-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Nguồn , bản chất và vai trò của pháp - Giải tích | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Giải tích
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46958826 lOMoARcPSD|46958826 BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT ----o0o----
BÀI TẬP GIỮA KỲ: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT NHÓM: 6
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 lOMoARcPSD|46958826 BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT ----o0o----
ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
GVHD: Nguyễn Đình Sinh Nhóm: 6
Trưởng nhóm: Nguyễn Tấn Tài Thành viên: 1.Nguyễn Tấn Tài - 2036210623 2.Đỗ Nguyễn Thu Phương - 2036210318 3.Phạm Quốc Thắng - 2036210365 4.Hoàng Thị Phương - 2036210167 5.Huỳnh Anh Thư - 2036212205 6.Trịnh Thị Tân - 2036210168 lOMoARcPSD|46958826
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021 lOMoARcPSD|46958826 Lời cảm ơn
Đầu tiên, cho chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối
với các thầy cô của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em được học tập và rèn luyện. Đặc biệt, chúng em
cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn –Thầy Nguyễn Đình
Sinh đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp cho
chúng em sự tự tin để hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức khá sâu rộng và thời gian nghiên
cứu có hạn nên bài tiểu luận của nhóm em sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để chủ đề này có điều kiện hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em kính chúc Thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn
trong sự nghiệp “trồng người”. Chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu
dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! lOMoARcPSD|46958826 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………...………………………...……………………….........…1
PHẦN NỘI DUNG…..…………………………………………………………….……....2
1. PHÁP LUẬT……………….……....………...………...………………………………..2
1.1 Pháp Luật là gì?..............................................................................................................................................2
1.2 Nguồn gốc của Pháp Luật……………………………………………………… …....2
2. BẢN CHẤT THẬT SỰ CỦA PHÁP LUẬT......…….………….….……….……….....3
2.1. Bản chất của Pháp Luật thể hiện qua tính giai cấp……………………………...….3
2.2. Bản chất của Pháp Luật thể hiện qua tính xã hội…………………..…………...…..4
3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT…………….……………....…..……………….…..........4
3.1 Vai trò của pháp luật đối với xã hội………………………………….……………….4
3.1.1. Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội....5
3.1.2. Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội; để giải quyết tranh chấp trong xã hội.5
3.1.3. Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người; bảo đảm dân chủ, bình
đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội……...5
3.1.4. Vai trò giáo dục của pháp luật với đất nước………………………..…………….......6
3.2 Vai trò của pháp luật đối với lực lượng cầm quyền…………………………..……...6
3.2.1. Pháp luật thể chế hoá chủ trương, đường lối, chỉnh sách của lực lượng cầm quyền..6
3.2.2. Pháp luật là vũ khỉ chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng chổng lOMoARcPSD|46958826
đối trong xã hội………………………………………………………….……………..........7
3.3 Vai trò của pháp luật đối với nhà nước………………………………………….........7
3.3.1. Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lí vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước…………......7
3.3.2. Pháp luật là công cụ bảo vệ nhà nước, bảo đảm an toàn cho các nhân viên nhà nước;
để kiểm soát quyền lực nhà nước; để nhà nước tổ chức và quản lí mọi mặt của đời sống xã
hội.....................................................................................................................................................................................7
3.3.3. Pháp luật là cơ sờ pháp lí cho tổ chức và hoạt động của bộ mảy nhà nước……….....8
3.3.4. Pháp luật là cơ sờ để xây dựng đội ngũ nhãn viên nhà nước “vừa hồng, vừa
chuyên”……………………………………………………………………….…………........8
3.4 Vai trò của pháp luật đối với các công cụ điều chỉnh khác………………….……......8
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………….………….……………..….....10
TÀI LIỆU THAM KHẢO…....………………….………………….…..……………..........11 lOMoARcPSD|46958826 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương
tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói
chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà
nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức,
làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật
được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng
một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển
các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Do đó, việc hiểu rõ pháp luật là
một điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhóm quyết định chọn đề tài “ Nguồn gốc,
bản chất và vai trò của pháp luật”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Tìm hiểu “ Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật “ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về vai trò Pháp Luật trong đời sống xã hội hiện. Và giúp chúng ta sẽ có những
nhận thức đúng đắn về pháp luật và thực hiện đúng Pháp Luật.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Phân tích khái niệm, nguồn gốc và bản chất của Pháp luật. lOMoARcPSD|46958826
Nêu rõ vai trò của Pháp luật để thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đối lượng nghiên cứu của đề tài là Nguồn gốc, bản chất và vai trò của Pháp luật của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về không gian: trên phạm vi trên cả nước.
