Tiểu luận phân tích sản lượng kinh tế Việt Nam - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tiểu luận phân tích sản lượng kinh tế Việt Nam - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (0101000104)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH SẢN LƯỢNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022
Nhóm sinh viên thực hiện:
Hồ Ngọc Kiều Trang - 2331320124
Dương Thị Thu Trang - 2331320154
Tô Võ Nhựt Đô - 2331320178
Nguyễn Thành Lộc - 2331320137
Nguyễn Trọng Nam - 2331320122
Phạm Phương Nhi - 2331320126
Mã học phần: 010100010505
TP. Hồ Chí Minh - 2024 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………... Ngày tháng năm 2024 Giảng viên chấm
NGUYỄN THỊ VĨNH HẰNG 2 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đến cô
Nguyễn Thị Vĩnh Hằng. Trong suốt quá trình tìm hiểu và học tập môn Kinh tế vĩ mô,
nhóm chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tận tình giảng dạy của cô.
Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức và nâng cao kỹ năng. Với sự hỗ trợ
về mặc kiến thức của cô, hôm nay nhóm chúng em xin phép gửi đến cô bài tiểu luận
với đề tài “ Phân tích sản lượng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2022”.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình làm bài, tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi
những sai sót, nhóm chúng em mong nhận được những đánh giá và góp ý tích cực từ
cô để ngày càng hoàn thiện bài tiểu luận cũng như có thêm kiến thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................4
II. LƯỢC SỬ.................................................................................................................. 5
1. Nỗ lực ban đầu...........................................................................................................5
2. Cách mạng công nghiệp và khoa học kinh tế.............................................................5
3. Chuyển giao kỹ thuật và kỹ thuật số...........................................................................5
4. Hiện đại và công nghệ ứng dụng................................................................................5
5. Phương pháp hiện đại và công cụ phân tích..............................................................6
III. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LƯỢNG SẢN LƯỢNG....................................................6
1. Khái niệm...................................................................................................................6
2. Phương pháp định lượng............................................................................................6
3. Đo lường sản lượng....................................................................................................6
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG................................................7
1. Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng................................................................................7
a. Nguồn lực...................................................................................................................7
b. Công nghệ..................................................................................................................7
c. Lao động.....................................................................................................................8
d. Vốn............................................................................................................................. 9
2. Mô hình kinh tế.........................................................................................................10
a. Tăng cường cạnh tranh:...........................................................................................10
b. Thu hút đầu tư nước ngoài:......................................................................................11
c. Tăng cường hiệu quả và quản lý:.............................................................................11
d. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế:.....................................................................................11
e. Tăng trưởng GDP và cơ bản kinh tế:.......................................................................11
f. Tăng trưởng trong sản xuất và xuất khẩu:................................................................11
g. Đầu tư nước ngoài và cải cách kinh doanh:.............................................................11
h. Tăng cường thương mại và quan hệ quốc tế:...........................................................11
i. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ:.........................................................................12
j. Thách thức và cơ hội:................................................................................................12
3. Phân tích dữ liệu......................................................................................................12
* Bảng số liệu GDP danh nghĩa từ 2018-2022:...........................................................12
* Biểu đồ biến động của GDP thực và GDP danh nghĩa từ 2018-2022:.....................12
* Nhận xét về sự biến động của GDP qua giai đoạn trên:...........................................13
* Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022:.....13
* Ý Nghĩa:....................................................................................................................15
4. Chính sách kinh tế....................................................................................................16
* Chính sách tài khóa...................................................................................................16
* Chính sách tiền tệ......................................................................................................16
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................18
VI. TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TIN THAM KHẢO........................................................19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.............................................................................20 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
GDP là một trong những yếu tố hàng đầu để đưa ra sự đánh giá tổng quan về tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức độ phát triển của một vùng hay một quốc gia.
