Tiểu luận Kinh tế vi mô - Thị phần của các hãng hàng không Việt Nam - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời đại ngày nay, chúng ta luôn mong muốn một sự nhanh chóng, thuận tiện và an toàn trong lĩnh vực đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật mà ngành hàng không ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu về đi lại và vận chuyển hàng hóa của con người. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Thông tin:
16 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Kinh tế vi mô - Thị phần của các hãng hàng không Việt Nam - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời đại ngày nay, chúng ta luôn mong muốn một sự nhanh chóng, thuận tiện và an toàn trong lĩnh vực đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật mà ngành hàng không ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu về đi lại và vận chuyển hàng hóa của con người. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

99 50 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44744371
lOMoARcPSD|44744371
Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, chúng ta luôn mong muốn một sự nhanh chóng, thuận tiện
và an toàn trong lĩnh vực đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự tiến bộ
của khoa học – kĩ thuật mà ngành hàng không ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu
cầu về đi lại và vận chuyển hàng hóa của con người. Do vậy mà ngành hàng không đã
trở thành một ngành quan trọng của kinh tế. Các doanh nghiệp hàng không từ lớn đến
nhỏ cũng từ đó mà ra đời nhằm phục vụ cho người dân.
Ngành hàng không Việt Nam ngày nay không ngừng phát triển và đóng một vai trò
quan trọng nhất định trong nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn nhạy cảm như hiện
nay, COVID-19 đã tác động rất nhiều đến ngành hàng không, các hãng bay cũng phải
lao đao và xoay sở trước tình hình chung của đất nước. Tuy vậy, ngành hàng không vẫn
đang từ từ ổn định trở lại, các doanh nghiệp hàng không vẫn tiếp tục hoạt động với
những chiến lược kinh doanh riêng để duy trì và tiếp tục phục vụ các yêu cầu của người
dân về đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của ngành
hàng không trong thời đại ngày nay, em xin chọn đề tài này để nghiên cứu về thị phần
của các doanh nghiệp hàng không, cấu trúc thị trường và các chiến lược mà những hãng
bay áp dụng vào thị trường này để hoạt động có hiệu quả hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Page 1 of 16
lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tìm hiểu về thị phần
1.1. Khái niệm
Thị phần (hay tỉ trọng trong thị trường) phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh
nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường. Số liệu về thị phần sẽ cho biết được doanh nghiệp
hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2. Vai trò của thị phần
- Thị phần là một số liệu cụ thể, giúp doanh nghiệp có thể so sánh vị trí của mình trên
thị trường, so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hay cùng phân khúc.
- Là thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp và chỉ rõ từng phân khúc của các sản
phẩm thuộc doanh nghiệp, từ đó mà các doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hợp lí hơn.
- Mở rộng thị phần sẽ tạo điều kiện phát triển mở rộng của doanh nghiệp và phần nào cải
thiện được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lí khi mở rộng chiến dịch quảng bá cho một
sản phẩm bất kì của doanh nghiệp.
2. Thị trường và cấu trúc thị trường
2.1. Khái niệm thị trường
Thị trường là một môi trường cho phép người mua và người bán có được thông tin và thực
hiện trao đổi với nhau.
*Lưu ý:
- Khái niệm thị trường mang tính trừu tượng.
- Người bán và người mua tham gia trong thị trường đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình.
2.2. Cấu trúc thị trường
a) Khái niệm
Page 2 of 16
lOMoARcPSD|44744371
Cấu trúc thị trường là tập hợp các đặc tính của thị trường thể hiện môi trường kinh tế mà các
doanh nghiệp hoạt động trong đó. Cấu trúc của một thị trường chi phối mức độ của quyền
điều chỉnh giá của nhà quản lý doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
b) Phân loại cấu trúc thị trường
Thị trường được phân thành 4 loại, dựa theo các tiêu chí:
Tiêu chí
Cạnh tranh
Cạnh tranh Độc quyền
Độc quyền
hoàn hảo độc quyền nhóm
Số lượng người Vô số Nhiều
Một vài
Một
sản xuất
Đặc điểm của Hoàn toàn đồng Di biệt hóa sản Có thể giống
Duy nhất
sản phẩm
nhất phẩm hoặc khác nhau
Sức mạnh thị
Không
Thấp Cao
Rất cao
trường
Rào cản gia
Không
Thấp Cao
Rất cao
nhập thị
trường
Cạnh tranh phi
Không
Rất cần thiết
Cần thiết
Không
giá
Ví dụ
Hàng nông sản
Hiệu thuốc,
Ô tô, thiết bị Công cộng
Dịch vụ giặt ủi,
điện,… (điện, nước,…)
Page 3 of 16
lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. THỊ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu các hãng hàng không Việt Nam
Tính đến năm 2020, thị trường hàng không Việt Nam có 4 hãng bay nội địa được khách hàng
tin tưởng lựa chọn, đó là: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air và Bamboo
Airways. Nhưng Pacific Airlines (tiền thân là Jestar Airways) – một công ty độc lập hoàn
toàn nhưng được Vietnam Airlines (năm 2020 nắm 98% cổ phần của Pacific Airlines) hỗ trợ
để thành một phần không thể thiếu được trong chuỗi sản xuất kinh doanh của mình, cho nên
sẽ không giới thiệu đến hãng bay này.
a) Vietnam Airlines
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không đầu tiên của
Việt Nam, ra đời vào năm 1993. Cái tên Vietnam Airlines từ lâu đã được người dân Việt
Nam tin tưởng và lựa chọn.
b) Vietjet Air
Được thành lập vào năm 2007, đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Khách
hàng lựa chọn Vietjet Air vì những chuyến bay giá rẻ và nhiều chương trình khuyến mại hấp
Page 4 of 16
lOMoARcPSD|44744371
dẫn. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Vietjet Air đã góp phần không nhỏ trong việc phục
vụ nhu cầu đi lại của khách trong nước và kể cả quốc tế.
c) Bamboo Airways
Đây là hãng hàng không hybrid (lai giữa truyền thống và giá rẻ) và được thành lập vào năm
2017 dưới sự quản lí của Tập đoàn FLC. Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường
ngành hàng không với chuyến bay đầu tiên khởi hành vào ngày 16 tháng 1 năm 2019.
