Tiểu luận: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến | Triết học Mác-Lênin
Tiểu luận: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến | Triết học Mác-Lênin với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (PLT07A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC. M Đ
Ở ẦẦU........................................................................................................................2 1, T
ÍNH CẦẤP THIẾẤT CỦA ĐẾẦ TÀI.............................................................................................. 2 2, M C Ụ ĐÍCH VÀ NHI M
Ệ VỤ NGHIẾN CỨU................................................................................3 3, ĐỐẤI T NG ƯỢ VÀ PH M
Ạ VI NGHIẾN CỨU................................................................................3 4, CƠ SỞ LÍ LU N Ậ VÀ PH NG ƯƠ
PHÁP NGHIẾN CỨU....................................................................3 5, Ý NGHĨA LÝ LU N Ậ VÀ TH C
Ự TIẾỄN CỦA ĐẾẦ TÀI.........................................................................4
NỘI DUNG.....................................................................................................................4 CH Ư NG 1: NGUYẾN L Ơ
Ý VẾẦ MỐẤI LIẾN H PH Ệ BIẾẤN C Ổ A PHÉP DVBC. Ủ
............................4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MỐI LIÊN HỆ, LIÊN HỆ PHỔ BIẾN........................................4
1.2 TÍNH CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ [1] , [2]...................................................5
1.3 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN...................................................................................7 CH Ư NG 2: NH Ơ NG Ữ NH H Ả ƯNG C Ở A COVID-19 V Ủ À NH NG V Ữ
ẦẤN ĐẾẦ GIÁO D C Đ Ụ T Ặ RA HI N NA Ệ
Y..................................................................................................................8
2.1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................................8
2.1.1. Ảnh hưởng chung:.............................................................................8
2.1.2. Tác đ ng đếến nếền giáo d ộ c Vi ụ t Nam ệ
:.............................................................8
2.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC..........................10
2.2.1. Giải pháp chung...............................................................................10
2.2.1 Giải pháp bản thân..........................................................................11 KẾẤT LU N
Ậ .....................................................................................................................13 DANH M C T Ụ ÀI LI U THAM KH Ệ O
Ả ................................................................................14 MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài.
Các nhà phân tích phương Tây hàng đầu đang thảo luận tích
cực về chủ đề này và đưa ra các kịch bản không nhiều khả
quan. Nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng Nuriel Roubini cho rằng, dịch
bệnh COVID-19 hiện nay sẽ làm gia tăng khủng hoảng kinh tế
và địa - chính trị. Virus corona sẽ gây ra sự sụp đổ trật tự thế
giới mà theo ông, đang gây ra sự đứt gẫy của cấu trúc toàn
cầu. Giai đoạn tiếp theo sẽ là một “kỷ nguyên băng” kinh tế,
các cuộc xung đột sẽ trầm trọng thêm, các biên giới sẽ bị đóng
cửa, chủ nghĩa bảo hộ sẽ lan tràn và mọi điều có thể dẫn đến
các cuộc xung đột vũ trang. Sự phân tán xã hội sẽ tiếp tục,
nhiều sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến, các trung tâm mua
sắm sẽ đóng cửa, giao dịch mua sắm cũng sẽ được thực hiện
thông qua internet. Quả thật, cho đến nay, các triệu chứng của
khủng hoảng kinh tế đang ngày một rõ nét: giá cổ phiếu đang
trồi sụt trên thị trường chứng khoán thế giới, giá vàng tăng cao,
các mối ràng buộc kinh tế quốc tế đang bị phá vỡ, bao gồm cả
ngành công nghiệp tự động hóa toàn cầu, các hội chợ thương
mại quốc tế bị hủy bỏ và ngành công nghiệp du lịch đang bị suy
thoái. Theo báo cáo của Cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập
S&P (Standard and Poor’s), sự lan nhanh của dịch bệnh COVID-
19 có thể làm cho các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình
Dương mất 211 tỷ USD. Theo nhiều nhà quan sát, cú sốc mang
tên corona virus sẽ khiến thế giới thay đổi sâu sắc, trong đó các
quá trình vỡ vụn của các nền kinh tế sẽ diễn ra trong nhiều
năm. Sự bất ổn định về địa - chính trị, chủ nghĩa dân túy, chủ
nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đã tác động tiêu cực đến
nền kinh tế thế giới và dịch bệnh COVID-19 sẽ làm trầm trọng
thêm những xu hướng này, có thể dẫn đến sự phá hủy các mối
quan hệ về sản xuất và giao thông, cũng như kéo lùi tiến trình
toàn cầu hóa hiện nay. Kết quả là sự phổ biến thông tin trên
mạng sẽ thay thế sự trao đổi vật chất hàng hóa và con người.
