-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm làm việc - Kĩ năng làm việc nhóm | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm làm việc - Kĩ năng làm việc nhóm | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Kĩ năng làm việc nhóm (UEB) 9 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm làm việc - Kĩ năng làm việc nhóm | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm làm việc - Kĩ năng làm việc nhóm | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kĩ năng làm việc nhóm (UEB) 9 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ
Kĩ năng làm việc nhóm
Đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một nhóm làm việc
Giảng viên: Bùi Thị Quyên Nhóm 2: FireFlies
Lớp: QH2021E-QTKD CLC4 Hà Nội, 1/2022 lOMoARcPSD|45316467 Mục lục
I. Tổng quan về nhóm làm việc................................................................................................................1
1. Nhóm làm việc là gì?........................................................................................................................1
2. Tầm quan trọng của làm việc nhóm................................................................................1
II. Các yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm.....................................................................2
1. Yếu tố khách quan..............................................................................................................................2
1.1 Môi trường làm việc..............................................................................................................2
1.2 Quy mô nhóm............................................................................................................................3
1.3 Sự đánh giá từ tổ chức..........................................................................................................3
2. Yếu tố chủ quan...................................................................................................................................4
2.1 Mục tiêu nhóm......................................................................................................................4
2.2 Các yếu tố kỹ năng liên quan đến con người.........................................................6
2.3 Yếu tố lãnh đạo nhóm/nhóm trưởng............................................................................8
2.4 Yếu tố thành viên nhóm...................................................................................................10
III. Thực trạng và giải pháp trong làm việc nhóm......................................................................11
1. Thực trạng...........................................................................................................................................12
2. Giải pháp..............................................................................................................................................14
2.1 Đối với giáo viên, nhà trường....................................................................................14
2.2 Đối với sinh viên...................................................................................................................15
IV. Kết luận........................................................................................................................................................15 1. lOMoARcPSD|45316467
Giới thiệu đề tài
Làm việc nhóm là một yếu tố tốt và thiết yếu, nhưng không phải nhóm làm
việc cũng thành công đạt hiểu quả trong quá trình làm việc. Đôi khi chúng ta
thắc mắc rằng: Làm thế nào một số nhóm làm việc hoạt động rất hiệu quả và đạt
kết quả tốt hơn những nhóm khác? Và một số nhóm làm việc lại phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề như làm việc rời rạc, thiếu liên kết?
Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này vì xây dựng
một nhóm làm việc thành công cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Trên thực tế, có
rất nhiều sinh viên có năng lực tốt nhưng lại không phát huy được hết khả năng
của bản thân khi làm việc nhóm. Xây dựng một nhóm làm việc không khó
nhưng làm thế nào để các cá nhân phát huy hết tiềm năng của bản thân và đóng
góp cho mục tiêu chung của nhóm đạt được hiệu quả cao, lại là điều ít nhóm nào
làm được. Nhóm làm việc là những cá nhân luôn tương trợ, giúp đỡ nhau để
cùng nhau phát triển, giữa các thành viên có sự tương tác với nhau. Vì vậy, chìa
khóa để thành công phụ thuộc toàn bộ vào năng lực, trình độ, ưu thế… khác
nhau của từng thành viên và sự hiểu biết về mục tiêu chung của nhóm.
Tại bậc đại học, làm việc nhóm là phương pháp học tập quen thuộc và là kỹ
năng không thể thiếu của sinh viên. Mặc dù các sinh viên đều đã tiếp cận với
hình thức làm việc nhóm, tuy nhiên một số học sinh từ cấp THPT mới lên cấp
bậc đại học vẫn chưa thích ứng với mô hình này. Từ hiện trạng này, nhóm 2
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một
nhóm”. Vì vậy, đề tài sẽ giới thiệu những yếu tố giúp nhóm nâng cao hiệu quả,
phát triển kỹ năng cá nhân của từng thành viên để mang lại thành công khi tham gia làm việc nhóm. lOMoARcPSD|45316467
I – Tổng quan về nhóm làm việc 1. Nhóm làm việc là gì?
