Tiểu luận ôn tập - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Tiểu luận ôn tập - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật hình sự I 38 tài liệu

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
12 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận ôn tập - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Tiểu luận ôn tập - Luật Hình sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

50 25 lượt tải Tải xuống
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tình hình phát triển văn hóa xã hội hiện nay, tội phạm xuất hiện ngày càng
nhiều càng phức tạp. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ hội chủ nghĩa,
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục
mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, Bộ
luật Hình sự đã quy định rất chi tiết và cụ thể về tội phạm. Với mong muốn hiểu rõ
hơn về khái niệm và đặc điểm của tội phạm nên em đã chọn đề tài “Phân tích khái
niệm đặc điểm của tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam” để nghiên cứu.
đây bước đầu em tiếp xúc với môn học này nên còn nhiều thiếu xót. Mong
thầy cô nhận xét và góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam
Tội phạm xuất hiện và tồn tại trong xã hội loài người kể từ khi xã hội có sự phân
hóa giàu nghèo, giai cấp, hình thành nhà nước. Mỗi chế độ xã hội đều có cách hiểu
xác định khác nhau về tội phạm nhưng đều nhận thức chung tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải chịu sự trừng phạt.
1. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và 1999
nước ta, luận về “tội phạm” trong luật hình sự cũng từng bước được hoàn
thiện, thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ. Trong chiều dài lịch sử luật hình sự Việt
Nam, khái niệm tội phạm lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật hình sự năm 1985.
Khoản 1 Điều 8 BLHS 1985 đã đưa ra định nghĩa như sau “Tội phạm hành vi
nguy hiểm cho hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ kinh tế sở hữu
hội chủ nghĩa, xân phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Theo đó, khái niệm về tội phạm được kế thừa và phát triển hoàn thiện hơn sau 14
năm, tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: “Tội phạm hành vi nguy
hiểm cho hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
thế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Từ những quy định trên về tội phạm, có thể thấy rằng những lý luận về tội phạm
trong luật hình sự ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và phát triển hơn.
2. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017)
Khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015
sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: “Tội phạm hành vi nguy hiểm cho hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa”.
Định nghĩa tội phạm về hình thức khác định nghĩa tội phạm về nội dung là nó chỉ
rõ ra các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là khách thể của tội phạm. Từ đó
thấy được bản chất giai cấp của tội phạm (phục vụ, bảo vệ lợi ích giai cấp nào?
Hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp nào?). Như vậy, khái
niệm về tội phạm nêu trong khoản1 Điều 8 của Bộ luật Hình sự khái niệm tội
phạm về nội dung. Bởi vì, trong định nghĩa này nó đã xác định rõ phạm vi các quan
hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam điều chỉnh và bảo vệ.
Định nghĩa về tội phạm trên thể hiện quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm,
sở để xác định những hành vi nguy hiểm cho hội bị coi tội phạm cụ thể
trong Bộ luật hình sự, cả trong xây dựng luật áp dụng luật hình sự; đồng thời
cơ sở để phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
II. Các đặc điểm của tội phạm
Tội phạm trước hết phải là hành vi của con người. Hành vi là cách xử sự của con
người ra bên ngoài thế giới khách quan chỉ thông qua hành vi mới thể gây ra
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến những quan hệhội được luật hình sự bảo
vệ. Không hành vi thì không tội phạm. BLHS đã quy định tội phạm hành
vi nguy hiểm cho hội. Do đó, hành vi bị coi tội phạm có các đặc điểm tính
nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái PLHS và tính phải chịu hình phạt.
1. Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho hội dấu hiệu bản, quan trọng nhất, quyết định
những dấu hiệu khác của tội phạm. Do tính nguy hiểm cho hội nên hành vi
được quy định trong BLHS tôi phạm phải bị xử hình sự. Tính nguy hiểm
cho hội mang tính khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức chủ
quan, sự áp đặt của con người. Nguy hiểm cho xã hội là là dấu hiệu về nội dụng của
tội phạm. Dấu hiệu này quy định dấu hiệu về hình thức của tội phạm dấu hiệu
được quy định trong BLHS.