Những sự thay đổi này sẽ tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế
- xã hội và chính trị của thế giới trong thập niên tới. [3]
Sinh viên chúng ta là thế hệ trẻ đầy tiềm năng của đất nước,
vì vậy quá trình học tập của sinh viên là quá trình không ngừng
phát triển. Nhận thức được đó là vấn đề quan trọng đối với thế
giới. Là sinh viên của Học viện Ngân hàng học ngành Luật kinh
tế, em có mong muốn được giải quyết thực trạng này:
“Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan
điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay”.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Hiểu được thế nào là nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến của phép DVBC, giúp người đọc có thể vận
dụng những nguyên lý đó để phân tích, vận dụng vào thực
tiễn. Từ đó đạt được những kết quả trong học tập và công việc.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích và làm rõ nội dung, tính
chất, quan điểm tòan diện của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến của phép DVBC. Liên hệ đến sinh viên hiện nay.
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của
phép duy vật biện chứng.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong đời sống hàng ngày, qua các tài
liệu chính thống và các tài liệu trực tuyến.
4, Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lí luận: Quan điểm Triết học Mác- Lênin về nguyên lý
về phổ biến của phép DVBC.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các
phương pháp cụ thể: Thống nhất, logic và thực tiễn, phân
tích tổng hợp khái quát hệ thống hóa và hình thức hóa.
5, Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa lý luận: Củng cố thêm hệ thống lý luận hiện có, làm
phong phú thêm hệ thống lý luận, góp phần làm sáng tỏ tính
tất yếu và đặc điểm của Triết học Mác- Lênin của nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến của phép duy vật biện chứng. Từ đó
cung cấp cơ sở lý luận cho sinh viên để áp dụng vào trong học tập và cuộc sống.
- Ý nghĩa thực tiễn: Phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy
trong chuyên đề, chuyên ngành Triết học Mác- Lênin. Để từ
đó trinh bày, đánh giá, chỉ ra được các vấn đề của thực trạng
dịch bệnh Covid-19. Đề xuất các giải pháp giải quyết được
vấn đề tồn tại của thực trạng này. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP DVBC.
1.1 Khái niệm về mối liên hệ, liên hệ phổ biến.
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự
quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện
tượng trong thế giới. Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng
để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, của các sự vật hiện
tượng, của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, Trong đó những
mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự
vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng . [1]
Ví dụ: Muốn có 1 vụ mùa lúa tốt, đạt năng suất cao => bản
thân cây lúa cần phải liên hệ với nhiều yếu tố từ: Giống, đất đai,
khí hậu, sự chăm sóc của con người, thu hoạch….