Giới hạn về thời gian: từ lúc hình thành pháp luật đến nay.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm rõ nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật.
Đồng thời, chỉ ra tầm quan trọng của pháp luật đối với mọi người.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh, sinh
viên khi nghiên cứu về Pháp luật. lOMoARcPSD|46958826 lOMoARcPSD|46958826 PHẦN NỘI DUNG 1. P HÁP LUẬT:
1.1 Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với
lợi ích của giai cấp mình.
- Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ
không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói
chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản
lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý
thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
1.2 Nguồn gốc của Pháp Luật:
- Nguồn gốc của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học
lý luận vê nhà nước và pháp luật, đồng thời cũng là đối tương dấu tranh giữa
quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về pháp luật. Từ đó chúng ta cần
phải nghiên cứu nguồn gốc của pháp luật để có nhận thức đúng đắn về bản
chất, chức năng, vai trò và mục đích của pháp luật trong xã hội.
- Có khá nhiều quan điểm khác nhau xuay quanh nguồn gốc của pháp luật.
Tuy nhiên về cơ bản thì có hai quan điểm trái ngược nhau là quan điểm duy
tâm và quan điểm duy vật.
+Theo quan điểm duy tâm thì pháp luật là sản phẩm của thượng đế (thuyết
thần học) . Thượng đế sinh ra nhà nước thì cũng tạo ra pháp luật cho nhà nước.
Vì coi pháp luật như là ý chí của thượng đế thì việc tuân theo pháp luật trở lOMoARcPSD|46958826
thành điều bắt buộc, nếu không tuân theo sẽ bị thượng đế trừng phạt. Dựa vào
quan điểm đó mà giai cấp thống trị lợi dụng để phục vụ cho việc cai trị của
họ.Sai lầm của quan điểm duy tâm ở đây là không xem nguồn gốc của pháp
luật là xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của con người. Đồng
thời quan điểm này hiện nay cũng được cho không khoa học và có học thuyết phản tiến bộ.
+Khác với quan điểm duy tâm thì theo chủ nghĩa duy vật, đặc biệt là theo học
thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước và pháp luật là hai phạm trù lịch sử
cơ bản của đời sống chính trị - xã hội, cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển
và cùng tiêu vong trong những điều kiện lịch sử nhất định.
- Theo như chúng ta biết, chế độ xã hội cộng sản nguyên thủy không có sự xuất
hiện của nhà nước nên cũng không có pháp luật. Vì vậy hành vi của con người
lúc này được điều chỉnh theo tập quán và tín ngưỡng tôn giáo, những điều đó
được coi là các quy phạm chung của xã hội. Khi lịch sử phát triển đến giai đoạn
chế độ tư hữu và xã hội bắt đầu phân chi giai cấp thì các quy phạm chung ban đầu
không còn phù hợp. Xung đột giữ các giai cấp diễn ra ngay gắt, khó có thể điều
hòa thì trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, để tổ chức,quản lí xã hội lúc bấy
giờ. Sau khi hình thành và phát triển nhà nước đã đưa ra một loạt các quy tắc mới
để đhiều chỉnh lại các mối quan hệ xã hội cơ bản giữa các giai cấp và tầng lớp
khác nhau. Loạt quy tắc mới này được gọi là pháp luật.
