Tiểu luận Kinh tế vi mô: Khủng hoảng nợ công Hy Lạp | Đại học Ngoại Thương

Tiểu luận Kinh tế vi mô: Khủng hoảng nợ công Hy Lạp của Đại học Ngoại Thương là một tài liệu bổ ích dành cho sinh viên tham khảo. Giúp sinh viên đạt điểm cao bài tiểu luận cuối kỳ. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 36066900
0
lOMoARcPSD| 36066900
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
A. GIỚI THIỆU ............................................................................... 2
I. do chọn đề tài ............................................................................................................ 2
II. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
III. Tổng quan nghiên cứu đề tài điểm mới ................................................................... 2
IV. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4
B. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 5
CHƯƠNG I: SỞ THUYẾT ..................................................................................................5
1.1. Nợ công .................................................................................................................... 5
1.2. Khủng hoảng nợ công ............................................................................................ 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP ...........................................9
2.1. Hy Lạp trước khủng hoảng nợ công ..................................................................... 9
2.2. Hy Lạp trong thời khủng hoảng ..................................................................... 11
2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp ............................................ 14
2.4. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp ............................................. 16
CHƯƠNG III: HY LẠP, CHÂU ÂU – DẪU “CẠN TÌNH” NHƯNG KHÔNG THỂ “BUÔNG
TAY” .................................................................................................................................................25
3.1. Về phía Hy Lạp ..................................................................................................... 25
3.2. Về phía Châu Âu .................................................................................................. 28
CHƯƠNG IV: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY ...............................................................................................................................31
4.1. Thực trạng nợ công Việt Nam những năm gần đây ....................................... 31
4.2. Một vài giải pháp cho công tác quản lí nợ công ................................................ 35
C. KẾT LUẬN ................................................................................ 38
lOMoARcPSD| 36066900
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của mỗi quốc gia, bao gồm các nước phát triển hay đang phát
triển, luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức tiềm tàng về khủng hoảng tài
chính. Trong số rất nhiều những mối lo ngại đó, “khủng hoảng nợ công” là một
vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc về lâu dài. Gần đây nhất có một quốc
gia châu Âu đã trải qua cơn “ác mộng kinh tế” ấy, trở thành bóng ma hiện hữu
làm đau đầu liên minh Châu Âu, đe dọa đến lợi ích đồng tiền chung của khối
này tốn rất nhiều giấy mực của những nhà phân tích.
Hy Lạp, một đất nước của bề dày lịch sử văn hóa cùng những câu chuyện
thần thoại, đã và đang từng bước “lội ngược dòng” khỏi cơn lũ nợ công kéo dài
gần 10 năm gây nên nhiều tác động xấu đối với kinh tế, hội và chính trị. Cuộc
khủng hoảng đó qua đi như một bài học kinh nghiệm cho các nhà lãnh đạo
chung trên thế giới và chính phủ Hy Lạp nói riêng, về những chính sách và
đường lối cần đúng đắn và cẩn trọng hơn.
Đây là một đề tài rộng và có tính bao quát, trong giới hạn của tiểu luận
này, nhóm 5 khoa Luật TMQT xin chỉ trình bày hiểu biết qua những vấn đề sau:
Chương I: Cơ sở thuyết Trình bày tổng quan về nợ công và khủng hoảng
nợ công là sở nghiên cứu đềi.
Chương II: Phân tích khủng hoảng nợ công Hy Lạp Phân tích diễn biến,
nguyên nhân và tác động của đến với nền kinh tế.
Chương III: Hy Lạp, Châu Âu dẫu “cạn tình” nhưng không thể “buông tay”
Nêu lên những do của cả hai phía khiến cho Hy Lạp không rời khỏi khối
đồng tiền chung Eurozone Liên minh Châu Âu EU.
Chương IV: Tình hình công tác quản nợ công của Việt Nam những năm
gần đây Trình bày thực trạng nợ công của Việt Nam rút ra biện pháp.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
2
A. GIỚI THIỆU
I. do chọn đề tài
Trong bối cảnh từng bước tiến của thế giới đang ngày càng hội nhập,
thương mại, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức
và quốc gia. Song song với lợi ích mà kinh tế đem lại là nhiều nguy cơ tiềm
tàng, cụ thể nguy về khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng về nợng.
Với guồng quay không ngừng thay đổi của thế kỉ 21, trong vòng 20 năm qua,
chúng ta đã được chứng kiến nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác nhau lâm
vào tình trạng khủng hoảng nợ, tình trạng quá tải, tình trạng đáng báo động, để
lại hậu quả và tác động xấu đến đời sống xã hội của người dân. Bên cạnh hiện
trạng về “kíp nổ kinh tế” ấy là những bài phân tích của các nhà kinh tế học,
trang thông tin truyền thông liên tục đưa tin và nêu lên quan điểm ở nhiều góc
độ khác nhau nhằm tìm ra giải pháp và rút kinh nghiệm cho những đường lối và
chính sách sai lầm trước đó. Điều này đã chứng minh cho tầm quan trọng của
việc nghiên cứu về nợ công. Tiếp nối quá trình nghiên cứu đó, nhóm sinh viên
khoa Luật quyết định lựa chọn đề tài “KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP”
Đất nước minh chứng điển hình cho khủng hoảng nợ chính phủ Để củng cố
hơn cho kiến thức nền tảng về kinh tế mô và tình hình nền kinh tế thế giới.
Qua đó hiểu được nguyên nhân của những nguy cơ về khủng hoảng, diễn ra như
thế nào và ảnh hưởng tới đất nước ra sao, phục vụ cho nghiên cứu lâu dài sau
này về kinh tế vĩ mô.
II. Mục đích nghiên cứu
Phân tích toàn cảnh diễn biến cuộc khủng hoảng, tác động của nó đến với
nền kinh tế hội của quốc gia nói riêng thế giới nói chung như một bài
học rút kinh nghiệm về đường lối và chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời, chúng
tôi tóm tắt sơ lược tình hình công tác quản lý nợ công của Việt Nam những năm
gần đây, đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết thực trạng nợ chính phủ của
nước ta.
III. Tổng quan nghiên cứu đề tài điểm mới
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu những tài liệu về khủng hoảng nợ
công Hy Lạp, chúng tôi đã tổng hợp được một số bài báo, phân tích trên nhiều
góc độ khác nhau, cụ thể là:
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
3
V
nguyên nhân, N
công Hy L
p: Ngun nhân b
n ch
t”
Báo Đin t Đng Cng sn Vit Nam: Cung cp thông tin vềề nguyên nhân
c
a n
công, b
n cht n
công và đ
ư
a ra nh
ng y
ềấ
u t
ch
quan gây nên cu
c
khng hong ti Hy Lp. Tuy nhiên, bài báo chưa đề cập tới những nguyên
nhân khách quan bên ngoài - phần yếu tố không nhỏ dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Về diễn biến, “Chặng đường đưa Hy Lạp tới cảnh vỡ nợ” Báo Điện
tử VnExpress: Tóm tắt sơ lược những mốc thời gian cuộc khủng hoảng. Mặc dù
những mốc thời gian được sắp xếp cụ thể nhưng những sự kiện điển hình thiếu
chi tiết quan trọng về số liệu, ngoài ra các cột mốc thời gian còn bị trùng lặp.
Về hậu quả, có “Hậu quả của Hy Lạp vỡ nợ trên thị trường châu Âu”
Công An TP. HCM: Có đề cập qua tới những ảnh hưởng tiêu cực cuộc khủng
hoảng về mặt kinh tế. Tuy nhiên lại chưa trình bày toàn diện những phương diện
quốc tế khác cũng như trong nước.
Và còn có những bài tiểu luận nghiên cứu khác như: Khủng hoảng nợ
công Hy Lạp (Trường ĐH Ngoại Thương - 2011); Vấn đề về khủng hoảng nợ
công tại Hy Lạp; Bồ Đào Nha bài học rút ra cho Việt Nam; Khủng hoảng về
nợ công ở Châu Âu; ...
Qua đây, ta có thể thấy vấn đề về nợ công nói chung và khủng hoảng nợ
công Hy Lạp nói riêng đã và đang được nghiên cứu quan tâm, như bài học
kinh nghiệm cần được đúct cải thiện. Tuy nhiên trong số những bài nghiên
cứu ấy vẫn còn những hạn chế trên phương diện về diễn biến, nguyên nhân và
ảnh hưởng. Bởi thế, bài tiểu luận của nhóm sẽ tổng hợp lại đầy đủ và toàn diện
hơn những phương diện đó.
Ngoài ra, bằng sự tìm tòi thêm và áp dụng kiến thức vĩ mô vốn có, bài
tiểu luận sẽ đưa ra những góc nhìn lý giải thêm về tình huống khác khi Hy
Lạp sẽ rời khỏi khối đồng tiền chung Châu Âu; do sao liên minh EU không
thể bỏ rơi con nợ của mình, cố chấp cho Hy Lạp vay đến hơn 500 tỷ euro và
không buông tay một thành viên có nền kinh tế suy thoái gây ra những hậu quả
tiêu cực cho khối đồng tiền chung, ngắt dở ước vọng trở thành một “liên bang
Châu Âu” của những nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc EU.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
4
IV. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu
1. Phạm vi
Khủng hoảng nợ tại Hy Lạp (2008 – 2015) và tình trạng quản lý nợ tại
Việt Nam 5 năm trở lại.
2. Đối tượng
Nghiên cứu về nợ công, khủng hoảng nợ công (Nguyên nhân, diễn biến,
tác động) tại Hy Lạp; thực trạng, giải pháp cho nợ công tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thuyết: như phân tích, tổng hợp, khái quát
hoá... nhằm xác lập sở luận cho đề tài lựa chọn cho các công cụ nghiên
cứu.
Phương pháp thống toán học: Xử số liệu thu được bằng cách tính %,
tính trung bình.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
5
1.1. Nợ công
B. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: SỞ THUYẾT
Mỗi một quốc gia đều có bộ máy chính quyền, người dân bầu ra bộ máy này
để điều hành hoạt động của đất nước, đứng đầu là Chính phủ, tiếp đến là chính
quyềnc địa phương. Việc hoạt động của chính quyền đất ớc phải chi phí,
và chi phí này do dân đóng thuế, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước hay các khoản đóng góp, viện trợ... Và trong một thời điểm nhất định, khi
các khoản thu không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, nhà nước cần huy động
nguồn lực ở cả trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của
mình. Vậy nên, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, tổng chi tiêu Chính
phủ lớn hơn tổng các nguồn thu.
1.1.1. Khái niệm
“Nợ công” là khái niệm tương đối phức tạp, một cách khái quát nhất, có thể
hiểu “nợ công” là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ
trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân
sách, thế, nợ chính phủ, nói cách khác, thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến
một thời điểm nào đó.
1.1.2. Phân loại
Theo thời hạn đi vay, nợ công được chia thành nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ
trung hạn (dưới 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Theo phạm vi huy động
vốn, nợ công bao gồm nợ vay trong nước nợ vay nước ngoài.
Căn cứ Điều 4, Luật Quản nợ công 2017 quy định:
“1. Nợ Chính phủ bao gồm:
a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của N nước,
ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
6
b) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước,
quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước vay khác theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.”
1.1.3. Tác động 2 mặt của nợ công đến nền kinh tế
*) Tác động tích cực
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực Nhà nước, tăng cường nguồn vốn phát triển
sở hạ tầng ng khả năng đầu tư đồng bộ, từ đó gia tăng năng lực sản xuất
cho nền kinh tế.
- Vay nợ tạo nguồn lực giúp chính phủ chủ động trong cân đối nguồn lực tài
chính, khắc phục sự thiếu hụt vốn trong các hoạt động thức đẩy kinh tế - hội.
- Nợ công giúp chính phủ tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi của người dân
thông qua việc phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực cho quốc gia, sử dụng
vào các công việc chung nhằm phát triển đất nước. Điều này đem lại lợi ích kinh
tế cho cả khu vựcng lẫn khu vực
- Huy động nợ công cũng giúp chính phủ tận dụng được nguồn vốn từ nước
ngoài, từ các tổ chức tài chính quốc tế các quỹ đầu tư. Nguồn vay nước ngoài
sẽ là nguồn tài trợ chủ yếu cho các nước đang trong giai đoạn phát triển mà
không làm thoái lui đầu tư khi đầu tư chính phủ tăng cao
- Nợ công góp phần bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, trong khi việc in tiền
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tăng thuế, giảm đầu cùng các chính sách
khác phải được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài thì cần vay
nợ để đắp khi các nguồn khác chưa đáp ứng kịp
- Nợ công góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. Khi vay nợ từ ớc ngoài cần
sự nỗ lực cải cách về các mặt trong nền kinh tế của nước đi vay nợ, và việc tiếp
cận với máy móc, thiết bị, công nghệ của các nước cho vay là cơ hội lớn để học
hỏi hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
7
*) Tác động tiêu cực
- Nợ công tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, vị thế chính trị của một quốc gia.
Việc vay nợ trong nước sẽ đẩy lãi suất lên cao, tăng chi phí, giảm đầu tư và
thể dẫn đến “thoái lui đầu tư”. Đối với nợ vay nước ngoài hiệu ứng “thoái lui
đầu tư” có thể được giảm bớt nhưng lại dẫn đến sự không ổn định về tỷ giá,
khiến đầu tư sụt giảm, do đó làm suy giảm kinh tế và gia tăng lãi suất trong
nước. Sự phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ sẽ kéo tụt vị thế chính trị
của một quốc gia
- Nợ công có thể dẫn đến gia tăng lạm phát. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất
tăng, chi phí đầu tư tăng làm tăng giá thành sản phẩm. Khi vay nợ nước ngoài,
trong ngắn hạn dòng ngoại tệ chảy vào sẽ gây tăng giá đồng nội tệ, gia tăng nhập
khẩu và làm giảm xuất khẩu ròng. Trong dài hạn, áp lực trả cả gốc và lãi bằng
đồng ngoại tệ sẽ làm tăng cầu về ngoại tệ, đồng nội tệ giảm giá, do đó chi phí
đầu vào nhập khẩu tăng lên, vì vậy làm tăng giá thành hàng hóa
- Nợ công tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ. Nguồn vay dồi
dào nếu không được sử dụng hợp dễ dẫn đến nợ chồng nợ, mất khả năng thanh
toán và hiệu ứng domino. Minh chứng rõ ràng và bài học kinh nghiệm cho các
quốc gia khác chính là câu chuyện khủng hoảng nợ công của Hy Lạp. Cuộc
khủng hoảng kéo nền kinh tế Hy Lạp thụt lùi 16 năm, GDP chỉ còn tương đương
với mức của năm 2002.
1.2. Khủng hoảng nợ công
Nợ công được sử dụng hiệu quả hay trở thành nợ xấu nằm khả năng quản
tài chính của từng quốc gia. Do vậy, các quốc gia cần đề ra những chính sách
nghiêm ngặt để quản lí nợ công, sử dụng có hiệu quả, thực hiện được mục tiêu,
đặc biệt đ tránh xảy ra tình trạng “khủng hoảng nợ công”
1.2.1. Khái niệm
Khủng hoảng nợ công vấn đề kinh tế - tài chính của các quốc gia mất khả
năng trả nợ, làm chao đao nền kinh tế. Thu không đáp ứng nổi, trong khi chính
phủ đi vay ở nhiều nơi, thông qua nhiều hình thức để chi, lâu dần dẫn đến mất
khả năng chi trả, nợ mới chồng nợ cũ, lãi mẹ đẻ lãi con.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
8
Khủng hoảng nợ công bùng nổ khi khoản nợ của chính phủ đã ở mức không
an toàn so với quy nền kinh tế đồng thời kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp.
1.2.2. Dấu hiệu
Khủng hoảng nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu cơ bản như:
- Lãi suất trái phiếu do chính phủ phát hành tăng mạnh, việc phát hành
thêm trái phiếu ngày càng trở nên khó khăn hơn
- Thâm hụt ngân sách lớn, chính phủ phải tìm kiếm, kêu gọi viện trợ từ các
quốc gia khác hoặc các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới
- Nợ công gia tăng vượt quá ngưỡng an toàn và chính phủ không có khả
năng chi trảc khoản nợ đến hạn
- Hệ thống thể chế, giám sát không theo kịp những biến động của thị trường
tài chính
- Lòng tin của công chúng, của các nđầu giảm sút mạnh dẫn đến thoái
lui đầu tư và có khả năng xảy ra các cuộc đình công, biểu tình.
1.2.3. Nguyên nhân
Khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công
- Mức chi tiêu chính phủ ng cao so với tổng mức thu dẫn đến ngân sách
bị thâm hụt
- Nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân
sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm là nhân tố
giảm nguồn thu ngân sách. Hệ thống thuế với mức thuế cao và các điều
luật vô lý, phức tạp cùng sự điều tiết thiếu hiệu quả cũng là nguyên nhân
dẫn đến trốn thuế kinh tế ngầm
- Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn nước ngoài và sự dụng, quản vốn vay
thiếu hiệu quả
- Sự thiếu tính minh bạch trong các số liệu thống kê sẽ dẫn đến lung lay
lòng tin của các nhà đầu tư dễ đưa đến làn sóng ạt rút tiền khỏi quốc
gia này.
1.2.4. Ảnh hưởng
*) Đối với các nước vay nợ
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
9
Khủng hoảng nợ công có ảnh hưởng tiêu cực đến các nước vay nợ, làm mất
độ xếp hạng tín dụng quốc gia, xuất hiện hiện tượng “thoát lui đầu tư”, gia
tăng lạm phát, làm tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, GDP sụt giảm nghiêm
trọng, thất nghiệp gia tăng một cách nhanh chóng, những người nghèo lại
càng thêm nghèo đói do thắt chặt các chính sách công để giải quyết tình trạng
nợ, vì thế gây nên bức xúc lớn trong xã hội, bùng nổ các cuộc đình công
biểu tình.
Nợ công càng nhiều càng khiến các “con nợ” phụ thuộc vào các nước
“chủ nợ”, điều này kéo tụt vị thế chính trị của một quốc gia, lúc này những
nước lớn lại càng dịp can thiệp sâu vào những nước đang phát triển. Điển
hình như Mỹ đã từng muốn biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của Mỹ.
*) Đối với các nước cho vay
Bức tranh kinh tế - hội các quốc gia cho vay nợ trong giai đoạn khủng
hoảng nợ công của các nước đi vay cũng khá u ám. Các quốc gia đi vay nợ
rơi vào khủng hoảng, trì trệ, ngừng nhập khẩu từ các nước cho vay gây nên
sự sụt giảm trong kinh tế của quốc gia chủ nợ. Và khi các con nợ lớn tuyên
bố không có khả năng thanh toán nợ, các nước chủ nợ phải chịu thâm hụt
một số tiền đáng kể, đồng thời hệ thống tài chính quốc tế cũng bị lung lay.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP
