các sản phẩm phục vụ cho công tác quốc
phòng an ninh. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mũi
nhọn ưu tiên là ngành công nghiệp hiện đại thì công nghiệp quốc phòng cũng cần
phải có kỹ thuật cao và tiên tiến. Vì vậy, phải phát triển công nghiệp quốc phòng
và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế.
Đối với vùng núi biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng những địa
phương tiếp danh với những khu vực nước láng giềng vì đây là địa bàn sinh sống
chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người, mật độ dân số thấp và trình độ phát triển
kinh tế xã hội còn thấp. Vì vậy việc tập trung phát triển kinh tế đồng thời phát
triển nền quốc phòng an ninh tại các vùng biên giới đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Trong việc kết hợp ở những địa phương
này cần lưu ý quan tâm đầu tư phát triển xã hội, thực hiện tốt các chương trình
xóa đói giảm nghèo giúp cải thiện cuộc sống người dân, đồng thời phát triển nền
cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ phát triển kinh tế đồng thời xây dựng an ninh quốc
phòng. Đảng và nhà nước đã đưa ra chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội
đối với các xã nghèo. Đặc biệt quan tâm tới vùng biên giới vì những địa phương
này có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, bên
cạnh đó đời sống nhân dân chưa phát triển tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động.
Kết hợp phát triển KTXH với tăng cường, củng cố QPAN trong các ngành,
các lĩnh vực kinh tế chủ yếu Kết hợp trong công nghiệp
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp đóng vai trò
then chốt trong sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Công nghiệp tạo ra cở sở
vật chất và kĩ thuật cho toàn bộ nền kinh tế và đây cũng là quá trình hoạt động
gắn liền với sự kết hợp giữa dân cư và quốc phòng an ninh. Các địa phường cần
quy hoạch, bố trí một cách hợp lí phụ thuộc vào đặc thù kinh tế và phát triển
ngành công nghiệp của từng vùng. Đồng thời cần đảm bảo mỗi nhà máy, xí
nghiệp có tính đa dụng, vừa có thể sản xuất hang dân dụng, vừa có thể sản xuất
hang quân sự. Bên cạnh đó, các nhà cần đảm bảo dây truyền sản xuất hiện đại,
công nghệ tiên tiến để có thể đáp ứng nhu cầu dân sinh cũng như dân sự.
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an
ninh trong ngàng nông, lâm, ngư nghiệp
Giữ vai trò quan trọng như công nghiệp, ngành nông lâm ngư nghiệp là yếu tố
quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam, là cơ sở từ xa xưa đến nay
của dân tộc Việt Nam. Cơ cấu sản xuất và lao động của nông, lâm, ngư nghiệp đã
được chuyển đổi theo hướng hội nhập kinh tế giới, vì vậy việc kết hợp giữa hai
yếu tố nông lâm ngư nghiệp và an ninh quốc phòng cũng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình xây dựng đất nước.
Nông nghiệp là lực lượng chủ chốt của cấu trúc kinh tế Việt Nam và là nguồn lực
lớn nhất cho sự phát triển của đất nước nói chung và quốc phòng an ninh nói
riêng. Việc kết hợp hoạt động của nền nông nghiệp với tổ chức của quốc phòng
an ninh tạo lên thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của quốc phòng an ninh.
Đồng thời việc nâng cao nhận thức của những người nông dân – lực lượng nòng
cốt của ngành nông nghiệp cũng đóng tầm quan trọng trong việc xây dựng nền
tảng cho việc xây dựng quốc phòng an ninh.
