Tiểu luận môn Phong cách làm việc chuyên nghiệp | Đại học Gia Định
Tiểu luận môn Phong cách làm việc chuyên nghiệp | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 30 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phong cách làm việc chuyên nghiệp
Trường: Đại học Gia Định
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:
KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG CÔNG VIỆC –
LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN.
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S TRẦN LINH HUÂN
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ THƯỜNG MSSV: 22100094 Lớp: 221003
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:
KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG CÔNG VIỆC –
LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN.
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.S TRẦN LINH HUÂN
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ THƯỜNG MSSV: 22100094 Lớp: 221003
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023
Khoa/Viện: Kinh tế quản trị
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
TIỂU LUẬN MÔN: PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Thường MSSV: 22100094
2. Tên đề tài: Kỹ năng lập kế hoạch trong công việc – Lý luận, thực
trạng, giải pháp và kinh nghiệm cho bản thân 3. Nhận xét:
a) Những kết quả đạt được:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
b) Những hạn chế:
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
4. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5):
Sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Thường MSSV: 22100094
Điểm số: ……….…… Điểm chữ:……………….
TP. HCM, ngày … tháng … năm 20……
Giảng viên chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên) Lời cam đoan
Em xin cam đoan đề tài tiểu luận: trong công việc – Lý luận, thực trạng, giải pháp và kinh nghiệm cho
bản thân> do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Thường nghiên cứu và thực hiện.
Em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài việc – Lý luận, thực trạng, giải pháp và kinh nghiệm cho bản thân>
là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của cá nhán/nhóm khác.
Các tài liệu được sử d甃⌀ng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ r漃̀ ràng.
(Ký và ghi rõ họ tên) Lời cảm ơn
Môn học “Phong cách làm việc chuyên nghiệp” là môn học thú
vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến
thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Do chưa có nhiều
kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức trong
bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía
thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em kính chúc thầy cùng gia đình có nhiều sức
khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Chúc thầy luôn đầy nhiệt huyết và
thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình! Em xin chân thành cảm ơn thầy! PHẦN MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề:............................................................1
2. M甃⌀c đích và đối tượng nghiên cứu:..............................................1
3. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................2
II. NỘI DUNG........................................................................................3
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG
CÔNG VIỆC.......................................................................................3
1.1 Khái niệm chung:.....................................................................3
1.2. Phân loại:................................................................................3
1.3. Các bước lập kế hoạch:...........................................................4
1.4. Tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch trong công việc:..5
1.5. Các phương pháp lập kế hoạch:...........................................10
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP, KINH NGHIỆM RÚT RA CHO
BẢN THÂN.......................................................................................12
2.1. Thực trạng............................................................................12
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA.............................15
3.1. Giải pháp..............................................................................15
3.2. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân..........................................16
Chương 4: KẾT LUẬN......................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................19 I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề:
Lập kế hoạch là một bước rất cần thiết để có thể đảm bảo mọi
chuyện diễn ra theo như dự tính, đây là một kỹ năng cần có ở một
người có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Nhìn chung, không
một ai có thể phủ nhận được sự hữu d甃⌀ng của việc lập kế hoạch cho
công việc, học tập và cả trong đời sống.
Tuy nhiên, hiện tại lại có nhiều bạn trẻ thiếu đi kỹ năng này, các
bạn làm việc một cách thiếu kế hoạch, đến đâu hay đến đấy, đây là
một lối sống rất độc hại và cần phải loại bỏ để trở thành một người
có ích cho xã hội và góp phần xây dựng đất nước về mặt chung và
sống tốt hơn về mặt riêng.
Em đã quyết định chọn chủ đề việc – Lý luận, thực trạng, giải pháp và kinh nghiệm cho bản thân>
để thực hiện bài tiểu luận này, nhằm m甃⌀c đích nêu ra các mặt lợi ích
và lý do tại sao kỹ năng này rất cần thiết trong việc xây dựng tính kỷ
luật và trở thành một người có phong cách làm việc chuyên nghiệp
như m甃⌀c đích của môn học «Phong cách làm việc chuyên nghiệp»
được giảng dạy bởi thầy Trần Linh Huân.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu: a. Mục đích:
- Góp phần làm tang nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng
và sự cần thiết của việc lập kế hoạch trong công việc, các phương
pháp để sở hữu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc.
- Nêu lên thực trạng hiện tại của sinh viên về vấn đề kỹ năng lập
kế hoạch trong công việc.