Đây là một chỉ tiêu được dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ
nhất định. TheoGregory Mankiw - nhà kinh tế học nổi tiếng - bốn vấn đề về nguồn gốc và
mục đích sử dụng GDP là “ Các nền kinh tế sản xuất bao nhiêu? ”, “Ai nhận được thu nhập
về quá trình sản xuất?”, “Ai mua sản phẩm của nền kinh tế? ” và “Yếu tố nào đảm bảo
rằng tổng tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của chính phủ bằng mức sản xuất?”. Có thể thấy
rằng, mục đích sử dụng của GDP chính là tính toán mức độ chi tiêu các loại hàng hoá mà
nền kinh tế sản xuất ra bởi GDP phản ánh các luồng tiền trong nền kinh tế. Vì vậy, GDP là
chỉ số đo lường những gì sau cùng của một nền kinh tế sản xuất được. Với tiểu luận này,
nhóm chúng em trình bày những hiểu biết cá nhân về GDP , phân tích sản lượng của nền
kinh tế Việt Nam từ năm 2018-2022. Từ đó rút ra các bài học đồng thời đưa ra các giải
pháp nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế trong tương lai. II. LƯỢC SỬ.
Sự phát triển của việc phân tích sản lượng trong lĩnh vực kinh tế học, từ những nỗ
lực ban đầu cho đến những phương pháp hiện đại và công cụ phân tích.
1. Nỗ lực ban đầu ◦
Adam Smith, người được coi là cha đẻ của kinh tế học, đã chú ý đến sản lượng
trong tác phẩm nổi tiếng "Nghiên cứu về Khoảng Sản xuất và Những Nguyên Tắc
Nói Chung về Chính Trị Thuế". ◦
Các phương pháp đơn giản của kế toán quản lý xuất hiện để giúp doanh nghiệp
quản lý và đo lường sản xuất.
2. Cách mạng công nghiệp và khoa học kinh tế ◦
Trong thời kỳ này, các nhà kinh tế học đã bắt đầu sử dụng các chỉ số sản xuất như
GDP để đo lường quy mô của hoạt động kinh tế. ◦
Kinh tế Keynesian mang lại những ý tưởng mới về việc đo lường và quản lý sản
xuất trong ngữ cảnh của chu kỳ kinh tế.
3. Chuyển giao kỹ thuật và kỹ thuật số ◦
Kế toán quản lý và phân tích chi phí trở nên phổ biến hơn trong quản lý sản xuất toàn cầu. 5 ◦
Sự ra đời của máy tính và phần mềm phân tích dữ liệu mở ra cánh cửa cho mô hình
hóa phức tạp và phân tích dữ liệu lớn.
4. Hiện đại và công nghệ ứng dụng ◦
Phương pháp đa sắc thái đưa vào sử dụng để phân tách các yếu tố ảnh hưởng đến
sản xuất và hiệu suất kinh tế. ◦
Công nghệ tiên tiến đang mở ra cơ hội mới để theo dõi và phân tích sản xuất trong
thời kỳ cách mạng công nghiệp mới.
5. Phương pháp hiện đại và công cụ phân tích ◦
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo mang lại khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu và dự
đoán hiệu suất sản xuất với độ chính xác cao. ◦
Trí thông minh nhân tạo đang được tích hợp vào các công cụ phân tích để tạo ra
mô hình phức tạp và dự đoán hiệu suất kinh tế với độ chính xác cao.
III. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LƯỢNG SẢN LƯỢNG. 1. Khái niệm.
Trong kinh tế học sản lượng được gọi là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản
phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Dmestic Product) là giá trị thị trường của
tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất
định (thường được tính theo quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (tính theo năm).
