-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Phân tích thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn nghèo nàn, khó khăn của đất nước Việt Nam đã qua đi và sự phát triển mạnh mẽ của thế hệ sau lại tiếp nối. Sự phát triển dữ dội của thị trường kinh tế, chính trị, giáo dục và trong số đó sự phát triển về mặt khoa học kỹ thuật không thể không kể đến. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế học vi mô 31 tài liệu
Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Tiểu luận Phân tích thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn nghèo nàn, khó khăn của đất nước Việt Nam đã qua đi và sự phát triển mạnh mẽ của thế hệ sau lại tiếp nối. Sự phát triển dữ dội của thị trường kinh tế, chính trị, giáo dục và trong số đó sự phát triển về mặt khoa học kỹ thuật không thể không kể đến. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế học vi mô 31 tài liệu
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM
Giảng viên: Lê Kiên Cường
Họ và tên: Trần Hoàng Minh Thư
Mã số sinh viên: 050610221390
TP. HCM, ngày 24 tháng 11 năm 2022 lOMoARcPSD|44744371
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2022 Giảng viên lOMoARcPSD|44744371 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦUError: Reference source not found
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1 2
. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
................................................ . . . . . . . . . . . . . . . . .1
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................................................2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI............................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..........................................................2
4.1.Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................................2
4.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................................2 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Khái niệm..............................................................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm thị hiếu..............................................................................................................3
1.1.2. Giới thiệu nhu cầu sử dụng điện thoại di động...................................................3
1.1.2.1. Khái niệm nhu cầu..................................................................................................3
1.1.2.2. Nhu cầu của con người........................................................................................3
1.1.3. Khái niệm thị trường......................................................................................................4
1.1.4. Khái niệm điện thoại di động và các tính năng..................................................4
1.2. Thị trường điện thoại di động Việt Nam...............................................................................5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thị trường điện thoại di động..................................................................................6
2.2. Số lượng người tiêu dùng điện thoại trên thị trường...........................................................6 lOMoARcPSD|44744371
2.3. Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học ở Thủ
Đức...................................................................................................................................................................7
2.4. Kết quả điều tra thị hiếu....................................................................................................................7
2.4.1. Giới tính.................................................................................................................................8
2.4.2. Thương hiệu.........................................................................................................................8
2.4.3. Tiêu chí lựa chọn mua điện thoại...............................................................................9
2.4.4. Quyết định mua................................................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................14
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................15 lOMoARcPSD|44744371 PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giai đoạn nghèo nàn, khó khăn của đất nước Việt Nam đã qua đi và sự
phát triển mạnh mẽ của thế hệ sau lại tiếp nối. Sự phát triển dữ dội của thị trường
kinh tế, chính trị, giáo dục và trong số đó sự phát triển về mặt khoa học kỹ thuật
không thể không kể đến.
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của điện thoại trong
cuộc sống hằng ngày. Thị trường điện thoại ở các nước nói riêng và Việt Nam nói
chung cũng đang có xu hướng tăng cao và dần chiếm ưu thế thiết yếu trong nền
kinh tế. Với các tính năng nổi bật, điện thoại di động ngày càng phát triển và làm
tăng nhu cầu sử dụng điện thoại của mọi người ngày càng nhiều. Chính vì thể mà
nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không ít, làm thị trường liên tục thay đổi.
Các trường Đại học với hơn ngàn sinh viên là một thị trường tiêu thụ
điện thoại di động không nhỏ, là nơi mà các nhà doanh nghiệp có thể phát triển thị
phần. Nhưng, để tiêu thụ được sản phẩm điện thoại di động của mình thì các công
ty cũng như các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần nắm bắt đựơc tâm lý, nhu
cầu và thị hiếu của khách hàng xem họ muốn dùng loại điện thoại di động nào, mẫu
mã chất lượng sản phẩm ra làm sao, giá cả thế nào là hợp lý đối với họ… vì thế tất
cả những gì mà nhà kinh doanh có thể làm là làm thế nào để giúp cho khách hàng
có được những phản ứng tự nhiên để mua hàng họ muốn chắc chắn rằng họ đang mua đúng thứ họ cần.
Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài “ Phân tích thị hiếu người tiêu
dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam ” này để tìm hiểu và phân tích rõ về
nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu chung 1 lOMoARcPSD|44744371
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về nhu cầu sử dụng điện thoại
di động và phân tích thị hiếu người tiêu dùng điện thoại trên thị trường Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1: Làm sáng tỏ nhu cầu sử dụng điện thoại di động.
- Mục tiêu cụ thể 2: Tìm hiểu thực trạng sử dụng điện thoại di động
- Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích thị hiếu sử dụng điện thoại di động qua
kết quả điều tra sinh viên các trường Đại học ở Thủ Đức.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI
Bài tiểu luận được tiến hành nghiên cứu trên một nhóm sinh viên của các
trường Đại học ở Thủ Đức.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp được lấy bằng cách khảo sát 50 sinh viên các trường
Đại học ở Thủ Đức thông qua bảng câu hỏi điều tra.
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo của các nhà sản xuất trên internet.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu cụ thể 1: Tổng hợp các thông tin để làm sáng tỏ nhu cầu sử dụng điện thoại di động.
- Mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng phương pháp khảo sát để tìm hiểu thị hiếu sử
dụng điện thoại di động của người tiêu dùng. 2 lOMoARcPSD|44744371 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm thị hiếu
Thị hiếu là cảm giác mong muốn tiếp cận và sở hữu một loại hàng hóa,
dịch vụ của một người hay một nhóm người, với xuất phát điểm đến từ việc thỏa
mãn yêu cầu của các giác quan, theo xu hướng ngày càng đề cao tính thẩm mỹ, tiện dụng, hoàn thiện.
Thị hiếu không đồng nhất và bất biến. Có thị hiếu rất cá biệt, tùy theo
đặc điểm, hoàn cảnh cá nhân và môi trường sống của từng người. Cũng có một số
đặc điểm và biểu hiện chung về thị hiếu của một tập thể hay cộng đồng. Ngay đối
với một người, thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống.
1.1.2. Giới thiệu nhu cầu sử dụng điện thoại di động
1.1.2.1. Khái niệm nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa
học nghiên cứu sinh học và xã hội. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng
cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã
hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp và là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó
với môi trường xung quanh.
Nhu cầu có thể hiểu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi,
mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý,
mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
1.1.2.2. Nhu cầu của con người
- Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu về ăn, mặt, ở, đi lại và giới tính,… 3 lOMoARcPSD|44744371
- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu về an ninh, cần được bảo về, che chở,...
- Nhu cầu xã hội: là tình bạn, tình đồng nghiệp, sự ảnh hưởng của mọi
người chung quanh đối với bản thân và ngược lại,…
- Nhu cầu tôn trọng: là muốn được mọi người coi trọng, muốn có được
nghề nghiệp, địa vị trong xã hội, được mọi người chú ý, lòng tự trọng, tính tự quản, …
- Nhu cầu tự thể hiện: muốn phát huy sở trường của bản thân, tự khẳng định mình,….
1.1.3. Khái niệm thị trường
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền
tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định
theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản
phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có
một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan
hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ
c ạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh
tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường
sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
1.1.4. Khái niệm điện thoại di động và các tính năng
Điện thoại di động là một loại thiết bị điện tử không dây giúp con người
có thể liên lạc ở bất cứ nơi đâu. Chúng được phân biệt với điện thoại phổ thông bởi
khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho
phần mềm rộng hơn, internet (bao gồm duyệt web qua băng thông rộng di động).
Ngày nay khi công nghệ phát triển, điện thoại di động đã trở thành
phương tiện phổ thông với tất cả mọi người, từ chỗ nó chỉ để đàm thoại và gửi nhận 4 lOMoARcPSD|44744371
tin nhắn thì đến nay điện thoại di động đã trở thành một chiếc máy tối tân thu nhỏ,
mang trong mình nó là một máy thu phát vô tuyến, một Máy tính thu nhỏ, một
Camera kỹ thuật số và trong tương lai không xa nó còn tích hợp nhiều tính năng vào đó nữa.
