Tiểu luận nguồn gốc của sự phát triển - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ trước tới nay, cả trong tự nhiên và xã hội đều tồn tại mâu thuẫn, Mâu thuẫn là cái tất yếu trong đời sống, nó tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tinh thần. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh STT: 16 MSSV: 31221024926 Bài Làm
Từ trước tới nay, cả trong tự nhiên và xã hội đều tồn tại mâu thuẫn, Mâu thuẫn là cái
tất yếu trong đời sống, nó tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tinh thần.
Mâu thuẫn tồn tại song hành cùng sự vật hiện sự việc từ lúc sự vật sự việc bắt đầu cho tới
khi sự vật sự việc đó kết thúc.
Có thể thấy, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật quan
trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật vì nó
vạch ra nguồn gốc sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Kể từ khi ra đời,
phép biện chứng duy vật đã trở thành công cụ nhận thức khoa học, sắc bén của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động, của nhân loại tiến bộ trong công cuộc nhận thức, cải tạo tự
nhiên và xã hội. Nó giúp con người mở mang tri thức, hiểu rõ hơn về thế giới, từ đó phát
triển, cải tiến thế giới. V.I.Lênin khẳng định rằng: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh
giữa các mặt đối lập”. Vì vậy trong bài tiểu luận này em xin phép trình bày về lý luận của
phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, từ đó vận
dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. NỘI DUNG
1. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
1.1 Vị trí, vai trò của quy luật:
Quy luật thể hiện bản chất của phép biện chứng, là hạt nhân của phép biện chứng, bởi
nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật-vấn đề
nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển.
1.2 Các khái niệm, phạm trù liên quan:
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, thuộc tính, những tính quy định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã
hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Các
mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau,
xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa
chúng tạo ra sự phù hợp, cân bằng, liên hệ, phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau.
Theo V.I.Lênin: “Sự thống nhất (phù hợp đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt
đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối,sự đấu tranh của các mặt đối lập
bài trừ nhau là tuyệt đối, cũng sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.” •
Các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại,
không có mặt này thì không có mặt kia; •
Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau; •
Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn
tại những yếu tố giống nhau.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là các mặt đối lập tác động qua lại với nhau theo xu
hướng bài trừ phủ định lẫn nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, còn
thống nhất giữa chúng chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện.
Mâu thuẫn biện chứng
Theo Ph.Ăngghen thì: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa
đựng sự mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc
biệt cựu sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng
sự mâu thuẫn... sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó
nhưng lại vừa là cái khác.”
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá
của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát
triển của chúng. Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Hiểu đơn giản, mâu thuẫn là cái tồn tại
khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã
hội và tư duy. Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự
tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng:
Căn cứ vào sự tồn tại, và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng • Mâu thuẫn cơ bản • Mâu thuẫn không cơ bản
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
trong mỗi giai đoạn nhất định • Mâu thuẫn chủ yếu • Mâu thuẫn thứ yếu
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với 1 sự vật, hiện tượng • Mâu thuẫn bên ngoài • Mâu thuẫn bên trong
Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai
cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định • Mâu thuẫn đối kháng •
Mâu thuẫn không đối kháng
Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
- Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khi cuộc đấu
tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt và có điều kiện chín muồi thì sự thống của cả
hai cũng bị phá hủy, các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa của các mặt đối
lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Các
mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức.
- Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại
nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.
(VD: mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật đổ giai cấp tư sản).
- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hóa thành mặt đối lập mới.
- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau.
⇨ Trong sự vật mới lạ có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu
tranh với nhau tác động theo hướng phủ định/thống nhất, làm cho sự vật ấy lại chuyển
hóa thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vật mà các sự vật hiện tượng thường xuyên
biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của mọi quá
trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
2. VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
2.1 Hoàn cảnh thực tiễn
Là một sinh viên năm nhất, phải rời xa vòng tay bố mẹ bước vào một môi trường mới
đầy lạ lẫm, em cũng đã và đang đối mặt với những khó khăn và mâu thuẫn. Hiện nay ở
nước ta phương pháp học và dạy học ở bậc phổ thông và đại học là rất khác nhau. Đối với
cấp học phổ thông, phương pháp thường thấy là chủ yếu thầy cô giảng và đọc cho học
sinh ghi chép, ít có giờ thảo luận và trao đổi trong quá trình học.