1.2 Tính chất của mối quan hệ [1] , [2].
Tính khách quan tính phổ biến và tính đa dạng phong phú là
những tính chất cơ bản của các mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo
quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn
nhau của các sự vật hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là
cái vốn có của nó tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của
con người con người, chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối
liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
Ví dụ: Một vụ rau cải muốn thu hoạch đạt được năng suất cao
thì con người (người lao động) phải tác động nhiều yếu tố
từ( đất, nước, ánh sang, độ ẩm, không khí, phân bón,…). Con
người nhận thức được, nhưng con người có thể dùng các biện
pháp tác động vào chế độ dinh dưỡng, các yếu tố để kìm hãm
hoặc thúc đẩy sự phát triển => Đó chính là vai trò của con người.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ:
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật hiện
tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật,
hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ
sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống,
bao gồm những yếu tố cấu trúc với những mối liên hệ bên trong
của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn
nữa là hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác
tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Bất kỳ nơi đâu trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy
đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vị trí,
vai trò quan trọng khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa
của các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, đó
là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể
khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường
hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện… Khi nghiên cứu cụ thể
từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu
những tính chất riêng. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng
vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.
- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ:
Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữa vị trí vai trò khác
nhau, đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác cùng một
mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những
điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau, trong
quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng thì cũng có
những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy không thể đồng
nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác
nhau. Đối với mỗi sự vật hiện tượng nhất định trong những điều
kiện xác định đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài mối
liên hệ bản chất và hiện tượng mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu,
mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ
còn bao hàm quan niệm về sự phong phú, đa dạng của các mối
liên hệ phổ biến ở các liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi
hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể trong những điều kiện không
gian và thời gian cụ thể.
Ví dụ: Sinh viên có rất nhiều mối liên hệ: ( Về học tập, đoan
thể, làm thêm, yêu đương tinh cảm,…). Nhưng ta phải đặt trong
quan hệ cụ thể là thời kì sinh viên năm nhất và xác định được
tron thời kì sinh viên thì mối liên hệ nào là cơ bản chủ yếu nhất
=> Để từ đó thấy rằng nhiệm vụ ưu tiên số 1 của chúng ta là
học tập để có thể phát triển trí tuệ và rèn luyện các kỹ năng, năng lực.
1.3 Quan điểm toàn diện.
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho
thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các
tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với các
sự vật hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn
đề của đời sống thực tiễn, như vậy quan điểm toàn diện đối
lập với quan điểm phiến diện siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
- Biết phân loại từng mối liên hệ xem xét có trọng tâm trọng
điểm là nổi bật cơ bản nhất của sự vật hiện tượng từ việc rút
ra mối liên hệ bản chất của sự vật ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ
thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết chung ngụy biện.
Ví dụ: Trong cuộc sống của chúng ta đã vẫn dụng nguyên tắc
tòan diện rất nhiều. Chúng ta đã vận dụng nguyên tắc này một
cách tự phát. Nếu là cán bộ, đảng viên thì hàng năm, cuối mỗi
năm sẽ có đánh giá cán bộ công viên chức. Bản thân chúng ta
tự đánh giá chưa đủ vì con người không tách tời khỏi cộng
đồng. Cơ quan đó sẽ tổ chức họp để đánh giá. Khi chúng ta
đánh giá, nhận thức một sự vật hiện tượng nào đó rõ ràng
chúng ta đã vận dụng nguyên tắc toàn diện.
CHƯƠNG 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẶT RA HIỆN NAY.
2.1. Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với giáo
dục ở Việt Nam hiện nay.
2.1.1. Ảnh hưởng chung:
Sự tĩnh lặng của những thành phố, những quốc gia bị phong
tỏa là sự lựa chọn mang tính bắt buộc của thế giới. Vì điều
chúng ta coi trọng nhất trong dịch bệnh là sức khỏe và sinh
mệnh của con người. Nhưng sự im lặng này cũng đồng nghĩa
với sự gián đoạn, ngưng trệ tạm thời trên diện rộng, trên hàng
loạt lĩnh vực từ sản xuất đến thương mại, tiêu dùng, dịch vụ,
một cú sốc chưa từng có tiền lệ là điều có thể chắc chắn vào lúc
này. Đó chính là nền kinh tế- xã hội nói chung đang bị sụt giảm nghiêm trọng hiện nay.
