-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn Quản lý học đại cương - Phong Cách Lãnh Đạo Của Adolf Hitler
- Bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác rùng mình khi nghe đến tên Hitler và cũng như việclựa chọn Hitler làm đại diện để phân tích cho phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyênquyền. Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của con người nàytrong lịch sử đấu tranh của nhân loại. Xét qua một người không có sự giáo dục cao,theo Chủ Nghĩa Dân Tộc Đức, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, khôngcó nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thậtlà đáng nể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.Chính phong cách lãnhđạo độc đoán của Adoft Hitler đã làm bao nhiêu người vừa khiếp sợ,vừa tò mò.Bởikhông thể phủ nhận tẩm ảnh hưởng rộng lớn của ông với nước Đức và với toàn thếgiới.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
quản lý học đại cương(huha) 2 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Tiểu luận môn Quản lý học đại cương - Phong Cách Lãnh Đạo Của Adolf Hitler
- Bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác rùng mình khi nghe đến tên Hitler và cũng như việclựa chọn Hitler làm đại diện để phân tích cho phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyênquyền. Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của con người nàytrong lịch sử đấu tranh của nhân loại. Xét qua một người không có sự giáo dục cao,theo Chủ Nghĩa Dân Tộc Đức, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, khôngcó nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thậtlà đáng nể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.Chính phong cách lãnhđạo độc đoán của Adoft Hitler đã làm bao nhiêu người vừa khiếp sợ,vừa tò mò.Bởikhông thể phủ nhận tẩm ảnh hưởng rộng lớn của ông với nước Đức và với toàn thếgiới.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: quản lý học đại cương(huha) 2 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN Mã phách
Họ và tên học viên: Đỗ Đức Hiếu. Ngày sinh: 17/01/2004; Mã học viên:2205XDDA024
Lớp:2205XDDA. Ngành đào tạo: Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước.
Tên Tiểu luận/Bài tập lớn: Ph Adolf Hitler.
Học phần: Quản lý học đại cương.
Giảng viên phụ trách: Trương Quốc Việt.
Học viên kí tên Đỗ Đức Hiếu
Phiếu này bằng 1/2 tờ giấy A4 để rời và đặt sau bìa 1 – trên trang đầu tiên của tiểu
luận; hoặc giữa giấy bóng kính (nếu có) với bìa 1 TIỂU LUẬN
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ADOLF HITLER Lời mở đầu -
Bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác rùng mình khi nghe đến tên Hitler và cũng như
việc lựa chọn Hitler làm đại diện để phân tích cho phong cách lãnh đạo độc đoán, lOMoAR cPSD| 45740413
chuyên quyền. Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng vô cùng lớn của con
người này trong lịch sử đấu tranh của nhân loại. Xét qua một người không có sự giáo
dục cao, theo Chủ Nghĩa Dân Tộc Đức, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế
chiến, không có nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu
của Hitler thật là đáng nể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.Chính
phong cách lãnh đạo độc đoán của Adoft Hitler đã làm bao nhiêu người vừa khiếp
sợ,vừa tò mò.Bởi không thể phủ nhận tẩm ảnh hưởng rộng lớn của ông với nước Đức và với toàn thế giới. -
Qua bài tiểu luận này, thông qua một nhân vật lịch sử rất nổi tiếng Adoft Hitler
em sẽ đi sâu vào phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán, ưu điểm và nhược điểm.
Từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp để vận dụng vào thực tế. Bởi không có phong
cách nào là hoàn thiện, mỗi phong cách đều có cái hay, cái dở riêng. Vấn đề là ta phải
nhìn nhận dưới con mắt khách quan. Từ đó rút ra những bài học cần thiết. Tóm lại,
trong tiểu luận này, em xin trình bảy những nội dung chính như sau:
*Đối tượng nghiên cứu: - Phong cách lãnh đạo độc đoán của Adoft Hitler.
*Phạm vi nghiên cứu: -Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán trong cuộc sống
hàng ngày, trong vai trò một nhà lãnh đạo và trong quân sự của Adolf Hitler.
*Mục tiêu nghiên cứu: - Giúp hiểu được phong cách lãnh đạo độc đoán một cách
toàn diện. - Thấy được ưu nhược điểm của phong cách này ở Hitler. -
Rút ra những giải pháp cho Hitler và cho mọi người để cái thiện phong cách
lãnh đạo và lựa chọn cách lãnh đạo phù hợp.
