Tiểu luận Phân tích thị trường ngoại hối - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tiểu luận Phân tích thị trường ngoại hối - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (0101000104)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ ĐỀ TÀI
Phân tích thị trường ngoại hối và vai trò,ảnh
hưởng của nó đối với một nền kinh tế
Mã lớp học phần: 010100010501
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vĩnh Hằng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
TP. HỒ CHÍ MINH -2024
I. Khái niệm, chức năng thị trường ngoại hối.........................................................................................................
1. Một số khái niệm thị trường ngoại hối.....................................................................................................................
2.Chức năng của thị trường ngoại hối...........................................................................................................................
II. Đặc điểm thị trường ngoại hối................................................................................................................................
1. Tính thanh khoản cao.................................................................................................................................................
2. Tính minh bạch..............................................................................................................................................................
3. Tính năng động..............................................................................................................................................................
4. Hoạt động 24 giờ...........................................................................................................................................................
III. Vai trò chính của thị trường ngoại hối và điều kiện tham gia thị trường ngoại hối..........................................
1. Vai trò của thị trường ngoại hối.......................................................................................................................
2. Điều kiện tham gia thị trường ngoại hối..................................................................................................................
IV. Thành phần tham gia thị trường ngoại hối.....................................................................................................
1. Các ngân hàng trung ương (Central Banks).....................................................................................................
2. Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks).............................................................................................
3. Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers).................................................................................
4. Các doanh nghiệp (Corporate corporation)......................................................................................................
5. Các nhà đầu tư cá nhân (Retail clients)....................................................................................................................
V. Cấu trúc của thị trường ngoại hối.......................................................................................................................
1. Thị trường liên ngân hàng...............................................................................................................................
2. Sở giao dịch ngoại hối......................................................................................................................................
3. Thị trường phi tập trung (OTC)................................................................................................................................
VI. Ảnh hưởng của thị trường ngoại hối đối với một nền kinh tế.................................................................
1. Lạm phát..........................................................................................................................................................
2. Giảm nguồn cung.............................................................................................................................................
3. Tỷ lệ việc làm..................................................................................................................................................
4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)..................................................................................................................
5. Lãi suất............................................................................................................................................................
6. Nợ / Thâm hụt giao dịch..................................................................................................................................
7. Cán cân thương mại.........................................................................................................................................
8. Thị trường vốn /đầu tư.....................................................................................................................................
9. Chính sách tiền tệ......................................................................................................................................................
VII. Tình hình thực tế của thị trường ngoại hối của nền kinh tế Việt Nam...............................................
❖ 2022 đến đầu năm 2023.................................................................................................................................... 2023 đến nay. ❖
..............................................................................................................................................................
Nguồn tham khảo:............................................................................................................................................................ 1 HỌ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
1. Phan Hoàng Yến Ngọc 2331310033
2. Trần Nguyễn Nha Trang 2331320109
3. Bùi Thị Minh Khả 2331740075 4 .Trần Đức Huy 2331740044 5 .Trịnh Hải Đăng 2331310388
6 . Trần Hoàng Thảo Vy 2331310460 2
I. Khái niệm, chức năng thị trường ngoại hối.
1. Một số khái niệm thị trường ngoại hối.
- Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá
trị như ngoại tệ được dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm
của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể có sự khác nhau.
- Để thực hiện các giao dịch thanh toán, các bên phải đổi từ tiền tệ này sang tiền tệ
khác. Để thực hiện việc chuyển đổi đó cần phải có một thị trường đó là thị trường ngoại hối.
- Thị trường ngoại hối trong tiếng Anh là foreign exchange market, thường được
viết tắt là forex hoặc forex market hoặc . FX
- Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch
ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ. Hay nói cách khác,
thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán, hao đổi ngoại tệ và các
phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ; là một thị trường phi tập 3
trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ, do đó trong một hoạt động mua
bán quốc tế, ít nhất phải có một bên tham gia sử dụng ngoại tệ.
- Nếu đồng tiền của các bên tham gia không đổi với nhau được thì họ thỏa thuận
sử dụng đến một ngoại tệ chuyển đổi tự do để giao dịch, thường là USD. Ngoài ra,
các bên có thể sử dụng các phương tiện thanh toán như giấy tờ có giá hay vàng có
tiêu chuẩn quốc tế.Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân
hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo
của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày
đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần.
