Tiểu luận ''Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở Việt Nam''
Tiểu luận môn Quốc phòng và An ninh với đề tài: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở Việt Nam của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỞ ĐẦU
Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng
- an ninh và hoạt động đối ngoại là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và
Nhân dân (dưới sự lãnh đạo của Đảng Cụ ̣ng sản Việt Nam) trong việc gắn kết chặt
chẽ hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh trong một
chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc đẩy
nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ vững chắc địa
phương nói riêng, Tổ quốc nói chung trong mọi tình huống, yêu cầu khách quan phải
gắn chặt xây dựng nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân dân.
Phạm vi bài giảng tập trung làm rõ những nội dung cơ bản về đường lối, quan
điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển
KT-XH gắn với tăng cường, củng cố QPAN trong tình hình mới. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁT TRIỂN
KTXH VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QPAN Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm kết hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN *
Kinh tế: Là toàn bộ quá trinh hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của
cải vật chất cho XH, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người -> Đây là hoạt động
cơ bản, thường xuyên và gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. *
QPAN: Là công cuộc giữ nước bằng SMTH của toàn dân tộc, do nhân
dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, trong
đó sức mạnh QS là đặc trưng, LLVT làm nòng cốt (đã được giới thiệu trong bài 3) *
Kết hợp kinh tế với QPAN: là hoạt động tích cực, chủ động của NN và
ND gắn kết chặt chẽ hoạt động KT và QPAN trong một chỉnh thể thống nhất trên
phạm vi cả nước và ở từng ĐP, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tạo ra sức
mạnh của quốc gia, trong thực hiện nhiệm vụ XD và BVTQ.
Khái niệm thể hiện -
Là hoạt động có mục đích, chủ động của Nhà nước và Nhân dân chứ
khôngphải là hoạt động tự phát. -
Là sự gắn kết chặt chẽ 2 mục đích (mục đích KT và mục đích QPAN)
trongmột hoạt động chứ không phải là tiến hành đồng thời, song song. -
Sự kết hợp đó được diễn ra trong từng hoạt động, trên mọi lĩnh vực của
ĐSXHcả ở cả vĩ mô và vi mô. -
Mục đích của kết hợp là để thúc đẩy nhau cùng phát triển và góp phân
tạo raSMTH lớn nhất thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược XD và BVTQ.
2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sự kết hợp phát triển KTXH với tăng
cường củng cố QPAN
* Khái quát: KT, QPAN là những mặt hoạt động cơ bản của một quốc gia,
dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức và QL hoạt động
riêng, song giữa chúng lại có MQH tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, KTXH là
yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến QPAN; ngược lại QPAN cũng có tác động
tích cực trở lại KTXH theo 2 chiều hướng cả tích cực và tiêu cực:
a. Cơ sở lí luận của sự kết hợp
* Kinh tế là yếu tố suy cho cùng quyết định đến QPAN, thể hiện (3) -
KTXH quyết định nguồn gốc của QPAN: Lợi ích KT, suy đến cùng là
nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để giải quyết mẫu
thuẫn đó phải có hoạt động QPAN -> B2 nguồn gốc của CT, QĐ và BVTQ là xuất
phát từ vấn đề giải quyết lợi ích giữa các tập đoàn người, các QG, dân tộc. Bản chất
của CT là sự kế tục của chính trị bằng BLVT, mà chính trị là biểu hiện tập trung của KT. 2 -
Bản chất chế độ KT quyết định đến bản chất và khả năng huy động nền
KT phụcvụ cho nhiệm vụ QPAN: Bản chất KT-XH của chế độ XHCN được xây dựng
chế độ công hữu về TLSX, xóa bỏ tư hữu, giai cấp, áp bức, bóc lột ... đem lại lợi ích
cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, xây dựng SMQP- AN để phòng thủ đất
nước, là tự vệ chính nghĩa nhằm bảo vệ cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân
dân -> huy động được cao nhất sức mạnh toàn dân. Và ngược lại bản chất KT-XH
của xã hội TBCN dựa trên chế độ tư hữu tư nhân về TLSX, duy trì gai cấp và bóc
lột -> mục đích QP-AN là nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, , sử
dụng SMQP-AN để can thiệp, thậm chí tiến hành chiến tranh xâm lược. Do đó, nó
không được nhân dân tiến bộ ủng hộ. -
KTXH quyết định đến sức mạnh củ QPAN vì: KTXH cung cấp nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính cho QPAN.
+ Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết
hơn là chính quân đội và hạm đội"1; "Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế ..."2 (xét ở góc độ kinh tế kỹ thuật - trình độ phát triển
của LLSX số, chất lượng vũ khí trang bị, quân lượng, quân trang, quân nhu …)
Do đó, TLKT và sức mạnh QPAN có mối quan hệ biện chứng. TLKT của đất
nước mạnh thì QPAN được tăng cường và ngược lại. Đối với Mĩ GDP năm 2011 là
14.660 tỉ USD (gấp 3 lần GDP của TQ và Nhật Bản) đó chi 660 tỉ USD cho QP năm
tài khóa 2012 (bằng 14 nước đứng kế sau cộng lại). Ngân sách cho QP của TQ năm
2005 chi 33 tỉ đô - đến năm 2010 là 78 tỉ đô (đứng thứ 1 châu Á, thứ 4 trên thế giới
sau Mỹ, Anh, Pháp), Philippin năm 2009 là 1,4 tỉ đô, các nước Inđônêsia và Malaisia
là 4 tỉ đô năm 2009 -> ở nước ta hiện nay ngân sách chi cho QP khoảng từ 1,8 – 2%
GDP (ví dụ GDP của ta năm 2010 là 100 tỉ USD/năm -> ngân sách QP = 1,8 - 2 tỉ
USD -> chưa mua được một máy bay B2 tàng hình. Hiện nay, Một quả tên lửa
Tomahok trị giá hơn 1 triệu USD, Một máy bay B2 tàng hình khoảng 2.4 tỉ USD (Mĩ
chỉ mới có khoảng 20 chiếc)), một đợt bay 31 giờ của may bay B2 tiêu tốn khoảng
550.000 USD -> Tàu chiến, tầu ngầm, tầu sân bay ?
Trong chiến tranh vùng Vịnh, với 8% VKCNC, liên quân đó tiêu tốn 1,8 tỉ
USD và 3 vạn tấn nhiờn liệu/1 ngày. Chi phí cho 1 ngày không kích là 295 triệu
USD. Chi phí cho 1 ngày tác chiến trên bộ là 520 triệu USD. Chi phí cho vận chuyển QS là 7 tỉ
USD. Chi phí cho triển khai và triệt thoái quân đội là 5,2 tỉ USD …
+ KT còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực
(nhiều hay ít, chất lượng thanh niên nhập ngũ cả về sức khỏe và trình độ …) cho
QPAN, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của LLVT; quyết định đến đường lối
chiến lược QPAN, đến nghệ thuật quân sự, cách đánh của LLVT…
Để xây dựng chiến lược QPAN quốc gia của mỗi nước, phải căn cứ vào nhiều
yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của LLVT và trang bị kỹ thuật hiện có là căn cứ
đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này đều phụ thuộc vào KT.