Các tính năng trên điện thoại bao gồm: nghe nhạc, Camera, Wi-Fi,
Bluetooth, chức năng quản lý (Đồng hồ báo thức, lịch (calendar), máy tính cá nhân
(calculator), sổ ghi chú (notepad), đồng hồ, đồng hồ đếm ngược...), hỗ trợ thẻ nhớ,
quay số bằng giọng nói, ghi âm, đèn Flash,...
1.2. Thị trường điện thoại di động Việt Nam
Ở Việt Nam, thị trường điện thoại di động là một thị trường khá đa dạng
và phức tạp. Đây cũng là một trong những thị trường phát triển rất mạnh mẽ và
không có dấu hiệu ngừng lại. Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam đang ngày
càng được phân hóa rộng rãi với nhiều thương hiệu khác nhau, trong đó các thương
hiệu cao cấp do Apple hay Samsung được mọi người khá ưa chuộng và tin dùng. 5 lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thị trường điện thoại di động
Theo tờ “Thời báo kinh tế Sài Gòn: Năm 2009”, ước tính có khoảng 12
triệu chiếc điện thoại di động đã được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Trong đó,
máy có giá dưới 2 triệu đồng chiếm 60%, máy 5-10 triệu đồng chiếm 8% còn máy
trên 10 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 1% về số lượng. Đến năm 2015, Smartphone
lần đầu tiên được bán trên thị trường Việt Nam chiếm tỉ trọng đến 51%. Trong đó,
các thương hiệu dẫn đầu về số lượng điện thoại trong quý 2-2015 là Samsung, Asus và Microsoft.
Theo IDC Việt Nam, công ty Asus có bước tăng trưởng mạnh với 14%
thị phần, tăng đến 11% so với quý 1-2015. Trong đó, Microsoft là 13% và Samsung
là 30% đều bị giảm thị phần so với quý trước. Nếu xét riêng về giá trị sản phẩm thì
top 3 điện thoại di động bao gồm Samsung, Apple và Asus. Mặc dù không có doanh
số cao nhưng do giá trị sản phẩm của Apple lớn nên vẫn giữ vị trí số hai với 13%
thị phần, Samsung dẫn đầu với 36% thị phần và Asus chiếm 11%.
Nhìn chung, thị trường điện thoại Việt Nam vốn là một trong những thị
trường tất yếu của nhiều nhà doanh nghiệp phân phối và bán lẻ. Trong những năm
gần đây, các doanh nghiệp hoạt động một cách rất sôi nổi và năng động. Nhiều hãng
điện thoại giá rẻ như Oppo, Vivo, Huawei cũng được ra đời và dần phát triển và
tăng mạnh, cạnh tranh trực tiếp với các hãng điện thoại lâu đời.
2.2. Số lượng người tiêu dùng điện thoại trên thị trường
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, ...
số lượng người tiêu dùng smartphone cao hơn so với các tỉnh khác. Theo báo cáo
của Nielsen Việt Nam, ở các thành phố có tỉ lệ dùng điện thoại smartphone là 71%, 6 lOMoARcPSD|44744371
các khu vực nông thôn khác thì có khoảng 68% người tiêu dùng smartphone còn
32% còn lại sử dụng điện thoại thông thường.
Còn theo kết quả cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại,
Internet và nghe nhìn toàn cuộc năm 2015, số lượng người tiêu dùng điện thoại di
dộng trên cả nước là hơn 40,6 triệu, trong đó khu vực thành thị chiếm tới gần 50% và nông thôn là gần 33%.
Hiện nay, theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), cuối năm 2021,
cả nước có khoảng 91,3 triệu người dùng điện thoại smartphone và tính đến nay có
thêm hơn 2 triệu người tiêu dùng, nâng tổng số lượng người tiêu dùng điện thoại lên 93,5 triệu.
Như vậy, có thể thấy rằng, mức sống con người ngày nay đang ngày
được nâng cao và có xu hướng phát triển và mở rộng nhiều hơn thông qua những
tiện ích mà điện thoại mang lại. Dân số tăng kéo theo trình độ dân trí cũng được
nâng cao khiến cho nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng ngày càng tăng theo.
Những điều ấy đã và đang thúc đẩy nền kinh tế thị trường di động ngày càng phát
triển hơn trên thị trường Việt Nam.