1.2. Thị phần nội địa của các hãng hàng không Việt Nam trong 5 năm gần đây
Page 5 of 16
lOMoARcPSD|44744371
Vào năm 2016, các doanh nghiệp hàng không hoạt động có những thuận lợi nhất định, thị
trường này tiếp tục tăng trưởng so với những năm trước. Vietnam Airlines chiếm 44,2% thị
phần – một con số tương đối lớn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đối với Vietnam Airlines trong năm
2016 ngày càng khốc liệt khi các hãng hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ các hoạt động
của mình. Phải kể đến Vietjet Air, chiếm 41% thị phần và gần như bám “sát nút” với Vietnam
Airlines.
Đến năm 2017, xuất hiện những biến đổi nhỏ trong thị phần của các doanh nghiệp. Thị phần
của Vietnam Airlines giảm xuống 42,9%. Trong khi đó, thị phần của Vietjet Air tăng nhẹ lên
con số 41,9%. Có thể nói, Vietjet Air luôn là một đối thủ đáng gờm cúa Vietnam Airlines.
Năm 2018 với Vietjet Air mà nói là một khởi đầu của thành công. Hãng bay này đã hoàn toàn
vươn lên đứng đầu, trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa cao nhất với 46,6% thị phần.
Về Vietnam Airlines, so với năm 2016, thị phần của hãng này đã giảm xuống đáng kể, chiếm
39% thị phần ở năm 2018. Tuy chỉ chiếm thị phần thứ 2, nhưng so với những hãng khác, con
số này vẫn rất lớn.
Năm 2019, “miếng bánh” thị phần ngành hàng không được chia lại khi hãng bay Bamboo
Airways đi vào hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bamboo Airways chiếm 4% thị phần.
Vietjet Air vẫn chiếm phần trăm thị phần nội địa cao nhất thị trường ngành tuy đã giảm xuống
Page 6 of 16
lOMoARcPSD|44744371
còn 42,9% thị phần. Vietnam Airlines giữ nguyên con số 35,9% thị phần cho đến tháng 9
năm 2019, song vẫn khó để vươn lên đứng đầu trở lại.
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam.
Trong số đó, ngành hàng không đã phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất. Bamboo Airway có
sự gia tăng phần trăm thị phần, chiếm hơn 10%. Ngoài ra, các “ông lớn hàng không” vẫn có
những dấu ấn tích cực trong bối cảnh đại dịch. Vietjet Air vẫn giữ được một con số ổn định –
40% thị phần. Và cũng trong năm này, thị phần nội địa của Vietnam Airlines đã “đuổi kịp”
Vietjet Air.
2. THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG KHÔNG
Theo số liệu do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đưa ra cho thấy ngành hàng không
chưa từng bị ảnh hưởng nặng nề cho đến năm 2020 bởi COVID-19. Đứng trước bối cảnh khủng
hoảng của ngành hàng không thế giới, ngành hàng không Việt Nam cũng phải hứng chịu những tác
động tiêu cực mà đại dịch COVID-19 đem lại. Trong báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp
năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường ngành hàng không
sụt giảm nghiêm trọng nhất. Do những hạn chế bởi dịch bệnh, trong năm 2020, Vietnam Airlines
lỗ 8.743 tỷ đồng trước thế, doanh thu giảm 34,5% so với cùng kỳ
Page 7 of 16
lOMoARcPSD|44744371
năm 2019; theo báo cáo tài chính riêng năm 2020 ghi nhận Vietjet Air lỗ 1.780 tỷ đồng trước
thuế và lỗ 1.453 tỷ đồng (sau thuế), doanh thu Vietjet Air sụt giảm 63,1% so năm 2019.
Qua nghiên cứu đặc điểm thị trường, có thể thấy các doanh nghiệp hàng không của Việt
Nam không hoạt động theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà hoạt động theo cấu trúc thị
trường độc quyền nhóm. Để làm rõ khẳng định này, ta đến với các phân tích sau:
a) Số lượng người sản xuất
Trong ngành hàng không vận tải hành khách ở Việt Nam, số lượng công ty cũng như các hãng
bay không nhiều. Tuy nhiên, có hai “ông lớn” là Vietnam Airlines và Vietjet Air vẫn đang lần
lượt thống trị thị trường này với tổng 75% thị phần. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng cao và
không gian cạnh tranh rõ ràng mà các doanh nghiệp có những dự án và thành lập các hãng
bay riêng để tranh giành quyền độc quyền, ví dụ như Bamboo Airways của Tập đoàn FLC
hay Vietravel Airlines của Vietravel (đi vào hoạt động vào năm 2021)
b) Đặc điểm của sản phẩm
Trên thị trường thương mại hàng không, tất cả các hãng đều cung cấp nhiều loại ghế cũng như
các mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhưng giữa các
hãng cạnh tranh có khoảng cách về chất lượng dịch vụ. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi
hãng bay cung cấp dịch vụ trong suốt chuyến bay là khác nhau.
Vì Vietnam Airlines là hãng hàng không FSC (hãng cung cấp dịch vụ đầy đủ) duy nhất được
Skytrax công nhận là hãng hàng không 4 sao trong vòng 4 năm liên tiếp cho nên họ tập
trung nâng cao vào chất lượng dịch vụ từ trung bình đến cao cấp và mang đến những trải
nghiệm sang trọng, tuyệt vời đến cho khách hàng trong suốt chuyến bay.
Ngược lại, Vietjet Air – một hãng hàng không LCC (hãng hàng không giá rẻ) thường xuyên
tung giá vé rẻ chỉ từ dưới 100.000 vnđ, đây là điều hiếm thấy ở hãng bay Vietnam Airlines.
Dù giá vé rẻ nhưng Vietjet Air vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức tiêu chuẩn và đem đến
cho khách hàng sự thoải mái trải nghiệm.
Cho đến năm 2019 xuất hiện một mô hình hàng không kiểu mới, được gọi là Hybrid airline. Đây là
dạng mô hình được hiểu là lai giữa truyền thống và giá rẻ. Bamboo Airways là hãng tiên
Page 8 of 16
lOMoARcPSD|44744371
phong xuất hiện tại thị trường hàng không Việt Nam theo mô hình kinh doanh này. Khách
hàng sẽ có cơ hội được phục vụ đầy đủ các dịch vụ của một hãng hàng không truyền thống với
một mức giá phải chăng. Có thể nói đây là chiến lược dài hạn của Bamboo Airways bởi vì thị
trường hàng không Việt Nam đang ở trong giai đoạn đặc biệt khi mà khách hàng lại nhạy cảm
với giá vé nhưng khắt khe về dịch vụ.
c) Rào cản gia nhập thị trường
Rào cản gia nhập thị trường của ngành hàng không Việt Nam cao. Yếu tố đầu tiên để làm rõ
điều này đó chính là sự yêu cầu về vốn rất cao bởi đây là một trong các ngành phải cần chi phí
đầu rất nhiều để một doanh nghiệp hàng không có thể duy trì. Chính phủ Việt Nam đã ban
hành Nghị định 92/2016/NĐ-CP để kiểm soát các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong lĩnh
vực hàng không dân dụng. Ở điều 8 của Nghị định này đã nêu rõ về nhũng mức vốn tối thiểu
để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không và hàng không chung.
