Tiểu luận kĩ năng làm việc nhóm | Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

Tiểu luận kĩ năng làm việc nhóm | Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 17 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Đề bài: Kĩ năng làm việc nhóm là gì? Tại sao kĩ năng làm việc nhóm lại được xác
định là một kĩ năng mềm quan trọng? Anh (chị) đánh giá như thế nào về thực trạng
kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên đại học hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn tới
thực trạng trên. Anh (chị) đã hình thành kĩ năng làm việc nhóm như thế nào? Lấy
ví dụ minh họa.
Mở đầu
*Lý do chọn đề tài
- Về mặt lí luận:
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Chắc hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ câu chuyện người cha và bó đũa đã từng được
học ở những năm cấp 1. Mặc dù lúc đó với suy nghĩ của một đứa trẻ thì tinh thần
đoàn kết là một cái gì đó có vé khó hiểu, nhưng chúng ta vẫn ý thức được rằng phải
đoàn kêt để tôn tại và sức mạnh của tập thể là cái mà không phải bất cứ ai cũng có
thể "bè gãy". Và phát biểu của một người Nhật trong một hội thảo, ông Giảm đốc
VJCC tại Hà nội khi tham dự đã nói rằng: "Người Việt Nam làm việc rất thông
minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng dẫn thì họ biết phải làm gì và học hỏi
rất nhanh, và thực tế là các bạn làm việc tốt hơn 3 lần so với người Nhật của chúng
tôi, nhưng chi là khi các bạn làm một mình. Tuy nhiên, khi các bạn làm việc tập thể
thì các bạn làm không tốt bằng người Nhật chúng tôi vì khả năng làm việc nhóm
của các bạn không tốt bằng người Nhật và tôi có thể khẳng định rằng “khi làm việc
tập thể thì 3 người Việt Nam mới bằng 1 người Nhật” . Câu nói này thật sự khiên
chúng ta phải suy nghĩ.
Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta
luôn chú trọng vào phương thức làm việc nhóm (teamwork) ở tất cá các lĩnh vực:
kinh doanh, tiếp thị, quan hệ khách hàng... và đặc biệt nhấn mạnh trong lĩnh vực
sản xuất. Đơn giản vị sản xuất là nơi tập trung mọi nguồn lực hoạt động của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, làm việc nhóm cũng là phương thức được khuyến khích và
cần có trong quá trình thực hiện Hệ thống sản xuất Lean.
- Về mặt thực tiễn:
Tại Việt Nam, trước đây chúng ta vẫn chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao trong
khi lầm việc tập thế, theo nhóm. Xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ tri thức,
tâm lý ý lại, hoặc ghanh tị, thiếu trách nhiệm, thiếu tin tưởng lần nhau đã dẫn đến
cảnh "huynh đệ tương tân". Điều này thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc
hoặc sản xuất theo lối cũ.
Nhưng ngày nay, trong thời buôi kinh tế hội nhập, chúng ta phải, nhìn nhận
phương thức làm việc nhóm là rất quan trọng và ánh hướng trực tiếp đến sự thành
công và hiệu quả trong công việc. Vậy làm thể nào để xây dựng nhóm làm việc
hiệu quả? Những tôn tại và khó khăn nào đã gây sự thiếu hiệu quả khi làm việc
nhóm? Các giải pháp xây dựng nhóm như thế nào... v.v.? Vì vậy, em đã chọn đề tài
“ Kĩ năng làm việc nhóm là gì? Tại sao kĩ năng làm việc nhóm lại được xác định là
một kĩ năng mềm quan trọng? Anh (chị) đánh giá như thế nào về thực trạng kĩ
năng làm việc nhóm của sinh viên đại học hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn tới thực
trạng trên. Anh (chị) đã hình thành kĩ năng làm việc nhóm như thế nào? Lấy ví dụ
minh họa.” cho bài tiểu luận của mình.
*Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu hiểu thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay như thế
nào. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho sinh
viên.
*Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Từ những nguyên nhân của thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện
nay đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
Nội dung
I. Kĩ năng làm việc nhóm. Tại sao kĩ năng làm việc nhóm lại được xác định
là một kĩ năng mềm quan trọng
I.1. Khái niệm kĩ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là hoạt động thường xuyên và không kém phần quan trọng trong
quá trình học tập, làm việc của cả học sinh, sinh viên lẫn người đã đi làm.
Hầu hết tất cả các ngành nghề hiện nay đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng này nhằm
phục vụ công việc chung được hiệu quá.
Kỹ năng làm việc nhóm (hay teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm việc chung
với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp,... nhằm mục tiêu đạt được kết
quả tốt nhất cho công việc chung. Cụ thể kỹ năng làm việc nhóm sẽ bao gồm việc
các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc.
*Kĩ năng làm việc nhóm lại được xác định là một kĩ năng mềm quan trọng vì sẽ
giúp ra được cải thiện kĩ năng giao tiếp thông qua làm việc nhóm với các thành
viên. Hơn nữa, kĩ năng làm việc nhóm còn giúp chúng ra giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng hơn và tăng năng suất, hiệu quả công việc hơn. Kĩ năng làm việc
nhóm còn giúp chúng ta rèn luyện tính kỉ luật và thúc đẩy sự sáng tạo, đưa ra quyết
định đúng đắn.
I.2. Tầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên:
Khi làm việc nhóm, điều không thể thiếu đó chính là sự giao tiếp giữa các thành
viên với nhau. Mọi người sẽ thường dành nhiều thời gian để trao đổi, nói chuyện.
Thông qua đó giúp cho mỗi thành viên trong nhóm khả năng giao tiếp của bản
thân. Ngoai ra, đây cũng là cơ hội để những người cùng làm việc chung tìm hiểu,
chia sẽ và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc.
- Giải quyết vấn đề và tăng năng suất công việc:
Có câu tục ngữ: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
nhằm thể hiện tinh thần và kết quả khi làm việc nhóm. Bởi vì mỗi người sẽ có
những điểm mạnh và góc nhìn riêng. Khi tập hợp lại với nhau, vấn đề sẽ được nhìn
nhận sâu sắc, khách quan và dưới nhiều góc độ hơn. Nhờ thế mà mọi người sẽ cảm
thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề đó. Ngoài ra, khi công
việc được phân chia cho nhiều người thì năng suất công việc sẽ được tăng lên đáng
kể so với khi bạn làm việc một mình.
- Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn:
Những ý tưởng hay và thành công thường là kết quả của sự đóng góp, nhận xét và
cho ý kiến từ nhiều người. Khi một ý tưởng mới được đưa ra, chắc chắn sẽ có
nhiều vấn đề mà người nghĩ ra nó chưa hình dung đến. Đó là lúc các thành viên
trong nhóm đưa ra góc nhìn và quan điểm của mình nhằm hoàn thiện ý tưởng một
cách toàn diện. Nhờ những ý kiến đóng góp đó, mà cả nhóm có thể loại bỏ những ý
tưởng chưa tốt để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công việc chung.