2.3. Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học ở Thủ Đức
Hiểu được nhu cầu của giới trẻ ngày nay các nhà sản xuất như Samsung,
Nokia, LG,... đã đưa ra các sản phẩm ngày càng phù hợp với nhiều sự lựa chọn của
sinh viên. Sinh viên các trường Đại học với xu hướng ngày càng hội nhập, năng
động sáng tạo từng bước tiếp cận với những sản phấm mới.
Đón trước nhu cầu của thị trường, các mạng di động lớn của Việt Nam là
Samsung, Nokia, LG,... đã cung cấp những sản phẩm có nhiều chức năng từng bước
đến gần với sinh viên hơn. Điện thoại di động được đánh giá là linh động và rẻ, phù
hợp với nhiều phân khúc thị trường. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên là những đối
tượng có nhu cầu liên lạc, giải trí lớn nhưng với kinh phí vừa phải thường lựa chọn 7 lOMoARcPSD|44744371
sản phẩm có giá cả tương đối dao động từ vài trăm (các bạn có hoàn cảnh không
tốt) đến vài triệu (các bạn có điều kiện tốt).
2.4. Kết quả điều tra thị hiếu
Trong cuộc sống ngày nay, điện thoại di động gần như là một thiết bị
không thể nào không có được. Trung bình mỗi người đều tự trang bị cho mình một
chiếc điện thoại trở lên. Bên cạnh các vấn đề xoay quanh về giá cả và thu nhập của
người tiêu dùng thì thị hiếu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến lượng cầu mặt hàng này. Thị hiếu thường rất khó quan sát vì vậy các doanh
nghiệp thường phải đưa ra các khảo sát ý kiến người tiêu dùng để đưa ra kết luận
chính xác nhất. Thị hiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sau khi tiến hành điều tra
thực tế với 50 mẫu của một trường Đại học. Em đưa ra một vài số liệu sau. 2.4.1. Giới tính
Qua khảo sát cho thấy nam chiếm tỷ lệ là 40% (gồm 20 mẫu) và nữ là
60% (gồm 30 mẫu). Được thể hiện qua biểu đồ sau: 40% Nam Nữ 60%
Biểu đồ cơ cấu giới tính
Do đối tượng tiến hành nghiên cứu là sinh viên và nền kinh tế hiện nay
đang phát triển nên đa số đều có thu nhâp̣từ 1 triệu - 2 triệu đồng (60%). Kế đến là 8 lOMoARcPSD|44744371
các bạn sinh viên có việc làm ổn định hơn có mức thu nhâp̣trên 2 triệu đồng (25%)
và cuối cùng là thu nhập dưới 1 triệu đồng (15%). 2.4.2.Thương hiệu 25 20 15 10 5 0
Biểu đồ Sản phẩm được biết đến nhiều nhất
Theo kết quả điều tra trên cho thấy Iphone và Samsung là hai thương
hiệu được người tiêu dùng bình chọn phổ biến nhất với lượt bình chọn lần lượt là 20
và 15, theo sau là Nokia với 1 bình chọn do các thương hiệu này đã gia nhập vào thị
trường đã lâu nên được người dùng tin tưởng là lựa chọn. Còn các thương hiệu khác
như Sony, Oppo,... do Trung Quốc sản xuất có giá phù hợp với túi tiền cũng như
nhiều chức năng và mẫu mã đẹp cũng đang dần gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, tuy Samsung và Iphone là hai thương hiệu có sức ảnh
hưởng xấp xỉ nhau nhưng Iphone lại có giá không hề rẻ nhưng nó lại phổ biến ở lứa
tuổi người dùng trẻ. Vì thế khi được hỏi về việc cân nhắc mua điện thoại thì đa số
các bạn trẻ sẽ chọn Iphone vì đây là một thương hiệu khá phổ biến hiện nay.