Một ví dụ về rào cản gia nhập thị trường của ngành hàng không là Air Asia – hãng hàng
không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đã thất bại 4 lần trong việc gia nhập thị trường hàng
không Việt Nam bởi Chính phủ Việt Nam không chào đón các hãng hàng không giá rẻ do
nước ngoài sở hữu.
Hơn nữa, một doanh nghiệp hàng không sẽ khó có thể hoạt động lâu dài khi quy mô của nó
không đủ lớn. Quy mô là vấn đề quan trọng trong ngành hàng không, cả về mặt doanh thu và
chi phí. Với một hãng hàng không lớn, chi phí vận chuyển trên một hành khách giảm xuống
do chi phí cố định được phân bổ cho nhiều hành khách khác. Nói cách khác, các hãng hàng
không lớn được hưởng lợi thế theo quy mô. Ngược lại, với các hãng hàng không nhỏ hơn,
nhũng chi phí chung của họ thấp hơn nhiều và cũng vì vậy mà lợi ích từ quy mô của các hãng
nhỏ này hầu như không tồn tại.
d) Cạnh tranh phi giá
Một ví dụ về cạnh tranh phi giá trong ngành này đó chính là có chương trình cung cấp thẻ hội
viên cho các khách hàng có nhu cầu. Cụ thể, ta được biết Vietnam Airlines là một hãng hàng
không có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường thương mại hàng không Việt Nam, với những
trải nghiệm bay và dịch vụ trên chuyến bay lẫn sau chuyến bay hoàn hảo, phù hợp với
Page 9 of 16
lOMoARcPSD|44744371
giả cả khiến hãng bay này đón hàng triệu lượt khách mỗi năm. Để tri ân khách hàng, Vietnam
Airlines giới thiệu chương trình Bông Sen Vàng cùng 4 hạng thẻ. Mỗi hạng thẻ có những dịch
vụ ưu tiên khác nhau, những quyền lợi về dịch vụ này tăng dần về chất lượng theo thứ hạng
thẻ và khách hàng có thể tận dụng để hưởng những quyền lợi đó. Việc Vietnam Airlines tạo
mọi điều kiện tốt nhất trong suốt chuyến bay thông qua chương trình hội viên này là một cách
để khẳng định vị thế và giá trị của mình đối với các đối thủ cạnh tranh khác cũng như thu hút
các đối tượng khách hàng khác nhau.
3. CÁC CHIẾN LƯỢC MÀ CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG NÊN ÁP
DỤNG TRONG THỊ TRƯỜNG NÀY ĐỂ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN LÀ GÌ?
Trong giai đoạn đặc biệt, khi mà người dân nhạy cảm với giá vé nhưng lại khắc khe với các
dịch vụ, mỗi hãng hàng không đều có những chiến lược riêng để hoạt động hiệu quả hơn.
Vietnam Airlines luôn khẳng định vị thế của mình trên thị trường hàng không với chiến lược về lộ
trình hàng không 4 sao - tiệm cận 5 sao. Trong bối cảnh người dân có những yêu cầu khắc khe về
cả giá thành và chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines tập trung phát triển các dịch vụ trên chuyến
bay và những dịch vụ mặt đất thuận tiện, nhanh gọn. Năm 2018, hãng tập trung phát triển các hình
thức làm thủ tục hàng không tiện lợi, vừa nâng cao trải nghiệm của hành khách. Đến năm kế tiếp,
hãng đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0, tạo điểm nhấn về ẩm thực trên chuyến bay, nghiên cứu các
sản phẩn thân thiện với môi trường,… Với một bước tiến lớn trong chiến lược khai thác các đường
bay, năm 2021 Vietnam Airlines đã khai thác thành công đường
Page 10 of 16
lOMoARcPSD|44744371
bay thẳng thường lệ đến Mỹ, trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên và duy nhất
thực hiện điều này
Là một hãng hàng không hoạt động theo mô hình Low-cost Carrier, Vietjet Air vẫn luôn duy
trì chính sách giá vé rẻ, chính sách này giữu vai trò chiến lược cho những thành công của
Vietjet. Trong năm 2021, Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm, nỗ lực
đổi mới, sáng tạo; ứng dụng công nghệ vào tất cả các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc
hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng; đạt tỉ lệ lấp
đầy chuyến bay trên 80%, tỉ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách vận chuyển 15 triệu lượt
khách trên toàn mạng bay. Cho đến ngày nay, con người đã phải sống chung với dịch bệnh,
chính vì vậy Vietjet Air thực hiện những chiến lược tạo mọi điều kiện thuận lợi, an toàn trên
chuyến bay như chủ động cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay trên các chuyến bay,
cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí,… Ông Đinh Việt Phương, giám đốc
điều hành Vietjet, cho biết trong thời gian tới, hãng sẽ ưu tiên tăng cường các chuyến bay nội
địa để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của hành khách vào thời điểm cuối năm và Tết Nguyên
đán trong lúc vẫn nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu phòng dịch ở mức cao nhất.
Với Bamboo Airways – một hãng hàng không mới, chỉ trong 2 năm mà hãng đã có nhũng
thành công nhất định. Trước bối cảnh thị trường hàng không đang cạnh tranh ngày càng gay
gắt, Bamboo Airways đi những nước cờ hoàn toàn khác biệt:
- Bamboo theo đuổi mô hình kết hợp hàng không với du lịch.
- Tập trung khai thác các sân bay chưa hoạt động hết công suất: Trái ngược với những
hàng hàng không nội địa khác, Bamboo Airways tập trung khai thác thị trường ngách
với các đường bay ngắn. Chiến lược này không chỉ giảm tải công suất cho các sân
bay lớn mà còn phần nào tăng sự lựa chọn cho khách hàng, xây dựng hướng đi riêng
nhằm phát triển đường bay nhỏ của các địa phương có tiềm năng du lịch.
- “Bay đúng giờ” chính là chiến lược quan trọng giúp cho Bamboo Airways từ vị
thế “người đi sau” vươn lên thị trường hàng không nội địa cạnh tranh.