- Rèn luyện tính kỷ luật:
Khi làm việc chung với nhiều người thì chắc chắn sẽ không thoải mái, tự do như
khi làm việc một mình. Bạn phải tôn trọng quy định chung cũng như hoàn thành
đúng yêu cầu, tiến độ mà cả nhóm đã đặt ra. Tuy nhiên, đó là một điều tốt vì nó có
thể rèn luyện cho các thành viên tính kỷ luật, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
I.3. Những kĩ năng cần có khi làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp:
Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản nhất khi bạn làm việc nhóm. Bạn cần phải học
cách trò chuyện sao cho lịch sự, tinh tế cũng như trình bày ý tưởng sao cho đồng
đội dễ hiểu và tiếp thu nhất. Điều này sẽ tạo thiện cảm và sự thống nhất giữa các
thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng giải quyết xung đột:
Khi làm việc nhóm thì những xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi
nhờ những cuộc tranh luận đó mà cả nhóm đưa ra được quyết định tốt nhất. Vì vậy,
bạn không nên né tránh mà phải học cách giải quyết các xung đột thật triệt để, hiệu
quả và lành mạnh nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian:
Khi làm việc nhóm thì những cuộc họp chung là điều tất yếu, đôi khi diễn ra rất
thường xuyên. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian của mình sao cho đảm bảo có thể
tham gia nhiều nhất. Bên cạnh đó, cũng phải quản lý thời gian hoàn thành công
việc được giao để không làm ảnh hưởng đến công việc chung của cả nhóm.
- Kỹ năng tư duy phản biện:
Mỗi người đều sẽ có những quan điểm, ý tưởng hay sáng kiến riêng và mong muốn
được công nhận. Do vậy, bạn cần phải có khả năng tư duy phản biện để bảo vệ các
ý kiến của mình nếu cảm thấy điều đó là cần thiết, hoặc sẽ mang lại hiệu quả cho
dự án.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục:
Mỗi ý tưởng đưa ra thì bạn sẽ phải thuyết phục các thành viên còn lại rằng đó là ý
tưởng hay, độc đáo và không có lỗ hổng. Nếu mọi người bị thuyết phục bởi bạn thì
họ sẽ chấp nhận và tiếp tục phát triển ý tưởng đó. Ngoài ra, khi phân chia công
việc, nếu bạn cảm thấy chưa hợp lý và công bằng thì cần phải đàm phán lại với
leader để được không bị thiệt thời khi làm việc.
- Kỹ năng ra quyết định:
Đây là kỹ năng quan trọng khi làm việc nhóm, nhất là đối với người nhóm trưởng.
Sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên thì người nhóm trưởng phải nghĩ đên
mục tiêu chung, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhằm đưa ra quyết định
mang tính đúng đắn nhất. Điều đó là không dễ dàng vì nó ảnh hưởng đến kết quả
chung của cả nhóm. Vi vậy, bạn cần phải suy nghĩ thấu đáo, xem xét mọi khía
cạnh, góc nhìn khi đưa ra quyết định.
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch:
Khi mọi ý kiến đã được thống nhất thì cả nhóm phải lên một kế hoạch triển khai và
phân chia nhiệm vụ. Kế hoạch đưa ra phải hoàn hảo và việc phân chia, sắp xếp
công việc cho mỗi người cũng phải hợp lý, logic. Đây là một kỹ năng quan trọng
mà bạn cần học hỏi và trau dồi.
- Khả năng lãnh đạo và hợp tác:
Kỹ năng lãnh đạo chủ yếu dành cho người nhóm trưởng. Lãnh đạo ở đây không chỉ
là định hướng, giao việc, đưa ra nhận xét, góp ý sửa đổi cho các thành viên. Mà
còn lại kỹ năng động viên, tạo động lực cho cả nhóm cùng hợp tác, làm việc một
cách hiệu quả và thoải mái nhất. Ngoài nhóm trưởng thì các nhóm viên cũng nên
trau dồi kỹ năng này nếu tương lai muốn trở thành người lãnh đạo tốt.
I.4. Những yếu tố cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả
- Đặt ra sứ mệnh và mục tiêu chung:
Để tất cả các thành viên làm việc một cách hiệu quả, đóng góp vào sự thành công
của nhóm thì cần phải đặt ra một mục tiêu chung. Mọi người sẽ phải luôn ghi nhớ
và bám sát mục tiêu đó khi thực hiện công việc. Đôi khi phải ưu tiên cho mục tiêu
nhóm trên cả mục tiêu của cá nhân để đảm bảo tiến độ và kết quả công việc chung.
- Lắng nghe ý kiến người cùng nhóm:
Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp hoàn thiện ý tưởng,
công việc của nhóm cũng như bản thân được cải thiện hơn. Bạn nên học cách lắng
nghe, tiếp nhận những lời góp ý tích cực từ đồng đội và sửa đổi, cải thiện nếu thấy
hợp lý. Bởi vì người khác sẽ dễ nhận ra những thiếu sót, điểm chưa tốt và đưa ra
nhận xét khách quan hơn là bản thân tự đánh giá.
- Phân chia rõ ràng vai trò và nhiệm vụ:
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những điểm mạnh riêng trong các mảng, vì vậy
cần phân chia nhiệm vụ một cách phù hợp. Khi đã được nhận nhiệm vụ cụ thể,
đúng chuyên môn thì từng cá nhân sẽ thực hiện công việc tốt, đóng góp cho sự
thành công của cả nhóm. Để làm được điều đó, người leader phải nắm được khả
năng và điểm mạnh của mỗi người để có sự phân công hợp lí.
- Cân bằng khối lượng công việc:
Công việc cần phải phân chia một cách công bằng, đồng đều khối lượng cho các
thành viên trong nhóm. Tránh trường hợp chia cho người này ít nhưng người kia
lại nhiều vì sẽ tạo môi trường làm việc không công bằng, lành mạnh, khiến mọi
người không thỏa lòng khi làm việc.
- Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết:
Luôn nhớ rằng khi làm việc nhóm, mọi người không phải đối thủ mà là đồng đội,
là những người bạn của nhau. Vì thế hãy luôn cổ vũ tinh thần đoàn kết, cùng nhau
vượt qua khó khăn trong công việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu chung. Đó là
tinh thần mà bất kỳ đội, nhóm nào cũng cần phải có.
- Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau:
Bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thành viên trong nhóm có tính cách và cá tính khác
nhau. Nếu muốn tạo được môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ thì mỗi người
phải hiểu và tôn trọng lẫn nhau, không nên có thành kiến về đặc điểm của ai đó
trong nhóm. Bên cạnh đó, hãy tin tưởng vào khả năng của người khác. Khi cảm
thấy mình được người khác tin tưởng thì đó là một động lực lớn để bản thân hoàn
thành tốt công việc hơn.
