Tiểu luận Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
ĐỀ TÀI: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
PHẦN A/ LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………….....1
PHẦN B/ NỘI DUNG CHÍNH………………………………………………………2
1/ SƠ LƯỢC VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ………………………2
2/ NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC-
LENIN……………………………………………………………………………..2
2.1/ Nội dung quy luật lượng-chất……………………………………………2
2.2/ Các khái niệm cơ bản……………………………………………………..2
2.3/ Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………….4
3/ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC
TIỄN CỦA BẢN THÂN……………………………………………………….4
4/ BIỆN PHÁP TÍCH LUỸ VỀ LƯỢNG ĐỂ TH Y
A ĐỔI CHẤT - TỪ SINH VIÊ
N THÀNH CỬ NHÂN……………………………………….5
PHẦN C/ TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...6 2
PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, phía sau những hiện tượng thiên nhiên, con người
bắt đầu nhận thức về tính logic và mối quan hệ có tính lặp giữa các hiện tượng, qua đó
hình thành nên thuật ngữ "quy luật". Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức,
thuật ngữ "quy luật" là phạm trù của tư duy khách quan, phản ánh sự liên hệ của mọi
sự vật và tính logic của chúng. Các quy luật của thiên nhiên, của cuộc sống cũng như
của trí tuệ con người đều mang tính khách quan. Con người không thể nào sáng tạo
nên hay tuỳ tiện xoá bỏ cái được quy định mà phải nhận thức và áp dụng nó trong thực
tế. Quy luật "khi có thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất và ngược lại" là một
trong ba quy luật của triết học duy vật, nó cho biết phương thức của quá trình tiến hoá,
phát triển. Nhận thức về quy luật trên có ý nghĩa đặc biệt lớn đối với nền khoa học
giúp con người nghiên cứu những sự vật và hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng
đắn quy luật trên sẽ đưa vào tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là phủ
định sự tích tụ của lượng và mong muốn có ngay những thay đổi về chất, ngược lại
hữu khuynh là lúc chất đã phát triển qua ranh giới hạn độ nhưng không hề có sự thay đổi cơ bản về chất.
Trong quá trình hình thành lịch sử thế giới, chúng ta đã đi qua nhiều loại hình
thái kinh tế khác nhau. Ta đi từ những tư liệu sản xuất thô sơ nhất như gậy, giáo, đến
những loại tư liệu hiện đại của thế giới ngày nay như máy móc, công nghệ. Và ở
những quốc gia khác nhau sẽ đi qua nhiều chế độ xã hội, có những quốc gia sẽ bỏ qua
chế độ này và thực hiện bước nhảy qua một chế độ xã hội cấp cao hơn. Sự vận động-
phát triển liên tục của thế giới là một khuynh hướng thực tiễn chứng minh cho cách
thức vận động phát triển dựa trên mối quan hệ lượng-chất của sự vật hiện tượng.
Lấy một ví dụ thực tiễn đó là đất nước Việt Nam của chúng ta, nước ta đang
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc
nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình
thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin được trình bày những lý luận chung
nhất về cách thức vận động-phát triển của sự vật hiện tượng dựa trên mối quan hệ
lượng-chất, từ đó vận dụng vào hoạt động nhận thức thực tiễn của bản thân. 1
PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH
1/ SƠ LƯỢC VỀ PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Một trong các phép biện chứng quan trọng nhất - phép biện chứng duy vật theo
định nghĩa của Triết học Mác-Lênin là tập hợp trí tuệ lý luận của loài người với những
quy luật tổng quát nhất của sự vật động, quá trình phát triển của tự nhiên-xã hội và tư
duy để hình thành thế giới quan, nền tảng cơ bản nhất của thể thức khoa học cũng như
đời sống xã hội. Chúng được phân chia theo ba quy luật chính, bao gồm: Quy luật
thống nhất và bác bỏ các quan điểm đối nghịch để chỉ rõ cội nguồn của sự phát triển;
Quy luật phủ định của phủ định: chỉ ra khuynh hướng vận động phát triển của sự vật,
hiện tượng hoặc quá trình phát triển; Quy luật từ sự thay đổi từ những thay đổi trong
lượng dẫn sang những thay đổi về chất và ngược lại: chỉ ra cách thức của sự phát triển.
