-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Điện Lực
Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học(CNXHKH350) 6 tài liệu
Đại học Điện lực 313 tài liệu
Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Điện Lực
Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CNXHKH350) 6 tài liệu
Trường: Đại học Điện lực 313 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Điện lực
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ MÃ ĐỀ: 03 TIỂU LUẬN MÔN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Tên đề tài
: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế .
Họ và tên : Nguyễn Văn Nam
Mã sinh viên : 20810620004 Lớp : D15CODT3 Hà Nội, 10/2021 MỤC LỤC Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1 B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………….2
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân...…………………………………….2
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam...………………………………………..2 II. Vận dụng
1. Tác động của hội nhập quốc tế đối với giai cấp công nhân Việt Nam..........................4 - Cơ hội - Thách thức
2. Những biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập………6 quốc tế
- Biến đổi tích cực
- Biến đổi tiêu cực
3. Phương hướng và giải pháp phát triển giai cấp công nhân Việt Nam………………..10
trong thời kỳ hội nhập
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………12 A .LỜI MỞ ĐẦU:
Lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là
đấu tranh giai cấp . Trong mỗi thời kỳ
chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác
cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đó là giai cấp cách mạng, đóng vai trò
là động lực chủ yếu, là
lực lượng lãnh đạo quá trình chuyển biến đó . Giai cấp cách mạng
này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phù hợp với tiến trình phát
triển khách quan của lịch
sử. Trên cơ sở phân tích quy
luật kinh tế của sự vận động trong xã hội tư bản
chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác - Lênin đã
làm sáng tỏ tính tất yếu diệt vong của
phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và sự ra đời tất yếu của phương thức cộng sản chủ
nghĩa mà lực lượng duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng
thực hiện bước chuyển
lịch sử này chính là giai cấp công nhân. Giai cấp công
nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại , lực lượng đại biểu
cho sự phát triển của lực lượng
sản xuất tiến bộ , cho xu hướng
phát triển của phương thức sản xuất tương
lai; do vậy, về mặt khách
quan, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân
dân lao động đấu tranh xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng
xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa Để .
hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình , giai
cấp công nhân nhất định phải tập hợp được các tầng lướp lao động , tiến hành cuộc đấu tranh mạng xóa bỏ xã
hội cũ và xây dựng xã hội mới về
mọi mặt kinh tế, chính trị và văn hóa , tư
tưởng. Đây là một quá trình lịch sử hết lâu dài sức và khó khăn .
Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội
đang ở trong thời kỳ thoái trào, có nhiều trào lưu, tư tưởng
mới, cũng có không ít những điều đưa
ra để “bàn lại” về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . Hiện nay vẫn đang là thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới và vẫn còn nhiều biến động lẫn tiêu cực nên việc làm sáng tỏ sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân trong bối cảnh lịch sử mới đang được đặt ra một cách bức
thiết trên cả lý luận và thực tiễn, do đó em xin chọn đề tài “Sự biến đổi của giai cấp công
nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.” để làm bài viết thu hoạch của mình. 1 B . NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận :
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân :
a, Khái niệm của giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thàn và phát triểncùng với quá trình
phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cholực lượng sản xuất tiên tiến;
Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội;
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhânlà những người không có hoặc về cơ bản
không có tư liệu sản xuất phải làm thuê chogiai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị
thặng dư; Ở các nước xã hội chủnghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ
những tư liệu sản xuất chủyếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã
hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
b,Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) từ phương diện kinh tế - xã hội và chính trị - xã
hội trong chủ nghĩa tư bản, Mác và Ăngghen đã không những đưa lại quan niệm khoa học về giai cấp
công nhân mà còn làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng của nó với tư cách là một giai cấp cách
mạng có sứ mệnh lịch sử thế giới. Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm:
+ Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công nghiệp với đặc trưng
công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
+ Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản
xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho
phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại.
+ Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho giai cấp công
nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động
công nghiệp. Đó là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng hiệt để.