- Có trách nhiệm với công việc được giao:
Sự thành công của nhóm là tập hợp công việc và sự nỗ lực của tất cả thành viên.
Nếu một người nào đó không hoàn thành tốt thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm.
Vì vậy, hãy có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao thật tốt trong thời gian
quy định.
- Khuyến khích phát triển cá nhân:
Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải được tạo cơ hội để phát triển năng lực cá nhân.
Trong vai trò một trưởng nhóm, nếu bạn nhận thấy một người có khả năng làm tốt
ở công việc nào đó thì hãy giao nhiệm vụ cũng khuyến khích họ phát triển nhiều
hơn trong tương lai.
- Ghi nhận và khen thưởng công bằng:
Sự công nhận và khen thưởng là một động lực lớn giúp mỗi người có thể phát huy
hết khả năng của bản thân. Không cần phần thưởng lớn hay giấy khen, đôi khi bạn
chỉ cần gửi tới các thành viên một lời ghi nhận công sức hoặc khen thưởng đơn
giản cũng đã giúp mọi người nâng cao tinh thần làm việc và cống hiến rồi đấy!
- Đưa ra và tiếp nhận lại phản hồi tích cực:
Khi bạn nhận thấy có điều gì đó cần sửa đổi trong ý tưởng hay công việc của bất
kỳ thành viên nào trong nhóm thì hãy cứ mạnh dạn trình bày. Tuy nhiên, phải chú ý
sử dụng những lời nói nhẹ nhàng, lịch sự, tích cực với mong muốn công việc được
hoàn thành tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn ở vị trí của người nhận phản hồi thì
cũng cần phải dũng cảm đối mặt, vui vẻ tiếp nhận góp ý để xem xét.
- Phát hiện xung đột và xử lý từ sớm:
Trong một cuộc họp hay trong quá trình làm việc chung, nếu bạn cảm thấy có dấu
hiệu xảy ra xung đột thì hãy giải quyết nó ngay, tránh để xung đột nổ ra lớn hơn về
sau. Tốt nhất là mọi người hãy cùng nhau ngồi lại, bình tĩnh, lắng nghe và giải
quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
- Tránh quản lý vi mô:
Đây là điều mà một người trưởng nhóm cần lưu ý. Có thể nhóm trưởng là người
giỏi nhất, có khả năng nhất trong nhóm. Tuy nhiên, hãy tin tưởng đồng đội của
mình, đừng quá theo sát từng công việc chi tiết mà hãy để mọi người được thoải
mái sử dụng khả năng, sự sáng tạo của mình trong công việc. Việc quản lý vi mô
có thể gây phản tác dụng cho kết quả chung.
I.5. Sai lầm trong việc tổ chức hoạt động nhóm
Quá nể nang các mối quan hệ
Bạn nên nhớ rằng dù mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp là điều rất quý giá.
Tuy nhiên khi làm việc nhóm thì bạn phải đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu.
Không phải là bỏ qua hoàn toàn sự tôn trọng lẫn nhau nhưng bạn phải thẳng thắn
góp ý, tranh luận nếu cần thiết. Chúng ta không nên lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân
và sự tôn trọng nhau trong nhóm.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý. Một lỗi thường gặp trong khi làm việc nhóm đó là
không có chính kiến mà chỉ luôn đồng ý một cách dễ dàng với ý kiến của người
khác. Đôi khi là bên ngoài đồng ý nhưng bên trong chưa hiểu rõ được hoặc không
tán thành với ý kiến đó.
Điều này sẽ khiến cả nhóm không tìm được nhiều khía cạnh và góc nhìn riêng cho
vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình trạng nhóm không hiểu ý
nhau, mỗi người làm theo một hướng và tạo sự thụ động cho bản thân người đó.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Vấn đề này xảy ra khi có sự phân chia không rõ ràng trong công việc của mỗi
người. Người này nghĩ người khác làm, và người khác thì lại không nghĩ đây là
nhiệm vụ của mình. Cho đến khi gần hết thời gian rồi mới đùn đẩy trách nhiệm cho
nhau. Hoặc một trường hợp nữa là mọi người không muốn nhận công việc nên đưa
ra những lý lẽ nhằm né tránh nó. Đây là điều không nên có trong nhóm làm việc
của bạn.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Khi làm việc chung sẽ có một số thành viên khá lơ đểnh, không tập trung đến công
việc của nhóm mà chỉ chờ cho đến khi phân chia việc cho mình. Điều này dẫn đến
việc họ sẽ thực hiện không đúng theo định hướng của cả nhóm, khiến hiệu quả
công việc đi xuống. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp vì ý kiến của bản thân không
được nhóm lựa chọn nên không thèm nghe và đóng góp cho nhóm nữa. Đó là thái
độ mà bất cứ người nào cũng nên tránh khi làm việc nhóm.
II. Thực trạng của kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay và nguyên
nhân của thực trạng đó
II.1. Thực trạng kĩ năng là việc nhóm của sinh viên hiện nay
Hình thức làm việc nhóm rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích: san sẻ công việc,
tăng hiệu suất, tăng gắn kết,… Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn gặp phải rất nhiều
vấn đề với hình thức làm việc này.
Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc
nhóm. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên không chọn được
nhóm cho mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để
thích nghi.
Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau, ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tôi
cao nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn tới việc khó thống nhất ý
kiến trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất nhiều thời
gian. Thậm chí, thời gian đó còn nhiều hơn thời gian để cùng hoàn thành bài tập.
Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng
Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok. Tuy nhiên,
từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần. Ban đầu là 1 tuần 2 lần nhưng đến
giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi mới nhau một lần. Chưa
kể, có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn không đến hoặc báo
đến rồi lại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi người”, Lan Hương – sinh
viên năm 3 trường Đại học Hà Nội chia sẻ.
Việc các nhóm không có nội dung, kỷ luật rõ ràng sẽ khiến mọi người không ý
thức rõ ràng được tầm quan trọng của làm việc nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên
Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xuyên va chạm nhau.
Khi có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, không ai chịu lắng nghe ai.
Thậm chí, có những thành viên còn to tiếng khi tranh luận với nhau. Những người
khác còn “thêm dầu vào lửa” khiến không khí làm việc nhóm trở nên căng thẳng.
Không ít các nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.
Hiệu quả làm việc nhóm không cao
Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn từ
tính cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên không
có kỹ năng, không đặt mục tiêu của nhóm lên đầu đều khiến nhóm làm việc kém
năng suất. Chưa kể, có nhiều thành viên còn không hợp tác, hay ỉ lại, cái tôi quá
cao,…
Một thành viên “gánh team”, thành quả thì hưởng chung
Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu
chủ động,… dẫn tới tình huống một người phải làm công việc cho cả nhóm. Kết
quả là đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả
nhóm.
