Tiểu luận môn kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Trong đời sống hiện đại ngày nay, kỹ thuật đã và đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhất. Mang lại cho mỗi chúng ta được một nguồn thu nhập đáng kể và ổn định. Mức độ và phạm vi công việc khá rộng, yêu cầu mỗi cá nhân phải trang bị được cho riêng mình nhiều kỹ năng khác nhau. Và qua thực tiễn đó, đã cho e nhận thức được tầm quan trọng , cần thiết của môn học “Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
12 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận môn kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Trong đời sống hiện đại ngày nay, kỹ thuật đã và đang là một trong những lĩnh vực phát triển nhất. Mang lại cho mỗi chúng ta được một nguồn thu nhập đáng kể và ổn định. Mức độ và phạm vi công việc khá rộng, yêu cầu mỗi cá nhân phải trang bị được cho riêng mình nhiều kỹ năng khác nhau. Và qua thực tiễn đó, đã cho e nhận thức được tầm quan trọng , cần thiết của môn học “Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

81 41 lượt tải Tải xuống
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống hiện đại ngày nay, kỹ thuật đã và đang là một trong những lĩnh vực
phát triển nhất. Mang lại cho mỗi chúng ta được một nguồn thu nhập đáng kể và ổn định.
Mức độ và phạm vi công việc khá rộng, yêu cầu mỗi cá nhân phải trang bị được cho riêng
mình nhiều kỹ năng khác nhau. Và qua thực tiễn đó, đã cho e nhận thức được tầm quan
trọng , cần thiết của môn học “Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật”. Trải qua 1
kỳ học, với tinh thần làm việc hăng say, chăm chỉ, đồng thời cũng rất nghiêm túc của lớp
chúng mình. Song hành với sinh viên, sự nhiệt huyết, tận tình chỉ dạy của cô, đã thực sự
mang lại cho em những kiến thức rất bổ ích và quan trọng cho chuyên ngành của mình.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô và toàn thể các bạn!
Sau đây là thu hoạch của em về tất cả những thứ em nhận được, khi hoàn thành xong
môn học.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KỸ THUẬT
Chương này là chương nằm ở vị trí đầu tiên trong chương trình của môn học. Nên
trước hết nó đã mang lại cho em những khái niệm chuyên môn, những định nghĩa cơ bản
mà mỗi kỹ sư tương lai cần phải nắm rõ. Điều này là cực kỳ quan trọng, việc được hỗ trợ
về thông tin thông qua nhiều nguồn, từ nhiều phía khác nhau, về công việc tương lai mà
mình theo đuổi, giúp em đỡ mông lung và nắm rõ bản chất cốt lõi. Tiếp theo, đối với em,
trước đây việc xác định rõ những gì mình cần làm,phải làm, với mong muốn từng bước
sẽ trở thành một người kỹ sư toàn diện, thực sự là một khó khăn rất lớn. Thế nhưng trăn
trở của em đã được giải quyết, mang lại bước đà, để em thực sự thoải mái và có cho mình
một định hướng rõ ràng cho chính bản thân.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ được phần lớn:
- Nắm được khái niệm về kỹ thuật, sự phân ngành của kỹ thuật một cách tương đối
đầy đủ. Hiểu được mục đích chính, ứng dụng của kỹ thuật trong đời sống và những đặc
điểm chính của ngành.
- Nắm được khái niệm về kỹ sư. Qua đó hình thành được sự liên kết của kỹ sư và kỹ
thuật. Biết rằng ở mỗi lĩnh vực chuyên môn, những nhiệm vụ chính mà mỗi người kỹ sư
phải thực hiện sẽ bao gồm: Thiết kế-Phân tích-Hướng dẫn và lãnh đạo. Muốn trở thành
một kỹ sư tốt, để có thể đảm đương được các nhiệm vụ thì ngoài kiến thức, kỹ năng nghề,
tố chất cá nhân thì người kỹ sư phải có cho mình phần kỹ năng mềm bao như: Kỹ năng
giao tiếp-Kỹ năng làm việc nhóm-Kỹ năng giải quyết vấn đề- Tư duy sáng tạo, tư duy
logic,...Kỹ năng ngoại ngữ-Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Nắm được khái niệm, những thành phần cấu thành nên một môi trường kỹ thuật.
Biết rằng đặc điểm của một môi trường làm việc tích cực sẽ nằm ở việc giao tiếp cởi mở,
nhân viên cùng một mục tiêu chung, sự bình đẳng, an toàn đi với sự linh hoạt và khả
năng thích ứng của công ty. Sau khi nắm bắt được về môi trường kỹ thuật, thì em cũng đã
tiếp tục được cung cấp thêm những kỹ năng làm việc thiết yếu của một người kỹ sư trong
thế kỷ 21, để làm việc được trong môi trường kỹ thuật đòi hỏi những đặc thù riêng.
Ở chương này, một số điều em chưa nắm rõ được là : Có rất nhiều yêu cầu về kỹ năng
mà một người kỹ sư phải đáp ứng được, để trở thành một người kỹ sư tốt một cách toàn
diện. Tuy nhiên mỗi một người kỹ sư lại có một nhiệm vụ và mục đích công việc khác
nhau. Vì thế họ có thực sự có cần đáp ứng tất cả những kỹ năng cơ bản đề ra, hay họ chỉ
cần tập trung phát huy những kỹ năng thật sự cần thiết, đến một mức cực kỳ xuất sắc, góp
ích trực tiếp vào ngành nghề của chính họ. Đồng thời với một sinh viên như em thì việc
hoàn thiện những kỹ năng cho mình nên bắt đầu từ đâu, có cần một trình tự hay logic vào
để có thể đạt được kết quả tốt nhất hay không?
Qua chủ đề này, em nhận ra được nhiều điều và đút kết ra cho bản thân rất nhiều thứ.
Đầu tiên nhận ra được những nhiệm vụ của người kỹ sư, thông qua đó có thể hình dung
ra được mình sẽ làm gì trong tương lai, chọn được những việc mình thích làm, đồng thời
có khả năng, cố gắng thực hiện chúng tốt hơn nữa. Tiếp theo, vì rằng hiểu rõ được môi
3
trường kỹ thuật là như nào, yếu tố cấu thành, đặc điểm cũng những ảnh hưởng ra sao. Em
đã có cho mình sự hiểu biết và sẽ dễ dàng hòa nhập hơn. Cuối cùng điều mà em nhận
thấy rất quan trọng, nhưng trước đây có thể em đã bỏ qua, đó chính là việc trau dồi những
kỹ năng mềm của sinh viên, vì nó thực sự có ý nghĩa vô cùng to lớn. Em đã bắt đầu thay
đổi bản thân mình, tích cực cởi mở hơn với mọi người, nhiệt tình trong các công việc
nhóm được giao. Trở nên năng động hơn, thích ứng được với những môi trường học tập,
những phương pháp khác nhau. Thực sự nhờ vậy, em thấy bản thân dường như tốt lên
từng ngày, đồng thời tiến độ và hiệu quả trong mọi việc thất sự tốt lên thấy rõ.