- Thị trường ngoại hối là nơi các nhà kinh doanh tiến hành kinh doanh ngoại hối để kiếm lời.
- Là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao
đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế.
- Là thị trường mua bán, trao đổi ngoại hối. Trong đó 2 đối tượng chủ yếu là ngoại
tệ và phương tiện thanh toán quốc tế. Như vậy, bất cứ đâu diễn ra việc mua và bán
các đồng tiền khác nhau thì ở đó được gọi là thị trường ngoại hối.
- Theo định nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối cũng có thể xem là thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng, do ngân hàng chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch ngoại hối
- Điểm đặc biệt của loại thị trường ngoại hối này là giao dịch trực tiếp 100% qua
quầy điện tử OTC, thay vì trên một sàn giao dịch tập trung. Thị trường sôi động
làm việc 24/7, tại các trung tâm tài chính lớn của Frankfurt, Hồng Kông, Luân
Đôn, New York, Paris, Singapore, Sydney, Tokyo và Zurich - trên khắp hầu hết mọi múi giờ. Ưu điểm Nhược điểm
Giao dịch nhanh chóng, linh hoạt 24/7
Không có quy định cụ thể, gây tăng rủi ro đối tác
Nhiều lựa chọn giao dịch
Số tiền đòn bẩy cao hơn cho phép Chi phí giao dịch thấp Rủi ro hoạt động 4
2. Chức năng của thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
- Cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính
quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia.
- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối có thể xác định được sức mua đối
ngoại của đồng tiền một cách khách quan theo qui luật cung cầu của thị trường.
- Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ
phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và các hoạt động kinh
tế đối ngoại khác, luôn hoạt động liên tục.
- Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính
sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Vd: chính
phủ muốn khuyến khích xuất nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can
thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua vào hoặc bán ra tuỳ vào yêu cầu.
- Thị trường ngoại hối là công cụ chống rủi ro tỷ giá. Ngày nay, phần lớn các nước
trên thế giới áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi nên tỷ giá hối đoái luôn có những diễn
biến linh hoạt. Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ
thể. Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu,
nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động
của tỷ giá hối đoái. Thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn... của
thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro.
- Thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp khi cần điều chỉnh tỷ
giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ. Không chỉ các ngân hàng mà còn có
các tổ chức kinh tế và cá nhân hiện nay đều tiến hành hoạt động kinh doanh chênh 5
lệch giá giữa các thị trường để thu lời chênh lệch. Thu mua ở thị trường này thấp
hơn và bán sang thị trường khác giá cao hơn.
II. Đặc điểm thị trường ngoại hối.
1. Tính thanh khoản cao.
- Thị trường này là thị trường có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Điều này
liên quan đến việc giao dịch giữa các cặp tiền tệ khác nhau trên thế giới. Các giao
dịch trong thị trường được tự do mua - bán các loại tiền tệ bất cứ lúc nào theo sự
lựa chọn riêng của họ. 2. Tính minh bạch.
- Điều này được biểu hiện rõ cho các nhà giao dịch thị trường ngoại hối dễ nhận
thấy: họ có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu và thông tin liên quan đến thị trường.
Tính minh bạch sẽ giúp nhà giao dịch dễ dàng theo dõi biến động giá thông qua
danh mục đầu tư theo thời gian thực. 3. Tính năng động.
- Cấu trúc thị trường cho thấy sự năng động không ngừng dừng lại của nó. Trong
thị trường ngoại hối, giá trị tiền tệ thay đổi từng giây và từng giờ theo sự biến
chuyển kinh tế phụ thuộc vào quốc gia sở hữu đồng tiền đó.
4. Hoạt động 24 giờ.
- Thị trường xoay chuyển không ngừng với hoạt động 24 giờ một ngày. Điều này
biểu hiện rõ về sự cung cấp của thị trường cho các nhà giao dịch với khả năng giao dịch bất cứ lúc nào. 6
III. Vai trò chính của thị trường ngoại hối
và điều kiện tham gia thị trường ngoại hối.