- Tuy nhiên, sự hình thành của pháp luật cũng phải trải qua một quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu và bổ sung chứ không phải có ngay được. Trên cơ bản thì pháp
luật được tổng kết và hình thành từ ba nguồn sau:
Nguồn thứ nhất: Thừa nhận các phong tục, tập quán đã có từ lâu, phù hợp với ý
chí và lợi ích xã hội. Sau đó chính thức công khai xác nhận đó cũng là pháp luật
nhà nước, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Tập quán
đó gọi là tập quán pháp. lOMoARcPSD|46958826
Nguồn thứ hai: Thừa nhận các quyết định có trước về một vụ việc cụ thể của
cơ quan hành chính, xét xử mà đã được nhà nước công nhận là khuôn mẫu để giải
quyết những vụ việc tương tự. Hay nói là nhà nước thừa nhận các tiền lệ pháp và án lệ của Tòa án.
Nguồn thứ ba: Nhà nước tìm hiểu và nghiên cứu để ban hành những quy tắc xử
sự mới để điều chỉnh lại các quan hệ xã hội mới nảy sinh do sự phát triển của xã
hội và sự hình thành hệ thống văn bản pháp luật.
Qua sự trình bày trên về nguồn gốc của pháp luật, ta có thể nhận ra được rằng
pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành. Pháp luật ra đời cùng
nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực của nhà nước, duy trì nhằm
bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, ổn định các mối quan hệ xã hội với nhau. Như
vậy, pháp luật ra đời như một yếu tố khách quan, nhằm đáp ứng nhu câu xã hội
để quản lí xã hội khi có sự tranh chấp lợi ích của các giai cấp. Nhà nước chủ nô
được xem là những tổ chức quyền lực chính trị đầu tiên trong lịch sử đã cắm mốc
cho sự khởi đầu lịch sử pháp luật trên thế giới.
2. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT:
2.1 Bản chất của Pháp Luật thể hiện qua tính giai cấp:
- Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó
đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm
trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể
hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí
của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.
– Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục
đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ
xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp lOMoARcPSD|46958826
với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị; là
công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
- Thông qua nhà nước, giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền thực hiện sự
thống trị xã hội trên các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật:
- Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trước
hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn
của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
- Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.
2.2 Bản chất của Pháp Luật thể hiện qua tính xã hội:
- Ngoài tính giai cấp, nhà nước còn có tính xã hội. Với tư cách là tổ chức công
quyền, đại diện cho xã hội, trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
mình, nhà nước bên cạnh phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền còn tính đến lợi
ích của toàn xã hội. Nhà nước cần giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội,
bảo đảm duy trì các giá trị xã hội đã đạt được, duy trì xã hội trật tự, ổn định để
phát triển, bảo đảm lợi ích tối thiểu của các giai cấp đối lập.
– Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn
lọc tự nhiên” trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ
những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua
nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan” được số đông trong xã
hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.
– Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là
thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các lOMoARcPSD|46958826
hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã
hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.
Ví dụ về bản chất xã hội của pháp luật:
- Bộ luật Hình sự cũ không quy định các chủ thể là pháp nhân thương mại nhưng
do điều kiện xã hội phát sinh thêm chủ thể này nên Bộ luật Hình sự sau này đã
kịp sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội
3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT:
- Vai trò của pháp luật được nhìn nhận ở những phạm vi khác nhau, từ khái quát
chung nhất đến cụ thể, chi tiết hơn…Vai trò của pháp luật được xem xét ở nhiều
góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh, nhiều chiều.
- Tuy nhiên, để nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của pháp luật, cần
phải đặt pháp luật trong từng mối quan hệ cụ thể giữa nó với sự vật, hiện tượng khác.
3.1 Vai trò của pháp luật đối với xã hội:
- Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ
để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội. Ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội.
3.1.1.Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội:
- Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức
hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người
xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật
còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã
hội. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành. lOMoARcPSD|46958826
- Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào
là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn
cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.
- Pháp luật tăng cường các xu hướng phát triển tốt của các quan hệ xã hội, khuyến
khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn cản những quan hệ xấu trong xã hội. Từ đó,
định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ sự tồn tại của
những quan hệ xã hội đó.