Yếu tố phát triển lâm nghiệp kết hợp với quốc phòng an ninh cũng là vấn đề
được quan tâm bởi Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây. Tổ chức kinh tế
kết hợp với xây dựng quốc phòng an ninh tại những khu vực này vừa góp phần
làm giàu đẹp thêm tài nguyên đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng tại
những khu vực chiến lược quốc phòng
Kết hợp trong giao thông, bưu điện, y tế, Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ
Ngành giao thông vận tải được coi như mạch máu của nền kinh tế và đóng vai
trò quan trọng trong quá trình vận chuyển lực lượng, phương tiện hậu cần đối với
an ninh quốc phòng. Để có thể phát huy được hết tiềm năng của ngành giao
thông vận tải đối với việc kết hợp này, hệ thống giao thông vận tải cần được thiết
kế, xây dựng và cải tạo một cách có tính toán. Một khi đạt được yêu cầu này,
ngành giao thông vận tải đem lại mạng lưới vận chuyển khổng lồ cho nền kinh tế
lưu thông cũng như tạo cơ sở hạ tầng cho quốc phòng phát triển. Đặc biệt, tại các
nút giao thông quan trọng đổi với quốc gia, cần có kế hoạch vừa để phát triển
kinh tế, vừa để đảm bảo tuyến di chuyển của quốc phòng trong trường hợp có chiến tranh.
Trong bưu chính viễn thông, việc xây dựng hệ thống hạ tầng cho tuyến thông tin
liên lạc đóng vai trò quan trọng trong ngành quân đội, công an nhằm phục vụ tốt
cho việc lãnh đạo chỉ huy trong cả thời bình lẫn thời chiến. Việc nâng cao tuyển
thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, nhất là trong thời đại
công nghệ phát triển, nhu cầu tiếp cận thông tin tăng cao. Bên cạnh đó, đảm bảo
tuyển thông tin liên lạc được bảo mật nhằm tăng khả năng chiến đấu cho các
ngành quân đội, công an trong cả thời bình lẫn thời chiến.
Ngành khoa học công nghệ, giáo dục được coi là nền tảng, là ưu tiên hàng đầu
cho sự phát triển của đất nước. Việc kết hợp cần kế hoạch lâu dài và ổn định
nhằm tiến tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như quốc phòng an
ninh. Trong lĩnh vực này, cần phối hợp giữa các ngành khoa học công nghệ then
chốt của cả nước với quốc phòng an ninh, vì khoa học công nghệ đóng góp vai
trò quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật quân sự cũng như chiến lực. Bên cạnh
đó, Đảng và nhà nước cần có những chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa
học nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, phục công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước vừa đảm bảo nguồn cung cho quốc phòng an ninh.
Ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh.
Việc kết hợp hai yếu tố này đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển chung của đất nước. Nếu Việt Nam có đường lối kết hợp đúng đắn thì sẽ có
vừa sức mạnh về nền kinh tế của như trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ý nghĩa
của việc kết hợp này được hiểu rõ nhất trong hai giai đoạn đó là chiến tranh và hòa bình. Ý nghĩa trong chiến tranh
Leenin đã từng nói: “Chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi có
thái độ nghiêm túc với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bị
chiến đấu của nước nhà. Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn bị trước lâu dài,
nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế”. Trong thời kì chiến tranh, hai yếu tố này tác động
cần bằng và qua lại lẫn nhau. Kinh tế sẽ tạo ra vật chất, cung cấp công cụ chiến
đâu cho quốc phòng an ninh và ngược lại, quốc phòng an ninh tạo không gian và
điều kiện cho kinh tế phát triển. Đối với nước ta, trong hai cuộc kháng chiến
chống Mĩ và Pháp, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến lược vì miền Nam
ruột thịt. Trong khi ở miền Bắc tập trung xây dựng nhà nước Chủ nghĩa xã hội,
phát triển kinh tế để viện trợ cho miền Nam thì ở miền Nam, quân và dân ta tập
trung chiến đấu, mở rộng vùng giải phóng. Có thể nói trong thời kì chiến tranh,
tuy hai yếu tố có tác động lẫn nhau, nhưng kinh tế đóng vai trò cao hơn. Ý nghĩa trong thời bình
Trong thời bình, ta càng thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa phát triển kinh
tế với phát triển quốc phòng an ninh từ đó tạo nên sức mạnh lớn lao trong công
cuộc phát triển đất nước. Kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng
cường quốc phòng an ninh là một đường lối kinh tế cơ bản và lâu dài để thực hiện
tốt hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước hiện nay là:Xây dựng CNXH
và bảo vệ tổ quốc XHCN.Sự kết hợp chặt chẽ,nhịp nhàng giữa hai yếu tố trên sẽ
tạo thuận lợi cho quá trình tập trung xây dựng phát triển kinh tế_xã hội,đáp ứng
nhu cầu nâng cao cuộc sống của nhân dân và xu hướng hội nhập với thị trường thế
giới của đát nước. Đồng thời tăng cường sức mạnh cua quốc phòng an ninh để
đảm bảo ổn định cho đất nước trong mọi tình huống,trước mọi thủ đoạn của bất
cứ kẻ thù nào. Hiện nay và trong tương lai kẻ thù đành chúng ta trên mọi phương
diện với mọi hình thức nên sự kết hợp này mang tính chất rộng rãi hơn.