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Tại hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp Hành Trung ương khóa X , Đảng ta quá xác định : “ Giai cấp
công nhân Việt Nam là một lực lượng to lớn đang phát triển bao gồm : những người lao động chân
tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp
hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp” .
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp ở Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỷ XX, là giai cấp ừực tiếp
đối kháng với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Giai cấp công nhân Việt Nam phát
ừiển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
- Trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp , trong cuộcđấy tranh chống tư bản thực đân để quốc
và phong kiến để giành độc lập chủ quyền, xóa bỏ ách bóc lột và thống ừị thực dân, giai cấp công 2
nhân đã tự thể hiện mình là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu ừanh giải phóng dân
tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân và phong kiến thống trị,
mở đường cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân Việt
Nam không chỉ thể hiện đặc tính cách mạng của mình ở ý thức giai cấp và lập trường chính trị mà còn
thể hiện tinh thần dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc có
truyền thống yêu nước, đoàn kết và bất khuất chống xâm lược.
- Tuy số lượng giai cấp công nhân Việt Nam khi ra đời còn ít, những đặc tính của công nhân với tư
cách là sản phẳm của đại công nghiệp chưa thật sự đầy đủ, lại sinh trưởng trong một xã hội nông
nghiệp còn mang nhiều tàn dư của tâm lý tiểu nông nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi
luyện ữong đấu ừanh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ỷ thức
chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp mình, nhất là từ khi Đảng ra đời. Lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và
của Đảng cũng như phong hào công nhân Việt Nam do Đảng lãnh đạo gắn liền với lịch sử và truyền
thống đấu tranh của dân tộc, nổi bật ở truyền thống yêu nước và đoàn kết đã cho thấy giai cấp công
nhân Việt Nam trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, vói Đảng Cộng sản, với lý tưởng, mục tiêu
cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để
và là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản.
- Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo thành động lực thúc đẩy đoàn
kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kỳ đấu tranh cách mạng, từ cách mạng giải
phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác, cùng chung lợi
ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho độc lập tự do, để giải phóng dận tộc và phát
triển dân tộc Việt Nam, hướng đích tới chủ nghĩa xã hội nên giai cấp công nhân Việt Nam cỏ mối liên
hệ tự nhiên, chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động trong xã hội. Đặc điểm này tạo ra
thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng khối liên minh giai cấp với giai cấp nông dân, với đội ngũ trí
thức làm nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó cũng là cơ sở xã hội rộng lớn để thực hiện
các nhiệm vụ cách mạng,thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, trước đây cũng như hiện nay.
Những đặc điểm nêu trên bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt
Nam với cơ sở kinh tể - xã hội và chính trị ở đầu thế kỷ XX.
Ngày nay, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, những đặc điểm đó của giai 'Cấp công nhân đã
có những biến đổỉ do tác động của tình hỉnh kinh tế - xã hội trong nước và những tác động của tình
hình quốc tế và thế giới. Bản thân giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những biến đổi từ cơ cấu xã
hội - nghề nghiệp, trình độ học vấn và tay nghề bậc thợ, đến đời sống, lối sống, tâm lý ý thức. Đội tiên
phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản đã có một quá trình trưởng thành, trở thành Đảng
cầm quyền, duy nhất cầm quyền ở Việt Nam, đang nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ.
*Có thể nói tới những biến đổi đó trên những nét chính sau đây:
- Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, là giai cấp đi
đầu ừong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát ừiển kinh tế ữi 3
thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi
thành phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân ừong khu vực kinh tế nhà nước là tiêu biểu, đóng
vai trò nòng cốt, chủ đạo.
- Công nhân tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến, và công nhân trẻ được đào tạo
nghề theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn, văn hóạ, được rèn luyện trong
thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội, là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân, trong lao
động và phong ừào công đoàn.
Trong môi trường kinh tế - xã hội đổi mới, ữong đà phát triển mạnh mẽ của cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển và những thách thức nguy cơ trong phát triển.
- Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ữong bối cảnh hiện nay, cùng với
việc xây dựng, phát ữiển giai cấp công nhân lớn mạnh, hiện đại, phải đặc biệt coi trọng công tác xây
dựng, chinh đổn Đảng, làm cho Đảng lãnh đạo, cầm quyền thực sự trong sạch vững mạnh. Đó là điểm
then chốt để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở Việt Nam. II. Vận dụng
1. Tác động của hội nhập quốc tế đối với giai cấp công nhân Việt Nam :
Dưới tác động của hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát triển nhanh
về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề, trình độ chuyên môn nghề nghiệp
không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất và tình thần ngày càng được cải thiện... Tuy
nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực, giai cấp công nhân nước ta có những biến đổi tiêu
cực, đó là: sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ giai cấp công nhân ngày
càng sâu sắc; lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị của một bộ phận công nhân bị phai nhạt.
Do vậy, cần nhận diện rõ để có giải pháp khắc phục. - Cơ hội :
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực
vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác
động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể khái quát bốn đặc
trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn,
điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự
động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể
hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công
nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi
truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể.
Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi
trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới
hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn. 4
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất
bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay
thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận
so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan
trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách
biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn
đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Dù Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều lo ngại về thất nghiệp khi máy
móc làm tất cả mọi việc, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng, việc giảm tổng số việc làm
là không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công
việc hiện tại và tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới khác. Sự ra đời của
"cobots", tức robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ
năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là
lực lượng lao động có kỹ năng trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết
nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến đối tượng này.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:
Giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 13% số dân và 24% lực
lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế trong nước; đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao động giản
đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Dự báo đến năm 2020, giai cấp công nhân
có khoảng 20,5 triệu người. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà
nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công
nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ
tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài
nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm
việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào
tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện
trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến
sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai… - Thách thức
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất
cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu
và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ
quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn
chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống” (1). 5
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Để hướng
đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao động công
nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải
thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật,
đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng
năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động của công nhân
Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan.
Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch
đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu
tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người
đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác lao
động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi chúng ta
thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không gian kinh tế,
hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh
tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự
nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối
với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá,
điều tra viên và du lịch.
Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều kiện rất
quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở
nước ta còn khiêm tốn, buộ#c phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có
trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của công nhân nước ta không được cải thiện để
đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”.
2. Những biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập:
a,Những biến đổi tích cực của giai cấp công nhân nước ta dưới
tác động của hội nhập quốc tế
- Giai cấp công nhân nước ta phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành
phần và ngành nghề.
Trước đổi mới, trong điều kiện nền kinh tế khép kín, vận hành theo cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp, giai cấp công nhân nước ta ít về số lượng, tương đối thuần nhất. Trong quá
trình đổi mới,mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã
tạo bước chuyển quan trọng đối với cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh thành phần kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể, đã hình thành và phát triển nhanh thành phần kinh tế tư nhân và
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã tạo ra sự chuyển biến trong cơ cấu 6
lực lượng lao động xã hội, làm cholực lượng công nhân - lao động công nghiệp và dịch vụ
phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu: “công nhân nước ta đang tiếp tục tăng
nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu theo ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong đó, số
công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn”(1). Số liệu thống kê cho thấy, nếu trước 1986, nước ta
có khoảng 3,38 triệu công nhân, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội; thì đến cuối 2015
tăng lên 12.856,9 nghìn người, chiếm 14,01% dân số và 23,81% lực lượng lao động xã hội.
Trong đó, có 1.371,6 nghìn công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm
10,67%); 7.712,2 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm
59,99%); 3.772,7 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 29,34%)(2).
Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang vận động theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển các ngành
dịch vụ. Với cơ cấu kinh tế như vậy, xuất hiện ngày càng đông bộ phận công nhân làm việc
trong các ngành dịch vụ. Hiện nay, cơ cấu giai cấp công nhân nước ta trong các ngành kinh
tế là: ngành công nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%; thương mại, dịch vụ
chiếm 25,9%; vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%(3).
