-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận LỊCH SỬ QHQT | Quan hệ quốc tế | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Tiểu luận Lịch sử Quan hệ Quốc tế" là một phần quan trọng của môn học Quan hệ Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM. Trong tiểu luận này, sinh viên sẽ tìm hiểu về các sự kiện lịch sử quan trọng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Điều này bao gồm việc nghiên cứu về các thỏa thuận, hiệp ước, cuộc xung đột, và các sự kiện khác mà đã tạo ra cơ sở cho hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay.
Quan hệ Quốc tế ( QHQT) 10 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tiểu luận LỊCH SỬ QHQT | Quan hệ quốc tế | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Tiểu luận Lịch sử Quan hệ Quốc tế" là một phần quan trọng của môn học Quan hệ Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM. Trong tiểu luận này, sinh viên sẽ tìm hiểu về các sự kiện lịch sử quan trọng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Điều này bao gồm việc nghiên cứu về các thỏa thuận, hiệp ước, cuộc xung đột, và các sự kiện khác mà đã tạo ra cơ sở cho hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay.
Môn: Quan hệ Quốc tế ( QHQT) 10 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUÔỐC TẾỐ
CHIẾỐN TRANH VÙNG VỊ NH1990-1991 NGUYỄN THÚY NHI MSSV: 1957060155 1 lOMoAR cPSD| 40799667
I. Chiến tranh vùng Vịnh là gì?
Chiến tranh vùng Vịnh (diễn ra từ ngày 17/1/1990 – 28/2/1991) hay còn được gọi là chiến
tranh vịnh Ba Tư hay chiến dịch Bão táp Sa mạc, là một cuộc chiến xung đột giữa Iraq và liên
quân gần 381 quốc gia do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng
Kuwait. Chiến tranh vùng vịnh là cuộc xung đột lớn đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Đối với mình, Mỹ luôn coi Trung Đông là trọng điểm thực hiện chiến lược toàn cầu chi phối các
nước khác. Vì thế, cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait năm 1990 là cơ hội “ngàn năm có một”
để Washington thực hiện ý đồ của mình.
II. Nguyên nhân dẫn đến chiến chiến tranh vùng Vịnh
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Trung Ðông vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX
Trên thế giới, quan hệ Ðông – Tây mà cụ thể là quan hệ Xô - Mỹ có những thay đổi rõ rệt vào
thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Ở Ðông Âu, chủ nghĩa xã hội sụp đổ, Liên Xô và một số nước xã hội
chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng nặng nề. Tổ chức Hiệp ước quân sự Vacsava giải thể kèm theo
việc Liên Xô rút quân khỏi các nước thành viên. Trong khi đó, khối NATO vẫn tồn tại với sự
hiện diện của Mỹ ở Châu Âu. Ở Mỹ, mặc dù đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế nhưng sức
mạnh quân sự của Mỹ vẫn còn rất lớn.
Ở khu vực Trung Ðông, việc tìm giải pháp cho vấn đề Israel và Palestine đang bế tắc do sự
ngoan cố của Israel. Một sự kiện nổi bật diễn ra trong khu vực là cuộc chiến tranh Iran – Iraq.
Trong cuộc chiến này, Iraq đã không thể giành thắng lợi và bị quân Iran đẩy lùi gây tổn thất to
lớn cho kinh tế, quân sự của hai nước.
2. Vùng Vịnh trong chiến lược của Mỹ ở Trung Ðông
Về chính trị: Mỹ muốn khống chế nguồn dầu mỏ ở Trung Ðông để không bị rơi vào tay
của Liên Xô và các cường quốc khác, tuyên bố sẽ dùng vũ trang để bảo vệ nền tự chủ của
một quốc gia hay một nhóm quốc gia ở Trung Ðông trước sự đe dọa của các nước có thái độ thù địch.
Về kinh tế : Trung Ðông nói chung và Iraq nói riêng là một khu vực có nhiều dầu mỏ
nên Mỹ muốn duy trì nguồn cung cấp dầu ổn định lâu dài với giá hợp lí.
Về quân sự: Trung Ðông là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn của Mỹ, Mỹ đã duy trì các
căn cứ quân sự ở các nước vùng Vịnh nhằm phục vụ cho lợi ích của mình.
1 Crocker III, H. W. (2006). Don't Tread on Me. New York: Crown Forum. tr. 384. ISBN 978-1-4000-5363-6. 2 lOMoAR cPSD| 40799667
3. Cuộc xâm lược Kuwait
3.1. Bối cảnh cuộc chiến
Tổng thống Iraq Saddam Hussein và Quốc vương Kuwait Emir Shaikh Jaber Al Ahmad Al Sabah
trong một cuộc gặp trước khi xảy ra chiến tranh
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi phát hiện ra nguồn dầu lửa to lớn, Trung
Đông trở thành “miếng mồi” của các cường quốc phương Tây. Ngược lại, để tồn tại, các nước
Trung Đông – Vùng Vịnh cũng tìm cách dựa vào các thế lực phương Tây. Đây chính là điều kiện
lý tưởng để các nước phương Tây xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng tại khu vực rộng lớn nhiều tài nguyên này.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, theo Hiệp định Anh-Ottoman năm 1913, Kuwait bị coi là
một "caza tự trị" bên trong Iraq của Đế chế Ottoman. Ðầu thế kỷ XX, Kuwait trở thành nhà nước
tự trị và do Anh bảo hộ, nước này coi Kuwait và Iraq là hai quốc gia riêng biệt, được gọi là Các
Tiểu Vương quốc Ả Rập. Tuy nhiên, những quan chức Iraq không chấp nhận tính hợp pháp của
nền độc lập của Kuwait hay chính quyền Emir tại Kuwait,. Anh đã phải triển khai quân đội để
bảo vệ Kuwait khỏi ý định sáp nhập của Iraq. 3 lOMoAR cPSD| 40799667
Năm 1958, nước Cộng hòa Iraq ra đời. 3 năm sau, Ngày 25-2-1961, Anh trao trả độc lập cho
Kuwait, Kuwait cũng tuyên bố độc lập và tham gia Liên đoàn Arập và Liên hợp quốc, nhưng
phía Iraq đã không công nhận đường biên giới thiếu rõ ràng với Kuwait. Quan hệ hai nước còn
bất đồng về chủ quyền đối với hai hòn đảo Warbah và Bubiyan phía tây vịnh Persian. Năm 1973,
Iraq chiếm một đồn biên phòng của Kuwait, nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối
mạnh mẽ của các nước Arập. Năm 1975, hai bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những bất
đồng trên hai vấn đề lớn là biên giới và chủ quyền hải đảo, nhưng không đi đến kết quả.