II.2. Nguyên nhân của thực trạng
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên như trên thường do nhiều yếu
tố (nguyên nhân) . Đó là thể là yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan (nguyên nhân chủ quan)
Không có tinh thần trách nhiệm, không có thái độ hợp tác cùng mọi người
Lười biếng, ỉ lại, đùn đẩy, so bì, tỵ nạnh nhau
Bất đồng ý kiến
Cái tôi quá cao, bảo thủ, không có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.
Không chịu thấu hiểu, thông cảm với người khác
Thiếu sự chủ động khi làm việc cùng các thành viên khác
Thiếu sự gắn kết, hòa nhập với mọi người, chia bè kéo cánh gây mất đoàn
kết nội bộ
Không biết cách hoàn thành công việc
Nhận thức chưa đúng, đầy đủ về nhóm và cách làm việc nhóm
Yếu tố khách quan (nguyên nhân chủ quan)
Nhóm trưởng không có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt mọi người, bảo thủ, áp
đặt
Nhóm không thống nhất được các nguyên tắc để cùng làm việc
Nhóm không có giờ giấc, kỷ luật
Nhóm trưởng không phân công rõ ràng công việc cho các thành viên
Các thành viên không tập trung vào công việc, thường xuyên ăn uống, nói
chuyện, dùng điện thoại giải trí,…
II.3. Giải pháp nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm cần thiết, quan trọng
trong học tập, làm việc và đời sống. Nhờ có nó, mỗi người sẽ được bổ trợ cùng góp
sức tạo nên sức mạnh tập thể. Mỗi sinh viên cũng biết cách sống hài hòa, giao tiếp
với mọi người tốt hơn,…
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, vấn đề làm việc nhóm của sinh viên hiện nay còn rất
nhiều yếu kém. Nguyên nhân có thể từ chủ quan hoặc khách quan. Để khắc phục
tình trạng này, mỗi sinh viên, mỗi nhóm cũng như các giáo viên cần chú ý một số
điểm sau:
* Với nhà trường, giáo viên
Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận nhóm, làm việc nhóm
Xây dựng các đề tài, bài tập nhóm đa dạng, phong phú
Nâng cao nhận thức về nhóm và tầm quan trọng, hiệu quả của cách làm
việc nhóm
Giáo viên cần sát sao hơn với các nhóm, đánh giá, nhận xét rõ ràng
Hướng dẫn các sinh viên về cách làm việc nhóm hiệu quả
Với sinh viên năm nhất, nhà trường và các thầy cô nên chú trọng tới kỹ
năng làm việc nhóm. Khi các bạn đã quen thì những năm học sau sẽ rất
nhàn và làm việc đạt hiệu quả cao.
* Với sinh viên
Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
Chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học tập tự chủ
Tôn trọng các thành viên trong nhóm
Gạt bỏ cái tôi cá nhân, hòa nhập cùng mọi người trong nhóm
Cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, làm việc vui vẻ, lạc quan,
nghiêm túc,…
Nhóm cần lựa chọn được nhóm trưởng có năng lực, thái độ tốt. Nhóm
trưởng cần theo dõi, nắm bắt được tình trạng của nhóm. Người này cũng
cần biết cách để mọi người phối hợp làm việc tốt, khấy động tinh thần
làm việc của mọi người,…
III. Hình thành kĩ năng làm việc nhóm và ví dụ minh họa
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm cũng như số lượng, năng lực của
mỗi thành viên mà các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và
thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung đều trải qua 4 bước cơ bản:
Bước 1 - Tạo dựng:
Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, chưa bộc lộ
nhu cầu, năng lực cá nhân và điều không thể thiếu là sẽ thử khả năng lãnh
đạo của trưởng nhóm. Thường không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong
giai đoạn này.
*Ví dụ: Làm bài tập của môn “Kĩ năng mềm” cô giáo giao bài tập và các bạn
làm bài theo nhóm thì lúc này ta sẽ tạo dựng một nhóm có cùng chung đề bài đó
và làm với nhau
Bước 2 - Công phá:
Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất. Các thành viên thường thiếu kiên nhẫn khi
cảm thấy công việc thiếu phát triển nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm làm
việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về công việc được giao vì
phải đối mặt với những điều trước đây chưa bao giờ nghĩ tới và sẽ cảm thấy
không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên
khác thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Ví dụ: Bắt đầu làm bài tập, có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra và xung đột với
nhau. Ta cần bình tĩnh để hòa giải và làm tốt bài tập.
Bước 3 - Ổn định: Ở giai đoạn này, các thành viên quen dần và điều hòa
những khác biệt. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần, tính hợp tác
tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có
sự tiến bộ đáng kể.
Ví dụ: Lúc này dã hiểu nhau hơn nên sự xung đột sẽ giảm dần và mọi người
làm việc cũng dễ dàng hơn.
Bước 4 - Hoàn thiện: Các thành viên đã hiểu và thích nghi với điểm mạnh,
yếu của từng người, biết được vai trò của họ là gì. Mọi người cởi mở và tin
tưởng nhau hơn, nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e
ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công
cụ để hiện thực hóa ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết
những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa
các thành viên trong nhóm là rất cao.
*Ví dụ: Lúc này bài tập đã hoàn thành xong và mọi vấn đề trong nhóm được
giải quyết, mọi người cởi mở với nhau hơn và đưa ra các ý kiến góp ý để bài
tập tốt hơn.
Kết luận
Làm việc theo nhóm là một hình thức rất phổ biến trong môi trường đại học, nó trở
thành công cụ hiệu quả để khai phá tiềm năng của con người và đặc biệt là
phát huy tối đa sức mạnh của tập thể. Vì vậy ngày nay có thể nói trong mọi
lĩnh vực, thì làm việc nhóm luôn được mọi nhà lãnh đạo quan tâm và đầu tư
xây dựng. Tuy nhiên, tương tự như những quy luật khách quan khác, làm việc
theo nhóm cũng tồn tại trong nó những ưu và nhược điểm cũng như những
thuận lợi và khó khăn nhất định.
Ngày nay, với xu thế hội nhập và giao lưu văn hóa vốn đang thịnh hành,
thì làm việc nhóm không chỉ đơn thuần gói gọn trong phạm vi một quốc gia
hay dân tộc nữa. Khi đó, sự chênh lệch về tri thức, văn hóa...vẫn còn là rào
cản rất lớn cho sự thành công của làm việc nhóm vì vậy, điều quan trọng nhất
là mỗi chúng ta phải biết khéo léo vận dụng các lý thuyết về làm việc nhóm
tùy từng trường hợp cụ thể, đồng thời phát huy tính sáng tạo không rập khuôn
máy móc nhằm giúp nhóm hiệu quả hơn và thành công hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Thị Oanh, Làm Việc Theo Nhóm, NXB Trẻ
2. Nguyễn Chí Dũng: “Phương pháp Điều hành thảo luận nhóm theo
trọng tâm”.
