Tiểu luận pháp luật đại cương - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Hiện nay vấn nạn lấn chiếm lòng lề đường của những hàng quán bên đường ngày càng phổ biến. Các xe đẩy bán hàng lề đường ngày ngày “mọc lên như nấm” làm do phần đường vốn dĩ dành cho người đi bộ lại ngày một eo hẹp và không còn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu:
Hiện nay vấn nạn lấn chiếm lòng lề đường của những hàng quán bên
đường ngày càng phổ biến. Các xe đẩy bán hàng lề đường ngày ngày
“mọc lên như nấm” làm do phần đường vốn dĩ dành cho người đi bộ lại
ngày một eo hẹp và không còn. Vì thế những chính quyền địa phương đã
bắt tay vào cuộc với chiến dịch “giành lại vỉa hè” nhằm giảm bớt, hạn chế
những hàng quán lấn chiếm làn đường đi bộ của người dân. Thế nhưng
không phải nhà quản lý đô thị nào cũng có những giải pháp cũng như
cách làm hợp tình hợp lý để giải quyết vấn nạn ấy.
* Mối nguy hiểm tiềm tàng
Việc chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là một trong những nguyên nhân gây
nên sự xuống cấp đường giao thông như gây ảnh hưởng hệ thống thoát
nước do rác thải sinh hoạt; sụp, lún vỉa hè… Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa
hè, lòng đường để họp chợ còn gây nên ách tắc giao thông, đặc biệt là giờ
cao điểm. Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh doanh tiềm
ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn, nhất là trên các
đoạn đường quốc lộ, gần các khu công nghiệp, các điểm chợ tự phát…
Tuy nhiên, không chỉ việc lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai nạn
giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng ẩn chứa nhiều mối nguy
hiểm không kém. Không thiếu trường hợp tai nạn xảy ra do tài xế không
thể quan sát biển báo, đèn tín hiệu do bị biển hiệu quảng cáo che khuất,
hoặc có trường hợp tai nạn xảy ra do phương tiện giao thông mất lái chạy
lên hè phố và va chạm với người bán hàng lấn chiếm vỉa hè.
Bên cạnh việc làm mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, gây ô nhiễm
từ rác thải… lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn ẩn chứa mối nguy hiểm
tiềm tàng về an ninh trật tự. Nhiều vụ trộm cắp, cướp, cướp giật đã xảy ra
đối với người bán hàng rong, xe đẩy, hoặc các trường hợp đậu, đỗ xe trên
hè phố, lòng đường để mua, bán mà không có người trông giữ.
(theo: http://congan.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/quy-inh-cua-phap-luat-ve-lan-chiem-via-he-long- uong/28642035)
Kiến thức cơ bản
Căn cứ vào Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử
dụng lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời
một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
Các trường hợp bị nghiêm cấm về sử dụng lòng đường, hè phố được quy
định tại khoản Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
"3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép"
Và điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ
"2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2029/NĐ-CP như sau:
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ
200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị,
trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. ...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác
trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm
quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh
dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc,
thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm
mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6;
khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô
thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
(nguồn: https://luatminhkhue.vn/xu-ly-vi-pham-doi-voi-hanh-vi-lan- chiem-via-he.aspx ) Kiến thức vận dụng:
Từ những điều luật trong bộ luật hình sự cũng đã nếu rõ ràng những
trường hợp bị phạt và mức phạt phù hợp đối với từng đối tượng vi phạm.
Vậy thế nên để ngăn chặn việc lấn chiếm lòng lề đường chúng ta chỉ nên
áp dụng các quy định xử phạt như trong các điều lệ của bộ luật. Không
nên sử dụng các biện pháp như cưỡng chế, đập bỏ, phá huỷ. Nếu như sử
dụng biện pháp cưỡng chế, đập bỏ, phá huỷ thì liệu có chắc chắn rằng
những người buôn bán đó sẽ không tái phạm nữa hay sau đó họ vẫn sẽ
tiếp tục buôn bán và khi thấy quản lý đô thị thì họ chỉ cần chạy và rồi lại
tiếp tục bán tiếp? Việc cưỡng chế, đập bỏ, phá huỷ những hàng quán của
những người buôn bán đôi khi lại tạo nên những hình ảnh xấu trong mắt
người dân khi nhìn thấy cảnh quản lý đô thị “đá đổ chén cơm” của những
người buôn bán nghèo khổ không đủ tiền để thuê mặt bằng mới phải ngày
ngày bôn ba ngoài đường bụi bặm, nắng noi. Không chỉ vậy những việc
làm ấy sẽ tạo nên một ấn tượng xấu trong mắt người dân đó là tại sao
những người mang danh là bảo vệ đô thị lại đi làm những chuyện bạo lực như vậy.
Trên thực tế cũng đã có những tranh luận của người dân về vấn đề này:
Quận 1, TP.HCM đang tiến hành “cuộc chiến” giành lại vỉa hè cho người
đi bộ. Tiếp sau việc làm rào ngang trên vỉa hè ngăn xe máy, quận 1 tiếp
tục “chiến dịch ra quân”, thu giữ, đập phá… những gì lấn chiếm vỉa hè.
Dư luận phần lớn ủng hộ việc này vì cho rằng cần lập lại kỷ cương trật tự
trong văn minh đô thị, rằng cần phải làm mạnh như vậy để dứt điểm hiện
tượng vi phạm luật pháp…
Tin tức, hình ảnh, video về chiến dịch này tràn ngập trên các kênh truyền
thông, cho thấy thái độ và hành xử triệt để của chính quyền. Cao trào là
việc đập một trụ sở dân phòng và phá hàng rào, dọn vọng gác của Ngân
hàng Nhà nước nhưng ngay sau đó phải cho tái lập trước sự phản ứng của ngân hàng.
Trước hành động trên, không ít ý kiến cho rằng, mục đích công việc là
đúng nhưng cách thực hiện như quận 1 đang làm là hoàn toàn không phù
hợp. Đặc biệt, đã không tính đến cuộc sống của hàng nghìn người buôn
bán nhỏ lấy vỉa hè làm nơi kinh doanh, từ lâu đã hình thành nền “kinh tế
vỉa hè” đặc trưng cho các đô thị.
Vấn đề là diện mạo của nền kinh tế ấy văn minh hay không văn minh, mà
điều này lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực của nhà quản lý đô thị. Nguồn: Kết luận:
Mặc dù việc lấn chiếm vỉa hè quá đà của những người buôn bán vỉa hè là
một điều không đúng nhưng cách làm cưỡng chế, đập bỏ, phá huỷ những
hàng quán của những người buôn bán đó là một việc làm hoàn toàn sai
lầm bởi đâu nhất thiết phải đập bỏ, phá huỷ những hàng quán đó mới có
thể “giành lại vỉa hè”. Trong những điều luật của bộ luật Việt Nam cũng
đã nêu rõ những mức xử phạt đối với những đối tượng vi phạm, ta có thể
dựa vào đó mà xử phạt những người lấn chiếm lòng lề đường. Đôi khi
không nhất thiết phải sử dụng những biện pháp bạo lực mới là cách mà
những biện pháp “lạt mềm buộc chặt” đôi khi lại hiệu quả hơn rất nhiều
mà cũng không làm ảnh hưởng xấu đối với tâm lý người dân.