2. Phương pháp định lượng.
GDP bằng tổng chi tiêu của tất cả những người tiêu dùng trong lãnh thổ hoặc
quốc gia (người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, chính phủ, hay người nước
ngoài) theo công thức như sau: GDP = C + I + G + NX Trong đó:
+ C: Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình + I: Chi tiêu đầu tư
+ G: Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ
+ NX: Xuất khẩu ròng (NX = X - M) (X: giá trị xuất khẩu, M: giá trị nhập khẩu)
3. Đo lường sản lượng.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh
tế một quốc gia trong một thời gian nhất định. Do đó, phương pháp này còn được gọi
là phương pháp giá trị gia tăng. Công thức tính: 6
GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu hoặc
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu Trong đó:
Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập người sản xuất, tiền
công, bảo hiểm, thuế sản xuất,…
* Cách thức xác định sự tăng trưởng sản lượng:
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn,
lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư
là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. VA = TO – II Trong đó:
TO: giá trị sản lượng của doanh nghiệp
II: giá trị đầu vào mua hàng tương ứng của doanh nghiệp
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG.
1. Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng. a. Nguồn lực.
Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu công việc của công ty chỉ được xây dựng nhằm
đáp ứng mong muốn của ban lãnh đạo mà không tính đến lợi ích của người lao động sẽ
gây ra những tác hại nhất định và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc.
Một vấn đề quan trọng khác thường ảnh hưởng đến nhân viên là chính sách quản lý
và sử dụng lực lượng lao động của công ty. Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng,
đào tạo, lương thưởng, đánh giá hiệu quả công việc và kiểm soát nhân viên. b. Công nghệ.
Công nghệ là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên
máy móc, thiết bị hiện đại hay những công nghệ tiên tiến là vô cùng quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển
cần phải xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ và đổi
mới công nghệ sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng
hóa sản phẩm, tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, sử dụng nguyên vật liệu
hợp lý, tiết kiệm... Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc 7
đẩy tăng trưởng nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất và vận hành. Tiến bộ khoa học
công nghệ và đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp
công nghiệp có tiềm năng.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo 4 thành phần : -
Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của công nghệ -
Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết. -
Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý - Con người.
Mỗi thành phần đảm nhận một chức năng nhất định. Thành phần thiết bị được coi
là xương sống, trái tim của quá trình vận hành nhưng lại được lắp đặt và vận hành bởi
con người. Thành phần con người được coi là yếu tố then chốt trong yếu tố hoạt động
sản xuất nhưng phải vận hành theo đúng sự hướng dẫn mà thành phần thông tin đưa ra.
Thành phần thông tin là cơ sở để hướng dẫn người lao động vận hành máy móc, thiết
bị và đưa ra quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên
và thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn.
Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ
mới, sản phẩm mới. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp,
cho quốc gia. Mỹ là nước đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học và thử nghiệm sản
phẩm mới. Đây là một trong các nguyên nhân giúp nền kinh tế Mỹ trở thành một nền
kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới. c. Lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số sản phẩm
do người lao động làm ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động tăng có nghĩa
là trong cùng một thời gian lao động, số lượng hàng hóa tăng lên làm cho thời gian lao
động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống, từ đó làm giảm giá trị
lao động và giá trị của từng đơn vị hàng hóa.
Cường độ lao động là đại lượng biểu thị mức tiêu hao lao động trong một đơn vị
thời gian, nếu cường độ lao động tăng thì số lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ tăng và mức
tiêu hao lao động để sản xuất hàng hóa cũng tăng. cũng tăng lên nên giá trị của một
đơn vị hàng hóa cũng không đổi.
Ngoài ra, năng suất lao động và cường độ lao động tăng sẽ dẫn đến số lượng sản
phẩm sản xuất ra trên một đơn vị thời gian lao động tăng lên. 8
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp là khả năng hoặc trình độ của doanh nghiệp
trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có của mình để điều phối, kết hợp các yếu tố
của quá trình sản xuất với lực lượng lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động để
tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cần lưu ý, năng lực sản xuất của doanh nghiệp không bằng quy mô của doanh
nghiệp mà được thể hiện bằng các chỉ số hiệu quả hoạt động của quá trình sản xuất
kinh doanh như năng suất lao động, tỷ lệ thất thoát vốn, thời gian hoàn vốn đầu tư.