3. 7. Quốc Vũ: “Kỹ thuật thảo luận nhóm và sinh họat”
| 1/17

Preview text:

Đề bài: Kĩ năng làm việc nhóm là gì? Tại sao kĩ năng làm việc nhóm lại được xác
định là một kĩ năng mềm quan trọng? Anh (chị) đánh giá như thế nào về thực trạng
kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên đại học hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn tới
thực trạng trên. Anh (chị) đã hình thành kĩ năng làm việc nhóm như thế nào? Lấy ví dụ minh họa. Mở đầu *Lý do chọn đề tài - Về mặt lí luận:
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Chắc hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ câu chuyện người cha và bó đũa đã từng được
học ở những năm cấp 1. Mặc dù lúc đó với suy nghĩ của một đứa trẻ thì tinh thần
đoàn kết là một cái gì đó có vé khó hiểu, nhưng chúng ta vẫn ý thức được rằng phải
đoàn kêt để tôn tại và sức mạnh của tập thể là cái mà không phải bất cứ ai cũng có
thể "bè gãy". Và phát biểu của một người Nhật trong một hội thảo, ông Giảm đốc
VJCC tại Hà nội khi tham dự đã nói rằng: "Người Việt Nam làm việc rất thông
minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng dẫn thì họ biết phải làm gì và học hỏi
rất nhanh, và thực tế là các bạn làm việc tốt hơn 3 lần so với người Nhật của chúng
tôi, nhưng chi là khi các bạn làm một mình. Tuy nhiên, khi các bạn làm việc tập thể
thì các bạn làm không tốt bằng người Nhật chúng tôi vì khả năng làm việc nhóm
của các bạn không tốt bằng người Nhật và tôi có thể khẳng định rằng “khi làm việc
tập thể thì 3 người Việt Nam mới bằng 1 người Nhật” . Câu nói này thật sự khiên chúng ta phải suy nghĩ.
Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta
luôn chú trọng vào phương thức làm việc nhóm (teamwork) ở tất cá các lĩnh vực:
kinh doanh, tiếp thị, quan hệ khách hàng... và đặc biệt nhấn mạnh trong lĩnh vực
sản xuất. Đơn giản vị sản xuất là nơi tập trung mọi nguồn lực hoạt động của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, làm việc nhóm cũng là phương thức được khuyến khích và
cần có trong quá trình thực hiện Hệ thống sản xuất Lean. - Về mặt thực tiễn:
Tại Việt Nam, trước đây chúng ta vẫn chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao trong
khi lầm việc tập thế, theo nhóm. Xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ tri thức,
tâm lý ý lại, hoặc ghanh tị, thiếu trách nhiệm, thiếu tin tưởng lần nhau đã dẫn đến
cảnh "huynh đệ tương tân". Điều này thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc
hoặc sản xuất theo lối cũ.
Nhưng ngày nay, trong thời buôi kinh tế hội nhập, chúng ta phải, nhìn nhận
phương thức làm việc nhóm là rất quan trọng và ánh hướng trực tiếp đến sự thành
công và hiệu quả trong công việc. Vậy làm thể nào để xây dựng nhóm làm việc
hiệu quả? Những tôn tại và khó khăn nào đã gây sự thiếu hiệu quả khi làm việc
nhóm? Các giải pháp xây dựng nhóm như thế nào... v.v.? Vì vậy, em đã chọn đề tài
“ Kĩ năng làm việc nhóm là gì? Tại sao kĩ năng làm việc nhóm lại được xác định là
một kĩ năng mềm quan trọng? Anh (chị) đánh giá như thế nào về thực trạng kĩ
năng làm việc nhóm của sinh viên đại học hiện nay? Nguyên nhân nào dẫn tới thực
trạng trên. Anh (chị) đã hình thành kĩ năng làm việc nhóm như thế nào? Lấy ví dụ
minh họa.” cho bài tiểu luận của mình. *Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu hiểu thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay như thế
nào. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
*Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Từ những nguyên nhân của thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện
nay đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Nội dung I.
Kĩ năng làm việc nhóm. Tại sao kĩ năng làm việc nhóm lại được xác định
là một kĩ năng mềm quan trọng I.1.
Khái niệm kĩ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là hoạt động thường xuyên và không kém phần quan trọng trong
quá trình học tập, làm việc của cả học sinh, sinh viên lẫn người đã đi làm.
Hầu hết tất cả các ngành nghề hiện nay đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng này nhằm
phục vụ công việc chung được hiệu quá.
Kỹ năng làm việc nhóm (hay teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm việc chung
với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp,... nhằm mục tiêu đạt được kết
quả tốt nhất cho công việc chung. Cụ thể kỹ năng làm việc nhóm sẽ bao gồm việc
các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc.
*Kĩ năng làm việc nhóm lại được xác định là một kĩ năng mềm quan trọng vì sẽ
giúp ra được cải thiện kĩ năng giao tiếp thông qua làm việc nhóm với các thành
viên. Hơn nữa, kĩ năng làm việc nhóm còn giúp chúng ra giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng hơn và tăng năng suất, hiệu quả công việc hơn. Kĩ năng làm việc
nhóm còn giúp chúng ta rèn luyện tính kỉ luật và thúc đẩy sự sáng tạo, đưa ra quyết định đúng đắn. I.2.
Tầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên:
Khi làm việc nhóm, điều không thể thiếu đó chính là sự giao tiếp giữa các thành
viên với nhau. Mọi người sẽ thường dành nhiều thời gian để trao đổi, nói chuyện.
Thông qua đó giúp cho mỗi thành viên trong nhóm khả năng giao tiếp của bản
thân. Ngoai ra, đây cũng là cơ hội để những người cùng làm việc chung tìm hiểu,
chia sẽ và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc.
- Giải quyết vấn đề và tăng năng suất công việc:
Có câu tục ngữ: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
nhằm thể hiện tinh thần và kết quả khi làm việc nhóm. Bởi vì mỗi người sẽ có
những điểm mạnh và góc nhìn riêng. Khi tập hợp lại với nhau, vấn đề sẽ được nhìn
nhận sâu sắc, khách quan và dưới nhiều góc độ hơn. Nhờ thế mà mọi người sẽ cảm
thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề đó. Ngoài ra, khi công
việc được phân chia cho nhiều người thì năng suất công việc sẽ được tăng lên đáng
kể so với khi bạn làm việc một mình.
- Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn:
Những ý tưởng hay và thành công thường là kết quả của sự đóng góp, nhận xét và
cho ý kiến từ nhiều người. Khi một ý tưởng mới được đưa ra, chắc chắn sẽ có
nhiều vấn đề mà người nghĩ ra nó chưa hình dung đến. Đó là lúc các thành viên
trong nhóm đưa ra góc nhìn và quan điểm của mình nhằm hoàn thiện ý tưởng một
cách toàn diện. Nhờ những ý kiến đóng góp đó, mà cả nhóm có thể loại bỏ những ý
tưởng chưa tốt để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công việc chung.
