Tiểu luận kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh Tế - Luật

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế với tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2017 đạt trên 6,5 triệu tỷ đồng, tăng 18,17% so với cuối năm 2016. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45688262
1. Chính sách tiền tệ năm 2017
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là kênh cung ứng vốn chủ
yếu cho nền kinh tế với tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2017 đạt trên 6,5 triệu tỷ
đồng, tăng 18,17% so với cuối năm 2016, tức là đã cung ứng thêm 1,2 triệu tỷ
đồng nguồn vốn cho nền kinh tế trong năm 2017. Kết quả này đã góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra.
NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) để
ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để
các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung
ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao
nhất trong 10 năm và cao hơn mục tiêu 6,7%).
NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm trần lãi
suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nợ xấu tiếp tục được kiểm
soát và duy trì ở mức dưới 3%
Trong năm 2017, khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử
lý nợ xấu đã dần được hoàn thiện. NHNN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2016-2020” tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 (Đề án 1058).
Bên cạnh việc xây dựng Đề án 1058, để khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất
cập về pháp lý trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của TCTD, NHNN đã
trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày
21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết số 42).
Lãi suất trên thị trường liên NH ổn định là cơ sở giúp lãi suất trên thị trường tín
dụng cũng được duy trì ổn định. Quan trọng hơn mặt bằng lãi suất hợp lý đã hỗ trợ
đắc lực cho việc mở rộng tín dụng hợp lý.
Lãi suất ổn định cũng là một trong những nhân tố khuyến khích NĐT đầu tư, đặc
biệt là khu vực tư nhân nội địa cũng như NĐT nước ngoài.
Mặc dù thị trường tài chính quốc tế trong năm qua đang đứng trước hai xu hướng -
một là tiếp tục nới lỏng CSTT và hai là từng bước thắt chặt đã khiến cho đồng
USD biến động mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tuy nhiên với sự ch
động, linh hoạt, thận trọng, NHNN đã hạn chế được đáng kể những ảnh hưởng tiêu
cực từ thị trường tài chính quốc tế, duy trì ổn định của các chỉ số tiền tệ, kinh tế
mô trong bối cảnh vẫn tăng được dự trữ ngoại tệ lên mức kỷ lục gần 52 tỷ USD và
hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt được mức cao nhất kể
từ năm 2014 đến cuối 2017.
Tỷ giá hối đoái của VND so với USD tiếp tục được duy trì ổn định khiến cho đồng
VND trở thành đồng tiền ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á và ngày càng
có uy tín đối với NĐT trong nước và quốc tế.
lOMoARcPSD| 45688262
2. Chính sách tiền tệ năm 2018
Bối cảnh: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bất ổn chính trị ở Trung Đông,
khiến mặt hàng lương thực thực phẩm, giá dầu lúc tăng cao, lúc giảm sâu. Áp lực
lạm phát đối với Việt Nam là không thể phủ nhận, tuy nhiên, NHNN đã kiểm soát
được lạm phát ổn định trong năm, không có những cú sốc về giá cả, chỉ số giá tiêu
dùng bình quân cả năm khoảng 3,5% đạt mức lạm phát mục tiêu do Quốc hội phê
chuẩn.
NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách một cách linh hoạt, phù hợp với
các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định
để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể, tháng 1/2018, trên cơ sở xem xét, phân tích các yếu tố vĩ
mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và cân đối tổng thể cung-cầu, NHNN đã điều
chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần
giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngay từ đầu năm, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm 0,5%/năm lãi
suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Từ đó đến cuối năm, NHNN đã điều
hành để giữ mặt bằng lãi suất trong nước tương đối ổn định trong bối cảnh mặt
bằng lãi suất thế giới tăng lên do các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục thắt chặt
chính sách tiền tệ.