2.1. Hy Lạp trước khủng hoảng nợ công
Hy Lạp là một quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Nam Âu, là một trong
những nền văn minh rực rỡ nhất của thời kỳ cổ đại. Năm 1981, quốc gia này gia
nhập Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập Eurozone (khu vực sử dụng đồng tiền
chung Euro) năm 2001. Dân số Hy Lạp khoảng 11,08 triệu dân (năm 2008).
Trước khủng hoảng, nền kinh tế Hy Lạp kphát triển với thế mạnh về du
lịch, ngoài ra các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản
xuất các thiết bị công nghệ cao và kinh tế biển cũng phát triển nhanh.
Hy Lạp nhiều khoáng sản: Boxit, quặng sắt, niken,...
Hy Lạp là quốc gia nhận viện trợ lớn nhất của EU với 3,3% GDP. Cơ cấu
kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 80,6%, công nghiệp 15,9% nông
nghiệp 3,5%.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
10
Ở Hy Lạp, chi tiêu cho lĩnh vực công chiếm 40% GDP và GDP bình quân
đầu người bằng khoảng 2/3 của các nền kinh tế sử dụng đồng tiền chung Euro.
Du lịch chiếm khoảng 18%, người lao động chủ yếu người nhập , làm việc
trong lĩnh vực công nghiệp. Tăng trưởng kinh tế trung bình của Hy Lạp khoảng
4,3% từ năm 2003 đến năm 2007 so với mức trung bình của các quốc gia thuộc
khu vực Eurozone 3,1%.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp là 10,2% trong khi mức trung bình của Liên
minh châu Âu 10%, tuy vậy nước này lại duy trì được mức độ tăng trưởng cao
so với các nước trong EU 16.
Nhờ những biện pháp thúc đẩy kinh tế hiệu quả và việc tham gia vào khu vực
đồng tiền chung Euro đưa nền kinh tế của Hy Lạp cùng mức sống người dân
được cải thiện rõ rệt. Chỉ số phát triển con người đứng thứ 22 thế giới, tốc độ
tăng trưởng cao. Bình quân giai đoạn 2000-2009, GDP của Hy Lạp tăng khoảng
3,1%. GDP năm 2009 đạt khoảng 333 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người
đạt khoảng 15360 USD/năm (khoảng 29000 USD/năm theo PPP).
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm và tỉ lệ thất nghiệp của Hy Lạp giai đoạn 2003-
2011
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng hàng năm 2004 – 2007 khoảng 4% do một phần
đầu tư vào Thế vận hội Athens 2004, phần còn lại là sự gia tăng của tín dụng
tiêu dùng. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Hy Lạp chỉ còn là 0,7%. Năm
2009 GDP tăng trưởng âm đạt mức -2,5%, đây là kết quả của cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới, cùng với đó sự chi tiêu quá lãng phí của Athens 2004.
Chính phủ Hy Lạp khi ấy hi vọng nhờ sự thành công của Olympic, du lịch được
thúc đẩy, vị thế đất nước Hy Lạp tăng cao, từ đó giúp kinh tế vượt lên. Tuy
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
11
nhiên trong thực tế, một kỳ Olympic tiêu tốn đến 8 tỷ 954 triệu bảng Anh (theo
Ủy ban Olympic Hy Lạp) khiến nước này từng bước rơio khủng hoảng.
Tháng 2/2009, thủ tướng Hy Lạp thừa nhận nền kinh tế Hy Lạp đang ở trong
tình trạng cần đặc biệt quan tâm do khoản nợ công tăng cao rất đang lo ngại ở
nước này.
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, báo cáo thâm hụt ngân sách trung
bình của Hy Lạp 5% so với mức 2% của khu vực châu Âu, thâm hụt tài khoản
vãng lai 9% so với trung bình chung 1% theo thống kê của IMF (Quỹ tiền t
quốc tế). Và cho đến năm 2009 nước này lâm vào khủng hoảng, đối diện với
nhiều thách thức lớn như tăng nợ công (115% GDP), thâm hụt ngân sách ở mức
kỉ lục 13,6%, nguyên nhân do chi tiêu chính phủ quá nhiều, thất nghiệp, lạm
phát, 20% dân số sống dưới mức khổ sở. Cả thâm hụt ngân sách lẫn nợ nước
ngoài đều trên mức cho phép theo qui định của liên minh tiền tệ kinh tế EU.
2.2. Hy Lạp trong thời khủng hoảng
Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp tiềm ẩn các nguy cơ bùng phát từ trước
năm 2009, như thâm hụt ngân sách triền miên, nợ công tăng cao, chính phủ chi
tiêu mạnh tay mà không tạo ra giá trị thật cho nền kinh tế và hoàn thành nghĩa
vụ trả nợ, chính sách tài khóa lỏng lẻo, thông tin không minh bạch.
(Ngòi nổ của cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất châu Âu bắt nguồn vào
năm 2009, khủng hoảng tập trung trong 3 năm 2009, 2010, 2011).
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
12
(Có thể thấy, tỷ lệ nợ công / GDP của Hy Lạp những năm 2000 2005 đều
ổn định dưới mức 105%, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2006 2009 thì tỷ lệ này đã
tăng vọt, luôn trên mức 105%. Đỉnh điểm năm 2009 với 112.9%).
Cuối tháng 9/2009, chỉ vài tuần trước khi b đánh bại trong cuộc tổng tuyển
cử ngày 4/10/2009, chính quyền của Thủ tướng Costas Karamanlis cho biết
thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp ở mức 6-8% so với GDP.
Tháng 10/2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào Hy Lạp bắt đầu lung lay do
sau khi chiến thắng, tân thủ tướng George Papandreou đưa ra con số ước tính
thâm hụt ngân sách 12,9%, gần gấp đôi con số ước tính lúc đó 6,7% gấp
hơn 4 lần mức cho phép của một quốc gia sử dụng đồng Euro.
Ngày 8/12/2009, khủng hoảng leo thang khiến mức trái phiếu của Hy Lạp sụt
giảm nhanh chóng sau khi bị tổ chức Fitch hạ bậc tín nhiệm về nợ dài hạn từ A-
xuống BBB+.
Ngày 12/9/2009, Thủ tướng Papandreou tuyên bố thẳng tay với nạn tham
nhũng, đánh thuế 90% lên các khoản thưởng của giới “cá mập” ngân hàng, cấm
toàn bộ các khoản tiền cho quan chức điều hành khu vực công. Sau đó 10 ngày,
Quốc hội thông qua dự thảo ngân sách nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách 4%.
Trước tình hình đó, đã nổ ra các cuộc biểu tình bạo lực của hàng nghìn công
nhân phản đối chính sách cắt giảm ngân sách y.
Tới cuối tháng 11, những lo ngại về tình trạng vỡ nợ của Dubai World lại
dấy lên những quan ngại về khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợ quốc gia hàng loạt
của các chính phủ dưới sức ép của khủng hoảng tài chính, mà Hy Lạp với những
khoản nợ nước ngoài lớn (300 tỷ Euro) đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt.
Những nghi ngờ về các số liệu thống kê không chính xác, không được báo cáo
và hoạt động cải cách không ổn định đã làm giảm xếp hạng tín dụng của Hy Lạp
vào cuối năm 2009 khiến nước này rơi vào khủng hoảng tài chính. Đáng báo
động hơn, nền kinh tế lớn thứ 27 thế giới này rất có thể chính kíp nổ của toàn
bộ hệ thống tài chính và tiền tệ châu Âu.
Vào ngày 11/2/2010, Đức phản đối gói cựu trợ nhanh Hy Lạp cho rằng
quốc gia này cần phải tự mình xoay sở để giải quyết vấn đề.
Đứng trước tình thế bất lợi như vậy, chính phủ Hy Lạp vẫn tiếp tục chào bán
các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động thêm vốn cho chi tiêu. Chính ph
Hy Lạp đã vay được 10,6 tỉ USD vào tháng 1/2010; 6,7 tỉ USD vào tháng
3/2010 và 2,07 tỉ USD vào tháng 4/2010 cùng mức lãi suất rất cao. Không chỉ
dừng lại ở đó, Hy Lạp còn vay thêm 71,8 tỉ USD bằng các thỏa thuận trực tiếp
với các nước các tổ chức quốc tế để thanh toán các khoản nợ đang đến gần.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
13
Điều này càng làm cho nợ công của quốc gia này tăng cao trong khi khả năng
thanh toán nợ rất giới hạn.
Kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” mới được chính phủ Hy Lạp đề ra sau cuộc
họp với EU và IMF công bố vào ngày 3/3/2010, bao gồm cắt giảm quỹ hưu trí,
cắt lương thưởng tại khu vực công, ban hành thuế cao với những xa xỉ phẩm.
Ngày 23/4/2010, Hy Lạp tuyên bố mất khả năng trả nợ, chính thức kêu gọi
hỗ trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF các nước thuộc Eurozone.
(Những số liệu trên bảng cho thấy liên tục những năm 2010 2014, tỷ lệ nợ
công / GDP của Hy Lạp luôn ở mức báo động và có xu hướng tăng (ngoại trừ
năm 2013 sụt giảm nhưng không đáng kể). Đỉnh điểm năm 2015 là 175%, cao
hơn mức đỉnh điểm giai đoạn trước đó (2009) là 62%).
Để cứu vãn tình hình Hy Lạp, trong cuộc họp tối ngày 20/5/2010, Bộ trưởng
Tài chính các nước châu Âu cho Hy Lạp vay 110 tỷ Euro trong 3 năm với lãi
suất bình quân là 5%/năm, trong đó các nước châu Âu hỗ trợ 80 tỷ Euro IMF
hỗ trợ 30 tỷ Euro. Bên cạnh đó, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân
sách xuống còn 12% trong năm 2010 và đưa về dưới mức 3% theo tiêu chuẩn
của EU 2013. Hy Lạp buộc phải tiến hành nhiều chính sách khắc khổ hơn, và
bởi vậy các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra. Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận
được 2 gói cứu trợ trị giá 240 tỷ Euro.
Do kinh tế lún sâu vào suy thoái, mặc dù đã cam kết thực hiện các biện pháp
“thắt lưng buộc bụng”, mức thâm hụt ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2011 của
Hy Lạp vẫn lên đến 18,1 tỉ USD, tăng mạnh so với 14,813 tỉ USD cùng năm
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
14
ngoái. Hy Lạp tiếp tục đứng trước nguy vỡ nợ rất cao, nợ công chiếm 172%
GDP. Hy Lạp cần thêm các khoản vay mới.
Ngày 21/07/2011, Eurozone IMF tiếp tục cho Hy Lạp vay 229 tỷ USD với
lãi suất 3,5%/năm, đáo hạn 30 năm và có thể gia hạn thời gian hoàn trả thêm 10
năm, nhắm giúp nước này khôi phục nền kinh tế. Eurozone cũng đã đưa ra một
số hình thức bảo lãnh trái phiếu chính phủ của Hy Lạp để các ngân hàng của Hy
Lạp có thể tiếp tục được các Ngân hàng Trung ương châu Âu hỗ trợ thanh
khoản.
Từ sau 2012, nhờ các biện pháp tài chính thắt chặt, tình trạng nợ công tại
nước này dần hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực cho
không chỉ Hy Lạp còn cả h thống kinh tế tài chính châu Âu.
So sánh thâm hụt ngân sách và nợ của Hy Lạp với một số nước châu Âu
Nguồn: EC
(Mức thậm hụt ngân sách của Hy Lạp đứng thứ hai châu Âu sau UK; nợ
chính phủ trên GDP đứng thứ hai châu Âu sau Ý. Hai số liệu trên cho thấy nền
kinh tế Hy Lạp đang trên đà suy thoái nặng nề kíp nổ kinh tế cho toàn khu
vực EU).
2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
2.3.1. Đối với Hy Lạp
Giới đầu quốc tế cùng quan ngại đến khả ng thanh toán các khoản
nợ khổng lồ của Hy Lạp do thâm hụt ngân sách kéo dài và thường xuyên vay
thêm nợ. Do đó S&P, Moody’s và Fitch liên tục hạ xếp hạng tín dụng của trái
phiếu chính phủ nước ngoài, giai đoạn hạ xuống mức CCC (theo Fitch đây
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
15
mức cận kề phá sản) do đó việc Chính phủ Hy Lạp vay thêm nợ mới hết sức
khó khăn.
Xếp hạng tín dụng giảm, kéo theo đó giá trái phiếu chính phủ cũng giảm
theo, để huy động được vốn chính phủ buộc phải tăng lãi suất của các chứng
khoán chính phủ. Từ năm 1998 - 2011, lãi suất trung bình của trái phiếu chính
phủ Hy Lạp 5,21% (mức cao nhất 11,39% vào thời điểm tháng 12/2010
mức thấp nhất là 3,23% vào thời điểm tháng 9/2005).
Đứng trước nguy cơ vỡ nợ, chính phủ Hy Lạp buộc phải thông qua các
chính sách khắc khổ, thắt chặt chi tiêu. Chính sách khắc khổ này đã tạo nên một
làn sóng biểu tình mạnh mẽ từ phía người dân.
Chính phủ Hy Lạp cần phải giảm thâm hụt ngân sách, và để làm được
điều này cần tăng thuế. Khi tăng thuế, vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) sụt
giảm do sức hấp dẫn của nền kinh tế đã giảm đi.
Nợ đầm đìa, Hy Lạp có thể mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính
quốc tế, những điều kiện ưu đãi kèm theo khoản vay mất đi, lãi suất cho vay sẽ
rất cao thậm chí trong trường hợp xấu nhất không thể huy động được nguồn vốn.
Ảnh hưởng mạnh mẽ và có thể thấy rõ nhất là sự sụt giảm GDP, khủng
hoảng khiến GDP Hy Lạp liên tục sụt giảm mạnh, kéo nền kinh tế nước này thụt
lùi 16 năm.
Việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế làm giảm đầu tư, gia tăng thất nghiệp, tỉ
lệ thất nghiệp càng gia tăng trầm trọng.
2.3.2. Đối với hệ thống ngân hàng Châu Âu trên thế giới
Theo Bloomberg, giá dầu và đồng Euro giảm ngay sau khi Hy Lạp thông
báo các biện pháp ngăn chặn dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng và gây
áp lực cho các chủ nợ nhượng bộ trước khi chương trình cứu trợ hết hạn vào
ngày 29/6 . Chỉ số chứng khoán Đức DAX sụt 2,9% xuống 11.161,41 điểm trong
phiên giao dịch sớm, còn chỉ số chứng khoán Pháp CAC giảm 3,4% xuống
4.887,69. Chỉ số FTSE 100 của Anh mất 1,6% xuống 6.643,83.
Hy Lạp là một quốc gia nhỏ của Eurozone, chỉ đóng góp khoảng 2,4%
GDP cho khu vực nhưng nhiều người lo ngại Hy Lạp vỡ nợ sẽo theo hiệu ứng
domino. Sau Hy Lạp là Italia, suy thoái từ 2011 với khoản nợ 130,3% GDP, kế
đến Bồ Đào Nha với 127,2%, Ireland 125,1%, Tây Ban Nha 88,2%.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
16
Nếu Hy Lạp rời EU sẽ khiến EU mất toàn bộ các khoản tín dụng cấp cho
Athens thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Hỗ trợ khẩn cấp
hiện mức khoảng 331 tỷ Euro (480 tỉ USD).
Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, thiệt hại của các ngân hàng
Pháp và Đức nếu Hy Lạp vỡ nợ lần lượt là 56,9 và 23,8 tỷ USD. Bên cạnh đó,
Hy Lạp cũng mượn nợ từ các chủ nợ khác như Italia, Tây Ban Nha, Quỹ tiền tệ
quốc tế IMF, Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB,... Nếu nước này buộc phải
rời Eurozone, các chủ nợ trên sẽ phải xóa nợ cho Hy Lạp, để lại hậu quả kinh tế
hết sức nặng nề.
Tác động đầu tiên của khủng hoảng nợ công châu Âu đồng euro trượt
giá so với các đồng tiền khác, gây thiệt hại nặng nề cho khối nước trong
Eurozone.
Hậu quả của các chính sách “thắt lưng buộc bụng” tại khu vực này làm
cho tăng trưởng kinh tế đều thấp và thậm chí có tăng trưởng âm, nhiều quốc gia
suy yếu nền kinh tế và phải mất một thời gian mới có thể phục hồi, các ngân
hàng và tổ chức tài chính có thể sẽ phải phá sản hàng loạt nếu đồng tiền chung
euro tan vỡ.
Hy Lạp vỡ nợ đồng nghĩa với chi tiêu từ các nước châu Âu giảm sút, Mỹ
cũng đang đứng bên bờ vực suy thoái. Hai đối tác lớn lâm vào khủng hoảng
khiến nhu cầu hàng hóa từ Trung Quốc khả năng giảm mạnh, điều này thể
ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là đồng tiền chung euro tan
vỡ, điều này làm dập tắt hy vọng về sự hợp tác quốc tế ở tầm khu vực cũng như
toàn thế giới. Euro là một đồng tiền mạnh, nếu Euro sụp đổ sẽ rất khó để các
quốc gia đang phát triển ước vào một hình thức hội nhập kinh tế cao hơn.
2.4. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan Nhân tố trong nước
Nguyên nhân đầu tiên có thể kẻ đến là tăng trưởng kinh tế sụt giảm và
mức tiết kiệm trong nước thấp. Tốc độ tăng trưởng GDP từ sau năm 2008 bắt
đầu thấp hơn so với mức mà Cơ quan Thống kê Hy Lạp dự báo. Trong báo cáo
chính thức, Bộ Tài chính Hy Lạp đề xuất nhu cầu thực hiện cải cách kinh tế để
nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, trong khi một số cơ quan khác lại đề
nghị giảm tiền lương và phúc lợi xã hội, chuyển nhu cầu chi tiêu hiện tại của
Chính phủ từ lĩnh vực phi tăng trưởng (ví dụ: quân sự) sang lĩnh vực kích thích
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
17
tăng trưởng. Mặt khác, vào thập niên 90, tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân
của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như
Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do
vậy, đầu tư trong nước bị phụ thuộc vào các dòng vốn đến từ bên ngoài, cộng
thêm việc lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu
Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy
Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp
tăng cường vay nợ tài trợ vốn nước ngoài cho chi tiêu công.
(Nguồn: Morgan Stanley)
(Đường màu tím đại diện cho Hy Lạp đường liên tục tăng cao nhất lần lượt
chạm mốc 147.8% và 172%).
Nguyên nhân thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân
sách. Sự mất cân đối tài khóa khổng lồ diễn ra trong suốt các năm từ 2004-2009,
trong đó sản lượng danh nghĩa tăng 40%, chi tiêu công tăng 87%, mức tăng của
doanh thu thuế chỉ ở mức 31%. Bộ Tài chính Hy Lạp đưa ra mục tiêu khôi phục
cân bằng tài khóa bằng cách tăng cường cắt giảm chi tiêu thường xuyên (mức
chi tiêu chỉ được phép tăng 3,8% trong giai đoạn 2009-2013, thấp hơn mức lạm
phát dự kiến là 6,9%) và tổng thu ngân sách theo kế hoạch sẽ tăng 31,5% từ năm
2009 - 2013 bằng cách tăng thu thuế và cải cách sâu rộng hệ thống thu thuế vốn
không hiệu quả. Trong giai đoạn này, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp thường
xuyên vượt quá mức 3% GDP cho phép của Liên minh châu Âu.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
18
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản
lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so
với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ
không được cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh
hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du
lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế
Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách
nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu
công để kích thích kinh tế. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm
2008 cũng làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công. Đến tháng 01/2010, nợ công
của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.
- Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất
khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho
chi tiêu công. Dự đoán tỷ lệ số người trên 64 tuổi của Hy Lạp sẽ tăng từ 19%
năm 2007 lên 32% năm 2060. Người về hưu được hưởng một khoản tiền tương
đương với 70-80% mức lương chính thức trước khi về hưu chưa kể những lợi
ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở
các quốc gia châu Âu khác. Ướcnh tổng số tiền chi trả cho lương u khu vực
công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050). Theo đánh giá
của các nhà kinh tế, bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của Hy
Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.
Nguyên nhân thứ ba là sự dễ dãi khi tiếp cận với vốn nước ngoài và sử
dụng vốn không hiệu quả. Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên
tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh
tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý nhưng thực tế bộ
máy quản trị đất nước đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu
như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ. Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn
đầu tư nước ngoài và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả của chính phủ Hy
Lạp đã dẫn đến hậu quả mức nợ công ngày càng tăng.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
19
(Như trên bảng ta thấy được, lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm do Hy
Lạp phát hành luôn ở mức thấp hơn quy định của cân đối kế toán ECB. Điều
này cho biết các ngân hàng đang trong tình trạng thừa vốn, hay nói cách khác,
khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn yếu, từ đó gây ra những chi
tiêu không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lãi suất liên tục xuống thấp như vậy sẽ
khiến cho những nhà đầu tư ngân hàng thua lỗ những khoản lớn, thể phải
tăng lãi suất trên thị trường tín dụng hoặc lại đầu tư vào trái phiếu chính phủ
với rủi ro lớn).
Nguyên nhân thứ tư cho cuộc khủng hoảng nợ công này là nguồn thu
giảm sút do kỷ luật tài khóa lỏng lẻo cũng như tham nhũng dẫn đến thâm hụt
ngân sách khổng lồ.
- Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm
nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế
không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP (so với mức 15,6% GDP
của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc Singapore; 11,3% GDP của Nhật
Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự
điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trốn thuế kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.
- Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp một trong những nước tỷ
lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Không chỉ công nhân viên chức không
chịu nộp thuế, mà việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ trung ương đến địa
phương. Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong
cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những
người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
20
là những người quyết định thời gian giấy phép xây dựng được cấp và các quan
chức địa phương ng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Akis Tsochatzopoulos đã phải nhận mức án 8 năm
giam và 520.000 euro tiền phạt vì tội khai gian về tài sản sở hữu và trốn thuế.
Nguyên nhân thứ năm đó là sự thiếu minh bạch trong thống kê kinh tế
và niềm tin của các nhà đầu tư. Giai đoạn 2004 - 2009, Eurostat ghi nhận các
số liệu thống kê tài khóa của Hy Lạp và được báo cáo là các con số này đã được
điều chỉnh. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất
niềm tin của các nhà đầu quốc gia này đã tạo dựng được với cách
một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt
khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong
việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính
nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay
đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì
minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng nợ công của
Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh
sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để
khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô. Do vậy, hiệu
lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.
Năm 2010, Bộ Tài chính Hy Lạp báo cáo sự cần thiết phải khôi phục lòng
tin của các nhà đầu tư tài chính và kiện toàn các vấn đề trong phương pháp luận
thống trước đó bằng cách thành lập tổ chức Dịch vụ Thống kê quốc gia với
cách pháp lý độc lập và loại bỏ dần sự can thiệp, kiểm tra của Chính phủ để từ
đó cải thiện tính chính xác của các báo cáo số liệu thống kê tài chính.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
21
Nhận xét chung: Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ
nguyên nhân chính khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với
những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát dẫn
đến hậu qu thâm hụt ngân sách của Hy Lạp vượt hơn 13% GDP tổng
nợ công chiếm tới gần 130% GDP (năm 2010).
2.4.2. Nguyên nhân khách quan (do tình hình thế giới/ châu Âu bấy
giờ) nhân tố quốc tế
Trên thực tế, trước năm 2008 đã tồn tại vấn đề chênh lệch nợ công lớn
giữa các quốc gia thuộc khối Eurozone, khi Hy Lạp, Italia thường xuyên có
mức nợ công trên 100% GDP, trong khi có lúc nợ công của Ireland chỉ ở mức
27% GDP và Tây Ban Nha thường chỉ ở mức 50% GDP. Nhiều khoản nợ xấu
của các nước trong khu vực Eurozone đã được đẩy lên cao do đầu cơ bất động
sản bằng nhiều khoản vay thế chấp tài sản đảm bảo dưới chuẩn. Đặc biệt, Chính
phủ Hy Lạp đã giấu diếm nhiều khoản nợ công sau khi vung tiền vào xây dựng
sở hạ tầng phục vụ Olympic Athen năm 2004.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu khởi đầu từ Mỹ vào
năm 2008, nợ công các nước thành viên EU đều tăng đáng kể, hầu hết đều vượt
quá ngưỡng quy định (60%) của khối, trong đó, điển hình là Italia và Hy Lạp
đều có mức nợ công lần lượt lên tới 112,5% và 126,7% GDP năm 2009. Khi 2
năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010, lên 9,73% vào
tháng 7/2010, thế giới nhận ra rằng Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ, đây chính là dấu
hiệu khởi đầu cho cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại EU.
Khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland và các
quốc gia khác trong khu vực Eurozone. Giai đoạn 2010-2015, diễn biến nợ công
của khu vực Eurozone ngày càng xấu đi, khi mức nợ công chung tăng từ 65%
GDP năm 2007 lên 91,6% GDP năm 2013 và ngân sách các nước liên tục trong
tình trạng thâm hụt vượt quá mức giới hạn 3% mà EU quy định. Tỷ lệ nợ công
của Ireland tăng từ 23,9% năm 2007 lên 110,3% GDP trong năm 2011; nợ công
của Bồ Đào Nha tăng từ 68,4% năm 2007 lên 96,2% GDP trong năm 2010. Đỉnh
điểm của cuộc khủng hoảng nợ công là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Ireland Cộng hoà Síp đã phải xin cứu tr khẩn cấp để tránh vỡ nợ.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
22
Đến năm 2011, khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone đã trở thành
nguy nh hưởng nghiêm trọng lớn nhất đến thế giới, khi Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Italia Ireland tiếp bước Hy Lạp lâm vào tình trạng sắp phá sản.
Theo thống kê của Eurostat, tính đến cuối năm 2014, nợ công ở khu vực
Eurozone lên tới 91,9% GDP, mức cao nhất kể từ khi đồng Euro được lưu hành
từ năm 1999. Năm 2014, chi tiêu công của các nước trong Eurozone tương
đương 49% GDP, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 46,6% GDP.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp cũng đến từ tác
động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Quá trình hình thành
đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn (hàng hóa, vốn và sức lao động
được tự do hóa hoàn toàn) nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo
hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhỏ,
năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự thách thức; hơn thế nữa, nếu một
quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh
tranh thấp t họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân
sách giảm, chi an sinh hội cao. Hy Lạp chính là minh chứng cho điều này.
Theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập
khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được
chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí
thuận lợi về giao thông quốc tế như: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một
nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU. Nhưng đối với các quốc gia nhỏ
hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không những không nhận được nguồn thu
nào mà thậm chí đó còn là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu
thụ tại nước mình. Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để
tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính ph buộc phải gia
Các ớc bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ công Hy Lạp (2011)
140.00%
120.00%
100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
130.30%
127.20%
125.10%
Khoản nợ (% GDP)
Ý
Bồ Đào Nha
Ireland
Tây Ban Nha
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
23
tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình, góp phần
càng làm gia tăng thâm hụt ngân sách.
Làn sóng di dân tại Hy Lạp
2.4.3. Nguyên nhân khác
Giữa năm 2004, Hy Lạp chi tới 9 tỷ Euro để tổ chức Olympic, biến Thế
vận hồi mùa 2004 trở thành kỳ Olympic "đắt đỏ nhất" tại thời điểm đó.
Olympic Athen được coi là nguyên nhân trực tiếp đẩy Hy Lạp vào cuộc khủng
hoảng nợ kéo dài cho đến tận bây giờ. Lạm chi cho Olympic đã làm tăng nợ
công và thâm hụt ngân sách của ớc này.
Thế vận hội Olympic Hy Lạp Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
24
Để nhận được quyền đăng cai Thế vận hội, chính phủ Hy Lạp đã mạnh tay
đầu tư cho hàng loạt các công trình phục vụ cho các sự kiện thể thao cũng như
các công trình liên quan, và trông đợi đây sẽ là một cái phao cứu sinh cho nền
kinh tế vốn trì trệ của quốc gia này. Với chi phí gần 9 tỉ euro (khoảng 11 tỉ
USD), Thế vận hội Athens là kỳ Olympic tốn kém nhất trong lịch sử tính đến
thời điểm đó. Theo tờ Huffington Post, con số 9 tỷ euro này trên thực tế đã vượt
gần “gấp đôi” so với dự toán ban đầu, bởi hàng loạt chi phí phát sinh vào phút
chót, trong đó gồm gần 1 tỷ euro để đảm bảo an ninh cho sự kiện sau mối lo
ngại khủng bố từ vụ 11/9.
Để phục vụ Olympic, chính phủ Hy Lạp đã xây mới Sân vận động, Làng
Olympic với quy mô hoành tráng. Vấn đề là tại thời điểm năm 2001, quốc gia
này vừa trải qua một thời gian dài phấn đấu để đủ tiêu chuẩn gia nhập Liên minh
châu Âu (EU), do vậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Chính những khoản
chi tiêu hoang phí để được đăng cai Olympic đã làm trầm trọng thêm tình trạng
nợ công. Chỉ vài ngày sau lễ bế mạc, chính quyền Athens đã báo cáo nợ công đã
lên tới 168 tỉ euro, trong đó chi phí tổ chức Thế vận hội chiếm đến 5,3% con s
thâm hụt này.
Năm 2005, Hy Lạp chính thức là quốc gia châu Âu đầu tiên phải chịu sự
giám sát tài chính của EU. Trong báo cáo hồi tháng 2/2014, hãng Bloomberg
cho biết nợng của Hy Lạp vẫn mức rất cao, chiếm tới 180% GDP. Nếu thực
hiện thành công điều kiện ràng buộc các chủ nợ đưa ra để đổi lấy các gói cứu
trợ, thì ít nhất cũng phải đến năm 2020, nợ công của nước này mới có thể giảm
xuống mức 124% GDP.
Hứng chịu gánh nặng từ việc đăng cai Olympic 2004 không ai khác chính
những người dân Hy Lạp. Để nhận được các khoản cứu trợ, chính phủ nước
này phải cắt giảm chi tiêu ngân sách, bao gồm trợ cấp xã hội, y tế... khiến đời
sống của người dân đi xuống. Thất nghiệp nước này trong những m gần đây
luôn chiếm khoảng ¼ lực lượng lao động, đỉnh điểm có lúc lên tới 27,7%.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
25
CHƯƠNG III: HY LẠP, CHÂU ÂU DẪU “CẠN TÌNH”
NHƯNG KHÔNG THỂ “BUÔNG TAY”
Hy Lạp thời điểm đó giống như một “thuộc địa kinh tế” và nằm trên bờ vực
sụp đổ. Đứng trước nguy cơ đó, những nhà lãnh đạo châu Âu biết rõ họ cần làm
gì, và cũng chỉ có họ mới có quyền quyết định xem điều gì sẽ diễn ra sau đây
liệu có nên để Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng tiền chung (Eurozone), hay đưa ra
đường hướng nào khác cho nền kinh tế này, bắt đầu bằng việc giảm dần số nợ
khổng lồ không thể nào trả nổi. Rõ ràng căng thẳng leo thang là vậy, nhưng c
Hy Lạp và EU vẫn có những lý do để xem xét thêm về tương lai có nên thật sự
“chia ly” hay không.
3.1. Về phía Hy Lạp
3.1.1. Hy Lạp đối mặt với tương lai ảm đạm hay đi
Ngày 5/7, người dân Hy Lạp đã tiến hành bỏ phiếu quyết định ra đi hay lại khối
đồng tiền chung Eurozone.
Nếu quyết định là “Có” thì ngay lập tức chính phủ Hy Lạp sẽ vào cuộc
để đàm phán về những gói cứu trmới, đồng nghĩa với điều đó là ngân hàng của
đất nước này cũng được tái mở. Nhưng điều này có thể khiến cho Hy Lạp phải
tuân thủ những chính sách khắc khổ trong nhiều năm liền, cuộc sống của người
dân có quay lại trạng thái bình thường mới hay không lại là một câu chuyện
khác. Không những thế, gói cứu trợ mới không thể được giải quyết ngay lập tức
trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi thế mà Hy Lạp vẫn phải đối mặt với tình
thế khó khăn trước mắt.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
26
Nếu quyết định là “Không” thì Athens có nguy cơ phải đối mặt với lần
vỡ nợ thứ hai với khoản vay 3.49 tỷ euro cho ECB vào ngày 20/7. Kể từ khi
tuyên bố vỡ nợ trước đó vào ngày 1/7, tại đất nước Hy Lạp, các cửa hàng cạn
kiệt lương thực thực phẩm và thuốc men, ngành du lịch đối mặt với làn sóng
hoãn, hủy chuyến và các ngân hàng tuyên bố họ chỉ còn 1 tỷ euro tiền mặt cho
đến hết cuối tuần - tương đương vỏn vẹn 90 euro mỗi đầu người ở đất nước 11
triệu dân này. Nếu Athens vỡ nợ một lần nữa, liệu đất nước này có thể đứng
vững qua cơn khủng hoảng? Ngoài ra, chính sách kiểm soát vốn đã gây xáo trộn
không ít trong đời sống kinh tế Hy Lạp do việc giảm nhập khẩu, từ thuốc men
cho nhà thương, thức ăn gia súc cho nông dân, cho đến các sản phẩm tiêu dùng
trong các cửa hiệu. Ngay cả các tờ báo cũng phải giảm trang vì thiếu giấy. Nếu
rời khỏi khối EU, tình hình còn thể tồi tệ hơn.
3.1.2. Tình huống tốt nhất khi rời EUROZONE cũng tình huống tệ nhất
Nếu Hy Lạp rời đi, trường hợp tốt nhất là gì?
Khi chấp nhận những thỏa thuận mà các chủ nợ đưa ra, chắc chắn sẽ có
những chính ch “Thắt lưng buộc bụng” – đè bẹp lên nền kinh tế Hy Lạp. Ra đi
sẽ khó, nhưng giải thoát. Hy Lạp sẽ vỡ nợ châu Âu và bắt đầu ra mắt một loại
tiền tệ mới. Đồng Drachma mới sẽ mất giá nhanh chóng, doanh nghiệp Hy Lạp
bán được nhiều hàng xuất khẩu hơn (mặt hàng về dầu oliu tốt, giá rẻ).
Người dân Hy Lạp phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng”
Trong khi đó, du lịch mở cửa và thu hút du khách tới tham quan nghỉ
dưỡng với giá cả phải chăng. Người Hy Lạp sẽ thấy tài khoản tiết kiệm ngân
hàng của mình phần lớn sẽ bị xóa sổ, đổi từ Euro sang mệnh giá tiền Drachma ít
giá trị hơn.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
27
Nhưng lẽ sau tất cả sẽ thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Mặt khác,
nếu họ là một phần của đồng Euro thì mãi mãi tương lai sẽ ảm đạm và bị ghì
chặt với tỷ lệ thất nghiệp là 25%.
Nhưng hậu quả đen tối hơn cả gì?
Viễn cảnh trên tìm ra lối thoát ở hàng hóa xuất khẩu, nhưng sự thật là Hy
Lạp không là một nước xuất khẩu tiềm năng, chính xác hơn là chưa sẵn sàng trở
thành một nước xuất khẩu lớn để tự mình thoát nợ. dụ cụ thể ng hóa xuất
khẩu chủ yếu là dầu mỏ tinh chế của Hy Lạp lại cần một lượng nhập khẩu dầu
thô khác để sản xuất. Mà dầu mỏ thì lại được định giá bằng đồng đô la trên thị
trường quốc tế, nên đồng Drachma mất giá chỉ đem lại thêm nhiều bất lợi cho
các nhà máy lọc dầu Hy Lạp không tạo ra lợi nhuận như mong muốn.
Trong khi đó, không có điều gì chắc chắn khi một đồng tiền giá rẻ sẽ giúp
ích nhiều cho du lịch. Bởi một đất nước có tình hình kinh tế chính trị phức tạp sẽ
có thể dẫn đến bạo loạn và nhiều tệ nạn, lượng du khách thực tế sẽ không nhiều
như kì vọng.
Bất ổn bạo loạn và biểu tình tại Hy Lạp
Ngoài ra, Hy Lạp còn tiềm ẩn những vấn đề khác cần phải lo lắng. Các
tập đoàn và doanh nghiệp của đất nước này sẽ vẫn mắc phải những khoản nợ
Euro, sẽ khó trả hơn khi đồng tiền mới mất giá, có thể dẫn đến phá sản. Ngoài
ra, chính vì các khoản nợ không hoàn toàn biến mất ngay cả khi Chính Phủ
ngừng trả nợ, bởi thế Hy Lạp sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm người mua mới
khoản nợ của mình trong tương lai.
Việc chính phủ in thêm tiền để giải quyết thậm hụt trong nhiều năm là
điều khó tránh khỏi, điều này sẽ gây ra lạm phát cao, lãi suất giảm, đầu tư đồng
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
28
loạt giảm theo, kéo theo đó là sản lượng xuống dốc, tăng tỷ lệ thất nghiệp, có lẽ
hơn cả con số 25%. Không những thế, cần một khoản tiền khổng lồ khác để điều
chỉnh giá hàng hóa.
Và tổng kết lại, Hy Lạp hoàn toàn có thể kết thúc với đồng tiền lao dốc,
lạm phát đáng sợ, hàng loạt công ty phá sản không có khả năng tiếp cận với
tín dụng.
Vậy có thể thấy rằng, cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp nhìn chung đều
đem lại rủi ro, các nhà lãnh đạo cần tìm ra một hướng đi giải quyết vấn đề có
tính lâu dài và toàn diện, nhất là trong tình hình kinh tế Hy Lạp vẫn còn phụ
thuộc vào EU. Cuối cùng, trả lời phỏng vấn trên nhật báo Il Messaggero, Th
tướng Italy Matteo Renzi cũng cho rằng, bất kể kết quả trưng cầu thế nào thì
châu Âu vẫn phải đàm phán lại. Ông còn cho rằng, kể cả nếu phần đông cử tri
Hy Lạp bỏ phiếu "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, thì Athens
cũng sẽ không ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu như những dự
đoán trước đó.
3.2. Về phía Châu Âu
3.2.1. Khối Euro mất đi uy tín vị thế
Do chính phủ Hy Lạp không muốn bỏ đồng euro, khối euro sẽ khó có thể
trục xuất một thành viên bất chấp ý muốn ở lại của thành viên này. Sự chia tay
như vậy sẽ diễn ra một cách hết sức “thô bạo”, và Hy Lạp có rất nhiều lý do để
kiện khối euro.
Trước việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone, những người bi quan sngay lập
tức cho rằng, EU đang bắt đầu tan rã. Mà những đánh giá tiêu cực như vậy, hẳn
sẽ tác động xấu đến vị thế của EU.
Hy Lạp ra đi khỏi Eurozone cũng y nên thiệt hại không kể xiết cho uy
tín của đồng Euro châu Âu, khi cho thấy thực tế bất kỳ cách thành
viên của quốc gia nào trong khối đồng tiền chung cũng thể bị huỷ bỏ.
3.2.2. Các nước sẽ phải trợ giúp “nhân đạo”
Trước khi Hy Lạp có thể thiết lập một hiện trạng bình thường mới, với
một đồng tiền mới bị mất giá, Hy Lạp, nước vốn nhập khẩu phần lớn các loại
nhu yếu phẩm (thuốc men, năng lượng), với cán cân thương mại luôn thiếu hụt,
sẽ cần được trợ giúp để đáp ứng những nhu cầu đẳng.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
29
3.2.3. Các chủ nợ sẽ bị “quỵt” tiền
Chủ nợ của Hy Lạp rất nhiều, bao gồm cả nước ngoài đến ngân hàng
Châu Âu. Nếu bị “đuổi” ra khỏi vùng euro, khó có khả năng là Hy Lạp sẽ thanh
toán các món nợ 80% là nợ công. Chỉ riêng các nước thành viên của khu vực
đồng euro và Quỹ Ổn định châu Âu (EFSF) hoạt động dưới sự bảo đảm của
