Tiểu luận quy phạm pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Quy phạm pháp luật là những nguyên tắc chung do nhà nước công bố hoặc thừanhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

MỤC LỤC
I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT....................................................................................2
1. Khái niệm................................................................................................................2
2. Ví dụ........................................................................................................................2
II. ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT..................................................2
1. Khái niệm................................................................................................................2
2. Ví dụ........................................................................................................................2
III. SO SÁNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN
PHÁP LUẬT.....................................................................................................................3
1. So sánh quy phạm pháp luật và điều luật trong văn bản pháp luật...................3
2. Mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và các điều luật........................................3
2.1 Điều luật trùng khớp với một quy phạm pháp luật................................................3
2.2 Quy phạm pháp luật được thể hiện nhiều điều luật khác nhau trong cùng một
văn bản hoặc trong các văn bản khác nhau..................................................................4
2.3 Trong một điều luật chứa đựng không chỉ một quy phạm pháp luật một vài
quy phạm pháp luật.....................................................................................................4
IV. VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
ĐỐI VỚI VIỆT NAM.......................................................................................................5
1. Khái niệm toàn cầu hóa.........................................................................................5
2. Vai trò pháp luật hiện nay.....................................................................................5
1
I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
Quy phạm pháp luật những nguyên tắc chung do nhà nước công bố hoặc thừa
nhận bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí lợi ích của nhân dân lao động nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội..
2. Ví dụ
Các quy phạm pháp luật hành chính có trong Hiến pháp năm 2013, Luật Thanh tra
năm 2010. các quy định này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ hoặc thay thế. Các chuẩn mực
này có rất nhiều vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, ổn định lâu dài các quan
hệ hội diễn ra theo một chiều hướng nhất định. Các tiêu chuẩn này chủ yếu do các
quan nhà nước địa phương ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ
quản trị nhà nước ở một số địa phương nhất định.
II. ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
- Điều luật là đơn vị cơ bản có đánh số thứ tự của một văn bản quy phạm pháp luật.
- Một văn bản quy phạm pháp luật tập hợp gồm nhiều điều luật được đánh số
từ 1 cho đến cuối cùng. Văn bản quy phạm pháp luật ít nhất cũng phải một điều luật
nhưng thường ít cũng đến 5 hay 6 điều luật,. Theo chiều hướng chung hiện nay, các nhà
nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm nhiều hoặc rất nhiều điều luật nhưng
ít hay nhiều, các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật phải hợp thành một thể
thống nhất nội tại.
2. Ví dụ
Có thể thấy Hiến pháp năm 2013, Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Bộ luật
lao động 2019, Bộ luật dân sự 2015… của nước tanhững văn bản quy phạm pháp luật.
Các văn bản quy phạm pháp luật trên được quốc hội ban hành luật, hiến pháp để quy
định:
Tổ chức hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa
phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập
2
III. SO SÁNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN
BẢN PHÁP LUẬT
1. So sánh quy phạm pháp luật và điều luật trong văn bản pháp luật
Tính hợp pháp và nhà nước pháp quyền là hai hiện tượng pháp lý độc lập. Nếu quy
phạm pháp luật là một bộ phận của pháp luật về bản chất thì quy phạm pháp luật là sự thể
hiện hình thức của pháp luật. Tuy nhiên, việc chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng cả
về nhận thức, luận thực tiễn. Về mặt nhận thức, giải quyết phần nào những nghi
ngại về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Trong thực tiễn, việc chỉ ra mối quan hệ này
không chỉ hỗ trợ quá trình duy phân tích quy phạm áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết một vụ việc, tình huống pháp luật cụ thể còn giúp trau dồi, hoàn thiện kỹ
thuật xây dựng pháp luật.
2. Mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và các điều luật
Điều luật các quy phạm pháp luật thể trùng khớp với nhau hoặc thể
không trùng khớp với nhau. Trường hợp trùng khớp là khi cả ba phần của quy phạm pháp
luật được thể hiện trong cùng một điều luật, còn trường hợp không trùng khớp khi
nội dung của quy phạm pháp luật được thể hiện ở một vài điều luật khác nhau. Về cơ bản,
tồn tại ba cách thức thể hiện mối liên hệ giữa một điều luật và quy phạm pháp luật.