Nhóm là một tập hợp từ hai người trở lên có mối liên hệ với nhau và cùng
hướng đến một mục tiêu chung. Theo giáo sư Leigh Thompson của Trường
Quản lý Kellogg định nghĩa: “Nhóm (Group) là một nhóm người phụ thuộc
lẫn nhau về thông tin, nguồn lực, kiến thức và kỹ năng. Họ tìm cách kết hợp
những nỗi lực của nhau để đạt được mục tiêu chung” Như vậy, làm việc nhóm
có những đặc điểm như sau:
– Nhóm là tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng
cam kết chịu trách nhiệm một mục tiêu chung.
– Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt mục tiêu chung.
– Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
2. Tầm quan trọng của làm việc nhóm
Làm việc nhóm ngày càng trở thành một yêu cầu thiết yếu để có thể phân
công hoạt động và phối hợp công việc của nhiều cá nhân. Trong thực tế, hiện
nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp coi hình thức làm việc nhóm là hình thức
cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Một số lý do
dưới đây giải thích tầm quan trọng của làm việc nhóm:
– Làm việc nhóm giúp giảm đáng kể khối lượng công việc. Khi làm việc
trong một tập thể thì khối lượng hoạt động có thể được chia nhỏ cho nhiều
thành viên, từ đó áp lực công việc cũng giảm nhiều hơn.
– Nhóm bao gồm nhiều thành viên nên có nhiều động lực, ý tưởng hơn so
với một cá nhân. Vì vậy, nhóm sẽ có nhiều cách đáp ứng yêu cầu và các cách
tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu chung được đề ra. lOMoARcPSD|45316467
– Làm việc trong một nhóm mà các thành viên đều cùng hướng đến một mục
tiêu chung nên việc thấu hiểu nhau sẽ dễ dàng hơn, các thành viên sẽ cùng trao
đổi, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt
nhất. Thành công của tập thể cũng là thành công của từng cá nhân cộng lại.
II – Các yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm 1. Yếu tố khách quan.
1.1. Môi trường làm việc.
Hoạt động làm việc nhóm đối với sinh viên không thực hiện ở một địa điểm
cố định nào. Chúng ta có thể thấy sinh viên làm việc nhóm mọi lúc, mọi nơi như
khuôn viên trường, canteen, các quán cà phê… Trên thực tế, không phải nhóm
nào cũng có thể gặp trực tiếp và có bố trí đầy đủ phòng làm việc dành cho nhóm.
Chưa hề có một quy chuẩn nào về môi trường làm việc nhóm dành cho sinh
viên, tuy nhiên một không gian làm việc nhóm lý tưởng đáp ứng các tiêu chí như sau:
– Là không gian không bị hoặc ít ảnh hưởng bởi các yếu tố gây phân tán
sự tập trung như tiếng ồn, người qua lại, các phương tiện nghe nhìn…
– Đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ công việc: bàn ghế làm việc,
internet, đồ dùng học tập, thiết bị lưu trữ thông tin…
– Không gian làm việc đẹp, thân thiện, tạo cảm hứng sáng tạo trong công việc.
Khi không gian làm việc nhóm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí trên sẽ
không những tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công việc nhóm mà còn vô hình
tạo nên một sự chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của mỗi thành viên khi tham gia. lOMoARcPSD|45316467 1.2. Quy mô nhóm
Quy mô của một nhóm có ảnh hưởng đến hành vi tổng thể của nhóm. Theo
khảo sát về mức độ hoạt động hiệu quả của các quy mô nhóm được phân loại như sau:
– Khi có từ 3 đến 6 thành viên: Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến.
– Khi có từ 7 đến 10 thành viên: Hầu hết các thành viên đều nói nhưng không đồng đều.
– Khi có từ 11 đến 18 thành viên: Khoảng 5 đến 6 thành viên trao đổi
rất nhiều và có 3 đến 4 thành viên thỉnh thoảng nói vài câu.
– Khi có từ 19 đến 30 thành viên: Có 3 thành viên lấn át.
– Trên 30 người: Có rất ít sự tham gia và trao đổi giữa các thành viên trong nhóm.
Qua đó, ta có thể thấy các nhóm nhỏ thường có sự hợp tác và trao đổi thông
tin nhiều hơn so với các nhóm có số lượng thành viên lớn. Với số lượng thành
viên ít hơn các nhóm nhỏ thường hoàn thành nhiệm vụ được giao nhanh hơn các
nhóm lớn. Mặc dù vậy, nếu tham gia giải quyết, khắc phục vấn đề nào đó, các
nhóm lớn lại đạt kết quả cao hơn so với các nhóm nhỏ.
