Tiểu luận Kinh tế vi mô đề tài: Nghiên cứu và phân tích thị trường điện Việt nam 2023
Tiểu luận Kinh tế vi mô đề tài: Nghiên cứu và phân tích thị trường điện Việt nam 2023 của Đại học Ngoại Thương giúp sinh viên tham khảo và đạt điểm cao khi làm tiểu luận cuối kì. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36066900
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------------***------------ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và phân tích thị trường điện Việt Nam 2023
Sinh viện thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh Mã sinh viên: 2114110027 Lớp tín chỉ: KTE201.7
Giảng viên hướng dẫn: Doãn Thị Phương Anh Hà Nội, năm 2023 lOMoAR cPSD| 36066900 MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
Chương I : SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ................................................................. 4
1. Khái niệm thị trường điện ........................................................................................... 4
2. Cơ chế vận hành trong thị trường điện........................................................................ 4
3. Cơ quan quản lí - điều tiết thị trường điện lực ............................................................ 4
4. Các chủ thể tham gia thị trường điện .......................................................................... 5
Chương II: TỔNG QUAN THỊ TRUỜNG ĐIỆN ........................................................... 6
1. Thị trường điện ở Việt Nam ........................................................................................ 6
2. Thị trường điện trong khu vực châu Á ........................................................................ 7
Chương III: DIỄN BIẾN CUNG - CẦU ......................................................................... 9
1. Cung thị trường điện: .................................................................................................. 9
2. Cầu thị trường điện: .................................................................................................. 13
Chương IV: Hệ số co giãn cung cầu đối với thị trường điện ........................................ 17
1. Hệ số co giãn cung .................................................................................................... 17
2. Hệ số co giãn cầu ...................................................................................................... 17
CHƯƠNG V: MỘT SỐ TRỞ NGẠI VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỊ ........................... 19
TRƯỜNG ĐIỆN ........................................................................................................... 19
1. Trở ngại trong kinh doanh thị trường điện ................................................................ 19
2. Một số giải pháp ........................................................................................................ 22
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 24 lOMoAR cPSD| 36066900 LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thị trường điện tại Việt Nam được xem là một thị trường độc lập và là
nhà cung cấp điện chính cho toàn quốc. Toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện
năng đều do tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, kinh doanh. Có thể nói, trong những
năm gần đây, thị trường điện Việt Nam cũng có những sự thay đổi đáng kể trong khâu
phát điện. Hiện tại, ngành điện nước ta đang chỉ thực hiện giai đoạn 1 là thị trường
phát điện cạnh tranh vì thế thị trường điện Việt Nam vẫn còn là một thị trường có
nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán và là trung gian duy nhất bán điện.Với
sự phát triển mạnh về kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo ra sự tăng
vọt nhanh chóng nhu cầu về điện. Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam,
tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành điện Việt Nam phát triển thì ngành điện Việt Nam đã
có những thay đổi đáng kể trong khâu phát điện nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện. Xuất phát từ những yêu cầu trên ngành
điện đã và đang “xây dựng một thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam” tạo ra một cơ
chế cạnh tranh mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho các hộ tiêu thụ về giá cả, công suất và
điện năng chất lượng cao. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài liên quan đến sản xuất, nhu cầu sử dụng và tình trạng của thị trường điện tại
Việt Nam ngày nay một cách rõ ràng và cụ thể với mong muốn sẽ góp phần giúp cho
người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường điện. lOMoAR cPSD| 36066900
Chương I : SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1. Khái niệm thị trường điện
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo
các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ.
Đối với ngành điện, có thể nhận thấy điện năng không phải là một dạng hàng hóa
thông thường với đặc điểm cơ bản là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời và
trong ngắn hạn luôn luôn phải được cân bằng thông qua các biện pháp kỹ thuật và công nghệ.
Trong vận hành hệ thống điện, cần có một cơ quan kiểm soát và đơn vị điều hành hệ
thống truyền tải, điều phối việc gửi các đơn vị phát điện để đáp ứng nhu cầu dự kiến
của hệ thống trên lưới truyền tải. Do đó, thị trường điện là dạng thị trường có sự khác
biệt mang tính đặc thù so với thị trường cho các hàng hóa khác
Từ đó, nghiên cứu sinh đề xuất khái niệm thị trường điện như sau: “Thị trường
điện lực là hệ thống cho phép nhà cung ứng điện năng và nhu cầu sử dụng gặp nhau
được xác định bằng giá mua điện trên thị trường nhằm thoả mãn các lợi ích kinh tế của
người mua và người bán”.
2. Cơ chế vận hành trong thị trường điện
Hình thức giao dịch buôn bán phổ biến nhất trong thị truờng điện là thực hiện
thông qua đơn vị trung gian mua bán điện. Đơn vị trung gian này có thông tin được
cung cấp về hành vi tiêu dùng sản phẩm điện năng dưới dạng các đồ thị phụ tải của
khách hàng mua điện. Đơn vị này đồng thời sẽ nhận các bản chào giá hoặc hồ sơ thầu
của các nhà cung ứng điện năng và thực hiện giao dịch đấu thầu.
