Tiểu luận môi trường về Biến đổi khí hậu | Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận môi trường với đề tài: "Biến đổi khí hậu toàn cầu trong một thập kỉ qua" của nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Môi trường
Trường: Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD|27879799
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU TRONG MỘT THẬP KỈ QUA
NHÓM 5 : MÔI TRƯỜNG – K21
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Vu Lan lOMoAR cPSD|27879799
Danh sách thành viên nhóm: STT Họ và tên MSSV 1 Đoàn Thị Mai Hoa 2182302856 2 Nguyễn Thị Yến Nhi 2182301255 3 Lê Thị Ánh Tuyết 2182309341 4 Nguyễn Huỳnh Minh Trí 2182309642 5 Phạm Thị Hồng An 2182308608 6 Trần Đình Minh Anh 2182302485 Lời Cảm Ơn
“Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ
sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc
tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Lê Thị Vu Lan đã giảng dạy tận tình, chi tiết để nhóm
chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài
tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét,
ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.” lOMoAR cPSD|27879799 MỤC LỤC
PHẦN 1 : THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
3. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
PHẦN 2 : NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
1. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
2. NGUYÊN NHÂN SÂU XA : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
PHẦN 3 : BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .22
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
KẾT LUẬN : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .29
Tài liệu tham khảo:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .29 lOMoAR cPSD|27879799 LỜI MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu, trước hết là “sự nóng lên” toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí
hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển
trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia
trên thế giới. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,70°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007),
Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất.
Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với
GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp
và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với thế giới là nghiêm
trọng và là một nguy cơ hiện hữu đối với sự phát triển của mỗi đất nước. Xuất phát từ những
thực tế đó nên em chọn đề tài nghiên cứu về biến đổi khí hậu để có cái được cái nhìn tổng quát
và đưa ra những biện pháp nhằm thích ứng và đối phó với nó.
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng
toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường
bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết
cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực
cho nhu cầu thiết yếu và sự phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến một mức độ nào
đó vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đựng của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô
nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ,…Và một trong những biến đổi nguy
hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu
.Bài báo cáo của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu như là
một ví dụ điển hình cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống hiện nay và tập trung vào ba phần
chính. Thứ nhất, vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu bởi ba đặc điểm chính
của nó : phạm vi tác động rộng lớn, hậu quả ảnh hưởng đến sự sống còn của nhân loại, và để 1 lOMoAR cPSD|27879799
giải quyết vấn đề này cần có sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Thứ hai, một số nguyên
nhân dẫn đến biến đổi khí hậu bao gồm nguyên nhân trực tiếp và sâu xa,chủ yếu là những
nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Thứ ba, một số giải pháp định hướng : các
biện pháp tình thế, giảm thiểu và hỗ trợ cho sự biến đổi khí hậu và một vài đánh giá cá nhân
về tình hình đi tìm giải pháp hợp lý của cộng đồng thế giới hiện nay. Do hạn chế về mặt thời
gian và tính chất rộng lớn của vấn đề, nhóm chưa thể bao quát được toàn vẹn nội dung nên
cần được trao đổi và tiếp tục nghiên cứu để sáng tỏ hơn, nhóm chúng em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến xây dựng của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2022
Nhóm 5 – Khoa Marketing-KDQT- K21 2 lOMoAR cPSD|27879799
PHẦN 1 : THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi chủ yếu do con người tác động làm thay đổi các thành phần
của khí quyển trái đất đến hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch
quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi
thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện
trên toàn cầu. Ví dụ: ấm lên, lạnh đi.v.v. hay sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới
Biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ có tác động hết sức to lớn đến sự sống cũng như hoạt
động của con người nói riêng và của các sinh vật trên trái đất nói chung.
2. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của conngười
và của các sinh vật trên trái đất;
- Mực nước biển dâng cao do băng tan dẫn tới gây ngập úng ở các vùng đất thấp và cácđảo nhỏ trên biển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu đã tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhaucủa
Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống còn của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và các
hoạt động có liên quan đến sự sống của con người;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoànnước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thủyquyển, sinh quyển và của các địa quyển 3 lOMoAR cPSD|27879799
3. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TIÊU CỰC:
Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng
làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng
nước đổ vào các biển và đại dương.
Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi
một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng
ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác
của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.
Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác
trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao.
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng
Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các
quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít
nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành
phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất. 4 lOMoAR cPSD|27879799
Hình ảnh băng tan tại Nam Cực do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu
Các hệ sinh thái bị phá hủy
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã
ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu,
năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có
xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng
chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương. 5 lOMoAR cPSD|27879799
Khói bốc lên từ một đám cháy rừng ở Brazil vào năm 2019. Ảnh: Getty Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm
2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất
môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà
sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường
sống có nhiệt độ phù hợp.