2.1.2. Tác động đến nền giáo dục Việt Nam:
Dịch covid-19 có thể nói đã chiếm vị trí đặc biệt trong mối
quan tâm của chúng ta trong những ngày nay. Nếu như coi dịch
bệnh hiện tại là một “phép thử” thì có lẽ đây là dịp để chúng ta
cùng nhìn lại và có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với
ngành giáo dục Việt Nam hiện nay. “Đi học trở lại rồi lại nghỉ
học” điệp khúc này khiến gần như cả xã hội hồi hộp dõi theo.
Để rồi khi có quyết định thì lại tất bật, lo lắng cho những ngày
học sinh, sinh viên không được đến trường. Có lẽ chưa từng thời
điểm nào mà cả nước học sinh, sinh viên lại được nghỉ học sau
tết dài như hiện nay. Quả thực, Virus corona đặt ra nhiều thách
thức khác nhau cho hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
- Tác động tích cực: [4]
+ Các trường học và đại học được khuyến khích sử dụng
đa dạng các hình thức giảng dạy trực tuyến để đảm bảo
tính liên tục trong quá trình giảng dạy. Kỹ năng và giáo
dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa
trên công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay
đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải
thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
+ Để học sinh- sinh viên có thể tự học kiến thức mới ở
nhà, khi đến tiết, học sinh- sinh viên và giáo viên- giảng
viên cùng tranh luận. Qua đó rèn luyện các tư duy bậc cao
như: phân tích, đánh giá, phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tác động tiêu cực: Vì tác động tích cực là rất nhỏ nên tác
động tiêu cực là chủ yếu: [4]
Trong đại dịch Covid-19 nền giáo dục Việt Nam khó đạt
được mục tiêu phát triển toàn diện vì:
+ Việc triển khai chương trình và sách giáo khoa, giáo
trình mới gặp rất nhiều khó khăn trong thẩm định sách
mới và tập huấn cho giáo viên. Việc bồi dưỡng theo
phương thức tự học là chính, điều mà trước đây chưa làm được.
+ Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực của ngành giáo dục, nhà
trường, giáo viên, giảng viên và học sinh- sinh viên cũng
không tránh khỏi chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng và cả
những tác động lâu dài đến tâm lý học sinh- sinh viên,
giáo viên, giảng viên và phụ huynh. Học trực tuyến, HS
hạn chế giao tiếp trực tiếp với bạn bè, xã hội, thực hành,
trải nghiệm thực tế, sinh hoạt câu lạc bộ...
+ Theo thống kê, cả nước có khoảng 7,3 triệu HS học trực
tuyến, nhưng có hơn 1,5 triệu HS chưa có thiết bị để học.
Đây là nguy cơ không đảm bảo chất lượng và mất công
bằng trong tiếp cận giáo dục.
+ Từ đại dịch cho thấy xã hội nước ta cũng bộc lộ nhiều
vấn đề, trong đó có đạo đức: một số cá nhân, doanh
nghiệp lợi dụng đại dịch để trục lợi. Đây là hành động vi
phạm đạo đức, pháp luật cần được lên án mạnh mẽ của xã hội và HS, sinh viên.
+ Đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về giáo
dục khi nó làm giảm cơ hội tiếp cận của trẻ em, thanh
thiếu niên, người lớn ở những nhóm dễ bị tổn thương như
người nghèo, người sống ở vùng nông thôn, miền núi,
người tị nạn, người khuyết tật, con em người lao động ở các khu trọ...
2.2. Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực.