- Đề tài mang nhiệm v甃⌀ chính đó là hướng các bạn sinh viên đến 1
việc rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch trong công việc, và cả trong đời
sống không chỉ khi đã đi làm mà cả khi còn học tập ở môi trường sư
phạm. Ngoài ra còn là để tích cóp thêm cả kinh nghiệm và kỹ năng
cho chính bản than em khi thực hiện bài tiểu luận này.
b. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng về Kỹ năng lập kế hoạch trong công việc của các bạn
sinh viên, những người trẻ sẽ sớm đi làm hoặc đã đi làm. Không quan
trọng là tân sinh viên hay sinh viên năm cuối, thanh niên ta cần rèn
luyện kỹ năng lập kế hoạch trong công việc của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luận về thực trạng, giải pháp và kinh nghiệm cho bản thân> được thực hiện
trong phạm vi trường Đại học Gia Định trong thời gian từ ngày
30/11/2023 đến ngày 10/12/2023.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Những phương pháp được sử d甃⌀ng để nghiên cứu khi thực hiện bài tiểu luận bao gồm:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: Em đã sử d甃⌀ng các
lý thuyết có sẵn để tiến hành đi sâu vào nghiên cứu của mình.
- Phương pháp phỏng vấn – trả lời: Trực tiếp phỏng vấn sinh viên
tại trường Đại học Gia Định về Kỹ năng lặp kế hoạch của các bạn,
đồng thời nhận xét của sinh viên được phỏng vấn về thực trạng hiện nay trong vấn đề này.
- Phương pháp liệt kê so sánh: Em đã dựa vào các lý thuyết có sẵn
so với thực tế, tiến hành so sánh và đưa ra các giải pháp, luận điểm
phù hợp cho bài tiểu luận của mình. 2 II. NỘI DUNG
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG CÔNG VIỆC 1.1 Khái niệm chung:
Lập kế hoạch trong công việc là vạch ra các bước c甃⌀ thể trước khi
tiến hành một m甃⌀c tiêu, công việc nào đó bằng cách sử d甃⌀ng các
hiểu biết và kiến thức của mình. Đây là một bước quan trọng trong
công việc để đảo bảo mọi thứ có thể diễn ra có trình tự, kỷ luật.
Trước khi bắt đầu thực hiện một dự án nào đó, thường người ta sẽ
bắt đầu lập kế hoạch (hoạch định) theo từng bước c甃⌀ thể. Kể cả dự
án lớn hay nhỏ, cá nhân hay tổ chức đều cần phải lập kế hoạch để
đảm bảo được kết quả tốt nhất. 1.2. Phân loại:
a. Lập kế hoạch trong công việc đối với tổ chức, doanh nghiệp
Lập kế hoạch cũng có nhiều loại, tùy theo những m甃⌀c đích khác
nhau mà sẽ áp d甃⌀ng những phương pháp lập kế hoạch khác nhau.
Các kế hoạch có thể được lập theo một số hình thức: Chiến lược,
chính sách, chương trình, quy tắc, ngân sách,...
Có 2 loại kế hoạch phổ biến:
- Kế hoạch chiến lược: Vạch ra các bước c甃⌀ thể và thực hiện trong
thời gian dài, ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp.
Thường sẽ gây biến đổi lớn đến doanh nghiệp, nếu thất bại có thể
gây tổn thất nặng nề, dẫn đến doanh nghiệp hoàn toàn phá sản.
Thời gian cho một kế hoạch chiến lược sẽ diễn ra trong vòng 3 – 10 năm hoặc hơn.
- Kế hoạch tác nghiệp: Thường sẽ có thời gian ngắn, không ảnh
hưởng toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ ở mức cục bộ. M甃⌀c tiêu thường 3
sẽ r漃̀ ràng hơn so với kế hoạch chiến lược do được thực hiện trong
thời gian ngắn (tháng – quý). Rủi ro và tổn thất khi thất bại cũng nhỏ
hơn so với kế hoạch chiến lược, thường không gây tổn thất quá nặng
và có thể khắc ph甃⌀c. Vì phạm vi ảnh hưởng nhỏ nên thông tin kế
hoạch cũng sẽ c甃⌀ thể hơn.
Ngoài ra, còn có kế hoạch dự phòng, được lập ra để đối phó với rủi
ro, bao gồm các chiến lược, thủ t甃⌀c có thể được áp d甃⌀ng khi các sự
kiện bất ngờ xảy ra (khủng hoảng kinh tế, tai nạn, bất ổn chính trị,...).
b. Lập kế hoạch trong công việc đối với cá nhân
Lập kế hoạch trong công việc cá nhân sẽ dựa vào các yếu tố như
kinh nghiệm, nhận thức và phương hướng phát triển của bản thân.
Tùy vào m甃⌀c đích của cá nhân muốn cải thiện và phát triển bản thân
để lập ra một bảng kế hoạch gồm các công việc để nâng cao và phát triển bản thân.
Ví d甃⌀ như khi bạn là sinh viên sắp ra trường, bạn nên chọn một
hướng phát triển cho bản thân, có thể trong thời gian ngắn 1-2 năm
hoặc trong 5-10 năm, bạn sẽ làm gì, m甃⌀c tiêu của bạn là gì và bạn
phải đạt được những gì.
1.3. Các bước lập kế hoạch: Gồm 6 bước cơ bản: 4
X ác định m ục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng
Phân tích điểm m ạnh, điểm yếu và các m ối đe dọa
X ác định tiền đề cho kế hoạch
X ây dựng chiến lược, đưa ra các phương án
C họn phương án tối ưu nhất và các phương án dự phòng
Thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Bước 1: Xác định m甃⌀c tiêu, chỉ tiêu r漃̀ ràng: Xác định cần phải
đạt được gì sau một giai đoạn/thời gian nhất định.