Hành vi của con người phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, thì không
tính nguy hiểm cho hội không phải tội phạm. Hành vi của một nhân
hoặc pháp nhân thương mại được coi nguy hiểm cho hội nếu không phù
hợp với chuẩn mực hoặc đạo đức xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
hội. Theo khoản 2 Điều 8 BLHS hiện hành quy định: “Những hành vi tuy
dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho hội không đáng kể, thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Nguy hiểm cho xã hội bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi về
chủ quan. Thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra thể chia thành các
loại: thiệt hại về thể chất như tính mạng sức khỏe con người,…; thiệt hại về vật
chất như tài sản, tiền bạc,…; thiệt hại phi vật chất như danh dự, nhân phẩm, mất
trật tự an toàn xã hội…
Để đánh giá hành vi nào đó nguy hiểm cho hội đến mức coi tội phạm
hay không, nếu đã là tội phạm thì phải phân hóa trách nhiệm hình sự. Để cụ thể hóa
trách nhiệm hình sự như thế nào cần phải dựa vào những tình tiết của hành vi khách
quan hoặc liên quan đến hành vi khách quan như:
- Tính chất, tầm quan trọng của các quan hệ xã hội bị hành vi xâm hại;
- Tính chất, mức độ thực hiện hành vi, trong đó bao gồm cả thủ đoạn, công cụ,
phương tiện thực hiện hành vi;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra;
- Phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện hành vi;
- Tính chất và mức độ lỗi;
- Động cơ, mục đích thực hiện hành vi;
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của người thực hiện hành
vi…
Trong BLHS quy định nhiều tội phạm tự bản thân thực hiện hành vi được
quy định trong BLHS đã là nguy hiểm đáng kể chohội và bị coitội phạm.
dụ: Hành vi giết người, hành vi cướp tài sản, hành vi hiếp dâm… Trong một số
trường hợp, để cụ thể hóa tính nguy hiểm cho xã hội thế nào là đáng kể để coi là tội
phạm, nhà làm luật đã quy định những tiêu chí nhất định ngay trong điều luật về tội
phạm. dụ: theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS hiện hành, hành vi cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ thể bị coi
tội phạm (nguy hiểm đáng kể cho xã hội) nếu gây tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp: dùng hung khí nguy hiểm
hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho 02 người trở lên; dùng axit sunfuric (H2SO4)
hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với
02 người trở lên; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết thai, người già
yếu, ốm đau, hoặc người khôngkhả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người
nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn; phạm tội trong thời gian đang bị tam giữ, tạm giam hoặc đang áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện
bắt buộc; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; tính chất côn đồ; tái
phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn
nhân.
Tính nguy hiểm cho hội của hành vi phạm tội không chỉ căn cứ để phân
biệt hành vi phạm tội với những hành vi vi phạm pháp luật khác, còn sở
để nhà làm luật phân hóa trách nhiệm hình sự, làm cơ sở đểthể hóa trách nhiệm
hình sự khi áp dụng.
2. Tính có lỗi
Lỗi thái độ tâm chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội do người đó thực hiện hoặc của người đại diện cho pháp nhân thương mại phạm
tội và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Bản chất của lỗi là chủ
thể được tự mình lựa chọn quyết định thực hiện hành vi trong khi đủ điều
kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích xã hội. Tính có lỗi là dấu hiệu
bắt buộc của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho hội do người không lỗi thực
hiện không thể bị coi là tội phạm.
Căn cứ vào lý trí và ý chí của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả, lỗi bao
gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý gồm 2 hình thứclỗi cố ý trực tiếp lỗi cố ý
gián tiếp; lỗi ý cũng 2 hình thức lỗi ý quá tự tin lỗi ý do cẩu
thả.
Việc thừa nhận nguyên tắc trách nhiệm do lỗi là một trong những nguyên tắc cơ
bản của luật hình sự xuất phát từ việc coi lỗi thái độ phủ định chủ quan của
người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trước các yêu cầu và đòi hỏi của
hội coi mục đích của trách nhiệm hình sự, của hình phạt nhằm giáo dục,
cải tạo người phạm tội. Căn cứ vào tính lỗi cho thấy luật hình sự Việt Nam
không chấp nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho
hội không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó. Mục đích của áp
dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không trừng phạt hành vi.
3. Tính trái pháp luật hình sự
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật
hình sự quy định. Việc quy định những hành vi được luật hình sự quy định mới
thể bị coi là tội phạm là sự thừa nhận nguyên tắc “Không ai bị kết tội vì một hành vi
lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi tội phạm” được
ghi nhận tại khoản 2 Điều 11 Tuyên bố toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp
quốc. Trong sự thống nhất với việc xóa bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồi tố, việc
khẳng định dấu hiệu này của tội phạm là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế.