Về giải pháp điều hành tỷ giá, cụ thể, những tháng đầu năm, khi cung cầu ngoại tệ
khá thuận lợi, NHNN tranh thủ mua ngoại tệ bổ sung DTNHNN. Đặc biệt, từ
7/2/2018, NHNN bắt đầu niêm yết tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng để trì hoãn việc đưa
tiền đồng ra mua ngoại tệ, góp phần kiểm soát nguồn tiền cung ứng, hỗ trợ kiểm
soát lạm phát, trong khi vẫn mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối, khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi
ro tỷ giá. Từ tháng 6, thị trường ngoại tệ chịu các áp lực từ diễn biến tiêu cực trên
thế giới và tâm lý nhà đầu tư trong nước. NHNN đã kịp thời điều hành đồng bộ các
giải pháp nhằm ổn định thị trường, đảm bảo các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông
suốt.
Về điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm, căn cứ mục tiêu tăng trưởng và lạm phát
Quốc hội giao, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm tăng
khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cung ứng vốn tín
dụng cho nền kinh tế như chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu
năm; mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào các lĩnh vực
SXKD, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều
rủi ro; kiên định các giải pháp chính sách để giảm dần tín dụng ngoại tệ phù hợp
với chủ trương chống Đô-la hóa của Chính phủ, chuyển dần từ quan hệ gửi – vay
ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ.
Thanh khoản của thị trường được đảm bảo: Hệ số LDR năm nay là 87,5 % thấp
hơn một chút so với năm 2017 (87,8), với mức này thị trường luôn đảm bảo được
lOMoARcPSD| 45688262
khả năng thanh khoản. Điều này cho thấy, các TCTD đã nâng cao được khả năng
quản trị nguồn vốn của mình cùng với việc hiệu quả điều tiết tiền tệ của NHNN,
dòng vốn không bị để tồn đọng cao cho việc bảo đảm thanh khoản. Mặc dù những
tháng cuối năm nhiều NHTM tăng lãi suất huy động vốn để huy động vốn, nó
không phản ánh tính thanh khoản kém dồi dào, nó cho thấy tính chủ động của các
TCTD trong việc cân đối nguồn vốn của mình sát với cung cầu vốn thị trường. Lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng phản ánh tương đối chính xác cung, cầu vốn
trên thị trường. Năm 2018, trên thị trường liên ngân hàng lãi suất qua đêm VND
tăng từ mức bình quân khoảng 1,53% trong đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối
năm 2018. Điều này cũng phản ánh tính thời vụ của thị trường tiền tệ trong năm.
Thêm vào đó, kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá là điều kiện quan trọng để
NHNN tăng được lượng dự trữ ngoại hối đạt được mức tích lũy cao ở mức kỷ lục
trong năm 2018, điều này cho thấy lòng tin vào chính sách của Chính phủ và
NHNN đã và đang được củng cố, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vĩ mô khác
trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của
nền kinh tế.
Như vậy, có thể thấy, vấn đề cốt lõi đảm bảo cho CSTT đạt được mục tiêu đặt ra,
đó là: (i) việc lựa chọn đúng mục tiêu điều hành cần hướng tới trên cơ sở dự báo
chính xác nhân tố chính tác động đến mục tiêu của CSTT; (ii) cách thức điều hành
cẩn trọng, linh hoạt, phối hợp tốt với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế
vĩ mô khác đưa ra những giải pháp hữu hiệu điều tiết cung tiền, chất lượng dòng
vốn hướng tới mục tiêu: Kiểm soát ở mức sát với mục tiêu đặt ra; ổn định được thị
trường tiền tệ, ngoại hối, lãi suất duy trì ở mức thấp, tỷ giá và thị trường vàng được
duy trì ổn định, mặc dù đồng đô la lên giá nhưng tỷ giá vẫn kiểm soát trong phạm
vi cho phép; giúp tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ, tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư trong
và ngoài nước
3. Chính sách tiền tệ năm 2019
Năm 2019, chính sách tiền tệ (CSTT) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa và các chính sách vĩ mô khác để điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các
công cụ CSTT, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.
Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ
giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các TCTD bám sát
diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản
dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; Về điều
hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân bổ vào
lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu
cầu hợp pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần hạn
chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình hạn
lOMoARcPSD| 45688262
chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro được kiểm soát ở mức hợp lý.
