-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận kết thúc học phần | Môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người, mà là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột, là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
chủ nghĩa xã hội khoa học ( UEH ) 18 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Tiểu luận kết thúc học phần | Môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người, mà là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột, là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: chủ nghĩa xã hội khoa học ( UEH ) 18 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH KẾT THÚC MÔN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
GIẢNG VIÊN BỘ MÔN: PGS, TS. VŨ ANH TUẤN Tên sinh viên thực Nguyễn Hoàng Đức hiện Mã số sinh viên 31221025037 Lớp LM002 Khóa 48 Mã học phần
25 D1POL 51002532
TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 05 năm 2023 lOMoAR cPSD| 49831834 NỘI DUNG 1.
Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Biểu hiện của mối quan
hệgiữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN ? Vì sao nói đây là mối quan hệ không thể tách rời ?
1.1. Bản chất của nền dân chủ XHCN
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ dân chủ
cho tất cả mọi người, mà là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột, là chế độ dân
chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã
hội, trong đó, dân chủ ở lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu, càng
nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện qua
những nội dung sau đây: a. Bản chất chính trị
Đó là sự lãnh đạo về chính trị của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội để thực hiện quyền lực
và lợi ích của đại đa số nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Trong nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, nhân dân lao động là người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội, tham gia ngày
càng đông đảo vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đó là nền dân chủ của tuyệt đại
đa số nhân dân, vì lợi ích của đại đa số nhân dân. Quyền thâm gia rộng rãi vào công việc quản
lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhất nguyên về chính trị. Nó vừa mang bản chất của giai
cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. b. Bản chất kinh tế:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp
ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện
đại nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Bản chất kinh tế của
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn biểu hiện ở sự kế thừa, phát triển những thành tựu đạt được
của nhân loại trong lịch sử , đồng thời loại bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm sự phát
triển của các chế độ kinh tế trước đó cũng như sự áp bức bóc lột đối với nhân dân. Bản chất kinh
tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo lao động và chỉ được bốc lộ
đầy đủ thông qua quá trình ổn định chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý
của nhà nước, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của toàn xã hội. c. Bản chất tư tưởng - văn hoá - xã hội 2 lOMoAR cPSD| 49831834
Một mặt, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy tư tưởng Mác - Lênin làm nền tảng chủ đạo
đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học, nghệ thuật, giáo
dục, đạo đức , tôn giáo,...)
Mặc khác, dân chủ xã hội chủ nghĩa còn kế thừa phát huy những giá trị tinh thần văn hoá dân
tộc; tiếp thu giá trị văn hoá, văn minh nhân loại trên thế giới. Về xã hội, trong nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hoà về lợi ích giữa các nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội.
Động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong công cuộc
xây dựng xã hội mới. Với bản chất như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thể hiện bằng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều
kiện là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản. Do vậy, dân chủ xã hội chủ
nghĩa và nhất nguyên chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản
không loại trừ nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã
hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển.
1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có các bản chất sau: a.
Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân,
giaicấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của nhân dân lao động. Giai cấp vô sản là lực
lượng giữ địa vị thống trị về chính trị - đó là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp
bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Cho nên, nhà nước xã hội chủ nghĩa đại biểu cho ý chí nhân dân lao động. b.
Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh
tếcủa xã hội chủ nghĩa, đó là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, không
còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao
động là mục tiêu cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa. c.
Về văn hoá, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng lý
luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hoá tiên tiến, tiến bộ của nhân loại,
đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. lOMoAR cPSD| 49831834
1.3. Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước
XHCNQuyền lực dân chủ: Trong dân chủ XHCN, quyền lực thuộc về nhân dân và
được thể hiện qua việc tham gia vào quyết định chính sách và quản lý công việc của
nhà nước XHCN. Dân chủ XHCN khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên
trong xã hội và xây dựng một hệ thống chính trị dựa trên sự đại diện và tham gia
của người dân. Tính bảo đảm quyền lợi và phát triển xã hội: Nhà nước XHCN được
xây dựng để bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo sự công bằng xã hội. Nhà
nước XHCN đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng như
chăm sóc y tế, giáo dục, an ninh, công việc và các chương trình xã hội khác nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sông của người dân.Trách nhiệm và kiểm soát công cộng:
Nhà nước XHCN phải tuân thủ và được kiểm soát bởi các nguyên tắc dân chủ và sự
tham gia của người. Dân chủ XHCN yêu cầu sự minh bạch, trách nhiệm và sự kiểm
soát công cộng đối với hoạt động của Nhà nước. Người dân có quyền theo dõi,
đánh giá và tham gia vào việc định hình và kiểm soát chính sách công cộng.