* QPAN cũng có tác động trở lại với KTXH theo 2 chiều hướng tích cực
hoặc tiêu cực - Tích cực
+ QPAN vững mạnh là cơ sở để chấn áp thù trong, dăn đe giặc ngoài, tạo ra
môi trường hoà bình, ổn đinh lâu dài… là điều kiện thuận lợi để huy động mọi nguồn
lực trong nước và ngoài nước tập trung cho phát triển KTXH và bảo vệ nền KTXH.
KTXH mạnh thúc đẩy QPAN càng mạnh hơn. 1 2
Thực tiễn cho thấy, người ta chỉ có thể bắt nạt kẻ yếu, chứ không dám bắt nạt kẻ
mạnh (các cuộc chiến tranh gần đây; vấn đề Triều Tiên, Iran; Mĩ đánh bom đại sứ
quán TQ ở Nam tư ngày...; mâu thuẫn Triều Tiên – Hàn quốc; Tranh chấp Nhật –
Trung; Biển Đông TQ – Việt; TQ – Phi...
+ QPAN mạnh không chỉ tạo ra môi trường HB, ổn định mà còn giảm bớt
quân số thường trực, điều này vừa đỡ gánh nặng về tài chính cho hoạt động QPAN,
vừa tập trung được nguồn nhân lực cho phát triển KTXH.
+ QPAN mạnh là điều kiện thuận lợi để huy động khả năng, tiềm lực của
LLVT cho phát triển kinh tế như: LLVT có lực lượng đông đảo, trẻ khoẻ, được tổ
chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh (là những công dân ưu tú, đã được lựa chọn kỹ
về tuổi đời, sức khoẻ, học vấn, đạo đức, bản lĩnh …); LLVT có phương tiện, công
cụ, khí tài chuyên dùng, có cơ sở vật chất và những điều kiện thuận lợi cho phát triển
KTXH (Viettel, công binh, hoá học, các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty QP làm
kinh tế, các binh đoàn, các học viện, nhà trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề … của LLVT)
+ QPAN tiêu dùng một khối lượng khá lớn sản phẩm, cơ sở vật chất xã hội,
góp phần kích thích, thúc đẩy KTXH phát triển (cung – cầu). Hiện nay, nhu cầu cho
QPAN ngày càng lớn thì nó kích thích KTXH phát triển càng mạnh.
- Theo chiều hướng tiêu cực
+ Xét ở góc độ kinh tế thuần tuý thì QP,AN tiêu tốn đáng kể một phần của cải,
CSVC, nguồn nhân lực XH, tài nguyên đất nước... Đây là sự tiêu tốn cần thiết để
bảo vệ KTXH, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho KTXH phát triển, những tiêu
dùng đó, theo V.I. Lênin đánh giá là tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất
XH, dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH.
+ Ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế.
+ Hoạt động QPAN có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, gây thiệt
hại cho KTXH, nhất là khi chiến tranh.
Chiến tranh hạt nhân (Mĩ ném 2 quả xuống Nhật bản), chiến tranh sinh học,
hóa học, chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao… tàn phá, hủy hoại đất nước
(đất nước ta đã bị tàn phá qua 2 cuộc chiến tranh … ví dụ, từ 1961 - 1975 Mỹ phun
rải xuồng MNVN hơn 80 triệu lít chất độc hoá học, trong đó 61% là chất da cam,
chứa 366kg chất điôxin. Làm cho 4,8 triệu người VN bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu
người là nạn nhân. Rất nhiều gia đình có 3 nạn nhân trở lên. Có gia đình cả 15 người 4
con đều là nạn nhân. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang
vật lộn với bênh tật hiểm nghèo. Chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ.
=> Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp củng cố tăng cường
QPAN với phát triển KT vào một chỉnh thể thống nhất.
=> Kết luận: Từ sự phân tích trên cho thấy: Giữa KTXH và QPAN có cả yếu
tố đồng thuận và ngược chiều. Do đó, kết hợp phát triển KTXH với tăng cường, củng
cố QPAN là một tất yếu khách quan để phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực,
bảo đảm cho cả KTXH và QPAN cùng nhau phát triển thuận lợi.
Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống
nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại. Tuy
nhiên, cần phải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có qui luật phát triển đặc thù, do đó, việc
kết hợp phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, cân đối và hài hoà.
b. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
* Trên thế giới
- Các quốc gia trên thế giới, dù là nước lớn hay nhỏ, dừ có khác nhau về chế
độ chính trị và trình độ phát triển đều thực hiện kết hợp phát KTXH với tăng cường
củng cố QPAN, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh.
+ Trong chế độ CHNL, PK do LLSX còn lạc hậu, phân công lao động chưa
phát triển (do chiến tranh ở quy mô nhỏ, nhu cầu KTQS chưa cao, nền KTQS chưa
phát triển thành ngành chuyên biệt phục vụ nhu cầu chiến tranh). Vì vậy, phát triển
KT gắn với QPAN ở thời kỳ này còn đơn giản, mang tính cục bộ, chưa trở thành tính tất yếu.
+ Đến CNTB, cùng với sự phát triển của LLSX, của KH-KT, khi chiến tranh
xảy ra thường là cuộc chiến tranh hiện đại, quy mô lớn, nhu cầu KT cho chiến tranh ngày càng cao.
+ Đến CNXH với sự phát triển của nền KT dựa trên chế độ công hữu về TLSX
và sự quản lý của NN XHCN và sự hình thành học thuyết Mác –Lênin về CT, QĐ
và BVTQ XHCN thì sự kết hợp KT- QPAN có sự phát triển và được đặc biệt quan
tâm: với mục đích là tạo ra SMTH để XD và BVTQ, nó trở thành nội dung bắt buộc
của công cuộc XD và BVTQ và được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực với nhiều hình thức phong phú hơn.
+ Hiện nay kết hợp KT với QPAN trên thế giới được thể hiện trên các góc độ sau:
Một là, ngày càng hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho việc huy
động nhân lực, vật lực bảo vệ chủ quyền, AN quốc gia (các đạo luật như: Luật nghĩa
vụ QS, Luật dự bị động viên, Luật AN; Luật DQTV; Luật động viên công nghiệp...).
Hai là, ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy động viên KT cho QP, chiến tranh.
(được xây dựng từ trên xuống dưới và hàng năm được diễn tập thực hành rút kinh
nghiệm. Nhiều nước có Bộ phòng thủ dân sự với chức năng quyền hạn khá lớn khi
tham gia phê duyệt các dự án đầu tư, các công trình quan trọng của quốc gia.
Ba là, coi trọng kết hợp giữa KT với QPAN ngay từ khâu xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, đến tổ chức triển khai thực hiện (nhất là tại các thành phố, các khu vực
nhạy cảm, các công trình trọng điểm quốc gia... như xây dựng đường giao thông
ngầm trong thành phố, nhà cao tầng có tầng ngầm; xây dựng các công trình QS, nơi
trú ẩn, làm việc của chính phủ trong lòng núi; xây dựng giao thông, thông tin bưu
điện... theo hướng lưỡng dụng; bảo vệ các địa hình địa vật có giá trị về QS).