4
CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT
Ở chủ đề này, đối với một người tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giao
tiếp, tuy nhiên vẫn chưa nắm rõ được được những yếu tố quan trọng, chưa áp dụng được
một cách hiệu quả việc giao tiếp để cho ra được kết quả cao như em. Thì bài học này thực
sự rất quan trọng. Nó mang ý nghĩa to lớn không những cho chính con đường học vấn
hiện tại ở môi trường giảng đường, mà còn cho chính tương lai với mong ước làm kỹ sư
của riêng em. Giao tiếp là một kỹ năng tưởng chừng đơn giản thế nhưng thực sự nó mang
một vai trò rất lớn. Thông qua nó thể hiện được tư tưởng, vốn sống, tình cảm, kinh
nghiệm của đối tượng giao tiếp, giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục,
kích thích, giải quyết được các vấn đề. Do đó, em nhận thấy những kiến thức trong bài
học là vô cùng quý báu.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ được phần lớn:
- Nắm được khái niệm giao tiếp một cách trực quan nhất. Hai hình thức giao tiếp
trực tiếp và gián tiếp được sử dụng trong cuộc sống và công việc hằng ngày.Trả lời được
câu hỏi rằng các thành tố giao tiếp bao gồm những gì. Biết được rằng phương tiện giao
tiếp ngoài bằng ngôn ngữ, thì phi ngôn ngữ cũng là một hình thức giao tiếp vô cùng có
ích trong cuộc trao đổi. Làm rõ được các yêu cầu khi truyền tải thông tin để có được một
kết quả giao tiếp tốt. Hiểu được sâu hơn về các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xã hội
như: sự quan tâm, tôn trọng, tìm ra ưu điểm ở đối tượng giao tiếp, biết cảm thông đối với
người khác, đưa ra được những lời nói lịch sự tế nhị và giữ chữ “tín” đối với người giao
tiếp. Đi đôi với các nguyên tắc nêu trên thì sẽ có những chuẩn mực trong giao tiếp xã hội
đối với mỗi cá nhân.
- Nắm được sự quan trong của việc áp dụng giao tiếp vào môi trường làm việc. Để
công việc đạt hiểu quả cao, từ những kỹ năng giao tiếp được cho là bình thường và đơn
giản. Tại nơi làm việc nhận biết được những nghi thức giao tiếp cơ bản bao gồm việc
chào hỏi, trang phục, bắt tay, trao tặng danh thiếp, nghe – gọi điện thoại và viết Email.
Tiếp theo e được hướng dẫn cách giao tiếp thông tin kỹ thuật đối với người không biết kỹ
thuật. Học được cách thức giao tiếp với chính người quản lý của mình. Đồng thời là giao
tiếp trong không khí của một cuộc họp.
Ở chương này một số điều em còn băn khoăn là: Việc giao tiếp là một kỹ năng quý
giá mà mỗi người nếu có thì sẽ vô cùng lợi thế, tuy nhiên ở mỗi nơi sẽ có một văn hóa
khác nhau, mỗi môi trường làm việc đặc thù sẽ có những con người với cá tính khác
nhau. Nên việc họ không thực hiện được những nghi thức giao tiếp cơ bản, đối với chính
ta có thể sẽ dễ xảy ra. Trong trường hợp này ta nên “nhập gia tùy tục”, ta cũng lơ đi và
giống như họ, để dễ dàng đạt được hiệu quả trong công việc, hay vẫn tiếp tục giữ những
nguyên tắc giao tiếp chuẩn mực của bản thân, mà không thể hòa nhập cùng mọi người.
Qua chủ đề này, thì em đã tiếp cận được với văn hóa giao tiếp một cách vô cùng đầy
đủ và chuẩn mực. Qua đó tìm ra được những vi phạm cơ bản từ trước giờ của mình mà
sửa đổi. Đồng thời tìm ra được những điều mới mà mình chưa biết, nó góp ích rất lớn cho
5
việc hoàn thiện chính bản thân. Biết vận dụng giao tiếp ở các trường hợp khác nhau, sự
phù hợp trong mỗi hoàn cảnh, chính là bàn đạp, là hành trang tuyệt vời để có thể trở
thành một người kỹ sư tốt như em mong muốn. Và trong khoảng thời gian này, chính em
cũng đã trở nên tốt hơn thấy rõ, qua những bài tập nhỏ về giao tiếp mà cô đưa ra ngay tại
lớp. Em trở nên tự tin cởi mở hơn, cảm thấy thoải mái, dễ tương tác hơn cùng mọi người.
Nhờ đó còn có thêm các bạn mới. Em cảm thấy vô cùng vui mừng vì điều này!!
6
CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một
xã hội phát triển như ngày nay. Bài học này là một bước đệm, một kỹ năng theo em thấy
là rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công sau này của mỗi người, đặc biệt
nói riêng về kỹ sư. Nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được
những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn
mới lạ. Với người trẻ như em, tư duy sáng tạo là một phẩm chất năng động cũng như sức
sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây
dựng xã hội ngày một phát triển hơn.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ cho mình:
- Hiểu được tường tận định nghĩa tư duy sáng tạo, Các tố chất cần thiết để phát triển
tư duy sáng tạo bao gồm: Sự tò mò; Cởi mở; không sợ thất bại; sự tích cực; kiên trì, nỗ
lực. Đồng thời biết được một số yêu tố mà mọi người thường mắc phải dẫn đến thất bại
trong sáng tạo.
- Tiếp cận và biết thêm được về một số tư duy sáng tạo. Nắm được rõ 3 bước chính
trong kỹ thuật bản đồ tư duy. Nắm rõ được khái niệm kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H và các
thành phần câu hỏi có trong đó. Có cho mình kiến thức về định nghĩa, một số nguyên tắc,
quy trình thực hiện, ưu nhược điểm cùa kỹ thuật công não. Hiểu thêm về hai kỹ thuật
Doit và kỹ thuật SCAMMPER-Osborn’s checklist, về cả cách sử dụng lẫn từng bước thực
hiện.