2.2.1. Giải pháp chung.
Việc chúng ta phải quyết tâm cắt đứt sự lây lan dịch bệnh
sớm nhất để quay trở lại hồi phục và phát triển nền giáo dục
của Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất. Để có thể kiềm chế và ngăn chặn sự lây lan
của dịch bệnh chắc chắn chúng ta phải áp dụng các biện pháp
ngăn chặn và giãn cách xã hội điều này đã được áp dụng ở
nhiều thành phố để giảm thiểu dịch bệnh. Ở đó chúng ta thấy
được tính tự chủ của khả năng thích ứng với dịch bệnh. Về phía
cơ quan quản lý Nhà nước đã có sẵn những biện pháp để có thể
phòng và chống dịch bệnh, cũng như thực hiện một quyết tâm
rất cao độ của tất cả toàn bộ cơ quan ban ngành, hệ thống
chính trị trong việc ngăn cách xã hội dập dịch để khỏi bị lây lan
cộng đồng một cách nhanh nhất. Đánh giá rất cao nỗ lực của
Việt trong việc tìm kiếm những cách thức học tập khác và sử
dụng những công cụ khác nhau như công nghệ trực tuyến,
truyền hình, truyền thanh, học liệu để đảm bảo việc học sinh
không bị gián đoạn việc học. Hơn nữa, việc tìm mọi cách để học
sinh được học là thực sự cần thiết vì đại dịch này còn tiếp diễn
trong một thời gian dài và học sinh thì không thể nghỉ học kéo dài.
Để đánh giá về hiện tượng phòng chống đại dịch Covid-19
ảnh hưởng đến nền giáo dục của Việt Nam. Đầu tiên, ta phải
xem xét bao quát các mối liên hệ của nó, nhưng phải chỉ ra
được mối liên hệ cơ bản chủ yếu. Từ chỗ nhìn bao quát sự vật
ấy một cách khái quát bản chất mối liên hệ của nó, ta phải nắm
được mối liên hệ cơ bản chủ yếu, sau đó mới kết luận sự vật đó.
Thực hiện công tác phòng dịch của Đảng và nhà nước ta tác
động đến nền Giáo dục của Việt Nam hiện nay đã đạt được
nhiều thành tựu. Nhưng bên cạnh thành tựu đó còn có những
hạn chế. Có thể đến từ chỗ tổ chức thực hiện, một số tỉnh hay
địa phương thực hiện chưa tốt cách triển khai cũng như là
phương pháp dạy học trực tuyến, đường truyền mạng internet,
và chưa có thiết bị để học là nguy cơ không đảm bảo chất lượng
và mất công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đặc biệt là học sinh-
sinh viên ở vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Mặt hạn chế bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như: Việc
cung cấp vaccine còn chậm khiến học sinh-sinh viên chưa thể
đến trường học, cách tổ chức triển khai việc học trực tuyến
chưa thực sự đồng đều giữa tất cả các tỉnh, hay dưới sự thay
đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay
đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời
đại. Nhưng rõ ràng mặt tích cực về kết quả thành tựu mà Đảng
và nhà nước ta đang đạt được chính là mối liên hệ cơ bản chủ
yếu. Từ chỗ nhìn bao quát bản chất sự tồn tại của mặt hạn chế
để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Từ đó có thể thấy
rằng, khi chúng ta đánh giá nguyên tắc toàn diện chính trên cơ
sở lí luận chính là nguyên lí về mối quan hệ phổ biến.
2.2.1 Giải pháp bản thân.
Bước vào trường Đại học trở thành một sinh viên - một bộ
phận đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng tương
lai của đất nước. Đó là một vinh dự, một phần thưởng cao quý
nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn dành cho bản thân em.
Sau khi nghiên cứu xong đề tài này, bản thân em có cái nhìn
rõ hơn và hiểu một cách đúng đắn về nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến đặc biệt là những vấn đề của đại dịch Covid-19 với
nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay với việc nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên hiện nay. Nếu biết cách tận dụng tốt và
hiệu quả nguyên lý trên, chúng ta sẽ hình thành được một thói
quen tốt, đồng thời cũng đạt được những thành tích cao trong học tập.