Bốn là, trong xây dựng LLQS, thì duy trì LL thường trực hợp lý với xây dựng
lực lượng DBĐV rộng khắp (Singapo hiện có 24 trung đoàn DBĐV; Trung Quốc
khoảng 3 triệu quân DBĐV; Triều Tiên có 5,5 triệu quân DBĐV; Hàn Quốc có 4,5 triệu quân DBĐV).
Năm là, các nước đều chú ý đến tính lưỡng dụng trong các cơ sở sản xuất QP và sản xuất dân sự.
Khảo sát 51 cơ sở CNQP của Mỹ thì tỷ trọng hàng dân dụng chiếm 57%, hàng
QP chiến 43%. Tỷ trọng này ở 37 cơ sở CNQP châu Âu là 55% và 45%.
Ở Trung Quốc: Chia các xí nghiệp QP thành 3 loại với những mục tiêu sản xuất
khác nhau. Loại 1 sản xuất hàng QS 70%; 30% sản xuất hàng dân dụng; loại 2, 70%
sản xuất hàng dân dụng; loại 3, sử dụng 100% sản xuất hàng dân dụng. Đồng thời,
thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, cho phép các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào
xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà máy sản xuất QS; nghiên cứu khoa học cho
các dự án QP và sản xuất vũ khí; hợp tác với những công ty QP để phát triển công
nghệ phục vụ mục đích QS và dân sự.
=> Như vậy, phát triển KT gắn với QPAN không phải chỉ xuất hiện ở một số
nước mà nó có tính quy luật chung của mọi quốc gia, mọi chế độ XH khi còn tồn tại GC và NN.
- Tuy nhiên, M, ND, HT, PP tiến hành ở mỗi quốc gia là không đồng nhất, nó
bị chi phối bởi điều kiện CT, KT, VHXH trong nước và QT ở mỗi thời kỳ nhất định.
* Ở Việt Nam
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển. Kết hợp phát triển
KTXH với tăng cường củng cố QPAN đã có lịch sử lâu dài, thể hiện
- Trong các triều đại phong kiến
+ Thời bình: Luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ
nước với tư tưởng: “nước lấy dân làm gốc”, “dân giàu, nước mạnh”, “quốc phú binh
cường”; thực hiện “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, chăm lo xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc để “yên dân” mà “vẹn đất”. Thực hiện kế sách “ngụ binh
ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” để vừa phát triển KT, vừa tăng cường sức mạnh QP bảo vệ Tổ quốc.
Trong thực tiễn phát triển KT, đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập
ấp ở những nơi xung yếu để “phục binh sẵn, phá thế giặc dữ” từ xa; phát triển nghề
thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa sản xuất ra các vũ khí, phương
tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc; chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi,
kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển KT, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động
lực lượng trong chiến tranh BVTQ.
+ Khi chiến tranh xảy ra: Huy động sức người, sức của ra đánh giặc cứu nước,
xây dựng thế trận CTND rộng khắp, cả nước đánh giặc, toàn dân là lính, giặc đến
nhà đàn bà cũng đánh (LTK 10 vạn + nhân dân thắng 30 vạn quân Tống; Nhà trần 6
15 vạn + nhân dân thắng 60 và 50 vạn quân Nguyên; Lê Lợi, Nguyễn Trãi 10 vạn
thắng 80 vạn; Nguyễn Huệ 10 vạn thắng 29 vạn quân Mãn Thanh...
Khi đất nước thanh bình (tĩnh vi dân) người lính trở về làm dân để xây dựng
phát triển KT. (Thời Lê Lợi: lực lượng thường trực lúc cao nhất là 35 vạn. Khi chiến
thắng quân Minh chỉ giữ lại 10 vạn còn lại cho về lao động sản xuất. Đặc biệt là nhà
Lê có chính sách chặt chẽ trong nhập ngũ và xây dựng quân trù bị nên năm 1470 khi
chuẩn bị cuộc chiến với Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đã huy động 26 vạn quân tinh nhuệ.
=> Vấn đề cốt lõi ở đây là ông cha ta đã xây dựng được thế trận lòng dân và
xây dựng thế trận CTND rộng khắp nên đã huy động được toàn dân đánh giặc.
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Đảng luôn nắm vững quy luật và biết kế thừa kinh nghiệm của lịch sử nên đã
thực hiện sự kết hợp phát triển KT với tăng cường củng cố QPAN một cách nhất
quán với những chủ trương sáng tạo, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng.
+ Trong cuộc kháng chiến chống TDP: Đảng ta đề ra chủ trương “Vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc”, “Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”;
vừa thực hiện phát triển KT ở địa phương vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng
khắp; “Xây dựng làng kháng chiến”, địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất.
+ Trong cuộc kháng chiến chống ĐQM: kết hợp phát triển KT với tăng cường
củng cố QP-AN đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp.
.. Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ XHCN và xây dựng hậu phương lớn cho miền
Nam đánh giặc, Đại hội lần thứ III chủ trương: “Trong xây dựng KT, phải thấu suốt
nhiệm vụ phục vụ QP, cũng như trong củng cố QP phải khéo sắp xếp cho ăn khớp
với công cuộc xây dựng KT”. Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng, phát triển
KT, văn hoá mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; đồng thời kết hợp chặt
chẽ với chăm lo củng cố QPAN vững mạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN và chi viện sức người, sức của cho
tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc.
.. Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch
với củng cố mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh. Đây
chính là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi. ***
+ Thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất xây dựng CNXH (từ 1975 đến nay) kết
hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN được Đảng ta khẳng định là
một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và BVTQ và được triển khai trên
quy mô rộng lớn, toàn diện hơn trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, bộ,
ban ngành có bước chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đã thu được
nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:
Đảng ta luôn coi kết hợp phát triển KTXH gắn với tăng cường củng cố QPAN,
xây dựng nền QPTD gắn với xây dựng nền ANND là một nội dung quan trọng trong
đường lối xây dựng và BVTQ. Do đó, trong các VKĐH của Đảng đều có nội dung
lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành hàng loạt các luật, pháp lệnh, nghị định
liên quan đến QPAN và kết hợp KT với QPAN như: Luật QP, Luật ANQG, Luật
NVQS, Luật SQ, Luật CAND, Luật DQTV, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt
Nam… Pháp lệnh DBĐV; Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp, Pháp lệnh Bộ đội biên
phòng, Pháp lệnh Lực lượng CSB Việt Nam, Pháp lệnh Tình báo, Pháp lệnh CNQP,
Pháp lệnh Công an xã,… Nghị định của Chính phủ về CTQP ở các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và địa phương…
Công tác GDBD kiến thức QPAN được triển khai thực hiện đối với mọi đối
tượng. Nhờ đó, ý thức về nhiệm vụ QPAN và năng lực tổ chức thực hiện kết hợp
phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN của các tầng lớp nhân dân, nhất là
đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp đã được nâng lên một bước.