1.4. Mối quan hệ không thể tách rời giữa dân chủ XHCN và nhà nước
XHCNDân chủ XHCN và nhà nước XHCN không thể tách rời vì:
Dân chủ là nguyên tắc căn bản của nhà nước XHCN: XHCN đặt dân chủ làm nguyên
tắc cơ bản của cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước. Nguyên tắc dân chủ
yêu cầu sự tham gia và đại diện của người dân trong việc quyết định chính sách và
quản lý công việc của nhà nước. Nhà nước XHCN là công cụ để thực hiện dân chủ: Nhà nước XHCN được xây dựng
để đáp ứng các mục tiêu dân chủ và bảo vệ quyền lợi của người dân. Nó có trách nhiệm
bảo vệ và đảm bảo sự tham gia công bằng và công lý của mọi thành viên trong xã hội.
Sự tương tác và phụ thuộc: Dân chủ XHCN và nhà nước XHCN tương tác và phụ thuộc
lẫn nhau. Dân chủ cần nhà nước để triển khai và thực hiện các quyết định và chính sách,
trong khi nhà nước cần dân chủ để có sự tham gia và kiểm soát của người dân.=> Tóm
lại, mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN là một mối quan hệ tương
đồng và cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ. 4 lOMoAR cPSD| 49831834 2.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những thành tựu và hạn chế quyền
làmchủ của người dân hiện nay. Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để phát huy
quyền làm chủ của sinh viên và người dân nói chung.
2.1. Những thành tựu
- Quyền bầu cử và ứng cử
Quyền bầu cử rất quan trọng vì “quyền lực trao cho ai, trong tay ai” sẽ quyết định quyền lực sẽ
được sử dụng thế nào, vào mục đích gì. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời
vào ngày 3.9.1946, Hồ Chí Minh đã tuyên bố chủ trương “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng
tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền
ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”. Một ngày trước khi diễn
ra cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi quốc dân đi
bỏ phiếu. Trong đó, nhấn mạnh: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới
mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày tổng tuyển cử, vì ngày
mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân
chủ của mình”. mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. - Quyền giám
sát, góp ý, phê bình cán bộ và các cơ quan nhà nước
Hồ Chí Minh nói rõ, “nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay
mặt mình thi hành chính quyền ấy” và vì thế, nhân dân có quyền giám sát hoạt động của
các cơ quan công quyền. Cơ quan lập pháp là Quốc hội - Nghị viện do dân bầu ra nên hoạt
động của Quốc hội phải được nhân dân giám sát. Điều 30 của Hiến pháp năm 1946 ghi rõ:
Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe. Đối với cơ quan hành pháp là Chính
phủ thì Hồ Chí Minh khẳng định :“Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một
mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ,
đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đầy tớ trung thành
tận tụy của nhân dân”. Người căn dặn cán bộ: Phải luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân
chúng; nhân dân phê bình thì cũng có điều đúng, có điều không; nếu đúng thì nhận và sửa
chữa, nếu không đúng thì giải thích cho dân hiểu, tuyệt đối không được giấu giếm khuyết
điểm và e sợ quần chúng phê bình.
- Quyền khiếu nại và tố cáo việc làm sai phạm của cá nhân và cơ quan nhà nướcTrong
bộ máy công quyền có rất nhiều cán bộ và họ cũng phải giải quyết rất nhiều công việc. Vì lOMoAR cPSD| 49831834
thế, sai sót là khó tránh khỏi nhưng với những cơ quan và cán bộ có ý lợi dụng chức vụ,
làm tổn hại đến lợi ích của dân thì nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo. Người nhắn nhủ
nhân dân: “Nếu cán bộ địa phương có điều gì sai lầm, nếu đồng bào có việc gì oan ức, thì
đồng bào phái đại biểu đến trình bày với tôi và Chính phủ. Tôi đảm bảo rằng tôi và Chính
phủ sẽ trừng trị những cán bộ có lỗi, và sẽ làm cho đồng bào khỏi oan ức”. Dưới sự chỉ
đạo của Hồ Chí Minh, quyền khiếu nại, tố cáo của dân đã được hiến định trong điều 29 của Hiến pháp năm 1959.
- Quyền tham, gia và tự do ngôn luận
Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc sử dụng
các phương tiện truyền thông xã hội và Internet để tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ ý
kiến và phản ánh quan điểm của mình. Tuy nhiên, còn một số hạn chế về tự do ngôn luận và việc
kiểm soát thông tin từ phía chính quyền.