Đối với bản thân em đang học tập tại Học viện Ngân hàng, là
những chủ nhân tương lai của đất nước, trước hết, bản thân em
cần phải dành nhiều thời gian để xem xét một cách thận trọng
và nghiêm túc ngay từ những năm đầu của khóa học online
trong thời kì dịch bệnh. Cũng như có một sự lên kế hoạch và
chuẩn bị kĩ càng cho quá trình học tập mang lại hiệu quả cao,
tiếp theo là xác định phương pháp học đúng đắn, nếu phương
thức học tập chính xác thì với động cơ có sẵn từ trước sẽ giúp
ta đạt được kết quả cao, luôn luôn hứng thú, hăng say học tập,
cháy hết mình sự nghiệp, sứ mệnh làm sinh viên.
Cũng giống như mối liên hệ phổ biến, bản thân em phải biết
áp dụng linh hoạt vào việc học tập trong phương pháp học tập
online để đạt được thành tích cao trong thời kì dịch bệnh. Muốn
có thành tích học tập tốt bản thân cần phải liên hệ với nhiều
yếu tố khác nhau: Mạng internet hay dùng những công cụ khác
nhau như công nghệ trực tuyến, truyền hình, truyền thanh, cần
phát triển những kỹ năng mềm, hay đơn giản tự học chính là
yếu tố quyết định chất lượng học tập. Bản thân em là sinh viên
có rất nhiều mối liên hệ về học tập, đòan thể, làm thêm, yêu
đương tình cảm,…. Nhưng phải đặt trong quan hệ cụ thể là thời
kì sinh viên năm nhất và xác định được trong thời kì sinh viên
thì mối liên hệ nào là cơ bản chủ yếu nhất . Để từ đó thấy rằng
nhiệm vụ ưu tiên số 1 của chúng ta là học tập để có thể phát
triển trí tuệ và rèn luyện các kỹ năng, năng lực. KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, chúng ta có thể thấy việc vận dụng nội
dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép DVBC cũng
như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong
việc học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay. Như vậy, giữa
các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên
hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những
phạm vi nhất định. Đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ
phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể
hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất
định, toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên
tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại tính đa dạng
trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã
hội và tư duy. Trong thế giới chúng ta có vô vàn các sự vật, hiện
tượng và quá trình khác nhau. Tưởng chừng như chúng là cái
đơn lẻ, tách biệt nhưng lại ẩn chứa mối quan hệ phổ biến gây
ảnh hưởng đến nhau. Ở bài viết này, bản thân em đã khám phá
về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và các vấn đề về đại dịch
Covid-19 đối với giáo dục Việt Nam hiện nay.
Xét thấy tầm quan trọng của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến của phép DVBC và bộ môn Triết học Mác - Lênin nói chung
là vô cùng to lớn, với ý kiến chủ quan cá nhân em mong muốn
bộ môn Triết học được giảng dạy rộng rãi đối với tất cả các sinh
viên trên giảng đường đại học chứ không cô đọng riêng trong
một số ngành đặc thù như hiện nay. Mặt khác, qua đây cũng
giúp cho thế hệ sinh viên hiểu rõ và nắm bắt được tầm quan
trọng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép DVBC
trong quá trình học tập và nghiên cứu. Từ đó rút ra được những
bài học kinh nghiệm và biết cách sử dụng phù hợp, hiệu quả
trong việc áp dụng quy luật này vào trong tư duy logic cũng
như trong học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Viết Thông (2016), Giáo trình những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia.
[2]. Bài tập Triết học Mác – Lênin, khoa Lý luận chính trị Học viện Ngân Hàng.
Tài liệu trực tuyến
[3]. Vấn đề thế giới trước tình hình dịch bệnh Covid-19
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/trang-chu truy cập lúc 14:05, 01-01-2022.
[4]. Tác động tích cực và tiêu cực của dịch bệnh Covid 19 đến
giáo dục ở Việt Nam hiện nay https%3A%2F%2Fthanhnien.vn
%2Fgiao-duc-vuot-qua-dai-dich-thay-doi-tren-nen-tang-chuyen-
doi-so- truy cập lúc 19:35, 02-01-2022.