Doanh nghiệp quy mô lớn không nhất thiết phải có năng lực sản xuất, chỉ khi hiệu quả
sản xuất cao thì mới có năng lực sản xuất. Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết bị cơ khí, nguyên vật liệu đầu vào... Ở đây chúng
ta chỉ coi yếu tố thiết bị cơ khí là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu như
năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động... Có nhiều nguyên
nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất như công nghệ sản xuất, trình độ công nhân, trình
độ nhân sự quản lý, đặc biệt là năng lực sản xuất. . Ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ vào sản xuất. Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp có lợi cho việc nâng
cao năng lực kỹ thuật, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu
khoa học công nghệ mới vào sản xuất, từ đó nâng cao năng lực đổi mới công nghệ. d. Vốn.
Khi nói đến nhà cung cấp, chúng ta nghĩ ngay đến những doanh nghiệp hoặc cá nhân
chuyên cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động cho doanh nghiệp.
Đối với người quản lý doanh nghiệp, yêu cầu chính là tìm kiếm và đảm bảo doanh
nghiệp có nguồn cung đầu vào ổn định với chi phí hợp lý hoặc giá thấp nhất có thể.
Một khi các đầu vào này không chắc chắn, tức là nếu các đầu vào này không có sẵn
hoặc bị trì hoãn, nó có thể làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh
sẽ bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất, vận hành sẽ bị đình trệ lâu hơn dự kiến và làm tăng
thêm chi phí cho doanh nghiệp. Từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về lĩnh vực đầu tư, vốn FDI ngày càng được chú trọng vào các ngành không phổ
biến, ít chủ lực như: công nghiệp chế biến, chế tạo,…Trong những năm gần đây, các nhà
đầu tư đang có xu hướng phát triển một số ngành dịch vụ như kinh doanh bất động sản,
bán buôn và bán lẻ, mạnh nhất là ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt,…
Do đó, có thể nói FDI có tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam: 9 -
FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Viêt Nam, nâng cao hiệu quả sử dụng
˜các nguồn lực đầu tư trong nước. -
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hoá – hiện đại
hoá, nâng cao năng lực sản xuất công nghiêp. ˜ -
FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế , quản trị doanh nghiệp, tạo thêm
˜áp lực đối với viêc cải thiện môi trường kinh doanh ˜. Các số liệu thống kê cho thấy,
tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuận chiều với tốc độ tăng thu hút FDI
thực hiện hàng năm ở Việt Nam. -
Vốn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc
gia tăng vốn FDI được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành
kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Vốn FDI thực hiện đạt
20,38 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35%
trong giá trị GDP năm 2019). Bên cạnh đó, FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu,
đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. 2. Mô hình kinh tế.
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, Việt Nam tiếp tục áp dụng mô hình kinh tế
thị trường gắn kết với sự mở cửa và hội nhập quốc tế. Mô hình này chủ yếu dựa trên sự
phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, và dịch vụ, cùng với việc thu
hút đầu tư nước ngoài và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cảng biển, và các
khu kinh tế cửa khẩu. Chính sách cải cách kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh
được đẩy mạnh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp. Việt Nam cũng tiếp tục tham gia các hiệp định thương mại quốc tế như
CPTPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và Tiến bộ) và EVFTA
(Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu), nhằm mở cửa thị
trường và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ thông tin, trí tuệ
nhân tạo, và năng lượng tái tạo, nhằm đa dạng hóa cơ cấu kinh tế và tăng cường sức cạnh
tranh quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đối mặt với những
thách thức như ô nhiễm môi trường, chênh lệch phát triển giữa các khu vực, và vấn đề
quản lý tài nguyên và môi trường bền vững. Do đó, chính phủ cũng tập trung vào việc đẩy
mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cùng với việc thúc đẩy
công bằng xã hội và phát triển đồng đều giữa các khu vực và các tầng lớp dân cư. 10
Việc áp dụng mô hình kinh tế thị trường tác động và làm thay đổi nền kinh tế của
Việt Nam trong nhiều khía cạnh:
a. Tăng cường cạnh tranh.
Mô hình kinh tế thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và tạo ra sự đa dạng
trong sản phẩm và dịch vụ.
b. Thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đã mở cửa thị trường và tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, làm cho
nước này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong
các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, và dịch vụ.
c. Tăng cường hiệu quả và quản lý.