Trong triển khai thực hiện nhiều ngành, lĩnh vực và các công trình trọng điểm
quốc gia đã thể hiện được kết hợp KTXH với QP như: ngành đóng tàu; bưu chính
viễn thông; giao thông vận tải; hoạt động đối ngoại; Công trình Thuỷ điện sông Đà;
Đường Hồ Chí Minh; Đường dây 500KW; Hầm đèo Hải Vân; phát triển Chương
trình cơ khí trọng điểm quốc gia…
. Trong thực hiện nhiệm vụ QPAN: QĐND và CAND tiếp tục được củng cố,
xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, hoàn
thành tốt nhiệm vụ SSCĐ và CĐ của mình; đồng thời đã tích cực tham gia phát triển
KTXH, hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống và khắc phục thiên tai; đặc biệt là
phát triển các khu KTQP, các khu QPKT ở những địa bàn chiến lược, trọng điểm.
Tuy nhiên, Văn kiện ĐH XI chỉ ra còn một số mặt hạn chế:
- “Một số quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đại hội X về nhiệm vụ QPAN
chưađược triển khai thực hiện kịp thời.
- Nhận thức về QPTD và ANND của một số CBĐV trong các ngành, các
cấpchưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “DBHB” của các thế lực thù
địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
- Công tác BVAN trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình
hìnhphức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, tội phạm hình sự, TNXH,
ANCT, TTATXH ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.
- Việc gắn kết giữa phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN, đặc biệt
là tạicác vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ. Công nghiệp QPAN chưa
đáp ứng yêu cầu trang bị cho các LLVT.”.
II. NỘI DUNG KẾT HỢP PHỎT TRIỂN KT-XH VỚI TĂNG CƯỜNG
CỦNG CỐ QP, AN VÀ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Kết hợp
trong xác định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
* Ở tầm vĩ mô -
Sự kết hợp đó được thể hiện ngay trong xác định mục tiêu chiến lược phát triển
KTXH của đất nước trong từng giai đoạn 8
Khi xác định mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH của đất nước phải xác
định rõ mục tiêu KT và mục tiêu QPAN cần đạt được (ví dụ: Tăng trưởng kinh tế
gắn với tiến bộ xã hội, tăng cường QP-AN và mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm giải
quyết hài hoà hai nhiệm vụ chiến lược XD và BVTQ). -
Sự kết hợp được thể hiện trong việc huy động nguồn lực để thực hiện
các mụctiêu đã xác định. -
Sự kết hợp được thể hiện trong việc lựa chọn và thực hiện các giải pháp
để thựchiện các mục tiêu về KT, QPAN mà chiến lược xác định.
* Ở các cấp, ngành, địa phương
- Trong các qui hoạch, KH ở từng cấp, ngành, địa phương, cơ quan, trên các
lĩnh vực... về mục đích phải trả lời 3 câu hỏi: lợi ích kinh tế, lợi ích về VHXH, lợi
ích về QPAN, không quá đề cao, tuyệt đối hóa một mặt nào đó, vì cái này mà làm
hại cái kia... từ đó xác định phương án khả thi, tối ưu nhất; lựa chọn các giải pháp
huy động nguồn nhân lực và giải pháp tổ chức thực hiện.
Ví dụ: Qui hoạch khu công nghiệp của tỉnh: Mở KCN ở đâu ? nó mang lại lợi
ích kinh tế, VHXH, ANCT, TTATXH đối với nhân dân trong tỉnh ntn? nó có ảnh
hưởng gì đến QPAN của tỉnh không; nó có mang lại lợi ích gì cho việc xây dựng lực
lượng, tiềm lực và thế trân QPAN chi tỉnh, việc bảo vệ nó trong thời bình và bảo vệ
nó trong thời chiến ra sao.
Chống quan điểm làm KT bằng mọi giá; hoặc tập trung cho nhiệm vụ QPAN
mà không đạt được yêu cầu vê KT.(10 tỉnh cho nước ngoài thuê hơn 264 nghìn ha
rừng đầu nguồn ở các tỉnh, địa bàn xung yếu trong thời hạn 50 năm (Lạng Sơn, Cao
Bằng, Quảng Ninh, Nhệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Dương).
2. Kết hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN trong phát
triển các vùng lãnh thổ *
Thực chất: là kết hợp chặt chẽ hoạt động phát triển KT và hoạt động QPAN
trên từng vùng lãnh thổ chiến lược, địa bàn tỉnh, thành phố theo ý đồ chiến lược
BVTQ, bảo đảm vững trên toàn cục, mạnh ở từng trọng điểm. *
Mỗi vùng lãnh thổ, địa bàn tỉnh, thành phố phạt đạt yêu cầu: Mạnh về
chính trị, giàu về kinh tế, vững về QPAN và văn minh về VH. *
Hiện nay, trên cả nước được phân thành 7 vùng CL về KT gắn với 4
vùng kinh tế trọng điểm, đó là (xem hình). Do các vùng lãnh thổ chiến lược, địa bàn
tỉnh, TP có sự khác nhau về đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ phát triển KHXT, QPAN,
nên nội dun cụ thể kết hợp trong mỗi vùng, địa bàn có sự khác nhau, song việc kết
hợp phải đạt được những nội dung chủ yếu sau:
* Nội dung kết hợp
+ Kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triên KTXH
với QPAN của vùng, cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố.
+ Kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế địa
phương với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn,
các xã (phường) chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh (thành phố), huyện (quận).
+ Kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bố lại dân
cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh sắp xếp bố trí lại lực lượng QPAN trên từng
địa bàn, bảo đảm ở đâu có đất, có biển, đảo là ở đó có dân và có lực lượng QPAN để bảo vệ cơ sở, BVTQ.
(Thế bố trí các quân đoàn chủ lực, các QK, QĐ, QC, BC kết hợp cùng các thành
phần khác của LLVTND hình thành thế trận QPAN của cả nước hiện nay là thống
nhất và chặt chẽ theo đúng ý định của chiến lược BVTQ).
+ Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình
QP, QS, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường ... Bảo đảm tính "lưỡng dụng" trong
mỗi công trình xây dựng.
+ Kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với
xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậu phương vững chắc
cho mỗi vùng và ở các địa phương để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh xâm lược.
* Đối với các vùng kinh tế trọng điểm
- Vùng kinh tế trọng điểm là nòng cốt cho phát triển KT, củng cố QP-AN
củatừng miền và cả nước.
+ Về kinh tế: các vùng này là nơi có mật độ dân cư và tính chất đô thị hoá cao,
gắn liền với các khu công nghiệp lớn, đặc khu kinh tế, các liên doanh có vốn đầu tư
nước ngoài. Đây là nơi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng, các sân bay,
bến cảng, kho tàng, dịch vụ ...
+ Về QP-AN: Mỗi vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trong các KVPT và
phòng thủ then chốt của đất nước, nơi có nhiều đối tượng mục tiêu quan trọng phải
bảo vệ; đồng thời cũng là nơi nằm trên các hướng có khả năng là hướng tiến công
chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâm lược của địch; hoặc đã và đang là địa bàn
trọng điểm để địch thực hiện chiến lược “DBHB”, BLLD với nước ta. Vì vậy phải
thực hiện tốt việc kết hợp.
Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm:
- Vùng KT trọng điểm bắc bộ gồm 5 tỉnh và 1 TP đó là: Bắc Ninh, Hà Nội,
HảiDương, Hưng Yên, Hải phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.
- Vùng KT trọng điểm Trung bộ gồm 5 tỉnh và 2 TP, đó là: TP Huế, TP Đà
Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
- Vùng KT trọng điểm Nam bộ gồm 7 tỉnh và 1 TP, đó là: TPHCM, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa, Phước Long, Tây Ninh, Long An, Kiên
Giang - Vùng KT trọng điểm Tây Nam bộ (14/6/2009) . Có
3 tam giác kinh tế lớn:
- Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;
- Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế - Dung Quất Quảng Ngãi; - TPHCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng tàu.
Có 7 vùng KT chiến lược kết hợp với QPAN là: Đông Bắc, Tây Bắc, Hà Nội,
Miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Biên giới biển đảo (Về QPAN được phân
thành 4 vùng CL: Miền Bắc; Trung; Nam; biển đảo).
- Nội dung kết hợp ở các vùng này cần tập trung vào các vấn đề sau: 10
+ Trong quy hoạch XD các thành phố, các khu CN cần lựa chọn quy mô trung
bình, bố trí phân tán, trải đều trên diện rộng, không nên xây dựng tập thành các siêu
đô thị lớn, để thuận lợi cho quản lý, giữ gìn ANCT trong thời bình và hạn chế hậu
quả của tiến công hỏa lực của địch khi có chiến tranh.
+ Kết hợp chặt chẽ XD kết cấu hạ tầng KTXH với kết cấu hạ tầng của nền
QPAN. Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH với xây dựng các công trình phòng
thủ, các thiết bị chiến trường, các công trình phòng thủ dân sự ... Về lâu dài, ở các
thành phố, đô thị, các khu KTXH tập trung, cần có qui hoạch từng bước xây dựng
hệ thống “công trình ngầm lưỡng dụng”. Phải bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật,
các khu vực có giá trị về phòng thủ khi bố trí các cơ sở SX, các công trình KTXH,
phê duyệt dự án đầu tư nước ngoài. Khắc phục tình trạng chỉ chú ý quan tâm đến lợi
thế, hiệu quả KTXH trước mắt mà quên đi nhiệm vụ QPAN và ngược lại khi bố trí
các khu vực phòng thủ, các công trình quốc phòng, chỉ chú ý đến yếu tố bảo đảm
QPAN mà không tính đến lợi ích KTXH.
+ Quá trình XD các khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế phải có sự gắn
kết với quy hoạch XD lực lượng QPAN, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong các
đơn vị KTXH đó. Lựa chọn đối tác đầu tư, bố trí xen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa
các nhà đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, đặc khu KTXH, khu chế xuất.
+ Việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằm
đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và cả cho việc chuẩn bị đáp ứng nhu
cầu chi viện cho các chiến trường khi CT xảy ra. Kết hợp phát triển KTXH tại chỗ
với xây dựng hậu phương chiến lược của từng vùng KTXH trọng điểm để sẵn sàng
chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống CTXL.
* Đối với vùng núi biên giới -
Vùng núi biên giới của ta có chiều dài và tiếp giáp với Trung Quốc,
Lào,Campuchia. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người,
mật độ dân số thấp (trung bình khoảng 20 đến 40 người/km2), KTXH chưa phát triển,
trình độ dân trí thấp, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn. -
Vùng biên giới có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng
thủbảo vệ Tổ quốc. Trước đây các vùng này đã từng là căn cứ địa kháng chiến, hậu
phương chiến lược của cả nước. Ngày nay, các vùng núi biên giới vẫn là vùng chiến
lược trọng yếu, trong khi đó ở đây còn nhiều khó khăn, yếu kém về mọi mặt, dễ bị
kẻ thù lợi dụng để lôi kéo, kích động đồng bào, nhiều nơi tình hình rất phức tạp. Vì
vậy, việc kết hợp phát triển KTXH với QPAN ở vùng núi biên giới là cực kì quan trọng. -
Việc kết hợp ở đây cần tập trung vào các nội dung sau:
+ Phải quan tâm đầu tư phát triển KTXH, củng cố QPAN ở các vùng cửa khẩu,
các vùng giáp biên giới với các nước.
+ Phải tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phù hợp để
động viên, điều chỉnh dân số từ các nơi khác đến vùng núi biên giới.
+ Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và QPAN. Trước hết, cần
tập trung xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, mở mới và nâng cấp các tuyến
đường dọc, ngang, các tuyến đường vành đai kinh tế.
+ Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình 135 về phát
triển KTXH hội đối với các xã nghèo
+ Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả TW và địa phương để cùng lo, cùng làm.
+ Đặc biệt với các địa bàn chiến lược trọng yếu dọc sát biên giới, cần có chính
sách động viên và sử dụng LLVT, lực lượng quân đội làm nòng cốt xây dựng các
khu KTQP, hoặc các khu QPKT, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh KTXH
và tăng cường sức mạnh QPAN.
(Hiện nay, cả nước có 22 khu KT-QP (xem hình) có tỉnh có 1, có tỉnh có 2 đến
3 khu, có tỉnh không có, có khu KT-QP nằm trên địa giới hành chính của một vài
tỉnh… song các khu KT-QP đều có một điểm chung là nằm trên những địa bàn CL, trọng điểm về QPAN)
* Đối với vùng biển đảo. -
Nước ta có vùng biển rộng, với diện tích hơn 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần
diện tích đất liền), có nhiều tiềm năng về hải sản và khoáng sản, là cửa ngõ thông
thương, giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, có khả năng phát triển một số
ngành mũi nhọn của đất nước. -
Tuy nhiên, việc khai thác lợi thế đó của ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt
vùngbiển, đảo của ta hiện nay đang có nhiều tranh chấp rất phức tạp, chứa đựng
nguy cơ đe dọa chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc và rất dễ bùng nổ xung đột. Trong
khi đó chúng ta lại chưa có chiến lược tổng thể hoàn chỉnh về phát triển KT biển,
đảo và BV biển, đảo. Lực lượng và sức mạnh tổng hợp trên biển còn mỏng. -
Vì vậy, đây là vùng chiến lược về KTXH, QPAN và sự kết hợp là đòi
hỏi bứcbách và rất quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài, nhằm nhanh chóng tạo
ra thế và lực đủ sức bảo vệ, làm chủ toàn diện vùng biển, đảo, góp phần thúc đẩy
các ngành KT biển phát triển nhanh làm giàu cho TQ. -
Nội dung kết hợp ở đây cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tập trung trước hết vào xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế
và xây dựng thế trận QPAN bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới.
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, có cơ chế chính sách từng bước đưa dân ra
ven biển và các đảo để có lực lượng xây dựng căn cứ hậu phương, trụ bám phát triển
kinh tế và bảo vệ biển, đảo một cách vững chắc, lâu dài.
+ Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo.
+ Mở rộng liên kết làm ăn kinh tế ở biển, đảo với các nước phát triển, nhằm
tạo ra các đối tác đan xen lợi ích và đối tượng chống lại sự lấn lướt của các nước lớn.