Về điều hành lãi suất, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường
để triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người
dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Từ ngày
16/9/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãi suất điều
hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn
dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm
0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động
cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều
hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó duy trì lãi suất thị trường liên ngân
hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi phí hợp lý cho TCTD. Kết quả
sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng
giảm. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai
các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người
dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của
người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã ban
hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của
ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật
liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
4. Chính sách tiền tệ năm 2020
Bối cảnh: Năm 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại
giữa các nền kinh tế lớn gia tăng, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 tác động
tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Quá trình “bình thường hóa” chính sách tiền tệ
(CSTT) của các quốc gia nhanh chóng đảo chiều sang nới lỏng, các chương trình
kích thích tài khóa quy mô lớn chưa từng có không cứu vãn được kinh tế toàn cầu
chìm sâu vào suy thoái hơn cả Đại suy thoái 1930 với mức tăng trưởng kinh tế thế
giới giảm sâu - 4,4% theo dự báo tháng 10.2020 của Quỹ tiền tệ quốc tế. Trong
nước, dịch cúm lợn, thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn… bồi thêm cú sốc đến nhiều
mặt đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng
hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ
NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng,
giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để
hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất
cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để
giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh
lOMoARcPSD| 45688262
nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là
một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philippines: -
2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%;
Trung Quốc: -0,3%)
Về điều hành tỷ giá, NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng
ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT.
Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của
USD trên thị trường thế giới.
Về điều hành tín dụng: NHNN chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín
dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực
sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ,
góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng
kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Các
TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín
dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp
hơn các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019,
tăng 11,62% so cùng kỳ 2019.
Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện
chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành 2 văn
bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo
các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho
khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để
điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM), đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp và đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp mà
vẫn tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Đến tháng 12, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách
hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn,
giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc
biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so
với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho
hơn 390 nghìn khách hàng. Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông
tư 01, nhưng NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 168 nghìn khách hàng với
dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 72.531 tỷ
đồng.
5. Chính sách tiền tệ năm 2021
-CSTT và hoạt động ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua
đại dịch Covid-19
Bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngay từ đầu năm, NHNN đã chủ động,
quyết liệt, chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai đồng bộ, hiệu quả
lOMoARcPSD| 45688262
các giải pháp điều hành CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa (CSTK)
và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đồng thời triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành
với doanh nghiệp và người dân; phù hợp với đặc thù và tính chất cấp bách của tình
hình trong nước, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để
TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy
đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế: NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung
Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ
thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị
trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền
tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch
sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD
giảm lãi suất cho vay.
-Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt
bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm: NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với
mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW) giảm
lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi
suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết
quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của
TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020
sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối
với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn
mức trần quy định là 4,5%/năm).
-Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản
xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng: NHNN điều
hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và linh hoạt
điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19. Theo
đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tài chính, quản
trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ
nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu
quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt
chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín
dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với
cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng
lOMoARcPSD| 45688262
11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu
tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5
lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm
20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản,
công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu,
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn
rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN. -Thứ tư, ổn
định thị trường ngoại tệ: NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị
trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút vốn
khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu
vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm
2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn
định. Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với
cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại
tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
6. Chính sách tiền tệ năm 2022
Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ tín dụng cho
những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, yêu cầu các tổ chức tín dụng bảo đảm an toàn hoạt
động. Bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người dân, doanh nghiệp, nhất là
đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Đáng chú ý, sau một thời
gian dài kiên định với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, thời điểm khi chỉ còn ba
tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, khi nhận thấy tác động của tình hình thế giới đối
với Việt Nam dịu bớt, nhiều chtiêu vĩ mô đã cho thấy những dấu hiệu rất tích
cực,... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng thêm từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
-Về lãi suất, trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong
nước gia tăng, NHNN đã rất nỗ lực duy trì sự ổn định của mặt bằng lãi suất trong 9
tháng đầu năm thông qua việc giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện
cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp. Tuy nhiên, từ cuối tháng
9/2022, trước diễn biến rất nhanh của lạm phát và lãi suất toàn cầu, NHNN đã cân
nhắc kỹ và buộc phải điều chỉnh tăng các mức lãi suất để ưu tiên kiểm soát lạm
phát, giữ ổn định tỷ giá, tạo dư địa thích ứng mới với các biến động trên thị trường,
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống.