Bamboo Airways xem yếu tố con người là quan trọng nhất trong chiến lược của mình, “khách
hàng là ân nhân”. Yếu tố đào tạo con người “5 sao” được hãng đặc biệt đề cao. Cũng như các
Page 11 of 16
lOMoARcPSD|44744371
hãng khác, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tới thị trường hàng không, hãng cũng thực
hiện những chiến lược riêng của mình như: triển khai hàng loạt chuyến bay đưa công dân Việt
Nam đang học tập và công tác tại nước ngoài về nước, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cho
khách hàng, linh hoạt trong các chính sách hỗ trợ khách hàng, đẩy mạnh hợp tác, du lịch,…
Page 12 of 16
lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hoạt động theo cấu trúc thị trường độc quyền nhóm,
số lượng hãng hàng không trên thị trường hàng không hiện nay là không nhiều nhưng lại có
sức mạnh trong thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược kinh doanh riêng để tạo
sự độc quyền riêng cho hãng bay của mình. Trong 5 năm qua, thị phần của các doanh nghiệp
hàng không luôn có những biến động nhưng hai “ông hoàng hàng không” là Vietnam Airlines
và Vietjet luôn dẫn đầu về thị phần ngành và trong tương lai sẽ tiếp tục như vậy.
Đại dịch COVID-19 diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn ngành hàng không thế giới. Đối với thị
trường hàng không Việt Nam, năm 2020 là quãng thời gian đầy sóng gió thách thức với ngành
hàng không do sự lan tràn của dịch bệnh COVID-19. Lệnh hạn chế bay, giãn cách, cách ly xã
hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã khiến nhiều đường bay quốc tế phải dừng khai
thác. Bước qua năm 2021, thị trường hàng không Việt Nam vẫn liên tục có các bước thăng,
trầm tương ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp
hàng không Việt Nam vẫn đang có những động thái tốt, thông qua các chiến lược thu hút
khách hàng để phục hồi mình.
Page 13 of 16
Tài liệu tham khảo
1. Mai Trúc Lâm, ‘Thị phần là gì? Cách xác định thị phần tương
đối’, <https://wiki.tino.org/thi-phan-la-gi/>, truy cập 13/11/2021.
2. McGraw Hill, Christopher Thomas and S. Charlesl Maurice, Nguyễn Lê Giang Thiên
dịch, ‘Managerial Economics’, tái bản lần thứ 9,
<https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/5071/cau-truc-thi-truong/>,
truy cập 15/11/2021.
3. Trần Anh (2020), ‘Cuộc chiến thị phần hàng không nội địa’, <https://viettimes.vn/cuoc-
chien-thi-phan-hang-khong-noi-dia-post122104.html/>, truy cập 20/11/2021.
4. Vietjet Air (2020), ‘Báo cáo thường niên 2020’,
<https://ir.vietjetair.com/File_Upload/thong-tin-tai-chinh/bao-cao-thuong-
nien- parent/bao-cao-thuong-nien/VJA_AR%202020_FULL_CBTT.pdf />, truy
cập 21/11/2021.
5. Lewis Harper (2021), ‘Airline passenger traffic saw sharpest decline in history during
2020’, <https://www.flightglobal.com/networks/airline-passenger-traffic-saw-sharpest-
decline-in-history-during-2020/142271.article />, truy cập 25/11/2021.
6. Lan Chi (2021), ‘Khủng hoảng ngành hàng không trong cơn bão dịch’,
<https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/khung-hoang-nganh-hang-
khong- trong-con-bao-dich-584195.html />, truy cập 28/11/2021.
7. Luke Bodell (2020), ‘Why Does Vietnam Have So Many Start Up Airlines?’,
<https://simpleflying.com/vietnam-start-up-airlines/>, truy cập 28/11/2021.
8. ‘Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam’, Những thành tựu, giải thưởng đạt được,
tiêu đề/mục wikipedia,
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Hãng_hàng_không_Quốc_gia_Việt_Nam />, truy cập
29/11/2021.
Page 14 of 16
lOMoARcPSD|44744371
9. Việt Nam News, ‘Vietjet launches new promotion, offering discounted tickets’,
<https://vietnamnews.vn/economy/940756/vietjet-launches-new-promotion-
offering- discounted-tickets.html />, truy cập 29/11/2021.
10. Bamboo Airways (2018), ‘Bamboo Airways: hàng không “Hybrid” là gì? Hybrid
Airline’, <https://vemaybaybamboo.com.vn/bamboo-airways-hang-khong-hybrid-
la- gi/#Mo_hinh_Hybrid_airline_la_gi />, truy cập 29/11/2021.
11. Tomoya Onishi (2020), ‘Vietnam blocks new airlines until 2022 despite market
duopoly’, <https://asia.nikkei.com/Business/Transportation/Vietnam-blocks-
new- airlines-until-2022-despite-market-duopoly />, truy cập 30/11/2021.
12. Tony Webber (2012), ‘Scale matters in aviation’,
<https://www.smh.com.au/business/scale-matters-in-aviation-20120220-1tit8.html
/>, truy cập 30/11/2021.
13. Vietnam Airlines, ‘Chương trình Bông sen vàng’,
<https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/lotusmile/member-benefits/Tier-Benefits/
>, truy cập 30/11/2021.
14. Le Thi Hang (2019), ‘Chiến lược thích nghi của hàng không truyền thống khi giá vé
giảm mạnh’, <http://spirit.vietnamairlines.com/vi/emagazine/tin-tct-105/chien-luoc-
thich-nghi-cua-hang-khong-truyen-thong-khi-gia-ve-giam-manh-3356.html/>, truy cập
30/11/2021.
15. Vietjet Air (2021), <https://ir.vietjetair.com/Home/ViewPost/Dat-ket-qua-vung-
chac- nam-2020-%20Vietjet-tu-tin-voi-chien-luoc-kinh-doanh-trong-nam-2021 />,
truy cập 30/11/2021.
16. Bảo Anh (2021), ‘Vietjet sẵn sàng cho nhu cầu bay Tết’, <https://vietbao.vn/vietjet-san-
sang-cho-nhu-cau-bay-tet-296108.html/>, truy cập 30/11/2021.
17. Bamboo Airways, ‘Chiến lược giúp Bamboo Airways có 5 triệu khách sau 2 năm’,
<https://nhatkybay.club/chien-luoc-giup-bamboo-airways-co-5-trieu-khach-sau-
2- nam/ >, truy cập 30/11/2021.
Page 15 of 16
lOMoARcPSD|44744371
18. Phương Thảo (2021), ‘Hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam thực hiện chuyến bay
thẳng thường lệ đầu tiên đến Mỹ’, <https://kenh14.vn/hang-hang-khong-dau-tien-cua-
viet-nam-thuc-hien-chuyen-bay-thang-thuong-le-dau-tien-den-my-
20211129121343885.chn/>, truy cập 30/11/2021.
