Tiểu luận Thời cơ và thách thức đối với Thành Phố Thủ Đức - Thành phố trong Thành phố đầu tiên của nước ta | Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Kinh Tế Luật đã tạo ra môi trường, điều kiện tốt cho sinh viên có cơ hội tìm tòi, phát triển và nghiên cứu về môn “Luật Hiến Pháp”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
28 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Thời cơ và thách thức đối với Thành Phố Thủ Đức - Thành phố trong Thành phố đầu tiên của nước ta | Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Kinh Tế Luật đã tạo ra môi trường, điều kiện tốt cho sinh viên có cơ hội tìm tòi, phát triển và nghiên cứu về môn “Luật Hiến Pháp”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

46 23 lượt tải Tải xuống
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THÀNH
PHỐ THỦ ĐỨC-THÀNH PHỐ TRONG THÀNH
PHỐ ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC TA
Giáo viên giảng dạy: Thạc sỹ Lưu Đức Quang
Sinh viên thực hiện: Hoàng Ngọc Nhân
Vũ Thị Nhung
Hoàng Thị Quỳnh Như
Đào Hồng Ngọc
Đặng Thị Bích Nhàn
Nguyễn Thanh Nhàn
Đỗ Thành Nhân
TP.HCM, tháng 9 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Kinh Tế Luật đã
tạo ra môi trường, điều kiện tốt cho sinh viên hội tìm tòi, phát triển
nghiên cứu về môn “Luật Hiến Pháp”. Đây một hội tốt để nhóm chúng
tôi thể áp dụng được các kiến thức đã học vào thực tế. Đôi khi nhóm
chúng tôi gặp một số khó khăn về vấn đề chọn đề tài tìm số liệu thực tế,
nhưng những điều đó giúp nhóm chúng tôi học hỏi làm việc nhóm tinh
thần trách nhiệm hơn, trưởng thành hơn trong các công việc chung của nhóm.
Tiếp theo nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lưu
Đức Quang - người hướng dẫn đề tài của chúng tôi. Thầy luôn luôn hết mình
chỉ dạy, hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình. Tất cả bài học quý giá thầy đã dạy,
đã giúp cho chúng tôi để thực hiện tốt đề tài này cũng như hoàn thiện bản
thân hơn là những góp ý, chia sẻ, chỉ dạy tận tình từ trong tâm của một người
thầy mà nhóm chúng tôi luôn luôn ghi nhớ.
Cuối cùng qua đề tài này, nhóm chúng tôi không chỉ tiếp thu kiến thức từ
sách vở nhóm chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ kỹ năng sống,
kinh nghiệm kiến thức hữu ích cho công việc sau này. Cảm ơn tất cả các
thành viên trong nhóm đã luôn đồng hành, gắn bó, tin tưởng để hoàn thành đề
tài này.