Trong luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự của tội phạm được thể hiện tại
Điều 2, khoản 1 Điều 8 các điều luật cụ thể tại Phần các tội phạm của BLHS
hiện hành. Tại Điều 2 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật
Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” “Chỉ pháp nhân thương
mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu
trách nhiệm hình sự” “Tội phạm hành vi nguy hiểm; khoản 1 Điều 8 quy định:
cho hội được quy định trong Bộ luật hình sự”. Việc xác định “được quy định
trong BLHS” dấu hiệu của tội phạm không những sở đảm bảo cho việc
chống tội phạm được thống nhất, tránh tùy tiện còn động lực thúc đẩy
quan lập pháp phải kịp thời bổ sung, sửa dổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình
tội phạm.
Tính trái pháp luật hình sự tính nguy hiểm cho hội của tội phạm mối
quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau về mặt hình thức pháp lý và nội dung chính trị
- hội. Tính nguy hiểm cho hội của tội phạm thể hiện nội dung tính chính
trị - xã hội của tội phạm, còn tính trái pháp luật hình sự là thể hiện về mặt hình thức
pháp của tội phạm. Trong mối quan hệ hai mặt đó, tính nguy hiểm cho hội
của tội phạm thuộc tính bên trong của tội phạm quy định tính trái pháp luật hình
sự của tội phạm. Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cụ thể, nhà làm
luật mới phản ánh hành vi đó vào luật hình sự để quy định đó tội phạmhành
vi đó mang tính trái pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, để đánh giá hành vi
đó phải tội phạm hay không, trước hết, người áp dụng phải xem xét hành vi
đó được quy định trong luật hình sự hay không, sau đó mới xem xét đến việc
hành vi đó có nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không.
4. Tính phải chịu hình phạt
Tội phạm luôn chưa đựng khả năng bị đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà
nước nghiêm khắc nhất hình phạt. Do vậy, thể nói tội phạm mang tính phải
chịu hình phạt. Hình phạt biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn
chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 thì tội phạm “phải bị xử hình
sự”, tức phải bị áp dụng hình phạt.. Tính phải chịu hình phạt của tội phạm tuy
không phải thuộc tính bên trong của tội phạm nhưng hệ quả của việc người
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội, lỗi trái
pháp luật hình sự. Không có tội phạm thì không có hình phạt. Trong một số trường
hợp đặc biệt thì tội phạm không phải chịu hình phạt như đã hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt, tuy nhiên, nói đến tội phạm nói đến
hình phạt, bởi trong một số điều luật của phần chung trong từng điều luật của
phần các tội phạm đều quy định về hình phạt đối với tội phạm, người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 50 BLHS, khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy
định của BLHS, cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,
nhân than người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Như vậy, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộicơ sở để
phân hóa, thể hóa hình phạt khi áp dụng đối với từng trường hợp phạm tội cụ
thể.
III. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm
Khái niệm tội phạm một trong những khái niệm bản nhất trong luật hình
sự, trong đó xác định đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như hành vi phạm tội,
hậu quả của tội phạm, năng lực chịu trách nhiêm hình sự, trách nhiêm hình sự của
người phạm tội những vấn đề khác. T khái niệm tội phạm, luật hình sự xác
định các khái niệm khác như: cơ sở của trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm
hình sự, hình thức lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, các trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình ự, cố ý phạm tội, ý phạm tội, tái phạm, tái phạm
nguy hiểm,…
Cũng trên sở khái niệm tội phạm, nhà làm luật quy định các điều luật với
những khung hình phạt cụ thể để phân hóa trách nhiệm hình sự, hình phạt. Khi giải
quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ không chỉ
vào tội phạm cụ thể mà phải căn cứ vào những quy định của phần chung mới có thể
xác định được tội phạm và giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Theo đó, nếu
muốn bổ sung thêm một tội phạm mới, thì phải căn cứ vào đặc điểm và bản chất
của tội phạm. Mong rằng bài tiểu luận của em sẽ giúp hiểu rõ hơn về tội phạm,
ddoirruf này sẽ giúp cho hoạt động pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung
và của Viện Kiểm sát nói riêng sẽ định tội được một cách chính xác, đảm bảo đúng
người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh oan sai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2014
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Hà Nội.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an
Nhân dân, Hà Nội, 2018.
4. Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
5. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1985.
6. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999.
7. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015 được sửa
đổi, bổ sung năm 2017, Nxb Tư pháp, 2017.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................2
I. Khái niệm tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam..............................2
1. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và 1999.......2
2. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017)....................................................................................3
II. Các đặc điểm của tội phạm................................................................4
1. Tính nguy hiểm cho xã hội..............................................................4
2. Tính có lỗi........................................................................................6
3. Tính trái pháp luật hình sự...............................................................7
4. Tính phải chịu hình phạt..................................................................8
III. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm.......................................................9
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................11
| 1/12

Preview text:

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tình hình phát triển văn hóa xã hội hiện nay, tội phạm xuất hiện ngày càng
nhiều và càng phức tạp. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục
mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, Bộ
luật Hình sự đã quy định rất chi tiết và cụ thể về tội phạm. Với mong muốn hiểu rõ
hơn về khái niệm và đặc điểm của tội phạm nên em đã chọn đề tài “Phân tích khái
niệm và đặc điểm của tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam” để nghiên cứu.
Vì đây là bước đầu em tiếp xúc với môn học này nên còn nhiều thiếu xót. Mong
thầy cô nhận xét và góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam
Tội phạm xuất hiện và tồn tại trong xã hội loài người kể từ khi xã hội có sự phân
hóa giàu nghèo, giai cấp, hình thành nhà nước. Mỗi chế độ xã hội đều có cách hiểu
và xác định khác nhau về tội phạm nhưng đều có nhận thức chung là tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải chịu sự trừng phạt.
1. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và 1999
Ở nước ta, lý luận về “tội phạm” trong luật hình sự cũng từng bước được hoàn
thiện, thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ. Trong chiều dài lịch sử luật hình sự Việt
Nam, khái niệm tội phạm lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật hình sự năm 1985.
Khoản 1 Điều 8 BLHS 1985 đã đưa ra định nghĩa như sau “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ kinh tế và sở hữu xã
hội chủ nghĩa, xân phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Theo đó, khái niệm về tội phạm được kế thừa và phát triển hoàn thiện hơn sau 14
năm, tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
thế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Từ những quy định trên về tội phạm, có thể thấy rằng những lý luận về tội phạm
trong luật hình sự ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và phát triển hơn.
2. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015
sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa”.
Định nghĩa tội phạm về hình thức khác định nghĩa tội phạm về nội dung là nó chỉ
rõ ra các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là khách thể của tội phạm. Từ đó
thấy được bản chất giai cấp của tội phạm (phục vụ, bảo vệ lợi ích giai cấp nào?
Hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho lợi ích của giai cấp nào?). Như vậy, khái
niệm về tội phạm nêu trong khoản1 Điều 8 của Bộ luật Hình sự là khái niệm tội
phạm về nội dung. Bởi vì, trong định nghĩa này nó đã xác định rõ phạm vi các quan
hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam điều chỉnh và bảo vệ.
Định nghĩa về tội phạm trên thể hiện quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm, là
cơ sở để xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm cụ thể
trong Bộ luật hình sự, cả trong xây dựng luật và áp dụng luật hình sự; đồng thời là
cơ sở để phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
II. Các đặc điểm của tội phạm
Tội phạm trước hết phải là hành vi của con người. Hành vi là cách xử sự của con
người ra bên ngoài thế giới khách quan và chỉ thông qua hành vi mới có thể gây ra
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ. Không có hành vi thì không có tội phạm. BLHS đã quy định tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, hành vi bị coi là tội phạm có các đặc điểm là tính
nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái PLHS và tính phải chịu hình phạt.
1. Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định
những dấu hiệu khác của tội phạm. Do có tính nguy hiểm cho xã hội nên hành vi
được quy định trong BLHS là tôi phạm và phải bị xử lý hình sự. Tính nguy hiểm
cho xã hội mang tính khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức chủ
quan, sự áp đặt của con người. Nguy hiểm cho xã hội là là dấu hiệu về nội dụng của
tội phạm. Dấu hiệu này quy định dấu hiệu về hình thức của tội phạm là dấu hiệu
được quy định trong BLHS.