3. Cơ quan quản lí - điều tiết thị trường điện lực
Cơ quan quản lý - điều tiết thị trường điện lực về cơ bản bao gồm:
- Thứ nhất, nhóm các cơ quan liên quan ban hành chính sách chung của ngành năng
lượng hoặc ngành điện. lOMoAR cPSD| 36066900
- Thứ hai, cơ quan điều tiết thị trường là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc
đảm bảo thị trường vận hành theo chính sách và các quy định được ban hành.
4. Các chủ thể tham gia thị trường điện
• Đơn vị phát điện: chịu trách nhiệm khâu sản xuất điện.
• Các đơn vị truyền tải và phân phối điện: quản lí và vận hành lưới điện.
• Đơn vị bán lẻ điện: giao dịch bàn hàng với khách hàng.
• Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực: có chức năng quan trọng, đảm
bảo việc duy trì sự cân bằng cung - cầu trong vận hành hệ thống điện và vận
hành TTĐ căn cứ theo hành vi chào giá của các
• Đơn vị sản xuất điện, năng lực truyền tải của lưới điện và nhu cầu khách hàng. • Khách hàng mua điện. lOMoAR cPSD| 36066900
Chương II: TỔNG QUAN THỊ TRUỜNG ĐIỆN
1. Thị trường điện ở Việt Nam
1.1. Lộ trình phát triển ở thị trường điện Việt Nam thường chậm tiến độ hơn dự kiến: Dự kiến:
Trong giai đoạn 1, có rất nhiều nhà máy điện hoạt động tạo ra nguồn cung dồi
dào trước khi thương mại sản phẩm của mình tại thị trường; các nhà máy điện cạnh
tranh trực tiếp với nhau, chào giá với người mua duy nhất là EVN. Ở các giai đoạn tiếp
theo là bước phát triển để dần hình thành thị trường bán buôn cạnh tranh, sau cùng là
thị trường bán lẻ. Thực tế:
Quá trình phát triển để dần hình thành thị trường bán lẻ cạnh tranh gặp khó
khăn do các yếu tố ngoại biên, bị trì hoãn từ 2-3 năm so với dự định ban đầu. Tình lOMoAR cPSD| 36066900
trạng nhu cầu sử dụng điện tăng vượt so với cung đã được các chuyên gia dự báo
trước, có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu điện trong tương lai gần.
1.2. Trách nhiệm tham gia vào thị trường điện
Theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BCT, đơn vị phát điện có trách nhiệm
tham gia thị trường điện. Cụ thể: -
Nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có
công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia có trách
nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký và trực tiếp tham gia thị trường điện, trừ các
nhà máy điện được quy định tại Khoản 3 Điều này. -
Nhà máy điện có công suất đặt đến 30MW đấu nối lưới điện cấp điện áp từ
110kV trở lên (trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm
đ, Điểm e Khoản 3 Điều này) và nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo
không phải thủy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW được quyền lựa chọn
tham gia thị trường điện. Trường hợp lựa chọn tham gia thị trường điện, nhà
máy điện có trách nhiệm: ➢
Chuẩn bị cơ sở hạ tầng ➢
Hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện
1.3. Tổ chức giao dịch trong thị trường và giá cả
Ðơn vị mua buôn điện duy nhất (hiện là Công ty Mua bán điện thuộc EVN) sẽ
mua toàn bộ điện năng được chào bán trên thị trường và bán lại cho các Tổng công ty
điện lực để cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. Đơn vị vận hành hệ thống điện –
thị trường điện (hiện là Trung tâm Ðiều độ hệ thống điện Quốc gia thuộc EVN) sẽ huy
động các nhà máy điện trong quá trình giao dịch với khách hàng mua điện căn cứ theo
giá chào, sản lượng chào bán và thống kê lại nhu cầu phụ tải của hệ thống điện theo
từng phiên giao dịch. Giá điện năng trên thị trường đồng nhất trên toàn quốc, được áp
dụng để thanh toán cho các nhà máy điện được huy động.
2. Thị trường điện trong khu vực châu Á
Hàn Quốc là một trong những thị trường điện có quy mô tương đối lớn trong
khu vực. Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO - Korea Electric Power Corporation), lOMoAR cPSD| 36066900
với 51,1% thuộc sở hữu nhà nước, là đơn vị đóng vai trò chủ chốt trong ngành điện
Hàn Quốc. KEPCO sở hữu hơn 90% công suất hệ thống, độc quyền trong các khâu
truyền tải - phân phối và bán lẻ điện. Như vậy cho đến nay, về mặt cơ cấu có thể nói
rằng ngành điện Hàn quốc vẫn được tổ chức theo mô hình liên kết dọc độc quyền.
Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất đặt toàn hệ thống điện của Hàn Quốc khoảng
70.000 MW. Xét theo cơ cấu về công nghệ, nhiệt điện than và khí hóa lỏng ( LNG)
chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 32% và 26%. Điện hạt nhân chiếm khoảng 25%
tổng công suất hệ thống. Tỷ trọng của thủy điện rất thấp, khoảng 7,5%. Còn lại là nhiệt
điện dầu và năng lượng tái tạo.
Tại Philippines, Thị trường bán lẻ điện đến hiện tại vẫn đang giới hạn cho các
khách hàng lớn, chưa tiến tới Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (OEM)
giống Singapore. Những tác động về địa lý đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến
việc vận hành thị trường điện Philippines. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Singapore
cũng được phát triển song song với thị trường bán buôn, thông qua việc mở rộng đối
tượng, phạm vi các khách hàng sử dụng điện được quyền mua điện trực tiếp từ NEMS
hoặc lựa chọn nhà cung cấp bán lẻ trên thị trường. Các mô hình thị trường điện của
Singapore và Philippines đều thực hiện việc tách bạch bốn lĩnh vực độc lập bao gồm
phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp (bán lẻ) điện, có nhiều nét tương đồng như
Việt Nam nên đây là những mô hình thị trường bán lẻ điện rất đáng tham khảo. lOMoAR cPSD| 36066900
Chương III: DIỄN BIẾN CUNG - CẦU
1. Cung thị trường điện:
1.1. Một số khái niệm:
Lượng cung (quantity supply) là lượng hàng mà người bán có thể và sẵn lòng
bán. Quy luật cung (law of supply) có một số phát biểu cho rằng nếu các yếu tố khác
không đổi, lượng cung của hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên. Đường cung là đồ
thị biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá ảnh hưởng như thế nào đến lượng cung của
một hàng hóa. Các yếu tố ảnh làm di chuyển và dịch chuyển đường cung: Biến số
Thay đổi biến số này sẽ làm Giá của hàng hoá
Di chuyển dọc theo đường cung
Giá của các yếu tố đầu vào Di chuyển đường cung Số lượng người bán Di chuyển đường cung Công nghệ Di chuyển đường cung Kỳ vọng Di chuyển đường cung
1.2. Tóm tắt sơ lược về vấn đề cung cấp điện:
Hiện nay, ngành điện được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng
yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi vì nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự
tồn tại và phát triển của từng quốc gia. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với nhu cầu sinh
hoạt ngày càng cao dẫn đến việc cung cấp nguồn điện cũng dần tăng theo thời gian.
Lấy một minh chứng cụ thể, theo EVN cho biết, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu
toàn hệ thống đạt 23.9 tỷ kWh trong tháng 6/2021 tương ứng tăng 8.6% so với cùng
kỳ. Ngoài ra, đến tháng 11/2021, sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống đạt 20.71 tỉ kWh tương ứng
khoảng 690.3 triệu kWh/ngày, tăng 3.9% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân
chính là do dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết nóng bức khiến nhu cầu sử dụng
điện tăng cao dẫn đến việc cung cấp điện ngày càng tăng nhằm phục vụ cho ngành
kinh tế nói chung và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mỗi người nói riêng.
1.3. Phân tích việc cung cấp điện từ năm 2017 đến năm 2021 ở Việt Nam:
Năm 2017: Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho toàn nước và đẩy mạnh
tốc độ phát triển kinh tế, hệ thống sản xuất điện trên hoạt động với công sức lớn, vận lOMoAR cPSD| 36066900
hành ổn định an toàn cho hệ thống truyền tải từ Bắc - Nam với tổng công suất là đặt là
190.1 tỷ kWh cho toàn quốc. Đồng thời, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của cả
năm đạt 291,278.46 tỷ đồng tương ứng với giá thành sản xuất là 1,667.77 đồng/kWh
(tăng 0.15% so với năm 2016). Có thể thấy, nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu
thụ điện tăng cao làm do các nhà máy sản xuất điện phải hoạt động với công suất tối
ưu để đảm bảo nguồn cung ứng đủ phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Song, nhận thấy việc cung cấp điện vẫn còn gặp nhiều sự khó khăn nên tập đoàn điện
lực Việt Nam (EVN) phải nhờ đến sự hợp tác của các tập đoàn, chính phủ kết hợp với
công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để việc cung ứng điện được
diễn ra thuận lợi hơn mang lại lợi ích cho quốc gia. Đường cung dịch sang phải.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn sản xuất điện của Việt Nam năm 2017 (Nguồn:BP
Statistical Review of World Energy 2018)
Năm 2018: Theo số liệu thống kê của EVN, cho biết nhu cầu tiêu thụ điện tiếp
tục tăng cao hơn so với năm 2018 đến 2.4 tỷ kWh. Tại các tỉnh thuộc khu vực miền
Nam, lượng cung bị thiếu hụt nghiêm trọng do cầu tăng quá cao (chiếm hơn 50%
nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng được 80% tổng nhu cầu của miền). Trong khi đó, các
tỉnh miền Bắc và Trung lại xảy ra tình trạng thừa cung. Song, lưu lượng nước về các
hồ thủy điện cuối năm quá ít không đủ cung cấp nguồn điện ổn định nên EVN đã phải lOMoAR cPSD| 36066900
huy động không nhỏ các nhà máy thủy điện để cấp điện. Mặc dù, tình trạng thiếu hụt
điện vẫn xảy ra liên tục, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng
(Lào, Trung Quốc) nhưng theo báo cáo ngành điện cho Công ty chứng khoán Ngân
Hàng Công thương Việt Nam cho rằng nguồn cung điện vẫn đang vượt cầu. Nguyên
nhân là do sự mất cân đối giữa điện năng tiêu thụ và sản xuất giữa các miền. Cùng với
thời gian này, nguồn cung điện vẫn chủ yếu dựa vào thủy điện và nhiệt điện than là
chính và các nhà máy thủy điện lớn này đa phần tập trung chủ yếu ở miền Bắc do nơi
này có địa hình dễ dàng cho việc sản xuất. Cuối cùng, nguyên nhân là do tỷ lệ hao hụt
quá lớn trong quá trình truyền tải điện năng. Mặc dù, tỷ lệ tổn thất điện năng hiện nay
đã giảm đáng kể so với các năm trước nhưng vẫn chiếm khá cao tương ứng 7.04%.