chính các nước này, hiện đang nắm giữ 131 tỷ euro công trái Hy Lạp, tức là một
nửa trên tổng số nợ. Phần còn lại ở trong tay Ngân hàng Trung ương châu Âu và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, từng rất ít khi bị quỵt nợ.
Điều tốt nhất là chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ có thể đạt được một thỏa
thuận về việc xóa nợ. Một chuyên gia giải thích: “Nếu xảy ra tình trạng vỡ nợ
toàn diện đối với Hy Lạp, thì các bên sẽ phải đối mặt với nhiều năm tranh cãi
pháp lý”. Do đó, có rất nhiều khả năng là ngay sau ngày Hy Lạp rời bỏ vùng
euro, các chủ nợ con nợ sẽ lại ngồi vào bàn để thương lượng một kế hoạch tái
triển hạn món nợ Hy Lạp.
3.2.4. Hậu quả trên mặt địa chính trị
Vấn đề di dân, nhập cư bất hợp pháp vào các quốc gia Châu Âu luôn là
vấn đề nhức nhối. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vừa được công bố, thì
ngày càng có nhiều người vượt Địa Trung Hải chọn ngả Hy Lạp thay vì chọn
đường ở chính giữa và qua ngả nước Ý. Hơn bao giờ hết, Châu Âu cần đến Hy
Lạp để quản lý vấn đề người xin tỵ nạn.
Một vấn đề khác nữa là trước tình hình bất ổn ở khu vực bờ biển phía
Nam Địa Trung Hải, Hy Lạp trọng tâm trong hệ thống bố phòng của NATO,
cũng như của Mỹ, nước có một căn cứ cho hạm đội 6 ở Souda, Hy Lạp, không
xa bờ biển Syria.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
30
Nếu cộng thêm vào yếu tố ổn định của Hy Lạp trước các láng giềng vùng
Balkan luôn bất ổn, thì việc cần phải duy trì Hy Lạp trong Liên Hiệp Châu
Âu là tất yếu.
3.2.5. Gây ra hiệu ứng lan truyền cho các nước khác
Như đã trình bày ở trên, hiệu ứng Domino hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể,
một số chính phủ các nước, đặc biệt Bồ Đào Nha Tây Ban Nha, đang đặc
biệt quan sát diễn biến ở Hy Lạp. Chính phủ ở những quốc gia này lo lắng về
việc Athens rời khỏi Eurozone sẽ làm tăng cường các đảng và phong trào chống
thắt lưng buộc bụng và chống euro trong quốc gia của họ.
Đó nỗi lo ngại trước mắt của các quốc gia có nền kinh tế yếu kém hơn, như
Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, vì hoa lợi từ trái phiếu chính phủ của họ chỉ
tăng khiêm tốn sau đợt bỏ phiếu tại Hy Lạp. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về những lần
ra đi kế tiếp khỏi Eurozone chắc chắn là sẽ khiến các lãnh đạo châu Âu khó mà
phản ứng được trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
31
CHƯƠNG IV: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN NỢ CÔNG
CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
4.1. Thực trạng nợ công Việt Nam những năm gần đây
4.1.1. Những điều đã đạt được trong công tác quản nợ công trong giai
đoạn 2016-2020
Trong giai đoạn 2016-2020, việc quản lý nợ công ở nước cơ bản đã đáp
ứng được các mục tiêu đề ra đạt được một số kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu
an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc
hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần
làm tăng dư địa chính sách tài khóa , cụ thể n sau :
TT
Chi tiêu
Mục tiêu
hàng năm
2016
2017
2018
2019
Ước
năm
2020
Kết
quả
Dự
báo
2021
1.
Nợ công / GDP
≤65%
63,7%
61,4%
58,3%
55,0%
56,8%
Đạt
46,1%
2.
Nợ chính phủ
/GDP
≤54%
52,7%
51,7%
49,9%
48,0%
50,8%
Đạt
41,9%
3.
Nợ nước ngoài
quốc gia /GDP
≤50%
44,8%
49,0%
46,0%
47,1%
47,9%
Đạt
4.
Nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài quốc
gia / xk hàng hóa
dịch vụ
≤25%
29,7%
36,1%
37,5%
30,7%
34,6%
Không
Đạt
5.
Nghĩa vụ trả nợ
trực tiếp của
chính phủ / thu
NSNN
≤25%
15,8%
19,7%
16,1%
17,4%
24,1%
Đạt
27,4%
6.
Kỳ hạn phát
hành TPCP bình
quân (năm)
6-8
8,7
12,7
12,7
13,4
13-13,5
Đạt
Thứ nhất, nợ công / GDP giảm mạnh
Theo số liệu tỷ lệ nợng/GDP từ 63,7% m 2016 đã giảm đáng kể về
mức 55% năm 2019, ước chừng năm 2020 đạt 56,8%. Chỉ tiêu nợ Chính
phủ/GDP cũng giảm tương tứng từ 52,7% xuống 50,8% ước chừng năm 2020.
Nợ nước ngoài quốc gia/GDP xu hướng tăng nhẹ, từ mức 44,8% năm
2016 tăng lên 47,9% năm 2020. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu
ngân sách nhà nước tăng từ 15,8% năm 2016 lên mức 24,1% năm 2020.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
32
Tất cả các chỉ tiêu đều đạt được mức tiêu chuẩn mà Quốc Hội đưa ra. Duy
chỉ có chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/kim ngạch xuất khẩu
không đạt được điều đó khi mà năm 2016 đạt 29,7% nhưng năm 2020 ước
chừng tăng lên 34,6%. Nguyên nhân mà Chính phủ đưa ra là hoạt động rút vốn
và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức
tín dụng hàng năm tăng mạnh.
"Cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực, dư nợ công giảm từ mức đỉnh
63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55,0% GDP cuối 2019; tốc độ tăng
nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng
6,8%/năm giai đoạn 2016-2019; tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 38,9% năm
2011 lên 60,1% năm 2016 và 61,9% tổng dư nợ của Chính phủ cuối năm 2019;
đồng thời lãi suất giảm dần, kỳ hạn trả nợ tăng dần, cơ sở nhà đầu tư được mở
rộng, góp phần giảm rủi ro danh mục nợ Chính phủ", báo cáou.
Dự kiến cho năm 2021 là nợ công của Việt Nam tiếp tục giảm cực mạnh.
Mức vay, trả nợ của Chính phủ, của địa phương các hạn mức nợ như trên, dự
báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP trên cơ sở GDP đánh giá
lại (khoảng 58,6% trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại), nợ Chính phủ khoảng
41,9% GDP trên cơ sở GDP đánh giá lại (khoảng 53,2% trên cơ sở GDP chưa
đánh giá lại); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách
có thể lên đến mức 27,4%, một mức đáng báo động do đó cần phải có một vài
các biện pháp để kiểm soát mức chi tiêu này.
Thứ hai, huy động được khối lượng vốn lớn cho ngân sách nhà nước
(NSNN) và cho đầu tư phát triển
Góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - hội 5 năm
và hằng năm. Hầu hết các khoản vốn vay nợ công được sử dụng trực tiếp cho
các dự án đầu tư phát triển và trả nợ các khoản vay phát sinh trong giai đoạn
trước cho đầu tư công, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
kinh tế - xã hội đồng bộ, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong
những năm qua.
Thứ ba, thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa
vụ nợ đã cam kết với chủ nợ
Cải thiện phần nào hệ số tín nhiệm quốc gia. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của
Chính phủ so với thu NSNN duy trì trong giới hạn được Quốc Hội cho phép,
bình quân giai đoạn 2015-2020 khoảng 18,6% thấp hơn mức báo động 6,4%.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
33
Thứ , chính sách về quản nợ công, nợ Chính phủ đã từng bước
được hoàn thiện
Công tác quản lý nợ công đã được nhà nước cải thiện một cách chặt chẽ,
hiệu quả hơn theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị.
Luật Quản nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua nhằm thể chế
hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu
quả. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật như Nghị định của Chính
phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã kịp thời được ban hành, góp
phần tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về nợ công, phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ năm, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội
Những năm vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung thực
hiện các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) theo
hướng bền vững, gắn phát hành TPCP với tái cơ cấu danh mục TPCP theo
hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Dự kiến
cả năm 2020 kỳ hạn phát hành bình quân khoảng 13-13,5 năm, tăng khoảng 1,9
lần so với năm 2015 (6,9 năm); thời gian đáo hạn bình quân (ATM) danh mục
TPCP đạt khoảng 7,6-7,8 năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước (năm 2011
1,84 năm và 2015 là 4,44 năm).
Trong khi kỳ hạn bình quân TPCP đạt mức cao kỷ lục thì lãi suất phát
hành bình quân TPCP lại giảm liên tục nói lên hiệu quả của công tác phát hành
TPCP. Trong giai đoạn 2016-2020, mặt bằng lãi suất đã giảm từ mức 6,5%-
8,0%/năm đối với các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm thời điểm đầu năm 2016
xuống còn khoảng từ 1,2%-3,3%/năm (thời điểm cuối tháng 10/2020), trong đó
kỳ hạn 5 năm đến 30 năm có lãi suất thấp nhất từ trước đến nay. Việc lãi suất
phát hành TPCP giảm đã tạo điều kiện cho Chính ph tăng vay nợ tại th trường
trong nước, giảm vay nợ nước ngoài, qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo
hướng bền vững.
Thứ sáu, thành quả củng cố tài khóa kiềm chế nợ ng tạo địa
dự phòng chính sách để ứng phó với rủi ro
Phần nào cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Nỗ lực nâng cao chất lượng
quan hệ hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN), những thành tựu
kinh tế - xã hội nước ta đạt được đã được ghi nhận và phản ánh thông qua hệ s
tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đã đang được cải thiện. Việc nâng bậc XHTN
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
34
quốc gia thông điệp có ý nghĩa hết sức tích cực, nâng cao uy tín của quốc gia,
giảm chi phuy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ doanh nghiệp.
4.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản nợ công giai đoạn 2016-
2020
Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong 5 năm vừa qua. Vẫn còn một số
các tồn tại cũng như những khó khăn, hạn chế công tác quản nợ công của
Việt Nam phải đối mặt. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cấu nợ đã sự thay đổi
Đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, điều kiện
vay vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vẫn luôn là một bài toán khó đối với
Chính Phủ. Đặc điểm chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ ghi nhận thách
thức về điều kiện vay vốn nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn trong khi thị trường
vốn trong nước còn chưa thực sự phát triển. Quy mô thị trường trái phiếu trong
nước còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài với mức lãi suất
thấp trong trung, dài hạn là tương đối khó khăn. Chính phủ đánh giá với tốc đ
giải ngân như hiện nay thì k thể hoàn thành được chỉ tiêu của Quốc hội đề
ra năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2016-2020
Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính Phủ so với tổng thu
NSNN có xu hướng tăng mạnh
5 năm vừa qua, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính Phủ so với thu NSNN
thay đổi không ổn định với xu hướng tăng nhanh vào cuối giai đoạn. Nguyên
nhân chủ yếu có lẽ là do các khoản TPCP trong nước phát hành trong giai đoạn
trước để cân đối NSNN đã đến hạn trả nợ . Mặt khác, tình hình thu NSNN năm
2020 bị sụt giảm mạnh trước tác động của đại dịch Covid-19, ước cả năm thu
NSNN giảm 12,5% so với dự đoán .
Thứ ba, kỳ hạn TPCP chưa đa dạng
Quá trình huy động vốn của Chính Phủ gặp một số áp lực nhất định tại
một số thời điểm; thị trường TPCP chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn
đối với kỳ hạn ngắn và còn thiếu nhà đầu dài hạn.
Việc tập trung huy động TPCP kỳ hạn dài trong các năm vừa qua vài
khăn, như
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
35
(1) Trên thị trường TPCP chỉ các công cụ kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên,
không có lãi suất tham chiếu cho các kỳ hạn ngắn.
(2) Tại thời điểm thị trường có biến động mạnh không phát hành được kỳ
hạn ngắn, để n định thị trường...
4.2. Một vài giải pháp cho công tác quản nợ công
4.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ.
Đối với vốn vay được hòa đồng chung vào NSNN, bao gồm các khoản
vay trong nước: Cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia,
các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan toả
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, dự án liên vùng, liên địa phương.
Vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ được sử dụng cho
chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Sử dụng vốn nước
ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa
hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải được
kiểm soát một cách chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ
những tác động của vay vốn đến cân đối ngân sách, dư nợ công, nợ Chính phủ
nghĩa vụ trả nợ.
4.2.2. Tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhiệm vụ vay của NSNN với mức chi
phí, rủi ro một cách hợp lí
Thắt chặt nguyên tắc vay đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu
tư phát triển, chỉ chi khi mà còn trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong
khả năng trả được nợ. Các mục tiêu về tăng trưởng, bội chi, đầu tư công cần
đảm bảo đồng bộ, thống nhất với mục tiêu an toàn nợ.
Tổ chức huy động vốn cho NSNN cho đầu phát triển với chi phí, rủi
ro hợp lý. Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài
nước. Trong nước, cần đa dạng hóa kỳ hạn phát hành, bao gồm cả kỳ hạn dưới 5
năm, để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần hình thành đường cong
lãi suất chuẩn với đầy đủ các kỳ hạn tham chiếu cho các công cụ nợ cũng n
các thành phần kinh tế khác.
Sáng tạo phát triển đa dạng các loại hàng hóa trên thị trường; phát triển
sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn trong và ngoài nước cho các dự án
bảo vệ môi trường.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
36
Bố trí nguồn vốn để trả nợ đúng hạn.
4.2.3. Hoàn thiện thể chế chính sách về quản nợ công triển khai công
cụ quản nợ chủ động.
Rà soát lại toàn bộ nghị định, luật, bổ sung sửa đổi để hoàn thiện về quy
định thể chế, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ:
Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa
phương đảm bảo nhất quán với quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017.
Tăng cường năng lực quản lý nợ công, Tập trung hình thành các cơ quan
quản nợ quốc gia chuyên nghiệp, hiện đại theo thông lệ quốc tế theo đúng chỉ
đạo tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị; nâng cao trình độ công chức
làm công tác quản lý nợ; củng cố, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác
quản lý nợ.
4.2.4. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN
Đối với nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ, khẩn trương xử lý
dứt điểm các dự án gặp khó khăn trả nợ của giai đoạn trước liên quan đến vướng
mắc pháp lý, thủ tục hành chính và trách nhiệm của các đối tượng được bảo
lãnh.
Bổ sung chế tài đểng cao trách nhiệm thanh toán trả nợ của đối tượng
được bảo lãnh, tránh tình trạng chuyển nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp thành
nghĩa vụ nợ của Nhà nước khi Chính phủ phải trả nợ thay với vai trò là người
bảo lãnh.
Tăng cường quản rủi ro tài khóa phát sinh từ hoạt động vay về cho vay
lại, tăng trách nhiệm trả nợ vay lại của gắn với sự chủ động quyết định vay của
địa phương, gắn trách nhiệm trả nợ vay lại với mức độ tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
4.2.5. Tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững, cải thiện chỉ tiêu an toàn nợ; tích
cực triển khai nghiệp vụ quản nợ chủ động để giãn áp lực trả nợ tập
trung cao vào một số thời điểm
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
37
Dựa vào các điều kiện thuận lợi của thị trường để tích cực thực hiện các
nghiệp vụ mua lại, hoán đổi để cơ cấu lại danh mục nợ trong nước và nước
ngoài của Chính phủ theo hướng bảo đảm, bền vững, góp phần giãn nghĩa vụ trả
nợ gốc qua các năm, giảm áp lực thanh khoản cho NSNN.
Tiếp tục phát hành TPCP gắn với tái cấu nợ công, nợ Chính phủ theo
hướng ưu tiên phát hành TPCP kỳ hạn dài khi thị trường thuận lợi để vừa huy
động vốn cho NSNN, vừa kéo dài kỳ hạn bình quân danh mục nợ TPCP.
4.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai minh bạch về nợ
công
C. KẾT LUẬN
thể thấy, gánh nặng về nợ công một vấn đề nan giải kéo theo nhiều hệ
lụy, đè nặngn vai của người dân mối quan tâm lo ngại của bất cứ nhà
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
38
lãnh đạo nào phải chịu trách nhiệm khoản nợ công. Bởi thế, sử dụng những
khoản vay một cách hiệu quả trách nhiệm chung của tất cả mọi người chứ
không phải của riêng ai.
Từ cuộc khủng hoảng châu Âu nói chung cụ thể là Hy Lạp nói riêng, ta
thể thấy nền kinh tế toàn cầu đang tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro, khi tăng
trưởng kinh tế đang còn dựa vào nguồn vốn nước ngoài rất nhiều, cùng với
những chính sách sai lầm như chi tiêu công quá tay gây nên thậm hụt lớn, tham
nhũng hối lộ làm thất thoát đi tài chính quốc gia,… Thiết nghĩ những vấn đề ấy
là những tồn tại lớn khó có thể giải quyết nhanh chóng, nhưng nếu chúng ta
không từng bước khắc phục và cải thiện, thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng,
như chính cuộc khủng hoảng của Hy Lạp là ví dụ điển hình. Đối với nền kinh tế
Việt Nam, chỉ có cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng cùng
với sự giám sát chặt chẽ trong chi tiêu công mới giúp chúng ta phát triển bền
vững trong những năm tiếp theo.
Hy vọng sẽ có thêm nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa về vấn đề khủng
hoảng nợ công này một đề tài kinh tế phức tạp và cấp thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nợ công gì? Ảnh hưởng của nợ công đến nền kinh tế - bePro.vn /
Quản trị hiệu quả.
lOMoARcPSD| 36066900
KHNG HONG N CÔNG HY LP
39
2. Khủng hoảng nợ công, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu
Báo Nhân Dân, Chu Hồng Thắng.
3. Toàn cảnh về nợ công Hy Lạp pgbankresearch.
4. Chuyện sẽ xảy ra khi Hy Lạp vỡ nợ - VnExpress, Đức Anh Thu.
5. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp Ngân hàng nnước
Việt Nam.
6. Thực trạng quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và định hướng giải
pháp cho giai đoạn mới Tạp chí Tài chính, Bài đăng trên Tạp chí Tài
chính kỳ 2 tháng 12/202đ.
7. Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam không ngừng giảm VnEconomy,
Bạch Huệ.
8. What Will Happen to Greece If It Leaves the Euro? SLATE,
JORDAN WEISSMANN.
9. Opinion: Five reasons why Greece won't exit the euro DW.com
| 1/41