-Về tỷ giá, NHNN cũng đã điều hành linh hoạt trước áp lực rất lớn từ những biến
động mạnh trên thị trường quốc tế và cân đối cung - cầu ngoại tệ trong nước rất
khó khăn. Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường, từ
tháng 10/2022, NHNN đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay
USD/VND từ mức +3% lên +5% để tạo dư địa cho tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp
thu các cú sốc bên ngoài và bình ổn tâm lý thị trường. Các biện pháp điều hành
linh hoạt này đã giúp đồng Việt Nam giảm giá so với USD khoảng 3,56%, thấp
lOMoARcPSD| 45688262
hơn so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới.ạnh đó, NHNN đã kiểm soát và chỉ
đạo TCTD không chạy đua tăng lãi suất huy động, đồng thời vẫn phải nỗ lực tối đa
tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ và
đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
-Về tín dụng, từ đầu năm, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng
14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế nhằm hỗ trợ phục hồi
kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với
diễn biến bất lợi của lạm phát. Từ đầu tháng 12/2022, trước những tác động từ bên
ngoài có phần dịu bớt, NHNN đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định
hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các TCTD để tăng khả
năng cung ứng vốn nhiều cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Việc đưa thêm tín dụng
cũng được triển khai với nguyên tắc, các ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi
suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. NHNN cũng yêu cầu các
TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên; đồng thời, kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo
thanh khoản, an toàn hoạt động cũng như đảm bảo khả năng chi trả cho doanh
nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45688262
1. Chính sách tiền tệ năm 2017
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là kênh cung ứng vốn chủ
yếu cho nền kinh tế với tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2017 đạt trên 6,5 triệu tỷ
đồng, tăng 18,17% so với cuối năm 2016, tức là đã cung ứng thêm 1,2 triệu tỷ
đồng nguồn vốn cho nền kinh tế trong năm 2017. Kết quả này đã góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra.
NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) để
ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi để
các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay và tăng cường khả năng cung
ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% (cao
nhất trong 10 năm và cao hơn mục tiêu 6,7%).
NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm trần lãi
suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nợ xấu tiếp tục được kiểm
soát và duy trì ở mức dưới 3%
Trong năm 2017, khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử
lý nợ xấu đã dần được hoàn thiện. NHNN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2016-2020” tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 (Đề án 1058).
Bên cạnh việc xây dựng Đề án 1058, để khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất
cập về pháp lý trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của TCTD, NHNN đã
trình Chính phủ, Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày
21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết số 42).
Lãi suất trên thị trường liên NH ổn định là cơ sở giúp lãi suất trên thị trường tín
dụng cũng được duy trì ổn định. Quan trọng hơn mặt bằng lãi suất hợp lý đã hỗ trợ
đắc lực cho việc mở rộng tín dụng hợp lý.
Lãi suất ổn định cũng là một trong những nhân tố khuyến khích NĐT đầu tư, đặc
biệt là khu vực tư nhân nội địa cũng như NĐT nước ngoài.
Mặc dù thị trường tài chính quốc tế trong năm qua đang đứng trước hai xu hướng -
một là tiếp tục nới lỏng CSTT và hai là từng bước thắt chặt đã khiến cho đồng
USD biến động mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tuy nhiên với sự chủ
động, linh hoạt, thận trọng, NHNN đã hạn chế được đáng kể những ảnh hưởng tiêu
cực từ thị trường tài chính quốc tế, duy trì ổn định của các chỉ số tiền tệ, kinh tế vĩ
mô trong bối cảnh vẫn tăng được dự trữ ngoại tệ lên mức kỷ lục gần 52 tỷ USD và
hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt được mức cao nhất kể
từ năm 2014 đến cuối 2017.