Ở chương này còn một số điều em vẫn băn khoăn là: Với một lượng rất nhiều kỹ
thuật giúp nâng cao khả năng tư duy ở mỗi người như bài đã để cập. Như một người kỹ
sư ô tô như em nói riêng, thì em nghĩ rằng có nên chỉ chọn một vài kỹ năng nêu trên, phù
hợp với khả năng sẵn có của bản thân để học tập và rèn luyện thôi có được không. Và nếu
thế thì phương pháp nào có thể giúp em vận dụng, kết hợp chúng được tốt nhất, được
trơn tru nhất trong quá trình dần hoàn thiện bản thân.
Qua chủ đề này, việc được tiếp cận, học hỏi thêm về một vấn đề mà chính bản thân
rất mông lung trước đây. Đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của em. Em nhận biết được
thêm tầm quan trọng của kỹ năng tư duy sáng tạo và vận dụng nó trong chính công việc
thường ngày. Nói rõ hơn rằng em có thêm chính khả năng tối ưu hóa việc quản lý quỹ
thời gian cho những công việc nhất định, thoải mái cởi mở hơn. Biết cân bằng tài chính
của chính mình khi còn là một sinh viên. Trở thành một người với năng lượng vô cùng
tích cực, điều này giúp em cảm nhận được bản thân đã bước những bước đúng đắn và
vững chắc trên con đường dẫn đến mục tiêu đã đề ra.
7
CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và
làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà
không vấn đề nào giống vấn đề nào cũng như cũng không có một công thức chung nào để
giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành
trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có
để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Do đó chủ đề nay cũng là một vấn đề mà
em rất quan tâm để cải thiện bản thân.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ được:
- Hiểu được định nghĩa vấn đề, các loại vấn đề mà chúng ta thường gặp và quy trình
6 bước để giải quyết vấn đề bao gồm: Xác định vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, phát triển
các giải pháp, chọn giải pháp tối ưu, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giám sát và đánh giá.
- Nắm được ba kỹ thuật giải quyết vấn đề gồm: kỹ thuật công não, kỹ thuật 5 tại sao – 5
Why, sử dụng biểu đồ xương cá, về các bước thực hiện.
- Tìm hiểu được nguyên lý Pareto, biết về ứng dụng và ý nghĩa của nguyên lý. Nêu được
6 bước để sử dụng phân tích Pareto bao gồm: xác định và liệt kê các vấn đề, xác định
nguyên nhân gốc rễ của từng vấn đề, cho điểm mỗi vấn đề, tạo nhóm, cộng điểm cho mỗi
nhóm và hành động.
Ở chương này, một số điều em còn băn khoăn là: Nếu nói rằng chúng ta chỉ sử dụng
kỹ thuật 5 tại sao – 5 Why, khi chỉ cần tìm ra một nguyên nhân duy nhất, cốt lõi nhất của
vấn đề, chứ 5 Why vẫn không tối ưu được như xương cá có đúng hay không ?
Qua chủ đề này, em đã nhận ra được kỹ năng giải quyết vấn đề của mình vẫn đang ở
mức chưa ổn và không theo một logic nào hết, do vậy kết quả thu được là không khả
quan, khi em vấp phải vấn đề ở mức độ hơi phức tạp. Nhờ bài học, không những giúp em
tiếp cận được với những phương pháp giải quyết vấn đề cực kỳ hiệu quả mà còn hướng
dẫn tỉ mỉ cách sử dụng, cho ra được lợi ích thấy rõ của từng phương pháp. Việc học hỏi
và áp dụng thực sự đã làm em cải thiện thêm một kỹ năng rất có ích cho bản thân. Đồng
thời tiết kiệm được cả thời gian và sức lực, mọi thứ được giải quyết một cách triệt để
mang năng suất cao.
8
CHƯƠNG 5: KỸ NĂNG LÀM VIỆT NHÓM
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đều nhận thức được, dù đang còn ngồi trên ghế giảng
đường hay đã có cho mình một công việc. Thì kỹ năng làm việc nhóm góp một ý nghĩa
vô cùng quan trọng vào hiệu quả công việc đồng thời là thành công của một con người. Ý
nghĩa đầu tiên khi nhắc đến làm việc nhóm chính là giảm thiểu áp lực trong khi giải quyết
một vấn đề. Sự hỗ trợ, hợp tác của các thành viên còn lại giúp ta tự tin hơn, cởi mở trong
công việc. Ngoài ra, còn giúp các thành viên trong nhóm bổ sung các khiếm khuyết cho
nhau vì vậy mà công việc hoàn thành tốt hơn khi tận dụng được sức mạnh của nhiều
người. Hoạt động nhóm còn giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều điều hay ho từ bạn bè khi
được hỗ trợ kiến thức lẫn nhau và không bị tụt hậu kiến thức. Đây chính là cơ hội để mỗi
người phát triển tư duy, ý thức cũng như hành động bản thân hiệu quả. Thức sự vì lẽ đó,
đối với em hoạt động nhóm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà em quyết tâm trau dồi
cho bản thân.
Qua chương này, đã giúp em nắm rõ được:
- Khái niệm cùng đặc điểm của làm việc nhóm.
- Trình bày Các khả năng mà cần thiết mà chúng ta cần trang bị để làm việc nhóm
hiệu quả bao gồm: Khả năng lắng nghe, khả năng thuyết phục, khả năng tổ chức công
việc, khả năng chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau và khả năng giải quyết mâu thuẫn.
- Xác định để làm việc nhóm mang lại hiệu quả thì ta phải thực hiện theo 5 bước
công việc sau: Thành lập nhóm, xác định mục tiêu của nhóm, Lập kế hoạch làm việc,
thực hiện công việc, tổng hợp-đánh giá- hoàn tất công việc.
- Biết được các tiêu chí và dấu hiệu được đưa ra để đánh giá một nhóm làm việc có
hiệu quả hay không.
Ở chương này, một số điều khiến em băn khoăn chưa nắm được là: Mỗi nhóm làm
việc nào cũng vậy, nên kiếm ra được một nhóm trưởng để việc hoạt động nhóm trở nên
trơn tru. Ngoài một số nguyên tắc như người có chức vụ cao hơn sẽ nắm vị trí cao hơn
trong một nhóm làm việc. Thì nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều có xuất phát
điểm như nhau, bình đẳng như nhau thì nên chọn một người nhóm trưởng có những tố
chất vượt trội nào khi so với các thành viên còn lại trong nhóm. Và nếu muốn trở thành
nhóm trưởng, trong số những khả năng mà bài đã nêu ra, ta cần phải tích cực nâng cao kỹ
năng nào, để có thể dẫn dắt được những người cộng sự của mình một cách trơn tru nhất.