Và để nghiên cứu lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng trong xã hội người ta phải xoáy sâu vào quy luật lượng - chất.
2/ NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LENIN
2.1/ Nội dung quy luật lượng-chất
– Sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, lượng dần dần
thay đổi mà vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự
vật thông qua bước nhảy. Qua đó, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.
– Ph. Ănggghen khái quát quy luật như sau: “Những thay đổi đơn thuần về lượng,
đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.”
– Nội dung quy luật: lượng và chất thống nhất cấu thành mọi sự vật, hiện tượng.
Lượng thay đổi dần trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay đổi chất
của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của
lượng mới. Đó chính là quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật.
2.2/ Các khái niệm cơ bản
*Khái niệm chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác (trả
lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng là gì? Và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). [1, tr.37]
Ví dụ về chất: Chất nền kinh tế Việt Nam đến năm 2022 là nền kinh tế
đang phát triển có thu nhập trung bình. Đảng và nhà nước đã xây dựng kế hoạch đến
năm 2045 nền kinh tế nước ta là nền kinh tế phát triển, thu nhập cao, thể hiện sự vận
động phát triển không ngừng làm cho chất lượng thay đổi. 2
*Khái niệm lượng: dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm cơ bản của lượng: là tính t ư h ờng xuyên biến đổi.
Ví dụ lượng: lượng của nền kinh tế Việt Nam được biểu hiện bằng con số
tăng trưởng kinh tế mỗi năm. Chẳng hạn, năm 2020 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt
2,91%. Nhưng đến năm 2030, 2040, ... Số liệu này khả năng lớn sẽ thay đổi là sự biến
đổi của lượng. Đơn vị đo lường này là %. Nhưng chiều cao, cân nặng của con người
lại lần lượt đo bằng các đơn vị khác.
*Khái niệm độ: sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà
trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ về độ: khi nhiệt độ tăng lên từ trên 0°C đến dưới 100°C thì chất của nước vẫn
không thay đổi và vẫn ở trạng thái lỏng, cho nên mức nhiệt từ trên 0°C đến dưới
100°C chính là độ của nước.
*Khái niệm điểm nút: là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã có
thể làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ về điểm nút: nước chuyển từ thể lỏng sang
rắn khi giảm nhiệt xuống bằng 0°C và từ lỏng sang khí khi tăng nhiệt đến bằng 100°C,
nên ta gọi mốc 0°C và 100°C là điểm nút.
*Khái niệm bước nhảy: Sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay
đổi về lượng gây nên gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát
triển mới và chính là sự phủ định các hình thức tồn tại trước đó của sự vật, hiện tượng.
Thứ nhất căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy có “bước nhảy toàn bộ” là
bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộ phận và yếu tố của sự vật, hiện tượng thay
đổi và “bước nhảy cục bộ” chỉ làm thay đổi một số mặt, yếu tố và bộ phận nào đó của
sự vật, hiện tượng. Sự phân biệt này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì cả hai đều là kết
quả của quá trình thay đổi về lượng.
Thứ hai, căn cứ vào thời gian và trên cơ chế của sự thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng mà bước nhảy được chia làm “bước nhảy tức thời” làm cho sự vật, hiện tượng
biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận của sự vật, hiện tượng, còn “bước
nhảy dần dần” là quá trình diễn ra theo sự tích lũy dần dần các yếu tố của chất mới,
đồng thời loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, hình thức biểu hiện quá trình biến đổi của
sự vật, hiện tượng diễn ra ra chậm hơn.