2.4.3. Tiêu chí lựa chọn mua điện thoại
Sau khi đã tìm kiếm thông tin về sản phẩm thì hầu hết mọi sinh viên đều
phải cân nhắc lựa chọn sản phẩm đánh giá các phương án liên quan để lựa chọn sản 9
Biểu đồ Kiểu dáng của sản phẩm lOMoARcPSD|44744371
phẩm cho thích hợp. Các kiểu dáng của điện thoại di động là những yếu tố được
mọi sinh viên quan tâm khi lựa chọn sản phẩm. Biểu Nắp trượt; 7.00% Nắp gập ; 25.00% Thẳng; 68.00%
Ngày nay do các nhu cầu như giải trí, tính thẩm mỹ ngày càng nâng cao
đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điện thoại di động
có kiểu dáng thẳng mang tính mạnh mẽ, cá tính được nhiều người lựa chọn nhất với
68%, những kiểu nắp gập hay nắp trượt được lựa chọn ít hơn với tỷ lệ tương ứng là 25% và 7%.
Trên thị trường hiện nay, các mẫu điện thoại sử dụng màn hình cong vẫn
còn khá ít mẫu máy nhưng dự kiến trong tương lai mẫu máy màn hình cong này sẽ
đem lại nhiều trải nghiệm độc đáo, mới mẻ cho người tiêu dùng điện thoại. Điện
thoại màn hình cong đang là xu hướng mà mọi người muốn hướng tới với nhiều tiện
ích như bền hơn, nhẹ hơn, mỏng hơn, ít tốn pin và quan trọng là hình thức được cải tiến.
Ngoài ra còn có các thuộc tính khác như màu sắc. 10 lOMoARcPSD|44744371 Khác; 5.00% Đen; 25.00% Trắng; 48.00% Đỏ ; 22.00%
Phần lớn các bạn sinh viên thích sự nhẹ nhàng, thanh thoát và dễ dùng
nên các bạn lựa chọn điện thoại có màu trắng (48%), tiếp đến là màu đen với 25%
và màu đỏ 22%. Còn các màu sắc khác như hồng, xanh,... chiếm tỷ lệ chỉ 5% vì có thể chưa phổ biến.
Bên cạnh về kiểu dáng, màu sắc thì giá sản phẩm cũng được nhiều bạn
sinh viên quan tâm để có thể đánh giá và đưa ra các quyết định lựa chọn.
Biểu đồ Giá sản phẩm Dưới 1 triệu; 9.00% Từ 1-2 triệu; 18.00% Từ 2-3 triệu; 25.00% Từ 3-4 triệu; 48.00% 11 lOMoARcPSD|44744371
Qua biểu đồ ta thấy phần lớn các bạn sinh viên lựa chọn điện thoại di
động có giá từ 3-4 triệu (48%), tiếp đến là 2-3 triệu chiếm 25%, 1-2 triệu chiếm
18% và sau cùng là dưới 1 triệu chiếm 9%. Khá bất ngờ vì các bạn sinh viên đều
đang còn đi học nhưng tỉ lệ chọn giá điện thoại từ 3-4 triệu lại cao nhất nhưng nếu
nghĩ sâu có thể giá sẽ đi đôi với chất lượng nên mọi người sẽ lựa chọn sản phẩm có
giá cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ được hoàn thiện nhất.
Qua khảo sát người tiêu dùng thì hầu hết tiêu chí khi lựa chọn mua một
chiếc điện thoại đó là màu sắc đẹp, màn hình rộng, dung lượng nhiều, pin lâu,
camera sắc nét, giá phải chăng,....
Và trong thời đại công nghệ đang phát triển hiện nay thì một chiếc điện
thoại với tính năng đa dạng, mẫu mã đẹp cũng được người dùng khá yêu thích và là
yếu tố để quyết định lựa chọn.
2.4.4. Quyết định mua
Khi đã đánh giá, xem xét các yếu tố liên quan đến sản phẩm thì sinh viên
tiến hành sử dụng sản phẩm bên cạnh đó cũng có những sinh viên không sử dụng
sản phẩm. Vậy cơ cấu sử dụng sản phẩm hay không sử dụng, và các yếu tố bên
trong các quyết định lựa chọn của sinh viên có khác nhau hay không chúng ta cùng
xem xét ở những biểu đồ bên dưới: 12 lOMoARcPSD|44744371
Dưới nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều lựa chọn
của sinh viên nên 100% sinh viên đều sử dung điện thoại di động. Một khi đã sử
dụng điện thoại di động thì những người sinh viên này họ hay sử dụng điện thoại
cho công việc chủ yếu nào, điều đó sẽ được rõ qua biểu đồ sau.