+ Chú trọng đầu tư phát triển chương trình đánh bắt xa bờ, thông qua đó xây
dựng lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ của ngành Hàng hải, Cảnh sát biển.
3. Kết hợp phát triển KTXH với tăng cường, củng cố QPAN trong các
ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu
a. Kết hợp trong công nghiệp - Vị trí vai trò 12
+ Ngành công nghiệp là ngành KT quan trọng của QG, nó tạo ra CSVCKT
cho toàn bộ nền KTQD (như cung cấp máy móc, nguyên nhiên liệu cho các ngành
KT khác và cho chính nó cũng như cho CNQP; sản xuất sản phẩm tiêu dùng cho xã
hội, phục vụ xuất khẩu; sản xuất ra vũ khí, trang thiết bị QSAN đáp ứng nhu cầu của hoạt động QPAN.
+ Nhiều ngành CN có thể kết hợp tốt với QPAN cả trong thời bình và thời
chiến như: chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, thiết bị điện, công nghệ thông tin... -
Những căn cứ để thực hiện kết hợp KT với QPAN trong các các ngành CN +
Đường lối xây dựng nền QPTD, CTND.
+ Dự báo quy mô chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh bảo vệ TQ.
+ Nhu cầu và thực lực trang bị của quân đội.
+ Dự báo mức tiêu hao vũ khí, trang bị trong chiến tranh.
+ Khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp công nghiệp QP
và bảo đảm từ các nguồn khác.
+ Kết quả khảo sát năng lực SX, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp CN.
+ Căn cứ vào kết quả khảo sát đó để báo cáo với cấp trên chuyển đổi, mở rộng
các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp sang phục vụ QP cho hợp lí.
- Nội dung kết hợp tập trung vào
+ Quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành CN trên các vùng lãnh thổ
.. Để phục vụ cho phát triển KTXH của cả nước và từng ĐP; đồng thời tạo ra
tiềm lực KT, CN của từng vùng đáp ứng yêu cầu XD KVPT địa phương và yêu cầu
hoạt động QPAN trong thời bình; chuẩn bị KTCN sẵn sàng huy động đáp ứng yêu cầu thời chiến.
.. Qui hoạch, bố trí một phải hợp lí trên các vùng lãnh thổ, quan tâm đến vùng
sâu, vùng xa, vùng KT kém phát triển để thực hiện CNH, HĐH NN, nông thôn.
+ Phát triển công nghiệp quốc gia và công nghiệp QPAN theo hướng mỗi nhà
máy, xí nghiệp vừa có thể sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng QS.
.. Các nhà máy, xí nghiệp CN dân sự (nhất là một số cơ sở công nghiệp nặng)
phát triển theo hướng sử dụng dây truyền máy móc, công nghệ vừa sản xuất ra SP
phục vụ dân sinh vừa phục vụ QP như sản xuất một số mặt hàng QS đáp ứng VKTB
cho LLVT (tập trung vào một số ngành như cơ khí luyện kim, cơ khí chế tạo, điện
tử, tin học, hoá dầu...).
.. Các nhà máy, xí nghiệp CNQPAN trong thời bình, ngoài việc SX ra hàng
QPAN, tham gia SX hàng dân sự chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
.. Thực hiện chuyển giao công nghệ hai chiều, từ công nghiệp QP vào công
nghiệp dân dụng và ngược lại.
(CNQP là một bộ phận của KTQS và của nền công nghiệp đất nước, có chức
năng sửa chữa VKTB và SX các trang bị hậu cần thiết yếu cho LLVT. CNQP gồm
các xí nghiệp QP và các cơ sở nghiên cứu KHCN.Sự phát triển CNQP phụ thuộc vào
chế độ chính trị, tình hình KTXH, sự phát triển KHCN của mỗi nước. CNQP còn SX sản phẩm dân dụng)
+ Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến QPAN như cơ
khí chế tạo, điện tử công nghiệp, điện tử kĩ thuật cao, luyện kim, hoá chất, đóng tầu
để vừa đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền KT, vừa có thể SX ra một số SP kĩ
thuật công nghệ cao phục vụ QPAN.
+ Phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng mỗi nhà máy, xí nghiệp vừa có
thể sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng quân sự.
+ Các nhà máy công nghiệp quốc phòng trong thời bình, ngoài việc sản xuất
ra hàng quân sự phải tham gia SX hàng dân sự chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và XK.
+ Mở rộng liên doanh, liên kết giữa ngành công nghiệp nước ta (bao gồm cả
CNQP với công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới; ưu tiên những ngành,
lĩnh vực có tính lưỡng dụng cao.
+ Thực hiện chuyển giao công nghệ hai chiều, từ công nghiệp QPAN vào công
nghiệp dân dụng và ngược lại.
+ Phát triển hệ thống phòng không công nghiệp và phát triển lực lượng tự vệ
để bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp trong cả thời bình và thời chiến.
+ Có kế hoạch dự trữ nguyên, nhiên vật liệu quí hiếm cho SXQPAN và kế hoạch
động viên công nghiệp quốc gia cho thời chiến.
Các khu CN, sẽ hình thành những khu dân cư tập trung bảo đảm cho phát triển
KT, VH-XH cũng như phát triển LL chiến đấu tại chỗ trong thế trận CTND bảo vệ TQ.
Kết hợp KT với QP-AN trong ngành CN hiện nay, cần gắn hiệu quả KT, phát
triển VH-XH với yêu cầu QP-AN.
- Yêu cầu kết hợp
+ Xem có ảnh hưởng gì tới nhiệm vụ QPAN (vị trí đóng quân, vị trí bố trí các công trình QP không)
+ Xem xét tư cách pháp nhân (tổ chức, cá nhân, lưu ý các dự án có liên quan đến nước ngoài).
+ Hoạt động của dự án có ảnh hưởng gì tới môi trường dân sinh, VHXH.
+ Nâng cao năng lực của ngành CN trong việc đáp ứng các nhu cầu vật chất kĩ
thuật, công nghệ cho QPAN, và khả năng sẵn sàng huy động một bộ phận của ngành
CN phục vụ cho QPAN khi cần thiết.
b. Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp
- Hiện nay, nước ta còn hơn 70% dân số ở nông thôn và làm nghề nông, lâm,
ngư nghiệp. Phần lớn lực lượng, của cải huy động cho xây dựng và BVTQ là từ khu
vực này. Do đó, kết hợp khu vực này cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển, đảo làm ra nhiều sản phẩm
hàng hoá có giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và có lượng dự trữ
dồi dào về mọi mặt cho QPAN.
+ Bảo đảm an ninh lương thực và an ninh nông thôn, góp phần tạo thế trận
phòng thủ, "thế trận lòng dân" vững chắc. 14
+ Đưa dân ra đảo để xây dựng các làng, xã, huyện đảo vững mạnh; đầu tư xây
dựng các đội tàu thuyền đánh cá xa bờ, XD lực lượng tự vệ, lực lượng DQ biển, đảo;
phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển để bảo vệ biển, đảo.