- Rèn luyện tính kỷ luật:
Khi làm việc chung với nhiều người thì chắc chắn sẽ không thoải mái, tự do như
khi làm việc một mình. Bạn phải tôn trọng quy định chung cũng như hoàn thành
đúng yêu cầu, tiến độ mà cả nhóm đã đặt ra. Tuy nhiên, đó là một điều tốt vì nó có
thể rèn luyện cho các thành viên tính kỷ luật, thái độ làm việc chuyên nghiệp. I.3.
Những kĩ năng cần có khi làm việc nhóm - Kỹ năng giao tiếp:
Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản nhất khi bạn làm việc nhóm. Bạn cần phải học
cách trò chuyện sao cho lịch sự, tinh tế cũng như trình bày ý tưởng sao cho đồng
đội dễ hiểu và tiếp thu nhất. Điều này sẽ tạo thiện cảm và sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng giải quyết xung đột:
Khi làm việc nhóm thì những xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi
nhờ những cuộc tranh luận đó mà cả nhóm đưa ra được quyết định tốt nhất. Vì vậy,
bạn không nên né tránh mà phải học cách giải quyết các xung đột thật triệt để, hiệu quả và lành mạnh nhất.
- Kỹ năng quản lý thời gian:
Khi làm việc nhóm thì những cuộc họp chung là điều tất yếu, đôi khi diễn ra rất
thường xuyên. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian của mình sao cho đảm bảo có thể
tham gia nhiều nhất. Bên cạnh đó, cũng phải quản lý thời gian hoàn thành công
việc được giao để không làm ảnh hưởng đến công việc chung của cả nhóm.
- Kỹ năng tư duy phản biện:
Mỗi người đều sẽ có những quan điểm, ý tưởng hay sáng kiến riêng và mong muốn
được công nhận. Do vậy, bạn cần phải có khả năng tư duy phản biện để bảo vệ các
ý kiến của mình nếu cảm thấy điều đó là cần thiết, hoặc sẽ mang lại hiệu quả cho dự án.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục:
Mỗi ý tưởng đưa ra thì bạn sẽ phải thuyết phục các thành viên còn lại rằng đó là ý
tưởng hay, độc đáo và không có lỗ hổng. Nếu mọi người bị thuyết phục bởi bạn thì
họ sẽ chấp nhận và tiếp tục phát triển ý tưởng đó. Ngoài ra, khi phân chia công
việc, nếu bạn cảm thấy chưa hợp lý và công bằng thì cần phải đàm phán lại với
leader để được không bị thiệt thời khi làm việc.
- Kỹ năng ra quyết định:
Đây là kỹ năng quan trọng khi làm việc nhóm, nhất là đối với người nhóm trưởng.
Sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên thì người nhóm trưởng phải nghĩ đên
mục tiêu chung, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhằm đưa ra quyết định
mang tính đúng đắn nhất. Điều đó là không dễ dàng vì nó ảnh hưởng đến kết quả
chung của cả nhóm. Vi vậy, bạn cần phải suy nghĩ thấu đáo, xem xét mọi khía
cạnh, góc nhìn khi đưa ra quyết định.
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch:
Khi mọi ý kiến đã được thống nhất thì cả nhóm phải lên một kế hoạch triển khai và
phân chia nhiệm vụ. Kế hoạch đưa ra phải hoàn hảo và việc phân chia, sắp xếp
công việc cho mỗi người cũng phải hợp lý, logic. Đây là một kỹ năng quan trọng
mà bạn cần học hỏi và trau dồi.
- Khả năng lãnh đạo và hợp tác:
Kỹ năng lãnh đạo chủ yếu dành cho người nhóm trưởng. Lãnh đạo ở đây không chỉ
là định hướng, giao việc, đưa ra nhận xét, góp ý sửa đổi cho các thành viên. Mà
còn lại kỹ năng động viên, tạo động lực cho cả nhóm cùng hợp tác, làm việc một
cách hiệu quả và thoải mái nhất. Ngoài nhóm trưởng thì các nhóm viên cũng nên
trau dồi kỹ năng này nếu tương lai muốn trở thành người lãnh đạo tốt. I.4.
Những yếu tố cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả
- Đặt ra sứ mệnh và mục tiêu chung:
Để tất cả các thành viên làm việc một cách hiệu quả, đóng góp vào sự thành công
của nhóm thì cần phải đặt ra một mục tiêu chung. Mọi người sẽ phải luôn ghi nhớ
và bám sát mục tiêu đó khi thực hiện công việc. Đôi khi phải ưu tiên cho mục tiêu
nhóm trên cả mục tiêu của cá nhân để đảm bảo tiến độ và kết quả công việc chung.
- Lắng nghe ý kiến người cùng nhóm:
Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp hoàn thiện ý tưởng,
công việc của nhóm cũng như bản thân được cải thiện hơn. Bạn nên học cách lắng
nghe, tiếp nhận những lời góp ý tích cực từ đồng đội và sửa đổi, cải thiện nếu thấy
hợp lý. Bởi vì người khác sẽ dễ nhận ra những thiếu sót, điểm chưa tốt và đưa ra
nhận xét khách quan hơn là bản thân tự đánh giá.
- Phân chia rõ ràng vai trò và nhiệm vụ:
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những điểm mạnh riêng trong các mảng, vì vậy
cần phân chia nhiệm vụ một cách phù hợp. Khi đã được nhận nhiệm vụ cụ thể,
đúng chuyên môn thì từng cá nhân sẽ thực hiện công việc tốt, đóng góp cho sự
thành công của cả nhóm. Để làm được điều đó, người leader phải nắm được khả
năng và điểm mạnh của mỗi người để có sự phân công hợp lí.
- Cân bằng khối lượng công việc:
Công việc cần phải phân chia một cách công bằng, đồng đều khối lượng cho các
thành viên trong nhóm. Tránh trường hợp chia cho người này ít nhưng người kia
lại nhiều vì sẽ tạo môi trường làm việc không công bằng, lành mạnh, khiến mọi
người không thỏa lòng khi làm việc.
- Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết:
Luôn nhớ rằng khi làm việc nhóm, mọi người không phải đối thủ mà là đồng đội,
là những người bạn của nhau. Vì thế hãy luôn cổ vũ tinh thần đoàn kết, cùng nhau
vượt qua khó khăn trong công việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu chung. Đó là
tinh thần mà bất kỳ đội, nhóm nào cũng cần phải có.
- Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau:
Bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thành viên trong nhóm có tính cách và cá tính khác
nhau. Nếu muốn tạo được môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ thì mỗi người
phải hiểu và tôn trọng lẫn nhau, không nên có thành kiến về đặc điểm của ai đó
trong nhóm. Bên cạnh đó, hãy tin tưởng vào khả năng của người khác. Khi cảm
thấy mình được người khác tin tưởng thì đó là một động lực lớn để bản thân hoàn
thành tốt công việc hơn.
- Có trách nhiệm với công việc được giao:
Sự thành công của nhóm là tập hợp công việc và sự nỗ lực của tất cả thành viên.
Nếu một người nào đó không hoàn thành tốt thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm.