Trong những năm 80, quan hệ hai nước có chiều hướng bớt căng thẳng vì Iraq mải lo chiến tranh
với Iran. Trong cuộc chiến đẫm máu này, với tư cách là “anh em Arập”, Kuwait đứng về phía
Iraq, tài trợ cho Iraq 17 tỷ USD để tiến hành chiến tranh chống lại một nước phi Arập. Trớ trêu
thay khi chiến tranh Iraq – Iran kết thúc thì cũng là lúc bất đồng giữa Iraq và Kuwait nổi lên. Sau
cuộc chiến, Iraq nợ các nước Ả Rập nhiều khoản tiền lớn, trong đó có 17 tỷ dollar nợ Kuwait.
Iraq hy vọng sẽ trả được những khoản nợ đó khi làm tăng giá dầu mỏ thông qua việc cắt giảm
sản lượng khai thác của OPEC, nhưng thay vào đó, Kuwait lại tăng lượng khai thác của mình
khiến giá dầu giảm sút, trong một nỗ lực nhằm kích thích có được một giải pháp giải quyết tốt
hơn cho việc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tại Bagdad (5/1990), Tổng thống Iraq Sadam
Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt là Kuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu
thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq. Hussein đòi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này.
Sau đó, phía Iraq còn tố cáo Kuwait khoan nghiêng vào các giếng dầu của họ ở vùng biên giới và
cho rằng vì Iraq là nước đệm chống lại Iran bảo vệ cho toàn bộ các nước Ả Rập nên Kuwait và Ả
Rập Xê Út phải đàm phán hay hủy bỏ những khoản nợ cho chiến tranh của Iraq. Cuộc chiến với
Iran đã khiến hầu hết tất cả các cơ sở cảng biển của Iraq ở Vịnh Ba Tư bị hủy hoại, khiến cho
con đường giao thương chính của nước này với bên ngoài bị cản trở. Nhiều người Iraq, cho rằng
cuộc chiến với Iran sẽ lại tái diễn trong tương lai, cảm thấy rằng an ninh của Iraq chỉ được đảm
bảo khi họ kiểm soát thêm được vùng vịnh Persian, gồm cả những cảng biển quan trọng. Chính
vì thế Kuwait chính là một mục tiêu.
Một số nước Arập như Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải để giải quyết
những bất đồng giữa hai bên. Nhưng Iraq đã bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên 4 lOMoAR cPSD| 40799667
giới. Đến ngày 30/7/1990, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo
hạng nặng, tiến hành lập các tuyến tiếp tế phục vụ cho việc triển khai lực lượng, phương tiện
chiến tranh. Mục đích của việc này là gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán, nhưng cũng là
hành động sẵn sàng đánh chiếm Kuwait khi thương lượng thất bại. Và thực tế cuộc đàm phán
giữa hai nước ngày 30/7/1900 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc do lập trường khác biệt giữa hai bên. 3.2.Tấn công
Ngày 2/8/1990, quân đội Iraq tiến hành đánh chiếm Kuwait. Đúng 1 giờ sáng, 3 sư đoàn của bộ
chỉ huy các lực lượng Vệ binh cộng hòa (RGFC) đã vượt biên giới tấn công vào Kuwait, một sư
đoàn bộ binh cơ giới và một sư đoàn thiết giáp thực hiện cuộc tấn công theo hướng nam dọc theo
trục Sapwan-Abdally, tiến tới đèo Al-Jalra. Một sư đoàn thiết giáp khác tấn công yểm trợ từ phía
tây. Cùng lúc, vào 1 giờ 30 phút, một lực lượng tác chiến đặc biệt thực hiện cuộc tấn công đầu
tiên vào thủ đô Kuwait City – một cuộc tấn công bằng trực thăng vào các cơ sở chủ chốt của chính phủ Kuwait.
Trong khi đó, các đội biệt kích đổ bộ bằng đường biển tấn công vào cung điện của quốc vương
và các cơ sở quan trọng khác của Kuwait. Quốc vương nước này đã kịp trốn sang Saudi Arabia,
nhưng người em trai của ông bị sát hại trong khi quân Iraq tấn công vào cung điện Dasman. Đến
tối 2/8, xe tăng của Iraq đã tiến về phía nam dọc theo bờ biển để đánh chiếm những hải cảng.
Các lực lượng vũ trang của Kuwait đã không thể chống chọi lại một lực lượng tập trung và bị
đánh quỵ một cách vô vọng. Một vài đơn vị phải rút sang biên giới với Saudi Arabia do tuyến
phòng thủ bị vỡ, máy bay Kuwait thì chỉ thực hiện được những vụ không kích có giới hạn vì hai
sân bay quân sự chính của nước này đã bị quân Iraq chiếm.
Đến giữa trưa 3/8, quân Iraq đã chiếm được các vị trí gần biên giới với Saudi Arabia. Ngày 4/8,
xe tăng của Iraq thiết lập các vị trí phòng thủ. Hàng trăm xe hậu cần di chuyển người, đạn dược
và đồ tiếp tế xuống phía nam, các sư đoàn bộ binh được triển khai ở vùng biên giới vào cuối
tháng 7 đã di chuyển chiếm đóng Kuwait City và đảm bảo được tuyến liên lạc ban đầu đi và đến vùng phía nam của Iraq. 5 lOMoAR cPSD| 40799667
Ngày 6/8, quân Iraq tiếp tục củng cố và bổ sung lực lượng. Vào thời điểm này, ít nhất 11 sư đoàn
Iraq đã ở hoặc đang tiến vào Kuwait với quân số lên tới 200.000 người, được trên 2.000 xe tăng
yểm trợ. Hai ngày sau, 8/8, Saddam Hussein thông báo sáp nhập đất nước nhỏ bé Kuwait thành
“tỉnh thứ 19” của Iraq.