19. Trang Nhi (2021), Ngành hàng không Việt Nam sẽ phục hồi từ giữa quý III/2021,
<https://congly.vn/nganh-hang-khong-viet-nam-se-phuc-hoi-tu-giua-quy-iii-
2021- 190286.html />, truy cập 30/11/2021.
Page 16 of 16
| 1/16

Preview text:

lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371 Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, chúng ta luôn mong muốn một sự nhanh chóng, thuận tiện
và an toàn trong lĩnh vực đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự tiến bộ
của khoa học – kĩ thuật mà ngành hàng không ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu
cầu về đi lại và vận chuyển hàng hóa của con người. Do vậy mà ngành hàng không đã
trở thành một ngành quan trọng của kinh tế. Các doanh nghiệp hàng không từ lớn đến
nhỏ cũng từ đó mà ra đời nhằm phục vụ cho người dân.
Ngành hàng không Việt Nam ngày nay không ngừng phát triển và đóng một vai trò
quan trọng nhất định trong nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn nhạy cảm như hiện
nay, COVID-19 đã tác động rất nhiều đến ngành hàng không, các hãng bay cũng phải
lao đao và xoay sở trước tình hình chung của đất nước. Tuy vậy, ngành hàng không vẫn
đang từ từ ổn định trở lại, các doanh nghiệp hàng không vẫn tiếp tục hoạt động với
những chiến lược kinh doanh riêng để duy trì và tiếp tục phục vụ các yêu cầu của người
dân về đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của ngành
hàng không trong thời đại ngày nay, em xin chọn đề tài này để nghiên cứu về thị phần
của các doanh nghiệp hàng không, cấu trúc thị trường và các chiến lược mà những hãng
bay áp dụng vào thị trường này để hoạt động có hiệu quả hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Page 1 of 16 lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tìm hiểu về thị phần
1.1. Khái niệm
Thị phần (hay tỉ trọng trong thị trường) là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh
nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường. Số liệu về thị phần sẽ cho biết được doanh nghiệp
hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2. Vai trò của thị phần
- Thị phần là một số liệu cụ thể, giúp doanh nghiệp có thể so sánh vị trí của mình trên
thị trường, so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành hay cùng phân khúc.
- Là thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp và chỉ rõ từng phân khúc của các sản
phẩm thuộc doanh nghiệp, từ đó mà các doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hợp lí hơn.
- Mở rộng thị phần sẽ tạo điều kiện phát triển mở rộng của doanh nghiệp và phần nào cải
thiện được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lí khi mở rộng chiến dịch quảng bá cho một
sản phẩm bất kì của doanh nghiệp.
2. Thị trường và cấu trúc thị trường
2.1. Khái niệm thị trường
Thị trường là một môi trường cho phép người mua và người bán có được thông tin và thực hiện trao đổi với nhau. *Lưu ý:
- Khái niệm thị trường mang tính trừu tượng.
- Người bán và người mua tham gia trong thị trường đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình.
2.2. Cấu trúc thị trường a) Khái niệm Page 2 of 16 lOMoARcPSD|44744371
Cấu trúc thị trường là tập hợp các đặc tính của thị trường thể hiện môi trường kinh tế mà các
doanh nghiệp hoạt động trong đó. Cấu trúc của một thị trường chi phối mức độ của quyền
điều chỉnh giá của nhà quản lý doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
b) Phân loại cấu trúc thị trường
Thị trường được phân thành 4 loại, dựa theo các tiêu chí: Tiêu chí Cạnh tranh Cạnh tranh Độc quyền Độc quyền hoàn hảo độc quyền nhóm Số lượng người Vô số Nhiều Một vài Một sản xuất Đặc điểm của Hoàn toàn đồng Di biệt hóa sản Có thể giống Duy nhất sản phẩm nhất phẩm hoặc khác nhau Sức mạnh thị Không Thấp Cao Rất cao trường Rào cản gia Không Thấp Cao Rất cao nhập thị trường Cạnh tranh phi Không Rất cần thiết Cần thiết Không giá Ví dụ Hàng nông sản Hiệu thuốc, Ô tô, thiết bị Công cộng Dịch vụ giặt ủi, điện,… (điện, nước,…) … Page 3 of 16 lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. THỊ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu các hãng hàng không Việt Nam
Tính đến năm 2020, thị trường hàng không Việt Nam có 4 hãng bay nội địa được khách hàng
tin tưởng lựa chọn, đó là: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air và Bamboo
Airways. Nhưng Pacific Airlines (tiền thân là Jestar Airways) – một công ty độc lập hoàn
toàn nhưng được Vietnam Airlines (năm 2020 nắm 98% cổ phần của Pacific Airlines) hỗ trợ
để thành một phần không thể thiếu được trong chuỗi sản xuất kinh doanh của mình, cho nên
sẽ không giới thiệu đến hãng bay này. a) Vietnam Airlines
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không đầu tiên của
Việt Nam, ra đời vào năm 1993. Cái tên Vietnam Airlines từ lâu đã được người dân Việt
Nam tin tưởng và lựa chọn. b) Vietjet Air
Được thành lập vào năm 2007, đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Khách
hàng lựa chọn Vietjet Air vì những chuyến bay giá rẻ và nhiều chương trình khuyến mại hấp Page 4 of 16 lOMoARcPSD|44744371
dẫn. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Vietjet Air đã góp phần không nhỏ trong việc phục
vụ nhu cầu đi lại của khách trong nước và kể cả quốc tế. c) Bamboo Airways
Đây là hãng hàng không hybrid (lai giữa truyền thống và giá rẻ) và được thành lập vào năm
2017 dưới sự quản lí của Tập đoàn FLC. Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường
ngành hàng không với chuyến bay đầu tiên khởi hành vào ngày 16 tháng 1 năm 2019.
1.2. Thị phần nội địa của các hãng hàng không Việt Nam trong 5 năm gần đây Page 5 of 16 lOMoARcPSD|44744371
Vào năm 2016, các doanh nghiệp hàng không hoạt động có những thuận lợi nhất định, thị
trường này tiếp tục tăng trưởng so với những năm trước. Vietnam Airlines chiếm 44,2% thị
phần – một con số tương đối lớn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đối với Vietnam Airlines trong năm
2016 ngày càng khốc liệt khi các hãng hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ các hoạt động
của mình. Phải kể đến Vietjet Air, chiếm 41% thị phần và gần như bám “sát nút” với Vietnam Airlines.