Ví dụ về bước nhảy: Ở ví dụ về sự thay đổi trạng thái của nước, sự
chuyển hóa của nước từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang khí chính là bước nhảy.
Mối quan hệ giữa chất và lượng:
-Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng không
tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng (chất nào lượng nấy). Lượng
là mặt thường xuyên thay đổi còn chất là mặt tương đối ổn định, lượng đổi trong một
giới hạn nhất định chưa làm cho chất đổi. Sự thay đổi về lượng, dẫn đến sự thay đổi về
chất là khởi đầu của vận động phát triển.
-Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng
không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; chỉ khi lượng thay
đổi đến giới hạn nhất định mới dẫn đến sự thay đổi về chất => Hiện tượng cũ mất đi
được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. 3
2.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cứu quy luật lượng chất: -
-Cần phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất; không được nôn nóng, chủ quan duy ý chí.
-Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tránh thái độ trì trệ, bảo thủ.
Từ "học sinh" có bước chuyển là "sinh viên" của trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh. Một thời kỳ mới của sự tích luỹ lực để biến đổi về chất từ vị "sinh viên" trở
thành "cử nhân kinh tế". Để đạt mục đích là tấm văn bằng đại học kinh tế và trở thành
công dân có đầy đủ năng lực bước vào xã hội. Thì con người phải biết tích luỹ sự biến đổi của chất.
3/VẬN DỤNG LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
Tích luỹ của tri thức: Tri thức rất chính là sự cần thiết phải tích luỹ lượng biến đổi về
chất. Kiến thức Đại học rất rộng lớn và mới mẻ đến với các sinh viên ngay kể cả trong
chương trình đào tạo và cách truyền đạt của giảng viên trên trường. Là sinh viên ngay
từ năm nhất phải biết tích luỹ và phấn đấu ngay từ đầu nhằm thích ứng với cách học
mới. Đầu tiên tiếp xúc với những môn học đại cương như Triết học Marx, kinh tế lý
thuyết, Toán học ứng dụng và quản trị... Đối với môn học đại cương không phải môn
chuyên ngành nhiều sinh viên sẽ chán chường vì phải biết rằng môn học đại cương là
nền tảng kiến thức căn bản cho các môn chuyên ngành. Học giỏi những môn học đại
cương thuận lợi hơn để bước vào chuyên ngành. Đồng thời, nhiều khoa của nhà trường
căn cứ điểm của những môn học đại cương năm nhất khi tính điểm vào chuyên ngành
là sinh viên phải biết tích luỹ kiến thức mới có điểm theo nguyện vọng xét chuyên ngành.
Tích luỹ các kỹ năng: Kỹ năng là yếu tố quyết định đối với thành công của doanh
nghiệp cũng như sinh viên. Các kỹ năng sinh viên cần rèn luyện bao gồm: Kỹ năng quản lý
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Kỹ năng quản lý thời gian Kỹ xử lý công việc
Kỹ năng hoạt động nhóm
Kỹ năng phản ứng tức thì với những biến động
Và sinh viên của thời đại 4.0 chúng ta cũng cần hiểu biết thêm công nghệ thông tin.