III. Diễn biến cuộc chiến
1. Màn dạo đầu của cuộc khủng hoảng
Saddam Hussein tự cho mình là một nhà lãnh đạo cao nhất trong thế giới Arập, nổi lên ở cương
vị lãnh đạo một cường quốc quân sự nổi bật ở Vùng Vịnh từ cuộc chiến tranh Iran – Iraq. Tháng
4/1990, ông tuyên bố có một vai trò to lớn hơn trong khu vực và yêu cầu Mỹ phải rút khỏi Vùng
Vịnh, cho rằng khu vực này không cần có sự hiện diện của nước ngoài. Ngày 1/7, Hussein tuyên
bố Iraq sở hữu vũ khí hóa học – “một vũ khí răn đe đủ để chọi với vũ khí nguyên tử của Israel”.
Đồng thời, nhà lãnh đạo Iraq đưa ra vài bài phát biểu có tính chất khiêu khích, cho rằng một
mình Iraq đã bảo vệ “dân tộc Arập” chống lại mối đe dọa lâu đời của vùng Vịnh Persian (ám chỉ Israel).
Xe tăng T-72 của quân đội Iraq.
Vào thời điểm cuộc xâm lược Kuwait, quân đội Iraq là một đơn vị thiện chiến đã qua thử thách.
Iraq bắt đầu cuộc chiến tranh với hơn 1 triệu quân tương đương 69-71 sư đoàn, 100.000 xe tăng
và xe bọc thép chở quân, 3.000 khẩu pháo lớn. Iraq có lực lượng mặt đất lớn nhất Vùng Vịnh và 6 lOMoAR cPSD| 40799667
thứ 4 thế giới. Không quân cũng lớn: 700 máy bay chiến đấu với nhiều loại máy bay tiêm kích,
cường kích hiện đại bậc nhất (E18, MIG-29, Su-24) và một hệ thống chỉ huy kiểm soát phòng
không hiện đại (C2). Lực lượng phòng không mạnh với tên lửa phòng không SAM-3-6, tên lửa
Roland, 7.000 khẩu pháo phòng không…
Về hải quân, Iraq chỉ có tàu tuần dương nhưng được trang bị tên lửa Styx (tầm bắn 46 – 95 km)
và có tên lửa “con tằm” (100 km), nhiều thủy lôi chạm nổ. Ngoài ra, Iraq còn có các loại tên lửa
Scud (tầm bắn 600 – 700 km) mang đầu đạn thường hoặc hóa học, sinh học và có tin nước này
đang chuẩn bị sản xuất vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, việc Iraq xâm lược Kuwait đã dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Một là, Mỹ có cớ để can thiệp vào Vùng Vịnh với chiêu bài “giải phóng Kuwait”, tập hợp lực
lượng tiến hành cuộc chiến tranh chống Iraq. Ngay sau khi đưa quân tiến công Kuwait, Tổng
thống Saddam Hussein đã phải đối mặt với một bất lợi ngoài dự kiến là vấn đề không chỉ dừng
lại ở khu vực các nước Arập mà nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới với sự bất lợi về chính trị
cho nước này. Cụ thể, HĐBA LHQ với sự thao túng của Mỹ đã đưa ra một loạt NQ trong đó có
NQ 678 (29/11/1990) cho phép sử dụng vũ lực trừng phạt Iraq.
Hai là, việc Iraq xâm lược Kuwait làm cho mối quan hệ giữa các nước Arập vốn đã lỏng lẻo càng
chia rẽ hơn bao giờ hết. Liên đoàn Arập được thành lập tháng 3/1945 với mục tiêu đoàn kết
chống lại chủ nghĩa thực dân, bảo vệ quyền lợi của dân tộc Arập, song giữa các nước thành viên
vẫn âm ỉ những mâu thuẫn nội tại khó điều hòa.
Có thể thấy những mâu thuẫn đó qua quan hệ giữa Iraq và Syria đối với cuộc nội chiến ở Liban,
trong đó mỗi nước ủng hộ 1 phe phái; giữa Iraq và Ai Cập – nước có cùng tham vọng làm lãnh
đạo thế giới Arập; giữa các nước Arập đối với vấn đề giải phóng các vùng đất bị Israel chiếm
đóng, trong đó một số nước ủng hộ giải pháp vũ lực, một số nước muốn thương lượng hòa
bình…Và đặc biệt là những mâu thuẫn hết sức nhạy cảm ẩn chứa trong lòng thế giới đạo Hồi,
giữa các dòng đạo khác nhau với những quan niệm riêng về giáo lý, lễ phục… Tất cả những mâu
thuẫn nội tại đó thường bùng nổ quyết liệt bởi sự “nhòm ngó” của phương Tây.
Như vậy, cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh với việc Iraq xâm lược Kuwait và sau đó liên quân do
Mỹ đứng đầu tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt Iraq, là sự bùng nổ những mâu thuẫn từ lâu 7 lOMoAR cPSD| 40799667
giữa các nước trong thế giới Arập – đạo Hồi, giữa thế giới Arập – đạo Hồi với Mỹ và phương
Tây. Thế giới Arập vốn là một dân tộc có tiếng nói chung, phong tục tập quán chung và một nền
văn minh chung, nhưng trong quá trình lịch sử đã hình thành hơn 20 quốc gia có chế độ chính trị
khác nhau và do đó cũng nảy sinh những mâu thuẫn chồng chéo và hết sức phức tạp. Tất cả
những mâu thuẫn đó trở nên phức tạp hơn khi có sự lũng đoạn, tranh giành quyền lợi của các
nước phương Tây tại khu vực này.
2. Chiến dịch “Lá chắn sa mạc”
Chỉ vài giờ sau khi Iraq tấn công Kuwait, các phái đoàn ngoại giao của Kuwait và Mỹ đã yêu cầu
HĐBA LHQ nhóm họp, thông qua NQ 660, lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân.
Ngày 3/8, Liên đoàn Arập cũng thông qua NQ của riêng mình lên án cuộc xâm lược và đòi Iraq
rút quân, đồng thời kêu gọi nội khối tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột và cảnh báo chống
lại sự can thiệp từ bên ngoài.
Việc Iraq chiếm đóng Kuwait đặt ra vấn đề khẩn cấp đối với các nhà hoạch định quân sự của
Mỹ. Lầu Năm Góc đánh giá: Iraq đã kiểm soát 20% lượng dầu của thế giới tại Kuwait và đang
uy hiếp Saudi Arabia – nước cũng có trữ lượng dầu hỏa chiếm 20% lượng dầu của thế giới. Nếu
Iraq xâm lược Saudi Arabia và chiếm đóng các bến cảng của nước này thì việc Mỹ can thiệp sẽ
hết sức khó khăn và tốn kém. Do đó, Tổng thống George H. W. Bush nhanh chóng thông báo
rằng Mỹ sẽ tung ra một chiến dịch “bảo vệ toàn diện” nhằm ngăn chặn Iraq tấn công Saudi
Arabia hay còn gọi là chiến dịch “Lá chắn sa mạc”.