Một số biện pháp cơ bản để thực hiện tốt kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội
với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh
Việc kết hợp giữa hai yếu tố này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu
quả nhằm tạo tiền đề đưa Việt Nam lên một vị thế cao hơn trên trường quốc tế.
Sau đây là một vài biện pháp cơ bản giúp Đảng và Nhà nước ta thực hiện tốt quá trình kết hợp.
Nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Xây dựng và bảo vệ đất nước là bước quan trọng nhằm duy trì và phát triển một
nhà nước trong thời đợi công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Đảng và Nhà nước
cùng với toàn thể nhân dân phải có nhận thức đúng đán và sâu sắc về tính quyết
định và quan trọng của hai nhiệm vụ trên. Từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế và quốc phòng an ninh.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ các bộ các ngành nói riêng và toàn thể nhân dân
trong xã hội nói chung về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh.
Đây là yếu tố cốt lõi và đòi hỏi tất cả mọi người phải có kiến thức về cả phát
triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh.
Thực tế hiện nay cho thấy, mặt bằng xã hội Việt nam không phải ai cũng được
trang bị đầy đủ nhận thức cũng như kiến thức về hai lĩnh bực trên. Một phần
nguyên nhân là do quá trình đào tạo giáo dục chưa được tốt cộng với sự thờ dơ
của một phần lớn người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên những người sau này
sẽ gánh trọng trách xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế cho thấy rất nhiều bạn
trẻ không có đủ kiến thức liên quan đến vận dụng cũng như phát triển hai lĩnh vực
trên và cũng như tầm quan trọng của chúng.
Kết hợp phát triển khinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng
an ninh phải được triển khai có kế hoạch,cơ chế và chính sách cụ thể,chặt chẽ.
Là một biện pháp có tính cơ bản, quyết định đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải
có những chính sách hợp lí, phù hợp với thực tiễn. Sự phát triển của kinh tế phải
phù hợp với điều kiện chiến lược của quốc phòng an ninh và ngược lại. Với sự két
hợp nhịp nhàng, mối liên kết này sẽ tạo là nguồn lực kinh tế khổng lồ và nâng cao
năng lực của quốc phòng an ninh Kết luận
Thông qua quá trình nghiên cứu về đề tài tiểu luận này, em nhận thấy tầm quan
trọng to lớn của việc hợp phát triển kinh tế xã hội với phát triển của nền quốc
phòng an ninh. Tuy nhiên trong quá trình kết hợp hai yếu tố này tại Việt Nam vẫn
còn gặp nhiều hạn chế nhất như do sự yếu kém trong cấu trúc cơ sở hạ tầng của
Việt Nam so với các quốc gia khác. Cùng với đó là sự kém phát triển trong khoa
học công nghệ đã khiến quá trình phát triển bị chậm lại. Bản thân là sinh viên, em
nhận thức được việc cấp bách trong việc nhận thức tầm quan trọng của việc kết
hợp giữa việc hợp phát triển kinh tế xã hội với phát triển của nền quốc phòng an ninh.