2.1 Điều luật trùng khớp với một quy phạm pháp luật
Đây là trường hợp không phải là quá phổ biến trong kỹ thuật lập pháp hiện đại mà
phổ biến trong lịch sử xây dựng luật pháp nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay,
cách thức này được tìm thấy nhiều ở trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự ở nước
ta.
dụ, tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi) “Giết con mới đẻ” quy
định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ
chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ ba tháng đến hai
năm”. Ở Điều luật này có thể thấy cả ba phần của quy phạm pháp luật hình sự. Giả định
bao gồm người mẹ mới đẻ con, do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu nặng nề hoặc do hoàn
cảnh khách quan đặc biệt, giết con hoặc vứt làm đứa trẻ chết; quy định thể hiện việc
3
cấm giết con mới đẻ; chế tài có thể phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
2.2 Quy phạm pháp luật được thể hiện nhiều điều luật khác nhau trong
cùng một văn bản hoặc trong các văn bản khác nhau
Đây là trường hợp khi giả định hoặc giả định và quy định nằm trong một điều luật
hoặc cả ba phần khác nhau của quy phạm pháp luật được thể hiện trong các điều luật
khác nhau. Chẳng hạn, Bộ luật Lao động năm 2012 tại Điều 108 quy định về nghỉ trong
giờ làm việc:
- Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ
luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
- Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút,
tính vào thời giờ làm việc.
2.3 Trong một điều luật chứa đựng không chỉ một quy phạm pháp luật
một vài quy phạm pháp luật
Trường hợp này thực tế cũng không phải là hiếm trong kỹ thuật lập pháp ở nước ta
hiện nay. thể thấy, trong rất nhiều điều luật thuộc phần các tội phạm của Bộ luật
hình sự hiện hành đến hai hoặc ba “khoản” mỗi một khoản hoàn toàn thể đứng
độc lập thành một quy phạm pháp luật riêng biệt. Có thể thấy dụ ở các điều như “Điều
93 - Tội giết người” hay “Điều 111 - Tội hiếp dâm”.
IV. VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN
NAY ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa tạo ra quá trình hội nhập trên nhiều lĩnh vực, tác động sâu sắc đến
các nhà nước không chỉ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn dẫn đến sự biến
đổi của cả nhà nước pháp luật. Toàn cầu hóa làm suy yếu các nền tảng cấu thành
truyền thống của nhà nước - quốc gia, do đó tạo ra những thay đổi về mặt luật pháp.
2. Vai trò pháp luật hiện nay
Pháp luật truyền thống dựa trên quan niệm nhất nguyên: nhà nước nguồn luật
duy nhất, chủ thể độc quyền xác định quy phạm pháp luật, xây dựng một trật tự pháp luật
4
thống nhất, hợp tình, hợp nhất có thể. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, nhà
nước không còn nguồn luật duy nhất, thiết chế điều chỉnh pháp luật duy nhất và các
chủ thể xây dựng luật mới xuất hiện. Ngoài luật nhà nước, các cơ chế xây dựng luật khác
dần dần được phát triển.
5
| 1/5

Preview text:

MỤC LỤC I.
QUY PHẠM PHÁP LUẬT....................................................................................2
1. Khái niệm................................................................................................................2
2. Ví dụ........................................................................................................................ 2 II.
ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT..................................................2
1. Khái niệm................................................................................................................2
2. Ví dụ........................................................................................................................ 2 III.
SO SÁNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN
PHÁP LUẬT..................................................................................................................... 3
1. So sánh quy phạm pháp luật và điều luật trong văn bản pháp luật...................3
2. Mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và các điều luật........................................3
2.1 Điều luật trùng khớp với một quy phạm pháp luật................................................3
2.2 Quy phạm pháp luật được thể hiện ở nhiều điều luật khác nhau trong cùng một
văn bản hoặc trong các văn bản khác nhau..................................................................4
2.3 Trong một điều luật chứa đựng không chỉ một quy phạm pháp luật mà một vài
quy phạm pháp luật..................................................................................................... 4 IV.
VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
ĐỐI VỚI VIỆT NAM....................................................................................................... 5
1. Khái niệm toàn cầu hóa.........................................................................................5
2. Vai trò pháp luật hiện nay.....................................................................................5 1 I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm
Quy phạm pháp luật là những nguyên tắc chung do nhà nước công bố hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội.. 2. Ví dụ
Các quy phạm pháp luật hành chính có trong Hiến pháp năm 2013, Luật Thanh tra
năm 2010. các quy định này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ hoặc thay thế. Các chuẩn mực
này có rất nhiều và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, ổn định lâu dài các quan
hệ xã hội diễn ra theo một chiều hướng nhất định. Các tiêu chuẩn này chủ yếu do các cơ
quan nhà nước ở địa phương ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ
quản trị nhà nước ở một số địa phương nhất định. II.
ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm
- Điều luật là đơn vị cơ bản có đánh số thứ tự của một văn bản quy phạm pháp luật.
- Một văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp gồm nhiều điều luật và được đánh số
từ 1 cho đến cuối cùng. Văn bản quy phạm pháp luật ít nhất cũng phải có một điều luật
nhưng thường ít cũng đến 5 hay 6 điều luật,. Theo chiều hướng chung hiện nay, các nhà
nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm nhiều hoặc rất nhiều điều luật nhưng dù
ít hay nhiều, các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật phải hợp thành một thể thống nhất nội tại. 2. Ví dụ
Có thể thấy Hiến pháp năm 2013, Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Bộ luật
lao động 2019, Bộ luật dân sự 2015… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.