Preview text:

lOMoAR cPSD| 36066900 0 lOMoAR cPSD| 36066900 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
A. GIỚI THIỆU ............................................................................... 2 I.
Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 2
II. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2
III. Tổng quan nghiên cứu đề tài và điểm mới ................................................................... 2
IV. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4
B. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................5 1.1.
Nợ công .................................................................................................................... 5 1.2.
Khủng hoảng nợ công ............................................................................................ 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP ...........................................9 2.1.
Hy Lạp trước khủng hoảng nợ công ..................................................................... 9 2.2.
Hy Lạp trong thời kì khủng hoảng ..................................................................... 11 2.3.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp ............................................ 14 2.4.
Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp ............................................. 16
CHƯƠNG III: HY LẠP, CHÂU ÂU – DẪU “CẠN TÌNH” NHƯNG KHÔNG THỂ “BUÔNG
TAY” .................................................................................................................................................
25 3.1.
Về phía Hy Lạp ..................................................................................................... 25 3.2.
Về phía Châu Âu .................................................................................................. 28
CHƯƠNG IV: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY ...............................................................................................................................
31 4.1.
Thực trạng nợ công ở Việt Nam những năm gần đây ....................................... 31 4.2.
Một vài giải pháp cho công tác quản lí nợ công ................................................ 35
C. KẾT LUẬN ................................................................................ 38 lOMoAR cPSD| 36066900 LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của mỗi quốc gia, bao gồm các nước phát triển hay đang phát
triển, luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức tiềm tàng về khủng hoảng tài
chính. Trong số rất nhiều những mối lo ngại đó, “khủng hoảng nợ công” là một
vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc về lâu dài. Gần đây nhất có một quốc
gia châu Âu đã trải qua cơn “ác mộng kinh tế” ấy, trở thành bóng ma hiện hữu
làm đau đầu liên minh Châu Âu, đe dọa đến lợi ích đồng tiền chung của khối
này và tốn rất nhiều giấy mực của những nhà phân tích.
Hy Lạp, một đất nước của bề dày lịch sử văn hóa cùng những câu chuyện
thần thoại, đã và đang từng bước “lội ngược dòng” khỏi cơn lũ nợ công kéo dài
gần 10 năm gây nên nhiều tác động xấu đối với kinh tế, xã hội và chính trị. Cuộc
khủng hoảng đó qua đi như một bài học kinh nghiệm cho các nhà lãnh đạo
chung trên thế giới và chính phủ Hy Lạp nói riêng, về những chính sách và
đường lối cần đúng đắn và cẩn trọng hơn.
Đây là một đề tài rộng và có tính bao quát, trong giới hạn của tiểu luận
này, nhóm 5 khoa Luật TMQT xin chỉ trình bày hiểu biết qua những vấn đề sau:
Chương I: Cơ sở lý thuyết – Trình bày tổng quan về nợ công và khủng hoảng
nợ công là cơ sở nghiên cứu đề tài.
Chương II: Phân tích khủng hoảng nợ công Hy Lạp – Phân tích diễn biến,
nguyên nhân và tác động của nó đến với nền kinh tế.
Chương III: Hy Lạp, Châu Âu dẫu “cạn tình” nhưng không thể “buông tay”
– Nêu lên những lý do của cả hai phía khiến cho Hy Lạp không rời khỏi khối
đồng tiền chung Eurozone và Liên minh Châu Âu EU.
Chương IV: Tình hình công tác quản lý nợ công của Việt Nam những năm
gần đây
– Trình bày thực trạng nợ công của Việt Nam và rút ra biện pháp. 1 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP A. GIỚI THIỆU
I. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh từng bước tiến của thế giới đang ngày càng hội nhập,
thương mại, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức
và quốc gia. Song song với lợi ích mà kinh tế đem lại là nhiều nguy cơ tiềm
tàng, cụ thể là nguy cơ về khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng về nợ công.
Với guồng quay không ngừng thay đổi của thế kỉ 21, trong vòng 20 năm qua,
chúng ta đã được chứng kiến nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác nhau lâm
vào tình trạng khủng hoảng nợ, tình trạng quá tải, tình trạng đáng báo động, để
lại hậu quả và tác động xấu đến đời sống xã hội của người dân. Bên cạnh hiện
trạng về “kíp nổ kinh tế” ấy là những bài phân tích của các nhà kinh tế học,
trang thông tin truyền thông liên tục đưa tin và nêu lên quan điểm ở nhiều góc
độ khác nhau nhằm tìm ra giải pháp và rút kinh nghiệm cho những đường lối và
chính sách sai lầm trước đó. Điều này đã chứng minh cho tầm quan trọng của
việc nghiên cứu về nợ công. Tiếp nối quá trình nghiên cứu đó, nhóm sinh viên
khoa Luật quyết định lựa chọn đề tài “KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP”
– Đất nước minh chứng điển hình cho khủng hoảng nợ chính phủ – Để củng cố
hơn cho kiến thức nền tảng về kinh tế vĩ mô và tình hình nền kinh tế thế giới.
Qua đó hiểu được nguyên nhân của những nguy cơ về khủng hoảng, diễn ra như
thế nào và ảnh hưởng tới đất nước ra sao, phục vụ cho nghiên cứu lâu dài sau này về kinh tế vĩ mô.
II. Mục đích nghiên cứu
Phân tích toàn cảnh diễn biến cuộc khủng hoảng, tác động của nó đến với
nền kinh tế và xã hội của quốc gia nói riêng và thế giới nói chung như là một bài
học rút kinh nghiệm về đường lối và chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời, chúng
tôi tóm tắt sơ lược tình hình công tác quản lý nợ công của Việt Nam những năm
gần đây, đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết thực trạng nợ chính phủ của nước ta.
III. Tổng quan nghiên cứu đề tài và điểm mới
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu những tài liệu về khủng hoảng nợ
công Hy Lạp, chúng tôi đã tổng hợp được một số bài báo, phân tích trên nhiều
góc độ khác nhau, cụ thể là: 2 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Vềề nguyên nhân, có “Nợ công Hy Lạp: Nguyên nhân bản chấất”
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Cung cp thông tin vềề nguyên nhân
của nợ công, bản cht nợ công và đưa ra những yềấu tốấ chủ quan gây nên cuộc
khủng hoảng tại Hy Lạp. Tuy nhiên, bài báo chưa đề cập tới những nguyên
nhân khách quan bên ngoài - phần yếu tố không nhỏ dẫn tới cuộc khủng hoảng.
Về diễn biến, có “Chặng đường đưa Hy Lạp tới cảnh vỡ nợ” – Báo Điện
tử VnExpress: Tóm tắt sơ lược những mốc thời gian cuộc khủng hoảng. Mặc dù
những mốc thời gian được sắp xếp cụ thể nhưng những sự kiện điển hình thiếu
chi tiết quan trọng về số liệu, ngoài ra các cột mốc thời gian còn bị trùng lặp.
Về hậu quả, có “Hậu quả của Hy Lạp vỡ nợ trên thị trường châu Âu” –
Công An TP. HCM: Có đề cập qua tới những ảnh hưởng tiêu cực cuộc khủng
hoảng về mặt kinh tế. Tuy nhiên lại chưa trình bày toàn diện những phương diện
quốc tế khác cũng như trong nước.
Và còn có những bài tiểu luận nghiên cứu khác như: Khủng hoảng nợ
công Hy Lạp (Trường ĐH Ngoại Thương - 2011); Vấn đề về khủng hoảng nợ
công tại Hy Lạp; Bồ Đào Nha và bài học rút ra cho Việt Nam
; Khủng hoảng về
nợ công ở Châu Âu; ...

Qua đây, ta có thể thấy vấn đề về nợ công nói chung và khủng hoảng nợ
công Hy Lạp nói riêng đã và đang được nghiên cứu và quan tâm, như là bài học
kinh nghiệm cần được đúc rút và cải thiện. Tuy nhiên trong số những bài nghiên
cứu ấy vẫn còn những hạn chế trên phương diện về diễn biến, nguyên nhân và
ảnh hưởng. Bởi thế, bài tiểu luận của nhóm sẽ tổng hợp lại đầy đủ và toàn diện
hơn những phương diện đó.
Ngoài ra, bằng sự tìm tòi thêm và áp dụng kiến thức vĩ mô vốn có, bài
tiểu luận sẽ đưa ra những góc nhìn lý giải thêm về tình huống khác khi mà Hy
Lạp sẽ rời khỏi khối đồng tiền chung Châu Âu; lý do vì sao liên minh EU không
thể bỏ rơi con nợ của mình, cố chấp cho Hy Lạp vay đến hơn 500 tỷ euro và
không buông tay một thành viên có nền kinh tế suy thoái gây ra những hậu quả
tiêu cực cho khối đồng tiền chung, ngắt dở ước vọng trở thành một “liên bang
Châu Âu” của những nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc EU. 3 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
IV. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 1. Phạm vi
Khủng hoảng nợ tại Hy Lạp (2008 – 2015) và tình trạng quản lý nợ tại
Việt Nam 5 năm trở lại. 2. Đối tượng
Nghiên cứu về nợ công, khủng hoảng nợ công (Nguyên nhân, diễn biến,
tác động) tại Hy Lạp; thực trạng, giải pháp cho nợ công tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: như phân tích, tổng hợp, khái quát
hoá... nhằm xác lập cơ sở lí luận cho đề tài và lựa chọn cho các công cụ nghiên cứu.
Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được bằng cách tính %, tính trung bình. 4 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
B. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Nợ công
Mỗi một quốc gia đều có bộ máy chính quyền, người dân bầu ra bộ máy này
để điều hành hoạt động của đất nước, đứng đầu là Chính phủ, tiếp đến là chính
quyền các địa phương. Việc hoạt động của chính quyền đất nước phải có chi phí,
và chi phí này do dân đóng thuế, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước hay các khoản đóng góp, viện trợ... Và trong một thời điểm nhất định, khi
các khoản thu không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, nhà nước cần huy động
nguồn lực ở cả trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của
mình. Vậy nên, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, tổng chi tiêu Chính
phủ lớn hơn tổng các nguồn thu.
1.1.1. Khái niệm
“Nợ công” là khái niệm tương đối phức tạp, một cách khái quát nhất, có thể
hiểu “nợ công” là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ
trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân
sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến
một thời điểm nào đó.
1.1.2. Phân loại
Theo thời hạn đi vay, nợ công được chia thành nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ
trung hạn (dưới 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Theo phạm vi huy động
vốn, nợ công bao gồm nợ vay trong nước và nợ vay nước ngoài.
Căn cứ Điều 4, Luật Quản lý nợ công 2017 quy định:
“1. Nợ Chính phủ bao gồm:
a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước,
ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh; 5 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
b) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước,
quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước.”

1.1.3. Tác động 2 mặt của nợ công đến nền kinh tế
*) Tác động tích cực
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực Nhà nước, tăng cường nguồn vốn phát triển
cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Vay nợ tạo nguồn lực giúp chính phủ chủ động trong cân đối nguồn lực tài
chính, khắc phục sự thiếu hụt vốn trong các hoạt động thức đẩy kinh tế - xã hội.
- Nợ công giúp chính phủ tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi của người dân
thông qua việc phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực cho quốc gia, sử dụng
vào các công việc chung nhằm phát triển đất nước. Điều này đem lại lợi ích kinh
tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư
- Huy động nợ công cũng giúp chính phủ tận dụng được nguồn vốn từ nước
ngoài, từ các tổ chức tài chính quốc tế và các quỹ đầu tư. Nguồn vay nước ngoài
sẽ là nguồn tài trợ chủ yếu cho các nước đang trong giai đoạn phát triển mà
không làm thoái lui đầu tư khi đầu tư chính phủ tăng cao
- Nợ công góp phần bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, trong khi việc in tiền
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tăng thuế, giảm đầu tư cùng các chính sách
khác phải được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài thì cần vay
nợ để bù đắp khi các nguồn khác chưa đáp ứng kịp
- Nợ công góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. Khi vay nợ từ nước ngoài cần có
sự nỗ lực cải cách về các mặt trong nền kinh tế của nước đi vay nợ, và việc tiếp
cận với máy móc, thiết bị, công nghệ của các nước cho vay là cơ hội lớn để học
hỏi và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. 6 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
*) Tác động tiêu cực
- Nợ công tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, vị thế chính trị của một quốc gia.
Việc vay nợ trong nước sẽ đẩy lãi suất lên cao, tăng chi phí, giảm đầu tư và có
thể dẫn đến “thoái lui đầu tư”. Đối với nợ vay nước ngoài hiệu ứng “thoái lui
đầu tư” có thể được giảm bớt nhưng lại dẫn đến sự không ổn định về tỷ giá,
khiến đầu tư sụt giảm, do đó làm suy giảm kinh tế và gia tăng lãi suất trong
nước. Sự phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ sẽ kéo tụt vị thế chính trị của một quốc gia
- Nợ công có thể dẫn đến gia tăng lạm phát. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất
tăng, chi phí đầu tư tăng làm tăng giá thành sản phẩm. Khi vay nợ nước ngoài,
trong ngắn hạn dòng ngoại tệ chảy vào sẽ gây tăng giá đồng nội tệ, gia tăng nhập
khẩu và làm giảm xuất khẩu ròng. Trong dài hạn, áp lực trả cả gốc và lãi bằng
đồng ngoại tệ sẽ làm tăng cầu về ngoại tệ, đồng nội tệ giảm giá, do đó chi phí
đầu vào nhập khẩu tăng lên, vì vậy làm tăng giá thành hàng hóa
- Nợ công tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ. Nguồn vay dồi
dào nếu không được sử dụng hợp lí dễ dẫn đến nợ chồng nợ, mất khả năng thanh
toán và hiệu ứng domino. Minh chứng rõ ràng và bài học kinh nghiệm cho các
quốc gia khác chính là câu chuyện khủng hoảng nợ công của Hy Lạp. Cuộc
khủng hoảng kéo nền kinh tế Hy Lạp thụt lùi 16 năm, GDP chỉ còn tương đương với mức của năm 2002.
1.2. Khủng hoảng nợ công
Nợ công được sử dụng hiệu quả hay trở thành nợ xấu nằm ở khả năng quản lí
tài chính của từng quốc gia. Do vậy, các quốc gia cần đề ra những chính sách
nghiêm ngặt để quản lí nợ công, sử dụng có hiệu quả, thực hiện được mục tiêu,
đặc biệt để tránh xảy ra tình trạng “khủng hoảng nợ công”
1.2.1. Khái niệm
Khủng hoảng nợ công là vấn đề kinh tế - tài chính của các quốc gia mất khả
năng trả nợ, làm chao đao nền kinh tế. Thu không đáp ứng nổi, trong khi chính
phủ đi vay ở nhiều nơi, thông qua nhiều hình thức để chi, lâu dần dẫn đến mất
khả năng chi trả, nợ mới chồng nợ cũ, lãi mẹ đẻ lãi con. 7 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Khủng hoảng nợ công bùng nổ khi khoản nợ của chính phủ đã ở mức không
an toàn so với quy mô nền kinh tế đồng thời kinh tế đạt ở mức tăng trưởng thấp.
1.2.2. Dấu hiệu
Khủng hoảng nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu cơ bản như:
- Lãi suất trái phiếu do chính phủ phát hành tăng mạnh, việc phát hành
thêm trái phiếu ngày càng trở nên khó khăn hơn
- Thâm hụt ngân sách lớn, chính phủ phải tìm kiếm, kêu gọi viện trợ từ các
quốc gia khác hoặc các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới
- Nợ công gia tăng vượt quá ngưỡng an toàn và chính phủ không có khả
năng chi trả các khoản nợ đến hạn
- Hệ thống thể chế, giám sát không theo kịp những biến động của thị trường tài chính
- Lòng tin của công chúng, của các nhà đầu tư giảm sút mạnh dẫn đến thoái
lui đầu tư và có khả năng xảy ra các cuộc đình công, biểu tình.
1.2.3. Nguyên nhân
Khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công
- Mức chi tiêu chính phủ tăng cao so với tổng mức thu dẫn đến ngân sách bị thâm hụt
- Nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân
sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm là nhân tố
giảm nguồn thu ngân sách. Hệ thống thuế với mức thuế cao và các điều
luật vô lý, phức tạp cùng sự điều tiết thiếu hiệu quả cũng là nguyên nhân
dẫn đến trốn thuế và kinh tế ngầm
- Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn nước ngoài và sự dụng, quản lí vốn vay thiếu hiệu quả
- Sự thiếu tính minh bạch trong các số liệu thống kê sẽ dẫn đến lung lay
lòng tin của các nhà đầu tư và dễ đưa đến làn sóng ồ ạt rút tiền khỏi quốc gia này.
1.2.4. Ảnh hưởng
*) Đối với các nước vay nợ 8 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Khủng hoảng nợ công có ảnh hưởng tiêu cực đến các nước vay nợ, làm mất
độ xếp hạng tín dụng quốc gia, xuất hiện hiện tượng “thoát lui đầu tư”, gia
tăng lạm phát, làm tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, GDP sụt giảm nghiêm
trọng, thất nghiệp gia tăng một cách nhanh chóng, những người nghèo lại
càng thêm nghèo đói do thắt chặt các chính sách công để giải quyết tình trạng
nợ, vì thế gây nên bức xúc lớn trong xã hội, bùng nổ các cuộc đình công và biểu tình.
Nợ công càng nhiều càng khiến các “con nợ” phụ thuộc vào các nước
“chủ nợ”, điều này kéo tụt vị thế chính trị của một quốc gia, lúc này những
nước lớn lại càng có dịp can thiệp sâu vào những nước đang phát triển. Điển
hình như Mỹ đã từng muốn biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của Mỹ.
*) Đối với các nước cho vay
Bức tranh kinh tế - xã hội các quốc gia cho vay nợ trong giai đoạn khủng
hoảng nợ công của các nước đi vay cũng khá u ám. Các quốc gia đi vay nợ
rơi vào khủng hoảng, trì trệ, ngừng nhập khẩu từ các nước cho vay gây nên
sự sụt giảm trong kinh tế của quốc gia chủ nợ. Và khi các con nợ lớn tuyên
bố không có khả năng thanh toán nợ, các nước chủ nợ phải chịu thâm hụt
một số tiền đáng kể, đồng thời hệ thống tài chính quốc tế cũng bị lung lay.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP
2.1. Hy Lạp trước khủng hoảng nợ công
Hy Lạp là một quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Nam Âu, là một trong
những nền văn minh rực rỡ nhất của thời kỳ cổ đại. Năm 1981, quốc gia này gia
nhập Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập Eurozone (khu vực sử dụng đồng tiền
chung Euro) năm 2001
. Dân số Hy Lạp khoảng 11,08 triệu dân (năm 2008).
Trước khủng hoảng, nền kinh tế Hy Lạp khá phát triển với thế mạnh về du
lịch, ngoài ra các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản
xuất các thiết bị công nghệ cao và kinh tế biển cũng phát triển nhanh.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản: Boxit, quặng sắt, niken,...
Hy Lạp là quốc gia nhận viện trợ lớn nhất của EU với 3,3% GDP. Cơ cấu
kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 80,6%, công nghiệp 15,9% và nông nghiệp 3,5%. 9 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Ở Hy Lạp, chi tiêu cho lĩnh vực công chiếm 40% GDP và GDP bình quân
đầu người bằng khoảng 2/3 của các nền kinh tế sử dụng đồng tiền chung Euro.
Du lịch chiếm khoảng 18%, người lao động chủ yếu là người nhập cư, làm việc
trong lĩnh vực công nghiệp. Tăng trưởng kinh tế trung bình của Hy Lạp khoảng
4,3% từ năm 2003 đến năm 2007 so với mức trung bình của các quốc gia thuộc khu vực Eurozone là 3,1%.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp là 10,2% trong khi mức trung bình của Liên
minh châu Âu là 10%, tuy vậy nước này lại duy trì được mức độ tăng trưởng cao
so với các nước trong EU – 16.
Nhờ những biện pháp thúc đẩy kinh tế hiệu quả và việc tham gia vào khu vực
đồng tiền chung Euro đưa nền kinh tế của Hy Lạp cùng mức sống người dân
được cải thiện rõ rệt. Chỉ số phát triển con người đứng thứ 22 thế giới, tốc độ
tăng trưởng cao. Bình quân giai đoạn 2000-2009, GDP của Hy Lạp tăng khoảng
3,1%. GDP năm 2009 đạt khoảng 333 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người
đạt khoảng 15360 USD/năm (khoảng 29000 USD/năm theo PPP).
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm và tỉ lệ thất nghiệp của Hy Lạp giai đoạn 2003- 2011
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng hàng năm 2004 – 2007 khoảng 4% do một phần
đầu tư vào Thế vận hội Athens 2004, phần còn lại là sự gia tăng của tín dụng
tiêu dùng. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Hy Lạp chỉ còn là 0,7%. Năm
2009 GDP tăng trưởng âm đạt mức -2,5%, đây là kết quả của cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới, cùng với đó là sự chi tiêu quá lãng phí của Athens 2004.
Chính phủ Hy Lạp khi ấy hi vọng nhờ sự thành công của Olympic, du lịch được
thúc đẩy, vị thế đất nước Hy Lạp tăng cao, từ đó giúp kinh tế vượt lên. Tuy 10 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
nhiên trong thực tế, một kỳ Olympic tiêu tốn đến 8 tỷ 954 triệu bảng Anh (theo
Ủy ban Olympic Hy Lạp) khiến nước này từng bước rơi vào khủng hoảng.
Tháng 2/2009, thủ tướng Hy Lạp thừa nhận nền kinh tế Hy Lạp đang ở trong
tình trạng cần đặc biệt quan tâm do khoản nợ công tăng cao rất đang lo ngại ở nước này.
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, báo cáo thâm hụt ngân sách trung
bình của Hy Lạp là 5% so với mức 2% của khu vực châu Âu, thâm hụt tài khoản
vãng lai 9% so với trung bình chung 1% theo thống kê của IMF (Quỹ tiền tệ
quốc tế). Và cho đến năm 2009 nước này lâm vào khủng hoảng, đối diện với
nhiều thách thức lớn như tăng nợ công (115% GDP), thâm hụt ngân sách ở mức
kỉ lục 13,6%, nguyên nhân do chi tiêu chính phủ quá nhiều, thất nghiệp, lạm
phát, 20% dân số sống dưới mức khổ sở. Cả thâm hụt ngân sách lẫn nợ nước
ngoài đều trên mức cho phép theo qui định của liên minh tiền tệ và kinh tế EU.
2.2. Hy Lạp trong thời kì khủng hoảng
Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp tiềm ẩn các nguy cơ bùng phát từ trước
năm 2009, như thâm hụt ngân sách triền miên, nợ công tăng cao, chính phủ chi
tiêu mạnh tay mà không tạo ra giá trị thật cho nền kinh tế và hoàn thành nghĩa
vụ trả nợ, chính sách tài khóa lỏng lẻo, thông tin không minh bạch.
(Ngòi nổ của cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất châu Âu bắt nguồn vào
năm 2009, khủng hoảng tập trung trong 3 năm 2009, 2010, 2011). 11 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
(Có thể thấy, tỷ lệ nợ công / GDP của Hy Lạp những năm 2000 – 2005 đều
ổn định dưới mức 105%, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2006 – 2009 thì tỷ lệ này đã
tăng vọt, luôn trên mức 105%. Đỉnh điểm là năm 2009 với 112.9%).