Mục tiêu quân sự của Mỹ trong chiến dịch này là: Phát triển 1 khả năng phòng thủ ở Vùng Vịnh
để ngăn chặn không cho lực lượng của Tổng thống Saddam Hussein tấn công thêm nữa; bảo vệ
Saudi Arabia nếu răn đe thất bại; xây dựng một liên quân có hiệu quả và hợp nhất các lực lượng
của liên quân vào kế hoạch tác chiến; và cuối cùng thực hiện trừng phạt kinh tế theo các NQ 661
và 665 của HĐBA LHQ. Để thực hiện chiến dịch “Lá chắn sa mạc”, Bộ Tư lệnh Vận tải Hàng
không quân sự Mỹ lập một cầu không vận lớn nhất từ trước tới nay, giữa Mỹ – châu Âu – Saudi
Arabia, cơ động lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị tới Vùng Vịnh. 8 lOMoAR cPSD| 40799667
Quân đội Mỹ triển
khai trong chiến dịch Lá chắn sa mạc
Theo đó, Mỹ ra lệnh cho các tàu sân bay di chuyển đến vịnh Oman và biển Hồng Hải. Ngày 5/8,
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm sẵn sàng đưa quân sang Saudi
Arabia và bảo đảm sẽ rút quân khỏi nước này sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Cùng ngày, Vua
Fahd của Saudi Arabia đề nghị Mỹ can thiệp.
Trong khi đó, Tổng tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm (CINCCENT) báo cáo với Bộ trưởng Quốc
phòng, các cố vấn chủ chốt và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ (CJCS) về hai
phương án sử dụng lực lượng quân sự để đánh Iraq. Một phương án gồm tấn công trả đũa bằng
không quân nhằm vào các mục tiêu ở Iraq, một phương án bao gồm triển khai không quân và lục
quân bảo vệ bán đảo Arập. Thời gian để triển khai lực lượng ước tính cần 17 ngày.
Hải quân Mỹ tiếp tục huy động hai nhóm tàu chiến: USS Dwight D. Eisenhower và USS
Independence tới khu vực, và họ đã ở tình trạng sẵn sàng vào ngày 8/8/1990. Cũng trong ngày
hôm đó, 48 chiếc F – 15 ở căn cứ không quân Langley, Virginia, đã hạ cánh xuống Saudi Arabia
và ngay lập tức bắt đầu tiến hành tuần tra trên những vùng không phận biên giới nước này với
Iraq nhằm ngăn chặn đà tiến của quân đội Iraq. Mỹ cũng điều chiến hạm USS Missouri và USS
Wisconsin tới Vùng Vịnh. Việc huy động quân sự liên tục diễn ra, cuối cùng đã lên tới 500.000
quân hiện diện tại khu vực này. 9 lOMoAR cPSD| 40799667
Cùng lúc ấy hàng loạt NQ của Hội đồng bảo an và Liên đoàn Ả Rập được đưa ra về cuộc xung
đột. Một trong những NQ quan trọng nhất là NQ 678 của Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11
cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” – một công thức ngoại giao cho phép sử dụng biện
pháp mạnh nếu Iraq không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991.
3. Mỹ biện minh cho hành động can thiệp quân sự
Mỹ đưa ra nhiều lí do biện minh cho việc dính líu vào cuộc xung đột. Lý lẽ đầu tiên là tầm quan
trọng của mối quan hệ liên minh lâu dài với Saudi Arabia. Tuy nhiên, một số người Mỹ không
bằng lòng với cách giải thích đó và khẩu hiệu “Không đổi máu lấy dầu” đã trở thành tiếng kêu
thường thấy nhất trong các cuộc biểu tình phản đối từ bên trong nước Mỹ, dù chúng không bao
giờ đạt tới tầm cao như phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam. Lý do tiếp theo đó là
lịch sử vi phạm nhân quyền của Iraq dưới chế độ của Tổng thống Saddam Hussein, nguy cơ Iraq
có thể phát triển vũ khí hạt nhân hay vũ khí hủy diệt hàng loạt và rằng “sự gây hấn lộ liễu sẽ không có chỗ đứng”.
Mỹ lúc đó đã tập hợp lượng đồng minh chống Iraq gồm 34 nước. Quân đội Mỹ chiếm 74% trong
số 660.000 lính trước chiến tranh. Nhiều lực lượng đồng minh bất đắc dĩ phải tham gia vì họ cho
rằng cuộc chiến là công việc nội bộ của khối Arập, số khác thì lo ngại sự tăng cường ảnh hưởng
của Mỹ ở Kuwait. Cuối cùng, nhiều nước đã bị thuyết phục khi chứng khiến sự hiếu chiến của
Iraq đối với các nước Arập khác cùng với những hứa hẹn viện trợ kinh tế cũng như giảm nợ.
Trong khi đó, nhiều sáng kiến hòa bình đã được đưa ra nhưng không được chấp nhận.
Washington nhấn mạnh rằng giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được để có hòa bình toàn diện
với Iraq là nước này phải rút quân không điều kiện ra khỏi Kuwait. Iraq thì yêu cầu việc rút quân
khỏi Kuwait phải “gắn liền với” sự rút quân đồng thời của quân đội Syria ra khỏi Libăng và quân
đội Israel ra khỏi Bờ Tây, Dải Gaza, Cao nguyên Golan, và nam Liban.
Maroc và Jordan đã bị thuyết phục bởi đề xuất này của Baghdad, nhưng Syria, Israel và liên
minh chống Iraq phản đối rằng không hề có một mối liên hệ nào giữa những việc trên với vấn đề
Kuwait. Syria đã tham gia vào liên quân chống lại Saddam nhưng Telaviv vẫn giữ thái độ trung
lập dù đã có những cuộc tấn công tên lửa vào thường dân Israel vì chính quyền Bush đã thuyết
phục Israel đứng ngoài cuộc chiến với những hứa hẹn về việc tăng cường viện trợ. 10 lOMoAR cPSD| 40799667
Ngày 12/1/1991, Quốc hội Mỹ thông qua NQ cho phép Tổng thống Bush sử dụng lực lượng
quân sự tấn công Iraq nếu nước này không rút quân ra khỏi Kuwait. Ngay sau đó, các nước đồng
minh khác cũng làm điều tương tự.