Hành vi của con người phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, thì không có
tính nguy hiểm cho xã hội và không phải là tội phạm. Hành vi của một cá nhân
hoặc pháp nhân thương mại được coi là nguy hiểm cho xã hội nếu nó không phù
hợp với chuẩn mực hoặc đạo đức xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
xã hội. Theo khoản 2 Điều 8 BLHS hiện hành quy định: “Những hành vi tuy có
dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Nguy hiểm cho xã hội bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi về
chủ quan. Thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra có thể chia thành các
loại: thiệt hại về thể chất như tính mạng sức khỏe con người,…; thiệt hại về vật
chất như tài sản, tiền bạc,…; thiệt hại phi vật chất như danh dự, nhân phẩm, mất
trật tự an toàn xã hội…
Để đánh giá hành vi nào đó có nguy hiểm cho xã hội đến mức coi là tội phạm
hay không, nếu đã là tội phạm thì phải phân hóa trách nhiệm hình sự. Để cụ thể hóa
trách nhiệm hình sự như thế nào cần phải dựa vào những tình tiết của hành vi khách
quan hoặc liên quan đến hành vi khách quan như:
- Tính chất, tầm quan trọng của các quan hệ xã hội bị hành vi xâm hại;
- Tính chất, mức độ thực hiện hành vi, trong đó bao gồm cả thủ đoạn, công cụ,
phương tiện thực hiện hành vi;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra;
- Phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện hành vi;
- Tính chất và mức độ lỗi;
- Động cơ, mục đích thực hiện hành vi;
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của người thực hiện hành vi…
Trong BLHS quy định nhiều tội phạm mà tự bản thân thực hiện hành vi được
quy định trong BLHS đã là nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm. Ví
dụ: Hành vi giết người, hành vi cướp tài sản, hành vi hiếp dâm… Trong một số
trường hợp, để cụ thể hóa tính nguy hiểm cho xã hội thế nào là đáng kể để coi là tội
phạm, nhà làm luật đã quy định những tiêu chí nhất định ngay trong điều luật về tội
phạm. Ví dụ: theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS hiện hành, hành vi cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ có thể bị coi là
tội phạm (nguy hiểm đáng kể cho xã hội) nếu gây tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp: dùng hung khí nguy hiểm
hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho 02 người trở lên; dùng axit sunfuric (H2SO4)
hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với
02 người trở lên; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già
yếu, ốm đau, hoặc người không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người
nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn; phạm tội trong thời gian đang bị tam giữ, tạm giam hoặc đang áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện
bắt buộc; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ; tái
phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không chỉ là căn cứ để phân
biệt hành vi phạm tội với những hành vi vi phạm pháp luật khác, mà còn là cơ sở
để nhà làm luật phân hóa trách nhiệm hình sự, làm cơ sở để cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi áp dụng. 2. Tính có lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội do người đó thực hiện hoặc của người đại diện cho pháp nhân thương mại phạm
tội và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Bản chất của lỗi là chủ
thể được tự mình lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi trong khi có đủ điều
kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích xã hội. Tính có lỗi là dấu hiệu
bắt buộc của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội do người không có lỗi thực
hiện không thể bị coi là tội phạm.
Căn cứ vào lý trí và ý chí của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả, lỗi bao
gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý gồm 2 hình thức là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp; lỗi vô ý cũng có 2 hình thức là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
Việc thừa nhận nguyên tắc trách nhiệm do lỗi là một trong những nguyên tắc cơ
bản của luật hình sự xuất phát từ việc coi lỗi là thái độ phủ định chủ quan của
người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trước các yêu cầu và đòi hỏi của
xã hội và coi mục đích của trách nhiệm hình sự, của hình phạt là nhằm giáo dục,
cải tạo người phạm tội. Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy luật hình sự Việt Nam
không chấp nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho
xã hội mà không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó. Mục đích của áp
dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không trừng phạt hành vi.
3. Tính trái pháp luật hình sự
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật
hình sự quy định. Việc quy định những hành vi được luật hình sự quy định mới có
thể bị coi là tội phạm là sự thừa nhận nguyên tắc “Không ai bị kết tội vì một hành vi
mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” được
ghi nhận tại khoản 2 Điều 11 Tuyên bố toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp
quốc. Trong sự thống nhất với việc xóa bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồi tố, việc
khẳng định dấu hiệu này của tội phạm là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế.