Cuối tháng 9/2009, chỉ vài tuần trước khi bị đánh bại trong cuộc tổng tuyển
cử ngày 4/10/2009, chính quyền của Thủ tướng Costas Karamanlis cho biết
thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp ở mức 6-8% so với GDP.
Tháng 10/2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào Hy Lạp bắt đầu lung lay do
sau khi chiến thắng, tân thủ tướng George Papandreou đưa ra con số ước tính
thâm hụt ngân sách là 12,9%, gần gấp đôi con số ước tính lúc đó là 6,7% và gấp
hơn 4 lần mức cho phép của một quốc gia sử dụng đồng Euro.
Ngày 8/12/2009, khủng hoảng leo thang khiến mức trái phiếu của Hy Lạp sụt
giảm nhanh chóng sau khi bị tổ chức Fitch hạ bậc tín nhiệm về nợ dài hạn từ A- xuống BBB+.
Ngày 12/9/2009, Thủ tướng Papandreou tuyên bố thẳng tay với nạn tham
nhũng, đánh thuế 90% lên các khoản thưởng của giới “cá mập” ngân hàng, cấm
toàn bộ các khoản tiền cho quan chức điều hành khu vực công. Sau đó 10 ngày,
Quốc hội thông qua dự thảo ngân sách nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách 4%.
Trước tình hình đó, đã nổ ra các cuộc biểu tình bạo lực của hàng nghìn công
nhân phản đối chính sách cắt giảm ngân sách này.
Tới cuối tháng 11, những lo ngại về tình trạng vỡ nợ của Dubai World lại
dấy lên những quan ngại về khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợ quốc gia hàng loạt
của các chính phủ dưới sức ép của khủng hoảng tài chính, mà Hy Lạp với những
khoản nợ nước ngoài lớn (300 tỷ Euro) đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt.
Những nghi ngờ về các số liệu thống kê không chính xác, không được báo cáo
và hoạt động cải cách không ổn định đã làm giảm xếp hạng tín dụng của Hy Lạp
vào cuối năm 2009 khiến nước này rơi vào khủng hoảng tài chính. Đáng báo
động hơn, nền kinh tế lớn thứ 27 thế giới này rất có thể chính là kíp nổ của toàn
bộ hệ thống tài chính và tiền tệ châu Âu.
Vào ngày 11/2/2010, Đức phản đối gói cựu trợ nhanh Hy Lạp và cho rằng
quốc gia này cần phải tự mình xoay sở để giải quyết vấn đề.
Đứng trước tình thế bất lợi như vậy, chính phủ Hy Lạp vẫn tiếp tục chào bán
các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động thêm vốn cho chi tiêu. Chính phủ
Hy Lạp đã vay được 10,6 tỉ USD vào tháng 1/2010; 6,7 tỉ USD vào tháng
3/2010 và 2,07 tỉ USD vào tháng 4/2010 cùng mức lãi suất rất cao. Không chỉ
dừng lại ở đó, Hy Lạp còn vay thêm 71,8 tỉ USD bằng các thỏa thuận trực tiếp
với các nước và các tổ chức quốc tế để thanh toán các khoản nợ đang đến gần. 12 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Điều này càng làm cho nợ công của quốc gia này tăng cao trong khi khả năng
thanh toán nợ rất giới hạn.
Kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” mới được chính phủ Hy Lạp đề ra sau cuộc
họp với EU và IMF công bố vào ngày 3/3/2010, bao gồm cắt giảm quỹ hưu trí,
cắt lương thưởng tại khu vực công, ban hành thuế cao với những xa xỉ phẩm.
Ngày 23/4/2010, Hy Lạp tuyên bố mất khả năng trả nợ, chính thức kêu gọi
hỗ trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và các nước thuộc Eurozone.
(Những số liệu trên bảng cho thấy liên tục những năm 2010 – 2014, tỷ lệ nợ
công / GDP của Hy Lạp luôn ở mức báo động và có xu hướng tăng (ngoại trừ
năm 2013 sụt giảm nhưng không đáng kể). Đỉnh điểm năm 2015 là 175%, cao
hơn mức đỉnh điểm giai đoạn trước đó (2009) là 62%).

Để cứu vãn tình hình Hy Lạp, trong cuộc họp tối ngày 20/5/2010, Bộ trưởng
Tài chính các nước châu Âu cho Hy Lạp vay 110 tỷ Euro trong 3 năm với lãi
suất bình quân là 5%/năm, trong đó các nước châu Âu hỗ trợ 80 tỷ Euro và IMF
hỗ trợ 30 tỷ Euro. Bên cạnh đó, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân
sách xuống còn 12% trong năm 2010 và đưa về dưới mức 3% theo tiêu chuẩn
của EU 2013. Hy Lạp buộc phải tiến hành nhiều chính sách khắc khổ hơn, và
bởi vậy các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra. Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận
được 2 gói cứu trợ trị giá 240 tỷ Euro.
Do kinh tế lún sâu vào suy thoái, mặc dù đã cam kết thực hiện các biện pháp
“thắt lưng buộc bụng”, mức thâm hụt ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2011 của
Hy Lạp vẫn lên đến 18,1 tỉ USD, tăng mạnh so với 14,813 tỉ USD cùng kì năm 13 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
ngoái. Hy Lạp tiếp tục đứng trước nguy cơ vỡ nợ rất cao, nợ công chiếm 172%
GDP. Hy Lạp cần thêm các khoản vay mới.
Ngày 21/07/2011, Eurozone và IMF tiếp tục cho Hy Lạp vay 229 tỷ USD với
lãi suất 3,5%/năm, đáo hạn 30 năm và có thể gia hạn thời gian hoàn trả thêm 10
năm, nhắm giúp nước này khôi phục nền kinh tế. Eurozone cũng đã đưa ra một
số hình thức bảo lãnh trái phiếu chính phủ của Hy Lạp để các ngân hàng của Hy
Lạp có thể tiếp tục được các Ngân hàng Trung ương châu Âu hỗ trợ thanh khoản.
Từ sau 2012, nhờ các biện pháp tài chính thắt chặt, tình trạng nợ công tại
nước này dần hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực cho
không chỉ Hy Lạp mà còn cả hệ thống kinh tế tài chính châu Âu.
So sánh thâm hụt ngân sách và nợ của Hy Lạp với một số nước châu Âu Nguồn: EC
(Mức thậm hụt ngân sách của Hy Lạp đứng thứ hai châu Âu sau UK; nợ
chính phủ trên GDP đứng thứ hai châu Âu sau Ý. Hai số liệu trên cho thấy nền
kinh tế Hy Lạp đang trên đà suy thoái nặng nề và là kíp nổ kinh tế cho toàn khu vực EU).

2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
2.3.1. Đối với Hy Lạp
Giới đầu tư quốc tế vô cùng quan ngại đến khả năng thanh toán các khoản
nợ khổng lồ của Hy Lạp do thâm hụt ngân sách kéo dài và thường xuyên vay
thêm nợ. Do đó S&P, Moody’s và Fitch liên tục hạ xếp hạng tín dụng của trái
phiếu chính phủ nước ngoài, có giai đoạn hạ xuống mức CCC (theo Fitch đây là 14 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
mức cận kề phá sản) do đó việc Chính phủ Hy Lạp vay thêm nợ mới là hết sức khó khăn.
Xếp hạng tín dụng giảm, kéo theo đó giá trái phiếu chính phủ cũng giảm
theo, để huy động được vốn chính phủ buộc phải tăng lãi suất của các chứng
khoán chính phủ. Từ năm 1998 - 2011, lãi suất trung bình của trái phiếu chính
phủ Hy Lạp là 5,21% (mức cao nhất là 11,39% vào thời điểm tháng 12/2010 và
mức thấp nhất là 3,23% vào thời điểm tháng 9/2005).

Đứng trước nguy cơ vỡ nợ, chính phủ Hy Lạp buộc phải thông qua các
chính sách khắc khổ, thắt chặt chi tiêu. Chính sách khắc khổ này đã tạo nên một
làn sóng biểu tình mạnh mẽ từ phía người dân.
Chính phủ Hy Lạp cần phải giảm thâm hụt ngân sách, và để làm được
điều này cần tăng thuế. Khi tăng thuế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sụt
giảm do sức hấp dẫn của nền kinh tế đã giảm đi.
Nợ đầm đìa, Hy Lạp có thể mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính
quốc tế, những điều kiện ưu đãi kèm theo khoản vay mất đi, lãi suất cho vay sẽ
rất cao thậm chí trong trường hợp xấu nhất không thể huy động được nguồn vốn.
Ảnh hưởng mạnh mẽ và có thể thấy rõ nhất là sự sụt giảm GDP, khủng
hoảng khiến GDP Hy Lạp liên tục sụt giảm mạnh, kéo nền kinh tế nước này thụt lùi 16 năm.
Việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế làm giảm đầu tư, gia tăng thất nghiệp, tỉ
lệ thất nghiệp càng gia tăng trầm trọng.
2.3.2. Đối với hệ thống ngân hàng Châu Âu và trên thế giới
Theo Bloomberg, giá dầu và đồng Euro giảm ngay sau khi Hy Lạp thông
báo các biện pháp ngăn chặn dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng và gây
áp lực cho các chủ nợ nhượng bộ trước khi chương trình cứu trợ hết hạn vào
ngày 29/6 . Chỉ số chứng khoán Đức DAX sụt 2,9% xuống 11.161,41 điểm trong
phiên giao dịch sớm, còn chỉ số chứng khoán Pháp CAC giảm 3,4% xuống
4.887,69. Chỉ số FTSE 100 của Anh mất 1,6% xuống 6.643,83.

Hy Lạp là một quốc gia nhỏ của Eurozone, chỉ đóng góp khoảng 2,4%
GDP cho khu vực nhưng nhiều người lo ngại Hy Lạp vỡ nợ sẽ kéo theo hiệu ứng
domino. Sau Hy Lạp là Italia, suy thoái từ 2011 với khoản nợ 130,3% GDP, kế
đến là Bồ Đào Nha với 127,2%, Ireland 125,1%, Tây Ban Nha 88,2%.
15 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Nếu Hy Lạp rời EU sẽ khiến EU mất toàn bộ các khoản tín dụng cấp cho
Athens – thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Hỗ trợ khẩn cấp –
hiện ở mức khoảng 331 tỷ Euro (480 tỉ USD).
Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, thiệt hại của các ngân hàng
Pháp và Đức nếu Hy Lạp vỡ nợ lần lượt là 56,9 và 23,8 tỷ USD. Bên cạnh đó,
Hy Lạp cũng mượn nợ từ các chủ nợ khác như Italia, Tây Ban Nha, Quỹ tiền tệ
quốc tế IMF, Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB,... Nếu nước này buộc phải
rời Eurozone, các chủ nợ trên sẽ phải xóa nợ cho Hy Lạp, để lại hậu quả kinh tế hết sức nặng nề.
Tác động đầu tiên của khủng hoảng nợ công châu Âu là đồng euro trượt
giá so với các đồng tiền khác, gây thiệt hại nặng nề cho khối nước trong Eurozone.
Hậu quả của các chính sách “thắt lưng buộc bụng” tại khu vực này làm
cho tăng trưởng kinh tế đều thấp và thậm chí có tăng trưởng âm, nhiều quốc gia
suy yếu nền kinh tế và phải mất một thời gian mới có thể phục hồi, các ngân
hàng và tổ chức tài chính có thể sẽ phải phá sản hàng loạt nếu đồng tiền chung euro tan vỡ.
Hy Lạp vỡ nợ đồng nghĩa với chi tiêu từ các nước châu Âu giảm sút, Mỹ
cũng đang đứng bên bờ vực suy thoái. Hai đối tác lớn lâm vào khủng hoảng
khiến nhu cầu hàng hóa từ Trung Quốc có khả năng giảm mạnh, điều này có thể
ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là đồng tiền chung euro tan
vỡ, điều này làm dập tắt hy vọng về sự hợp tác quốc tế ở tầm khu vực cũng như
toàn thế giới. Euro là một đồng tiền mạnh, nếu Euro sụp đổ sẽ rất khó để các
quốc gia đang phát triển mơ ước vào một hình thức hội nhập kinh tế cao hơn.
2.4. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan – Nhân tố trong nước
Nguyên nhân đầu tiên có thể kẻ đến là tăng trưởng kinh tế sụt giảm và
mức tiết kiệm trong nước thấp. Tốc độ tăng trưởng GDP từ sau năm 2008 bắt
đầu thấp hơn so với mức mà Cơ quan Thống kê Hy Lạp dự báo. Trong báo cáo
chính thức, Bộ Tài chính Hy Lạp đề xuất nhu cầu thực hiện cải cách kinh tế để
nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, trong khi một số cơ quan khác lại đề
nghị giảm tiền lương và phúc lợi xã hội, chuyển nhu cầu chi tiêu hiện tại của
Chính phủ từ lĩnh vực phi tăng trưởng (ví dụ: quân sự) sang lĩnh vực kích thích 16 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
tăng trưởng. Mặt khác, vào thập niên 90, tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân
của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như
Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng.
Do
vậy, đầu tư trong nước bị phụ thuộc vào các dòng vốn đến từ bên ngoài, cộng
thêm việc lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu
Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy
Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp
tăng cường vay nợ tài trợ vốn nước ngoài cho chi tiêu công.
(Nguồn: Morgan Stanley)
(Đường màu tím đại diện cho Hy Lạp là đường liên tục tăng cao nhất lần lượt
chạm mốc 147.8% và 172%).

Nguyên nhân thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân
sách. Sự mất cân đối tài khóa khổng lồ diễn ra trong suốt các năm từ 2004-2009,
trong đó sản lượng danh nghĩa tăng 40%, chi tiêu công tăng 87%, mức tăng của
doanh thu thuế chỉ ở mức 31%.
Bộ Tài chính Hy Lạp đưa ra mục tiêu khôi phục
cân bằng tài khóa bằng cách tăng cường cắt giảm chi tiêu thường xuyên (mức
chi tiêu chỉ được phép tăng 3,8% trong giai đoạn 2009-2013, thấp hơn mức lạm
phát dự kiến là 6,9%)
và tổng thu ngân sách theo kế hoạch sẽ tăng 31,5% từ năm
2009 - 2013 bằng cách tăng thu thuế và cải cách sâu rộng hệ thống thu thuế vốn
không hiệu quả. Trong giai đoạn này, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp thường
xuyên vượt quá mức 3% GDP cho phép của Liên minh châu Âu. 17 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản
lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so
với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ
không được cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh
hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du
lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế
Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách
nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu
công để kích thích kinh tế. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm
2008 cũng làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công. Đến tháng 01/2010, nợ công
của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP.

- Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất
khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong những gánh nặng cho
chi tiêu công. Dự đoán tỷ lệ số người trên 64 tuổi của Hy Lạp sẽ tăng từ 19%
năm 2007 lên 32% năm 2060. Người về hưu được hưởng một khoản tiền tương
đương với 70-80% mức lương chính thức trước khi về hưu chưa kể những lợi
ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở
các quốc gia châu Âu khác. Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực
công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP (2005) lên 24% (2050).
Theo đánh giá
của các nhà kinh tế, bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của Hy
Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.
Nguyên nhân thứ ba là sự dễ dãi khi tiếp cận với vốn nước ngoài và sử
dụng vốn không hiệu quả. Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên
tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh
tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý nhưng thực tế bộ
máy quản trị đất nước đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu
như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ. Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn
đầu tư nước ngoài và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả của chính phủ Hy
Lạp đã dẫn đến hậu quả mức nợ công ngày càng tăng. 18 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
(Như trên bảng ta thấy được, lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm do Hy
Lạp phát hành luôn ở mức thấp hơn quy định của cân đối kế toán ECB. Điều
này cho biết các ngân hàng đang trong tình trạng thừa vốn, hay nói cách khác,
khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn yếu, từ đó gây ra những chi
tiêu không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lãi suất liên tục xuống thấp như vậy sẽ
khiến cho những nhà đầu tư và ngân hàng thua lỗ những khoản lớn, có thể phải
tăng lãi suất trên thị trường tín dụng hoặc lại đầu tư vào trái phiếu chính phủ với rủi ro lớn).

Nguyên nhân thứ tư cho cuộc khủng hoảng nợ công này là nguồn thu
giảm sút do kỷ luật tài khóa lỏng lẻo cũng như tham nhũng dẫn đến thâm hụt
ngân sách khổng lồ.

- Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm
nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế
không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP (so với mức 15,6% GDP
của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật
Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự
điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.
- Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ
lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Không chỉ có công nhân viên chức không
chịu nộp thuế, mà việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ trung ương đến địa
phương. Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong
cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những
người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố 19 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
là những người quyết định thời gian giấy phép xây dựng được cấp và các quan
chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Akis Tsochatzopoulos đã phải nhận mức án 8 năm tù
giam và 520.000 euro tiền phạt vì tội khai gian về tài sản sở hữu và trốn thuế.
Nguyên nhân thứ năm đó là sự thiếu minh bạch trong thống kê kinh tế
và niềm tin của các nhà đầu tư. Giai đoạn 2004 - 2009, Eurostat ghi nhận các
số liệu thống kê tài khóa của Hy Lạp và được báo cáo là các con số này đã được
điều chỉnh. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất
niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là
một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt
khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong
việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính
nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay
đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì
minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng nợ công của
Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh
sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để
khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô. Do vậy, hiệu
lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.
Năm 2010, Bộ Tài chính Hy Lạp báo cáo sự cần thiết phải khôi phục lòng
tin của các nhà đầu tư tài chính và kiện toàn các vấn đề trong phương pháp luận
thống kê trước đó bằng cách thành lập tổ chức Dịch vụ Thống kê quốc gia với tư
cách pháp lý độc lập và loại bỏ dần sự can thiệp, kiểm tra của Chính phủ để từ
đó cải thiện tính chính xác của các báo cáo số liệu thống kê tài chính. 20 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Nhận xét chung: Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ
nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với
những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát dẫn
đến hậu quả là thâm hụt ngân sách của Hy Lạp vượt hơn 13% GDP và tổng
nợ công chiếm tới gần 130% GDP (năm 2010).

2.4.2. Nguyên nhân khách quan (do tình hình thế giới/ châu Âu bấy
giờ) – nhân tố quốc tế
Trên thực tế, trước năm 2008 đã tồn tại vấn đề chênh lệch nợ công lớn
giữa các quốc gia thuộc khối Eurozone, khi Hy Lạp, Italia thường xuyên có
mức nợ công trên 100% GDP, trong khi có lúc nợ công của Ireland chỉ ở mức
27% GDP và Tây Ban Nha thường chỉ ở mức 50% GDP. Nhiều khoản nợ xấu
của các nước trong khu vực Eurozone đã được đẩy lên cao do đầu cơ bất động
sản bằng nhiều khoản vay thế chấp tài sản đảm bảo dưới chuẩn. Đặc biệt, Chính
phủ Hy Lạp đã giấu diếm nhiều khoản nợ công sau khi vung tiền vào xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic Athen năm 2004.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu khởi đầu từ Mỹ vào
năm 2008, nợ công các nước thành viên EU đều tăng đáng kể, hầu hết đều vượt
quá ngưỡng quy định (60%) của khối, trong đó, điển hình là Italia và Hy Lạp
đều có mức nợ công lần lượt lên tới 112,5% và 126,7% GDP năm 2009
. Khi 2
năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010, lên 9,73% vào
tháng 7/2010, thế giới nhận ra rằng Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ, đây chính là dấu
hiệu khởi đầu cho cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại EU.
Khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland và các
quốc gia khác trong khu vực Eurozone. Giai đoạn 2010-2015, diễn biến nợ công
của khu vực Eurozone ngày càng xấu đi, khi mức nợ công chung tăng từ 65%
GDP năm 2007 lên 91,6% GDP năm 2013 và ngân sách các nước liên tục trong
tình trạng thâm hụt vượt quá mức giới hạn 3% mà EU quy định. Tỷ lệ nợ công
của Ireland tăng từ 23,9% năm 2007 lên 110,3% GDP trong năm 2011; nợ công
của Bồ Đào Nha tăng từ 68,4% năm 2007 lên 96,2% GDP trong năm 2010. Đỉnh
điểm của cuộc khủng hoảng nợ công là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Ireland và Cộng hoà Síp đã phải xin cứu trợ khẩn cấp để tránh vỡ nợ. 21 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ công Hy Lạp (2011) 140.00% 130.30% 127.20% 125.10% 120.00% 100.00% 88.20% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% Khoản nợ (% GDP) Ý Bồ Đào Nha Ireland Tây Ban Nha
Đến năm 2011, khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone đã trở thành
nguy cơ có ảnh hưởng nghiêm trọng lớn nhất đến thế giới, khi Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Italia và Ireland tiếp bước Hy Lạp lâm vào tình trạng sắp phá sản.
Theo thống kê của Eurostat, tính đến cuối năm 2014, nợ công ở khu vực
Eurozone lên tới 91,9% GDP, mức cao nhất kể từ khi đồng Euro được lưu hành
từ năm 1999. Năm 2014, chi tiêu công của các nước trong Eurozone tương
đương 49% GDP, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 46,6% GDP.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp cũng đến từ tác
động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Quá trình hình thành
đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn (hàng hóa, vốn và sức lao động
được tự do hóa hoàn toàn) nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo
hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhỏ,
năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức; hơn thế nữa, nếu một
quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh
tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân
sách giảm, chi an sinh xã hội cao. Hy Lạp chính là minh chứng cho điều này.
Theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập
khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được
chuyển vào ngân sách chung của EU.
Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí
thuận lợi về giao thông quốc tế như: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một
nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU. Nhưng đối với các quốc gia nhỏ
hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không những không nhận được nguồn thu
nào mà thậm chí đó còn là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu
thụ tại nước mình. Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để
tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia 22 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình, góp phần
càng làm gia tăng thâm hụt ngân sách.
Làn sóng di dân tại Hy Lạp
2.4.3. Nguyên nhân khác
Giữa năm 2004, Hy Lạp chi tới 9 tỷ Euro để tổ chức Olympic, biến Thế
vận hồi mùa hè 2004 trở thành kỳ Olympic "đắt đỏ nhất" tại thời điểm đó.
Olympic Athen được coi là nguyên nhân trực tiếp đẩy Hy Lạp vào cuộc khủng
hoảng nợ kéo dài cho đến tận bây giờ. Lạm chi cho Olympic đã làm tăng nợ
công và thâm hụt ngân sách của nước này.

Thế vận hội Olympic Hy Lạp – Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính 23 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Để nhận được quyền đăng cai Thế vận hội, chính phủ Hy Lạp đã mạnh tay
đầu tư cho hàng loạt các công trình phục vụ cho các sự kiện thể thao cũng như
các công trình liên quan, và trông đợi đây sẽ là một cái phao cứu sinh cho nền
kinh tế vốn trì trệ của quốc gia này. Với chi phí gần 9 tỉ euro (khoảng 11 tỉ
USD)
, Thế vận hội Athens là kỳ Olympic tốn kém nhất trong lịch sử tính đến
thời điểm đó. Theo tờ Huffington Post, con số 9 tỷ euro này trên thực tế đã vượt
gần “gấp đôi” so với dự toán ban đầu
, bởi hàng loạt chi phí phát sinh vào phút
chót, trong đó gồm gần 1 tỷ euro để đảm bảo an ninh cho sự kiện sau mối lo
ngại khủng bố từ vụ 11/9.
Để phục vụ Olympic, chính phủ Hy Lạp đã xây mới Sân vận động, Làng
Olympic với quy mô hoành tráng. Vấn đề là tại thời điểm năm 2001, quốc gia
này vừa trải qua một thời gian dài phấn đấu để đủ tiêu chuẩn gia nhập Liên minh
châu Âu (EU), do vậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Chính những khoản
chi tiêu hoang phí để được đăng cai Olympic đã làm trầm trọng thêm tình trạng
nợ công. Chỉ vài ngày sau lễ bế mạc, chính quyền Athens đã báo cáo nợ công đã
lên tới 168 tỉ euro, trong đó chi phí tổ chức Thế vận hội chiếm đến 5,3% con số thâm hụt này.
Năm 2005, Hy Lạp chính thức là quốc gia châu Âu đầu tiên phải chịu sự
giám sát tài chính của EU. Trong báo cáo hồi tháng 2/2014, hãng Bloomberg
cho biết nợ công của Hy Lạp vẫn ở mức rất cao, chiếm tới 180% GDP.
Nếu thực
hiện thành công điều kiện ràng buộc mà các chủ nợ đưa ra để đổi lấy các gói cứu
trợ, thì ít nhất cũng phải đến năm 2020, nợ công của nước này mới có thể giảm xuống mức 124% GDP.
Hứng chịu gánh nặng từ việc đăng cai Olympic 2004 không ai khác chính
là những người dân Hy Lạp. Để nhận được các khoản cứu trợ, chính phủ nước
này phải cắt giảm chi tiêu ngân sách, bao gồm trợ cấp xã hội, y tế... khiến đời
sống của người dân đi xuống. Thất nghiệp ở nước này trong những năm gần đây
luôn chiếm khoảng ¼ lực lượng lao động, đỉnh điểm có lúc lên tới 27,7%. 24 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
CHƯƠNG III: HY LẠP, CHÂU ÂU – DẪU “CẠN TÌNH”
NHƯNG KHÔNG THỂ “BUÔNG TAY”
Hy Lạp thời điểm đó giống như một “thuộc địa kinh tế” và nằm trên bờ vực
sụp đổ. Đứng trước nguy cơ đó, những nhà lãnh đạo châu Âu biết rõ họ cần làm
gì, và cũng chỉ có họ mới có quyền quyết định xem điều gì sẽ diễn ra sau đây –
liệu có nên để Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng tiền chung (Eurozone), hay đưa ra
đường hướng nào khác cho nền kinh tế này, bắt đầu bằng việc giảm dần số nợ
khổng lồ không thể nào trả nổi. Rõ ràng căng thẳng leo thang là vậy, nhưng cả
Hy Lạp và EU vẫn có những lý do để xem xét thêm về tương lai có nên thật sự “chia ly” hay không.
3.1. Về phía Hy Lạp
3.1.1. Hy Lạp đối mặt với tương lai ảm đạm dù ở hay đi

Ngày 5/7, người dân Hy Lạp đã tiến hành bỏ phiếu quyết định ra đi hay ở lại khối
đồng tiền chung Eurozone.
Nếu quyết định là “Có” thì ngay lập tức chính phủ Hy Lạp sẽ vào cuộc
để đàm phán về những gói cứu trợ mới, đồng nghĩa với điều đó là ngân hàng của
đất nước này cũng được tái mở. Nhưng điều này có thể khiến cho Hy Lạp phải
tuân thủ những chính sách khắc khổ trong nhiều năm liền, cuộc sống của người
dân có quay lại trạng thái bình thường mới hay không lại là một câu chuyện
khác. Không những thế, gói cứu trợ mới không thể được giải quyết ngay lập tức
trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi thế mà Hy Lạp vẫn phải đối mặt với tình
thế khó khăn trước mắt. 25 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Nếu quyết định là “Không” thì Athens có nguy cơ phải đối mặt với lần
vỡ nợ thứ hai với khoản vay 3.49 tỷ euro cho ECB vào ngày 20/7. Kể từ khi
tuyên bố vỡ nợ trước đó vào ngày 1/7, tại đất nước Hy Lạp, các cửa hàng cạn
kiệt lương thực thực phẩm và thuốc men, ngành du lịch đối mặt với làn sóng
hoãn, hủy chuyến và các ngân hàng tuyên bố họ chỉ còn 1 tỷ euro tiền mặt cho
đến hết cuối tuần - tương đương vỏn vẹn 90 euro mỗi đầu người ở đất nước 11
triệu dân này. Nếu Athens vỡ nợ một lần nữa, liệu đất nước này có thể đứng
vững qua cơn khủng hoảng? Ngoài ra, chính sách kiểm soát vốn đã gây xáo trộn
không ít trong đời sống kinh tế Hy Lạp do việc giảm nhập khẩu, từ thuốc men
cho nhà thương, thức ăn gia súc cho nông dân, cho đến các sản phẩm tiêu dùng
trong các cửa hiệu. Ngay cả các tờ báo cũng phải giảm trang vì thiếu giấy. Nếu
rời khỏi khối EU, tình hình còn có thể tồi tệ hơn.

3.1.2. Tình huống tốt nhất khi rời EUROZONE cũng là tình huống tệ nhất
Nếu Hy Lạp rời đi, trường hợp tốt nhất là gì?
Khi chấp nhận những thỏa thuận mà các chủ nợ đưa ra, chắc chắn sẽ có
những chính sách “Thắt lưng buộc bụng” – đè bẹp lên nền kinh tế Hy Lạp. Ra đi
sẽ khó, nhưng giải thoát. Hy Lạp sẽ vỡ nợ châu Âu và bắt đầu ra mắt một loại
tiền tệ mới. Đồng Drachma mới sẽ mất giá nhanh chóng, doanh nghiệp Hy Lạp
bán được nhiều hàng xuất khẩu hơn (mặt hàng về dầu oliu tốt, giá rẻ).
Người dân Hy Lạp phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng”
Trong khi đó, du lịch mở cửa và thu hút du khách tới tham quan nghỉ
dưỡng với giá cả phải chăng. Người Hy Lạp sẽ thấy tài khoản tiết kiệm ngân
hàng của mình phần lớn sẽ bị xóa sổ, đổi từ Euro sang mệnh giá tiền Drachma ít giá trị hơn. 26 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Nhưng có lẽ sau tất cả sẽ thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Mặt khác,
nếu họ là một phần của đồng Euro thì mãi mãi tương lai sẽ ảm đạm và bị ghì
chặt với tỷ lệ thất nghiệp là 25%.
Nhưng hậu quả đen tối hơn cả là gì?
Viễn cảnh trên tìm ra lối thoát ở hàng hóa xuất khẩu, nhưng sự thật là Hy
Lạp không là một nước xuất khẩu tiềm năng, chính xác hơn là chưa sẵn sàng trở
thành một nước xuất khẩu lớn để tự mình thoát nợ. Ví dụ cụ thể là hàng hóa xuất
khẩu chủ yếu là dầu mỏ tinh chế của Hy Lạp lại cần một lượng nhập khẩu dầu
thô khác để sản xuất. Mà dầu mỏ thì lại được định giá bằng đồng đô la trên thị
trường quốc tế, nên đồng Drachma mất giá chỉ đem lại thêm nhiều bất lợi cho
các nhà máy lọc dầu Hy Lạp và không tạo ra lợi nhuận như mong muốn.
Trong khi đó, không có điều gì chắc chắn khi một đồng tiền giá rẻ sẽ giúp
ích nhiều cho du lịch. Bởi một đất nước có tình hình kinh tế chính trị phức tạp sẽ
có thể dẫn đến bạo loạn và nhiều tệ nạn, lượng du khách thực tế sẽ không nhiều như kì vọng.
Bất ổn vì bạo loạn và biểu tình tại Hy Lạp
Ngoài ra, Hy Lạp còn tiềm ẩn những vấn đề khác cần phải lo lắng. Các
tập đoàn và doanh nghiệp của đất nước này sẽ vẫn mắc phải những khoản nợ
Euro, sẽ khó trả hơn khi đồng tiền mới mất giá, có thể dẫn đến phá sản. Ngoài
ra, chính vì các khoản nợ không hoàn toàn biến mất ngay cả khi Chính Phủ
ngừng trả nợ, bởi thế mà Hy Lạp sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm người mua mới
khoản nợ của mình trong tương lai.
Việc chính phủ in thêm tiền để giải quyết thậm hụt trong nhiều năm là
điều khó tránh khỏi, điều này sẽ gây ra lạm phát cao, lãi suất giảm, đầu tư đồng 27 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
loạt giảm theo, kéo theo đó là sản lượng xuống dốc, tăng tỷ lệ thất nghiệp, có lẽ
hơn cả con số 25%. Không những thế, cần một khoản tiền khổng lồ khác để điều chỉnh giá hàng hóa.
Và tổng kết lại, Hy Lạp hoàn toàn có thể kết thúc với đồng tiền lao dốc,
lạm phát đáng sợ, hàng loạt công ty phá sản và không có khả năng tiếp cận với tín dụng.
Vậy có thể thấy rằng, cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp nhìn chung đều
đem lại rủi ro, các nhà lãnh đạo cần tìm ra một hướng đi giải quyết vấn đề có
tính lâu dài và toàn diện, nhất là trong tình hình kinh tế Hy Lạp vẫn còn phụ
thuộc vào EU. Cuối cùng, trả lời phỏng vấn trên nhật báo Il Messaggero, Thủ
tướng Italy Matteo Renzi cũng cho rằng, bất kể kết quả trưng cầu thế nào thì
châu Âu vẫn phải đàm phán lại. Ông còn cho rằng, kể cả nếu phần đông cử tri
Hy Lạp bỏ phiếu "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, thì Athens
cũng sẽ không ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu như những dự đoán trước đó.
3.2. Về phía Châu Âu
3.2.1. Khối Euro mất đi uy tín và vị thế