Tích luỹ các kỹ năng xã hội: Việc làm quen biết với những bạn mới trong đại học giúp
ích cho sinh viên khá lớn ở các mặt tiếp thu tri thức cũng lẫn rèn luyện của mình. Tìm
thấy một người bạn chất lượng để học tập và rèn luyện thật tốt. Hay kết bạn với giảng
viên cùng lớp học, cho phép chúng ta tiếp thu tri thức môn học dễ dàng hơn nữa và
học hỏi thêm kỹ năng từ vị giảng viên. Biết các mối liên hệ xã hội sẽ cho phép chúng
ta tìm công việc dễ dàng hơn nhiều. 4
4/ BIỆN PHÁP TÍCH LUỸ VỀ LƯỢNG ĐỂ THAY ĐỔI CHẤT - TỪ SINH VIÊN THÀNH CỬ NHÂN
Từng bước tích luỹ kiến thức chuẩn xác và khoa học
Để có tấm bằng cử nhân phải tích luỹ đầy đủ các tín chỉ. Sinh viên phải không
ngừng tích luỹ kiến thức trên giảng đường và từng bộ môn. Đồng thời cũng phải chủ
động tìm hiểu học thêm kiến thức mới qua sách vở và nhiều nguồn. .. Việc đi học hằng
ngày để sinh viên có vững sự tự chủ về việc nắm chắc kiến thức hạn chế tối đa việc bỡ
ngỡ trước kỳ thi tuyển tới. Thậm chí ứng dụng những kiến thức học thêm này trong
các hoạt động thực tế nhằm hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nó. Như một sinh viên
chuyên ngành kinh doanh quốc tế cần học thêm kiến thức thông qua những podcast về
kinh doanh cũng để hiểu biết hơn các nền kinh tế thị trường. .. Sau đó tự tìm kiếm việc
làm liên quan với chuyên ngành học để tích luỹ kiến thức cho bản thân. Ngoài việc
đầy đủ tín chỉ sinh viên phải nghiên cứu kỹ về tiêu chuẩn đầu ra của nhà trường bao
gồm chứng chỉ công nghệ thông tin IC3 và trình độ tiếng anh. Bản thân vừa mới vượt
qua kỳ thi tuyển IC3 của nhà trường vì không tích luỹ được tri thức nên trượt giải CF
(Máy tính kĩ thuật) , sau đấy đã giúp bản thân tích luỹ kiến thức thêm để có thể ôn lại
môn học CF nữa để đạt đc chứng chỉ IC 3.
Tích cực tham gia luyện tập về kỹ năng mềm
Việc rèn luyện về kỹ năng là một tiến trình tích luỹ dài hạn phải thực hiện từng
bước một. Phải nhận thức được tích luỹ của lượng là thay đổi về chất. Kĩ năng thuyết
trình đôi lúc cũng phải cần rèn luyện và thực hiện thường niên. Chúng ta nên tập nói
trước gương và ghi âm lại giọng nói để chỉnh lại chất giọng cho chuẩn hay việc mạnh
dạn xung phong đảm nhận vị trí thuyết trình của nhóm. Tích luỹ từ từ chúng ta sẽ trở
nên con người tự tin thuyết trình trước số đông một cách nhanh chóng và làm nhiều
người hiểu hơn điều mình đang nói. Cũng có thể trong trường học chọn cho bản thân
một CLB phù hợp để sinh hoạt. Tham gia các lớp học kỹ năng mềm của nhà t ư r ờng
chuyên đào tạo những kỹ năng thuyết trình và quản lí thông tin. ..
Tự chủ về việc xây dựng các mối quan hệ xã hội
Thân thiện chan hoà với nhiều người, hỗ trợ người ta lúc hoạn nạn khốn khó.
Cởi mở tư duy và sẵn lòng học tập điều mới sự hay là ở người ta thay vì suy nghĩ bảo
thủ trì trệ. Đối xử thẳng thắn và chân thành không tư lợi. Như trong một hoạt động của
nhóm cũng cố gắng thực hiện theo yêu cầu và không chậm trễ gây tổn hại cho công
việc của nhóm. Trong học tập chú ý lắng nghe giảng viên và ở ghế cao luôn chủ động
tham gia trao đổi nhằm có thêm cảm tình của đồng nghiệp.
Bản thân là một UEHer: Luôn cố gắng học hỏi tích luỹ tri thức cũng như kỹ năng,
kinh nghiệm nhằm lấy được cái bằng cấp thạc sĩ tài chính và có đầy đủ sức khoẻ khi
làm việc theo chuyên ngành. 5
PHẦN C/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2019, LHNB), Tài liệu HDHT Triết học Mác- Lênin, TP. HCM . 6