Qua chủ đề trong bài học này. Đối với người đã từng làm việc nhóm khá nhiều lần
như em, thì em nhận ra những khả năng mà bản thân phải phấn đấu thêm để hoàn thiện
chính mình. Không những vậy, việc cô đọng những bước làm việc nhỏ lại, phân chia ra
thành các bước một cách khoa học và logic, đã cho em nhận thấy được hiệu quả hơn hẳn,
việc mọi người kết hợp với nhau trở nên trơn tru, có trình tự rõ ràng, rành mạch. Tiếp
theo bài học, với các tiêu chí, các dấu hiệu chứng tỏ một nhóm đã hoạt động hiệu quả
hay chưa, với sự tạo điều kiện hết mình của cô với các hoạt động trên lớp. Em thấy so với
ngày đầu, không những em mà chính các bạn cũng đã cho thấy sự tiến bộ thấy rõ về kỹ
9
năng làm việc tập thể. Dấu hiệu tích cực này cho thấy sự thành công của bài học nói riêng
và môn học nói chung.
10
CHƯƠNG 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Ngày nay đối với mỗi sinh viên như em, việc có thể đứng trước đám đông, nêu ra
cảm nghĩ, bày tỏ ý kiến của bản thân mình. Nói được một cách tự tin và lưu loát, lôi cuốn
mọi người theo câu chuyện của mình. Chính là mơ ước của bao bạn trẻ ngày nay. Vì lẽ
đó, riêng bản thân em, kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng, nằm trong những kỹ
năng mà em đặt mục tiêu trau dồi một cách toàn diện nhất.
Qua chương này, em đã nắm rõ được:
- Nắm được khái niệm về hai loại bài thuyết trình chính là: bài thuyết trình cung cấp
thông tin và bài thuyết trình thuyết phục. Ở bài thuyết trình cung cấp thông tin lại phân ra
ba loại thuyết trình khác nhau đó là về sự vật; về quy trình; về khái niệm. Biết được năm
nguyên tắc cần lưu ý khi thực hiện bài thuyết trình cung cấp thông tin. Còn về phần bài
thuyết trình thuyết phục, hiểu được khai niệm thuyết phục cũng như mô hình thuyết phục
của Aristole. Nắm được những nguyên tắc để mang lại một bài thuyết trình thuyết phục
hiệu quả, gây hiệu ứng tốt với người nghe.
- Có thêm kiến thực về cách thực hiện một bài thuyết trình. Hiểu được những gì cần
phải chuẩn bị, cần phải phân tích, trước mỗi khi truyền tải bài diễn giải của mình. Nắm
được một số phương pháp trong khi thuyết trình gúp lôi cuốn khán giả, vượt qua được nổi
sợ cảu bản thân đồng thời vẫn giữ được bình tình để truyền đạt những ý của bài thuyết
trình một cách đầy đủ nhất. Và cuối cùng là đánh giá được hiệu quả của buổi thuyết có
cao hay không, thông qua phản ứng của khán giả.
Ở chương này, một số điều em băn khoăn là: Khi nói đến thuyết trình, thì điều mà
mỗi chúng ta đều hay nhắc đến chính là kỹ năng nói , đồng thời là kỹ năng làm slide.
Những slide là công cụ giúp bài thuyết trình trở nên sinh động, trực quan hơn. Thông
thường slide thì sẽ có những thông tin cô đọng hoặc những hình ảnh minh họa được cho
phần trình bày. Tình trạng hiện nay cho thấy rằng một số người thuyết trình do muốn
thêm vào quá nhiều thông tin, làm ảnh hưởng không tốt tới phần nhìn của người xem, vì
slide dài như Word. Không biết rằng có những phương pháp, những cách kết hợp nào, có
thể làm slide của chúng ta trở nên thú vị hơn, nhiều ý nhưng không gây nhàm chán cho
người theo dõi.
Qua chủ đề về kỹ năng thuyết trình này, như là một đòn đánh trúng nỗi trăn trở, cũng
như một nỗi sợ hãi từ trước tới giờ của chính bản thân em. Giúp cho em hiểu rõ về quy
cách thuyết trình một cách chi tiết nhất, qua đó chỉ ra được những yếu kém cố hữu,
những sai lầm mà mình đã mắc phải từ trước đến nay. Nhờ đó rút được kinh nghiệm cho
những bài thuyết trình sau này. Ngoài ra, được tiếp cận với những cách mở đầu mới, gây
ra được hiệu ứng vô cùng lớn cho phần nói của chính em sau này. Và sau mỗi bài thuyết
trình, em đã tự biết đánh giá được mức độ thành công, mức độ tương tác của người nghe.
Em rất vui vì kết quả ngày càng khả quan hơn lúc trước.
11
KẾT LUẬN
Trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường Đại Học Sư
Phạm Kỹ Thuật đã đưa môn “Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật” vào trong
chương trình giảng dạy. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến với giảng viên bộ môn - cô Đỗ Thị
Mỹ Trang vì đã đọc, và theo dõi bài tiểu luận của em, đồng thời đã tích cực truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong một học kỳ vừa qua. Môn học “Kỹ năng làm việc
trong môi trường” tuy đã kết thúc. Tuy nhiên, đối với em những kiến thức, những kỹ
năng đã được học tập và rèn luyện, là một bước đà hoàn hảo giúp em và các bạn tiến đến
gần hơn những mục tiêu của mình.
Qua bài tiểu luận trên, vấn đề của sinh viên ngày nay, về việc thiếu trang bị cho mình
những kỹ năng mềm thiết yếu như đã hiện rõ ra. Những thiếu xót mà sinh viên như em
thường mắc phải là rất lớn,thế nhưng đã dần được khỏa lấp qua từng tiết học. Với bầu
không khí lớp học vô cùng vui tươi, tràn đầy tiếng cười, có cả sự tranh luận. Qua đó,
ngoài những đóng góp về chuyên môn, còn giúp em có thêm các bạn mới từ nhiều khoa,
nhiều ngành khác nhau, bổ trợ lẫn nhau trong tất cả mọi thứ. Mọi người và cô luôn mang
trong mình một năng lượng tích cực, hòa đồng điều này không những làm lớp học sôi
động, mà còn tự bao giờ giúp một người trầm tính như em, có thể có được những kỹ năng
giao tiếp, hoạt động nhóm, thuyết trình,... đến một cách vô cùng tự nhiêu và đầy hiệu quả.