Do chính phủ Hy Lạp không muốn bỏ đồng euro, khối euro sẽ khó có thể
trục xuất một thành viên bất chấp ý muốn ở lại của thành viên này. Sự chia tay
như vậy sẽ diễn ra một cách hết sức “thô bạo”, và Hy Lạp có rất nhiều lý do để kiện khối euro.
Trước việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone, những người bi quan sẽ ngay lập
tức cho rằng, EU đang bắt đầu tan rã. Mà những đánh giá tiêu cực như vậy, hẳn
sẽ có tác động xấu đến vị thế của EU.
Hy Lạp ra đi khỏi Eurozone cũng gây nên thiệt hại không kể xiết cho uy
tín của đồng Euro và châu Âu, khi nó cho thấy thực tế là bất kỳ tư cách thành
viên của quốc gia nào trong khối đồng tiền chung cũng có thể bị huỷ bỏ.
3.2.2. Các nước sẽ phải trợ giúp “nhân đạo”
Trước khi Hy Lạp có thể thiết lập một hiện trạng bình thường mới, với
một đồng tiền mới bị mất giá, Hy Lạp, nước vốn nhập khẩu phần lớn các loại
nhu yếu phẩm (thuốc men, năng lượng), với cán cân thương mại luôn thiếu hụt,
sẽ cần được trợ giúp để đáp ứng những nhu cầu sơ đẳng. 28 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
3.2.3. Các chủ nợ sẽ bị “quỵt” tiền
Chủ nợ của Hy Lạp rất nhiều, bao gồm cả nước ngoài đến ngân hàng
Châu Âu. Nếu bị “đuổi” ra khỏi vùng euro, khó có khả năng là Hy Lạp sẽ thanh
toán các món nợ mà 80% là nợ công. Chỉ riêng các nước thành viên của khu vực
đồng euro và Quỹ Ổn định châu Âu (EFSF) hoạt động dưới sự bảo đảm của
chính các nước này, hiện đang nắm giữ 131 tỷ euro công trái Hy Lạp, tức là một
nửa trên tổng số nợ. Phần còn lại ở trong tay Ngân hàng Trung ương châu Âu và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, từng rất ít khi bị quỵt nợ.
Điều tốt nhất là chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ có thể đạt được một thỏa
thuận về việc xóa nợ. Một chuyên gia giải thích: “Nếu xảy ra tình trạng vỡ nợ
toàn diện đối với Hy Lạp, thì các bên sẽ phải đối mặt với nhiều năm tranh cãi
pháp lý
”. Do đó, có rất nhiều khả năng là ngay sau ngày Hy Lạp rời bỏ vùng
euro, các chủ nợ và con nợ sẽ lại ngồi vào bàn để thương lượng một kế hoạch tái
triển hạn món nợ Hy Lạp.
3.2.4. Hậu quả trên mặt địa chính trị
Vấn đề di dân, nhập cư bất hợp pháp vào các quốc gia Châu Âu luôn là
vấn đề nhức nhối. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vừa được công bố, thì
ngày càng có nhiều người vượt Địa Trung Hải chọn ngả Hy Lạp thay vì chọn
đường ở chính giữa và qua ngả nước Ý. Hơn bao giờ hết, Châu Âu cần đến Hy
Lạp để quản lý vấn đề người xin tỵ nạn.
Một vấn đề khác nữa là trước tình hình bất ổn ở khu vực bờ biển phía
Nam Địa Trung Hải, Hy Lạp là trọng tâm trong hệ thống bố phòng của NATO,
cũng như của Mỹ, nước có một căn cứ cho hạm đội 6 ở Souda, Hy Lạp, không xa bờ biển Syria. 29 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Nếu cộng thêm vào yếu tố ổn định của Hy Lạp trước các láng giềng vùng
Balkan luôn bất ổn, thì việc cần phải duy trì Hy Lạp trong Liên Hiệp Châu Âu là tất yếu.
3.2.5. Gây ra hiệu ứng lan truyền cho các nước khác
Như đã trình bày ở trên, hiệu ứng Domino hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể,
một số chính phủ các nước, đặc biệt là ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đang đặc
biệt quan sát diễn biến ở Hy Lạp. Chính phủ ở những quốc gia này lo lắng về
việc Athens rời khỏi Eurozone sẽ làm tăng cường các đảng và phong trào chống
thắt lưng buộc bụng và chống euro trong quốc gia của họ.
Đó là nỗi lo ngại trước mắt của các quốc gia có nền kinh tế yếu kém hơn, như
Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, vì hoa lợi từ trái phiếu chính phủ của họ chỉ
tăng khiêm tốn sau đợt bỏ phiếu tại Hy Lạp. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về những lần
ra đi kế tiếp khỏi Eurozone chắc chắn là sẽ khiến các lãnh đạo châu Âu khó mà
phản ứng được trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai. 30 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
CHƯƠNG IV: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG
CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
4.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam những năm gần đây
4.1.1. Những điều đã đạt được trong công tác quản lý nợ công trong giai
đoạn 2016-2020
Trong giai đoạn 2016-2020, việc quản lý nợ công ở nước cơ bản đã đáp
ứng được các mục tiêu đề ra và đạt được một số kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu
an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc
hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần
làm tăng dư địa chính sách tài khóa , cụ thể như sau : Ước Kết Dự TT Chi tiêu Mục tiêu 2016 2017 2018 2019 năm quả báo hàng năm 2020 2021 1. Nợ công / GDP ≤65%
63,7% 61,4% 58,3% 55,0% 56,8% Đạt 46,1% Nợ chính phủ 2. /GDP ≤54%
52,7% 51,7% 49,9% 48,0% 50,8% Đạt 41,9% Nợ nước ngoài 3. quốc gia /GDP ≤50%
44,8% 49,0% 46,0% 47,1% 47,9% Đạt Nghĩa vụ trả nợ 4. nước ngoài quốc gia / xk hàng hóa ≤25%
29,7% 36,1% 37,5% 30,7% 34,6% Không dịch vụ Đạt Nghĩa vụ trả nợ 5. trực tiếp của ≤25%
15,8% 19,7% 16,1% 17,4% 24,1% Đạt 27,4% chính phủ / thu NSNN Kỳ hạn phát 6. hành TPCP bình 6-8 8,7 12,7 12,7 13,4 13-13,5 Đạt quân (năm)
Thứ nhất, nợ công / GDP giảm mạnh
Theo số liệu tỷ lệ nợ công/GDP từ 63,7% năm 2016 đã giảm đáng kể về
mức 55% năm 2019, ước chừng năm 2020 đạt 56,8%. Chỉ tiêu nợ Chính
phủ/GDP cũng giảm tương tứng từ 52,7% xuống 50,8% ước chừng năm 2020.

Nợ nước ngoài quốc gia/GDP có xu hướng tăng nhẹ, từ mức 44,8% năm
2016 tăng lên 47,9% năm 2020. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu
ngân sách nhà nước tăng từ 15,8% năm 2016 lên mức 24,1% năm 2020.
31 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Tất cả các chỉ tiêu đều đạt được mức tiêu chuẩn mà Quốc Hội đưa ra. Duy
chỉ có chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/kim ngạch xuất khẩu
không đạt được điều đó khi mà năm 2016 đạt 29,7% nhưng năm 2020 ước
chừng tăng lên 34,6%. Nguyên nhân mà Chính phủ đưa ra là hoạt động rút vốn
và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức
tín dụng hàng năm tăng mạnh.
"Cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực, dư nợ công giảm từ mức đỉnh
63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55,0% GDP cuối 2019; tốc độ tăng
nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng
6,8%/năm giai đoạn 2016-2019; tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 38,9% năm
2011 lên 60,1% năm 2016 và 61,9% tổng dư nợ của Chính phủ cuối năm 2019;
đồng thời lãi suất giảm dần, kỳ hạn trả nợ tăng dần, cơ sở nhà đầu tư được mở
rộng, góp phần giảm rủi ro danh mục nợ Chính phủ
", báo cáo nêu.
Dự kiến cho năm 2021 là nợ công của Việt Nam tiếp tục giảm cực mạnh.
Mức vay, trả nợ của Chính phủ, của địa phương và các hạn mức nợ như trên, dự
báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP trên cơ sở GDP đánh giá
lại (khoảng 58,6% trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại), nợ Chính phủ khoảng
41,9% GDP trên cơ sở GDP đánh giá lại (khoảng 53,2% trên cơ sở GDP chưa
đánh giá lại); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách
có thể lên đến mức 27,4%,
một mức đáng báo động do đó cần phải có một vài
các biện pháp để kiểm soát mức chi tiêu này.
Thứ hai, huy động được khối lượng vốn lớn cho ngân sách nhà nước
(NSNN) và cho đầu tư phát triển
Góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
và hằng năm. Hầu hết các khoản vốn vay nợ công được sử dụng trực tiếp cho
các dự án đầu tư phát triển và trả nợ các khoản vay phát sinh trong giai đoạn
trước cho đầu tư công, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
kinh tế - xã hội đồng bộ, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm qua.
Thứ ba, thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa
vụ nợ đã cam kết với chủ nợ
Cải thiện phần nào hệ số tín nhiệm quốc gia. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của
Chính phủ so với thu NSNN duy trì trong giới hạn được Quốc Hội cho phép,
bình quân giai đoạn 2015-2020 là khoảng 18,6% thấp hơn mức báo động 6,4%. 32 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Thứ tư, chính sách về quản lý nợ công, nợ Chính phủ đã từng bước
được hoàn thiện
Công tác quản lý nợ công đã được nhà nước cải thiện một cách chặt chẽ,
hiệu quả hơn theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị.
Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua nhằm thể chế
hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu
quả. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật như Nghị định của Chính
phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã kịp thời được ban hành, góp
phần tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về nợ công, phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ năm, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội
Những năm vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung thực
hiện các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) theo
hướng bền vững, gắn phát hành TPCP với tái cơ cấu danh mục TPCP theo
hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Dự kiến
cả năm 2020 kỳ hạn phát hành bình quân khoảng 13-13,5 năm, tăng khoảng 1,9
lần so với năm 2015 (6,9 năm); thời gian đáo hạn bình quân (ATM) danh mục
TPCP đạt khoảng 7,6-7,8 năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước (năm 2011

là 1,84 năm và 2015 là 4,44 năm).
Trong khi kỳ hạn bình quân TPCP đạt mức cao kỷ lục thì lãi suất phát
hành bình quân TPCP lại giảm liên tục nói lên hiệu quả của công tác phát hành
TPCP. Trong giai đoạn 2016-2020, mặt bằng lãi suất đã giảm từ mức 6,5%-
8,0%/năm đối với các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm thời điểm đầu năm 2016
xuống còn khoảng từ 1,2%-3,3%/năm (thời điểm cuối tháng 10/2020), trong đó
kỳ hạn 5 năm đến 30 năm có lãi suất thấp nhất từ trước đến nay.
Việc lãi suất
phát hành TPCP giảm đã tạo điều kiện cho Chính phủ tăng vay nợ tại thị trường
trong nước, giảm vay nợ nước ngoài, qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững.
Thứ sáu, thành quả củng cố tài khóa và kiềm chế nợ công tạo dư địa
dự phòng chính sách để ứng phó với rủi ro
Phần nào cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Nỗ lực nâng cao chất lượng
quan hệ hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN), những thành tựu
kinh tế - xã hội nước ta đạt được đã được ghi nhận và phản ánh thông qua hệ số
tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đã đang được cải thiện. Việc nâng bậc XHTN 33 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
quốc gia là thông điệp có ý nghĩa hết sức tích cực, nâng cao uy tín của quốc gia,
giảm chi phí huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp.
4.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công giai đoạn 2016- 2020
Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong 5 năm vừa qua. Vẫn còn một số
các tồn tại cũng như những khó khăn, hạn chế mà công tác quản lý nợ công của
Việt Nam phải đối mặt. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cơ cấu nợ đã có sự thay đổi
Đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, điều kiện
vay vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vẫn luôn là một bài toán khó đối với
Chính Phủ. Đặc điểm chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ ghi nhận thách
thức về điều kiện vay vốn nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn trong khi thị trường
vốn trong nước còn chưa thực sự phát triển. Quy mô thị trường trái phiếu trong
nước còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài với mức lãi suất
thấp trong trung, dài hạn là tương đối khó khăn. Chính phủ đánh giá với tốc độ
giải ngân như hiện nay thì khó có thể hoàn thành được chỉ tiêu của Quốc hội đề
ra năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2016-2020
Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính Phủ so với tổng thu
NSNN có xu hướng tăng mạnh
5 năm vừa qua, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính Phủ so với thu NSNN
thay đổi không ổn định với xu hướng tăng nhanh vào cuối giai đoạn. Nguyên
nhân chủ yếu có lẽ là do các khoản TPCP trong nước phát hành trong giai đoạn
trước để cân đối NSNN đã đến hạn trả nợ . Mặt khác, tình hình thu NSNN năm
2020 bị sụt giảm mạnh trước tác động của đại dịch Covid-19, ước cả năm thu
NSNN giảm 12,5% so với dự đoán .
Thứ ba, kỳ hạn TPCP chưa đa dạng
Quá trình huy động vốn của Chính Phủ gặp một số áp lực nhất định tại
một số thời điểm; thị trường TPCP chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn
đối với kỳ hạn ngắn và còn thiếu nhà đầu tư dài hạn.
Việc tập trung huy động TPCP kỳ hạn dài trong các năm vừa qua có vài có khăn, như là 34 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
(1) Trên thị trường TPCP chỉ có các công cụ kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên,
không có lãi suất tham chiếu cho các kỳ hạn ngắn.
(2) Tại thời điểm thị trường có biến động mạnh không phát hành được kỳ
hạn ngắn, để ổn định thị trường...
4.2. Một vài giải pháp cho công tác quản lí nợ công
4.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ.
Đối với vốn vay được hòa đồng chung vào NSNN, bao gồm các khoản
vay trong nước: Cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia,
các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan toả
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, dự án liên vùng, liên địa phương.
Vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ được sử dụng cho
chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Sử dụng vốn nước
ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa
hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải được
kiểm soát một cách chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ và
những tác động của vay vốn đến cân đối ngân sách, dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ.
4.2.2. Tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhiệm vụ vay của NSNN với mức chi
phí, rủi ro một cách hợp lí
Thắt chặt nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu
tư phát triển, chỉ chi khi mà còn trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong
khả năng trả được nợ. Các mục tiêu về tăng trưởng, bội chi, đầu tư công cần
đảm bảo đồng bộ, thống nhất với mục tiêu an toàn nợ.
Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển với chi phí, rủi
ro hợp lý. Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài
nước. Trong nước, cần đa dạng hóa kỳ hạn phát hành, bao gồm cả kỳ hạn dưới 5
năm, để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, góp phần hình thành đường cong
lãi suất chuẩn với đầy đủ các kỳ hạn tham chiếu cho các công cụ nợ cũng như
các thành phần kinh tế khác.
Sáng tạo và phát triển đa dạng các loại hàng hóa trên thị trường; phát triển
sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn trong và ngoài nước cho các dự án bảo vệ môi trường. 35 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Bố trí nguồn vốn để trả nợ đúng hạn.
4.2.3. Hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý nợ công và triển khai công
cụ quản lý nợ chủ động.
Rà soát lại toàn bộ nghị định, luật, bổ sung sửa đổi để hoàn thiện về quy
định thể chế, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ:
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa
phương đảm bảo nhất quán với quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017.
Tăng cường năng lực quản lý nợ công, Tập trung hình thành các cơ quan
quản lý nợ quốc gia chuyên nghiệp, hiện đại theo thông lệ quốc tế theo đúng chỉ
đạo tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị; nâng cao trình độ công chức
làm công tác quản lý nợ; củng cố, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nợ.
4.2.4. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN
Đối với nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ, khẩn trương xử lý
dứt điểm các dự án gặp khó khăn trả nợ của giai đoạn trước liên quan đến vướng
mắc pháp lý, thủ tục hành chính và trách nhiệm của các đối tượng được bảo lãnh.
Bổ sung chế tài để nâng cao trách nhiệm thanh toán trả nợ của đối tượng
được bảo lãnh, tránh tình trạng chuyển nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp thành
nghĩa vụ nợ của Nhà nước khi Chính phủ phải trả nợ thay với vai trò là người bảo lãnh.
Tăng cường quản lý rủi ro tài khóa phát sinh từ hoạt động vay về cho vay
lại, tăng trách nhiệm trả nợ vay lại của gắn với sự chủ động quyết định vay của
địa phương, gắn trách nhiệm trả nợ vay lại với mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
4.2.5. Tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững, cải thiện chỉ tiêu an toàn nợ; tích
cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động để giãn áp lực trả nợ tập
trung cao vào một số thời điểm
36 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
Dựa vào các điều kiện thuận lợi của thị trường để tích cực thực hiện các
nghiệp vụ mua lại, hoán đổi để cơ cấu lại danh mục nợ trong nước và nước
ngoài của Chính phủ theo hướng bảo đảm, bền vững, góp phần giãn nghĩa vụ trả
nợ gốc qua các năm, giảm áp lực thanh khoản cho NSNN.
Tiếp tục phát hành TPCP gắn với tái cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ theo
hướng ưu tiên phát hành TPCP kỳ hạn dài khi thị trường thuận lợi để vừa huy
động vốn cho NSNN, vừa kéo dài kỳ hạn bình quân danh mục nợ TPCP.
4.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai minh bạch về nợ công C. KẾT LUẬN
Có thể thấy, gánh nặng về nợ công là một vấn đề nan giải kéo theo nhiều hệ
lụy, đè nặng lên vai của người dân và là mối quan tâm lo ngại của bất cứ nhà 37 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
lãnh đạo nào phải chịu trách nhiệm khoản nợ công. Bởi thế, sử dụng những
khoản vay một cách có hiệu quả là trách nhiệm chung của tất cả mọi người chứ
không phải của riêng ai.
Từ cuộc khủng hoảng châu Âu nói chung và cụ thể là Hy Lạp nói riêng, ta có
thể thấy nền kinh tế toàn cầu đang tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro, khi tăng
trưởng kinh tế đang còn dựa vào nguồn vốn nước ngoài rất nhiều, cùng với
những chính sách sai lầm như chi tiêu công quá tay gây nên thậm hụt lớn, tham
nhũng hối lộ làm thất thoát đi tài chính quốc gia,… Thiết nghĩ những vấn đề ấy
là những tồn tại lớn khó có thể giải quyết nhanh chóng, nhưng nếu chúng ta
không từng bước khắc phục và cải thiện, thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng,
như chính cuộc khủng hoảng của Hy Lạp là ví dụ điển hình. Đối với nền kinh tế
Việt Nam, chỉ có cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng cùng
với sự giám sát chặt chẽ trong chi tiêu công mới giúp chúng ta phát triển bền
vững trong những năm tiếp theo.
Hy vọng sẽ có thêm nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa về vấn đề khủng
hoảng nợ công này – một đề tài kinh tế phức tạp và cấp thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nợ công là gì? Ảnh hưởng của nợ công đến nền kinh tế - bePro.vn /
Quản trị hiệu quả. 38 lOMoAR cPSD| 36066900
KHNG HONG NCÔNG HY LP
2. Khủng hoảng nợ công, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu
Báo Nhân Dân, Chu Hồng Thắng.
3. Toàn cảnh về nợ công Hy Lạp pgbankresearch.
4. Chuyện gì sẽ xảy ra khi Hy Lạp vỡ nợ - VnExpress, Đức Anh và Hà Thu.
5. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
6. Thực trạng quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và định hướng giải
pháp cho giai đoạn mới Tạp chí Tài chính, Bài đăng trên Tạp chí Tài
chính kỳ 2 tháng 12/202đ.
7. Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam không ngừng giảm VnEconomy, Bạch Huệ.
8. What Will Happen to Greece If It Leaves the Euro? SLATE, JORDAN WEISSMANN.
9. Opinion: Five reasons why Greece won't exit the euro DW.com 39