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................3
1.MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
2.NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................5
2.1.Tổng quan về thành phố Thủ Đức..........................................................................5
2.1.1.Vị trí địa lý...................................................................................................5
2.1.2.Đặc điểm tự nhiên........................................................................................6
2.1.3.Diện tích, quy mô dân số..............................................................................7
2.1.4.Vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam..............................7
2.1.5.Các chỉ số phát triển kinh tế.........................................................................9
2.2.Lịch sử hình thành.................................................................................................9
2.2.1.Giai đoạn 1911 - trước 1997.........................................................................9
2.2.2.Giai đoạn 1997 - Hiện tại.............................................................................9
2.3.Tổ chức chính quyền Thành Phố Thủ Đức hiện nay............................................10
2.3.1.Mô hình chính quyền địa phương hiện nay................................................10
2.3.2.Mối quan hệ với chính quyền TP.HCM.....................................................12
2.4.Cơ hội và Thách thức...........................................................................................14
2.4.1.Cơ hội.........................................................................................................14
2.4.2.Thách thức..................................................................................................19
2.5.Kinh nghiệm quốc tế............................................................................................22
2.5.1.Kinh nghiệm đặc khu hành chính tại Indonesia..........................................23
2.5.2.Mô hình đô thị tại Nhật Bản.......................................................................23
2.5.3.Mô hình đô thị nén tại Nga.........................................................................24
2.5.4.Mô hình khu đô thị tại Trung Quốc và Hàn Quốc......................................24
3.KẾT LUẬN...................................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................27
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VN Việt Nam
KCN Khu công nghiệp
TP Thành phố
TAND Tòa án nhân dân
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
CP Chính phủ
NQ Nghị quyết
UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 TP.Thủ Đức được lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức
Hình 2 Sơ đồ Tổ chức chính quyền TP.Thủ Đức hiện nay
Hình 3 Sơ đồ quan hệ chính quyền TP.Thủ Đức với tổ chức chính quyền TP.HCM
3
1.MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt với số dân đông nhất cả nước, là
đầu mối giao thông nối các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ, là
cửa ngõ giao thông quốc tế, đồng thời trung tâm kinh tế, văn hóa - du lịch,
giáo dục khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất cả nước khu vực. Năm 2020 theo
thống TP.HCM diện tích 2.095,39 km
2
(209.539ha), dân số khoảng 9
triệu dân (thực tế đã lên tới 11 triệu người cho đến hiện tại) tăng gần 40-50% so
với năm 2011 chứng tỏ rằng quá trình đô thị hóa đang diễn ra quá nhanh tại
TP.HCM. Kinh tế TP.HCM cũng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây
thu hút lượng lớn nhà đầu nước ngoài, xuất nhập khẩu tăng mạnh, Khu công
nghệ cao, Khu công nghiệp ngày càng nhiều, các trung tâm thương mại mới
hình thành, tập trung ngày càng đa dạng các tập đoàn tài chính trong ngoài
nước. Sự gia tăng dân phát triển mạnh kinh tế đòi hỏi TP.HCM phải thay
đổi xây dựng một hình đô thị thông minh, sáng tạo, sắp xếp bộ máy nhà
nước, tổ chức chính quyền địa phương một cách khoa học, hệ thống để phù
hợp với tình hình thực tế. Nhận thấy sự thay đổi đó tại TP.HCM, Quốc hội đã
thống nhất với sự ủng hộ của người dân địa phương thành lập TP.Thủ Đức – Mô
hình thành phố trực thuộc thành phố trung ương đầu tiên đã được thành lập tại
VN.
hình này còn mới mẻ được thực nghiệm đầu tiên tại VN nên vẫn
chưa quy định hoàn chỉnh về cách thức tổ chức, hoạt động thẩm quyền
trong bộ máy chính quyền địa phương, đơn vị quản lý hành chính nhà nước, quy
hoạch cán bộ, công nhân viên chức, quy hoạch đô thị, tài chính ngân sách, đầu
công, chế tự chủ tự chịu trách nhiệm. Những quy định còn chưa vẹn
toàn nên đề tài này hy vọng sẽ góp những ý kiến riêng của một công dân, làm
tròn trách nhiệm của người dân địa phương góp phần cho các cấp chính quyền
xây dựng những bộ luật, quy định ngày càng hoàn thiện hơn.
Cũng nhiều đề tài đã nghiên cứu về vấn đề này như Đại học Luật
TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo “Mô hình chính quyền thành phố thuộc thành
phố: triển vọng thách thức đối với thành phố Hồ Chí Minh”, đô thị hóa càng
nhanh kèm theo áp lực về phát triển kinh tế quá mạnh không những sự trăn
4
trở của các cấp chính quyền còn nhận được sự quan tâm của toàn bộ người
dân không những của địa phương còn của cả nước cả về hai mặt thời
mang lại thách thức gặp phải, đề tài này của nhóm cũng nghiên cứu 2 vấn đề
trên đề định hướng cho nhân về nghề nghiệp, truyền thông điệp cho mọi
người để cùng nhau xây dựng một chính quyền TP.Thủ Đức ngày càng hoàn
thiện TP.HCM ngày càng phát triển, giữ vững vị thế đầu tàu của khu vực
phía nam và cả nước.