Tỷ giá hối đoái của VND so với USD tiếp tục được duy trì ổn định khiến cho đồng
VND trở thành đồng tiền ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á và ngày càng
có uy tín đối với NĐT trong nước và quốc tế. lOMoAR cPSD| 45688262
2. Chính sách tiền tệ năm 2018
Bối cảnh:
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bất ổn chính trị ở Trung Đông,
khiến mặt hàng lương thực thực phẩm, giá dầu lúc tăng cao, lúc giảm sâu. Áp lực
lạm phát đối với Việt Nam là không thể phủ nhận, tuy nhiên, NHNN đã kiểm soát
được lạm phát ổn định trong năm, không có những cú sốc về giá cả, chỉ số giá tiêu
dùng bình quân cả năm khoảng 3,5% đạt mức lạm phát mục tiêu do Quốc hội phê chuẩn.
NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách một cách linh hoạt, phù hợp với
các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định
để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể, tháng 1/2018, trên cơ sở xem xét, phân tích các yếu tố vĩ
mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và cân đối tổng thể cung-cầu, NHNN đã điều
chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần
giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngay từ đầu năm, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm 0,5%/năm lãi
suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Từ đó đến cuối năm, NHNN đã điều
hành để giữ mặt bằng lãi suất trong nước tương đối ổn định trong bối cảnh mặt
bằng lãi suất thế giới tăng lên do các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Về giải pháp điều hành tỷ giá, cụ thể, những tháng đầu năm, khi cung cầu ngoại tệ
khá thuận lợi, NHNN tranh thủ mua ngoại tệ bổ sung DTNHNN. Đặc biệt, từ
7/2/2018, NHNN bắt đầu niêm yết tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng để trì hoãn việc đưa
tiền đồng ra mua ngoại tệ, góp phần kiểm soát nguồn tiền cung ứng, hỗ trợ kiểm
soát lạm phát, trong khi vẫn mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối, khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi
ro tỷ giá. Từ tháng 6, thị trường ngoại tệ chịu các áp lực từ diễn biến tiêu cực trên
thế giới và tâm lý nhà đầu tư trong nước. NHNN đã kịp thời điều hành đồng bộ các
giải pháp nhằm ổn định thị trường, đảm bảo các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt.
Về điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm, căn cứ mục tiêu tăng trưởng và lạm phát
Quốc hội giao, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng cả năm tăng
khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cung ứng vốn tín
dụng cho nền kinh tế như chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu
năm; mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào các lĩnh vực
SXKD, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều
rủi ro; kiên định các giải pháp chính sách để giảm dần tín dụng ngoại tệ phù hợp
với chủ trương chống Đô-la hóa của Chính phủ, chuyển dần từ quan hệ gửi – vay
ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ.
Thanh khoản của thị trường được đảm bảo: Hệ số LDR năm nay là 87,5 % thấp
hơn một chút so với năm 2017 (87,8), với mức này thị trường luôn đảm bảo được lOMoAR cPSD| 45688262
khả năng thanh khoản. Điều này cho thấy, các TCTD đã nâng cao được khả năng
quản trị nguồn vốn của mình cùng với việc hiệu quả điều tiết tiền tệ của NHNN,
dòng vốn không bị để tồn đọng cao cho việc bảo đảm thanh khoản. Mặc dù những
tháng cuối năm nhiều NHTM tăng lãi suất huy động vốn để huy động vốn, nó
không phản ánh tính thanh khoản kém dồi dào, nó cho thấy tính chủ động của các
TCTD trong việc cân đối nguồn vốn của mình sát với cung cầu vốn thị trường. Lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng phản ánh tương đối chính xác cung, cầu vốn
trên thị trường. Năm 2018, trên thị trường liên ngân hàng lãi suất qua đêm VND
tăng từ mức bình quân khoảng 1,53% trong đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối
năm 2018. Điều này cũng phản ánh tính thời vụ của thị trường tiền tệ trong năm.