3.1.2.Pháp luật là cơ sở
a/ Để đảm bảo an toàn xã hội:
- Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện xây
dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có
đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn thế giới. An toàn xã
hội được hiểu là trạng thái của đời sống xã hội.Đất nước có một nền chính trị ổn
định, không bạo động, không chống phá nhà nước và biểu tình, vũ trang nhân
dân,.. Người dân được sống và học tập làm việc ở môi trường an toàn, không bị
xâm phạm.Pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự chung và thiết chế cho mọi
người. Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội và quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt đối với những chủ thể có hành vi
xâm hại đến an toàn xã hội, thiết lập cơ chế bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
b/ Để giải quyết tranh chấp trong xã hội:
- Trong xã hội con người sống với nhau không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh
chấp. Xã hội càng phát triển thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên.
Pháp luật là căn cứ để các bên có căn cứ để phân định ai đúng ai sai, là chuẩn
mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh lOMoARcPSD|46958826
chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.
3.1.3.Pháp luật là phương tiện
a/ Bảo đảm và bảo vệ quyền con người:
- “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ).
Quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận.
- Pháp luật vừa quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau,
vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm
những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt
nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.
b/ Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội:
- Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị của
nhân loại. Dân chủ được hiểu là nhân dân làm chủ. Người dân có quyền tự quyết
các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội.
-Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân
dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt
động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân.
- Pháp luật là bình đẳng ai cũng như ai giữa mọi người, không có phân biệt về
nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm
chính trị, tài sản. Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường dù
mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau. Người có công thì được thưởng, kẻ có
tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng. lOMoARcPSD|46958826
- Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ,
thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người
ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các
giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.
c/ Bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội:
- Phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Chỉ có phát triển
bền vững mới tạo được sự ổn định và nền tảng tốt nhất cho mỗi đất nước. Pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng
kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường.
3.1.4.Vai trò giáo dục của pháp luật với đất nước:
- Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ qua
việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân có thể
học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư
tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội.
- Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp
luật, sống và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành
động tốt, hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi
người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.
3.2 Vai trò của pháp luật đối với lực lượng cầm quyền:
3.2.1.Pháp luật thể chế hoá chủ trương, đường lối, chỉnh sách của lực lượng cầm quyền:
- Do được đảm bảo bằng nhà nước nên pháp luật luôn được các lực lượng cầm
quyền sử dụng như một công cụ để truyền tải các chủ trương chính sách của
mình. Bằng pháp luật, các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của lực
lượng cầm quyền nhanh chóng được truyền bá rộng rãi, công khai trên toàn xã
hội. pháp luật vừa là một hình thức thể hiện đường lối, chính sách của lực lượng lOMoARcPSD|46958826
cầm quyền, vừa là một phương tiện quan trọng làm cho đường lối, chính sách của
lực lượng cầm quyền đi vào đời sống, trở thành hiện thực trong đời sống.
- Pháp luật là công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền lực tư tưởng của giai cấp cầm
quyền. Chính vì vậy, các lực lượng chính trị trong xã hội luôn tìm cách giành lấy
chính quyền để thông qua đó biến chủ trương, đường lối của mình thành pháp luật.
3.2.2.Pháp luật là vũ khỉ chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự
phản kháng chổng đối trong xã hội:
- Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp luôn diễn ra dưới những hình thức,
tính chất, mục tiêu khác nhau. Theo Lênin, “chính quyền là thiên đường”, vì vậy,
các lực lượng đói lập luôn tìm đủ mọi cách giành chính quyền về tay mình. Trong
điều kiện đó, pháp luật trở thành vũ khí chính trị sắc bén để bảo vệ địa vị cũng
như tư tưởng, đường lối của lực lượng cầm quyền, chống lại sự phản kháng,
chống đối của các lực lượng đối lập, thù địch.
- Thực tế cho thấy, các hành vi chống phá chính quyền, âm mưu lật đổ chính
quyền thường bị coi là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất, bị trừng trị
nghiêm khắc nhất. Pháp luật ngăn cản việc truyền bá cũng như hạn chế sự ảnh
hưởng của các hệ tư tưởng đối lập.
3.3 Vai trò của pháp luật đối với nhà nước:
3.3.1.Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lí vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước.