- Ví dụ: Loài Cáo Đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước
biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị
mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi. 6 lOMoAR cPSD|27879799 Chiến tranh và xung đột
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp
tục tăng, đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.
Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở
Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng
này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa
màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.
Hình ảnh xung đột và chiến tranh do Biến đổi khí hậu (Ảnh minh họa) Dịch bệnh 7 lOMoAR cPSD|27879799
Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức
khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài
ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên
thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu,
từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
- Ví dụ: Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại
của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch
tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1),
thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Hình ảnh minh họa 8 lOMoAR cPSD|27879799 Hình ảnh minh họa Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại
hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt
và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả
là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất
đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán,
lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong
vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người
dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của
lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
- Ví dụ: Châu Phi là khu vực đặc biệt dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu nhưng lại
ít nguồn lực để thích ứng với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Vùng Sừng 9 lOMoAR cPSD|27879799
châu Phi và khu vực phía đông châu lục đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng khiến
người dân thiếu lương thực và nước sạch, trong khi khu vực phía nam châu Phi đối
mặt những trận bão nguy hiểm với tần suất ngày càng tăng.
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với
trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra,
và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
- Ví dụ: Các vụ cháy rừng đã biến phần lớn bang New South Wales và Victoria của
Australia trở thành vùng đất chết và khiến hàng nghìn người phải di tản. Nhiệt độ
cao kỷ lục cùng với thời tiết khô hạn nghiêm trọng kéo dài do Biến đổi khí hậu đã
gây ra những biển lửa, khiến quang cảnh nhiều nơi ở Australia trông không khác gì “Ngày tận thế”. 10 lOMoAR cPSD|27879799
Hình ảnh vụ cháy rừng tại hồ Conjola Úc ngày 31/12/2019 Bão lụt
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và
cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.
Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên
đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.
Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn
bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số
lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. 11 lOMoAR cPSD|27879799
Cảnh ngập lụt, lở đất tại bang North Rhine-Westphlia ngày 16/07/2021
Thiệt hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái
đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế
dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc
nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá
cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các
ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người
dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ,
và các căng thẳng về đường biên giới.
Phân tích cho thấy, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu tiếp diễn vào cuối thế kỷ này có
thể cao gấp sáu lần so với ước tính trước đây. 12 lOMoAR cPSD|27879799
Khi tính đến các tác động của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng kinh tế, GDP toàn cầu
có thể thấp hơn 37% vào năm 2100 so với khi không có tác động của hiện tượng ấm lên
toàn cầu. Nếu không tính đến những thiệt hại lâu dài – điều vốn bị bỏ qua trong hầu hết
các ước tính - thì GDP sẽ chỉ thấp hơn khoảng 6%, điều này có nghĩa là các tác động lên
tăng trưởng có thể làm gia tăng tổn thất kinh tế do biến đổi khí hậu lên gấp 6 lần. Vẫn còn
những điều chưa chắc chắn về việc, thiệt hại khí hậu tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng
dài hạn như thế nào và xã hội có thể thích ứng ở mức độ nào để giảm bớt những thiệt hại
này – điều đó tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng tới tăng trưởng, con số tổn thất kinh tế
trong thế kỷ này có thể lên tới 51% GDP toàn cầu do trái đất nóng lên. TÍCH CỰC:
1. Ví dụ biến đổi khí hậu sau dịch Covid 19:
Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm ( Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội
không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể ô nhiễm tầng ozone.)
NASA phát hiện cách ly - giãn cách xã hội giúp giảm ô nhiễm khí quyển. 13 lOMoAR cPSD|27879799
Các nhà khoa học nhận ra chiến dịch giãn cách xã hội trong năm vừa qua là một tình huống
cơ hội để quan sát điều gì sẽ xảy ra với bầu khí quyển nếu như hoạt động của loài người
và lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động đó giảm mạnh. Nhờ vào kiến thức có được mà
ta có thể đưa ra các giải pháp môi trường hiệu quả hơn.
Tại tầng đối lưu, ozone không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn đóng vai trò giữ
nhiệt và gia tăng sự nóng lên của Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng đại dịch năm rồi đã
đem lại nhiều lợi ích cho chất lượng không khí cũng như quá trình biến đổi khí hậu.