Thực sự rất ít môn học được viết bài thu hoạch cuối kỳ dựa vào suy nghĩ bản thân
như vậy, thế nên bài tiểu luận của em chắc chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót, những
suy nghĩ có thể chưa hợp lý lắm. Em kính mong cô có thể châm chước, cũng như góp ý
cho em để bản thân có thể hoàn thiện hơn nữa!
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Mỹ Trang ( 2019), giáo trình kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật, trường
ĐH SPKT TPHCM.
| 1/12

Preview text:

LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống hiện đại ngày nay, kỹ thuật đã và đang là một trong những lĩnh vực
phát triển nhất. Mang lại cho mỗi chúng ta được một nguồn thu nhập đáng kể và ổn định.
Mức độ và phạm vi công việc khá rộng, yêu cầu mỗi cá nhân phải trang bị được cho riêng
mình nhiều kỹ năng khác nhau. Và qua thực tiễn đó, đã cho e nhận thức được tầm quan
trọng , cần thiết của môn học “Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật”. Trải qua 1
kỳ học, với tinh thần làm việc hăng say, chăm chỉ, đồng thời cũng rất nghiêm túc của lớp
chúng mình. Song hành với sinh viên, sự nhiệt huyết, tận tình chỉ dạy của cô, đã thực sự
mang lại cho em những kiến thức rất bổ ích và quan trọng cho chuyên ngành của mình.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô và toàn thể các bạn!
Sau đây là thu hoạch của em về tất cả những thứ em nhận được, khi hoàn thành xong môn học. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KỸ THUẬT
Chương này là chương nằm ở vị trí đầu tiên trong chương trình của môn học. Nên
trước hết nó đã mang lại cho em những khái niệm chuyên môn, những định nghĩa cơ bản
mà mỗi kỹ sư tương lai cần phải nắm rõ. Điều này là cực kỳ quan trọng, việc được hỗ trợ
về thông tin thông qua nhiều nguồn, từ nhiều phía khác nhau, về công việc tương lai mà
mình theo đuổi, giúp em đỡ mông lung và nắm rõ bản chất cốt lõi. Tiếp theo, đối với em,
trước đây việc xác định rõ những gì mình cần làm,phải làm, với mong muốn từng bước
sẽ trở thành một người kỹ sư toàn diện, thực sự là một khó khăn rất lớn. Thế nhưng trăn
trở của em đã được giải quyết, mang lại bước đà, để em thực sự thoải mái và có cho mình
một định hướng rõ ràng cho chính bản thân.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ được phần lớn:
- Nắm được khái niệm về kỹ thuật, sự phân ngành của kỹ thuật một cách tương đối
đầy đủ. Hiểu được mục đích chính, ứng dụng của kỹ thuật trong đời sống và những đặc điểm chính của ngành.
- Nắm được khái niệm về kỹ sư. Qua đó hình thành được sự liên kết của kỹ sư và kỹ
thuật. Biết rằng ở mỗi lĩnh vực chuyên môn, những nhiệm vụ chính mà mỗi người kỹ sư
phải thực hiện sẽ bao gồm: Thiết kế-Phân tích-Hướng dẫn và lãnh đạo. Muốn trở thành
một kỹ sư tốt, để có thể đảm đương được các nhiệm vụ thì ngoài kiến thức, kỹ năng nghề,
tố chất cá nhân thì người kỹ sư phải có cho mình phần kỹ năng mềm bao như: Kỹ năng
giao tiếp-Kỹ năng làm việc nhóm-Kỹ năng giải quyết vấn đề- Tư duy sáng tạo, tư duy
logic,...Kỹ năng ngoại ngữ-Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Nắm được khái niệm, những thành phần cấu thành nên một môi trường kỹ thuật.
Biết rằng đặc điểm của một môi trường làm việc tích cực sẽ nằm ở việc giao tiếp cởi mở,
nhân viên cùng một mục tiêu chung, sự bình đẳng, an toàn đi với sự linh hoạt và khả
năng thích ứng của công ty. Sau khi nắm bắt được về môi trường kỹ thuật, thì em cũng đã
tiếp tục được cung cấp thêm những kỹ năng làm việc thiết yếu của một người kỹ sư trong
thế kỷ 21, để làm việc được trong môi trường kỹ thuật đòi hỏi những đặc thù riêng.
Ở chương này, một số điều em chưa nắm rõ được là : Có rất nhiều yêu cầu về kỹ năng
mà một người kỹ sư phải đáp ứng được, để trở thành một người kỹ sư tốt một cách toàn
diện. Tuy nhiên mỗi một người kỹ sư lại có một nhiệm vụ và mục đích công việc khác
nhau. Vì thế họ có thực sự có cần đáp ứng tất cả những kỹ năng cơ bản đề ra, hay họ chỉ
cần tập trung phát huy những kỹ năng thật sự cần thiết, đến một mức cực kỳ xuất sắc, góp
ích trực tiếp vào ngành nghề của chính họ. Đồng thời với một sinh viên như em thì việc
hoàn thiện những kỹ năng cho mình nên bắt đầu từ đâu, có cần một trình tự hay logic vào
để có thể đạt được kết quả tốt nhất hay không?
Qua chủ đề này, em nhận ra được nhiều điều và đút kết ra cho bản thân rất nhiều thứ.