Biểu đồ Hành vi chủ yếu sau khi mua 50 50 45 45 40 40 35 30 30 30 25 20 20 15 10 5 0 Liên lạc
Giải tríTra cứu thông tn Chụp ảnh Nghe nhạc Khác
Biểu đồ có tới 215 lượt lựa chọn trong khi chỉ có 50 mẫu điều tra. Điều
đó cho thấy có nhiều sinh viên sử dụng điện thoại cho nhiều công việc chủ yếu cùng
một lúc. Qua biểu đồ ta thấy đa số các bạn sinh viên đều hài lòng về các tiện ích do
điện thoại di động cung cấp trong đó giải trí chiếm phần cao tuyệt đối với 50 phiếu,
theo sau là chụp ảnh (45 phiếu), tra cứu thông tin (40 phiếu), liên lạc và nghe nhạc
có số phiếu ngang nhau là 30, cuối cùng là các công việc khác như là định vị, báo thức... là 20 phiếu.
Qua khảo sát về thị hiếu người tiêu dùng trên ta có thể thấy rằng sự cần
thiết của điện thoại di động là vô cùng quan trọng nó gắn với cuộc sống của người
tiêu dùng và giúp cho người dùng có thể thuận tiện trong việc giao tiếp qua mạng.
Vì thế nhu cầu sử dụng điện thoại cũng từ đó mà tăng cao, thị trường điện thoại
cũng ngày càng được mở rộng để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. KẾT LUẬN 13 lOMoARcPSD|44744371
Sau quá trình nghiên cứu, phân tích và khảo sát thị hiếu người tiêu dùng
điện thoại ở Việt Nam, em đưa ra một vài kết luận sau.
Quá trình nghiên cứu được tiến hành ở các đối tượng là sinh viên nên đa
số các bạn có nguồn thu nhập chưa cao và đa số các bạn đều ở xa gia đình.
Trong tiến trình ra quyết định lựa chọn sản phẩm thì hầu hết các bạn sinh
viên đều nhận biết qua các phương tiện truyền thông như: tivi, báo chí, internet, bạn
bè giới thiệu bên cạnh đó còn có các hình thức khác như tự tìm hiểu, do người cung cấp giới thiệu,…
Đối với điện thoại di động thì có rất nhiều tiện ích, nhiều chức năng cơ
bản cũng như giá trị gia tăng nên có rất nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên. Điện
thoại di động cung cấp khá nhiều dịch vụ tiện ích như: Chụp ảnh, xem phim, nghe
nhạc, thu chương trình truyền hình, chơi trò chơi, truy cập Internet,...và còn nhiều
chức năng khác nữa nhưng mỗi chức năng đều có những tiện ích riêng và được ứng
dụng một cách linh hoạt trong học tập, giải trí cũng như cuộc sống của các bạn sinh viên.
Đa số các bạn sinh viên lựa chọn sử dụng điện thoại di động là vì có
nhiều tiện ích, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, không cần quá nhiều phần mềm hỗ
trợ, bên cạnh đó còn giúp tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhu cầu giải trí, tra cứu thông tin từ điển,…
Và đó là những phân tích, đánh giá của em thông qua việc phân tích thị
hiếu người tiêu dùng điện thoại ở Việt Nam. Do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế
nên có thể sẽ có những sai sót, mong rằng những sai sót đó sẽ được thầy hướng dẫn thêm.
Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn sự tận tình của thầy trong quá
trình làm bài của em. Kính chúc thầy có một ngày mới thật vui vẻ và nhiều may mắn. 14 lOMoARcPSD|44744371
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mankiw, N.G. (2014). Kinh tế học vi mô(Bản dịch cuốn Principles of
Microeconomics). 6th edition, Cengage Learning.
[2] Thích Thái Hòa, Nhu cầu con người, Pháp luật Online, [3] https
://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/mot-goc-nhin-ve-thi-hieu-
phan-1-dinh-nghia-cu-the-cua-dieu-truu-tuong-1092655.html [4] https ://vietbao.vn/ [5] https
://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u [6] https
://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/621 [7] https
://cafebiz.vn/khao-sat-vi-tri-cua-iphone-samsung-vsmart-trong-long-
nguoi-viet-nhu-the-nao-20201230091603498.chn 15