Qua đó thấy đường cung dịch sang phải.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tổn thất điện năng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018
Năm 2019: Sản lượng điện trong thời gian này đã ttăng hơn 20 lần tương ứng
204.1 tỷ kWh so với năm 1990. Tỷ lệ tăng gần 12% - 15% gần bằng gấp đôi tốc độ
tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN năm 2019
đạt 231.1 tỷ kWh và tăng 8.85% so với năm 2018. Do kinh tế xã hội phát triển nên nhu lOMoAR cPSD| 36066900
cầu sử dụng điện của người tiêu dùng và các ngành công nghiệp tăng cao công với
công nghệ phát triển đã làm cho lượng điện sản xuất ra ngày càng tăng dẫn đến đường
cung dịch chuyển sang phải.
Năm 2020: Tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69,300 MW -
tăng gần 14,000 MW so với năm 2019. Song, sản lượng sản xuất và nhập khẩu điện
toàn hệ thống đạt gần 247 tỷ kWh trong năm 2020. Mặc dù có sự gia tăng trong sản
lượng sản xuất nhưng năm 2020 vẫn là một năm đầy biến động đối với ngành điện
Việt Nam do dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp và thiên tai kéo dài làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lượng cung ứng điện. Đồng thời, việc sản xuất và cung cấp điện còn
chịu ảnh hưởng khá lớn từ các yếu tố đầu vào như biến động tỷ giá, chính sách tín
dụng giá thành các nhiên liệu tăng cao làm ảnh hưởng đến đường cung và có thể dịch
chuyển sang trái. Năm 2021: Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã và đang vươn lên dẫn
đầu về công suất nguồn điện ở khu vực ASEAN khi mà tổng công suất lắp đặt toàn hệ
thống năm 2021 đạt 76,620 MW và tăng gần 7,500 MWso với năm 2020. Các nguồn
điện năng lượng tái tạo tăng khá cao đến 3,420 MW so với năm 2020 và chiếm 27% tỷ
trọng. Có thể nhận thấy, khi các dự án điện năng lượng tái tạo gia tăng và nhu cầu tiêu
thụ điện có xu hướng giảm mạnh so với dự kiến do biến động của dịch Covid - 19 dẫn
đến xảy ra tình trạng “thừa cung” đối với ngành điện trong năm này. Để giải quyết tình
trạng, các nhà máy điện buộc phải giảm công suất trong thời điểm có phụ tải thấp
nhằm tránh tình trạng thừa cung quá nhiều. Chính vì vậy, đường cung sẽ dịch chuyển
sang trái trong thời gian tới. lOMoAR cPSD| 36066900
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống đến cuối năm 2021 1.4. Kết luận:
Nhìn chung, nguồn cung ứng, sản xuất điện có xu hướng tăng trong giai đoạn
năm 2017 - 2019. Có thể nhận thấy, nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao
làm cho các nhà máy, thủy lợi phải hoạt động tối đa công suất để đáp ứng đủ nguồn
cung dẫn đến đường cung dịch chuyển sang phải. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 do sự
biến động từ covid - 19 khiến việc tiêu thụ điện năng giảm cũng như sự trì trệ của các
nhà máy, thủy lợi do khó khăn, áp lực về mặt tài chính đã làm nguồn cung dịch chuyển
sang trái. Nhận thấy điều đó, EVN đang cải thiện bằng hàng loạt các chính sách nhằm
cân bằng giữa nguồn cung - cầu của ngành điện tại Việt Nam.
2. Cầu thị trường điện:
2.1. Một số khái niệm:
• Lượng cầu (quantity demand) : lượng hàng hóa mà người mua có thể và sẵn lòng mua.