+ Xác định các m甃⌀c tiêu trong từng giai đoạn của kế hoạch
+ Xác định thứ tự ưu tiên của từng việc
+ Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng của m甃⌀c tiêu
- Bước 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và các mối đe dọa
+ Phân tích môi trường bên ngoài
+ Phân tích môi trường bên trong
+ Các rủi ro và đe dọa có thể xảy ra (yếu tố chính trị - kinh tế, xã
hội – văn hóa và đối thủ cạnh tranh)
- Bước 3: Xác định tiền đề cho kế hoạch
+ Kế hoạch sẽ bắt đầu như thế nào? Đề ra các khởi đầu cho kế
hoạch một cách an toàn và đưa ra tiền đề xác định.
- Bước 4: Xây dựng chiến lược và đưa ra các phương án
+ Xác định các phương án và chiến lược thực hiện m甃⌀c tiêu
+ Làm r漃̀ cần công c甃⌀ gì để thực hiện phương án.
+ Phương án cần phải làm gì và làm thế nào
- Bước 5: Chọn phương án tối ưu nhất và các phương án dự phòng 5
+ Tìm ra phương án tốt nhất để đạt được m甃⌀c tiêu
+ Chỉ tiêu để chọn phương án tối ưu bao gồm:
Đạt được m甃⌀c tiêu với chi phí thấp nhất
Thực hiện m甃⌀c tiêu và có ảnh hưởng mạnh đến m甃⌀c tiêu
Phương án được số đông đồng ý
Sử d甃⌀ng hiệu quả nguồn nhân lực
Phản ánh tốt hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đề ra
+ Các phương án khác sẽ trở thành phương án dự phòng trong
trường hợp phương án chính không thể thực hiện được hoặc có
những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch
- Bước 6: Thực hiện kế hoạch đã đề ra
+ Sau khi đã đưa ra quyết định, cần bắt tay vào thực hiện kế
hoạch theo đúng các giai đoạn đã đề ra và cần chuẩn bị tốt các yếu
tố như nguồn lực, chi phí mà kế hoạch yêu cầu.
Ngoài 6 bước cơ bản cần có khi lập kế hoạch, còn cẩn phải thêm
vào những bước cần thiết khác tùy vào tính chất kế hoạch mà công việc yêu cầu.
1.4. Tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch trong công việc:
1.4.1. Vì sao cần phải lập kế hoạch?
Lập kế hoạch trước khi tiến hành công việc được xem là bước
quan trọng sẽ góp phần nhiều đến kết quả công việc và mang lại
nhiều lợi ích hơn so với làm việc một cách thiếu kế hoạch và sự
chuẩn bị, vậy, tại sao lại như thế? Dưới đây là những lí do cần lập kế hoạch:
- Để giúp thiết lập và đạt được m甃⌀c tiêu: Việc có m甃⌀c tiêu r漃̀ ràng
trước khi bắt đầu một dự án/công việc nào đó sẽ góp phần cho mọi
hoạt động diễn ra trơn tru và dễ dàng đi đến thành công hơn.
- Tăng năng suất, hiệu quả khi làm việc: Cho dù là ở lĩnh vực đời 6
sống, học tập hay công việc, việc lập kế hoạch có thể giúp tăng năng
suất và hiệu quả hơn so với làm việc một cách vô kế hoạch.
- Giảm thiểu rủi ro: Lập kế hoạch có thể giúp ta nhìn nhận một số
vấn đề, rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án, và giúp ta đề ra các
phương án đối phó với khó khăn trước khi nó diễn ra.
- Tăng cường phối hợp, làm việc theo nhóm: Một kế hoạch vững
chắc đóng vai trò là lộ trình để các cá nhân và nhóm tuân theo. Nó
đảm bảo rằng mọi người đều được liên kết, làm việc hướng tới các
m甃⌀c tiêu chung và nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm của
mình. Điều này thúc đẩy sự hợp tác và tăng khả năng thành công.
- Để tang sự chủ động, tự chủ trong công việc của mình: Khi lập
kế hoạch, ta có thể tự chủ trong công việc hơn và đưa ra các phương
pháp giải quyết rủi ro, các phương án dự phòng.
- Thúc đẩy quá trình và cải tiến liên t甃⌀c: Quá trình lập kế hoạch
bao gồm việc đánh giá điểm mạnh và điểm yếu, xác định các lĩnh
vực cần cải thiện và đặt m甃⌀c tiêu phát triển cá nhân và nghề
nghiệp. Nó khuyến khích cải tiến liên t甃⌀c bằng cách thường xuyên
xem xét tiến độ và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
- Giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Lập kế hoạch giúp
các cá nhân và tổ chức đạt được sự cân bằng bằng cách ưu tiên và
cân bằng các nhu cầu cạnh tranh. Điều này đảm bảo rằng họ có thể
đạt được m甃⌀c tiêu trong khi duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống.
