Tiểu luận Kinh tế vi mô đề tài "Thực trạng lạm phát năm 2007"
Tiểu luận Kinh tế vi mô đề tài "Thực trạng lạm phát năm 2007" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế học vi mô
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508
I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2012
1.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Bước vào năm 2007 chúng ta có thuận lợi cơ bản là sau hơn 20 năm đổi mới thế và
lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều
hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng
kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã
tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế
thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là : trong khi
nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh
doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan
trọng phải nhập khẩu như xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo trên thị trường thế
giới liên tục tăng với tốc độ cao. Đồng thời, những tháng cuối năm lại xuất hiện
một số khó khăn không lường trước được như bão, lũ xảy ra liên tục ở hầu hết các
địa phương thuộc vùng Trung Bộ, dịch tiêu chảy cấp xuất hiện trên địa bàn một số
địa phương phía Bắc, dịch tai xanh ở lợn và dịch cúm gia cầm tái bùng phát trên diện rộng.
Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 12 tăng tới 2,91%, không những cao
nhất so với các tháng trong năm 2007 (kể cả tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán
cũng chỉ tăng 2,17%), mà còn tăng cao nhất so với tốc độ tăng trong tháng 12 của
mười mấy năm qua. Do giá tháng 12 tăng cao như vậy, nên tính chung 12 tháng
(tháng 12.2007 so với tháng 12.2006), giá tiêu dùng tăng 12,63%, cao nhất trong
11 năm qua. Nói một cách hình ảnh là "thuế lạm phát" đã lấy đi mất trên 11,2 triệu
đồng. Con số "lừng lững" này cùng với con số nhập siêu khổng lồ (12,45 tỉ USD,
bằng 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu) đã có thể bác bỏ được các điều mà một số
nhà hoạch định chính sách của các cơ quan chức năng vẫn nói rằng "kinh tế vĩ mô
ổn định" hay "lạm phát" và "nhập siêu" vẫn trong tầm kiểm soát. Hầu hết 11 nhóm
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng. Điều đó chứng tỏ, bên cạnh những yếu tố
mang tính khách quan (như giá cả quốc tế, một số mặt hàng bị ảnh hưởng của thiên
tai, dịch bệnh,...) thì không thể không có yếu tố tiền tệ, không thể không có nguyên
nhân từ việc điều hành chính sách tiền tệ - một điều mà các nhà hoạch định chính
sách của một số cơ quan chức năng, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính
vẫn cứ muốn "đẩy trách nhiệm" cho nguyên nhân khách quan. lOMoARcPSD| 36443508
Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
"rổ" hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) giá tăng cao nhất (tháng 12 tăng tới 4,69%, cả năm tăng tới 21,16%).
-Nhóm lương thực (nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng) có giá tăng cao thứ ba (tháng 12 tăng 2,98%, cả năm tăng 15,4%). Tình
hình này tưởng rằng sẽ làm cho nông dân có lợi, nhưng đó chỉ là "được mùa thì
mất giá, được giá thì mất mùa" - điệp khúc lặp đi lặp lại đối với người nông dân,
một bộ phận đi trước nhất nhưng lại yếu thế nhất trong kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập.
-Giá nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật
liệu xây dựng) tháng 12 tăng 3,28%, cả năm tăng tới 17,12% (cao thứ hai sau
nhóm thực phẩm). Thế là nhiều gia đình nếu trước đây sớm "tiến lên" đun nấu gas,
dùng điện nhiều hơn thì nay "lùi lại" để đun than tổ ong, còn không khí có ô nhiễm
hơn hay không thì đâu có ai nhìn thấy. Giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm cho
giá bất động sản tăng kép (tăng do giá đất tăng, tăng do giá xây dựng tăng), khác
với các lần sốt trước chỉ có giá đất tăng. Tình hình trên làm cho những người thu
nhập thấp khó có khả năng "cải thiện" nhà ở.
-Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,38%, nhưng nếu không kể giá
bưu điện giảm (- 0,77%) thì giá phương tiện đi lại còn tăng cao hơn nữa, do giá
xăng dầu tăng cao. Đây mới là tháng 12 giá xăng dầu trực tiếp tăng (vào cuối tháng
11), nhưng tác động dây chuyền đến các hàng hóa và dịch vụ khác trong thời gian
tới sẽ còn rộng, lớn hơn nhiều.
Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với lãi suất huy động
tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại nhà
nước (lãi suất cả năm chỉ dưới 8%); ngay các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi
suất trên dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.