- Phát triển các tổ chức và hoạt động xã hội
Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội và các nhóm quyền lợi đã mang lại
cơ hội cho người dân tham gia và đóng góp vào các vấn đề xã hội và chính trị. Một số tổ
chức như các hội đoàn nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm quyền lợi
đã đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho quyền và lợi ích của người dân. đóng
vai trò quan trọng trong việc đại diện cho quyền và lợi ích của người dân.
2.2. Những hạn chế
Trên thực tế hiện nay, năng lực làm chủ của đa số người dân vẫn còn hạn chế, nhiều trường hợp
người dân không biết được mình có những quyền gì. Ví dụ vẫn còn người dân không biết điều
kiện để được ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là gì, không đi bầu cử có bị phạt hay
không, không biết nhiều về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, của các cơ quan nhà nước. Đỉnh
điểm có những trường hợp người dân không hiểu quy định của pháp luật nên khiếu kiện vượt
cấp, tranh cấp đất đai dẫn đến án
mạng (điển hình gần đây là tranh chấp ở Đắc Nông), bắt giữ cán bộ, công chức địa phương, biểu tình đập phá...
Hạn chế trong quyền tự do ngôn luận: Mặc dù đã có sự tiến bộ, tự do ngôn luận ở Việt Nam
vẫn đối mặt với các hạn chế và kiểm soát từ phía chính quyền. Việc kiểm duyệt và hạn chế 6 lOMoAR cPSD| 49831834
thông tin, các quy định về an ninh mạng và việc truy cứu người dùng Internet có thể hạn chế
quyền tự do ngôn luận của người dân. Giới hạn trong quyền tự do hội họp và tổ chức: Quyền tự
do hội họp và tổ chức của người dân còn bị giới hạn bởi các quy định và sự can thiệp từ phía
chính quyền. Điều này gây hạn chế trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội và
các cuộc biểu tình và hội họp công khai.
2.3. Vai trò của sinh viên đại học UEH trong phát huy quyền làm chủ
Một số cách bạn có thể phát huy quyền làm chủ của sinh UEH và người dân nố chung là: -
Tìm hiểu và nâng cao nhận thức: Hãy nghiên cứu và hiểu rõ về quyền tự do dân chủ, cũng
như các công cụ và cơ chế tham gia của người dân. Điều này giúp bạn có khả năng nhận
diện và bảo vệ quyền của mình và người khác.
- Tham gia vào các tổ chức và hoạt động xã hội: Hãy tham gia vào các tổ chức sinh viên,
câulạc bộ, hội thảo và các hoạt động xã hội khác để gặp gỡ và giao lưu với những người
cùng quan điểm và mong muốn. Thông qua sự đoàn kết và hợp tác, bạn có thể tăng cường
tiếng nói và tác động của mình.
- Giao tiếp và tương tác xã hội: Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các nềntảng
trực tuyến khác để chia sẻ ý kiến, thảo luận và thúc đẩy quyền làm chủ. Bạn có thể tạo ra
những nội dung mang tính chất xã hội và chính trị, đặt câu hỏi và khuyến khích người
khác tham gia vào cuộc trò chuyện.
- Tham gia vào hoạt động chính trị: Bạn có thể tham gia vào các hoạt động chính trị như
bỏphiếu, đăng ký thành viên trong các tổ chức chính trị hoặc tham gia vào các chiến dịch
quan trọng. Việc tham gia và thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua các quyết định
chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
- Đòi hỏi và thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm. Bạn có thể đòi hỏi sự minh bạch vàtrách
nhiệm từ phía chính quyền và các tổ chức. Đặt câu hỏi, yêu cầu thông tin và đảm bảo rằng
quyền và lợi ích của người dân được đảm bảo và bảo vệ. 3.
Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp
quyềnXHCN Việt Nam ? Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
3.1. Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam lOMoAR cPSD| 49831834
Theo quan điểm chung, Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước tiến bộ, hợp lý, khoa học
trong việc thực hành dân chủ, trong việc tổ chức, vận hành của bộ máy nhà nước. Từ bản thân
nó có khả năng giải quyết các vấn đề: cơ chế phòng ngừa và khắc phục sự tuỳ tiện, lạm quyền
của bản thân bộ máy nhà nước; vấn đề tạo khả năng hữu hiệu bảo vệ quyền công dân, quyền
con người; vấn đề quan hệ hợp lí giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm hiệu
quả,hiệu lực của mỗi quyền và hiệu quả chung của cả bộ máy; vấn đề bảo đảm tính tối cao của
hiến pháp và pháp luật, tính độc lập của tư pháp. Trong giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận và
những đặc trưng về nhà nước pháp quyền vẫn có những cách hiểu khác nhau. Song, từ những
cách tiếp cận đó, nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều
được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo
tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau,
tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa ra những nội dung liên quan đến nhà nước pháp quyền:
nhấn mạnh vị trí tối thượng của Hiến pháp, pháp luật; đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân; Quyền lực nhà nước là thống nhất; Có phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khái niệm nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân, được đưa ra lần đầu tiên tại
Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) năm 1997. Đến Đại hội X (2006) phát triển thành khái
niệm “ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “
xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm
vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”. Với chủ trương: “Xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có
nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Và “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp,kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, có thể thấy, cùng với tiến trình công cuộc đổi mới
đất nước, nhận thức của
Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền ngày càng sáng tỏ. 8 lOMoAR cPSD| 49831834
3.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, có thể khái quát đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân,
vì dân. Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp
luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thứ tư, Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đaọ, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà nước được giám
sát bởi nhân dân: “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”thông qua các tổ chức, các cá nhân
được nhân dân uỷ nhiệm. Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuyên
trọng quyền con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân
dân được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi nhiệm những đại biểu
không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Thứ sáu, tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công,
phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền luẹc là thống nhất và sự chỉ
đạo thống nhất của Trung ương. Những đặc điểm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà
Việt Nam đang xây dựng đã thể hiện được tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền nói
chung. Đồng thời, có sự khác biệt so với các nhà nước pháp quyền khác, đó là, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho
nhân dân; là công cụ chủ yếu để Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.3. Là sinh viên đại học UEH bạn cần làm gì để góp phần xây dựng nhà nước
phápquyền XHCN ở Việt Nam
Nắm vững kiến thức pháp luật: Hãy nghiên cứu và hiểu về hệ thống pháp luật và quyền dân
chủ trong nước. Tìm hiểu về các luật, hiến pháp và quy định liên quan đến quyền và tự do dân
chủ. Điều này giúp bạn có khả năng áp dụng và bảo vệ quyền lợi của mình và ngừoi
khác.Tham gia vào các hoạt động sinh viên và tổ chức xã hội: Tham gia vào các tổ chức sinh lOMoAR cPSD| 49831834
viên, câu lạc bộ và tổ chức xã hội khác để có cơ hội thảo luận, chia sẻ ý kiến và thúc đẩy quyền
làm chủ. Bạn có thể tham gia vào các cuộc hội thảo, buổi thảo luận, hoặc các hoạt động tương
tự để thúc đẩy quyền làm chủ. Bạn có thể tham gia vào các cuộc hội thảo, buổi thảo luận hoặc
các hoạt động tương tự để thúc đẩy nhận thức về quyền và tự do dân chủ. Tạo ra những nội
dung mang tính chất xã hội và chính trị: Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các
nền tảng trực tuyến khác để chia sẻ thông tin, ý kiến và ý thức về quyền và tự do dân chủ. Viết
bài viết, tạo video hoặc tham gia vào các diễn đàn trực tuyến để tăng cường nhận thức và tạo ra
sự tương tác xã hội. Tham gia vào các hoạt động tình nguyện và cộng đồng: Tham gia vào các
hoạt dộng tình nguyện và cộng đồng có mục tiêu tạo ra sự phát triển và cải thiện trong xã hội.
Bạn có thể tham gia vào các dự án xã hội, chương trình giáo dục hoặc các hoạt động nhân đạo
để góp phần vào xây dựng một cộng đồng phát triển và chính trị mạnh mẽ. Tham gia vào các
cuộc thảo luận và hội thảo về chính trị và pháp luật: Cố gắng tham gia vào các cuộc thảo luận
và hội thảo về chính trị, pháp luật và các vấn đề xã hội quan trọng. Đây là cơ hội để bạn trao
đổi ý kiến, học hỏi và chia sẻ quan điểm của mình với người khác, đồng thời nâng cao nhận
thức và hiểu biết về hệ thống pháp luật và quyền dân chủ. Thực hiện nghiên cứu và nghiên cứu
độc lập: Nếu có cơ hội, hãy thực hiện nghiên cứu và nghiên cứu độc lập về các vấn đề liên
quan đến quyền và tự do dân chủ. Việc nghiên cứu sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các thách thức
và cơ hội trong việc xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam . - HẾT - 10 lOMoAR cPSD| 49831834