1.4.2. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch: 7
Tầm quan trọng của của kỹ năng lập kế hoạch tại nơi làm việc
gồm rất nhiều mặt và sâu rộng. Một trong những tác động đáng kể
nhất của việc lập kế hoạch là tăng năng suất và hiệu quả. Khi các
nhiệm v甃⌀ được lên kế hoạch và tổ chức cẩn thận, nhân viên có thể
làm việc hiệu quả hơn, giảm lãng phí thời gian và nguồn lực. Ngoài
ra, hiệu suất cũng được cải thiện và chất lượng đầu ra cao hơn,
mang lại lợi ích cho cả tổ chức và các bên liên quan.
Khi bạn lên kế hoạch trước cho mọi việc thay vì giải quyết khi
chúng phát sinh sẽ giúp bạn tập trung vào những việc đang làm và
cải thiện chất lượng trong công việc. Ngoài ra, lập kế hoạch còn có
thể giúp cá nhân/tổ chức hoàn thành nhiệm v甃⌀ một cách nhanh
chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp ta giảm thiểu khả năng rơi vào tình thế
bối rối, không biết phải bắt đầu từ đâu và tiến hành thế nào. Mặc dù
những trở ngại hoặc rủi ro bất ngờ có thể xảy ra khi đang tiến hành
kế hoạch, nhưng việc đưa ra các phương án dự phòng từ trước sẽ
giúp giải quyết các vấn đề nhanh hơn.
Nếu làm việc một cách không có kế hoạch, cá nhân/tổ chức có thể
sẽ không hiểu r漃̀ chính xác những nhiệm v甃⌀ cần hoàn thành, thời
gian phân bổ cho nhiệm v甃⌀ đó và có thể dẫn đến việc trễ nãi tiến độ.
Không có kế hoạch, ta sẽ không r漃̀ được nhiệm v甃⌀ nào cần được ưu
tiên, dẫn đến trễ thời hạn hoàn thành hoặc tệ hơn là không thể hoàn
thành nhiệm v甃⌀, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
1.4.3. Cải thiện kỹ năng lập kế hoạch: 8
- Học cách quản lý thời gian: Quản lý thời gian là khả năng sử
d甃⌀ng thời gian một cách hiệu quả và hiệu quả. Yếu tố này liên quan
đến việc lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên, lên lịch và thực hiện
các nhiệm v甃⌀ theo cách giúp bạn có đủ thời gian để thư giãn và giải
trí. Kỹ năng quản lý thời gian tốt có thể giúp bạn làm được nhiều việc
hơn trong thời gian ngắn hơn, giúp bạn có nhiều thời gian rảnh hơn
để tận hưởng những điều bạn yêu thích.
- Hiểu r漃̀ m甃⌀c tiêu: Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu r漃̀ nhiệm
v甃⌀ và m甃⌀c tiêu trước mắt để xác định bản thân cần gì.
- Đặt m甃⌀c tiêu: Đặt m甃⌀c tiêu là một kỹ năng quan trọng nếu bạn
muốn thành công trong cuộc sống. Việc đặt m甃⌀c tiêu giúp bạn có
tầm nhìn r漃̀ ràng về những gì bạn muốn đạt được. Có động lực và đi
đúng hướng để đạt được m甃⌀c tiêu của mình. Đặt m甃⌀c tiêu cũng cho
phép bạn chia chúng thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn, giúp
bạn đạt được m甃⌀c tiêu dễ dàng hơn và có thể mang lại cho bạn cảm
giác hoàn thành khi thực hiện được. Khi đặt m甃⌀c tiêu, bạn nên đặt
m甃⌀c tiêu c甃⌀ thể, thực tế và có thể đạt được.
- Học hỏi từ những người khác: để nâng cao kỹ năng lập kế hoạch
của bạn là học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm, chuyên
môn hoặc hiểu biết sâu sắc hơn về lập kế hoạch. Bạn có thể tìm
kiếm người cố vấn, huấn luyện viên hoặc đồng nghiệp, những người
có thể cho bạn hướng dẫn, lời khuyên hoặc phản hồi về quá trình lập
kế hoạch và kết quả của bạn. Bạn cũng có thể tham gia các cộng
đồng, mạng hoặc nhóm trực tuyến hoặc ngoại tuyến nơi bạn có thể
trao đổi ý tưởng, phương pháp hay nhất hoặc tài nguyên về lập kế
hoạch. Bạn cũng có thể tham dự hội thảo trên web, hội thảo hoặc 9
khóa học về lập kế hoạch chủ đề mà bạn quan tâm hoặc giải quyết
những thiếu sót của mình.
- Tiếp thu ý kiến, phản hồi của người khác về kế hoạch của mình:
Bạn có thể hỏi ý kiến, góp ý mang tính chất xây dựng của người khác
để xác định điều gì hiệu quả và điều gì không trong kế hoạch của
bạn để có thể điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp. Bạn cũng
có thể sử d甃⌀ng sự thay đổi như một cơ hội để học hỏi, phát triển và
đổi mới trong kế hoạch của mình, đồng thời chấp nhận sự thiếu sót,
chưa hoàn hảo như một phần của quy trình lập kế hoạch.