Khi đại dịch mới xảy ra, chất lượng môi trường dần được cải thiện như không khí sạch
hơn, nghe thấy tiếng chim hót thay vì âm thanh ầm ĩ của xe cộ khi các thành phố áp đặt
lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội
Do tác động của đại dịch đối với du lịch và công nghiệp, nhiều khu vực trên Trái Đất đã
giảm ô nhiễm không khí đáng kể, giảm cả biến đổi khí hậu. 14 lOMoAR cPSD|27879799
Tại Việt Nam, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, so sánh kết
quả chất lượng không khí tại các đô thị miền Bắc từ tháng 1-4/2020, trong đó có thời gian
thực hiện cách ly xã hội cho thấy, sự thay đổi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con
người là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi chất lượng không khí. So với cùng thời gian
của những năm trước, chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện hơn, kể từ
khi con người giảm bớt di chuyển không cần thiết do dịch Covid-19 đã góp phần vào sự
sụt giảm đáng kể khí carbon dioxide, methane, và lượng khí thải carbon monoxide. Điều
này cũng cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản
xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí đô thị. Một nghiên cứu được công bố
cho thấy lượng khí thải carbon toàn cầu hàng ngày trong giai đoạn phong tỏa đã giảm và
có thể dẫn đến lượng khí thải carbon hàng năm giảm theo đáng kể, đó sẽ là sự sụt giảm lớn
nhất theo các nhà nghiên cứu. Họ gán cho những sụt giảm này chủ yếu là do giảm các hoạt
động sử dụng và công nghiệp vận chuyển mà nguyên do trực tiếp là bởi đại dịch Covid-19
ngày càng phức tạp. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở hầu hết các nước nên
hoạt động du lịch bị ngưng lại, bãi biển trở nên vắng người, sạch hơn, rác thải ở các điểm
du lịch cũng giảm mạnh. Tiếng ồn ở đô thị và các điểm công cộng cũng giảm do người dân
không được tập trung, hoạt động buôn bán bị dừng lại, xe cộ bị hạn chế lưu thông.
2. Tác động đến lượng khí thải toàn cầu
- Bằng cách nhập dữ liệu từ nhiều vệ tinh trong năm 2020 vào 4 mô hình dự đoán
phản ứng khí quyển, các nhà nghiên cứu tại NASA phát hiện lượng khí thải NOx
dao động lên xuống với cường độ có liên quan tới các sự kiện cách ly. Trong tháng
4 và 5, tượng khí thải toàn cầu giảm ít nhất 15%.
- Các nước có chính sách cách ly gắt gao nhất rõ ràng có lượng giảm thải cao nhất.
Ví dụ, ở Trung Quốc, lệnh cách ly ban hành từ đầu năm đã giúp quốc gia này giảm
tới 50% lượng khí thải. Ở các khu vực áp dụng chính sách cách ly sau đó như Mỹ,
châu Âu, Trung Đông, Tây Á , lượng khí thải NOx giảm khoảng 18% đến 25% trong tháng bốn và năm. 15 lOMoAR cPSD|27879799
- Tác động tới bầu khí quyển xảy ra trên diện rộng và nhanh chóng đến bất ngờ. Sau
cách ly, dữ liệu cho thấy sự giảm thiểu ozone mạnh mẽ toàn cầu, thanh lọc không
khí ở độ cao lên đến 10km.
Hình 1. Thay đổi về lượng khí thải CO hóa thạch hàng ngày trên toàn cầu trong₂
đại dịch COVID-19 trong năm 2020 ( nguồn: internet ) 16 lOMoAR cPSD|27879799
hơn khi không có thuyền vào đầu tháng 3/2020 (phải). Ảnh: Getty Image.
PHẦN 2 : NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP :
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bao trùm trái đất và sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời.
Điều này dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng
lên nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử được ghi lại.
Phát điện: Quá trình phát điện và sưởi ấm bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu
và khí đốt tự nhiên gây ra một lượng lớn khí thải toàn cầu. Phần lớn điện vẫn được sản xuất
từ nhiên liệu hóa thạch, chỉ khoảng một phần tư được sản xuất từ gió, năng lượng mặt trời
và các nguồn tái tạo khác.
Sản xuất hàng hóa: Hoạt động sản xuất và công nghiệp phát sinh khí thải, chủ yếu là từ
việc đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng cho mục đích sản xuất những mặt hàng
như xi măng, sắt, thép, thiết bị điện tử, nhựa, quần áo và các hàng hóa khác. Khí thải cũng
được phát trong khai thác mỏ và các quy trình công nghiệp khác.
Chặt phá rừng: Chặt phá rừng để tạo làm nông nghiệp hoặc đồng cỏ, hoặc vì những lý do
khác, gây ra khí thải, vì cây khi bị cắt sẽ loại bỏ carbon mà cây đã lưu trữ. Vì rừng hấp thụ
carbon dioxide, phá hủy rừng cũng hạn chế khả năng của tự nhiên để giữ khí thải ra khỏi khí quyển.