1.3. Sự đánh giá từ tổ chức
Kết quả đạt được là mục tiêu và động lực cho mỗi thành viên tham gia. Dựa
trên sự đánh giá của tổ chức, tất cả các thành viên đã hiểu rõ điểm mạnh và điểm
yếu của từng thành viên trong nhóm, và sẵn sàng tin tưởng giao cho họ trách
nhiệm phù hợp trong từng kế hoạch cụ thể.
Bên cạnh đó, khi kết quả được đánh giá cao kèm với đó là thành quả nhận
được xứng đáng sẽ là động lực rất lớn cho mỗi thành viên khi tham gia. lOMoARcPSD|45316467 2. Yếu tố chủ quan 2.1. Mục tiêu nhóm
Maxwell Maltz đã từng nói: “Chúng ta được tạo ra để chinh phục môi
trường, giải quyết rắc rối, đạt được mục tiêu, và chúng ta không tìm được sự
thỏa mãn thực sự hay hạnh phúc trong đời nếu không có trở ngại để chinh phục
và mục tiêu để vươn tới”. Thật vậy, con người sinh ra không thể làm việc hiệu
quả nếu như không đặt ra mục tiêu, chẳng thể nào mà một người làm việc nhưng
không biết mình làm những điều đó để làm gì. Một nhóm cũng như vậy, thiết lập
mục tiêu chung là một công việc vô cùng quan trọng nếu mong muốn nâng cao
hiệu suất công việc và duy trì hiệu suất đó của các thành viên trong nhóm. Bên
cạnh đó, nếu như không có mục tiêu chung thì làm việc nhóm thường sẽ mất đi
lời cam kết, thiếu mục tiêu nhóm sẽ hoạt động như các cá nhân đơn lẻ. Vậy mục
tiêu là gì? Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu nhóm là gì? Cách thức hay tiêu chí
đưa ra mục tiêu nhóm như thế nào? Mục tiêu nhóm:
Mục tiêu nhóm là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn
của một nhóm đã hình dung ra, lên kế hoạch và cam kết để đạt được
trong một thời gian nhất định bằng cách đặt ra hạn chót. Mục tiêu
nhóm được triển khai theo từng giai đoạn và sẽ được kiểm tra và đánh
giá một cách thường xuyên.
Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu nhóm:
- Giúp cho các thành viên trong nhóm định hướng và tập trung hơn trong công
việc, tổ chức thời gian và tài nguyên một cách tối ưu nhất để đạt được những
điều mà nhóm hướng tới.
- Các thành viên trong nhóm sẽ định hình rõ ràng công việc mà mình phải làm
để đạt được mục tiêu trước đó đề ra. lOMoARcPSD|45316467
- Loại bỏ được những đầu việc không mang lại lợi ích cho nhóm, tập trung vào
những công việc và hoạt động mang tính giá trị cao.
- Tiếp thêm động lực, đưa ra quyết định một cách quyết đoán hơn trong các tình huống mấu chốt.
Cách thức hay tiêu chí đưa ra mục tiêu nhóm:
Việc đưa ra mục tiêu nhóm sẽ dựa trên tiêu chuẩn SMART, gồm 5 phần:
- SPECIFIC (Cụ thể): Sự cụ thể càng quan trọng nếu mục tiêu của nhóm càng
lớn, không đặt những mục tiêu mang tính chất mơ hồ, tổng quát.
Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn giảm cân. Thay vì "tôi sẽ giảm cân"
hãy đặt mục tiêu "tôi sẽ chạy bộ mỗi ngày". Rất nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, mục tiêu càng rõ ràng thì sự khả thi càng cao. Khi xác định
rõ mình muốn gì, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt được điều đó.
- MEASURABLE (Đo lường được): Các mục tiêu nhóm đặt ra cần được ước
lượng được, có nghĩa là mục tiêu đưa ra cần gắn với các con số rõ ràng.
Ví dụ: Bạn muốn thi IELTS đạt điểm cao, vậy số điểm đó là bao
nhiêu? 6.0? 7.0? hay 8.0? Bao nhiêu là cao đối với bạn? Đưa ra những
con số như vậy giúp thúc đẩy tinh thần cố gắng.