Chương 2: Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler:
2.Thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler:
2.1.1. Sơ lược về Hitler: -
Adolf Hitler sinh năm 1889, mất năm 1945, là Lãnh tụ Đảng Quốc xã Đức,
Thủ tướng Đức, giữ chức Tư lệnh Tối cao kiêm Tham mưu trưởng Quân lực chỉ huy
ba binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân. 2.1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler:
-Một trong những tố chất độc tài – chuyên chế, Hitler là một đại diện tiêu biểu cho
phong cách lãnh đạo độc đoán. Điều đó được chứng minh qua những hành động
trong đời sống riêng khi Hitler đối xử với những người dưới trong cuộc sống hàng
ngày, trong công việc với mọi quyết định và hành xử của ông. Trong đời thường
Hitler độc đoán cho rằng mình luôn đúng và không chịu sửa các thói quen cổ quái
của mình. Ông không quan tâm đến chức năng quản lí quốc gia của một Thủ tướng,
thiếu kiến thức điều hành Chính phủ nhưng lại không chịu học. Ông tự bố trí việc tiếp
khách, không ưa ai thì không tiếp, dù là việc khẩn đến đâu. Ông ít ngồi, hay đi lại
trong phòng, ghét viết lách và hay ra lệnh bằng miệng cho bất cứ ai. Ngủ dậy trễ, vừa
ăn sáng, vừa đọc báo, sau đó tạt qua phòng làm việc một lát để làm những việc ông
quan tâm. Bữa ăn trưa, bắt đầu lúc 14h hoặc 15h với vài chục cộng sự nhưng không lOMoAR cPSD| 45740413
ai ưa ông. Nhưng sau khi trên mặt trận phía tây, quân Đức ở Bắc Phi đầu hàng, Đồng
minh chiếm đảo Sicile của Ý; Hitler ngày một cô đơn, ông không ăn chung với các
hầu cận nữa và chỉ còn diễn thuyết có hai lần trước đám đông
-Ăn tối một mình và xem phim, đây là thú tiêu khiển duy nhất. Trong vai trò là nhà
lãnh đạo. Chiếm quyền độc tài trong đảng Khi Hitler có quyết định xin rút khỏi Đảng
Quốc xã, trung ương đảng đã khước từ ý nguyện của ông vì khi Hitler ra đi thì đảng
chắc chắn sẽ tan rã. Sau khi nhận thức rõ vai trò của mình, ông buộc các nhà lãnh đạo
khác của đảng phải nhượng bộ. Ông xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo
độc tôn của đảng. Tháng 7 năm 1921, nguyên tắc lãnh đạo được thiết lập, trở thành
điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đó cho Đế chế thứ ba - Thiết lập thể
chế độc tài Nghị viện và chính quyền bang bị giải tán ngay trong năm đầu Quốc xã
nắm quyền lực. Hitler giữ quyền bổ nhiệm thị trưởng Berline, Hamburg và Wien (sau
1938, khi Áo được sáp nhập) Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định
Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đàng chính trị duy nhất ở Đức.
Ngày 30 tháng 1 năm 1934, Hitler hoàn tất công việc thông qua Luật Tái lập Đế chế.
Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành ban được chuyển về Trung ương,
mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang
được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế. *Trong quân sự: -
Phong cách độc đoán của Hitler càng thể hiện rõ khi ông nói: “Tôi không yêu
cầu các tướng lĩnh phải hiểu mệnh lệnh của tôi, mà chỉ yêu cầu họ chấp hành.” Hitler
thể hiện tính độc đoán của mình khi cho rằng mình có thiên tài quân sự, bằng chứng
là sau khi chiếm được Pháp, ông phớt lờ các tướng Đức. Trong cuộc tấn công Liên
Xô, Hitler nghĩ rằng chỉ vài tuần là chiếm được Moskva nên quân Đức đã không
mang áo rét, do đó bị cầm chân trong băng tuyết ở Moskva, chúng bị thua đau đớn
trước sự phản công của quân Nga. Lúc đó Hitler không cho Đức rút lui theo ý kiến
của các tướng vì vậy thiệt hại càng nặng nề. Như mọi lần ông lại đổ lỗi cho cấp dưới
khiến các tướng phải từ chức. Trên mặt trận phía Tây, quân Đức ở Bắc Phi đầu hàng,
Đồng minh chiếm đảo Sicile của Ý, Mussolini bị hạ bệ. Khi Đồng minh đổ bộ
Normandy, Hitler vẫn không tin là quân Đức thua, ông vẫn ra lệnh chiến đấu tới
cùng, mắng nhiếc các tướng lĩnh. Cuối cùng để bảo vệ danh dự và không bị người
khác coi thường Hitler đã tự tử
2.1.3. Ưu và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Hitler: *Ưu điểm: -
Hitler có tài quân sự kết hợp với tài hùng biện xuất sắc, do đó việc vận dụng