Sử dụng phương tiện giao thông: Hầu hết xe hơi, xe tải, tàu và máy bay đều chạy bằng
nhiên liệu hóa thạch. Điều đó làm cho giao thông vận tải trở thành một đóng góp chính của
khí nhà kính, đặc biệt là khí thải carbon dioxide. Phương tiện giao thông đường bộ chiếm
phần lớn nhất, nhưng lượng khí thải từ tàu và máy bay tiếp tục tăng.
Sản xuất lương thực: Việc sản xuất lương thực cần năng lượng để chạy thiết bị trồng trọt
hoặc tàu đánh cá, thường là bằng nhiên liệu hóa thạch. Việc trồng trọt cũng có thể phát
thải, như khi sử dụng phân bón và phân chuồng. Gia súc tạo ra khí mêtan, một loại khí nhà
kính mạnh. Và khí thải cũng phát sinh từ quá trình đóng gói và phân phối thực phẩm. 17 lOMoAR cPSD|27879799
Cung cấp các năng lượng cho tòa nhà: Trên toàn cầu, các tòa nhà dân cư và thương mại
tiêu thụ hơn một nửa tổng sản lượng điện. Khi chúng ta tiếp tục sử dụng than, dầu và khí
đốt tự nhiên để sưởi ấm và làm mát, chúng ta thải ra một lượng đáng kể khí thải nhà kính.
Tiêu thụ quá nhiều: Ngôi nhà của bạn và việc bạn sử dụng điện năng, cách bạn di chuyển,
những gì bạn ăn và bạn vứt đi bao nhiêu đều góp phần phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ
hàng hóa như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt
Trời, xuất hiện các điểm đen trên Mặt Trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại
dương và thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspost
làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng
chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt Trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống
mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt Trời
đến nay gần 4.5 tỷ năm cường đồ sáng của Mặt Trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể
thấy khoảng thời gian rất dài như vậy thì sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời là không
ảnh hưởng đáng kể đến Biến đổi khí hậu.
Núi lửa phun trào: Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng
cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide ( SO2), hơi nước , bụi và tro vào bầu khí quyển . Khối
lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm . Các hạt nhỏ được gọi
là các sol khí được phun ra bởi núi lửa , các sol khí phản chiếu lại bức xạ ( năng lượng )
mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất .
Sự vận động của đại dương: Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu.
Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh . Thay đổi trong lưu thông
đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 , vào trong khí quyển. 18 lOMoAR cPSD|27879799
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất: Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo . Trục
quay có góc nghiêng 23,50 . Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến
những thay đổi nhỏ . Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm , vì
vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu. Có thể thấy rằng các nguyên
nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có
tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay . Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy
Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người . 2. NGUYÊN NHÂN SÂU XA :
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp ( khoảng từ năm 1750 ), con người đã sử dụng ngày càng
nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó
đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển ,
dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất .
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 , trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được
khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy , trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng ( khoảng
18.000 năm trước ), hàm lượng khí CO2 , trong khí quyển chỉ khoảng 180200ppm (phần
triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70 % so với thời kỳ tiền công nghiệp
(280ppm ). Từ khoảng năm 1.800 , hàm lượng khí CO2 , bắt đầu tăng lên, vượt con số
300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31 % so với thời kỳ tiền công
nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan ( CH4 ), ôxit nitơ ( N2O ) cũng tăng lần
lượt từ 715ppb ( phần tỷ ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151 % )
và 319ppb ( 17 % ) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon ( CFCs ) vừa là
khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất
phá hủy tầng ôzôn bình lưu , chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi
công nghiệp làm lạnh , hóa mỹ phẩm phát triển. 19 lOMoAR cPSD|27879799
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH ( IPCC ) cho thấy, việc tiêu thụ năng
lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng , công nghiệp , giao
thông vận tải , xây dựng . . đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá
rừng nhiệt đới góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa
chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004 , tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70 %
tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người
dân phát thải 1.100 tấn , gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ . Riêng năm
2004 , lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20 % tổng lượng phát
thải khí CO2 toàn cầu . Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo
là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn , Ấn Độ 1,3 tỷ tấn , Nhật Bản 1,2 tỷ tấn , CHLB Đức 800 triệu
tấn . Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn . Các nước đang phát triển phát
thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2 chiếm 42 % tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm
1990 ( 29 % tổng lượng phát thải toàn cầu ) , cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các
nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để
yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu .
Năm 1990 , Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2,
tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn / năm ( trung bình của thế giới là 4,5 tấn / năm,
Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7
tấn , Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn ) . Dự tính tổng lượng phát thải các
khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020 , tăng 93 % so với năm 1998 .
- Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Trong thành phần của khí quyển trái đất , khí nitơ chiếm 78 % khối lượng khí oxy chiếm
21 % , còn lại khoảng 1 % các khí khác như argon , đioxit cacbon ,mêtan , ôxit nitơ , nêon
, hêli , hyđrô , ôzôn , . . và hơi nước . Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ , các khí vết này , đặc
biệt là khí CO2 , CH4 , NO2 , và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công 20 lOMoAR cPSD|27879799
nghệ làm lạnh phát triển , là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái
đất . Trước hết , đó là vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát
ra, sau đó , một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua
đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ
cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều , nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất .
Các chất khí nói trên , trừ CFCs , đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí
nhà kính tự nhiên . Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên , trái đất của chúng ta sẽ
lạnh hơn hiện nay khoảng 33 ° C , tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18C . Hiệu
ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi
là “ Hiệu ứng nhà kính ” . Ngoài ra , khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình
lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ từ ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và
thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất .
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước , ít nhất khoảng 10.000 năm , nồng độ các chất khí
nhà kính rất ít thay đổi , trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm . Chỉ riêng lượng
phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4
tỷ tấn cacbon ( xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2 ) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (
xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2 ) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005 .
Các nhân tố khác , trong đó có các sol khí ( bụi , cacbon hữu cơ , sulphat , nitrat . . ) gây ra
hiệu ứng âm ( lạnh đi ) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W / mẻ và
gián tiếp phản xạ của mây là 0,7W / m2 ; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ
bề mặt , tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W / mẻ ; trái lại
, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay
đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định là tạo
ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 và 0,12W / mẻ .
Như vậy , tác động tổng cộng của các nhân tố khác , ngoài khí nhà kính , đã tạo ra lượng
bức xạ cưỡng bức âm . Vì thế , trên thực tế , sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu
quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần , nói cách khác , sự tăng lên 21 lOMoAR cPSD|27879799
của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn
so với những gì đã quan trắc được , và điều đó càng khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện
nay là do các hoạt động của con người chứ không phải do quá trình tự nhiên .
- Nguyên nhân của nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu , trong đó không bao
gồm triều , nước dâng do bão . . Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc
thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các
yếu tố khác . Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các
trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh .
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH ( IPCC ) , sự nóng lên
của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự
tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu , sự tan chảy
nhanh của lớp tuyết phủ và băng , làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu .Mực nước
biển tăng phù hợp với hệ thống nóng lên do sự đóng góp của cấc thành phần chứa nước
trên toàn cầu đươc ước tính gồm: Giãn nở của các đại dương, các sông băng trên núi, băng
Greenland, băng Nam Cực và các nguồn chứa nước trên đất liền. Các kết quả nghiên cứu
gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5-1,4m vào cuối thế kỷ XXI.
PHẦN 3 : BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm . Biến đổi khí hậu đã và
đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu . Trong những
năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn , nắng
nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người
và vật chất . Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với
biến đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng
nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất , quy mô và cường độ ngày càng khó
lường , thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh . Những nghiên 22 lOMoAR cPSD|27879799
cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của biến đổi khí hậu chính là các hoạt động của
con người tác động lên hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi.
Vì vậy con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó
bằng chính những hoạt động phù hợp của con người Việt Nam được coi là một trong những
quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất vì hiện tượng biến đổi khí hậu , do có đường
biển trải dài 3.260km ( không kể các đảo ).
Hiện tượng thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến một vài hệ thống tự nhiên của Việt Nam, nền
kinh tế cũng như toàn thể dân số. Bằng chứng của hiện tượng biến đổi khí hậu có thể thấy
rõ ở Việt Nam . Nhiệt độ trung bình đã tăng 0.5 độ và mực nước biển dâng cao 20cm so
với 50 năm trước . Những hiện tượng khí hậu tiêu cực như mưa lớn , hạn hán và bão lụt
ngày càng xuất hiện với cường độ lớn hơn ở Việt Nam. Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc,
Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đối khí hậu và
mực nước biển dâng cao .