- ATTAINABLE (Khả năng thực hiện): Cần phải nhận định rõ ràng về năng lực
của nhóm đề thiết lập mục tiêu sao cho phù hợp.
Ví dụ: Khi bạn tập bơi trong buổi đầu tiên, chưa có một chút kiến thức
nào về bơi lội, không nên đặt mục tiêu là bơi được 15m ngay trong
buổi tập đó, đó là điều không được khả thi. Mà hãy đặt ra mục tiêu nhỏ
hơn trong từng buổi học, buổi đầu tiên tập làm quen, rồi buổi 2 tập lấy
hơi thở giúp cơ thể nổi, buổi 3 có thể bơi được 2m… Việc đưa ra mục
tiêu nhỏ như vậy sẽ thực hiện dễ dàng và không gây nản chí. lOMoARcPSD|45316467
- RELEVANT (Thực tế): Tính thực tế gần giống với tính khả thi, cần tính toán
các yếu tố như kinh phí, nhân lực, vốn, thời gian… để đưa ra những mục tiêu thực tế nhất.
Ví dụ: Bạn muốn mua một chiếc siêu xe, bạn cần nhận định về điều
kiện bản thân, chi phí xăng dầu…
- TIME-BOUND (Ràng buộc thời gian):
Việc đặt ra mục tiêu cần đưa ra khung thời gian cụ thể, công việc hoàn
thành đúng hạn ảnh hưởng tới thành công, thúc đẩy mạnh vào sự nỗ lực của các thành viên.
Ví dụ: Khi bạn giảm cân, cần xác định rõ mình sẽ giảm bao nhiêu cân,
trong thời gian bao lâu. Thời gian càng hẹp thì bản thân bạn sẽ càng cố gắng hơn.
2.2. Các yếu tố kỹ năng liên quan đến con người
Các yếu tố kỹ năng bao gồm khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm
sử dụng kiến thức vào công việc, được phân chia thành kỹ năng chuyên môn (liên
quan trực tiếp đến công việc) và kỹ năng xã hội (kỹ năng mềm). Trong một nhóm,
các thành viên cần có cả kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc cần làm và
kỹ năng giao tiếp tốt với các thành viên khác (kỹ năng xã hội) để có thể giải quyết
được vấn đề, đưa ra quyết định và cùng nhau làm việc hiệu quả. Nhiều nghiên cứu
trước đây đã chỉ ra rằng: kỹ năng xã hội có phần quan trọng hơn kỹ năng chuyên
môn và là yêu cầu cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả.
Khi quyết định thành lập nhóm, việc lựa chọn thành viên vào nhóm nên
được quyết định dựa trên các yếu tố kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc.
Và để đánh giá kỹ năng của một cá nhân phải đi qua hai giai đoạn. Giai đoạn
đầu tiên là cần tìm hiểu công việc và xác định những kỹ năng cần thiết để thực
hiện công việc. Giai đoạn hai là việc đánh giá các kỹ năng hướng đến con
người trong tổ chức và xác định những người nào có các kỹ năng phù hợp. Một
nhóm làm việc lý tưởng phải bao gồm những người hội tụ đủ mọi kỹ năng có lOMoARcPSD|45316467
ích cho công việc, cho dù đó là kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng xã hội (giải
quyết vấn đề, tương tác cá nhân, tổ chức).
- Kỹ năng chuyên môn:Mức độ hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn cụ
thể (nghiên cứu thị trường, lập trình, tài chính,….)
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: khả năng phân tích các tình huống khó khăn và tìm
ra được giải pháp tháo gỡ.
- Kỹ năng tương tác cá nhân: khả năng làm việc hiệu quả với đối tác và các thành viên khác. (*)
- Kỹ năng tổ chức: khả năng giao tiếp với các bộ phận khác, sự am hiểu về tình
hình công việc. Người có kỹ năng tổ chức sẽ giúp nhóm thực hiện công việc một
cách thuận lợi và tránh được mâu thuẫn với các phòng ban và nhân viên/thành viên khác.
Những người xây dựng nhóm phải xem xét kỹ lưỡng kết quả mà nhóm sẽ đạt
được, xác định các hoạt động sẽ diễn ra để đạt được kết quả đó rồi trao đổi với
nhau xem các hoạt động đó cần những kỹ năng nào.