- Đánh giá kết quả sau khi hoàn thành kế hoạch: Khi bạn đã hoàn
thành nhiệm v甃⌀ của mình, đã đến lúc đánh giá kết quả của bạn. Điều
này sẽ giúp bạn hiểu mình đã làm tốt những phần nào và cần phải
cải thiện những phần nào, rút kinh nghiệm cho những kế hoạch về sau.
1.4.4. Những sai lầm dễ mắc phải khi lập kế hoạch
- Phổ biến nhất chính là đề ra m甃⌀c tiêu không thực tế, khiến kế
hoạch bị trì trệ do đánh giá sai nguồn lực, chi phí và thời gian thực
hiện, khả năng thực hiện kế hoạch thành công không được đảm bảo.
- M甃⌀c tiêu kế hoạch không r漃̀ ràng: Gây khó hiểu và mơ hồ khi bắt
tay thực hiện kế hoạch, tổ chức/cá nhân sẽ không chắc chắn liệu tiến
trình này có cần thiết cho m甃⌀c tiêu hay không, m甃⌀c tiêu và công việc
cần hoàn thành là gì, …
- Không đề ra các phương án dự phòng: Việc quá tự tin với kế
hoạch của mình hoặc sơ suất, không đề ra các phương án dự phòng
cho những trường hợp bất ngờ cũng là một trong những sai lầm dễ
dẫn đến việc kế hoạch thất bại. 10
- Mong chờ vào kết quả tốt mà không lên kế hoạch cho quá trình
thực hiện. Bỏ qua quá trình quan trọng trong kế hoạch hoặc không
lập quá trình mà trực tiếp suy đến kết quả.
1.4.5. Những khó khăn khi lập kế hoạch:
- Những vấn đề phát sinh không thể lường trước, đây là lí do tại
sao cần chuẩn bị các phương án dự phòng cho kế hoạch. Bởi lẽ mọi
thứ sẽ không thể diễn ra trơn tru 100% như bản kế hoạch đã đề ra.
- Lập kế hoạch là một quá trình cần nhiều thời gian, thế nên đòi
hỏi người muốn sở hữu kỹ năng lập kế hoạch phải có sự kiên nhẫn để
phân tích từng yếu tố, đưa ra các phương án và quy trình công việc hợp lí cho kế hoạch.
- Bản kế hoạch có thể dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như
chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội,… những yếu tố trên sẽ ít nhiều
ảnh hưởng đến hướng đi của kế hoạch khi được lập ra.
1.5. Các phương pháp lập kế hoạch:
Phương pháp 5W- 1H - 2C - 5M:
Phổ biến và chi tiết nhất chính là phương pháp 5W - 1H - 2C - 5M, trong đó:
- 5W là mô hình có thể áp d甃⌀ng cho lập kế hoạch cá nhân lẫn
doanh nghiệp, tượng trưng cho:
+ Why (Tại sao?): Để bắt đầu được công việc, cần phải biết được
lý do mà mình làm việc là gì, m甃⌀c tiêu của mình đặt ra trong công việc này là gì. 11
+ What (Cái gì?): Nội dung của công việc sẽ bao gồm những gì,
những công đoạn và công việc cần thực hiện để có thể đạt được m甃⌀c tiêu của công việc
+ Where (Ở đâu?): Công việc được thực hiện ở nơi nào? Xác định
địa điểm thực hiện từng bước của kế hoạch.
+ When (Khi nào?): Công việc sẽ được bắt đầu thực hiện khi nào
và dự kiến thời gian kế thúc. Từng công việc trong kế hoạch đã được
lập ra cần được xác định hoàn thành trong một khoảng thời hạn nhất định.
+ Who (Ai?): Phân công người đảm nhiệm kế hoạch, ai sẽ làm
công việc nào, ph甃⌀ trách phần nào và trách nhiệm của từng người
tham gia kế hoạch đối với công việc của mình. Khi kế hoạch được lập
ra là kế hoạch cá nhân, cũng cần phải liệt kê những người mà bạn có
thể yêu cầu sự giúp đỡ từ họ để hoàn thành kế hoạch của mình.
- 1H tượng trưng cho “How” (Làm thế nào?): Để hoàn thành m甃⌀c
tiêu mà kế hoạch đề ra, ta cần phải liệt kê các dữ liệu, công c甃⌀ hỗ trợ
để hỗ trợ thực hiện kế hoạch một cách tối ưu và hiệu quả nhất. - 2C tượng trưng cho:
+ Control (Kiểm soát): Lập ra một bảng tiêu chuẩn nhất định để
có thể kiểm soát công việc, có thể dựa vào tính chất của công việc
để tiến hành kiểm soát, đo lường kết quả công việc.