• Quy luật cầu (law of demand) : có phát biểu cho rằng nếu các yếu tố khác
không đổi, lượng cầu của một hàng hóa giảm khi giá nó tăng lên.
• Đường cầu: đồ thị biểu diễn mối mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu của một hàng hóa.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến người mua Biến số
Thay đổi biến số này sẽ làm Giá
Di chuyển dọc đường cầu D Người mua Di chuyển đường cầu D Thu nhập Di chuyển đường cầu D
Giá của sản phẩm liên quan Di chuyển đường cầu D Thị hiếu Di chuyển đường cầu D Kỳ vọng Di chuyển đường cầu D
2.2. Tóm tắt sơ lược nhu cầu sử dụng điện: lOMoAR cPSD| 36066900
Điện luôn là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con người. Do ngành điện lực
là một ngành không thể thiếu trong việc phục vụ cuộc sống con người cũng như nhằm
phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Trong những
thế kỉ qua nhu cầu về điện luôn có xu hướng tăng trưởng theo từng giai đoạn phát triển
của con người. Lấy một minh chứng gần nhất: ở Việt Nam, sản lượng điện hàng năm
đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6 TWh vào năm 1990 đến 240,1 TWh vào năm 2019. Tỷ lệ
tăng hàng năm trong giai đoạn này rơi vào khoảng 12-15%, gần như gấp đôi tốc độ
tăng trưởng của GDP. Từ đó có thể thấy nhu cầu sử dụng điện ở Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung là một nhu cầu cơ bản, điều đó nhằm giúp con người phát triển xã
hội -kinh tế. Do đó điện năng sẽ luôn là nguồn năng lượng thiết yếu
2.3 Phân tích nhu cầu sử dụng điện từ năm 2017 đến năm 2021 (Việt Nam):
Năm 2017: đáng chú ý nhất là vào quý II, nhu cầu sử dụng điện của người dân
gia tăng cao với mức tăng trưởng khoảng 12% so với cùng kỳ. Đặc biệt trong các
tháng 5 và 6, đã được dự báo phụ tải của hệ thống có thể đạt bình quân tới 600 triệu
kWh/ngày và công suất lớn nhất toàn hệ thống có thể lên tới 31.800 MW. Đặc biệt là
vào mùa nóng ở Thanh Hóa đã dự báo phụ tải điện trên địa bàn tỉnh tăng từ 20 - 30%
so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu đến sự gia tăng này là do hoạt động kinh tế -
xã hội – văn hóa ngày càng phát triển thu nhập người dân tăng cao và đi kèm theo đó
là biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ lên đến 40 độ C.
Năm 2018: Nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao hơn so với năm 2018 đến 2,4 tỷ
kWh. Sản lượng điện thương phẩm năm 2018 đạt 192,360 triệu kWh gấp hơn 2 lần so
với sản lượng năm 2010, CAGR giai đoạn 2010 – 2018 là 10.64%. Sự tăng trưởng tiêu
thụ điện mạnh mẽ này đến từ lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khi nền kinh tế Việt
Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tại miền Nam nhiệt độ
tăng cao và quá trình phát triển đã góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng điện của người
dân. Do đó ngành điện lực Việt Nam đã có một số chính sách để đảm bảo cung cấp
điện ổn định cho dân cư.
Năm 2019: là một năm choáng ngợp với mức tiêu thụ điện toàn hệ thống cả
nước đạt đỉnh cao mới. Trước tiên năm 2019 là năm mà Thành phố HCM có sản lượng
tiêu thụ điện cao kỷ lục do nắng nóng. Vào ngày 24/4, thành phố đạt 90,038 triệu lOMoAR cPSD| 36066900
kWh, cao hơn 10% so với đỉnh của năm 2018. Bên cạnh đó vào thời điểm tháng 5,6
công suất cực đại được dự kiến ở mức 37.000 - 39.000 MW, tăng 11% - 14%. Nguyên
nhân chính là do kinh tế xã hội phát triển, đồng thời bị ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết
làm cho nhu cầu tăng cao dẫn đến đường cầu điện dịch chuyển sang phải.
Năm 2020: Vì sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ điện ở một vài năm trước đó mà Việt
Nam phải đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn điện cho những năm tiếp theo (2020 -
2025). Nhưng với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ
điện chững lại ở khắp các thị trường điện trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, sự
giảm tốc này đã giúp nền kinh tế tránh được nguy cơ thiếu điện. Theo EVN sản lượng
tiêu thụ điện đã giảm tốc độ tăng trưởng hơn so với năm trước là tăng 3,4%. Lượng
tiêu thụ điện trong năm này có phần tăng trưởng ở khoảng tháng 2,3 và giảm mạnh ở
các tháng tiếp theo so với 20192019. Nhưng nhìn chung sản lượng tiêu thụ từ 2018 -
2020 tăng cao vào mùa nóng ( tháng 4,5,6).
Những biến động trên nguyên chủ yếu là do ảnh hưởng đến từ đại dịch làm cho
lượng tiêu thụ điện giảm đi hơn so với 2 năm trước đó.