Tuy nhiên trên thực tế, rất ít cá nhân hội tụ cả bốn kỹ năng: chuyên môn,
giải quyết vấn đề, tương tác cá nhân và tổ chức. Vậy nên, khi lựa chọn thành
viên vào nhóm thì mục tiêu quan trọng nhất là tận dụng tài năng sẵn có và từng
bước khắc phục yếu điểm của họ. Theo Jon Katzenbach và Douglas Smith:
“Nhóm thành công luôn có đủ mọi kỹ năng cần thiết để đáp ứng mục tiêu và
hiệu suất hoạt động của mình. Tuy nhiên hầu hết các nhóm đều chỉ suy luận ra
những kỹ năng họ cần sau khi nhóm đã thành lập”. Vì thế, một người nhóm
trưởng sáng suốt thường sẽ tìm những người hội tụ cả các kỹ năng cần thiết lẫn
khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.
Lấy ví dụ về yếu tố kỹ năng liên quan đến con người là câu chuyện của ban
lãnh đạo Công ty Ô tô Ford vào cuối thập niên 1970 khi bắt đầu sản xuất mẫu xe
Taurus. Nếu như trước đó, mọi bộ phận trong công ty đều tham gia thiết kế mẫu
xe mới thì lần này, công việc lại được giao cho một nhóm xuyên chức lOMoARcPSD|45316467
năng do Lew Veraldi đứng đầu. Veraldi đã lựa chọn thành viên vào nhóm bằng
cách xác định tất cả các lĩnh vực chuyên môn và thị trường cần thiết liên quan
đến quá trình sản xuất và đưa mẫu xe mới ra thị trường. Thành viên trong nhóm
được chia thành hai cấp: khoảng 10 nhân viên chủ chốt và hơn 400 thành viên
khác. Rất nhiều thời gian và công sức phải bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ, trong
khi chỉ có một phần nhỏ trong số các thành viên có thể dành trọn thời gian của
mình cho công việc của nhóm Taurus. Tuy nhiên, mỗi thành viên trong nhóm
đều đóng góp mọi bí quyết và nguồn lực của mình để hoàn thành dự án và làm
nên thành công của mẫu xe mới mang tên Taurus.
2.3. Yếu tố lãnh đạo nhóm/nhóm trưởng
Trong giai đoạn hình thành nhóm, yếu tố vô cùng quan trọng có thể quyết
định thành công của nhóm là lựa chọn người lãnh đạo (Leader) và cần đảm bảo
sự tôn trọng của các thành viên. Cách lựa chọn nhóm trưởng có thể do sự bổ
nhiệm từ cấp trên, chỉ định hoặc được bầu chọn. Bất luận do cách lựa chọn nào
thì nhóm trưởng luôn phải có thẩm quyền chính thức để quản lý nhóm. Ngoài ra,
một nhóm cũng có thể có sự lãnh đạo ở các cấp bậc khác nhau để lãnh đạo các
nhóm nhỏ thuộc nhóm (đối với các nhóm có quy mô thành viên lớn). Người
trưởng nhóm của những nhóm này sẽ không có thẩm quyền chính thức, những
vẫn phải thực hiện các chức năng của một trưởng nhóm.
Nhóm trưởng cần hiểu rõ vai trò cũng như điểm mạnh, điểm yếu của các
thành viên trong nhóm để từ đó truyền đạt kế hoạch một cách tốt nhất. Nhóm
trưởng cũng là người có trách nhiệm giám sát và theo dõi tiến trình công việc, lOMoARcPSD|45316467
chú ý tới các vấn đề phát sinh để kịp thời giải quyết những sai sót có thể làm
hỏng hiệu suất của nhóm. Trưởng nhóm thường phải chịu trách nhiệm cho kết
quả làm việc của nhóm, dù là kết quả tích cực hay tiêu cực. Tuy không phải là
cấp trên, nhưng trưởng nhóm lại giữ bốn vai trò quan trọng, quyết định đến sự
thành công của nhóm, đó là: vai trò của một người khởi xướng, một người làm
gương, người thương thảo và cũng là người huấn luyện.