Đầu tiên nhận ra được những nhiệm vụ của người kỹ sư, thông qua đó có thể hình dung
ra được mình sẽ làm gì trong tương lai, chọn được những việc mình thích làm, đồng thời
có khả năng, cố gắng thực hiện chúng tốt hơn nữa. Tiếp theo, vì rằng hiểu rõ được môi 2
trường kỹ thuật là như nào, yếu tố cấu thành, đặc điểm cũng những ảnh hưởng ra sao. Em
đã có cho mình sự hiểu biết và sẽ dễ dàng hòa nhập hơn. Cuối cùng điều mà em nhận
thấy rất quan trọng, nhưng trước đây có thể em đã bỏ qua, đó chính là việc trau dồi những
kỹ năng mềm của sinh viên, vì nó thực sự có ý nghĩa vô cùng to lớn. Em đã bắt đầu thay
đổi bản thân mình, tích cực cởi mở hơn với mọi người, nhiệt tình trong các công việc
nhóm được giao. Trở nên năng động hơn, thích ứng được với những môi trường học tập,
những phương pháp khác nhau. Thực sự nhờ vậy, em thấy bản thân dường như tốt lên
từng ngày, đồng thời tiến độ và hiệu quả trong mọi việc thất sự tốt lên thấy rõ. 3
CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT
Ở chủ đề này, đối với một người tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giao
tiếp, tuy nhiên vẫn chưa nắm rõ được được những yếu tố quan trọng, chưa áp dụng được
một cách hiệu quả việc giao tiếp để cho ra được kết quả cao như em. Thì bài học này thực
sự rất quan trọng. Nó mang ý nghĩa to lớn không những cho chính con đường học vấn
hiện tại ở môi trường giảng đường, mà còn cho chính tương lai với mong ước làm kỹ sư
của riêng em. Giao tiếp là một kỹ năng tưởng chừng đơn giản thế nhưng thực sự nó mang
một vai trò rất lớn. Thông qua nó thể hiện được tư tưởng, vốn sống, tình cảm, kinh
nghiệm của đối tượng giao tiếp, giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục,
kích thích, giải quyết được các vấn đề. Do đó, em nhận thấy những kiến thức trong bài học là vô cùng quý báu.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ được phần lớn:
- Nắm được khái niệm giao tiếp một cách trực quan nhất. Hai hình thức giao tiếp
trực tiếp và gián tiếp được sử dụng trong cuộc sống và công việc hằng ngày.Trả lời được
câu hỏi rằng các thành tố giao tiếp bao gồm những gì. Biết được rằng phương tiện giao
tiếp ngoài bằng ngôn ngữ, thì phi ngôn ngữ cũng là một hình thức giao tiếp vô cùng có
ích trong cuộc trao đổi. Làm rõ được các yêu cầu khi truyền tải thông tin để có được một
kết quả giao tiếp tốt. Hiểu được sâu hơn về các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xã hội
như: sự quan tâm, tôn trọng, tìm ra ưu điểm ở đối tượng giao tiếp, biết cảm thông đối với
người khác, đưa ra được những lời nói lịch sự tế nhị và giữ chữ “tín” đối với người giao
tiếp. Đi đôi với các nguyên tắc nêu trên thì sẽ có những chuẩn mực trong giao tiếp xã hội đối với mỗi cá nhân.
- Nắm được sự quan trong của việc áp dụng giao tiếp vào môi trường làm việc. Để
công việc đạt hiểu quả cao, từ những kỹ năng giao tiếp được cho là bình thường và đơn
giản. Tại nơi làm việc nhận biết được những nghi thức giao tiếp cơ bản bao gồm việc
chào hỏi, trang phục, bắt tay, trao tặng danh thiếp, nghe – gọi điện thoại và viết Email.
Tiếp theo e được hướng dẫn cách giao tiếp thông tin kỹ thuật đối với người không biết kỹ
thuật. Học được cách thức giao tiếp với chính người quản lý của mình. Đồng thời là giao
tiếp trong không khí của một cuộc họp.
Ở chương này một số điều em còn băn khoăn là: Việc giao tiếp là một kỹ năng quý
giá mà mỗi người nếu có thì sẽ vô cùng lợi thế, tuy nhiên ở mỗi nơi sẽ có một văn hóa
khác nhau, mỗi môi trường làm việc đặc thù sẽ có những con người với cá tính khác
nhau. Nên việc họ không thực hiện được những nghi thức giao tiếp cơ bản, đối với chính
ta có thể sẽ dễ xảy ra. Trong trường hợp này ta nên “nhập gia tùy tục”, ta cũng lơ đi và
giống như họ, để dễ dàng đạt được hiệu quả trong công việc, hay vẫn tiếp tục giữ những
nguyên tắc giao tiếp chuẩn mực của bản thân, mà không thể hòa nhập cùng mọi người.
Qua chủ đề này, thì em đã tiếp cận được với văn hóa giao tiếp một cách vô cùng đầy
đủ và chuẩn mực. Qua đó tìm ra được những vi phạm cơ bản từ trước giờ của mình mà
sửa đổi. Đồng thời tìm ra được những điều mới mà mình chưa biết, nó góp ích rất lớn cho 4
việc hoàn thiện chính bản thân. Biết vận dụng giao tiếp ở các trường hợp khác nhau, sự
phù hợp trong mỗi hoàn cảnh, chính là bàn đạp, là hành trang tuyệt vời để có thể trở
thành một người kỹ sư tốt như em mong muốn. Và trong khoảng thời gian này, chính em
cũng đã trở nên tốt hơn thấy rõ, qua những bài tập nhỏ về giao tiếp mà cô đưa ra ngay tại
lớp. Em trở nên tự tin cởi mở hơn, cảm thấy thoải mái, dễ tương tác hơn cùng mọi người.
Nhờ đó còn có thêm các bạn mới. Em cảm thấy vô cùng vui mừng vì điều này!! 5
CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một
xã hội phát triển như ngày nay. Bài học này là một bước đệm, một kỹ năng theo em thấy
là rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công sau này của mỗi người, đặc biệt
nói riêng về kỹ sư. Nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được
những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn
mới lạ. Với người trẻ như em, tư duy sáng tạo là một phẩm chất năng động cũng như sức
sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây
dựng xã hội ngày một phát triển hơn.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ cho mình:
- Hiểu được tường tận định nghĩa tư duy sáng tạo, Các tố chất cần thiết để phát triển
tư duy sáng tạo bao gồm: Sự tò mò; Cởi mở; không sợ thất bại; sự tích cực; kiên trì, nỗ
lực. Đồng thời biết được một số yêu tố mà mọi người thường mắc phải dẫn đến thất bại trong sáng tạo.
- Tiếp cận và biết thêm được về một số tư duy sáng tạo. Nắm được rõ 3 bước chính
trong kỹ thuật bản đồ tư duy. Nắm rõ được khái niệm kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H và các
thành phần câu hỏi có trong đó. Có cho mình kiến thức về định nghĩa, một số nguyên tắc,
quy trình thực hiện, ưu nhược điểm cùa kỹ thuật công não. Hiểu thêm về hai kỹ thuật
Doit và kỹ thuật SCAMMPER-Osborn’s checklist, về cả cách sử dụng lẫn từng bước thực hiện.
Ở chương này còn một số điều em vẫn băn khoăn là: Với một lượng rất nhiều kỹ
thuật giúp nâng cao khả năng tư duy ở mỗi người như bài đã để cập. Như một người kỹ
sư ô tô như em nói riêng, thì em nghĩ rằng có nên chỉ chọn một vài kỹ năng nêu trên, phù
hợp với khả năng sẵn có của bản thân để học tập và rèn luyện thôi có được không. Và nếu
thế thì phương pháp nào có thể giúp em vận dụng, kết hợp chúng được tốt nhất, được
trơn tru nhất trong quá trình dần hoàn thiện bản thân.