phong cách lãnh đạo chuyên chế độc đoán đã phát huy được toàn bộ những khả năng
của ông, giúp ông đạt được những thành công theo mục đích của mình Thay đổi toàn 2 lOMoAR cPSD| 45740413
bộ đất nước, nước Đức đang trong tình trạng khủng hoảng sau chiến tranh nên cần
những chính sách kinh tế mới làm cho Đức vực dậy, những tư tưởng Hitler đưa ra là
mới là vì vậy để thực hiện những tư tưởng đó yêu cầu phải sử dụng phong cách lãnh
đạo độc đoán là phù hợp nhất. Việc sử dụng phong cách độc đoán giúp Hitler giải
quyết công việc một cách nhanh chóng, đảm bảo đạt được mục tiêu chính xác. Thể
hiện ở việc chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm kề từ khi Hitler công khai truyền tư
tưởng độc tài đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, từ những bước đi đầu tiên
trong Đảng Quốc xã đến việc nắm quyền cao nhất nhà nước, từ việc vực nước Đức
lên về nền kinh tế tới việc xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh, từ việc khởi
động chiến tranh thế giới thứ hai đến những thắng lợi đạt được trong chiến tranh. Tất
cả đều được áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền. Với việc sử dụng
phong cách lãnh đạo độc đoán giúp Hitler thâu tóm quyền lực về mình cả về chính
trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao việc thâu tóm quyền lực đó giúp những quyết định
của Hitler rất uy lực, cũng như làm thất bại những tham vọng lật đổ ông. Về quân sự,
việc lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo chuyên quyền là yêu cầu cao nhất, vì bản
chất của quân đội là nhận thông tin từ trên xuống, chấp hành và thực hiện. Hitler đã
xây dựng được một lực lượng quân đội hùng mạnh. Tóm lại, qua việc phân tích ưu
điểm chúng ta thấy rằng việc áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán là rất cần thiết
đối với Hitler nói riêng và Nhà nước Đức nói chung trong thời kỳ đó. Bởi vì yêu cầu
đặt ra cao nhất trong thời kỳ này chính là làm sao để đưa nước Đức vực dậy một cách
nhanh chóng nhất có thể, cả về chính trị, kinh tế, quân sự và chỉ có lãnh đạo theo
phong cách độc đoán chuyên quyền mới làm được. *Nhược điểm:
-Việc lãnh đạo theo mang cách độc lập của Hitler là điều cần thiết, tuy nhiên phong
cách nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Có phong cách phù hợp với hoàn cảnh,
tình huống này nhưng không phù hợp với hoàn cảnh, tình huống khác. Hitler là một
con người vận dụng phong cách độc đoán, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khi
tư tưởng của người lãnh đạo này bị sai lệch mà không ai có thể ngăn chặn, làm phát
động chiến tranh thế giới thứ hai và nhận thất bại nặng nề. - Mặt khác của phong cách
lãnh đạo độc đoán còn thể hiện rất rõ: Thói ngông nghênh trong lúc làm việc của ông,
không để ý đến trọng trách quốc gia, chỉ để ý đến quyền lực trong tay mình.
⇒ Tạo ra rất nhiều kẻ chống đối muốn lật đổ ông. -
Hitler quá tự tin vào tài năng của bản thân, ngủ quên trong chiến thắng, không
nghe lời khuyên của ai ⇒ hoang đường ⇒ điều đó đã làm cho Hitler phải nhận những
thất bại cay đắng. Hạn chế tinh thần sáng tạo của cấp dưới trong các tình huống quân
sự. Cấp dưới sợ ông, không trung thành, thậm chí là ghét ông. Có nhiều quyết định
sai lầm, chịu thất bại trong đế chế 2 do không nghe ý kiến cấp dưới. Không chịu nhận
lỗi về mình mà đánh đổi cả cái chết. Phong cách lãnh đạo độc đoán đã làm cho Hitler
xa rời ý chí nguyện vọng của nhân dân, không thương dân. Khi gặp thất bại ⇒ đổ lỗi
cho người khác, không chịu nhận cái sai về mình. Hitler đàn áp rất dã man những
người chống đối mình, người bị buộc từ chức, kẻ bị giết, kẻ bị ép chết không từ một lOMoAR cPSD| 45740413
ai ⇒ bị nhiều người căm ghét. Tóm lại, phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler
mang cả ưu và nhược điểm, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Hitler chính là
nguyên nhân dẫn tới thất bại lớn nhất cuộc đời ông và gây thảm họa cho người Đức
và cả thế giới lại xuất phát từ chính quan điểm mục tiêu sai lầm, kết hợp với sự độc
đoán chuyên quyền của ông đã làm cho Hitler trở thành một kẻ vĩ đại nhưng bị căm ghét.