Những kỹ năng mà lãnh đạo nhóm/ nhóm trưởng cần có bao gồm: kỹ
năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc với hiệu suất cao và chịu được áp lực
lớn, khả năng đưa ra và tiếp nhận thông tin phản hồi, khả năng định hướng cho
hoạt động của thành viên trong nhóm. Ngoài ra, trưởng nhóm cũng nên có thái
độ tích cực đối với nhiệm vụ phải thực hiện theo nhóm, đồng thời sẽ tốt hơn
nếu trưởng nhóm cũng có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Nhiệm vụ của một trưởng nhóm bao gồm:
- Định kỳ đánh giá hoạt động của nhóm, quan điểm của các thành viên,
và cách mỗi thành viên tự nhìn nhận về sự đóng góp của mình.
- Thường xuyên thông báo về tiến độ làm việc và giải đáp hoặc tìm
hướng giải quyết các vấn đề nan giải với nhà tài trợ của nhóm.
- Cần đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên trong nhóm đều được đóng góp
ý tưởng, đưa ra quan điểm và được mọi người lắng nghe.
- Chia sẻ công việc giữa các thành viên trong nhóm.
- Không hối thúc quá mức các thành viên khác làm việc với tư cách cấp trên.
“Một công ty không thể hoạt động nếu thiếu giám đốc điều hành. Một đội
quân không thể tác chiến nếu tất cả các vị tướng đều về hưu”. Và một nhóm
không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một trưởng nhóm được mọi người
thừa nhận. Để làm rõ về yếu tố của người trưởng nhóm trong một nhóm, ta có thể
lấy ví dụ về một leader khá nổi tiếng của một nhóm nhạc Kpop - RM (BTS). Có
thể nói rằng BTS không thể đạt được những thành tựu đáng nể như ngày lOMoARcPSD|45316467
hôm nay nếu như không có một trưởng nhóm tài ba như RM. Anh là thành viên
đầu tiên gia nhập BTS, là người kiên trì ở lại khi tất cả những thực tập sinh khác
đã rời đi vì không thấy tương lai. Khi debut, RM cũng là người bị ném đá nhiều
nhất vì có ngoại hình không mấy nổi bật so với các thành viên khác. Dù vậy, với
tư cách là một trưởng nhóm, RM đã luôn nỗ lực để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
với các thành viên và đem hết khả năng đặc biệt của mình giúp BTS vươn lên
không chỉ đơn thuần là những người làm nhiệm vụ giải trí mà còn là một nhóm
nhạc, một nghệ sĩ thực thụ nổi tiếng toàn cầu. Ngoài ra, RM còn sở hữu bộ não
thiên tài với IQ cao và còn là đại diện phát ngôn của cả nhóm nhờ khả năng
ngoại ngữ tốt. Với tài lãnh đạo xuất chúng, nghiêm túc trong công việc, kiên
nhẫn và vô cùng tỉ mỉ, RM đã góp phần không nhỏ làm nên sự thành công vang dội của nhóm nhạc BTS.
2.4. Yếu tố thành viên nhóm
Mỗi thành viên tham gia trong nhóm đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, dựa
vào điều này cả nhóm có thể phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực của mỗi người.
- Một nhóm làm việc hiệu quả và ăn ý là sự kết hợp những điểm mạnh của từng
cá nhân. Từ đó, hiệu quả đạt được sẽ là lớn nhất.
- Các thành viên trong nhóm phải biết tôn trọng ý kiến của nhau, lắng nghe, chia
sẻ dựa trên tinh thần xây dựng tập thể. lOMoARcPSD|45316467
- Trong một nhóm làm việc thì luôn có nhiều ý kiến được đưa ra vì vậy để tránh
tình trạng có những ý kiến hay, ý kiến sáng tạo bị bỏ quên thì mỗi thành viên
phải tập lắng nghe và hình thành nên kỹ năng lắng nghe để làm việc nhóm hiệu
quả.- Mỗi thành viên phải tích cực tham gia xây dựng ý kiến và thảo luận, trao
đổi với nhau. Khi có sự tương tác qua lại như vậy thì mỗi thành viên sẽ cảm thấy
được tôn trọng, tạo được không khí làm việc tích cực trên tinh thần thiện chí và
mang tính xây dựng tập thể.