Vì vậy, hãy có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao thật tốt trong thời gian quy định.
- Khuyến khích phát triển cá nhân:
Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải được tạo cơ hội để phát triển năng lực cá nhân.
Trong vai trò một trưởng nhóm, nếu bạn nhận thấy một người có khả năng làm tốt
ở công việc nào đó thì hãy giao nhiệm vụ cũng khuyến khích họ phát triển nhiều hơn trong tương lai.
- Ghi nhận và khen thưởng công bằng:
Sự công nhận và khen thưởng là một động lực lớn giúp mỗi người có thể phát huy
hết khả năng của bản thân. Không cần phần thưởng lớn hay giấy khen, đôi khi bạn
chỉ cần gửi tới các thành viên một lời ghi nhận công sức hoặc khen thưởng đơn
giản cũng đã giúp mọi người nâng cao tinh thần làm việc và cống hiến rồi đấy!
- Đưa ra và tiếp nhận lại phản hồi tích cực:
Khi bạn nhận thấy có điều gì đó cần sửa đổi trong ý tưởng hay công việc của bất
kỳ thành viên nào trong nhóm thì hãy cứ mạnh dạn trình bày. Tuy nhiên, phải chú ý
sử dụng những lời nói nhẹ nhàng, lịch sự, tích cực với mong muốn công việc được
hoàn thành tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn ở vị trí của người nhận phản hồi thì
cũng cần phải dũng cảm đối mặt, vui vẻ tiếp nhận góp ý để xem xét.
- Phát hiện xung đột và xử lý từ sớm:
Trong một cuộc họp hay trong quá trình làm việc chung, nếu bạn cảm thấy có dấu
hiệu xảy ra xung đột thì hãy giải quyết nó ngay, tránh để xung đột nổ ra lớn hơn về
sau. Tốt nhất là mọi người hãy cùng nhau ngồi lại, bình tĩnh, lắng nghe và giải
quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhất có thể. - Tránh quản lý vi mô:
Đây là điều mà một người trưởng nhóm cần lưu ý. Có thể nhóm trưởng là người
giỏi nhất, có khả năng nhất trong nhóm. Tuy nhiên, hãy tin tưởng đồng đội của
mình, đừng quá theo sát từng công việc chi tiết mà hãy để mọi người được thoải
mái sử dụng khả năng, sự sáng tạo của mình trong công việc. Việc quản lý vi mô
có thể gây phản tác dụng cho kết quả chung. I.5.
Sai lầm trong việc tổ chức hoạt động nhóm
Quá nể nang các mối quan hệ
Bạn nên nhớ rằng dù mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp là điều rất quý giá.
Tuy nhiên khi làm việc nhóm thì bạn phải đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu.
Không phải là bỏ qua hoàn toàn sự tôn trọng lẫn nhau nhưng bạn phải thẳng thắn
góp ý, tranh luận nếu cần thiết. Chúng ta không nên lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân
và sự tôn trọng nhau trong nhóm.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý. Một lỗi thường gặp trong khi làm việc nhóm đó là
không có chính kiến mà chỉ luôn đồng ý một cách dễ dàng với ý kiến của người
khác. Đôi khi là bên ngoài đồng ý nhưng bên trong chưa hiểu rõ được hoặc không
tán thành với ý kiến đó.
Điều này sẽ khiến cả nhóm không tìm được nhiều khía cạnh và góc nhìn riêng cho
vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình trạng nhóm không hiểu ý
nhau, mỗi người làm theo một hướng và tạo sự thụ động cho bản thân người đó.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Vấn đề này xảy ra khi có sự phân chia không rõ ràng trong công việc của mỗi
người. Người này nghĩ người khác làm, và người khác thì lại không nghĩ đây là
nhiệm vụ của mình. Cho đến khi gần hết thời gian rồi mới đùn đẩy trách nhiệm cho
nhau. Hoặc một trường hợp nữa là mọi người không muốn nhận công việc nên đưa
ra những lý lẽ nhằm né tránh nó. Đây là điều không nên có trong nhóm làm việc của bạn.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Khi làm việc chung sẽ có một số thành viên khá lơ đểnh, không tập trung đến công
việc của nhóm mà chỉ chờ cho đến khi phân chia việc cho mình. Điều này dẫn đến
việc họ sẽ thực hiện không đúng theo định hướng của cả nhóm, khiến hiệu quả
công việc đi xuống. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp vì ý kiến của bản thân không
được nhóm lựa chọn nên không thèm nghe và đóng góp cho nhóm nữa. Đó là thái
độ mà bất cứ người nào cũng nên tránh khi làm việc nhóm. II.
Thực trạng của kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay và nguyên
nhân của thực trạng đó
II.1. Thực trạng kĩ năng là việc nhóm của sinh viên hiện nay
Hình thức làm việc nhóm rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích: san sẻ công việc,
tăng hiệu suất, tăng gắn kết,… Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn gặp phải rất nhiều
vấn đề với hình thức làm việc này.
Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc
nhóm. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên không chọn được
nhóm cho mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.
Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau, ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tôi
cao nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn tới việc khó thống nhất ý
kiến trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất nhiều thời
gian. Thậm chí, thời gian đó còn nhiều hơn thời gian để cùng hoàn thành bài tập.
Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng
Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok. Tuy nhiên,
từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần. Ban đầu là 1 tuần 2 lần nhưng đến
giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi mới nhau một lần. Chưa
kể, có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn không đến hoặc báo
đến rồi lại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi người”, Lan Hương – sinh
viên năm 3 trường Đại học Hà Nội chia sẻ.
Việc các nhóm không có nội dung, kỷ luật rõ ràng sẽ khiến mọi người không ý
thức rõ ràng được tầm quan trọng của làm việc nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên
Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xuyên va chạm nhau.
Khi có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, không ai chịu lắng nghe ai.
Thậm chí, có những thành viên còn to tiếng khi tranh luận với nhau. Những người
khác còn “thêm dầu vào lửa” khiến không khí làm việc nhóm trở nên căng thẳng.
Không ít các nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.
Hiệu quả làm việc nhóm không cao
Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn từ
tính cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên không
có kỹ năng, không đặt mục tiêu của nhóm lên đầu đều khiến nhóm làm việc kém
năng suất. Chưa kể, có nhiều thành viên còn không hợp tác, hay ỉ lại, cái tôi quá cao,…
Một thành viên “gánh team”, thành quả thì hưởng chung
Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu
chủ động,… dẫn tới tình huống một người phải làm công việc cho cả nhóm. Kết
quả là đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả nhóm.
II.2. Nguyên nhân của thực trạng
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên như trên thường do nhiều yếu
tố (nguyên nhân) . Đó là thể là yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan (nguyên nhân chủ quan)
Không có tinh thần trách nhiệm, không có thái độ hợp tác cùng mọi người 
Lười biếng, ỉ lại, đùn đẩy, so bì, tỵ nạnh nhau  Bất đồng ý kiến 
Cái tôi quá cao, bảo thủ, không có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.