1. Vai trò của thị trường ngoại hối.
- Thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội
của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
- Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi ngoại tệ.
- Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ
trong hoạt đồng thương mại và đầu tư quốc tế, bên cạnh đó còn phục vụ cho khát
vọng kiếm lời và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu
hình hay tài sản tài chính.
- Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính
sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ.
- Ngoài ra thị trường ngoại hối còn cung cấp công cụ để phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
2. Điều kiện tham gia thị trường ngoại hối.
- Nhờ sự tiến bộ của công nghệ, thị trường giao dịch ngoại hối (Forex) trên toàn
cầu đã mở ra cánh cửa cho cả tổ chức và cá nhân tham gia vào mạng lưới giao dịch
toàn cầu này thông qua các nhà môi giới hoặc sàn giao dịch Forex.
- Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam, chỉ các ngân hàng, tổ
chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được phép
kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. Ngoài ra, kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực
vẫn chưa được pháp luật chấp nhận, và việc mở các sàn giao dịch Forex tại Việt
Nam cũng chưa được phép. Do đó, đầu tư vào lĩnh vực này đồng nghĩa với việc
chấp nhận rủi ro cao và không được bảo vệ bởi pháp luật. 7
IV. Thành phần tham gia thị trường ngoại hối. 8
1. Các ngân hàng trung ương (Central Banks).
- Đóng vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối. Họ cố gắng kiểm soát cung
tiền, lạm phát và các lãi suất, dự trữ ngoại hối đáng kể để có thể ổn định thị trường.
Họ cũng không dễ dàng bị phá sản nếu bị thiệt hại lớn.
- Các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường tài chính thông qua những công cụ sau:
+ Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào
hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ (như trái phiếu) trên thị trường, tác
động trực tiếp đến nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, với mục đích điều tiết
lượng cung ứng tiền tệ.
+ Thay đổi lãi suất NHTW: Lãi suất ngân hàng trung ương còn được gọi là lãi suất
chiết khấu, hoặc lãi suất liên bang, được thiết lập bởi ủy ban chính sách tiền tệ với
mục đích thắt chặt hoặc thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Điều này có vẻ phản trực
quan, nhưng khi nền kinh tế phát triển quá nóng sẽ dẫn đến lạm phát tăng, đây là
điều mà các ngân hàng trung ương hướng tới là duy trì sự tăng trưởng đó ở mức vừa phải.
- Các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối toàn cầu:
+ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve Bank - Fed)
+ Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank - ECB)
+ Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England - BoE)
+ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BoJ)
2. Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks).
- Thanh toán hàng hoá, dịch vụ, tác động ngắn hạn lên lãi suất thị trường (thường
giao dịch với một lượng tương đối nhỏ).Tuy nhiên, dòng chảy thương mại là một
yếu tố tất yếu quan trọng theo hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái của đồng tiền.
- Giữ vai trò trung tâm trên thị trường ngoại hối.
- Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với hai tư cách: 9
+ Một là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cho chính ngân hàng nhằm
đảm bảo ổn định số dư ngoại tệ trên tài khoản.
+ Hai là thực hiện các dịch vụ về hối đoái theo sự ủy nhiệm của khách hàng.
3. Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers).
- Là chủ thể trung gian trong giao dịch hối đoái giữa các ngân hàng, tổ chức, cá
nhân với nhau, được pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp. Các nhà môi giới có
vai trò cung cấp cho khách hàng cơ hội giao dịch trên thị trường Ngoại hối. Họ tìm
kiếm lợi nhuận nhờ vào sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
4. Các doanh nghiệp (Corporate corporation).
- Các doanh nghiệp bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia. Vai trò
của các công ty này ngày càng tăng lên mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối. Nguyên
nhân là do các công ty này thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ,
giảm bớt rủi ro do sự mất giá của các đồng tiền. Các doanh nghiệp tham gia vào thị
trường ngoại hối chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Các
doanh nghiệp này vừa là chủ thể cung ứng, vừa là chủ thể mua ngoại tệ và chiếm
giữ một khối lượng mua bán, trao đổi ngoại tệ rất lớn trên thị trường ngoại hối.
5. Các nhà đầu tư cá nhân (Retail clients).
- Là các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích của chính mình khi đầu tư, cho vay, đi du lịch ở nước ngoài...