Từ hai ý nghĩa trên thể góp phần đưa hình này sẽ được mở rộng ra
các TP trực thuộc trung ương khác để phát triển Việt Nam ngày càng mạnh theo
kịp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản.....Thực
tiễn đã chứng minh rằng các quốc gia đã đi trước chúng ta rất lâu về hình
này và đem lại những hiệu quả cao, khoa học trong quản nhà nước, phát triển
trong kinh tế, xã hội, quốc phòng, văn hóa xã hội.
Nhằm đưa ra được những giải pháp khắc phục khó khăn định hướng
đúng đắn trên con đường xây dựng TP.Thủ Đức ngày càng hiệu quả hơn về
chính sách pháp phát triển kinh tế toàn địa phương, chúng ta sẽ tìm hiểu
vào những điểm cần chú ý chính quyền mới sẽ gặp phải từ ưu nhược điểm
về vị trí địa lý, quá trình hình thành TP.Thủ Đức như thế nào, thực tiễn cơ cấu tổ
chức chính quyền, thời thách thức cụ thể gặp phải, hiệu quả của các nước
khác đã vận dụng hình thành phố trực thuộc trung ương Indonesia, Nhật
Bản, Nga, Trung Quốc Hàn Quốc. Tất cả những nội dung này chúng ta sẽ
làm rõ hơn ở phần sau.
2.NỘI DUNG CHÍNH
2.1.Tổng quan về thành phố Thủ Đức
2.1.1.Vị trí địa lý
Được thành lập trên sở sáp nhập của ba quận quận 2, quận 9 quận
Thủ Đức, thành phố Thủ Đức thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại
hình đơn vị hành chính thành phố trực thuộc thành phố trung ương.
5
Hình 1 - TP.Thủ Đức được lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức
Nguồn: VnExpress
Thành phố Thủ Đức nằmphía Đông thành phố Hồ Chí Minhvị trí địa
lý như sau:
- Phía Đông giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai với ranh giới là sông Đồng Nai;
- Phía Tây giáp quận 12, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận 1 và quận
4 với ranh giới là sông Sài Gòn;
- Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai quận 7 (qua sông
Sài Gòn);
- Phía Bắc giáp các thành phố năng động như thành phố Thuận An
An hay tỉnh Bình Dương.
2.1.2.Đặc điểm tự nhiên
Địa hình
Thành phố Thủ Đức nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Là vùng cao của thành
phố Hồ Chí Minh với địa hình lượn sóng, độ cao trung bình từ 10 đến 25 cm,
đặc biệt có những đồi gò cao tới 32m như đồi Long Bình. Bên cạnh những vùng
đất cao còn những vùng đất trũng như vùng bưng 6 độ cao từ 1m đến
6
2m. Với địa hình này sẽ tạo cho thành phố Thủ Đức có điều kiện thuận lợi trong
việc phát triển những khu công nghiệp và du lịch sinh thái.
Khí hậu
Thành phố Thủ Đức nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt
độ cao đều trong năm hai mùa mưa - khô ràng, tác dụng chi phối
môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa t tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Giao thông
Trên địa bàn quận 9 Xa lộ Nội chạy qua nhiều con đường liên
phường đã tạo điều kiện cho việc đi lại của nhân dân phát triển kinh tế -
hội của quận. Bên cạnh đó, do nằm hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai nên
mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo cho thành phố thể phát
triển giao thông đường thủy.
2.1.3.Diện tích, quy mô dân số
Diện tích: 211,56 km
2
Quy mô dân số: 1.013.795 người
1
2.1.4.Vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Thành phố Thủ Đức sở hữu vị trí địa trung tâm miền Đông Nam Bộ
với hệ thống giao thông được đầu phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối,
hợp tác kinh tế với các khu vực lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm
của nền kinh tế như:
Mở rộng cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Đường cao tốc này bắt đầu từ điểm giao cắt với đại lộ Mai Chí Thọ tại quận
2 (Tp.HCM) chạy về hướng đông 4km và cắt đường Vành đai 2 tại nút giao lớn.