4. Chiến dịch Bão táp sa mạc
Mờ sáng ngày 17/1/1991, tên lửa hành trình của Mỹ từ các tàu chiến phóng vào các mục tiêu
quân sự của Iraq và máy bay tàng hình ném bom điều khiển trúng vào tòa nhà Thông tin ở Thủ
đô Bagdad là những hành động quân sự mở đầu cho chiến dịch với mật danh “Bão táp sa mạc”.
Tiếp đó, 400 máy bay chiến đấu của Mỹ, Anh, Saudi Arabia và Kuwait đã đánh trúng các đầu
mối thông tin, căn cứ không quân, trận địa tên lửa, các nhà máy nguyên tử và hóa học, các tòa
nhà của chính phủ và các trận địa tên lửa tại khu vực phía tây Iraq.
Sau 1 giờ, phía Iraq mới chống trả bằng tên lửa và pháo phòng không, đồng thời dùng tên lửa
Scud bắn sang Israel và Saudi Arabia. 2 giờ sau những cuộc tấn công đầu tiên, Tổng thống Mỹ
Bush đọc diễn văn trên đài truyền hình tuyên chiến chống Iraq.
Trong chiến dịch không tập này, Mỹ và liên quân đã sử dụng trên 20 loại máy bay với 44 đời
khác nhau với tổng cộng hơn 3.800 lượt cất cánh cùng 7/114 tàu sân bay của Mỹ cũng như các
loại vệ tinh và tên lửa hành trình Tomahawk. Các loại máy bay chiến đấu, ném bom, vũ khí, các
phương tiện bảo đảm thông tin chỉ huy, điều khiển đều thuộc thế hệ mới nhất, có uy lực mạnh và
độ chính xác cao. Trong khi đó, hầu hết các máy bay hay vũ khí của Iraq đều thuộc thế hệ thứ 2,
chỉ có một số ít thuộc thế hệ thứ 3 nhưng lại không đủ các thiết bị then chốt.
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của liên minh là phá hủy sở chỉ huy đầu não, các cơ sở không quân và
phòng không của Iraq. Nhiệm vụ này nhanh chóng hoàn thành và trong suốt thời gian xảy ra
cuộc chiến, không quân liên minh hầu như không gặp phải trở ngại nào khi hoạt động.
Dù khả năng phòng không của Iraq được Mỹ đánh giá cao, nhưng liên minh chỉ thiệt hại 1 máy
bay trong ngày mở màn chiến dịch. Máy bay tàng hình của Mỹ được sử dụng nhiều trong giai
đoạn đầu tiên này nhằm tránh các hệ thống tên lửa đất đối không SAM dày đặc của Iraq; khi đã
phá hủy xong những hệ thống đó, các máy bay chiến đấu khác có thể được đem ra sử dụng với
độ an toàn cao hơn. Đa số các phi vụ tấn công xuất phát từ Saudi Arabia và các nhóm tàu sân bay
của liên minh ở Vịnh Persian. 11 lOMoAR cPSD| 40799667
Mục tiêu tiếp theo của liên quân là các sở chỉ huy và thông tin. Những nhà lập kế hoạch bên phía
liên quân hy vọng sự kháng cự của Iraq sẽ nhanh chóng sụp đổ nếu hệ thống chỉ huy và liên lạc
của họ bị phá hủy. Trong tuần đầu tiên của chiến dịch không quân Iraq ít khi xuất kích và cũng
không gây thiệt hại gì đáng kể, 38 máy bay MiG của Iraq đã bị không quân liên quân bắn hạ.
Ngay sau đó, không quân Iraq phải chạy trốn sang Iran với khoảng 115 - 140 chiếc2. Cuộc bỏ
chạy ồ ạt của không quân Iraq sang Iran khiến các lực lượng liên quân rất kinh ngạc và không
kịp phản ứng gì trước khi các máy bay Iraq đã "an toàn" tại các sân bay Iran. Iran không bao giờ
trả lại các máy bay đó cho Iraq và chỉ cho phép các phi công trở về nước vào năm sau. Ngày 23
tháng 1, Iraq bắt đầu đổ gần 1 triệu tấn dầu thô xuống vịnh, gây ra vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử.
Giai đoạn thứ ba và lớn nhất trong chiến dịch không kích của lực lượng liên quân là nhằm vào
các mục tiêu quân sự trên khắp Iraq và Kuwait: các bệ phóng tên lửa Scud, các địa điểm vũ khí
hủy diệt hàng loạt, những cơ sở nghiên cứu vũ khí và các lực lượng hải quân. Khoảng 1/3 không
lực liên quân được dành riêng để tấn công các bệ phóng tên lửa Scud do chúng nằm trên các xe
tải nên rất khó tìm kiếm để tiêu diệt. Ngoài ra, họ cũng nhắm vào các mục tiêu có thể được sử
dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự: các nhà máy điện, lò phản ứng hạt nhân, thiết bị thông
tin liên lạc, cảng biển, nhà máy lọc và phân phối xăng dầu, đường sắt và cầu.
Iraq đáp trả bằng cách bắn tên lửa vào các căn cứ của liên quân tại Saudi Arabia và Israel cùng
với hy vọng buộc Israel tham gia cuộc chiến và các nước Arập khác rút lui khỏi liên quân.
Nhưng chiến thuật này tỏ ra không hiệu quả. Israel vẫn trung lập và tất cả các nước Arập khác
tiếp tục tham chiến, trừ Jordan. Các tên lửa Scud nói chung là gây ra rất ít thiệt hại, dù nó cũng
đã một lần chứng minh được sức mạnh vào ngày 25/2 khi một tên lửa Scud phá hủy doanh trại
của Mỹ tại Dhahran khiến 28 binh sỹ thiệt mạng. Những tên lửa Scud nhắm vào Israel không có
hiệu quả bởi vì khi tăng tầm bắn, độ chính xác và khả năng sát thương của tên lửa này bị giảm đi rất nhiều.