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM :
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu tình hình khí hậu xấu đi khi đứng thứ
5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn
(CRI) (David Eckstein et al., 2017). Điều này tác động không nhỏ tới nền kinh tế và sự
phát triển lâu dài, bền vững của Việt Nam bởi nó gây ra những hệ lụy khôn lường như: gia
tăng mực nước biển, nhiệt độ tăng cao, bão lũ diễn ra thường xuyên, mất mùa, hạn hán
thiên tai,… Trong những năm gần đây Việt Nam đã liên tiếp ghi nhận những kỉ lục mới về
nhiệt độ và lượng mưa. Điều này thể hiện rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, sau kỷ lục
được ghi nhận vào mùa khô năm 2015-2016 thì 2019 – 2020 là một năm kinh hoàng với
người dân nơi đây khi lượng nước từ thượng nguồn chảy về khu vực này thiếu hụt trầm
trọng khiến tình trạng xâm nhập mặn ở mức cao nhất trong lịch sử, làm thiệt hại khoảng
58.400ha lúa, 6.650ha cây ăn quả, 8.715ha nuôi trồng thủy sản và khiến khoảng 96.000 hộ
với 430.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nhiệt độ tăng cao còn khiến cho nước biển
dâng lên nhanh chóng. Theo số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 23 lOMoAR cPSD|27879799
50 năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm. Và nếu tình hình này còn kéo dài, khi nước
biển dâng thêm 100cm nữa thì Việt Nam sẽ mất 40.000 km2 diện tích đất,10% dân số nước
ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% và dự kiến điều này sẽ xảy ra
vào năm 2100 (Điệp, 2021). Ngoài ra hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai xảy ra ngày
càng nhiều và nghiêm trọng qua từng thời năm. Trong tổng kết của Ban Chỉ đạo Quốc gia
về phòng, chống thiên tai, tính từ đầu năm 2021 đến nay Việt Nam đã xảy ra 8 cơn bão, 3
áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, 109 trận động đất nhẹ, 316 trận mưa đá, dông lốc, sét;
140 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 157 vụ sạt lở bờ sông, 7 đợt
nắng nóng và 6 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng
1.428 tỷ đồng. Không chỉ thiệt hại về của, biến đổi khí hậu còn gây ra những mất mát đau
thương về người khi nó làm lây lan nhanh những bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất
huyết,… gia tăng nhiều bệnh về phổi, tim mạch, da liễu. Và theo thống kê, tỷ lệ tử vong do
thời tiết cực đoan gây nên ở Việt Nam xếp thứ 11 toàn thế giới, gây thiệt hại đến 0,6782% GDP của cả nước.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TRÊN THẾ GIỚI
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả xấu không chỉ
đổi với mỗi con người mà toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái Đất. IPCC cho biết với
mực tăng trung bình 1,5 độ thì sẽ khiến 20 - 30% loài có nguy cơ tuyệt chủng vì không kịp
thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của thời tiết và nhiệt độ. Một số loài khác đang phải
học cách thay đổi môi trường sống, kích thước cơ thể để có thể sống sót. Theo một nghiên
cứu gần đây của tiến sĩ Josh Van Buskirk và Robert Mulvihill, Robert Leberman – hai
chuyên gia thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại thành phố Rector, bang
Pennsylvania cho thấy, sự suy giảm trọng lượng và chiều dài sải cánh của hơn 60 loài chim
khiến ta nhìn nhận rõ hơn về tình trạng báo động của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Năm
2020 thế giới cũng phải chịu nhiều biến động mà trước nay chưa từng có tiền lệ. Cháy rừng
thiêu rụi các khu vực rộng lớn ở Úc, Siberia, Bờ Tây Hoa Kỳ và Nam Mỹ, tạo ra những
đám khói bay vòng quanh thế giới. Lũ lụt xuất hiện thường xuyên và bất chợt ở nhiều khu
vực châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á,. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2020, Trung 24 lOMoAR cPSD|27879799
Quốc đã trải qua 21 trận lũ lụt, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ những năm trước, thiết lập kỷ
lục lịch sử kể từ năm 1998. Lũ lụt cũng diễn ra nghiêm trọng ở thủ đô Jakarta của quốc gia
Indonesia trong tháng 01/2020, làm cho ít nhất hơn 60 người thiệt mạng và 60.000 người
phải sơ tán. Số trận bão xoáy cũng vượt mức kỷ lục những năm trước trong đó trận bão
Amphan đổ bộ vào ngày 20/5 gần biên giới Ấn Độ - Bangladesh là trận bão nhiệt đới gây
thiệt hại nhiều nhất từng ghi nhận ở Bắc Ấn Độ Dương, với thiệt hại kinh tế được báo cáo
ở Ấn Độ khoảng 14 tỷ USD (Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 2020). Hiện tượng thời
tiết cực đoan khiến ít nhất 3.500 người đã thiệt mạng vì ảnh hưởng của thiên tai, và hơn