Qua khỏi cầu Long Thành con đường tiếp tục chạy về hướng Đông - Đông Nam
và giao cắt với Quốc lộ 51 (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa Tp.HCm với các vùng
Đông Nam B Tây Nguyên. Đồng thời rút ngắn thời gian từ Tp.HCM đi
Phan Thiết, và từ Tp.HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
1 Đề án Thành lập Thành phố Thủ Đức. Phần thứ nhất, Mục II: Sự cần thiết thành lập thành phố Thủ Đức, tr.5.
7
Tuyến tàu điện ngầm này được khởi công xây dựng trong năm 2012 - 2019.
Nhưng hiện công trình đội vốn nên dự kiến thời gian hoàn thành vào cuối năm
2021. chưa hoàn thành, nhưng dự án giao thông này đã tác động rất lớn đến
thị trường BĐS quanh tuyến hoặc cách tuyến khoảng 2,5km. G đất tăng liên
tục khi “ăn” theo tuyến metro này.
Đại lộ Phạm Văn Đồng
Đại lộ giao thông huyết mạch với chiều dài 13,6km, rộng 30-65m với 12
làn xe. Sau khi hoạt động, đại lộ này đã góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc
giao thông, không những kết nối làm giảm thời gian di chuyển với các khu
vực trọng điểm của thành phố như quận 1, quận 2, quận Phú Nhuận, mà đây còn
con đường kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với thành phố Thủ Đức, cũng như
các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua quốc
lộ 1A.
Những tuyến giao thông đường thủy, công trình lớn trên sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.
Hầm Thủ Thiêm
hạng mục công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây, ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khu Đông mà trong tương lai thành phố
Thủ Đức tiếp tục được hưởng lợi từ công trình này, đặc biệt hầm sông Sài Gòn
còn tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm.
Hầm chui Mỹ Thủy
dự án giao thông trọng điểm của Tp.HCM với tổng số vốn gần 2,4 tỷ
đồng. Sau khi dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông,
đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái kết nối với đường Vành
đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Bên cạnh đó, công trình còn góp phần tăng cường an toàn giao thông trên
tuyến, từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông.
2.1.5.Các chỉ số phát triển kinh tế
Năm 2019, cả 3 quận phát triển với tốc độ cao, đóng góp tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 7% tổng
sản phẩm nội địa (GDP) cả nước; xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn
8
hơn GRDP của tỉnh Bình Dương tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2016-2019, 3
quận này thu ngân sách đạt 37.158 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỷ đồng.
2.2.Lịch sử hình thành
2.2.1.Giai đoạn 1911 - trước 1997
Trước khi thực dân Pháp chiếm miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ
Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc Phủ Phước Long,
tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy,
tỉnh Biên Hòa
Năm 1911,tỉnh Gia Định được chia thành 4 quận: Thủ Đức, Nhà Bè,
Vấp, Hóc Môn quận Thủ Đức 6 tổng. Đến năm 1955, quận Thủ Đức 5
tổng, 19 làng. Năm 1956, các làng được gọi xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại
Linh Đông Xã, thuộc Tổng An Điền. Năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng,
các xã trực tiếp thuộc quận.
Ngày 29/4/1975 Quận Thủ Đức gồm 15 trực thuộc, diện tích khoảng
hơn 200 km
2
, dân số 184.989 người. Đến ngày 2/7/1976, huyện Thủ Đức trở
thành đơn vị hành chính trực thuộc TPHCM, Huyện Thủ Đức nhận thêm hai
An Khánh Thủ Thiêm vốn hai phường của quận 9 giải thể, nhập về. Ngày
14/2/1987 huyện Thủ Đức thành lập thêm các xã mới, nâng tổng số lên 22 xã
một thị trấn.