+ Check (Kiểm tra): Việc kiểm tra tiến trình công việc thường
xuyên là cần thiết, tuy nhiên, sẽ có những công việc trong bản kế
hoạch cần được ưu tiên hơn và cũng có những công việc không cần 12
phải kiểm tra thường xuyên. Lập ra một bảng kiểm soát để kiểm tra
tiến trình từng công việc theo định kỳ.
- 5M là một trong những cách thức quản lí và xác định nguồn lực
trong bản kế hoạch, c甃⌀ thể là: + Man: nhân lực + Money: Tài chính
+ Material: Nguyên vật liệu
+ Machine: Máy móc, công nghệ
+ Method: Phương pháp và cách thức làm việc. 13
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP, KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN 2.1. Thực trạng
2.1.1. Thực trạng chung của giới trẻ hiện nay:
Hiện nay, khi mà thời đại ngày càng tiến bộ và kỹ năng lập kế hoạch
trở thành một trong những kỹ năng hang đầu mà các nhà tuyển
d甃⌀ng yêu cầu khi tuyển nhân viên, chúng ta có thể bắt gặp nhiều
bạn trẻ sinh viên vẫn sống và làm việc một cách thiếu kế hoạch và
kỷ luật. Hầu hết đều sẽ đợi “nước đến chân mới nhảy”, các bạn làm
việc thiếu tính chủ động và thiếu kế hoạch, dẫn đến công việc bị trì
trệ, đạt kết quả không tốt. Việc thiếu kỹ năng lập kế hoạch đang dần
dà trở nên phổ biến hơn.
Tuy nhiên, vẫn có một phần các bạn sinh viên có ý thức tốt và luôn
làm việc theo kế hoạch, một số ít này sở hữu kỹ năng lập kế hoạch
tốt và có trách nhiệm với công việc của mình.
2.1.2. Tại đại học Gia Định nói riêng:
Là một sinh viên đã theo học tại Đại học Gia Định hơn 1 năm, em
nhận xét thấy một phần lớn các bạn làm việc đều thiếu kế hoạch, và
khi xảy ra những biến động bất ngờ, hầu hết các bạn sẽ trở nên bối
rối, không đưa ra được cách giải quyết.
Em đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp 25 sinh viên đến từ 10 lớp
khác nhau về thực trạng “Kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên Đại
học Gia Định” và nhận được nhiều kết quả khác nhau, nhưng theo
như khảo sát phỏng vấn, 14/25 bạn đã nhận xét lớp học của mình 14
phần đông thiếu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc, suy ra, tỉ lệ
này là 56%. Ngoài ra, theo nhận xét cá nhân của em về lớp học của
mình, em cũng nhận thấy phần lớn các bạn làm việc không hề có kế
hoạch và m甃⌀c tiêu c甃⌀ thể. Theo như dữ liệu trên, ta có thể phần nào
nhìn thấy rằng nhiều sinh viên Đại học Gia Định vẫn thiếu kỹ năng
lập kế hoạch trong công việc.
Đây là thực trạng đáng báo động, bởi lẽ các bạn sẽ sớm tốt
nghiệp và đi làm. Kỹ năng lập kế hoạch trong công việc là một kỹ
năng mà hầu như mọi nhà tuyển d甃⌀ng đều coi trọng. Thiếu kỹ năng
lập kế hoạch trong công việc sẽ dẫn đến khó khan khi xin việc làm
và thậm chí là thất nghiệp. Ngoài ra, đây cũng sẽ trở thành cơ hội tốt
cho những sinh viên rèn luyện và sở hữu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc từ sớm.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Theo phỏng vấn trực tiếp:
- Xét nguyên nhân khách quan, 54% sinh viên cho rằng mình
thiếu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc là do chương trình giảng
dạy vẫn còn thiếu quan tâm đến việc rèn luyện khả năng lập kế hoạch cho sinh viên.
- Xét nguyên nhân chủ quan, 40% sinh viên cho rằng bản thân
chưa tự mình rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch trong công việc
- Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như Trung tâm Trải nghiệm –
Việc làm sinh viên của trường Đại học Gia Định không có công tác tư
vấn cho sinh viên về những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng lập
kế hoạch trong công việc. Hoặc không có thời gian để thực hiện lập 15
kế hoạch trong công việc, cảm thấy kỹ năng lập kế hoạch trong công
việc là không cần thiết.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thiếu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc Khách quan Chủ quan Nguyên nhân khác
-> Nhìn chung, có thể thấy được rằng sinh viên vẫn còn đang
thiếu tiếp cận đến kỹ năng lập kế hoạch trong công việc qua quá
trình học tập tại môi trường đại học do cả hai nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan,
2.1.4. Nhận xét thực trạng:
Việc thiếu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc đa phần sẽ bắt
nguồn từ sự lười biếng và thiếu chủ động trong công việc. Ngoài ra
còn có nguyên nhân khách quan như môi trường sống và cách được
chỉ dạy, hầu hết những người được rèn luyện sống và làm việc có kế
hoạch từ bé sẽ sở hữu kỹ năng này. Tuy nhiên, đây là một kỹ năng
có thể được rèn luyện và cải thiện theo thời gian, thế nên các bạn trẻ
nói chung và sinh viên Đại học Gia Định nói riêng cần phải sớm hiểu
được tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch trong công việc và
rèn luyện bản thân. Việc môn học “Phong cách làm việc chuyên
nghiệp” có mặt trong chương trình giảng dạy của trường Đại học Gia
Định một phần là để giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và 16
nhận ra được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm như kỹ năng lập
kế hoạch trong công việc.