Thêm vào đó, kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá là điều kiện quan trọng để
NHNN tăng được lượng dự trữ ngoại hối đạt được mức tích lũy cao ở mức kỷ lục
trong năm 2018, điều này cho thấy lòng tin vào chính sách của Chính phủ và
NHNN đã và đang được củng cố, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vĩ mô khác
trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế.
Như vậy, có thể thấy, vấn đề cốt lõi đảm bảo cho CSTT đạt được mục tiêu đặt ra,
đó là: (i) việc lựa chọn đúng mục tiêu điều hành cần hướng tới trên cơ sở dự báo
chính xác nhân tố chính tác động đến mục tiêu của CSTT; (ii) cách thức điều hành
cẩn trọng, linh hoạt, phối hợp tốt với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế
vĩ mô khác đưa ra những giải pháp hữu hiệu điều tiết cung tiền, chất lượng dòng
vốn hướng tới mục tiêu: Kiểm soát ở mức sát với mục tiêu đặt ra; ổn định được thị
trường tiền tệ, ngoại hối, lãi suất duy trì ở mức thấp, tỷ giá và thị trường vàng được
duy trì ổn định, mặc dù đồng đô la lên giá nhưng tỷ giá vẫn kiểm soát trong phạm
vi cho phép; giúp tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ, tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
3. Chính sách tiền tệ năm 2019
Năm 2019, chính sách tiền tệ (CSTT) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa và các chính sách vĩ mô khác để điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt các
công cụ CSTT, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.
Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ
giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các TCTD bám sát
diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản
dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; Về điều
hành tín dụng, tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tập trung phân bổ vào
lĩnh vực sản xuất, ưu tiên tạo động lực cho phát triển, góp phần đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu
cầu hợp pháp về vốn, nhất là vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần hạn
chế tín dụng đen. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo đúng lộ trình hạn lOMoAR cPSD| 45688262
chế đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro được kiểm soát ở mức hợp lý.
Về điều hành lãi suất, NHNN bám sát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến thị trường
để triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người
dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Từ ngày
16/9/2019, NHNN điều chỉnh giảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãi suất điều
hành; từ ngày 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn
dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm
0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động
cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều
hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ đó duy trì lãi suất thị trường liên ngân
hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi phí hợp lý cho TCTD. Kết quả
sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng
giảm. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai
các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người
dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của
người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã ban
hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của
ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật
liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
4. Chính sách tiền tệ năm 2020
Bối cảnh:
Năm 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng thương mại
giữa các nền kinh tế lớn gia tăng, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 tác động
tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Quá trình “bình thường hóa” chính sách tiền tệ
(CSTT) của các quốc gia nhanh chóng đảo chiều sang nới lỏng, các chương trình
kích thích tài khóa quy mô lớn chưa từng có không cứu vãn được kinh tế toàn cầu
chìm sâu vào suy thoái hơn cả Đại suy thoái 1930 với mức tăng trưởng kinh tế thế
giới giảm sâu - 4,4% theo dự báo tháng 10.2020 của Quỹ tiền tệ quốc tế. Trong
nước, dịch cúm lợn, thiên tai, lũ lụt, xâm nhập mặn… bồi thêm cú sốc đến nhiều
mặt đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng
hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ
NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng,
giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để
hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
Đồng thời, chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất
cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để
giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh lOMoAR cPSD| 45688262
nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là
một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philippines: -
2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%)
Về điều hành tỷ giá, NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng
ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT.
Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của
USD trên thị trường thế giới.
Về điều hành tín dụng: NHNN chủ động điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín
dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực
sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, lĩnh vực ưu tiên, theo chủ trương của Chính phủ,
góp phần quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng
kinh tế sau dịch. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Các
TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín
dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp
hơn các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019,
tăng 11,62% so cùng kỳ 2019.
Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện
chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành 2 văn
bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo
các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho
khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để có
điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM), đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp và đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp mà
vẫn tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Đến tháng 12, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách
hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn,
giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc
biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so
với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho
hơn 390 nghìn khách hàng. Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông
tư 01, nhưng NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 168 nghìn khách hàng với
dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 72.531 tỷ đồng.