2.2.2.Giai đoạn 1997 - Hiện tại
Ngày 6/1/1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP, giải thể huyện
Thủ Đức, thành lập 3 quận mới trong đó Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9.
Đến năm 2019 quận Thủ Đức 47,80 km
2
diện tích tự nhiên 532.377
người, gồm 12 phường.
Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết
1111/NQ-UBTVQH14 thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM
2
. Nghị
quyết hiệu lực từ ngày 1/1/2021, theo đó thành lập Thành phố Thủ Đức trên
sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên dân số của Quận 2, Quận 9 Quận
Thủ Đức.
2 Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14, 2020
9
Kể từ ngày 22/01/2021, tất cả các hoạt động điều hành sử dụng con dấu
sẽ do chính quyền địa phương của Thành phố Thủ Đức thực hiện.
2.3.Tổ chức chính quyền Thành Phố Thủ Đức hiện nay
2.3.1.Mô hình chính quyền địa phương hiện nay
Hình 2 - Sơ đồ Tổ chức chính quyền thành phố Thủ Đức hiện nay
- Tổ chức chính quyền theo chiều ngang
HĐND TP.Thủ Đức - Đây quan đứng đầu chính quyền TP.Thủ Đức
do nhân dân trực tiếp bầu ra, quan này hiện nay 40 đại biểu đã được công
bố trúng cử theo Nghị quyết số 84/NQ-UBBC của UB bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân TP.Thủ Đức ngày 31/05/2021. Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức hiện nay
Ông Nguyễn Phước Hưng được đại biểu HĐND TP.Thủ Đức bầu sự
phê duyệt của HĐND TP.HCM, Thái Mỹ Diện giữ chức Phó Chủ tịch
HĐND TP Thủ Đức. HĐND gồm 2 ban Ban Pháp Chế Ban Kinh tế ngân
sách chức năng giám sát các quan cùng cấp quyết các vấn đề quan
trọng của TP.Thủ Đức theo thẩm quyền.
10
TAND TP.Thủ Đức - Đứng đầu Chánh án Tất Trình 2 phó chánh
án Tôn Văn Trung Nguyễn Thị Thu Hương, TAND TP.Thủ Đức chịu sự
giám sát của HĐND TP.Thủ Đức và VKSND TP.Thủ Đức.
VKSND TP.Thủ Đức - Đứng đầu Viện trưởng Quách Thanh Giang 5
phó viện trưởng Nguyễn Thị Thanh Mai, Phạm Thị Hương Giang, Nguyễn Tấn
Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Đức Thọ Tôn Văn Trung Nguyễn Thị
Thu Hương chịu sự giám sát của HĐND TP.Thủ Đức. TAND TP.Thủ Đức chịu
sự giám sát của VKSND TP.Thủ Đức
- Tổ chức chính quyền theo chiều dọc
Căn cứ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, (sửa đổi bổ sung
2017,2019), Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội ngày 16/11/2020,
Nghị định số 33/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày
29/03/2021.
UBND TP.Thủ Đức - HĐND TP.Thủ Đức bầu Chủ tịch UBND TP.Thủ
Đức. Hiện tại, Ông Hoàng Tùng hiệnChủ tịch UBND TP.Thủ Đức chịu trách
nhiệm trước HĐND TP.Thủ Đức.
Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức - HĐND TP.Thủ Đức bổ nhiệm Các
Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức. Hiện tại TP.Thủ Đức 3 Phó Chủ tịch
UBND Ông Nguyễn Kỳ Phùng, Ông Nguyễn Hữu Anh Tứ, Ông Nguyễn
Bạch Hoàng Phụng. Các Phó Chủ tịch TP.Thủ Đức chịu trách nhiệm và báo cáo
trước Chủ tịch UBND và HĐND TP.Thủ Đức.