Năm 2021: Do vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến từ dịch COVID - 19 nên tình tiêu
thụ điện trên toàn quốc giảm mạnh hơn so với năm trước cùng kỳ. Để làm rõ sự biến
động ta có thể so sánh lượng tiêu thụ điện của toàn quốc và miền Nam năm 2021 với 2020 tại quý III như sau: lOMoAR cPSD| 36066900
Theo EVN cho biết trên quy mô toàn quốc mức tiêu thụ điện của quý III năm
nay giảm 10,53% so với quý II/2021 và giảm 4,14% so với cùng kỳ quý III năm 2020.
Đồng thời, sản lượng tiêu thụ điện trung bình ngày của riêng khu vực miền Nam thì
mức tiêu thụ điện của quý III năm nay giảm 23,41% so với quý II/2021 và giảm
13,59% so với cùng kỳ quý III năm 2020. 2.4 Kết luận
Nhu cầu sử dụng điện của người dân từ 2017 đến 2021 đã có những sự biến
động do nhiều tác động khác nhau dẫn đến vài thay đổi cho ngành điện. Giai đoạn từ
2017 đến 2019 sản lượng tiêu thụ điện không ngừng tăng cao. Đỉnh điểm là năm 2019,
sản lượng điện tiêu thụ đạt đến con số cao nhất trong 10 năm qua do nắng nóng tăng
cao. Điều đó gây nguy cơ đến việc Việt Nam thiếu hụt nguồn điện trong tương lai.
Nhưng sang đến năm 2020 và 2021 do những tác động lớn từ đại dịch đã làm cân bằng
nguồn điện, giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt trong tương lai. Đại dịch vừa là cơ hội vừa là
thử thách cho ngành điện. Bên cạnh sự biến đổi từ thời tiết, hay đại dịch ập đến đột
ngột thì còn có sự phát triển kinh tế và xã hội làm cho thu nhập người gia tăng kéo
theo nhu cầu sử dụng điện cũng tăng cao. Nhìn chung biểu đồ đường cầu từ năm 2017
- 2021 vẫn là dịch sang phải. lOMoAR cPSD| 36066900
Chương IV: Hệ số co giãn cung cầu đối với thị trường điện
1. Hệ số co giãn cung
- Khái niệm: Co giãn cung theo giá là thước đo sự nhạy cảm của người cung ứng đối
với sự thay đổi giá cả hàng hóa đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Hệ số
co giãn cung được tính bằng: Trong đó: -
%∆Q: phần trăm thay đổi trong lượng cung -
%∆P: phần trăm thay đổi trong mức giá
Vì thị trường điện Việt Nam là thị trường độc quyền hoàn toàn mà thị trường
độc quyền hoàn toàn lại không có đường cung vì chính hãng độc quyền sẽ là chủ thể
quyết định bao nhiêu sản lượng được cung ứng ra ngoài thị trường cũng như hoàn toàn
chủ động trong việc nâng hoặc hạ giá sản phẩm.
2. Hệ số co giãn cầu
- Khái niệm: Co giãn cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của người tiêu dùng trước
sự thay đổi giá cả hàng hóa đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Xét các
mặt hàng tiêu dùng thông thường, có nhiều yếu tố tác động đến hệ số co giãn của cầu
theo giá. Tuy nhiên, điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt có tính đặc thù, là mặt
hàng kinh doanh có điều kiện, khó có thể thay thế được, vì vậy hệ số co giãn cầu theo
giá của điện lực gần như không co giãn (hệ số co giãn ED < 1).
Dù vậy, trên thực tế cũng có một số yếu tố có tác động đến đường cầu thị trường điện.
- Thời tiết: Bước vào mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao tỉ lệ với lượng điện tiêu thụ
của người dân. Vì vậy trong ngắn hạn (mùa nắng nóng), hệ số co giãn của cầu theo giá giảm (%∆QD tăng). lOMoAR cPSD| 36066900
Nhiệt độ tăng tỉ lệ thuận với sản lượng điện tiêu thụ
- Thu nhập: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tỉ lệ với thu nhập
tăng cho các loại mặt hàng, dịch vụ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn như máy lạnh, máy
lọc không khí, bếp điện,…. Ngược lại, khi thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ cân nhắc
sử dụng các thiết bị ít/ không tiêu hao điện hơn (quạt thay cho máy điều hòa, bếp gas
thay cho bếp điện, giặt tay thay cho giặt máy,…). Sự tăng trong thu nhập sẽ dẫn tới sự
tăng trong nhu cầu của hàng hóa thông thường - ở đây là điện (Ei > 0) lOMoAR cPSD| 36066900
Biểu đồ thể hiện thu nhập trên tháng và lượng điện tiêu thụ trên tháng đó lOMoAR cPSD| 36066900
CHƯƠNG V: MỘT SỐ TRỞ NGẠI VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1. Trở ngại trong kinh doanh thị trường điện
1.1. Điều kiện thủy văn bất lợi tác động mạnh tới các nhà máy thủy điện
Việc sản xuất của các nhà máy thủy điện phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa trong
năm. Những năm xảy ra hiện tượng El Nino, lượng mưa ít dẫn đến sản lượng điện của
các nhà máy thủy điện sụt giảm mạnh. Trong khi đó, thủy điện là nguồn điện có chi
phí sản xuất thấp và luôn được ưu tiên huy động trước các loại hình sản xuất điện khác
dẫn đến việc thiếu hụt điện khá lớn trong những năm này. Xác suất El Nino quay lại từ
tháng 8/2022 lên tới 35% khiến cho khả năng tích lũy nước của các thủy điện nhất là
miền Bắc và miền Trung giảm sút và sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu huy động điện trong giai
đoạn 2022 – 2023. Khả năng các nhà máy nhiệt điện tiếp tục sẽ được tăng cường huy
động trong khoảng thời gian này.