+ Đẩy mạnh trồng rừng, định canh định cư, xây dựng các cơ sở chính trị ở các
vùng rừng núi biên giới, đặc biệt là ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
c. Kết hợp trong giao thông, bưu điện, y tế, GDĐT &KHCN, xây dựng cơ
bản * Trong giao thông vận tải -
Vị trí vai trò: Giao thông vận tải được ví như mạch máu của nền KT và
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với QPAN - để vận chuyển lực lượng, phương
tiện hậu cần, kỹ thuật cho các hướng chiến trường. - Nội dung, yêu cầu
+ Trong thiết kế, thi công xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận
tải (bộ, sông, không, thủy, sắt) phải tính toán:
.. Vừa có lợi cho KTXH, vừa có lợi cho QPAN (đường Hồ Chí Minh, đường
tuần tra biên giới; đường vào vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo...)
.. Vừa bảo đảm nhu cầu vận tải trong nước, vừa mở rộng giao lưu với nước ngoài.
.. Phải tính đến cả nhu cầu hoạt động thời bình và thời chiến, nhất là cho các
phương tiện cơ động của LLVT có trọng tải lớn và lưu lượng vận chuyển liên tục.
.. Ở những đầu nút giao thông, những nơi dự kiến địch có thể đánh phá trong
chiến tranh, phải có kế hoạch làm nhiều đường vòng tránh. Bên cạnh các cây cầu lớn
qua sông, phải tính toán để sẵn sàng làm các bến phà, bến vượt ngầm.
.. Ở những đoạn đường có địa hình cho phép thì làm đường hầm xuyên núi, cải
tạo các hang động sẵn có dọc hai bên đường làm kho trạm, nơi trú quân khi cần thiết (đèo Hải Vân)
.. Ở những địa phương có điều kiện cho phép phải phát triển đồng bộ cả đường
bộ đường thủy, đường sắt, đường không để phát huy thế mạnh của từng loại hình giao thông.
.. Trong xây dựng các mạng đường bộ, cần chú trọng mở rộng, nâng cấp các
tuyến giao thông huyết mạch, các trục đường dọc và các đường ngang nối liền giữa
các tuyến trục dọc với nhau và phát triển đến các làng xã trong tỉnh, huyện, nhất là
đến các xã vùng cao, vùng sâu, miền núi biên giới.
.. Ở các vùng đồng bằng ven biển, đi đôi với phát triển hệ thống đường bộ, cần
chú trọng cải tạo, phát triển đường sông, đường biển, xây dựng các cảng sông, cảng
biển, bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện.
.. Ở một số địa phương có tuyến đường giao thông với nước ngoài (đường xuyên
Á) thì ở những nơi cửa khẩu, nơi tiếp giáp các nước bạn phải có kế hoạch xây dựng
các khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc, đề phòng khả năng địch sử dụng các
tuyến đường này khi tiến công xâm lược nước ta với quy mô lớn.
+ Xây dựng kế hoạch động viên giao thông vận tải cho thời chiến.
* Trong bưu chính viễn thông
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu chính viễn thông với ngành thông tin
QĐ,CA nhằm phục vụ tốt cho việc lãnh đạo chỉ huy, điều hành mọi hoạt động KTXH
xã hội và QPAN trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến.
- Khi xây dựng các tuyến TTLL phải tính kỹ đến việc bảo vệ, bảo mật và nâng
caokhả năng chống nhiễu của các phương tiện TTLL, nhằm bảo đảm thông suốt
trong mọi tình huống, nhất là khi có chiến tranh.
- Cần xây dựng các tuyến phòng tránh, các đường cáp ngầm,… phải có
cácphương án để tổ chức luyện tập triển khai mạng thông tin phục vụ cho căn cứ
chiến đấu, căn cứ hậu phương và bảo đảm thông tin cho bám trụ chiến đấu.
- Trong quy hoạch nghành bưu chính viên thông của từng cấp, ngành, địa
phương,phải tính phương án nhận NV xây dựng các đơn vị DBĐV, đơn vị chuyên
môn dự bị và phương án động viên một bộ phận SS phục vụ NVQPAN khi chiến tranh xảy ra.
* Trong xây dựng cơ bản
Đây là khu vực sẽ có nhiều phát triển cả về qui mô, trình độ trong quá trình
CNH-HĐH đất nước. Những công trình này không dễ gì phá đi làm lại, cho nên việc
kết hợp phải được tiến hành ngay từ khảo sát, điều tra, thiết kế, qui hoạch dự án đầu
tư đến thi công xây dựng, cụ thể: -
Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, qui mô nào cũng phải tính
đến yếutố tự bảo vệ và có thể chuyển hoá phục vụ được cả cho QPAN, cho phòng
thủ tác chiến và phòng thủ dân sự. -
XD thành phố đô thị, gắn với KVPT địa phương và có các công trình
ngầm(nhà cao tầng có tầng ngầm, giao thông có đường giao thông ngầm) -
Các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, xí nghiệp lớn, quan trọng
đềuphải tính đến khả năng bảo vệ và di dời khi cần thiết. Nếu địa hình cho phép phải
biếtt tận dụng các địa hình, địa vật tăng tính bảo vệ cho công trình. Hạn chế xâm
phạm các địa hình có giá trị về phòng thủ quân sự, quốc phòng, BVTQ. -
Nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng mới phục vụ nhu cầu QPAN
(siêu bền,có khả năng chống xuyên, chống mặn, chống bức xạ, dễ vận chuyển ... ). -
Khi cấp phép đầu tư xây dựng phải có ý kiến của CQQS có thẩm quyền,
nhấtlà đối với các đối tác nước ngoài.
* Trong khoa học và công nghệ, giáo dục
Đây là lĩnh vực đóng vai trò là nền tảng, động lực, là quốc sách hành đầu đối
với sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, sự kết hợp là tất yếu, không chỉ là vấn đề cơ
bản lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách hiện nay. -
Phải phối hợp giữa các ngành KH-CN then chốt của cả nước với của QPAN. -
Có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học vừa phục vụ cho
CNHHĐH, vừa cho nhu cầu QPAN. -
Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đáp ứng yêu
cầu sựnghiệp phát triển KT-XH và QPAN. -
Thực hiện có hiệu qủa công tác GDQP trong các nhà trường thuộc hệ thôngGD quốc gia.
* Trong lĩnh vực y tế 16 -
Phối hợp, kết hợp giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên
cứu,ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân
và bộ đội và cho người nước ngoài. -
Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở
miền núi,biên giới, hải đảo. -
XD kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy
ra.d. Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc
Kết hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN trong BVTQ là xuất
phát từ mục tiêu, lực lượng và phương thức BVTQ, giữ gìn an ninh quốc gia trong
tình hình mới. Nội dung kết hợp cần chú ý : -
Tổ chức biên chế và bố trí LLVT phải phù hợp với điều kiện KTXH và
nhu cầuphòng thủ đất nước. -
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật
tronghuấn luyện, chiến đấu và SSCĐ của LLVT. -
Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của QĐ,CA cho phát triển KTXH. -
Phát huy tốt vai trò tham mưu của các CQQS, CA các cấp trong việc
thẩmđịnh, đánh giá các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư có vốn nước ngoài.
e. Kết hợp trong hoạt động đối ngoại
Mục tiêu chung của mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế là giữ vững
môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi để XD và BVTQ; tận dụng ngoại lực,
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm giữ vững
độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia,
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Nội dung cần tập trung vào: -
Quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng
độc lập,chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản
sắc VH dân tộc; giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. -
Trong lĩnh vực KT đối ngoại:
+ Phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác có ưu thế chế ngự cạnh tranh với các
thế lực bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch.