1.2.Thực trạng theo từng năm.
2007: bơm tiền nới lỏng
Lãi suất chính sách của NHNN được giữ nguyên không đổi trong suốt năm 2007
(lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,5%, lãi suất chiết khấu 4,5% và lãi suất cơ bản
8,25%). Thực tế diễn ra về kinh tế vĩ mô là lạm phát tăng tốc từ 6,5% vào đầu năm
lên 12,6% vào cuối năm 2007.Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ vào cuối năm 2007 là 53,9%. lOMoARcPSD| 36443508
2008: Thắt chặt tiền tệ
Trước áp lực lạm phát tăng cao, quyết định thắt chặt mạnh chính sách tiền tệ được
NHNN thực hiện vào ngày 16/3/2008 với việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc
kỳ hạn 364 ngày với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng để hút tiền khỏi lưu thông. Các
TCTD, sau khi bắt buộc phải mua, không được phép sử dụng tín phiếu này trong
các nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN.
2009: Nới lỏng tiền tê => thị trường hồi mạnh
Cùng với việc NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ từ Quý 4/2008 đến hết Quý
1/2009, Chính phủ đã đưa vào triển khai gói kích cầu để đối phó với tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Việc điều hành chính sách tiền tệ thắt vào – mở ra là
linh hoạt để đạt cả mục tiêu ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hay là
nguyên nhân dẫn tới sự trồi sụp của thị trường tài chính.
Năm 2010: thắt chặt tiền tê ở mức thấp nhưng vẫn là nới lỏng nhưng chủ yếu
là đi ngang và tăng nhẹ
Chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng trong năm 2010. Phải đến đầu tháng 11/2010,
NHNN mới điều chỉnh các lãi suất chính sách lên đều ở mức 1 điểm %. Tổng
lượng tiền bơm ròng ra nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) của
NHNN trong năm 2010 là 98.500 tỷ đồng.28 Theo Báo cáo Thường niên 2010 của
NHNN, cung tiền M2 và dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng lần lượt 33,3% và 31,2% trong năm 2010.
Năm 2011: Thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ
Các mức lãi suất chính sách được NHNN điều chỉnh tăng lên, lãi suất cơ bản và tỷ
lệ dự trữ bắt buộc VND được giữ nguyên. Trên thị trường mở, NHNN đã ngưng
bơm tiền và chuyển sang hút ròng. Riêng trong tháng 2/2011, NHNN đã thực hiện
hút ròng tiền ở mức 61.317 tỷ đồng. Từ tháng 5-8/11, tổng giá trị hút ròng lên tới
102.388 tỷ đồng. Kết quả, cung tiền M2 tăng 12,1% trong năm 2011 so với 33,%
năm 2010.31 Tăng trưởng tín dụng đã giảm từ 32,4% cuối năm 2010 xuống 14,3%
cuối năm 2011.32 Tỷ lệ lạm phát bắt đầu giảm từ tháng 9/2011 (22,4%) xuống
5,0% vào tháng 8/2012. Năm 2011 là năm cuộc đua lãi suất rất nóng, có những lúc
lãi suất qua đêm lên tận 50%.
Năm 2012 : Từng bước ổn định
Lãi suất cho vay đã giảm nhanh, với mức giảm từ 5-8%/năm so với cuối năm 2011 lOMoARcPSD| 36443508
(phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ). Theo số liệu
công bố tại buổi họp ngày 27/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kết
quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng chính sách năm 2013, tổng
phương tiện thanh toán năm 2012 khá cao, tăng khoảng 20%; tín dụng ước tính cả năm tăng khoảng 7%.
1.3.Nguyên nhân của lạm phát.
Đúng là giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới đã tăng cao trong năm
2007. Do hai nhóm hàng hóa này đều là những sản phẩm ngoại thương chủ đạo của
Viêt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI, đây chắc chắn là mộ
t ̣ trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Viêt Nam trong suốt năm nay.̣
Nhưng nếu giá lương thực – thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân
chính, thì các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc cũng phải chịu sức
ép tăng giá tương tự. Tuy nhiên, trong khi tỷ lê lạm phát của Việ t Nam năm
2007 ̣ lên tới 2 chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%. Khác biêt rõ rệ t nhất giữa Việ
t Nam với các quốc gia có lạm phát
thấp hơn, như ̣ Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc đô tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6 năm ̣
2007, lượng tiền măt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việ t Nam đã tăng tới ̣
21,1% so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là
10,0% và 1,4%...Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa
vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức
tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh.