Đến năm 2017, xuất hiện những biến đổi nhỏ trong thị phần của các doanh nghiệp. Thị phần
của Vietnam Airlines giảm xuống 42,9%. Trong khi đó, thị phần của Vietjet Air tăng nhẹ lên
con số 41,9%. Có thể nói, Vietjet Air luôn là một đối thủ đáng gờm cúa Vietnam Airlines.
Năm 2018 với Vietjet Air mà nói là một khởi đầu của thành công. Hãng bay này đã hoàn toàn
vươn lên đứng đầu, trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa cao nhất với 46,6% thị phần.
Về Vietnam Airlines, so với năm 2016, thị phần của hãng này đã giảm xuống đáng kể, chiếm
39% thị phần ở năm 2018. Tuy chỉ chiếm thị phần thứ 2, nhưng so với những hãng khác, con số này vẫn rất lớn.
Năm 2019, “miếng bánh” thị phần ngành hàng không được chia lại khi hãng bay Bamboo
Airways đi vào hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bamboo Airways chiếm 4% thị phần.
Vietjet Air vẫn chiếm phần trăm thị phần nội địa cao nhất thị trường ngành tuy đã giảm xuống Page 6 of 16 lOMoARcPSD|44744371
còn 42,9% thị phần. Vietnam Airlines giữ nguyên con số 35,9% thị phần cho đến tháng 9
năm 2019, song vẫn khó để vươn lên đứng đầu trở lại.
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam.
Trong số đó, ngành hàng không đã phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất. Bamboo Airway có
sự gia tăng phần trăm thị phần, chiếm hơn 10%. Ngoài ra, các “ông lớn hàng không” vẫn có
những dấu ấn tích cực trong bối cảnh đại dịch. Vietjet Air vẫn giữ được một con số ổn định –
40% thị phần. Và cũng trong năm này, thị phần nội địa của Vietnam Airlines đã “đuổi kịp” Vietjet Air.
2. THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG KHÔNG
Theo số liệu do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đưa ra cho thấy ngành hàng không
chưa từng bị ảnh hưởng nặng nề cho đến năm 2020 bởi COVID-19. Đứng trước bối cảnh khủng
hoảng của ngành hàng không thế giới, ngành hàng không Việt Nam cũng phải hứng chịu những tác
động tiêu cực mà đại dịch COVID-19 đem lại. Trong báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp
năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường ngành hàng không
sụt giảm nghiêm trọng nhất. Do những hạn chế bởi dịch bệnh, trong năm 2020, Vietnam Airlines
lỗ 8.743 tỷ đồng trước thế, doanh thu giảm 34,5% so với cùng kỳ Page 7 of 16 lOMoARcPSD|44744371
năm 2019; theo báo cáo tài chính riêng năm 2020 ghi nhận Vietjet Air lỗ 1.780 tỷ đồng trước
thuế và lỗ 1.453 tỷ đồng (sau thuế), doanh thu Vietjet Air sụt giảm 63,1% so năm 2019.
Qua nghiên cứu đặc điểm thị trường, có thể thấy các doanh nghiệp hàng không của Việt
Nam không hoạt động theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà hoạt động theo cấu trúc thị
trường độc quyền nhóm. Để làm rõ khẳng định này, ta đến với các phân tích sau:
a) Số lượng người sản xuất
Trong ngành hàng không vận tải hành khách ở Việt Nam, số lượng công ty cũng như các hãng
bay không nhiều. Tuy nhiên, có hai “ông lớn” là Vietnam Airlines và Vietjet Air vẫn đang lần
lượt thống trị thị trường này với tổng 75% thị phần. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng cao và
không gian cạnh tranh rõ ràng mà các doanh nghiệp có những dự án và thành lập các hãng
bay riêng để tranh giành quyền độc quyền, ví dụ như Bamboo Airways của Tập đoàn FLC
hay Vietravel Airlines của Vietravel (đi vào hoạt động vào năm 2021)
b) Đặc điểm của sản phẩm
Trên thị trường thương mại hàng không, tất cả các hãng đều cung cấp nhiều loại ghế cũng như
các mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhưng giữa các
hãng cạnh tranh có khoảng cách về chất lượng dịch vụ. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi
hãng bay cung cấp dịch vụ trong suốt chuyến bay là khác nhau.
Vì Vietnam Airlines là hãng hàng không FSC (hãng cung cấp dịch vụ đầy đủ) duy nhất được
Skytrax công nhận là hãng hàng không 4 sao trong vòng 4 năm liên tiếp cho nên họ tập
trung nâng cao vào chất lượng dịch vụ từ trung bình đến cao cấp và mang đến những trải
nghiệm sang trọng, tuyệt vời đến cho khách hàng trong suốt chuyến bay.
Ngược lại, Vietjet Air – một hãng hàng không LCC (hãng hàng không giá rẻ) thường xuyên
tung giá vé rẻ chỉ từ dưới 100.000 vnđ, đây là điều hiếm thấy ở hãng bay Vietnam Airlines.
Dù giá vé rẻ nhưng Vietjet Air vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức tiêu chuẩn và đem đến
cho khách hàng sự thoải mái trải nghiệm.
Cho đến năm 2019 xuất hiện một mô hình hàng không kiểu mới, được gọi là Hybrid airline. Đây là
dạng mô hình được hiểu là lai giữa truyền thống và giá rẻ. Bamboo Airways là hãng tiên Page 8 of 16 lOMoARcPSD|44744371
phong xuất hiện tại thị trường hàng không Việt Nam theo mô hình kinh doanh này. Khách
hàng sẽ có cơ hội được phục vụ đầy đủ các dịch vụ của một hãng hàng không truyền thống với
một mức giá phải chăng. Có thể nói đây là chiến lược dài hạn của Bamboo Airways bởi vì thị
trường hàng không Việt Nam đang ở trong giai đoạn đặc biệt khi mà khách hàng lại nhạy cảm
với giá vé nhưng khắt khe về dịch vụ.
c) Rào cản gia nhập thị trường
Rào cản gia nhập thị trường của ngành hàng không Việt Nam cao. Yếu tố đầu tiên để làm rõ
điều này đó chính là sự yêu cầu về vốn rất cao bởi đây là một trong các ngành phải cần chi phí
đầu rất nhiều để một doanh nghiệp hàng không có thể duy trì. Chính phủ Việt Nam đã ban
hành Nghị định 92/2016/NĐ-CP để kiểm soát các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong lĩnh
vực hàng không dân dụng. Ở điều 8 của Nghị định này đã nêu rõ về nhũng mức vốn tối thiểu
để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không và hàng không chung.