Vì vậy, bên cạnh đội ngũ công nhân truyền thống, đã xuất hiện đội ngũ công nhân trong các
ngành nghề mới. Trong đó, đa phần là lớp công nhân trẻ, có sức khỏe, có trình độ học vấn,
có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại.
- Giai cấp công nhân nước ta ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghề
nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động theo hướng hiện đại.
Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ
hiện đại vào sản xuất, làm cho nền kinh tế nước ta đang chuyển biến nhanh theo hướng
CNH, HĐH. Điều đó tạo động lực để giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển cao về
trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động
qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến
2016 tăng lên 20,6%(4). Nếu phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên
môn trong lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên 50,4% năm 2016; lĩnh vực
công nghiệp chế biến tăng từ 13,4% năm 2010 lên 18,5% năm 2016; lĩnh vực xây dựng tăng
từ 12,6% năm 2010 lên 14,0% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ vận tải tăng từ 33,6% năm 2010
lên 55,2% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng từ 79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 2016(5).
Trình độ của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao đãtừng bước “hình thành ngày
càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức”(6). Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập; góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm giữ
vững sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân nước ta còn được rèn luyện tính kỷ
luật, tác phong công nghiệp, thích ứng với các thể chế quy định quốc tế. 7
-Giai cấp công nhân nước ta có nhiều cơ hội việc làm, đời sống vật chất và tinh thần
ngày càng được cải thiện.
Trong những năm qua, nhờ những cải cách thể chế để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên
khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự
chuyển biến mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Số lượng công nhân trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Nếu như năm 1995 chỉ có gần
210nghìnlao động, thì đến năm 2015 là gần 3,8 triệu lao động, chiếm khoảng 29,34% tổng
số lao động trong các doanh nghiệp(7). Với lộ trình hội nhập hiện nay, trong thời gian tới,
việc làm cho công nhân sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở những ngành nghề đòi hỏi trình độ lao động kỹ thuật cao.
Thu nhập và đời sống của công nhân không ngừng được cải thiện. Nếu như năm 2005, thu
nhập bình quân của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.810 nghìn
đồng/tháng, thì đến năm 2015 tăng lên 7.502 nghìn đồng/tháng. Thu nhập bình quân của
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là 10, 448 nghìn đồng/tháng(8).
Trong hội nhập quốc tế, các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới
lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao độngđược thiết lập sẽ tạo điều kiện cho lao động
Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
hiện có khoảng hơn 600 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng
lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có
thu nhập cao hơn lao động cùng ngành nghề trong nước.
b , Bên cạnh những biến đổi tích cực, dưới tác động của hội nhập quốc tế, giai cấp
công nhân nước ta cũng có những biến đổi tiêu cực, đó là:
-Lợi ích và vai trò của một bộ phận công nhân chưa được phát huy đầy đủ.
Mặc dù chỉ chiếm 14,01% dân số và 23,81% lực lượng lao động xã hội, nhưng đóng góp
hằng năm của giai cấp công nhân cho đất nước chiếm hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và hơn
70% ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, “lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa
tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình;
việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc
biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”(9).
Giai cấp công nhân là người làm chủ đất nước, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
xã hội. Nhưng mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế đang làm cho “địa vị chính trị của giai
cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ”(10). Trong quan hệ kinh tế, nếu xét trong từng điều kiện
và mối quan hệ cụ thể thì một bộ phận công nhân nước ta hiện nay đang làm thuê với những
mức độ khác nhau, đặc biệt là đội ngũ công nhân trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Do đặc thù sở hữu trong nền kinh tế thị trường, nên phần lớn công nhân trong
các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài không có tư liệu sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về giới chủ. Do đó, vai trò làm 8
chủ sản xuất của bộ phận công nhân trong các loại hình doanh nghiệp này chưa được phát
huy, nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh trong cuộc sống và trong quan hệ lao động.
Hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho giai cấp công
nhân nói chung, nhưng một bộ phận công nhân, nhất là lao động giản đơn trong các khu
công nghiệp, khu chế xuất có thu nhập chưa tương xứng với kết quả lao động, chưa đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
Trong quan hệ lao động đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Việc các doanh nghiệp vi phạm các cam kết trong hợp đồng lao
động vẫn xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người công nhân. Ngoài ra,
quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động còn mang tính chủ - thợ, thậm chí
không ít doanh nghiệp quy định về giờ giấc làm việc vi phạm đến những quyền riêng tư thiết
yếu của người công nhân.
- Sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ ngày càng sâu sắc,ảnh hưởng
đến sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam được tổ chức bởi đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là giai cấp có sự thống nhất, đoàn kết cao. Nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế, dưới
tác động của kinh tế thị trường, đang “có sự chênh lệch cao và phân hóa về thu nhập giữa
các bộ phận công nhân; số công nhân lao động tay chân đơn giản có vị thế yếu trên thị
trường lao động, có thu nhập thấp và nhiều khó khăn trong đời sống, cần được quan tâm nhiều hơn”(11).
Hiện nay, công nhân làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau thì thu nhập của họ
cũng khác nhau. Theo kết quả thống kê về tiền lương bình quân trên cả nước năm 2015 cho
thấy: công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước là 9.509 nghìn đồng/người/tháng;
doanh nghiệp ngoài nhà nước là 6.225 nghìn đồng/người/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 7.502 nghìn đồng/người/tháng(12).
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng khoa học vào
sản xuất ngày càng được đẩy mạnh, dẫn đến sự phân tầng giữa công nhân có thu nhập cao ở
các ngành độc quyền, những ngành nghề mới, lao động phức tạp với công nhân có thu nhập
thấp ở những ngành nghề truyền thống, lao động giản đơn. Số liệu thống kê năm 2016 cho
thấy, thu nhập bình quân của công nhân lao động trong các ngành: khai khoáng là 10.202
nghìn đồng/tháng; lĩnh vực khai thác dầu thô và khi đốt tự nhiên là 41.010 nghìn
đồng/tháng; dịch vụ vận tải hàng không là 24.488 nghìn đồng/tháng; dịch vụ tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm là 15.990 nghìn đồng/tháng. Trong khi đó, trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo thu nhập bình quân là 6.346 nghìn đồng/tháng; ngành xây dựng là 6.214 nghìn
đồng/tháng; khai thác quặng kim loại thu nhập là 4.811 nghìn đồng/tháng; chế biến và sản
xuất các sản phẩm từ gỗ là 4.937 nghìn đồng/tháng(13)... Với xu hướng trí thức hóacông nhân
do sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì sự phân tầng, phân hóatrong nội bộ giai cấp
công nhân nước ta sâu sắc hơn trong thời gian tới. 9
- Trong hội nhập quốc tế, lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng
của một bộ phận công nhân bị phai nhạt, ảnh hưởng đến vai trò tiên phong của giai
cấp công nhân nước ta
Hiện nay, mặt trái của hội nhập quốc tế đang làm cho “công nhân nước ta không đồng đều
về nhận thức xã hội, giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức và kỷ luật lao
động”(14). Không ít công nhân còn chưa nhận thức đầy đủ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
mình; ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên phong gương mẫu của một bộ phận
công nhân giảm sút. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, cơ hội có điều kiện phát triển nhanh
chóng. Một bộ phận công nhân trẻ còn bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, sống buông thả,
phai nhạt lý tưởng, suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời bản chất tốt đẹp của giai cấp công
nhân, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và hình ảnh người công nhân Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Nhiều công nhân coi công việc tại nhà máy, xí nghiệp như là một cách mưu sinh, chưa coi
đó là một nghề nghiệp, là sự nghiệp của bản thân. Không ít công nhân quan niệm làm việc
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đi làm thuê nên chỉ chú trọng làm trọn
phận sự, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội. Dẫn đến “một bộ phận công nhân chưa
thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội”(15).