1.2. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu điện mặc dù cung đang vượt cầu
Việt Nam là một trong những nước có nhu cầu trong sử dụng năng lượng, mức độ tiêu
thụ hàng năm 8-12%. Tuy Việt Nam luôn phải căng sức bổ sung thêm nguồn cung mới
để đảm bảo an ninh năng lượng như tăng cường công suất lắp đặt tăng đáng kể khiến
cho công suất phụ tải đủ đáp ứng cho phụ tải điện nhưng hàng năm, Việt Nam vẫn phải
nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào để đáp ứng kịp thời nhu cầu điện năng tăng cao
trong mùa khô, cho dù sản lượng nhập chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Công suất đặt chỉ
tăng mạnh ở khu vực miền Trung và Miền Nam nhưng hầu như không tăng ở Miền Bắc từ 2018 tới nay: lOMoAR cPSD| 36066900 -
Các dự án NLTT gần đây phát triển mạnh
- Các dự án NLTT gần đây phát triển mạnh chủ yếu tại khu vực miền Trung và
Miền Nam với đặc điểm phù hợp về điều kiện tự nhiên. Cụ thể, đến năm 2021,
miền Trung phát triển khoảng gần 9GW NLTT và miền Nam có công suất đặt lên tới gần 12 GW.
- Công suất đặt ở Miền Bắc trăng tưởng rất chậm trong giai đoạn 2015 với
CAGR đạt 3,8% do phát triển nhanh các dự án than từ 2014 trở về trước. Hiện
tại công suất vẫn đủ đáp ứng cho phụ tải điện nhưng nếu không phát treienr
thêm các dựu án điện mới sẽ xảy ra hiện tượng thiếu điện cục bộ từ 2022 trở đi.
Các nguồn điện phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có nhiều tiềm năng
tại Miền Trung và Miền Nam như Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Long An...
Các dự án NLTT gần đây phát triển mNam với đặc điểm phù hợp về điều kiện tự
nhiên. Cụ thể, đến năm 2021, miền Trung phát triển khoảng gần 9GW NLTT và miền
Nam có công suất đặt lên tới gần 12 GW.
* Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề
Nghịch lý Mặt trời: Miền Bắc là khu vực có nhu cầu tăng trưởng điện cao,
chẳng hạn đầu tháng 8, thời điểm xuất hiện các đợt nóng, công suất điện tại miền bắc
đạt hơn 21.780 MW, tăng trên 21% so với cùng kỳ 2020. Hiện tại, hệ thống điện quốc
gia cơ bản đáp ứng đủ điện, nhưng miền Bắc lại tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện cục bộ từ
tháng 5 đến tháng 7, khi thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, nền nhiệt cao khiến nhu
cầu sử dụng tăng cao hơn nguồn cung.
Nguyên nhân là do các dự án điện gió và điện mặt trời phát triển quá mạnh
trong thời gian vừa qua đã gây quá tải cho cả hệ thống lưới điện. Tính đến hết tháng
12/2020, tổng công suất điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) là 16.500
MW (chiếm 24,1% tổng công suất), tổng công suất điện gió là 567 MW (chiếm
khoảng 0,86% tổng công suất). Đáng lo ngại, các loại hình năng lượng tái tạo nói
chung và điện mặt trời nói riêng có thời gian đầu tư xây dựng ngắn (khoảng 6 tháng),
trong khi việc đầu tư lưới điện truyền tải phải mất 2 – 3 năm (lưới điện 220kV) và 5
năm (lưới điện 500 kV). Do đó, sự gia tăng đột biến của loại hình năng lượng tái tạo lOMoAR cPSD| 36066900
dẫn đến nhiều bất cập trong vận hành hệ thống điện. Một trong những hệ quả trực tiếp
chính là việc giảm phát các nguồn năng lượng tái tạo.