Một ví dụ về rào cản gia nhập thị trường của ngành hàng không là Air Asia – hãng hàng
không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á đã thất bại 4 lần trong việc gia nhập thị trường hàng
không Việt Nam bởi Chính phủ Việt Nam không chào đón các hãng hàng không giá rẻ do nước ngoài sở hữu.
Hơn nữa, một doanh nghiệp hàng không sẽ khó có thể hoạt động lâu dài khi quy mô của nó
không đủ lớn. Quy mô là vấn đề quan trọng trong ngành hàng không, cả về mặt doanh thu và
chi phí. Với một hãng hàng không lớn, chi phí vận chuyển trên một hành khách giảm xuống
do chi phí cố định được phân bổ cho nhiều hành khách khác. Nói cách khác, các hãng hàng
không lớn được hưởng lợi thế theo quy mô. Ngược lại, với các hãng hàng không nhỏ hơn,
nhũng chi phí chung của họ thấp hơn nhiều và cũng vì vậy mà lợi ích từ quy mô của các hãng
nhỏ này hầu như không tồn tại.
d) Cạnh tranh phi giá
Một ví dụ về cạnh tranh phi giá trong ngành này đó chính là có chương trình cung cấp thẻ hội
viên cho các khách hàng có nhu cầu. Cụ thể, ta được biết Vietnam Airlines là một hãng hàng
không có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường thương mại hàng không Việt Nam, với những
trải nghiệm bay và dịch vụ trên chuyến bay lẫn sau chuyến bay hoàn hảo, phù hợp với Page 9 of 16 lOMoARcPSD|44744371
giả cả khiến hãng bay này đón hàng triệu lượt khách mỗi năm. Để tri ân khách hàng, Vietnam
Airlines giới thiệu chương trình Bông Sen Vàng cùng 4 hạng thẻ. Mỗi hạng thẻ có những dịch
vụ ưu tiên khác nhau, những quyền lợi về dịch vụ này tăng dần về chất lượng theo thứ hạng
thẻ và khách hàng có thể tận dụng để hưởng những quyền lợi đó. Việc Vietnam Airlines tạo
mọi điều kiện tốt nhất trong suốt chuyến bay thông qua chương trình hội viên này là một cách
để khẳng định vị thế và giá trị của mình đối với các đối thủ cạnh tranh khác cũng như thu hút
các đối tượng khách hàng khác nhau.
3. CÁC CHIẾN LƯỢC MÀ CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG NÊN ÁP
DỤNG TRONG THỊ TRƯỜNG NÀY ĐỂ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN LÀ GÌ?

Trong giai đoạn đặc biệt, khi mà người dân nhạy cảm với giá vé nhưng lại khắc khe với các
dịch vụ, mỗi hãng hàng không đều có những chiến lược riêng để hoạt động hiệu quả hơn.
Vietnam Airlines luôn khẳng định vị thế của mình trên thị trường hàng không với chiến lược về lộ
trình hàng không 4 sao - tiệm cận 5 sao. Trong bối cảnh người dân có những yêu cầu khắc khe về
cả giá thành và chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines tập trung phát triển các dịch vụ trên chuyến
bay và những dịch vụ mặt đất thuận tiện, nhanh gọn. Năm 2018, hãng tập trung phát triển các hình
thức làm thủ tục hàng không tiện lợi, vừa nâng cao trải nghiệm của hành khách. Đến năm kế tiếp,
hãng đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0, tạo điểm nhấn về ẩm thực trên chuyến bay, nghiên cứu các
sản phẩn thân thiện với môi trường,… Với một bước tiến lớn trong chiến lược khai thác các đường
bay, năm 2021 Vietnam Airlines đã khai thác thành công đường Page 10 of 16 lOMoARcPSD|44744371
bay thẳng thường lệ đến Mỹ, trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên và duy nhất thực hiện điều này
Là một hãng hàng không hoạt động theo mô hình Low-cost Carrier, Vietjet Air vẫn luôn duy
trì chính sách giá vé rẻ, chính sách này giữu vai trò chiến lược cho những thành công của
Vietjet. Trong năm 2021, Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm, nỗ lực
đổi mới, sáng tạo; ứng dụng công nghệ vào tất cả các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc
hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng; đạt tỉ lệ lấp
đầy chuyến bay trên 80%, tỉ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách vận chuyển 15 triệu lượt
khách trên toàn mạng bay. Cho đến ngày nay, con người đã phải sống chung với dịch bệnh,
chính vì vậy Vietjet Air thực hiện những chiến lược tạo mọi điều kiện thuận lợi, an toàn trên
chuyến bay như chủ động cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay trên các chuyến bay,
cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí,… Ông Đinh Việt Phương, giám đốc
điều hành Vietjet, cho biết trong thời gian tới, hãng sẽ ưu tiên tăng cường các chuyến bay nội
địa để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của hành khách vào thời điểm cuối năm và Tết Nguyên
đán trong lúc vẫn nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu phòng dịch ở mức cao nhất.
Với Bamboo Airways – một hãng hàng không mới, chỉ trong 2 năm mà hãng đã có nhũng
thành công nhất định. Trước bối cảnh thị trường hàng không đang cạnh tranh ngày càng gay
gắt, Bamboo Airways đi những nước cờ hoàn toàn khác biệt:
- Bamboo theo đuổi mô hình kết hợp hàng không với du lịch.
- Tập trung khai thác các sân bay chưa hoạt động hết công suất: Trái ngược với những
hàng hàng không nội địa khác, Bamboo Airways tập trung khai thác thị trường ngách
với các đường bay ngắn. Chiến lược này không chỉ giảm tải công suất cho các sân
bay lớn mà còn phần nào tăng sự lựa chọn cho khách hàng, xây dựng hướng đi riêng
nhằm phát triển đường bay nhỏ của các địa phương có tiềm năng du lịch.
- “Bay đúng giờ” chính là chiến lược quan trọng giúp cho Bamboo Airways từ vị
thế “người đi sau” vươn lên thị trường hàng không nội địa cạnh tranh.