Ở đại học các thầy cô giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài
liệu và nghiên cứu, những lời giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất bao hàm, gợi ý, và
hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận. Còn lại chủ yếu dựa vào khả
năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và xử lý kiến thức của sinh viên đối với bài học đó. Do
sinh viên được xem là những người trưởng thành, việc học ở đại học nhấn mạnh đến sự
tự giác của mỗi cá nhân. Vì thế nên cách học ở đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực.
Để tự giác một cách hiệu quả, sinh viên cần rèn luyện các kỹ năng như quản lý thời
gian, thích nghi với môi trường và khả năng giao tiếp. Và để phát triển những điều đó,
hầu như tất cả mọi người khi vào đại học đều sẽ được trải nghiệm việc làm việc chung,
hay sinh hoạt chung với một tập thể. Tuy nhiên bất kể trong xã hội hay trong một nhóm
người sẽ luôn có những mâu thuẫn, ví dụ như là: •
Những sinh viên khi đi thuê trọ hay ở kí túc xá sẽ sinh hoạt chung với nhau, và
hiển nhiên sẽ có mâu thuẫn xảy ra, bởi vì mỗi người sẽ có một cách sống, tính
cách và thời gian biểu riêng. Ví dụ như có 1 người sống rất ngăn nắp, nhưng người
còn lại vì bận công việc không thể quan tâm nơi ở sạch sẽ được. Bởi vì bất đồng
trong cách sống mà 2 người đã xảy ra mâu thuẫn. •
Sinh viên khi đi học hay đi làm đều sẽ cần làm việc nhóm bởi vì đó là một trong
những phương pháp học tập rèn luyện nhiều kỹ năng cho bản thân nhưng cũng
không thể tránh khỏi những mâu thuẫn khi làm việc cùng nhau, có thể kể đến một
số mâu thuẫn như bất đồng trong quan điểm hay mâu thuẫn trong cách làm việc của các thành viên…
2.2 Cách vận dụng quy luật để giải quyết vấn đề
Việc xảy ra mâu thuẫn trong tập thể là điều không thể tránh khỏi, sẽ luôn có những ý
kiến, những quan điểm trái ngược nhau. Cũng nhờ có những quan điểm đối lập đó mà em
có thể biết mình khiếm khuyết ở đâu để có thể sửa sai và phát triển. •
Điều đầu tiên là cần phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Xác định vấn đề
từ nhiều phía sẽ giúp em đưa ra đánh giá khách quan. Đối với một nhà quản trị
tương lai, họ nên biết nguyên nhân của rắc rối xuất phát từ 1 hoặc là cả 2 bên.
Không chỉ vậy, họ nên động viên các thành viên đưa ra ý kiến và giải pháp. Hãy
xác định với họ tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ trong tổ chức. (VD:
mâu thuẫn giữa 2 người ở chung là vì không thống nhất được không gian riêng và
chưa đề ra những luật lệ để cuộc sống 2 người không ảnh hưởng tới nhau). •
Sau khi phân tích vấn đề, cần phải đề ra những giải pháp phù hợp đối với từng loại
mâu thuẫn. Sau đó chọn ra giải pháp hợp lý nhất. •
Một điều tất yếu nữa đó là cần phải tôn trọng ý kiến lẫn nhau. Trong khi mình vẫn
đang bày tỏ quan điểm cá nhân, em vẫn cần phải lắng nghe những ý kiến khác từ
các thành viên. Từ đó làm tiền đề cho giải pháp tốt nhất. (VD: Khi đang thảo luận
nhóm triết, em cần lắng nghe ý kiến các bạn để bài làm được hoàn thiện nhất có thể).