1.3. Giá than và dầu khí đầu vào tăng mạnh cũng là một trong những nguyên nhân
hạn chế số lượng điện sản xuất
Từ cuối tháng 5/2021, giá than trong nước cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện
được trợ giá nên biến động không nhiều => ảnh hưởng tới các nhà máy nhiệt điện
dùng than nhập khẩu. Ngoài giá than nhập khẩu và khí tự nhiên cũng tăng đáng kể tử
các tháng đầu năm 2021. Mặc dù sản lượng tiêu thụ điện tăng 11% so với cùng kỳ, giá
bình quân trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) lại giảm 5,1% so với cùng kỳ trong
tháng 5/2021. Điều này phần lớn làm giảm huy động từ các nhà máy nhiệt điện, đặc
biệt là các nhà máy điện khí. Giá khí đầu vào tăng khiến các nhà máy điện khí trở nên
kém cạnh tranh hơn so với các công ty điện than. Trong 5 tháng đầu năm 2021, giá dầu lOMoAR cPSD| 36066900
nhiên liệu bình quân (FO: đại diện cho giá khí) tăng +65% so với cùng kỳ. Thêm vào
đó, tỷ trọng cao hơn từ Sao Vàng Đại Nguyệt (SVDN) khiến chi phí giá khí của các
nhà máy điện khí tăng lên đáng kể.
2. Một số giải pháp
2.1. Bảo đảm cân bằng cung – cầu điện năng
Việt Nam cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có cường độ năng lượng thấp,
áp dụng công nghệ mới, khuyến khích về thuế cho các doanh nghiệp tiết kiệm năng
lượng, miễn giảm thuế thu nhập từ các hoạt động tiết kiệm năng lượng, hàng hóa và
thiết bị tiết kiệm điện năng, trợ giá cho đầu tư các dây chuyền sản xuất sản phẩm và
các dự án tiết kiệm năng lượng, ban hành tiêu chuẩn bắt buộc về tiêu thụ năng lượng
cho thiết bị. Trong bối cảnh dịch COVID-19, hàng loạt khách sạn, nhà hàng, nhà máy,
công xưởng, trang trại… phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí đóng cửa, kéo theo
nhu cầu sử dụng điện sụt giảm. Do đó EVN cần phải tính tới phương án kích cầu tiêu
thụ điện năng để vừa kích thích phục hồi sản xuất kinh doanh, vừa tránh lãng phí
nguồn lực của Nhà nước, nhà đầu tư đã dồn cho ngành điện.Để khắc phục mối nguy
do thừa điện, cần thực hiện những giải pháp sau: điều tiết cắt giảm công suất phát các
nguồn điện theo quy định, dừng mua điện từ nước ngoài, đẩy mạnh cải tạo và nâng cấp
hệ thống truyền tải...
2.2. Cơ chế giá điện trên thị trường
Từng bước hình thành các cơ chế giá một mặt đảm bảo các nhà đầu tư thu được
lợi nhuận hợp lý, bù đắp chi phí dịch vụ truyền tải, phân phối và bán lẻ nhưng mặt
khác phải đảm bảo minh bạch và phục vụ lợi ích cho khách hàng tiêu thụ điện. Tính
toán lại giá bán điện phù hợp và điều chỉnh phương thức tính giá điện theo khung giờ,
chẳng hạn giá điện ban ngày (có nguồn cung từ điện mặt trời) thì thấp hơn so với giá
điện tiêu thụ vào ban đêm.
2.3. Giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản trong quản lý và đầu tư vào sản xuất – cung ứng điện
Chủ trương đưa ra các chính sách đôn đốc việc xây dựng các công trình theo
đúng tiến độ để có thể đảm bảo nguồn cung. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đàm phán, lOMoAR cPSD| 36066900
ký kết các hợp đồng nhập khẩu điện nhằm bổ sung điện năng cho khu vực phía Bắc.
Các công trình lưới điện phục vụ đấu nối, nhập khẩu điện cần được bổ sung, xây dựng
phù hợp. Để thu hút nguồn lực đầu tư cho ngành điện, cần hoàn thiện thị trường điện
cạnh tranh (giá điện minh bạch), hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ, tạo môi trường
khuyến khích đầu tư có hiệu quả; điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ
thống tích hợp năng lượng tái tạo… lOMoAR cPSD| 36066900
Tài liệu tham khảo
https://nld.com.vn/kinh-te/tieu-thu-dien-o-tp-hcm-lai-pha-ky-luc- 20210525175916689.htm
https://www.vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=8935
https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/EVNAnnualReport2021%20final %2022_10_2021.pdf
https://kinhtevadubao.vn/stores/customer_file/hoenh/062021/16/2Cap_nhat_nganh_die n_2021.06.14_S
https://www.vietinbank.vn/investmentbanking/resources/reports/102019-CTS- BCnganhdien.pdf
https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/mot-so-giai-phap-nham-dam-
bao-cung-cap-dien-dap-ung-yeu-cau-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-sau-dich-benh-covid- 19.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Dien-Luc-2004-28-2004- QH11-18056.aspx
https://www.evn.com.vn/d6/news/76-nha-may-tham-gia-thi-truong-phat-dien-canh- tranh-6-15-20313.a