Trong luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự của tội phạm được thể hiện tại
Điều 2, khoản 1 Điều 8 và các điều luật cụ thể tại Phần các tội phạm của BLHS
hiện hành. Tại Điều 2 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật
Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” “Chỉ pháp nhân thương
mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu
trách nhiệm hình sự”; khoản 1 Điều 8 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”. Việc xác định “được quy định
trong BLHS” là dấu hiệu của tội phạm không những là cơ sở đảm bảo cho việc
chống tội phạm được thống nhất, tránh tùy tiện mà còn là động lực thúc đẩy cơ
quan lập pháp phải kịp thời bổ sung, sửa dổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình tội phạm.
Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có mối
quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau về mặt hình thức pháp lý và nội dung chính trị
- xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện nội dung có tính chính
trị - xã hội của tội phạm, còn tính trái pháp luật hình sự là thể hiện về mặt hình thức
pháp lý của tội phạm. Trong mối quan hệ hai mặt đó, tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm là thuộc tính bên trong của tội phạm quy định tính trái pháp luật hình
sự của tội phạm. Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cụ thể, nhà làm
luật mới phản ánh hành vi đó vào luật hình sự để quy định đó là tội phạm và hành
vi đó mang tính trái pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế, để đánh giá hành vi
đó có phải là tội phạm hay không, trước hết, người áp dụng phải xem xét hành vi
đó có được quy định trong luật hình sự hay không, sau đó mới xem xét đến việc
hành vi đó có nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không.
4. Tính phải chịu hình phạt
Tội phạm luôn chưa đựng khả năng bị đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà
nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Do vậy, có thể nói tội phạm mang tính phải
chịu hình phạt. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn
chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 thì tội phạm “phải bị xử lý hình
sự”, tức là phải bị áp dụng hình phạt.. Tính phải chịu hình phạt của tội phạm tuy
không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm nhưng là hệ quả của việc người
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và trái
pháp luật hình sự. Không có tội phạm thì không có hình phạt. Trong một số trường
hợp đặc biệt thì tội phạm không phải chịu hình phạt như đã hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt, tuy nhiên, nói đến tội phạm là nói đến
hình phạt, bởi trong một số điều luật của phần chung và trong từng điều luật của
phần các tội phạm đều quy định về hình phạt đối với tội phạm, người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 50 BLHS, khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy
định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,
nhân than người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Như vậy, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là cơ sở để
phân hóa, cá thể hóa hình phạt khi áp dụng đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể.
III. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm
Khái niệm tội phạm là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong luật hình
sự, trong đó xác định đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như hành vi phạm tội,
hậu quả của tội phạm, năng lực chịu trách nhiêm hình sự, trách nhiêm hình sự của
người phạm tội và những vấn đề khác. Từ khái niệm tội phạm, luật hình sự xác
định các khái niệm khác như: cơ sở của trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm
hình sự, hình thức lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, các trường
hợp loại trừ trách nhiệm hình ự, cố ý phạm tội, vô ý phạm tội, tái phạm, tái phạm nguy hiểm,…
Cũng trên cơ sở khái niệm tội phạm, nhà làm luật quy định các điều luật với
những khung hình phạt cụ thể để phân hóa trách nhiệm hình sự, hình phạt. Khi giải
quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ không chỉ
vào tội phạm cụ thể mà phải căn cứ vào những quy định của phần chung mới có thể
xác định được tội phạm và giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Theo đó, nếu
muốn bổ sung thêm một tội phạm mới, thì phải căn cứ vào đặc điểm và bản chất
của tội phạm. Mong rằng bài tiểu luận của em sẽ giúp hiểu rõ hơn về tội phạm,
ddoirruf này sẽ giúp cho hoạt động pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung
và của Viện Kiểm sát nói riêng sẽ định tội được một cách chính xác, đảm bảo đúng
người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh oan sai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2014
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Hà Nội.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018.
4. Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
5. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1985.
6. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999.
7. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015 được sửa
đổi, bổ sung năm 2017, Nxb Tư pháp, 2017. MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................2
I. Khái niệm tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam..............................2
1. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và 1999.......2
2. Khái niệm tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017)....................................................................................3
II. Các đặc điểm của tội phạm................................................................4
1. Tính nguy hiểm cho xã hội..............................................................4
2. Tính có lỗi........................................................................................6
3. Tính trái pháp luật hình sự...............................................................7
4. Tính phải chịu hình phạt..................................................................8
III. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm.......................................................9
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................11