Qua chủ đề này, việc được tiếp cận, học hỏi thêm về một vấn đề mà chính bản thân
rất mông lung trước đây. Đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của em. Em nhận biết được
thêm tầm quan trọng của kỹ năng tư duy sáng tạo và vận dụng nó trong chính công việc
thường ngày. Nói rõ hơn rằng em có thêm chính khả năng tối ưu hóa việc quản lý quỹ
thời gian cho những công việc nhất định, thoải mái cởi mở hơn. Biết cân bằng tài chính
của chính mình khi còn là một sinh viên. Trở thành một người với năng lượng vô cùng
tích cực, điều này giúp em cảm nhận được bản thân đã bước những bước đúng đắn và
vững chắc trên con đường dẫn đến mục tiêu đã đề ra. 6
CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và
làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà
không vấn đề nào giống vấn đề nào cũng như cũng không có một công thức chung nào để
giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành
trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có
để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Do đó chủ đề nay cũng là một vấn đề mà
em rất quan tâm để cải thiện bản thân.
Về phần nội dung của chương, em đã nắm rõ được:
- Hiểu được định nghĩa vấn đề, các loại vấn đề mà chúng ta thường gặp và quy trình
6 bước để giải quyết vấn đề bao gồm: Xác định vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, phát triển
các giải pháp, chọn giải pháp tối ưu, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giám sát và đánh giá.
- Nắm được ba kỹ thuật giải quyết vấn đề gồm: kỹ thuật công não, kỹ thuật 5 tại sao – 5
Why, sử dụng biểu đồ xương cá, về các bước thực hiện.
- Tìm hiểu được nguyên lý Pareto, biết về ứng dụng và ý nghĩa của nguyên lý. Nêu được
6 bước để sử dụng phân tích Pareto bao gồm: xác định và liệt kê các vấn đề, xác định
nguyên nhân gốc rễ của từng vấn đề, cho điểm mỗi vấn đề, tạo nhóm, cộng điểm cho mỗi nhóm và hành động.
Ở chương này, một số điều em còn băn khoăn là: Nếu nói rằng chúng ta chỉ sử dụng
kỹ thuật 5 tại sao – 5 Why, khi chỉ cần tìm ra một nguyên nhân duy nhất, cốt lõi nhất của
vấn đề, chứ 5 Why vẫn không tối ưu được như xương cá có đúng hay không ?
Qua chủ đề này, em đã nhận ra được kỹ năng giải quyết vấn đề của mình vẫn đang ở
mức chưa ổn và không theo một logic nào hết, do vậy kết quả thu được là không khả
quan, khi em vấp phải vấn đề ở mức độ hơi phức tạp. Nhờ bài học, không những giúp em
tiếp cận được với những phương pháp giải quyết vấn đề cực kỳ hiệu quả mà còn hướng
dẫn tỉ mỉ cách sử dụng, cho ra được lợi ích thấy rõ của từng phương pháp. Việc học hỏi
và áp dụng thực sự đã làm em cải thiện thêm một kỹ năng rất có ích cho bản thân. Đồng
thời tiết kiệm được cả thời gian và sức lực, mọi thứ được giải quyết một cách triệt để mang năng suất cao. 7
CHƯƠNG 5: KỸ NĂNG LÀM VIỆT NHÓM
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đều nhận thức được, dù đang còn ngồi trên ghế giảng
đường hay đã có cho mình một công việc. Thì kỹ năng làm việc nhóm góp một ý nghĩa
vô cùng quan trọng vào hiệu quả công việc đồng thời là thành công của một con người. Ý
nghĩa đầu tiên khi nhắc đến làm việc nhóm chính là giảm thiểu áp lực trong khi giải quyết
một vấn đề. Sự hỗ trợ, hợp tác của các thành viên còn lại giúp ta tự tin hơn, cởi mở trong
công việc. Ngoài ra, còn giúp các thành viên trong nhóm bổ sung các khiếm khuyết cho
nhau vì vậy mà công việc hoàn thành tốt hơn khi tận dụng được sức mạnh của nhiều
người. Hoạt động nhóm còn giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều điều hay ho từ bạn bè khi
được hỗ trợ kiến thức lẫn nhau và không bị tụt hậu kiến thức. Đây chính là cơ hội để mỗi
người phát triển tư duy, ý thức cũng như hành động bản thân hiệu quả. Thức sự vì lẽ đó,
đối với em hoạt động nhóm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà em quyết tâm trau dồi cho bản thân.
Qua chương này, đã giúp em nắm rõ được:
- Khái niệm cùng đặc điểm của làm việc nhóm.
- Trình bày Các khả năng mà cần thiết mà chúng ta cần trang bị để làm việc nhóm
hiệu quả bao gồm: Khả năng lắng nghe, khả năng thuyết phục, khả năng tổ chức công
việc, khả năng chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau và khả năng giải quyết mâu thuẫn.
- Xác định để làm việc nhóm mang lại hiệu quả thì ta phải thực hiện theo 5 bước
công việc sau: Thành lập nhóm, xác định mục tiêu của nhóm, Lập kế hoạch làm việc,
thực hiện công việc, tổng hợp-đánh giá- hoàn tất công việc.
- Biết được các tiêu chí và dấu hiệu được đưa ra để đánh giá một nhóm làm việc có hiệu quả hay không.
Ở chương này, một số điều khiến em băn khoăn chưa nắm được là: Mỗi nhóm làm
việc nào cũng vậy, nên kiếm ra được một nhóm trưởng để việc hoạt động nhóm trở nên
trơn tru. Ngoài một số nguyên tắc như người có chức vụ cao hơn sẽ nắm vị trí cao hơn
trong một nhóm làm việc. Thì nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều có xuất phát
điểm như nhau, bình đẳng như nhau thì nên chọn một người nhóm trưởng có những tố
chất vượt trội nào khi so với các thành viên còn lại trong nhóm. Và nếu muốn trở thành
nhóm trưởng, trong số những khả năng mà bài đã nêu ra, ta cần phải tích cực nâng cao kỹ
năng nào, để có thể dẫn dắt được những người cộng sự của mình một cách trơn tru nhất.