13,5 triệu người mất nhà cửa. Không chỉ vậy, tính riêng mười thảm họa thời tiết khủng
khiếp nhất trong năm 2020 đã gây nên thiệt hại lên đến 150 tỷ USD trên toàn thế giới, ảnh
hưởng nặng nề đến các nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và khả năng hồi phục
kinh tế chậm. Điều này dẫn đến hệ lụy mất an ninh lương thực gia tăng trở lại kể từ năm
2014. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), gần 690 triệu
người, tương đương 9% dân số thế giới, bị suy dinh dưỡng và khoảng 750 triệu người đã
phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào năm 2019. Số người rơi
vào tình trạng khủng hoảng, khẩn cấp và đói kém đã tăng lên gần 135 triệu người trên 55
quốc gia. Và dự báo sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về nước sạch và
600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực trong những năm tới. 25 lOMoAR cPSD|27879799
2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
Mọi người đều có thể giúp hạn chế biến đổi khí hậu . Từ cách di chuyển đến cách tiêu thụ
điện và thực phẩm , chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt . Hãy bắt đầu với mười hành động
này để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu
+ Tiết kiệm năng lượng tại nhà : Phần lớn điện và nhiệt chúng ta sử dụng được sản xuất từ
than, dầu và khí đốt. Tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách hạ nhiệt độ sưởi và tăng nhiệt
độ làm mát, chuyển sang sử dụng bóng đèn LED và các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng,
giặt đồ bằng nước lạnh hoặc phơi khô đồ thay vì dùng máy sấy
+ Đi bộ , đạp xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng : Các tuyến đường trên thế giới bị
tắc nghẽn bởi các phương tiện giao thông, hầu hết các phương tiện đều sử dụng dầu diesel
hoặc xăng. Đi bộ hoặc đạp xe thay vì lái xe sẽ giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nâng 26 lOMoAR cPSD|27879799
cao sức khỏe và thể – chất của bạn. Khi phải di chuyển quãng đường xa, hãy cân nhắc sử
dụng tàu hoặc xe buýt. Và đi chung xe bất cứ khi nào có thể.
+ Ăn nhiều rau hơn : Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và
ít thịt, ít sữa hơn, có thể làm giảm đáng kể tác động đến môi trường. Sản xuất thực phẩm
từ thực vật thường dẫn đến ít phát thải khí nhà kính hơn và cần ít năng lượng, đất và nước hơn.
+ Cân nhắc di chuyển : Máy bay đốt một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, tạo ra lượng khí
thải nhà kính đáng kể. Thế nên việc đi máy bay ít hơn trở thành một trong những cách
nhanh nhất để giảm tác động đến môi trường. Khi bạn có thể, hãy gặp gỡ trực tuyến, đi tàu
hoặc bỏ qua hoàn toàn chuyến đi đường dài đó
+Giảm vứt bỏ thức ăn : Khi vứt bỏ thức ăn, bạn cũng đang lãng phí tài nguyên và năng
lượng đã được sử dụng để trồng trọt, sản xuất, đóng gói và vận chuyển thức ăn đó. Và khi
thực phẩm thối rữa trong bãi rác, nó tạo ra khí mêtan, một loại khí nhà kính mạnh. Vì vậy,
hãy sử dụng những gì bạn mua và ủ phân mọi thức ăn thừa. + Giảm thiểu , tái sử dụng ,
sửa chữa và tái chế : Đồ điện tử, quần áo và các mặt hàng khác mà chúng ta mua gây ra
phát thải cacbon tại mỗi điểm trong quá trình sản xuất, từ việc khai thác nguyên liệu thô
đến sản xuất và vận chuyển hàng hóa ra thị trường. Để bảo vệ môi trường, hãy mua ít đồ
hơn, mua đồ cũ, sửa chữa những thứ bạn có thể và tái chế.
+ Thay đổi nguồn năng lượng dùng cho ngôi nhà của bạn : Hỏi công ty điện xem năng
lượng gia đình bạn dùng được sản xuất từ dầu mỏ, than đá hay khí đốt. Nếu có thể, hãy
xem liệu bạn có thể chuyển sang các nguồn tái tạo như gió hoặc năng lượng mặt trời hay
không. Hoặc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà để tạo ra năng lượng cho ngôi nhà của bạn.
+ Chuyển sang xe điện : Nếu bạn định mua ô tô, hãy cân nhắc mua xe điện, ngày càng có
nhiều mẫu xe rẻ hơn trên thị trường. Ngay cả khi chúng vẫn chạy bằng điện được sản xuất
từ nhiên liệu hóa thạch, ô tô điện vẫn giúp giảm ô nhiễm không khí và ít phát thải khí nhà
kính hơn đáng kể so với các loại xe chạy bằng khí đốt hoặc động cơ diesel.
+ Chọn sản phẩm thân thiện với môi trường : Mọi thứ chúng ta chi tiền đều ảnh hưởng đến
hành tinh. Bạn có quyền lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mà bạn hỗ trợ. Để giảm tác động
đến môi trường, hãy mua thực phẩm địa phương và theo mùa, đồng thời chọn sản phẩm từ
các công ty sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, đồng thời cam kết cắt giảm lượng khí thải và chất thải.