- Đóng góp 90% khối lượng giao dịch trên thị trường và không thể trực tiếp tham
gia thị trường, tất cả hoạt động của các nhà đầu tư này đều được thực hiện thông
qua ngân hàng và các nhà môi giới. 10
V. Cấu trúc của thị trường ngoại hối.
1. Thị trường liên ngân hàng.
- Không có địa điểm cụ thể mà là một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối
mạng điện tử với nhau và liên kết ngân hàng với những người môi giới ngoại hối (foreign exchange broker).
2. Sở giao dịch ngoại hối.
- Sở giao dịch ngoại hối là nơi chuyên tiến hành các giao dịch ngoại hối giao sau
(currency futures) và quyền chọn ngoại hối (currency option). Việc mua bán tiền tệ
trên các sở giao dịch này phải thông qua các nhà môi giới chứng khoán, những
người tạo điều kiện cho các giao dịch vận hành tốt hơn bằng cách chuyển và thực
hiện các đặt hàng của khách hàng.
- Các giao dịch trên sở giao dịch ngoại hối thường có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so
với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và quy mô đó cũng khác nhau tùy theo loại tiền tệ.
3. Thị trường phi tập trung (OTC).
- Thị trường phi tập trung là thị trường nơi các bên tham gia mua bán chứng khoán
thẳng với nhau (không niêm yết, không tập trung vào 1 điểm giao dịch) thông qua mạng máy tính toàn cầu.
- Tất cả giao dịch ngoại hối đều có thể diễn ra trên thị trường OTC. Những chủ thể
chính tham gia vào thị trường này là các tổ chức tài chính lớn và các ngân hàng đầu tư.
- Thị trường phi tập trung tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây do
mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Trước hết, nó cho phép các
doanh nghiệp có thể tự do tìm kiếm tổ chức nào chào giá tốt nhất (thấp nhất) khi
tiến hành giao dịch. Thứ hai, nó tạo cơ hội thực hiện các giao dịch có tính linh hoạt
theo yêu cầu của khách hàng. 11
VI. Ảnh hưởng của thị trường ngoại hối
đối với một nền kinh tế.
Thông thường dựa vào tỷ giá hối đoái của một nền kinh tế ta có thể đánh giá
sơ bộ qua tình hình phát triển kinh tế của nó. Tuy vậy một nền cũng bao gồm nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của thị trường ngoại tệ và ngược lại. 1. Lạm phát.
- Là tỷ lệ suy giảm sức mua của một loại tiền nhất định trong một thời kỳ nhất
định. Mức lạm phát cao có nghĩa là một loại tiền tệ cụ thể đang mất giá nhanh
chóng. Trong điều kiện đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh.
Tình huống này xảy ra khi quá nhiều đồng tiền của một quốc gia được lưu hành,
làm giảm tỷ giá hối đoái của quốc gia đó do cung vượt quá cầu. Tất nhiên, các nhà
đầu tư chủ yếu bị thu hút bởi việc mua các loại tiền tệ có tỷ lệ lạm phát thấp hơn.
Do đó, mọi người có xu hướng bán đồng tiền của một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao. 2. Giảm nguồn cung.
- ‘Tapering”’ là một thuật ngữ tuyệt đối được sử dụng hàng ngày trong giao dịch
ngoại hối. Đây là một chiến lược được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng để giảm
lượng tiền lưu thông. Thuật ngữ này đề cập đến việc loại bỏ các biện pháp nới lỏng
định lượng được Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác áp dụng
để thúc đẩy nền kinh tế của họ. Khi chúng ta nói về việc cắt giảm, chính phủ đã
giảm tốc độ mua tài sản của mình, bao gồm cả chứng khoán thế chấp và trái phiếu
kho bạc. Cắt giảm giúp làm chậm lạm phát khi lượng tiền lưu thông trở nên hạn
chế. Thả lỏng là một chiến lược được sử dụng trong một nền kinh tế mạnh cần sự
trợ giúp của Ngân hàng Trung ương. Tất nhiên, các nhà đầu tư sẽ bị thu hút vào
việc mua một loại tiền tệ khi chính phủ bắt tay vào việc giảm bớt vì nguồn cung
của nó sẽ bắt đầu thu hẹp.