Nhiều sinh viên vẫn cho rằng “Do lập kế hoạch tốn thời gian, lúc
lập lúc không thì thôi thà từ đầu không lập kế hoạch cho rồi.”, đây là
một lối suy nghĩ độc hại và ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của sinh
viên về khái niệm và tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch trong công việc.
Việt Nam là một nước có tỉ lệ thất nghiệp cao, thế nên việc tốt
nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm vì thiếu sót kỹ năng là
một chuyện không còn xa lạ. Việc rèn luyện và trau dồi, cải thiện kỹ
năng lập kế hoạch trong công việc ngay khi còn ở môi trường đại học
là việc mà mọi sinh viên đều nên làm. Trong quá trình học tập, ngoài
những kiến thức mang tính chất lý thuyết ra thì sinh viên còn cần
phải có những kỹ năng mềm nhất định để có thể đáp ứng được yêu
cầu của các nhà tuyển d甃⌀ng. 17
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA 3.1. Giải pháp
Để cải thiện kỹ năng lập kế hoạch trong công việc của sinh viên
trường Đại học Gia Định nói riêng và giới trẻ nói chung, em xin được đưa ra các giải pháp sau
3.1.1. Đối với nhà trường
- Một trong những cách để sinh viên có thể áp d甃⌀ng và học kỹ
năng lập kế hoạch một cách dễ dàng hơn đó chính là áp d甃⌀ng vào
chương trình giảng dạy. Sinh viên cần được rèn luyện khả năng lập
kế hoạch trong công việc của mình qua các môn học. Ngoài ra còn
áp d甃⌀ng vào các chương trình ngoại khóa mà nhà trường tổ chức,
phổ biến tính quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch trong công việc cho sinh viên.
- Tổ chức các lớp học kỹ năng mềm, trong đó bao gồm lớp học về
kỹ năng lập kế hoạch trong công việc. Việc các bạn thiếu nhận thức
về tính quan trọng của kỹ năng một trong những lý do tại sao nhiều
sinh viên không chủ động rèn luyện kỹ năng quan trọng này
- Đưa ra các bài tập rèn luyện thực hành cho sinh viên về kỹ năng
lập kế hoạch trong công việc và đưa ra các phản hồi cải thiện cho
sinh viên trong chương trình giảng dạy của trường Đại học Gia Định.
- Ngoài ra, Trung tâm Trải nghiệm – Việc làm sinh viên và Đoàn
trường cũng cần tạo những sự kiện, thúc đẩy, tư vấn cho sinh viên về
các kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng lập kế hoạch trong công việc nói riêng.
3.1.2. Đối với sinh viên
- Bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho mọi công việc nhỏ nhất dù là
công việc cá nhân hay tập thể.
- Một trong những cách đơn giản nhất để có thể tăng kỹ năng lập
kế hoạch trong công việc đó chính là hãy vận d甃⌀ng kỹ năng này 18
thường xuyên nhất có thể. Ngoài việc tham gia những lớp học ngoại
khóa để cải thiện về mặt lý thuyết, sinh viên cũng cần phải thực sự
vận d甃⌀ng nó vào cuộc sống hằng ngày và công việc
- Hãy kiên trì khi rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, đây không phải
một kỹ năng dễ dàng và đương nhiên rất nhiều khó khăn sẽ xuất
hiện trong quá trình lập kế hoạch. Nhưng việc không bỏ cuộc, nản
long và chấp nhận khó khăn đến khi hoàn thành kế hoạch, ta sẽ thấy
hài long và tự tin hơn với bản thân sau khi vượt qua nhiều thử thách và khó khăn.
- Hãy nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và đôi khi,
việc nhờ sự giúp đỡ của người khác là cần thiết trong việc lập kế
hoạch. Hãy mạnh dạn hỏi những ý kiến, đóng góp của người khác
cho bản kế hoạch của mình. Ngoài ra, ta còn có thể cải thiện điểm
yếu của mình qua từng lần lập kế hoạch cũng như nâng cao thế
mạnh tự nhiên của bản thân.
3.2. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho
bản thân cũng như học hỏi được nhiều hơn về kỹ năng lập kế hoạch trong công việc.
Những bài học kinh nghiệm mà em rút ra được đó là:
- Việc lập kế hoạch trong công việc có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng và mục tiêu của công việc.