+ Phải kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành, địa bàn có lợi cho phát
triển kinh tế, bảo đảm QPAN của quốc gia. Khắc phục tình trạng chỉ thấy lợi ích kinh
tế trước mặt mà không tính đến lợi ích lâu dài và nhiệm vụ BVTQ.
+ XD và quản lí các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế liên doanh, liên kết đầu
tư với nước ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, chú trọng xây dựng các đoàn
hội, lực lượng tự vệ trên cơ sở nhà nước có luật pháp qui định rõ ràng
+ Bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác cho cán bộ, nhân viên
là người VN làm việc trong các cơ sở đối ngoại và KT đối ngoại. -
Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán
của nướcta ở nước ngoài.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KT-XH
GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QPAN Ở VIỆT NAM HIÊN NAY.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý nhà nước của
chính quyền các cấp trong thực hiện kết hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố QPAN
a. Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong việc kết hợp thể hiện
- Thường xuyên đề ra đường lối chủ trương trong kết hợp KT- QP đúng…..
- Các cấp ủy đảng ở ĐP, phải nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, kịp
thờiđề ra những quyết định lãnh đạo ngành, địa phương mình, thực hiện kết hợp phát
triển KT với tăng cường, củng cố QP-AN một cách đúng đắn, thường xuyên.
- Gắn chủ trương lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của
chínhquyền, đoàn thể, các tổ chức KT thực hiện chủ trương đường lối về kết hợp
phát triển KT với tăng cường củng cố QP-AN.
- Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ
trươngvà chỉ đạo thực tiễn thực hiện kết hợp phát triển KT với tăng cường, củng cố
QP-AN ở ngành, địa phương thuộc phạm vi lãnh đạo của các cấp uỷ đảng.
b. Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp
- Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
vàNghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành ngày 11/5/2004.
- Bố trí sắp xếp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm có liên
quanđến việc tham mưu trong hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kết
hợp phát triển KT-XH với tăng cường sức mạnh QP-AN trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển
KTvới tăng cường củng cố QP-AN ở ngành, bộ, ĐP mình dài hạn và hàng năm.
- Đổi mới nâng cao quy trình, phương pháp quản lý, điều hành của chính
quyềncác cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch.
- Nắm tình hình, thu thập xử lý thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức
hướngdẫn chỉ đạo cấp dưới và kiểm tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực
hiện kết hợp phát triển KT với tăng cường củng cố QP-AN .
2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển KTXH
với tăng cường củng cố QPAN cho các đối tượng -
Đối tượng bồi dưỡng: Toàn dân nhưng trước hết phải tập trung vào đội
ngũ cánbộ chủ trì các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể. -
Nội dung bồi dưỡng: Phải căn cứ vào đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra đểchọn lựa nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực -
Hình thức bồi dưỡng: Phải kết hợp bồi dưỡng tại trường với tại chức,
kết hợp líthuyết với thực hành. Thông qua sinh hoạt chính trị, qua các cuộc diễn tập
thực nghiệm, thực tế ở các bộ, ngành, địa phương cơ sở... 18
3. Xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp phát triển KTXH với tăng cường
củng cố QPAN trong thời kì mới 4. Hoàn chỉnh hệ thống PL, cơ chế chính sách
có liên quan đến thực hiện kết hợp phát triển KTXH với tăng cường củng cố
QPAN trong tình hình mới
- Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan
đếnkết hợp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển KT với tăng
cường củng cố QP-AN đều phải được thể chế hoá thành luật pháp, pháp lệnh, nghị
định, văn bản dưới luật một cách đồng bộ, thống nhất để quản lý và tổ chức thực
hiện nghiêm túc có hiệu lực và hiệu quả trong cả nước.
- Trên cơ sở những văn bản, quy phạm pháp luật về kết hợp phát triển KTXH
vớităng cường sức mạnh QPAN và kết hợp QPAN với KT đã có, Nhà nước cần ban
hành mới các văn bản cần thiết bảo đảm thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
- Đảng và Nhà nước phải có chính sách khai thác các nguồn lực và vốn đầu tư
cảtrong và ngoài nước để thực hiện kết hợp phát triển KT với tăng cường củng cố
QPAN; nhất là đối với các công trình trọng điểm, ở những địa bàn chiến lược trọng
yếu như miền núi biên giới và hải đảo.
- Việc xác lập cơ chế CS, bảo đảm ngân sách cho kết hợp phát triển KT với
tăngcường củng cố QP-AN cần được xây dựng theo quan điểm QPTD, ANND.
+ Việc phân bổ ngân sách đầu tư cho kết hợp phát triển KT-XH gắn với tăng
cường củng cố QPAN phải theo hướng tập trung cho những mục tiêu chủ yếu, những
công trình có tính lưỡng dụng cao đáp ứng cả cho phát triển KT và củng cố QP cả trước mắt và lâu dài.
- Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ
chức,cá nhân, các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) có các đề tài khoa học, các
dự án công nghệ sản xuất, xây dựng có ý nghĩa lưỡng dụng hoá cao phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới.
- Trên cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, các địa
phươngphải vận dụng linh hoạt, sáng tạo bảo đảm vừa phát huy được vai trò của các cơ sở.
- Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến phát huy vai trò tham mưu của cơ quan
QSvới cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự phối kết hợp giữa cơ quan QS
với các cơ quan ban ngành của địa phương bảo đảm ăn khớp, nhịp nhàng với nhau.
5. Củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách QPAN các cấp
Căn cứ vào Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về
Công tác QP ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ và các địa
phương. Cần nghiên cứu bổ sung mở rộng thêm chức năng, nhiệm vụ của các cơ
quan chuyên trách quản lý nhà nước về QP-AN nói chung và về kết hợp phát triển
KT - XH gắn với tăng cường, củng cố QP-AN nói riêng trong thời kỳ mới.
Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức với chăm lo bồi dưỡng
nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm tham
mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện kết hợp phát triển KTXH gắn với tăng cường
củng cố QPAN ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới. KẾT LUẬN
Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-AN là một tất yếu
khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng
ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt việc kết hợp,
cần quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải quán triệt sâu sắc
hai nhiệm vụ chiến lược của CM Việt Nam cho toàn dân, nhất là cho HSSV - những
người quyết định tương lai của đất nước.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cườngcủng
cố quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay?
2. Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường
củngcố quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay?
3. Phân tích các giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hộivới
tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh ở Việt Nam hiện nay? Ngày tháng năm 202 NGƯỜI BIÊN SOẠN
Trung tá Phạm Văn Bôn 20