Các quan chuyên môn - Theo Nghị định số 33/2021/NĐ-CP của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 29/03/2021, quy định thành lập 13 phòng trực
thuộc UBND TP.Thủ Đức. Trên sở đó, HĐND đã thành lập các phòng ban:
Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính -
Kế hoạch; Phòng Lao động - Thương binh hội; Phòng Văn hóa Thông
tin; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Giáo dục và
Đào tạo; Thanh tra quận; Phòng Kinh tế; Phòng Y tế; Phòng Khoa học Công
nghệ. Trưởng các phòng ban ủy viên của UBND được HĐND bổ nhiệm. Ủy
viên chịu trách nhiệm báo cáo trước Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức
và HĐND TP.Thủ Đức.
11
UBND Phường (34 Phường) - Hiện tại, TP.Thủ Đức 34 phường trực
thuộc bao gồm : An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình
Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước,
Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long
Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình,
Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú
A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh,
Trường Thọ
3
. Đứng đầu các Chủ tịch Phó Chủ tịch phường chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức.
2.3.2.Mối quan hệ với chính quyền TP.HCM
Hình 3 - Sơ đồ quan hệ chính quyền TP.Thủ Đức với tổ chức chính quyền
TP.HCM
HĐND TP.Thủ Đức
- HĐND TP.HCM quyền giải tán HĐND TP.Thủ Đức nếu trong trường
hợp làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
- Chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn được HĐND
TP.HCM phân cấp, ủy quyền.
3 Wikipedia, Thủ Đức, 2021.
12
- HĐND TP.HCM quyền bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ các văn bản trái
pháp luật do HĐND TP.Thủ Đức ban hành.
UBND TP.Thủ Đức
- Chịu trách nhiệm trước UBND TP.HCM
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được UBND TP.HCM phân quyền,
ủy quyền được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương
2015.
quan chuyên ngành TP.Thủ Đức - Trách nhiệm báo cáo sở ban ngành
TP.HCM quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình.
Tòa án nhân dân TP.Thủ Đức
- Chánh án TAND TP.Thủ Đức thực hiện, tổ chức công tác xét xử của
TAND TP.Thủ Đức
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Báo cáo công tác trước HĐND TP.Thủ Đức và TAND TP.HCM.
4
VKSND TP.Thủ Đức: Viện trưởng VKSND TP.Thủ Đức
- Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác,
quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
5
.
- Chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND TP.Thủ Đức
VKSND TP.HCM.
2.4.Cơ hội và Thách thức
2.4.1.Cơ hội
Tận dụng được lợi thế của từng quận – tam giác phát triển
Việc quận Thủ Đức trở thành thành phố dựa trên 3 nền tảng vững chắc:
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) diện tích khoảng 657 ha với chức
năng chính là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ và dân cư hiện đại;
- Khu công nghệ cao quận 9 với quy 913 ha tỷ lệ đầu lấp đầy
khoảng 90% với 156 dự án, tổng vốn đầu khoảng 7,1 tỷ USD, nơi tập
4 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014. Luật số 62/2014/QH13
5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát
13
trung các doanh nghiệp đứng đầu cả trong và ngoài nước về lĩnh vực khoa
học công nghệ, đặc biệt, đây nơi thu hút vốn đầu nước ngoài
các tập đoàn lớn như Intel, Samsung…
- Đại học Quốc gia Thủ Đức, nơi đào tạo đại học, nguồn nhân lực chất
lượng cao nghiên cứu khoa học với 15 trường đại học trên 100.000
sinh viên, tổng diện tích lên tới khoảng 643 ha, có trên 10.000 giảng viên,
trong đó có hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ.
thể thấy, cả 3 quận đều vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, không chỉ là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa
thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh Đông Nam Bộ còn 3 trục chủ lực về
trung tâm tài chính, công nghệ cao và nguồn nhân lực. Từ đây sẽ hình thành một
tam giác phát triển rất quan trọng.
Cụ thể, theo đề án Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông:
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm giữ vai trò là trung tâm công nghệ tài chính, là
vị t tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng trong cự ly gần tới trung
tâm hiện hữu thành phố. Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch
Chiếc nhằm phát triển thể dục thể thao chăm sóc sức khỏe thể chất
tinh thần. Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn
Thanh Nhã cho rằng, đây một trong các lợi thế cạnh tranh giúp Tp. Hồ
Chí Minh trở nên khác biệt với các đô thị trong Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam, giúp cho việc thu hút người lao động có thu nhập cao chọn địa
điểm sinh sống tại Thành phố.