5. Chính sách tiền tệ năm 2021
-CSTT và hoạt động ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua đại dịch Covid-19
Bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngay từ đầu năm, NHNN đã chủ động,
quyết liệt, chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai đồng bộ, hiệu quả lOMoAR cPSD| 45688262
các giải pháp điều hành CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa (CSTK)
và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đồng thời triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành
với doanh nghiệp và người dân; phù hợp với đặc thù và tính chất cấp bách của tình
hình trong nước, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để
TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy
đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế: NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung
Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ
thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị
trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền
tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch
sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay.
-Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt
bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm: NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với
mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW) giảm
lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi
suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết
quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của
TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020
sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân đối
với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn
mức trần quy định là 4,5%/năm).
-Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản
xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng: NHNN điều
hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và linh hoạt
điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19. Theo
đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tài chính, quản
trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ
nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu
quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt
chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín
dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với
cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng lOMoAR cPSD| 45688262
11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu
tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5
lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm
20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản,
công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu,
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn
rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN. -Thứ tư, ổn
định thị trường ngoại tệ: NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị
trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Trong khi xu hướng rút vốn
khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu
vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm
2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn
định. Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với
cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại
tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
6. Chính sách tiền tệ năm 2022
Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ tín dụng cho
những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, yêu cầu các tổ chức tín dụng bảo đảm an toàn hoạt
động. Bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người dân, doanh nghiệp, nhất là
đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Đáng chú ý, sau một thời
gian dài kiên định với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, thời điểm khi chỉ còn ba
tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, khi nhận thấy tác động của tình hình thế giới đối
với Việt Nam dịu bớt, nhiều chỉ tiêu vĩ mô đã cho thấy những dấu hiệu rất tích
cực,... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng thêm từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
-Về lãi suất, trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong
nước gia tăng, NHNN đã rất nỗ lực duy trì sự ổn định của mặt bằng lãi suất trong 9
tháng đầu năm thông qua việc giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện
cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp. Tuy nhiên, từ cuối tháng
9/2022, trước diễn biến rất nhanh của lạm phát và lãi suất toàn cầu, NHNN đã cân
nhắc kỹ và buộc phải điều chỉnh tăng các mức lãi suất để ưu tiên kiểm soát lạm
phát, giữ ổn định tỷ giá, tạo dư địa thích ứng mới với các biến động trên thị trường,
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống.
-Về tỷ giá, NHNN cũng đã điều hành linh hoạt trước áp lực rất lớn từ những biến
động mạnh trên thị trường quốc tế và cân đối cung - cầu ngoại tệ trong nước rất
khó khăn. Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường, từ
tháng 10/2022, NHNN đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay
USD/VND từ mức +3% lên +5% để tạo dư địa cho tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp
thu các cú sốc bên ngoài và bình ổn tâm lý thị trường. Các biện pháp điều hành
linh hoạt này đã giúp đồng Việt Nam giảm giá so với USD khoảng 3,56%, thấp lOMoAR cPSD| 45688262
hơn so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới.ạnh đó, NHNN đã kiểm soát và chỉ
đạo TCTD không chạy đua tăng lãi suất huy động, đồng thời vẫn phải nỗ lực tối đa
tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ và
đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
-Về tín dụng, từ đầu năm, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng
14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế nhằm hỗ trợ phục hồi
kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với
diễn biến bất lợi của lạm phát. Từ đầu tháng 12/2022, trước những tác động từ bên
ngoài có phần dịu bớt, NHNN đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định
hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các TCTD để tăng khả
năng cung ứng vốn nhiều cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Việc đưa thêm tín dụng
cũng được triển khai với nguyên tắc, các ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi
suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. NHNN cũng yêu cầu các
TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên; đồng thời, kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo
thanh khoản, an toàn hoạt động cũng như đảm bảo khả năng chi trả cho doanh
nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.