Mô hình kinh tế thị trường yêu cầu sự linh hoạt và hiệu quả trong quản lý kinh
doanh và chính sách công, làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt và nhanh chóng thích
ứng với biến đổi và thách thức.
d. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
Mô hình kinh tế thị trường thúc đẩy việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế thông qua
việc phát triển các ngành công nghiệp mới, đổi mới công nghệ, và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ.
e. Tăng trưởng GDP và cơ bản kinh tế.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, với
mức tăng trưởng trung bình khoảng 6-7% mỗi năm.
Sự đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, công nghệ và sản xuất đã đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
f. Tăng trưởng trong sản xuất và xuất khẩu.
Sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, dược phẩm, và ô tô, đã tăng trưởng mạnh mẽ.
Xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, điện tử, đồ gia dụng và nông sản đã tăng
đáng kể, giúp cải thiện thặng dư thương mại của Việt Nam.
g. Đầu tư nước ngoài và cải cách kinh doanh.
Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể, đặc biệt trong các ngành
công nghệ, dịch vụ và sản xuất. 11
Cải cách kinh doanh và cải cách hành chính đã được thực hiện để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
h. Tăng cường thương mại và quan hệ quốc tế.
Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại quan trọng như CPTPP và EVFTA,
mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cơ hội đầu tư.
Mối quan hệ kinh tế với các đối tác chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước
ASEAN đã được củng cố.
i. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ.
Dịch vụ tài chính, du lịch và giáo dục đã tăng trưởng, phản ánh sự phát triển của
kinh tế thị trường và sự tăng cường của lực lượng lao động có trình độ.
j. Thách thức và cơ hội.
Mặc dù có những tiến bộ, Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức từ sự biến
động của thị trường thế giới, biến đổi khí hậu và nhu cầu cải cách hành chính để tăng cường tính cạnh tranh.
=> Tuy nhiên, cơ hội vẫn rộng lớn khi Việt Nam có thể tận dụng sức mạnh lao động
giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi và sự tăng cường của quan hệ quốc tế. Tóm lại, trong giai
đoạn từ 2018 đến 2022, kinh tế thị trường của Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển ổn
định và nhiều cơ hội, mặc dù vẫn cần đối mặt với một số thách thức.
3. Phân tích dữ liệu.
* Bảng số liệu GDP danh nghĩa từ 2018-2022: 12
* Biểu đồ biến động của GDP thực và GDP danh nghĩa từ 2018-2022:
* Nhận xét về sự biến động của GDP qua giai đoạn trên: -
GDP danh nghĩa vẫn luôn có xu thế tăng. Năm 2022 tăng gấp 1,36 lần so với năm 2018. -
GDP thực tăng dần qua các năm , trong đó năm 2022 gấp 1,31 lần 2018. -
Bên cạnh đó, GDP tăng cũng không đồng nghĩa với việc đời sống của người dân sẽ
tăng theo mà còn phải chịu sự tác động của lạm phát hay đúng với ý nghĩa GDP
không phản ảnh tốt về đời sống vật chất của người dân. Chỉ một bộ phận nhỏ được
hưởng lợi, còn đa số phải chịu rủi ro khi lạm phát tăng. -
Chỉ số điều chỉnh GDP và tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số điều chỉnh GDP cho thấy
giá cả chung trong nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng
giá chậm lại từ 2018-2020 và tăng trở lại từ 2021-2022.
* Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022: 13 - => Nhận xét: -
Ta có thể thấy được rằng tốc độ tăng trưởng biến động liên tục qua các năm lần
lượt là 7.47% , 7.36%, 2.87%, 2.56%, 8.02%. -
Giai đoạn từ năm 2018-2022 tăng trưởng không đồng đều. Căn bản giai đoạn 2018
2019 có mức độ chênh lệch tăng trưởng không đáng kể khi giảm 0,11%. Trong đó
GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,36% (Quý I tăng 6,82%,
quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%) vượt mục tiêu của
Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải
pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa
phương và công đồng doanh nghiêp cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng. -
Giai đoạn từ 2020 -2021 tốc độ tăng trưởng lại có biến động mạnh khi mà giảm
dần qua các năm. Trong đó đáng chú ý là năm 2020 với một số điểm nổi bật. Cụ
thể, GDP năm 2020 đạt 2,87% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng
2,69%; quý IV tăng 4,48%) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội của Việt Nam. Điều này cho thấy
tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh
và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng 14
Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực
hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. -
Cuối cùng là năm 2022, tốc độ tăng trưởng đã thay đổi một cách vượt bậc cũng
như sự trở lại guồng phát triển kinh tế. Đây cũng là một mốc đánh dấu sự trở lại
của nền kinh tế sau những năm đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch covid-
19. Trong đó, GDP năm 2022 tăng cao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức
tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022. * Ý Nghĩa:
Xét đến cả hai GDP danh nghĩa và GDP thực đều có xu hướng tăng, điều này có ý nghĩa: -
GDP danh nghĩa có xu hướng tăng, nhất là khi nền kinh tế trải qua tình trạng lạm
phát ( mức giá chung tăng ) sẽ có sự đóng góp không nhỏ của sự gia tăng giá mà
trong đó, sản xuất thực sự có thể tăng, không đổi hoặc thậm chí là giảm. -
Khi GDP thực có xu hướng tăng, điều này cho thấy giá trị sản xuất cũng sẽ có xu
hướng tăng qua các năm. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2020 và 2021 có
xu hướng tăng trưởng chậm hơn các năm khác trong giai đoạn 2018-2022 nhưng
tốc độ tăng trưởng GDP này lại đạt mức kỷ lục cao hơn mục tiêu đề ra và cũng cao
hơn mọi dự báo. Xét riêng GDP năm 2020 tăng 2,871% (Quý I tăng 3,68%; quý II
tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%) trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội là thành
công lớn của Việt Nam. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành
khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ
hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người
dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội. -
Môi trường kinh doanh, đầu tư được cải thiện mạnh mẽ, thúc đẩy các kế hoạch đầu
tư lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài,
Chính phủ khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của khu vực này đối với
kinh tế - xã hội Việt Nam, như thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, bổ sung vốn cho
phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
4. Chính sách kinh tế. 15
Đánh giá sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối với sản lượng, bao gồm
chính sách tài chính, thuế, cho vay và các biện pháp khuyến khích đầu tư. -
Các chính sách kinh tế vĩ mô đều là một phần quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó
mỗi chính sách theo đuổi một mục tiêu cụ thể và tuân thủ những quy luật riêng, song
đều hướng tới mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh
tế; đồng thời có mối quan hệ tương tác lẫn nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn. -
Các chính sách có thể ảnh hưởng đến sản lượng của một nền kinh tế chẳng hạn như
chính sách tài khóa , chính sách ngoại thương , chính sách tiền tệ … -
Ta cùng phân tích các ảnh hưởng của những chính sách kinh tế :
* Chính sách tài khóa: -
Chính phủ sử dụng hai công cụ là thuế khóa và chi tiêu tài khóa . -
Thuế làm thay đổi thu nhập khả dụng và tiêu dùng, tác động đến giá cả, sản lượng.
Thuế còn hạn chế vai trò của số nhân. -
Bên cạnh đó , chi tiêu tài khóa có tác động trực tiếp đến tổng cầu và qua số nhân, ảnh
hưởng lớn hơn đến sản lượng, công ăn việc làm. -
Chính sách tài khóa làm ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng , đồng thời
điều chỉnh tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ làm phát ở mức vừa phải. -
Mặt hạn chế của chính sách này: +
Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động. +
Có sự không chắc chắn giá trị các thông số kinh tế chủ chốt. +
Có thể dẫn đến các sai lầm về mức độ thay đổi chính sách. +
Có độ trễ khá lớn về mặt thời gian.