Về măt nguyên tắc, giá trị tính theo tiền của mộ
t mặ t hàng luôn bằng lượng
nhân ̣ với giá. Nếu giá trị tính theo tiền tăng lên, nhưng lượng hàng không tăng hay
tăng châm hơn, thì giá buộ
c phải tăng. Ta có thể hình dung GDP (sau khi loại
bỏ yếu tố ̣ trượt giá) là tổng sản lượng sản xuất ra trong năm để phục vụ tiêu dùng
cuối cùng, đầu tư hay ngoại thương. Còn mức cung tiền là tổng giá trị tính theo
tiền. Mức cung tiền vượt GDP nhiều lần thì lạm phát cao là điều không tránh khỏi.
Cung tiền ở Viêt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là do vốn nước ngoài chảy vào tăng độ
t ̣ biến, từ đó buôc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ
cuối ̣ cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Nhưng lạm phát
bùng lên trong năm có thể còn bắt nguồn từ mức chênh lêch giữa tăng trưởng GDP
và tăng cung tiền của ̣ Viêt Nam đã ngày mộ t dãn rộ ng. ̣ lOMoARcPSD| 36443508
Việc nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả là hậu quả của việc đầu tư công quá
mức. Do nhà nước đã tham gia vào quá nhiều các hoạt động kinh tế, đôi khi đã lấn
quá nhiều sang khu vực tư nhân. Việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (thị
trường) xuất hiện sự thiên lệch cũng có tác động trong việc làm tỷ lệ lạm phát tăng.
Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh
nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong
việc phân bổ vốn. Và việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối
cảnh lạm phát luôn tăng cao đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam. Lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh
nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với
hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra
trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị
giảm sút. Tình trạng mất cân đối và thiếu sự chặt chẽ trong các chính sách điều
hành như trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi
thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn cùng
với lạm phát luôn ở mức rất cao.
II. GIẢI PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2012.
https://www.academia.edu/38730287/Ti%E1%BB%83u_lu%E1%BA%ADn_v
%E1%BB%81_l%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB %87t_Nam
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,
nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư
nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là
nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ
chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng
ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử
dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện
bằng được yêu cầu này.Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền
tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng,
tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.
Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm
tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu
tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của lOMoARcPSD| 36443508
nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính
phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả,
các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ
được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn
vốn. Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND
các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ
các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình
đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công
trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành
phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh
hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện
nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là
thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư
tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất
là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong
nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ
đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo
quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ
tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập
siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn
đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp
hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân
bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có
trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả.
Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ bao cấp qua
giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dầu giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã
quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu;
giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả;
giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân... lOMoARcPSD| 36443508
Để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và
kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này, Chính phủ quy định lượng xuất
khẩu gạo năm nay ở mức 4 triệu tấn và từ nay đến hết quý 3 không quá 3,2 triệu
tấn. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu
than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo.
Trong điều kiện đồng Đô la Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường
xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt
Nam và đồng Đô la Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại
tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp,
phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng
không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi.
Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm
2007 và tăng cao hơn trong quý 1 năm nay, đã đe doạ đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi
phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy
mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp:
Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp
làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường
hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất
khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm
chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất
khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp
khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc
tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.
Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí
trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng
tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ
quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất
cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi
người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là
giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng
cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.
Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật
nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động lOMoARcPSD| 36443508
trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực
phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng
dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường
xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh
nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi
đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt
động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu
cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp
bình ổn thị trường, giá cả.
Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình
giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ
nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ
trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động
thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức
lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và
cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác
của Việt Nam có thuê mướn lao động.
III. TRIỂN VỌNG LẠM PHÁT NĂM 2022 Ờ VIỆT NAM
Việt Nam duy trì được mức độ tăng trưởng GDP khá tốt trong 9 tháng đạt 8,83%
so với cùng kỳ năm trước, riêng trong quý III/2022 GDP đạt 13,6% so với cùng kỳ.
Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Còn về lạm
phát, trong bối cảnh lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 tại nhiều nước tại khu vực
châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như Thái Lan, Indonesia… tăng cao,
Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lạm phát thấp với bình quân 9
tháng năm 2022 ở mức 2,73%. Cụ thể, tại Mỹ, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 đạt
8,3%, điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ
5 trong năm 2022 với mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm. Tại khu vực châu Âu,
ghi nhận con số lạm phát kỷ lục vào tháng 8 là 9,1%. Ở khu vực châu Á, lạm phát
hiện cũng đang tăng rất cao, có thể kể đến như Thái Lan đạt mức lạm phát 7,9%
trong tháng 8, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,1%, Indonesia tăng 4,7%.Trong bối lOMoARcPSD| 36443508
cảnh như vậy, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lạm phát thấp. Theo
đó, tháng 9/2022, lạm phát Việt Nam tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước. Bình
quân lạm phát 9 tháng đầu năm ở mức 2,73%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra năm nay là 4%.
Rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta. Giá
nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng
giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như
xăng dầu, gas vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ du lịch…
Chi phí vận tải, logistics tăng do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục;
cùng với đó là chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng cao... Ở chiều ngược lại, cũng có
những yếu tố giảm áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát như: Các chính sách hỗ
trợ phục hồi kinh tế hiện nay cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá
trong đó với các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng
trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Đơn cử, ở nhóm dịch vụ giáo dục, các địa phương đã miễn giảm học phí, chia sẻ
khó khăn cho người dân, điều này đã giúp cho chỉ số giá giáo dục 9 tháng đầu năm
giảm 1,88% so với cùng kỳ năm trước và giảm CPI chung 0,1%.
Với lĩnh vực y tế, nếu thực hiện đúng lộ trình tăng giá dịch vụ y tế theo pháp luật
quy định giá y tế thì đã phải hoàn thành trong năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa
hoàn thành, điều này góp phần kiềm chế lạm phát. Trong rổ hàng hóa tính CPI,
người dân Việt Nam tiêu dùng cho giáo dục và y tế đóng góp tỷ trọng rất lớn trong
thu nhập của người dân chiếm gần 12%. Chính vì vậy 2 nhóm hàng này đã giúp
kiềm chế lạm phát trong 9 tháng vừa qua.
Đối với giá điện, trong 4 năm vừa qua EVN chưa tăng giá điện mặc dù chịu ảnh
hưởng do các nguồn nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than tăng giá cao. Theo
như tính toán, nếu chỉ số giá nhóm điện tăng 10% thì sẽ tác động vào chỉ số CPI chung tăng 0,33%.
Đối với lương thực, thực phẩm chiếm tỷ số rất lớn trong rổ hàng hóa lên đến gần
25%, nước ta có lợi thế chủ động được về lương thực, thực phẩm cũng như phần
lớn các nước châu Á về gạo, lúa mỳ trong bối cảnh giá lúa mỳ trên thế giới đang
tăng cao. Xuất khẩu gạo cũng là điểm sáng trong thời gian vừa qua, theo số liệu
quý III xuất khẩu gạo nước ta tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy,
chủ động được về lương thực thực phẩm cũng là yếu tố đóng góp giúp kiềm chế lạm phát. lOMoARcPSD| 36443508
Ngoài ra, giá thịt lợn bình quân 9 tháng đầu năm giảm gần 16%. Quyền số của
nhóm thịt lợn trong rổ hàng hóa chiếm 3,39%, do giá thịt lợn giảm 16% nên đã tác
động khiến chỉ số CPI 9 tháng đầu năm giảm 0,54%. Mặt hàng thịt lợn trong nhóm
thực phẩm giúp kiềm chế chỉ số giá của nhóm này không tăng quá cao mặc dù
trong nhóm thực phẩm nhiều nhóm hàng hóa tăng giá mạnh, có thể kể đến như dầu
ăn tăng 17,87%, trứng tăng 10,35%, rau tăng 10,4%, thủy sản tăng 3,89%.
Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào...
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10/2022, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhận định rằng, kinh tế vĩ mô tiếp tục
được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, trong các giải pháp điều
hành những tháng cuối năm, Bộ trưởng cho rằng vẫn cần theo dõi sát diễn biến,
tình hình thế giới, đặc biệt những vấn đề mới nổi, lạm phát và việc điều chỉnh
chính sách của các quốc gia, giá xăng dầu, khí đốt, vật tư chiến lược; để có phương
án ứng phó kịp thời với những tình huống phát sinh, nhất là lạm phát và các cân
đối lớn; điều tiết sản xuất, hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung phục vụ Tết Nguyên đán 2023.