Trận phản công được cho là lớn nhất của Iraq diễn ra vào ngày 29/1. Iraq sử dụng khoảng 1.500
quân với 80 xe tăng, xe bọc thép, tấn công lực lượng liên quân ở Khafji tại Saudi Arabia (cách
2“Iraqi Air Force Equipment - Introduction” 12 lOMoAR cPSD| 40799667
biên giới Kuwait – Saudi 30 km). Tuy nhiên, Trận Khafji đã kết thúc khi quân Iraq phải lùi bước
trước các lực lượng Saudi Arabia được lính thủy đánh bộ và không quân Mỹ yểm trợ 2 ngày sau đó.
Ngay sau khi Iraq xâm chiếm Kuwait, Khafji đã trở thành một thành phố có vị trí chiến lược. Sự
chậm chạp của Iraq khi đưa các sư đoàn thiết giáp vào Khafji và sau đó dùng nơi này làm bàn
đạp để tiến vào phần phía đông được bảo vệ kém cỏi của Saudi Arabia là một sai lầm lớn về
chiến lược. Nếu làm được như vậy, Iraq không chỉ kiểm soát được phần lớn những nguồn cung
cấp dầu ở Trung Đông mà sau đó còn đe dọa được lực lượng quân Mỹ triển khai dọc theo các đường chiến tuyến.
Với ưu thế áp đảo về vũ khí, với cách đánh nhanh, mạnh, liên tục, kéo dài làm cho toàn bộ hệ
thống thông tin, radar, các lực lượng phòng không, không quân của Iraq hầu như bị tê liệt ngay
từ ngày đầu, không có thời gian củng cố và tổ chức đánh trả. Hiệu quả của chiến dịch không
quân là đã làm thiệt hại 10% toàn bộ lực lượng quân sự Iraq được triển khai trên sa mạc. Theo tờ
The Time của Mỹ, sau 38 ngày đêm không kích, Mỹ và liên quân đã phá hủy 1685/5500 xe tăng,
1400/3500 khẩu pháo, 97 máy bay chiến đấu của Iraq. Hệ thống cầu cống, đường giao thông, các
cơ sở kinh tế, quốc phòng chủ yếu… bị đánh phá dữ dội. Chiến dịch này cũng ngăn chặn một
cách có hiệu quả việc tiếp tế của Iraq cho những đơn vị đồn trú chiến đấu phía trước và khiến số
quân đông đảo (450.000) người không thể tập trung phát huy sức mạnh.
5. Chiến dịch “Thanh kiếm sa mạc”
Ngày 22/2/1991, Iraq chấp nhận đề nghị hòa bình do Liên Xô đưa ra, theo đó sẽ rút quân không
điều kiện khỏi Kuwait, đồng thời giải quyết tất cả các vấn đề khác trong vùng. Việc rút quân do
HĐBA LHQ giám sát. Tuy nhiên, phía Mỹ bác bỏ thỏa thuận này nhưng nói rằng việc rút quân
của Iraq sẽ không bị tấn công và giới hạn trong 24 giờ.
Đúng 1 giờ (GMT) ngày 24/2/1991, liên quân tiến hành cuộc tiến công trên bộ với mật danh
“Thanh kiếm sa mạc”. Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 và 2 của Mỹ xuất phát từ biên giới Saudi
Arabia – Kuwait, vượt qua tuyến phòng thủ của Iraq, tiến vào Kuwait theo hướng đông bắc.
Cùng lúc, các lực lượng Saudi Arabia vượt qua biên giới tiến dọc theo bờ biển Kuwait. Sư đoàn
thiết giáp số 6 của Pháp, sư đoàn không vận 101 của Mỹ với khối lượng lớn dự trữ nhiên liệu,
nước, trang bị vượt biên giới Iraq tiến theo hướng bắc – đông bắc. Từ phía tây, các đơn vị Saudia 13 lOMoAR cPSD| 40799667
Arabia – dọc biên giới Saudi Arabia – Kuwait cũng nổ súng tấn công và tiến theo hướng đông bắc. Xa lộ chết.
Cùng thời gian này sư đoàn bộ binh số 24, 1 bộ phận quân đoàn đổ bộ đường không số 18, quân
đoàn bộ binh số 7 Mỹ cùng với sư đoàn thiết giáp số 1 của Anh tiến vào Iraq bằng đường bộ,
đường không theo hướng bắc, đánh chiếm các kho, trạm nhiên liệu và hậu cần của Iraq nằm sâu
trong sa mạc. Sư đoàn không vận 101 Mỹ với 460 trực thăng, tiến hành cuộc đổ bộ xuống thung
lũng sông Tigre và Euphrate (cách Bagdad gần 200 km) thiết lập căn cứ tác chiến và hậu cần
nhằm chia cắt, chặn đường rút lui của quân Iraq.
Ngày 25-26/2, lực lượng đặc nhiệm Saudi Arabia tiếp tục tiến công sườn phía đông Kuwait tạo
điều kiện cho các lính thủy đánh bộ đang tiến về phía bắc bắt đầu chuyển sang hướng đông tiến
về thủ đô Kuwait. Lực lượng Anh tiến trên lãnh thổ Iraq dọc theo biên giới Iraq – Kuwait trong
khi quân đoàn 7 Mỹ chuyển sang hướng đông đánh vào các sư đoàn Vệ binh cộng hòa. Sư đoàn
bộ binh số 24 Mỹ thọc sâu tới thung lũng sông Tigre và Euphrate nhằm chặn không cho quân
Iraq rút lui. Quân Pháp chiếm các vị trí ở phía tây, ngăn chặn lực lượng Iraq đánh tạt sườn liên quân. 14 lOMoAR cPSD| 40799667
Đại đội C, Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn Staffordshire, Sư đoàn thiết giáp số 1 Hoàng gia Anh
trong chiến dịch “Thanh kiếm sa mạc”.
Lực lượng trên bộ của Iraq cũng được coi là một lực lượng mạnh với hệ thống phòng thủ khá
kiên cố. Nhưng sau 38 ngày đêm bị oanh kích, các công trình phòng thủ như bãi mìn, hầm ngầm,
vật cản… bị phá hủy nghiêm trọng. Người và vũ khí bị tiêu hao nhiều, hệ thống thông tin chỉ huy
bị tê liệt, sức chiến đấu sa sút, tinh thần hoang mang. Vì vậy Iraq không thể chống chọi trước sức
tấn công ào ạt của lực lượng liên quân, bị bao vây, chia cắt, và cuối cùng là bị tiêu diệt, bị bắt, bị
tan rã từng mảng lớn một cách nhanh chóng
Trước tình hình trên, ngày 26/2, quân đội Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait, đốt cháy các giếng dầu
mà họ bỏ lại. Một đoàn quân Iraq dài dằng dặc rút lui dọc theo đường cao tốc Iraq-Kuwait nhưng
bị liên quân tấn công liên tục khiến nhiều phương tiện bị hủy hoại và nhiều binh sĩ thiệt mạng tới
mức nó được gọi là “Xa lộ chết”.