Qua chủ đề trong bài học này. Đối với người đã từng làm việc nhóm khá nhiều lần
như em, thì em nhận ra những khả năng mà bản thân phải phấn đấu thêm để hoàn thiện
chính mình. Không những vậy, việc cô đọng những bước làm việc nhỏ lại, phân chia ra
thành các bước một cách khoa học và logic, đã cho em nhận thấy được hiệu quả hơn hẳn,
việc mọi người kết hợp với nhau trở nên trơn tru, có trình tự rõ ràng, rành mạch. Tiếp
theo bài học, với các tiêu chí, các dấu hiệu chứng tỏ một nhóm đã hoạt động hiệu quả
hay chưa, với sự tạo điều kiện hết mình của cô với các hoạt động trên lớp. Em thấy so với
ngày đầu, không những em mà chính các bạn cũng đã cho thấy sự tiến bộ thấy rõ về kỹ 8
năng làm việc tập thể. Dấu hiệu tích cực này cho thấy sự thành công của bài học nói riêng và môn học nói chung. 9
CHƯƠNG 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Ngày nay đối với mỗi sinh viên như em, việc có thể đứng trước đám đông, nêu ra
cảm nghĩ, bày tỏ ý kiến của bản thân mình. Nói được một cách tự tin và lưu loát, lôi cuốn
mọi người theo câu chuyện của mình. Chính là mơ ước của bao bạn trẻ ngày nay. Vì lẽ
đó, riêng bản thân em, kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng, nằm trong những kỹ
năng mà em đặt mục tiêu trau dồi một cách toàn diện nhất.
Qua chương này, em đã nắm rõ được:
- Nắm được khái niệm về hai loại bài thuyết trình chính là: bài thuyết trình cung cấp
thông tin và bài thuyết trình thuyết phục. Ở bài thuyết trình cung cấp thông tin lại phân ra
ba loại thuyết trình khác nhau đó là về sự vật; về quy trình; về khái niệm. Biết được năm
nguyên tắc cần lưu ý khi thực hiện bài thuyết trình cung cấp thông tin. Còn về phần bài
thuyết trình thuyết phục, hiểu được khai niệm thuyết phục cũng như mô hình thuyết phục
của Aristole. Nắm được những nguyên tắc để mang lại một bài thuyết trình thuyết phục
hiệu quả, gây hiệu ứng tốt với người nghe.
- Có thêm kiến thực về cách thực hiện một bài thuyết trình. Hiểu được những gì cần
phải chuẩn bị, cần phải phân tích, trước mỗi khi truyền tải bài diễn giải của mình. Nắm
được một số phương pháp trong khi thuyết trình gúp lôi cuốn khán giả, vượt qua được nổi
sợ cảu bản thân đồng thời vẫn giữ được bình tình để truyền đạt những ý của bài thuyết
trình một cách đầy đủ nhất. Và cuối cùng là đánh giá được hiệu quả của buổi thuyết có
cao hay không, thông qua phản ứng của khán giả.
Ở chương này, một số điều em băn khoăn là: Khi nói đến thuyết trình, thì điều mà
mỗi chúng ta đều hay nhắc đến chính là kỹ năng nói , đồng thời là kỹ năng làm slide.
Những slide là công cụ giúp bài thuyết trình trở nên sinh động, trực quan hơn. Thông
thường slide thì sẽ có những thông tin cô đọng hoặc những hình ảnh minh họa được cho
phần trình bày. Tình trạng hiện nay cho thấy rằng một số người thuyết trình do muốn
thêm vào quá nhiều thông tin, làm ảnh hưởng không tốt tới phần nhìn của người xem, vì
slide dài như Word. Không biết rằng có những phương pháp, những cách kết hợp nào, có
thể làm slide của chúng ta trở nên thú vị hơn, nhiều ý nhưng không gây nhàm chán cho người theo dõi.
Qua chủ đề về kỹ năng thuyết trình này, như là một đòn đánh trúng nỗi trăn trở, cũng
như một nỗi sợ hãi từ trước tới giờ của chính bản thân em. Giúp cho em hiểu rõ về quy
cách thuyết trình một cách chi tiết nhất, qua đó chỉ ra được những yếu kém cố hữu,
những sai lầm mà mình đã mắc phải từ trước đến nay. Nhờ đó rút được kinh nghiệm cho
những bài thuyết trình sau này. Ngoài ra, được tiếp cận với những cách mở đầu mới, gây
ra được hiệu ứng vô cùng lớn cho phần nói của chính em sau này. Và sau mỗi bài thuyết
trình, em đã tự biết đánh giá được mức độ thành công, mức độ tương tác của người nghe.
Em rất vui vì kết quả ngày càng khả quan hơn lúc trước. 10 KẾT LUẬN
Trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường Đại Học Sư
Phạm Kỹ Thuật đã đưa môn “Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật” vào trong
chương trình giảng dạy. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến với giảng viên bộ môn - cô Đỗ Thị
Mỹ Trang vì đã đọc, và theo dõi bài tiểu luận của em, đồng thời đã tích cực truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong một học kỳ vừa qua. Môn học “Kỹ năng làm việc
trong môi trường” tuy đã kết thúc. Tuy nhiên, đối với em những kiến thức, những kỹ
năng đã được học tập và rèn luyện, là một bước đà hoàn hảo giúp em và các bạn tiến đến
gần hơn những mục tiêu của mình.
Qua bài tiểu luận trên, vấn đề của sinh viên ngày nay, về việc thiếu trang bị cho mình
những kỹ năng mềm thiết yếu như đã hiện rõ ra. Những thiếu xót mà sinh viên như em
thường mắc phải là rất lớn,thế nhưng đã dần được khỏa lấp qua từng tiết học. Với bầu
không khí lớp học vô cùng vui tươi, tràn đầy tiếng cười, có cả sự tranh luận. Qua đó,
ngoài những đóng góp về chuyên môn, còn giúp em có thêm các bạn mới từ nhiều khoa,
nhiều ngành khác nhau, bổ trợ lẫn nhau trong tất cả mọi thứ. Mọi người và cô luôn mang
trong mình một năng lượng tích cực, hòa đồng điều này không những làm lớp học sôi
động, mà còn tự bao giờ giúp một người trầm tính như em, có thể có được những kỹ năng
giao tiếp, hoạt động nhóm, thuyết trình,... đến một cách vô cùng tự nhiêu và đầy hiệu quả.
Thực sự rất ít môn học được viết bài thu hoạch cuối kỳ dựa vào suy nghĩ bản thân
như vậy, thế nên bài tiểu luận của em chắc chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót, những
suy nghĩ có thể chưa hợp lý lắm. Em kính mong cô có thể châm chước, cũng như góp ý
cho em để bản thân có thể hoàn thiện hơn nữa! 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Thị Mỹ Trang ( 2019), giáo trình kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật, trường ĐH SPKT TPHCM. 12