3. Tỷ lệ việc làm.
- Tỷ lệ việc làm là một yếu tố kinh tế mà các nhà đầu tư rất chú trọng trước khi
mua hoặc bán một loại tiền tệ cụ thể. Nó là một cách đo lường năng suất trung bình 12
của quốc gia trong một thời kỳ cụ thể. Tất nhiên, khi nhiều người được tuyển dụng
hơn, điều đó cho thấy năng suất trong nước sẽ được cải thiện. Để đạt được mục
tiêu này, mọi quốc gia đều công bố tỷ lệ việc làm của mình theo định kỳ, chẳng
hạn như hàng tháng hoặc hàng quý.
4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP).
- Dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội, được sản xuất hàng năm với khoảng thời gian
sáu tháng, được sử dụng để đo lường tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi
quốc gia trong khoảng thời gian nói trên. Dữ liệu này cho thấy quy mô của nền
kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP cao có nghĩa là đất nước có năng suất
cao và nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng. Sự gia tăng sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tạo ra nhu cầu về tiền tệ của quốc gia đó trên thị trường ngoại hối. 5. Lãi suất.
- Thông thường, lãi suất được coi là phần thưởng bổ sung mà các nhà đầu tư nhận
được khi nắm giữ một loại tiền tệ cụ thể trong một thời gian dài. Các nhà đầu tư có
xu hướng mua các loại tiền tệ mang lại lợi nhuận cao cho họ. Lãi suất cao giúp
củng cố giá trị của đồng tiền và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Tương tự, lãi suất
cao khuyến khích tiết kiệm và không khuyến khích đi vay. Do đó, người dân làm
việc hiệu quả hơn để kiếm tiền, đây là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế.
6. Nợ / Thâm hụt giao dịch.
- Việc vay mượn thường xuyên từ các quốc gia khác làm giảm giá trị đồng tiền
của quốc gia đó. Việc một chính phủ cụ thể tăng vay nợ cho thấy hoạt động năng
suất thấp được tiến hành trong nước, điều này không khuyến khích các nhà đầu tư
và phá giá đồng tiền của quốc gia đó trên thị trường quốc tế.
7. Cán cân thương mại.
- Cán cân thương mại đo lường tỷ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu của một quốc gia.
Các quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu cao có cán cân thương mại thấp hơn làm mất giá
đồng tiền của họ. Mặt khác, những quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn cho thấy
lực lượng lao động có năng suất lao động cao hơn; do đó, sản phẩm của họ được 13
bán ở các nước khác. Điều này làm tăng nhu cầu tổng thể về tiền tệ của một quốc
gia trên thị trường ngoại hối.
8. Thị trường vốn /đầu tư.
- Thị trường vốn đo lường số lượng dòng vốn hoặc đầu tư vào một quốc gia, dữ
liệu cần thiết cho các nhà giao dịch chứng khoán và chỉ số. Thị trường vốn tăng
đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ mua nhiều cổ phiếu và trái phiếu hơn, điều
này rất tốt cho nền kinh tế. Ngoài ra, thị trường vốn lành mạnh cho thấy các nhà
đầu tư nước ngoài hiện đã tin tưởng vào nền kinh tế đất nước, làm tăng giá trị đồng tiền của đất nước.
9. Chính sách tiền tệ.
- Chính sách tiền tệ được áp dụng trong một quốc gia thường xác định liệu các nhà
đầu tư có tham gia hay không. Khi các chính sách kinh tế khắc nghiệt đặt ra nhiều
hạn chế đối với các nhà đầu tư, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút lui hoặc
tránh xa. Ngược lại, khi chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng trung ương
rất thân thiện với nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư thì sẽ có nhiều nhà đầu tư nước
ngoài vào nước hơn. Do đó, nhiều vốn hơn sẽ đi vào thị trường của đất nước, tạo ra
nhiều nhu cầu hơn đối với tiền tệ của đất nước xuyên biên giới.
VII. Tình hình thực tế của thị trường ngoại
hối của nền kinh tế Việt Nam.
❖ 2022 đến đầu năm 2023.