+ Lên tiếng : Lên tiếng và kêu gọi người khác cùng tham gia hành động. Đó là một trong
những cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tạo ra sự khác biệt. Hãy nói chuyện với hàng
xóm, đồng nghiệp, bạn bè và người thân của bạn. Hãy cho chủ doanh nghiệp biết bạn ủng 27 lOMoAR cPSD|27879799
hộ những thay đổi táo bạo. Kêu gọi các lãnh đạo địa phương và thế giới hành động ngay bây giờ.
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch : Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn
chế đốt than, dầu và cả khí thiên nhiên. Hiện nay, dầu là nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu
người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác, còn than lại được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết
các quốc gia, chủ yếu là để sản xuất điện. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Năng lượng
Mỹ, cho tới thời điểm hiện nay chưa có một giải pháp hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu
hóa thạch mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Bởi vậy, sớm hay muộn con
người cũng sẽ phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế như nhiên liệu sinh học, điện
nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác.
+ Cải tạo , nâng cấp hạ tầng : Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát
tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải
tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều
chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường". . sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức
phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần
đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng
khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than,
lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
+ Chặn đứng nạn phá rừng : Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình
quân trên Thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên
1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà
kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.
+ Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con : Hiện nay trên Thế giới đã có trên 6 tỷ người và
theo dự báo của LHQ thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực
phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay. Với mức tiêu
thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở
các nước đang phát triển. Áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 con sẽ mang lại
nhiều lợi ích thiết thực, được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất trong tương lai
+ Khai phá những nguồn năng lượng mới : Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay
thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn
năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước,
năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học. 28 lOMoAR cPSD|27879799 KẾT LUẬN :
“Tiến bộ của nhân loại không phải tự dưng mà có và cũng không phải là một điều đương
nhiên. Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với thực tế là ngày mai cũng chính là ngày hôm nay.
Chúng ta đang đối mặt với một tình huống hết sức khẩn cấp của ngày hôm nay. Trong bài toán
nan giản này của cuộc sống và lịch sử, chúng ta thấy một vấn đề là có lúc mọi việc trở nên quá
muộn màng…. Chúng ta có thể kêu gào một cách vô vọng để thời gian ngừng trôi, song con
tàu thời gian đâu có để ý đến tiếng cầu cứu, van xin nào, nó cứ lao đi một cách vội vã. Trong
đống ngổn ngang hài cốt và tàn dư của nhiều nền văn minh nổi lên một dòng chữ đầy nuối
tiếc: quá muộn mất rồi.Sau đây, chúng ta sẽ đi về đâu: sự hỗn loạn hay một cuộc sống cộng
đồng’ - Martin Luther King. Thế kỉ 21 chúng ta cũng phải đối mặt với “ tình huống hết sức
khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng gắn liền ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng
hoảng biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng này xảy ra do sự tiến bộ của nhân loại, sự phát
triển của hạ tầng kĩ thuật và ý thức của con người. Và một yêu cầu bức bách đặt ra là làm thế
nào để có thể thay đổi được tình hình. Bài viết của chúng tôi trên đây đã tìm hiểu các nguyên
nhân và từ đó đặt ra những giải pháp định hướng cụ thể, bao gồm cả giải pháp từ tầm vĩ mô
mang tính chất quốc tế đến những giải pháp mang tính chất cá nhân và ý thức con người trong
thời đại mới. Trước sự rộng khắp trong phạm vi tác động, hệ quả nghiêm trọng mà vấn đề biến
đổi khí hậu toàn cầu mang lại, không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giành thắng lợi trong
cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Và vấn đề hợp tác toàn cầu được chúng tôi nêu cao không
chỉ là một phương án mà còn là một sự khẩn cấp cho tình hình hiện nay. Tài liệu tham khảo:
Tác động của Covid-19 đến tình trạng biến đổi khí hậu và các chính sách chống biến đổi
khí hậu. Bùi Phương Linh, Thân Mai Huyền, Đinh Thùy Linh, Lê Tùng Lâm, Trần Lan
Hương Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn nghiên cứu về đề tài biến đổi kí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu, nguyên nhân, hiện trạng và chính sách công nghệ quốc gia liên
quan: TS Tạ Bá Hưng (Trưởng ban), ThS Cao Minh Kiểm (Phó trưởng ban), ThS Đặng
Bảo Hà, Nguyễn Mạnh Quân, ThS Nguyễn Phương Anh, Phùng Anh Tiến 29 lOMoAR cPSD|27879799
Biến đổi khí hậu và vấn đề toàn cầu https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-nghien-cuu-
ve-bien-doi-khi-hau-72354/ https://vista.gov.vn/vn-uploads/tong-luan/2011/tl6_2011.pdf
https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-bien-doi-khi-hau-va-van-de-toan-cau-1598264.html 30