* Chính sách tiền tệ : -
Chính sách tiền tệ là công cụ của Ngân Hàng Nhà Nước với mục đích điều tiết lượng
tiền cung ứng , lãi suất và tín dụng. -
Các công cụ của chính sách này gồm : nghiệp vụ thị trường mở , lãi suất chiết khấu và
tỷ lệ dự trữ bắt buộc. -
Có hai biện pháp gồm : chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. -
Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái , lạm phát tăng ,
qua đó Ngân Hàng Nhà Nước sẽ tăng lượng cung tiền , giảm lãi suất chiết khấu và
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến cân bằng nền kinh tế , thúc đẩy tăng trưởng. 16 -
Đồng thời chính sách tiền tệ thắt chặt được sử dụng khi lạm phát cao , khó kiểm soát .
Khi đó Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giảm mức cung tiền , tăng lãi suất chiết khấu và tăng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc . Qua đó giúp nền kinh tế trở lại cân bằng. -
Chính sách tiền tệ giúp tăng trưởng kinh tế , giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định giá thị
trường , cân bằng nền kinh tế. -
Những mặt hạn chế của chính sách tiền tệ: +
Mức độ tác động phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất. +
Sự nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất. 17
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. *Kết luận.
Trong giai đoạn 2018-2022, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng
chú ý và đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, nhờ vào các chính sách và biện pháp quyết
liệt của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã duy trì được sự ổn định và tiếp tục phát triển. *Đề xuất.
Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với các thách thức mới,
như biến đổi khí hậu, cạnh tranh trong khu vực và rủi ro tài chính và các cơ hội mới. Để
đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và phát triển kinh tế, Chính phủ cần đưa ra các
chính sách và biện pháp hiệu quả, đồng thời tăng cường quản lý và giám sát trong hoạt
động kinh tế. Sau đây là một số đề xuất giúp cải thiện sản lượng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới:
- Tăng cường sự đa dạng hóa kinh tế: Việc đa dạng hóa kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro
và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính phủ cần đưa ra các
chính sách và biện pháp để khuyến khích các ngành kinh tế mới phát triển và đẩy mạnh sự đa dạng hóa.
- Đầu tư vào công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh: Việc đầu tư vào công nghệ
và nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất sản xuất và
giảm chi phí. Chính phủ cần đưa ra các chính sách và hỗ trợ để các doanh nghiệp có
thể tiếp cận và áp dụng công nghệ mới.
- Tăng cường quản lý và giám sát tài chính: Trong giai đoạn 2018-2022, việc quản lý và
giám sát tài chính còn tồn tại nhiều hạn chế, dẫn đến các rủi ro trong hoạt động tài
chính. Chính phủ cần tăng cường quản lý và giám sát tài chính để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. 18
VI. TÀI LIỆU VÀ NGUỒN TIN THAM KHẢO.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam#C
%C6%A1_c%E1%BA%A5u_kinh_t%E1%BA%BF
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM144157
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM236654
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM144281
https://special.nhandan.vn/kinh-te-Vietnam-nam-2023-mot-nam-vuot-kho-thach-thuc- van-con/index.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/kinh-te-vi-mo/bai-
thao-luan-de-tai-ve-gdp/53755912 https://www.gso.gov.vn
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-
mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM224442 19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN S ĐÁNH T HỌ TÊN MSSV NHIỆM VỤ GIÁ T Hồ Ngọc
Phân tích mô hình kinh tế 1 2331320124 100% Kiều Trang Chỉnh sửa word Dương Thị Đặt vấn đề 2 2331320154 100% Thu Trang
Kết luận và đề xuất Tô Võ 3
2331320178 Phân tích dữ liệu 100% Nhựt Đô Nguyễn 4
2331320137 Chính sách kinh tế 100% Thành Lộc Nguyễn Lược sử 5 2331320122 100% Trọng Nam
Khái niệm và định lượng sản lượng Phạm
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến 6 2331320126 100% Phương Nhi sản lượng 20