- Do tình hình dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine dẫn
đến áp lực tăng giá thực phẩm, năng lượng, giá cả hàng hoá cùng với đó là lạm
phát thế giới tăng mạnh, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn tiếp diễn và
lan rộng trên toàn cầu. Để kiềm chế lạm phát Cục Dự Trữ Tiền tệ liên tục tăng
lãi suất kéo theo là sự sụt giảm giá của hầu hết các đồng tiền trên thế giới trong
đó có Việt Nam làm nổi lên xu hướng đảo chiều của dòng vốn của các quốc gia này. 14
- Xu hướng này tạo sức ép lên nguồn cung ngoại tệ của hệ thống ngân hàng,
dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức và
thị trường tự do. Ngân hàng nhà nước phải sử dụng ngoại tệ dự trữ từ dự trữ
ngoại hối nhà nước để bán can thiệp, ổn định thị trường, dẫn đến quy mô dự trữ ngoại hối giảm.
- Đồng thời, có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng mua và bán ngoại tệ trái
phép gây bất ổn cho thị trường ngoại tệ và làm ảnh hưởng đến công tác điều
hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của ngân hàng nhà nước. ❖ 2023 đến nay.
- Thị trường ngoại hối được khởi sắc dần vào đầu năm 2023 và dự đoán là sẽ
dần ổn định hơn vào năm 2024.
- Dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2023 được dự báo đạt khoảng 100 tỷ và năm 2024 là 110 tỷ.
- Số liệu được FinGroup trích nguồn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết,
đây là mức khá an toàn, tương đương khoảng 17 - 18 tuần nhập khẩu. Điều này
góp phần giúp Việt Nam có thêm dư địa ổn định tỷ giá trong bối cảnh lạm phát
thời gian tới được dự báo không phải rủi ro lớn với nền kinh tế.
- Trước đó, trích nguồn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FinGroup cho rằng cán
cân thanh toán sẽ thặng dư mức cao trong năm nay.
- Dự báo năm 2024, về tài khoản vãng lai, thặng dư thương mại cải thiện nhờ
xuất khẩu dự kiến tăng 10,4%, trong khi nhập khẩu tăng 7,8%.
- Tuy nhiên, cán cân thu nhập vẫn dự kiến thâm hụt cao do các khoản thanh
toán/ rút lợi nhuận của khối FDI về nước trong bối cảnh lãi suất cao và một số
nước áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập khi các doanh nghiệp của họ
chuyển lợi nhuận về nước và chuyển giao vãng lai/ cán cân thu nhập sơ cấp
luôn thặng dư do sự ổn định của dòng kiều hối về Việt Nam.
- Về tài khoản vốn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo giải ngân FDI sẽ tăng
trưởng trong khoảng 5,1% năm 2024, trong khi đó dòng vốn gián tiếp/ chứng
khoán vẫn duy trì dương nhưng ở mức thấp do lãi suất USD chưa hạ nhiệt. Vay 15
nợ nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ hạn chế do môi trường lãi
suất quốc tế cao và mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam vẫn ở mức thấp.
- Về cán cân tổng thể, dự báo của IMF cho biết năm 2023, cán cân tổng thể sẽ
thặng dư 12 tỷ USD, năm 2024 thặng dư 11,7 tỷ USD. Nguồn tham khảo:
https://luatminhkhue.vn/thi-truong-ngoai-hoi-la-gi-chuc-nang-dac-diem-chu-
the-cua-thi-truong-ngoai-hoi.aspx
https://vietnambiz.vn/thi-truong-ngoai-hoi-forex-market-la-gi-dac-diem-va-
chuc-nang-20191216011201081.htm
https://accgroup.vn/vai-tro-cua-thi-truong-ngoai-hoi
https://dubaotiente.com/ngan-hang-trung-uong-va-cach-cac-ngan-hang-trung-
uong-tac-dong-den-thi-truong-forex-24012.html
https://tapchinganhang.gov.vn/trong-giai-doan-tu-dau-nam-2022-den-nay-tinh- hinh-kinh-te.htm
https://congly.vn/du-tru-ngoai-hoi-nam-2023-cua-viet-nam-du-bao-dat-100-ty- usd-410359.html 16