Không chịu thấu hiểu, thông cảm với người khác 
Thiếu sự chủ động khi làm việc cùng các thành viên khác 
Thiếu sự gắn kết, hòa nhập với mọi người, chia bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ 
Không biết cách hoàn thành công việc 
Nhận thức chưa đúng, đầy đủ về nhóm và cách làm việc nhóm
Yếu tố khách quan (nguyên nhân chủ quan)
Nhóm trưởng không có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt mọi người, bảo thủ, áp đặt 
Nhóm không thống nhất được các nguyên tắc để cùng làm việc 
Nhóm không có giờ giấc, kỷ luật 
Nhóm trưởng không phân công rõ ràng công việc cho các thành viên 
Các thành viên không tập trung vào công việc, thường xuyên ăn uống, nói
chuyện, dùng điện thoại giải trí,…
II.3. Giải pháp nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm cần thiết, quan trọng
trong học tập, làm việc và đời sống. Nhờ có nó, mỗi người sẽ được bổ trợ cùng góp
sức tạo nên sức mạnh tập thể. Mỗi sinh viên cũng biết cách sống hài hòa, giao tiếp
với mọi người tốt hơn,…
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, vấn đề làm việc nhóm của sinh viên hiện nay còn rất
nhiều yếu kém. Nguyên nhân có thể từ chủ quan hoặc khách quan. Để khắc phục
tình trạng này, mỗi sinh viên, mỗi nhóm cũng như các giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
* Với nhà trường, giáo viên
Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận nhóm, làm việc nhóm 
Xây dựng các đề tài, bài tập nhóm đa dạng, phong phú 
Nâng cao nhận thức về nhóm và tầm quan trọng, hiệu quả của cách làm việc nhóm 
Giáo viên cần sát sao hơn với các nhóm, đánh giá, nhận xét rõ ràng 
Hướng dẫn các sinh viên về cách làm việc nhóm hiệu quả 
Với sinh viên năm nhất, nhà trường và các thầy cô nên chú trọng tới kỹ
năng làm việc nhóm. Khi các bạn đã quen thì những năm học sau sẽ rất
nhàn và làm việc đạt hiệu quả cao. * Với sinh viên
Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm 
Chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học tập tự chủ 
Tôn trọng các thành viên trong nhóm 
Gạt bỏ cái tôi cá nhân, hòa nhập cùng mọi người trong nhóm 
Cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, làm việc vui vẻ, lạc quan, nghiêm túc,… 
Nhóm cần lựa chọn được nhóm trưởng có năng lực, thái độ tốt. Nhóm
trưởng cần theo dõi, nắm bắt được tình trạng của nhóm. Người này cũng
cần biết cách để mọi người phối hợp làm việc tốt, khấy động tinh thần
làm việc của mọi người,… III.
Hình thành kĩ năng làm việc nhóm và ví dụ minh họa
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm cũng như số lượng, năng lực của
mỗi thành viên mà các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và
thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung đều trải qua 4 bước cơ bản: 
Bước 1 - Tạo dựng:
Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, chưa bộc lộ
nhu cầu, năng lực cá nhân và điều không thể thiếu là sẽ thử khả năng lãnh
đạo của trưởng nhóm. Thường không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
*Ví dụ: Làm bài tập của môn “Kĩ năng mềm” cô giáo giao bài tập và các bạn
làm bài theo nhóm thì lúc này ta sẽ tạo dựng một nhóm có cùng chung đề bài đó và làm với nhau 
Bước 2 - Công phá:
Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất. Các thành viên thường thiếu kiên nhẫn khi
cảm thấy công việc thiếu phát triển nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm làm
việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về công việc được giao vì
phải đối mặt với những điều trước đây chưa bao giờ nghĩ tới và sẽ cảm thấy
không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên
khác thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Ví dụ: Bắt đầu làm bài tập, có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra và xung đột với
nhau. Ta cần bình tĩnh để hòa giải và làm tốt bài tập. 
Bước 3 - Ổn định: Ở giai đoạn này, các thành viên quen dần và điều hòa
những khác biệt. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần, tính hợp tác
tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể.
Ví dụ: Lúc này dã hiểu nhau hơn nên sự xung đột sẽ giảm dần và mọi người
làm việc cũng dễ dàng hơn. 
Bước 4 - Hoàn thiện: Các thành viên đã hiểu và thích nghi với điểm mạnh,
yếu của từng người, biết được vai trò của họ là gì. Mọi người cởi mở và tin
tưởng nhau hơn, nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e
ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công
cụ để hiện thực hóa ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết
những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa
các thành viên trong nhóm là rất cao.
*Ví dụ: Lúc này bài tập đã hoàn thành xong và mọi vấn đề trong nhóm được
giải quyết, mọi người cởi mở với nhau hơn và đưa ra các ý kiến góp ý để bài tập tốt hơn. Kết luận
Làm việc theo nhóm là một hình thức rất phổ biến trong môi trường đại học, nó trở
thành công cụ hiệu quả để khai phá tiềm năng của con người và đặc biệt là
phát huy tối đa sức mạnh của tập thể. Vì vậy ngày nay có thể nói trong mọi
lĩnh vực, thì làm việc nhóm luôn được mọi nhà lãnh đạo quan tâm và đầu tư
xây dựng. Tuy nhiên, tương tự như những quy luật khách quan khác, làm việc
theo nhóm cũng tồn tại trong nó những ưu và nhược điểm cũng như những
thuận lợi và khó khăn nhất định.
Ngày nay, với xu thế hội nhập và giao lưu văn hóa vốn đang thịnh hành,
thì làm việc nhóm không chỉ đơn thuần gói gọn trong phạm vi một quốc gia
hay dân tộc nữa. Khi đó, sự chênh lệch về tri thức, văn hóa...vẫn còn là rào
cản rất lớn cho sự thành công của làm việc nhóm vì vậy, điều quan trọng nhất
là mỗi chúng ta phải biết khéo léo vận dụng các lý thuyết về làm việc nhóm
tùy từng trường hợp cụ thể, đồng thời phát huy tính sáng tạo không rập khuôn
máy móc nhằm giúp nhóm hiệu quả hơn và thành công hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Thị Oanh, Làm Việc Theo Nhóm, NXB Trẻ
2. Nguyễn Chí Dũng: “Phương pháp Điều hành thảo luận nhóm theo trọng tâm”.
3. 7. Quốc Vũ: “Kỹ thuật thảo luận nhóm và sinh họat”
Document Outline

  • Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
  • Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng
  • Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên
  • Hiệu quả làm việc nhóm không cao
  • Một thành viên “gánh team”, thành quả thì hưởng chung
  • Yếu tố chủ quan (nguyên nhân chủ quan)
  • Yếu tố khách quan (nguyên nhân chủ quan)
  • * Với nhà trường, giáo viên
  • * Với sinh viên