- Sự hợp pháp không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân nhà nước mà còn có ý nghĩa
chi phối mạnh mẽ đối với cả những lực lượng chống đối nhà nước, nhiều khi nó
còn có khả năng ngăn cản các âm mưu chính biến. Chính vì vậy, các chính quyền
nhà nước cho dù được tạo nên bằng con đường nào thì sự tồn tại của nó đều cần đến một sự hợp pháp.
- Ngày nay, sau những cuộc đấu tranh giành chính quyền, lực lượng nào giành
được chính quyền cũng luôn tìm cách họp pháp hoá sự tồn tại của chính quyền đó lOMoARcPSD|46958826
bằng cách tổ chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà
nước trên cơ sở của hiến pháp.
3.3.2. Pháp luật là công cụ
a/ Bảo vệ nhà nước, bảo đảm an toàn cho các nhân viên nhà nước:
- Pháp luật là công cụ sắc bén để nhà nước tự bảo vệ mình, ngăn chặn các hành vi
chống đối chính quyền, làm suy giảm uy tín và sức mạnh của chính quyền.
- Nhờ có pháp luật, nhà nước được bảo vệ an toàn, tính tôn nghiêm của chính
quyền được nâng cao, các nhân viên nhà nước được sống, làm việc trong môi
trường an toàn, tạo tiền đề để thực hiện tốt chức năng tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội.
b/ Để kiểm soát quyền lực nhà nước:
- Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, “nhà nước luôn luôn cỏ xu hướng lạm quyền, tham
nhũng, độc tài, chuyên chế trở thành những bệnh chung của mọi xã hội có nhà
nước”. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do cá nhân đòi hỏi
phải có sự giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây là công việc rất khó
khăn, phức tạp, được thực hiện bằng nhiều công cụ, trong đó pháp luật là công cụ
quan trọng bậc nhất. Pháp luật quy định việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước, chế độ trách nhiệm của các cơ quan, nhân viên nhà nước, quy định các biện
pháp chế tài đối với hành vi lạm quyền, tham nhũng... của các cơ quan, nhân viên
công quyền. Pháp luật quy định cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà
nước, bao gồm cơ chế kiểm soát trong nội bộ bộ máy nhà nước và cơ chế kiểm
soát của xã hội đối với bộ máy nhà nước.
c/ Để nhà nước tổ chức và quản lí mọi mặt của đời sống xã hộ:
- Quản lí xã hội là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên
cơ sở một hệ thống thể chế rõ ràng, minh bạch. Để quản lí xã hội, có nhiều công lOMoARcPSD|46958826
cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, quy
định của các cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội... Mỗi công cụ đều vừa có
những mặt mạnh, vừa có những hạn chế nhất định, không có công cụ nào là vạn
năng. Với những ưu thế vượt trội như tính quyền lực nhà nước (tính bắt buộc
chung, tính cưỡng chế), tính xác định về hình thức, tính quy phạm phổ biến...,
pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một
cách nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trên quy mô cả nước. Do
vậy, pháp luật đã trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả nhất để nhà nước tổ
chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội.
- Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách đối nội, đối
ngoại của nhà nước, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh,
quốc phòng..., xác định địa vị pháp lí của các cá nhân, tổ chức xã hội, xác định
hành lang, khuôn khổ pháp lí cho hoạt động của các chủ thể xã hội, xác định các
biện pháp kiểm tra giám sát và xử lí những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội...
3.3.3. Pháp luật là cơ sờ pháp lí cho tổ chức và hoạt động của bộ mảy nhà nước:
- Pháp luật quy định con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác lập mối quan hệ công tác
trong nội bộ bộ máy nhà nước cũng như giữa các cơ quan, nhân viên nhà nước
với các cá nhân, tổ chức trong xã hội...
- Pháp luật thiết lập khuôn khổ cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình
thức, phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động của các cơ quan, nhân viên
nhà nước. Nhờ có pháp luật, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trở
nên khoa học, đồng bộ, nhịp nhàng, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ
trống trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước; các cơ quan, nhân
viên nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình một cách dễ dàng, có hiệu quả.