Điều ngạc nhiên nhất của chiến dịch trên bộ là tỷ lệ thương vong thấp của liên quân. Lý do là vì
quân Iraq không thể tìm ra một biện pháp phản công thích hợp đối với những ống nhòm hồng
ngoại và loại đạn năng lượng động lực từ các xe tăng M1 Abrams của Mỹ và liên quân. Phương
tiện này cho phép những chiếc xe tăng liên quân chiến đấu và tiêu diệt một cách hiệu quả các xe
tăng Iraq từ khoảng cách xa gấp ba lần xe tăng Iraq. Các lực lượng Iraq cũng không lợi dụng ưu
thế chiến thuật chiến tranh đô thị – chiến đấu bên trong thành phố Kuwait – có thể gây ra những 15 lOMoAR cPSD| 40799667
thương vong đáng kể đối với các lực lượng tấn công của liên quân bởi vì chiến tranh trong thành
phố làm giảm tầm chiến đấu và vì thế giảm bớt ưu thế công nghệ của liên quân.
Hai là, khi Iraq đã quyết định rằng họ sẽ không tiến về phía các giếng dầu phía đông của Saudi
Arabia thì không có lí do gì để các lực lượng Iraq triển khai xa hơn nữa về phía nam thành phố
Kuwait với số lượng lớn. Quyết định triển khai một lực lượng khá đông đảo quân dọc theo biên
giới Kuwait càng làm tăng khoảng cách tiếp tế của quân Iraq một cách không cần thiết.
Thứ ba, khi đã quyết định triển khai quân dọc biên giới, việc mở rộng này càng khiến nguy cơ bị
tấn công ồ ạt vào sườn. Quả thực người Iraq không có đủ lực lượng để giữ một mặt trận đủ dài
dọc theo biên giới Kuwait và tây nam Iraq. Iraq chỉ có một lợi thế tuyệt đối trước lực lượng liên
quân ở số lượng và chất lượng pháo binh nhưng đa số các đơn vị pháo binh Iraq được kéo bằng
xe và vì thế không thích ứng tốt với việc phát triển mở rộng.
Sau các đợt tiến công ở các hướng, phía liên quân cho biết một nửa trong số 42 sư đoàn Iraq bị
coi là không còn sức chiến đấu (trong đó có 19 sư bộ binh, 1 sư cơ giới, 1 sư thiết giáp) hơn 3
vạn quân Iraq bị bắt làm tù binh.
Việc nhanh chóng thất bại khiến Iraq phải tuyên bố rút quân khỏi Kuwait, chấp nhận toàn bộ các
nghị quyết của HĐBA LHQ không điều kiện trong đó có yêu cầu phải hủy bỏ các loại vũ khí hóa
học, hạt nhân, tên lửa tầm xa, thừa nhận đường biên giới với Kuwait năm 1963, dành 1 phần thu
nhập xuất khẩu dầu để bồi thường chiến tranh.
Đến ngày 28/2, chiến tranh Vùng Vịnh chấm dứt sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố tạm ngừng các
cuộc tấn công (5 giờ – GMT) và Kuwait được giải phóng. Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc sau
38 ngày đêm chiến đấu trên không và 4 ngày chiến đấu trên bộ. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về Mỹ và liên quân.
IV. Hậ u quả và tác động của cuộc chiếến
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, 149 binh sĩ Mỹ đã chết trận (trong đó có 35 người chết do trúng
đạn của quân đồng minh). Ngoài ra, Anh có 24 binh sĩ, Pháp 2 binh sĩ, và các quốc gia Arập có
39 binh sĩ thiệt mạng. Số người bị thương là 776 người, trong đó có 467 binh sĩ Mỹ3. Khoảng
3 Persian Gulf War, MSN Encarta 16 lOMoAR cPSD| 40799667
30% trong số 700.000 người phục vụ trong quân đội Mỹ tại Chiến tranh Vùng Vịnh cho đến nay
vẫn phải gánh chịu nhiều hội chứng trầm trọng mà nguyên nhân chưa được làm rõ4.
Về phía Iraq, theo một báo cáo của Không quân Mỹ, ước tính có khoảng 10.000 – 12.000 binh sĩ
tử trận trong chiến dịch trên không và khoảng 10.000 tử trận trong cuộc chiến trên bộ5. Theo số
liệu của chính phủ Iraq, có khoảng 2.300 thường dân thiệt mạng trong các chiến dịch không kích của liên quân.
Tuy lượng bom đạn sử dụng trong cuộc chiến tranh này tương đương với số lượng bom đạn đã
sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ Hai nhưng những tai họa về môi trường sinh thái thì
không thể thống kê nổi và khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Trong thời gian chiến
tranh có khoảng một triệu thùng dầu thô đổ ra vịnh Ba Tư, hơn 570 giếng dầu bị đốt cháy làm ô
nhiễm nghiêm trọng vùng trời, đất đai, nguồn nước, sinh vật… ở Vùng Vịnh cũng như ảnh
hưởng xấu tới môi trường sinh thái các khu vực khác.
Về chi phí của cuộc chiến, các chuyên gia ước tính lên tới 71 tỷ USD. Khoảng 53 tỷ USD trong
số đó do các nước khác chi trả. Quân đội Mỹ chiếm 74% tổng lực lượng liên quân, và vì thế tổng
chi phí của họ cũng cao hơn.
Hậu quả chính của Chiến tranh Vùng Vịnh là nó khiến cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hồi sinh
mạnh mẽ. Việc chế độ Saddam bị lật đổ không được các nhóm Hồi giáo ủng hộ nhiều. Vì thế,
sau chiến tranh, hoạt động của các nhóm Hồi giáo chống Mỹ tăng lên dữ dội.