- Đồng thời mỗi thành viên phải biết cách thuyết phục, bảo vệ quan điểm của
mình. Trong trường hợp này mỗi thành viên không chỉ rèn luyện được kỹ năng
thuyết phục mà còn biết cách thể hiện quan điểm của bản thân trước đám đông.
- Để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả thì mỗi thành viên phải tôn trọng,
khích lệ tinh thần của nhau và có thái độ nhiệt tình giúp đỡ nhau.
- Ngoài ra sự chia sẻ, phối hợp giữa các thành viên cũng rất quan trọng. Một
nhóm sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu như các thành viên trong nhóm không
hợp tác, thiếu tính liên kết. Mỗi thành viên phải nhận thức được vai trò, trách
nhiệm của mình trong nhóm để cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Ví dụ: Tạo nên sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm.
Sau nửa tháng triển khai kế hoạch, kết quả giai đoạn đầu đã hoàn thành nhưng
lại không có sự vượt trội như kỳ vọng. Trưởng nhóm tổ chức cuộc họp nội bộ
với nội dung tổng kết giai đoạn và tạo cơ hội trong buổi họp cho các thành viên
đưa ra ý kiến của mình và trao đổi với nhau về:
Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai dự án.
Đóng góp ý kiến để giải quyết khó khăn mà một thành viên đang gặp phải (vì đó
có thể xảy ra tiếp tục với những thành viên khác)
Các thành viên gửi email phản hồi những bất cập không tiện nói trước đám đông… lOMoARcPSD|45316467
Hoạt động này giúp nhân viên cảm thấy gắn kết hơn và dễ dàng hàn thành công
việc mà không còn trở ngại về mặt suy nghĩ.
III. Thực trạng và giải pháp trong làm việc nhóm
Hiện nay, thực trạng về kĩ năng làm việc nhóm của mọi người, đặc biệt là của
sinh viên thì vẫn còn chứa nhiều điểm hạn chế. Chính những điểm hạn chế này
đã khiến cho chất lượng và hiệu quả của việc làm nhóm còn chưa được như
mong muốn. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này do cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan. Vậy làm sao để chúng ta có thể khắc phục được những điểm hạn chế này ? 1. Thực trạng.
- Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Thực trạng đầu tiên của làm việc nhóm hiện nay đó chính là sự bỡ ngỡ đối với
hình thức làm việc nhóm. Khi một người bắt đầu trở thành một tân sinh viên, họ
thường rất bỡ ngỡ đối với phương thức học ở trên đại học. Khi còn là một học
sinh, mọi người ít có thói quen làm việc nhóm và thường học một cách riêng lẻ,
đây cũng một phần là do hình thức học mà giáo viên ở các trường cấp dưới dạy
cho học sinh và cũng do nội dung bài học ở cấp dưới không cần đến làm việc
nhóm. Các tân sinh viên sẽ dễ gặp khó khăn khi mới bắt đầu làm việc nhóm, cụ
thể ở việc sau khi giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm và bắt đầu chia
nhóm, rất nhiều sinh viên không thể tìm được nhóm cho mình, sau khi tìm được
rồi thì lại mất rất nhiều để làm quen với các thành viên trong nhóm và thích nghi
với hình thức làm việc theo nhóm. Lý do là vì khi mới làm việc với nhau, có
nhiều người luôn có một suy nghĩ rằng mình giỏi, ý kiến của mình mới là đúng
nhất, từ đó khăng khăng làm theo ý mình, không biết lắng nghe ý kiến của người
khác. Từ đó, hậu quả là nhóm sẽ bị khó khăn khi chốt ý tưởng, làm mất nhiều
thời gian và năng suất làm việc của mọi người.
- Ít hoạt động, không có nguyên tắc, mục tiêu rõ ràng.
“Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok. Tuy
nhiên, từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần. Ban đầu là 1 tuần 2 lần
nhưng đến giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi với nhau
một lần. Chưa kể, có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn
không đến hoặc báo đến rồi lại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi
người”, Lan Hương – sinh viên năm 3 trường Đại học Hà Nội chia sẻ.
Một nhóm khi không có kỉ luật, kỉ cương thì dễ khiến cho các thành viên xem
nhẹ và không nhận biết hết được tầm quan trọng của làm việc nhóm. Sau mỗi