Các văn bản quy phạm pháp luật trên được quốc hội ban hành luật, hiến pháp để quy định:
Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa
phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập 2 III.
SO SÁNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LUẬT TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1.
So sánh quy phạm pháp luật và điều luật trong văn bản pháp luật
Tính hợp pháp và nhà nước pháp quyền là hai hiện tượng pháp lý độc lập. Nếu quy
phạm pháp luật là một bộ phận của pháp luật về bản chất thì quy phạm pháp luật là sự thể
hiện hình thức của pháp luật. Tuy nhiên, việc chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng cả
về nhận thức, lý luận và thực tiễn. Về mặt nhận thức, giải quyết phần nào những nghi
ngại về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Trong thực tiễn, việc chỉ ra mối quan hệ này
không chỉ hỗ trợ quá trình tư duy phân tích quy phạm và áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết một vụ việc, tình huống pháp luật cụ thể mà còn giúp trau dồi, hoàn thiện kỹ
thuật xây dựng pháp luật. 2.
Mối liên hệ giữa quy phạm pháp luật và các điều luật
Điều luật và các quy phạm pháp luật có thể trùng khớp với nhau hoặc có thể
không trùng khớp với nhau. Trường hợp trùng khớp là khi cả ba phần của quy phạm pháp
luật được thể hiện ở trong cùng một điều luật, còn trường hợp không trùng khớp là khi
nội dung của quy phạm pháp luật được thể hiện ở một vài điều luật khác nhau. Về cơ bản,
tồn tại ba cách thức thể hiện mối liên hệ giữa một điều luật và quy phạm pháp luật.
2.1 Điều luật trùng khớp với một quy phạm pháp luật
Đây là trường hợp không phải là quá phổ biến trong kỹ thuật lập pháp hiện đại mà
là phổ biến trong lịch sử xây dựng luật pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay,
cách thức này được tìm thấy nhiều ở trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự ở nước ta.
Ví dụ, tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi) “Giết con mới đẻ” quy
định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ
chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm”. Ở Điều luật này có thể thấy cả ba phần của quy phạm pháp luật hình sự. Giả định
bao gồm người mẹ mới đẻ con, do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu nặng nề hoặc do hoàn
cảnh khách quan đặc biệt, giết con hoặc vứt làm đứa trẻ chết; quy định thể hiện ở việc 3
cấm giết con mới đẻ; chế tài có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
2.2 Quy phạm pháp luật được thể hiện ở nhiều điều luật khác nhau trong
cùng một văn bản hoặc trong các văn bản khác nhau
Đây là trường hợp khi giả định hoặc giả định và quy định nằm trong một điều luật
hoặc cả ba phần khác nhau của quy phạm pháp luật được thể hiện trong các điều luật
khác nhau. Chẳng hạn, Bộ luật Lao động năm 2012 tại Điều 108 quy định về nghỉ trong giờ làm việc:
- Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ
luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
- Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút,
tính vào thời giờ làm việc.
2.3 Trong một điều luật chứa đựng không chỉ một quy phạm pháp luật mà
một vài quy phạm pháp luật
Trường hợp này thực tế cũng không phải là hiếm trong kỹ thuật lập pháp ở nước ta
hiện nay. Có thể thấy, ở trong rất nhiều điều luật thuộc phần các tội phạm của Bộ luật
hình sự hiện hành có đến hai hoặc ba “khoản” mà mỗi một khoản hoàn toàn có thể đứng
độc lập thành một quy phạm pháp luật riêng biệt. Có thể thấy ví dụ ở các điều như “Điều
93 - Tội giết người” hay “Điều 111 - Tội hiếp dâm”. IV.
VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN
NAY ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa tạo ra quá trình hội nhập trên nhiều lĩnh vực, tác động sâu sắc đến
các nhà nước không chỉ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn dẫn đến sự biến
đổi của cả nhà nước và pháp luật. Toàn cầu hóa làm suy yếu các nền tảng cấu thành
truyền thống của nhà nước - quốc gia, do đó tạo ra những thay đổi về mặt luật pháp.
2. Vai trò pháp luật hiện nay
Pháp luật truyền thống dựa trên quan niệm nhất nguyên: nhà nước là nguồn luật
duy nhất, chủ thể độc quyền xác định quy phạm pháp luật, xây dựng một trật tự pháp luật 4
thống nhất, hợp tình, hợp lý nhất có thể. Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, nhà
nước không còn là nguồn luật duy nhất, là thiết chế điều chỉnh pháp luật duy nhất và các
chủ thể xây dựng luật mới xuất hiện. Ngoài luật nhà nước, các cơ chế xây dựng luật khác
dần dần được phát triển. 5