Chiến tranh Vùng Vịnh không những gây ra những tổn thất to lớn đối với nhân dân Iraq và
Kuwait, biến Iraq thành mảnh đất của máu và nước mắt, mà còn làm thiệt hại không nhỏ cho
nhiều nước khác, để lại những hậu quả nặng nề như chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, ly hương,
không nhà cửa, chia rẽ sắc tộc, tôn giáo… Chiến tranh Vùng Vịnh cũng đã làm thay đổi trật tự ở
Trung Đông, đồng thời tác động chung đến cục diện thế giới.
4 Is an Armament Sickening U.S. Soldiers?, Associated Press
5 Keaney, Thomas; Eliot A. Cohen (1993). Gulf War Air Power Survey. United States Dept. of the
Air Force. ISBN 0-16-041950-6. 17 lOMoAR cPSD| 40799667
*Hội chứng Vùng Vịnh: Nhiều binh sĩ liên quân quay trở về từ chiến trường thông báo về các
loại bệnh gặp phải sau khi tham chiến, một hiện tượng được gọi là Hội chứng Vùng Vịnh6. Có
nhiều nghiên cứu và bất đồng về các nguyên nhân gây ra hội chứng đó cũng như những ảnh
hưởng của nó đối với trẻ sơ sinh (số lượng trẻ sinh ra trong các gia đình binh lính với các khiếm
khuyết tương tự nhau hay những bệnh tật nghiêm trọng lên tới 67%, theo một cuộc nghiên cứu
do Sở Cựu chiến binh Hoa Kỳ tiến hành7). Một báo cáo xuất bản năm 1994 của Văn phòng Giải
trình Chính phủ cho rằng quân đội Mỹ đã đối diện với 21 loại "chất độc liên quan tới sinh sản"
tiềm tàng. Một số nguyên nhân bị chỉ ra là tiếp xúc với các vật liệu phóng xạ, khói dầu, và các
loại vắc xin bệnh than sản xuất quá nhanh dùng cho binh sĩ (các loại vắc xin thường cần phải trải
qua quá trình sản xuất vài tháng).
*Chính sách của Mỹ thời hậu chiến
Trong khi chiến tranh vùng Vịnh đang diễn ra, Mỹ đã nói tới ý đồ của họ sau chiến tranh. Tạp
chí “Newsweek” đã đăng bài của H.Kissinger gợi ý những việc làm sau chiến tranh. “Ngay sau
khi chiến thắng, Mỹ cần phải thực hiện một số chính sách sau:
- Kiểm soát vũ trang ở vùng Vịnh nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang.
- Một hiệp định phát triển kinh tế xã hội dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh
(GCC). Các nước Arab liên minh với Mỹ có thể tham gia nhằm xoá bỏ quan niệm cho rằng, đây
là cuộc xung đột giữa nước giàu và nước nghèo.
- Giải quyết nguồn gốc của cuộc tranh chấp Iraq-Kuwait, xác định về mặt pháp lý quyền khoan
dầu, phân định biên giới hai nước; hai vấn đề này giao cho Tòa án quốc tế, còn những vấn đề
khác giải quyết trong khuôn khổ GCC.
- Một chương trình quốc tế trừng phạt nặng nạn khủng bố, nước nào giúp đỡ bọn khủng bố phải bị trừng trị.
Tóm lại, thách thức lớn nhất đối với chúng ta là duy trì một sự cân bằng quyền lực sau cuộc xung đột này.”
Chính quyền Bush, phấn khích với chiến thắng vùng Vịnh, đã đưa ra khái niệm "trật tự thế giới
mới" với ý đồ sử dụng HÐBA-LHQ là cơ sở pháp lý cho vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Clinton lên nắm quyền từ 1-1993 và tháng 2-1995, chính phủ Mỹ công bố "Chiến lược dính líu
và mở rộng" cho những năm 90 với mục tiêu bao trùm là "mở rộng cộng đồng các nền dân chủ
6 Iversen A, Chalder T, Wessely S (tháng 10 năm 2007). “Gulf War Illness: lessons from medically unex
plained symptoms”. Clin Psychol Rev 27 (7): 842–54. PMID 17707114. doi:10.1016/j.cpr.2007.07.006
7 “frontline: the gulf war: appendix: Iraqi death toll 18 lOMoAR cPSD| 40799667
thị trường". Mỹ cũng tuyên bố "tiếp tục có những cam kết đối với thế giới và sẽ hành động linh
hoạt, đa phương khi có thể và đơn phương khi cần thiết".
Chính quyền Clinton nhấn mạnh ba trụ cột trong chính sách đối ngoại là an ninh kinh tế, an
ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền.
Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã ba lần điều chỉnh chiến lược quân sự. Chiến lược phòng
thủ khu vực được Bush đưa ra năm 1991, trong bối cảnh chiến tranh lạnh vừa kết thúc. Sau khi
Clinton lên cầm quyền vào năm 1993, Mỹ lại tiến hành đánh giá lại tình hình và chiến lược quốc
phòng. Clinton đưa ra chiến lược tham dự linh hoạt và có lựa chọn. Năm 1997, chính quyền
Clinton một lần nữa xem xét lại môi trường an ninh, nhu cầu xây dựng quốc phòng và đưa ra
chiến lược mới xuyên thế kỷ "xây dựng - phản ứng - chuẩn bị".
Năm 1997, Clinton đã đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ 21 của Mỹ. Trong Bản báo
cáo chiến lược an ninh quốc gia này, Mỹ đã khẳng định: lợi ích quốc gia và nguồn lực hạn chế
của Mỹ cho thấy sự cần thiết sử dụng vũ lực một cách lựa chọn. 19 lOMoAR cPSD| 40799667
Tài liệu tham khảo
1/ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH (1980 - 2003)
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
2/ The Gulf War: Operation Desert Storm 1990-1991 (Modern Warfare)by
Anthony Tucker-Jones (Author)
3/https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_V%C3%B9ng_V%E1%BB %8Bnh
4/ BAN LÃNH ĐẠO HOA KỲ TRONG CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH (Tác giả: Bob Woodward )
5/ https://nghiencuulichsu.com/2014/04/24/nhin-lai-chien-tranh-vung-vinh-1990-
1991/ 6/ http://nghiencuuquocte.org/2016/01/16/chien-tranh-vung-vinh-bung-no/ 7/
http://nghiencuuquocte.org/2015/08/02/iraq-xam-luoc-kuwait/ 8/
https://www.history.com/topics/middle-east/persian-gulf-war 20