Bamboo Airways xem yếu tố con người là quan trọng nhất trong chiến lược của mình, “khách
hàng là ân nhân”. Yếu tố đào tạo con người “5 sao” được hãng đặc biệt đề cao. Cũng như các Page 11 of 16 lOMoARcPSD|44744371
hãng khác, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tới thị trường hàng không, hãng cũng thực
hiện những chiến lược riêng của mình như: triển khai hàng loạt chuyến bay đưa công dân Việt
Nam đang học tập và công tác tại nước ngoài về nước, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cho
khách hàng, linh hoạt trong các chính sách hỗ trợ khách hàng, đẩy mạnh hợp tác, du lịch,… Page 12 of 16 lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hoạt động theo cấu trúc thị trường độc quyền nhóm,
số lượng hãng hàng không trên thị trường hàng không hiện nay là không nhiều nhưng lại có
sức mạnh trong thị trường. Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược kinh doanh riêng để tạo
sự độc quyền riêng cho hãng bay của mình. Trong 5 năm qua, thị phần của các doanh nghiệp
hàng không luôn có những biến động nhưng hai “ông hoàng hàng không” là Vietnam Airlines
và Vietjet luôn dẫn đầu về thị phần ngành và trong tương lai sẽ tiếp tục như vậy.
Đại dịch COVID-19 diễn ra đã làm thay đổi hoàn toàn ngành hàng không thế giới. Đối với thị
trường hàng không Việt Nam, năm 2020 là quãng thời gian đầy sóng gió thách thức với ngành
hàng không do sự lan tràn của dịch bệnh COVID-19. Lệnh hạn chế bay, giãn cách, cách ly xã
hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã khiến nhiều đường bay quốc tế phải dừng khai
thác. Bước qua năm 2021, thị trường hàng không Việt Nam vẫn liên tục có các bước thăng,
trầm tương ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19. Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp
hàng không Việt Nam vẫn đang có những động thái tốt, thông qua các chiến lược thu hút
khách hàng để phục hồi mình. Page 13 of 16 Tài liệu tham khảo
1. Mai Trúc Lâm, ‘Thị phần là gì? Cách xác định thị phần tương
đối’, <https://wiki.tino.org/thi-phan-la-gi/>, truy cập 13/11/2021.
2. McGraw Hill, Christopher Thomas and S. Charlesl Maurice, Nguyễn Lê Giang Thiên
dịch, ‘Managerial Economics’, tái bản lần thứ 9,
<https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/5071/cau-truc-thi-truong/>, truy cập 15/11/2021.
3. Trần Anh (2020), ‘Cuộc chiến thị phần hàng không nội địa’, <https://viettimes.vn/cuoc-
chien-thi-phan-hang-khong-noi-dia-post122104.html/>, truy cập 20/11/2021.
4. Vietjet Air (2020), ‘Báo cáo thường niên 2020’,
<https://ir.vietjetair.com/File_Upload/thong-tin-tai-chinh/bao-cao-thuong- nie n- pa
rent/bao-cao-thuong-nien/VJA_AR%202020_FULL_CBTT.pdf />, truy cập 21/11/2021.
5. Lewis Harper (2021), ‘Airline passenger traffic saw sharpest decline in history during
2020’, <https://www.flightglobal.com/networks/airline-passenger-traffic-saw-sharpest- de
cline-in-history-during-2020/142271.article />, truy cập 25/11/2021.
6. Lan Chi (2021), ‘Khủng hoảng ngành hàng không trong cơn bão dịch’,
<https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/khung-hoang-nganh-hang- khong- tr
ong-con-bao-dich-584195.html />, truy cập 28/11/2021.
7. Luke Bodell (2020), ‘Why Does Vietnam Have So Many Start Up Airlines?’, >, truy cập 28/11/2021.
8. ‘Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam’, Những thành tựu, giải thưởng đạt được, tiêu đề/mục wikipedia, <https
://vi.wikipedia.org/wiki/Hãng_hàng_không_Quốc_gia_Việt_Nam />, truy cập 29/11/2021. Page 14 of 16 lOMoARcPSD|44744371
9. Việt Nam News, ‘Vietjet launches new promotion, offering discounted tickets’,
<https://vietnamnews.vn/economy/940756/vietjet-launches-new-promotion- of fering- dis
counted-tickets.html />, truy cập 29/11/2021.
10. Bamboo Airways (2018), ‘Bamboo Airways: hàng không “Hybrid” là gì? Hybrid Airline’, la - gi/#M
o_hinh_Hybrid_airline_la_gi />, truy cập 29/11/2021.
11. Tomoya Onishi (2020), ‘Vietnam blocks new airlines until 2022 despite market
duopoly’, <https://asia.nikkei.com/Business/Transportation/Vietnam-blocks- ne
w- a irlines-until-2022-despite-market-duopoly />, truy cập 30/11/2021.
12. Tony Webber (2012), ‘Scale matters in aviation’, <https
://www.smh.com.au/business/scale-matters-in-aviation-20120220-1tit8.html />, truy cập 30/11/2021.
13. Vietnam Airlines, ‘Chương trình Bông sen vàng’,
<https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/lotusmile/member-benefits/Tier-Benefits/ >, truy cập 30/11/2021.
14. Le Thi Hang (2019), ‘Chiến lược thích nghi của hàng không truyền thống khi giá vé giảm mạnh’,
thich-nghi-cua-hang-khong-truyen-thong-khi-gia-ve-giam-manh-3356.html/>, truy cập 30/11/2021.
15. Vietjet Air (2021), <https://ir.vietjetair.com/Home/ViewPost/Dat-ket-qua-vung-
c hac- n am-2020-%20Vietjet-tu-tin-voi-chien-luoc-kinh-doanh-trong-nam-2021 />, truy cập 30/11/2021.
16. Bảo Anh (2021), ‘Vietjet sẵn sàng cho nhu cầu bay Tết’, <https://vietbao.vn/vietjet-san-
sang-cho-nhu-cau-bay-tet-296108.html/>, truy cập 30/11/2021.
17. Bamboo Airways, ‘Chiến lược giúp Bamboo Airways có 5 triệu khách sau 2 năm’,
<https://nhatkybay.club/chien-luoc-giup-bamboo-airways-co-5-trieu-khach-sau- 2-
n am/ >, truy cập 30/11/2021. Page 15 of 16 lOMoARcPSD|44744371
18. Phương Thảo (2021), ‘Hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam thực hiện chuyến bay
thẳng thường lệ đầu tiên đến Mỹ’,
viet-nam-thuc-hien-chuyen-bay-thang-thuong-le-dau-tien-den-my-
20211129121343885.chn/>, truy cập 30/11/2021.
19. Trang Nhi (2021), Ngành hàng không Việt Nam sẽ phục hồi từ giữa quý III/2021,
<https://congly.vn/nganh-hang-khong-viet-nam-se-phuc-hoi-tu-giua-quy-iii- 2021- 190286
.html />, truy cập 30/11/2021. Page 16 of 16