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo
xuất thân từ công nhân ngày càng 3.1.
Phương hướng và một sổ giải pháp chủ yếu để xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay: 3.3.1. Phương hướng:
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phưomg hướng xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam ừong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa là: “Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao
giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn nghề nghiệp, xứng đáng là là lực lượng đi đầu ừong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu
việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật đối với công nhân và lao động, như
Luật Lao động, Luật Công đoàn, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khỏe đối với công nhân; có chỉnh sách ưu đãi nhà ở
đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp
ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp
đảng viên từ những công nhân ưu tú”1.
Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khỏa X, Đảng ta đã ra nghị quyết về “Tiếp
tục xây dựng giại.cấp công phân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh
chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn
hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giói và
những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Việt Nam.. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất 10
lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa: có trĩnh độ học
vấn , chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ
tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế;. . có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao” .1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng khẳng định: “Coi trọng giữ vững bản chất giai cấp công nhân và các nguyên tắc sinh hoạt
của Đảng”. Đồng thời, “ Chú trọng phát hay vai trò của giai cấp công nhân , giai cấp nông dân , đội
ngũ trí thức , đội ngũ doanh nhân đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”. Vì vậy,
Đảng và nhà nước phải “ quan tâm giáo dục đào tạo và phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và
chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong
công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân ; bảo đảm việc làm , nhà ở , các công trình phúc lợi phục
vụ công nhân; sửa đổi , bổ sung chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế ,
bảo hiểm thất nghiệp,…để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần công nhân’’
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu :
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại , xây
dựng giai cấp công phân Việt Nam trong thời kỳ mới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
- Một là, nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lớn mạnh của giai cấp
công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mói, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hai là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức mạnh của liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí trí thức và doanh nhân, dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Phát huy vai trò giai cấp công nhân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu
của sự phát hiển đất nước; đồng thời tăng cưòng quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công
nhân trên toàn thế giới.
- Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hỏa đất nước, hội nhập quốc tế. Xử lý đúng đắn
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng
giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cồng nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và
toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết
kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
- Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa
giai cấp công nhân. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ, có học vấn, chuyên môn và kỹ
năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững
vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
- Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn
xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của
người sử dụng lao động. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công
đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp toong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và đạo đức, xây dựng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ
chức chính trị-xã hội khác trong giai cấp công nhân. 11 C KẾT LUẬN
Giai cấp công nhân là phạm trù lịch sử, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển. Những
luận giải của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về
giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay vẫn còn nguyên ý nghĩa. Hiện
nay, hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong đó trọng tâm vẫn là hội nhập
kinh tế quốc tế, hội nhập các lĩnh vực khác phải tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế
phát triển. Trong quá trình đó đã và đang tác động đến sự chuyển biến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, trong đó có sự biến đổi của giai cấp công nhân nước ta. Quá trình hội nhập
quốc tế nó đã và đang tác động làm giai cấp công nhân nước ta biến đổi nhanh trên nhiều
phương diện, có những biến đổi tích cực, đồng thời cũng có những biến đổi tiêu cực về số
lượng và cơ cấu; chất lượng; đời sống và việc làm của công nhân. Từ sự biến đổi của giai
cấp công nhân nước ta dưới tác động của hội nhập quốc tế đang đặt ra một số vấn đề như: sự
sụt giảm về số lượng của đội ngũ công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước; Nguy cơ
thất nghiệp gia tăng đối với một bộ phân công nhân khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng; Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân còn nhiều hạn chế, khó
khăn và bất cập. Để phát huy biến đổi tích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của
giai cấp công nhân nước ta dưới tác động của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần phải
nhận thức và triển khai đồng bộ những phương hướng và giải pháp đưa ra trên đây, nhằm
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo ừình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh (2002) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học; Nxb CTQG, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, dành cho hệ
cao cấp lý luận chính trị H.2018 12 13