2.1.4. Nhận xét và rút ra bài học:
Nhận xét Trong hoàn cảnh của Hitler ở Đức, sau thảm họa của chiến tranh thế giới
thứ nhất để lại, việc ông ấy có và áp dụng phong cách lãnh đạo độc đáo là rất cần
thiết. Bởi vì yêu cầu đặt ra cao nhất trong thời kỳ này chính là làm sao để đưa nước
Đức vực dậy một cách nhanh chóng nhất có thể, cả về chính trị, kinh tế, quân sự và
chỉ có lãnh đạo theo phong cách độc đoán chuyên quyền mới làm được. Bên cạnh đó,
không phải phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler lúc nào cũng tốt và cần thiết. Có
phong cách phù hợp với hoàn cảnh, tình huống này nhưng không phù hợp với hoàn
cảnh, tình huống khác việc. Hitler áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán quá nhiều
và vào những hoàn cảnh không phù hợp như phát động chiến tranh thế giới thứ 2
tháng 9 năm 1939 hay thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi
(các đối thủ chính trị) và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái, Châu Âu cùng một
số nhóm chủng tộc, tôn giáo, như người Digan, người Slav, người đồng tính luyến ái,
người tàn tật (còn gọi là “đại đồ sát dân Do Thái”). Chính ông là người giúp nước
Đức phục hồi kinh tế, chính trị, quân sự, sau chiến tranh thế giới thứ nhất và lúc đó
đại đa số người Đức đều ủng hộ ông và tin rằng ông sẽ thay đổi cả nước Đức. Cũng
chính ông bị nhiều người quay lưng, căm ghét, các cuộc ám sát ngầm càng nhiều sau
khi nước Đức trở nên lớn mạnh, ông tiến đến việc xâm lược bên ngoài, và bị hầu hết
mọi người phản đối vì vừa là yếu tố đạo lý, nhân đạo con người vừa thực tế hơn nữa
chính là: Nước Đức vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến lớn; nếu khiêu khích chiến
tranh bây giờ sẽ có nguy cơ gặp thảm họa. 3. Kết luận:
-Trong trường hợp của Hitler, nhờ vào sự lãnh đạo độc đoán mà đã đem lại những
thành công vang dội nhưng cũng vì quá độc đoán, chuyên quyền, không lắng nghe ý
kiến của mọi người nên đã thất bại thảm hại. Từ đó ta có thể kết luận rằng, phong
cách lãnh đạo độc đoán nói riêng và những phong cách lãnh đạo nói chung đều có hai
mặt, hiểu rõ hai mặt và vận dụng một cách khéo léo phù hợp vào từng tình huống cụ
thể thì việc lãnh đạo mới đem lại hiệu quả tích cực. Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo
thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi
phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết
phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn
phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng 4 lOMoAR cPSD| 45740413
một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc,
trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin. Tuy
nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt các phong
cách lãnh đạo một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể. Những nhà lãnh đạo
tương lai phải biết trông vào một viễn cảnh thực tế và xác định những giá trị xứng
đáng cho tổ chức mà họ muốn dẫn dắt. Họ phải giao tiếp và có khả năng tạo động lực
cho nhân viên hiệu quả hơn những gì mà các nhà lãnh đạo trong quá khứ đã làm. Họ
phải trở nên nhạy bén trước những thay đổi liên tục trong điều kiện hiện nay. Những
nhà lãnh đạo kiểu này sẽ phải khai thác tối đa tài năng và khả năng sáng tác mà tổ
chức của họ sở hữu, từ nhân viên cho đến những người ở vị trí cao.
PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ Điểm thống nhất của bài Chữ kí chấm thi thi xác nhận của cán Bằng bộ nhận CB chấm thi số 1 CB chấm thi số 2 Bằng chữ số bài thi
Trang này học viên đóng vào cuối tiểu luận/bài tập lớn (sau trang bìa sau)