- Có những việc nhìn khá đơn giản, nhưng khi bắt tay làm sẽ thấy được sự khó
khăn của nó. Và việc học hỏi kỹ năng lập kế hoạch trong công việc, tiến hành lập kế
hoạch cũng thế. Một bản kế hoạch có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn
thành, nhưng vẫn không thể chắc chắn khi thực hiện, mọi việc sẽ tiến triển đúng với kế hoạch đã đề ra.
- Không nên đánh giá thấp bất kì kỹ năng mềm nào, đặc biệt là đối với sinh viên
sắp ra trường lẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Mọi kỹ năng mềm đều cần thiết và
chắc chắn chúng ta sẽ phải dùng đến chúng trong một tương lai gần. 19
- Mình cần phải hiểu rõ được thế mạnh và yếu của bản thân khi lập kế hoạch và ghi
nhớ những sai phạm mình gặp phải trong bản kế hoạch cũ, cải tiến hơn về tư duy lập kế hoạch của mình.
- Chú trọng nghiên cứu các phương thức lập kế hoạch hợp lí với bản thân mình,
xác định và cải thiện hạn chế, nhờ giúp đỡ khi cần thiết. Vừa nâng cao kinh nghiệm và
kỹ năng, vừa thực hiện tốt công việc của mình.
- Phân ra các nhiệm vụ và thời gian cho từng giai đoạn cụ thể khi làm kế hoạch
công việc theo nhóm, đảm bảo được giám sát và kiểm soát tiến độ của kế hoạch được
đề ra. Chia nhỏ nhiệm vụ và phân công hợp lí.
- Việc liệu kế hoạch có thể tiến triển một cách hiệu quả hay không phần nhiều sẽ
phụ thuộc vào bản kế hoạch được đề ra có hợp lí hay không, các phân tích đưa ra có đúng hay không.
- Ngoài ra, yếu tố kết hợp với đồng nghiệp khi lập và thực hiện bản kế hoạch cũng
rất quan trọng khi làm kế hoạch theo nhóm. 20
Chương 4: KẾT LUẬN
Nhìn chung, dựa theo kết quả của bài tiểu luận về thực trạng cho thấy sinh viên
trường Đại học Gia Định vẫn chưa sử dụng tốt kỹ năng lập kế hoạch trong công việc
và chưa nhận thức nhiều được về tầm quan trọng của kỹ năng mềm này -> dẫn đến
việc các bạn thiếu tính chủ động trong việc học hỏi và cải thiện kỹ năng lập kế hoạch trong công việc.
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kỹ năng lập kế hoạch trong công việc của sinh
viên trường Đại học Gia Định, trong đó, hai yếu tố chính là sinh viên thiếu nhận
thức/nhận thức sai về kỹ năng lập kế hoạch trong công việc và nhà trường chưa chú
trọng đến công tác giảng dạy về kỹ năng mềm này.
Sinh viên cần sở hữu kỹ năng lập kế hoạch trong công việc trước khi ra trường để
đảm bảo hơn về việc làm tương lai của mình, khi mà các nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu
tiên những ứng viên sở hữu kỹ năng mềm tốt. Để có thể làm được điều đó, sinh viên
cần phải trở nên chủ động và năng nổ hơn trong quá trình học tập và làm việc kết hợp
với học hỏi kỹ năng lập kế hoạch trong công việc. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Unica (2023) - Kỹ năng lập kế hoạch trong công việc hiệu quả
Truy cập ngày 06/12/2023: https://unica.vn/blog/ky-nang-lap-ke-hoach-va-to-chuc- cong-viec
[2]. Hải Yến (2023) - Phương pháp lập kế hoạch 5W-1H-2C-5M: “Chìa khóa” để thành công
Truy cập ngày 07/12/2023: https://minitabvietnam.com/phuong-phap-lap-ke-hoach-
5w-1h-2c-5m-chia-khoa-de-thanh-cong
[3]. Mai Phương (2020) – Kỹ năng lập kế hoạch – Lộ trình đi đến thành công
Truy cập ngày 10/12/2023: https://tai-lieu.com/tai-lieu/tieu-luan-ky-nang-lap-ke-
hoach-cach-lap-lo-trinh-di-den-thanh-cong-10991/
[4]. Elizabeth Grace Saunders (2017) – A way to plan if you are bad at planning
Truy cập ngày 10/12/2023: https://hbr.org/2017/07/a-way-to-plan-if-youre-bad-at- planning 22
Document Outline
- I. MỞ ĐẦU
- 1. Tính cấp thiết của vấn đề:
- 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
- 3. Phạm vi nghiên cứu:
- 4. Phương pháp nghiên cứu:
- II. NỘI DUNG
- Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG CÔNG VIỆC
- 1.1 Khái niệm chung:
- 1.2. Phân loại:
- 1.3. Các bước lập kế hoạch:
- 1.4. Tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch trong công việc:
- 1.5. Các phương pháp lập kế hoạch:
- Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP, KINH NGHIỆM RÚT RA CHO BẢN THÂN
- 2.1. Thực trạng
- Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA
- 3.1. Giải pháp
- 3.2. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân
- Chương 4: KẾT LUẬN
- Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG CÔNG VIỆC
- TÀI LIỆU THAM KHẢO