- Khu công nghệ cao-Trung tâm sản xuất tự động hóa Khu công viên
khoa học sẽ tạo ra sản phẩm mang tính đột phá, tự động sản xuất, trở
thành nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương.
- Khu Đại học Quốc gia thành phố - Trung tâm công nghệ thông tin
công nghệ giáo dục là một quần thể giáo dục đào tạokhởi nghiệp sáng
tạo.
- Đồng thời, thành phố phía Đông được định hướng thành 6 trọng điểm
sáng tạo, bao gồm: Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Trường Thọ, Tam Đa, Đại
14
học Quốc giaKhu công nghệ cao. Sự phân cụm này tập trung vào việc
phát triển có trọng tâm và chọn tiếp cận hình thành các khu đô thị trước.
Tạo cơ hội cho TP.HCM bứt phá
Với sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tốc độ đô thị hóa đã dẫn tới dân tập
trung với mật độ cao, chính điều này sẽ sở cho việc đưa ra những chính
sách cụ thể thiết thực nhằm tập trung quản nhà nước thống nhất trên địa
bàn 3 quận, tạo điều kiện cho kinh tế - hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, xây
dựng thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, động lực phát triển không
ngừng của thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Việc sáp nhập 3 quận tạo nên thành phố Thủ Đức sẽ là tiền đề pháp tổ
chức hình chính quyền đô thị, đáp ứng được yêu cầu về quản hành chính
nhà nước trên địa bàn; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về tinh gọn
bộ máy hành chính nhà nước, giảm biên chế nâng cao hiệu lực, hiệu quả
trong hoạt động của chính quyền các cấp. Từ đó, thành phố Hồ Chí Minh đóng
góp nhiều hơn nữa cho cả nướcđiều kiện vững mạnh cho việc hỗ trợ phát
triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng tầm thành phố lớn trong khu
vực quốc tế. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - Đại học Fulbright Việt Nam cho
rằng thành phố Thủ Đứchội để thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những giải
pháp thông minh, sáng tạo nhất thúc đẩy phát triển khu vực.
Cùng rất nhiều tiềm năng sẵn có, nếu thành phố Thủ Đức phát triển đúng
hướng, bền vững, đây chắc chắn sẽ là nơi đi đầu trong đổi mới và sáng tạo. Hiện
nay, thành phố Hồ Chí Minh đang vị trí dẫn đầu về phát triển kinh tế của cả
nước (đóng góp GDP nhiều nhất cho cả nước với khoảng 22,3%). Tuy nhiên
thành phố hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới ngày càng gia tăng
đó sự vượt trội về tăng trưởng kinh tế tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước
giảm, sự vượt trội về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh giảm, hạ
tầng giao thông bất cập…Để chuẩn bị cho tương lai phát triển không ngừng
tiếp tục đóng góp mạnh mẽ cho cả nước, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tăng trưởng cạnh tranh hết sức cần thiết. Đặc biệt, PGS-TS
Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.Hồ Chí Minh -
15
cho biết, bản thân Tp. Thủ Đức đang có Khu công nghệ chiếm tỉ lệ khoảng 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Tp.Hồ Chí Minh, đây sẽ nơi cung ứng nguồn
nhân lực các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Hơn nữa với kỳ vọng đề ra
thành phố Thủ Đức đóng góp 30% GDP cho thành phố thì đây sẽ nơi giữ vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển tương lai, sẽ động lực góp phần giúp
thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm lớn về kinh tế-tài chính cả khoa
học-công nghệ.
Tăng quyền đặc thù - Cơ hội chủ động phát huy lợi thế
Để thành phố Thủ Đức phát triển xứng tầm kỳ vọng, Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết: Thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng
chế, chính sách để chính quyền thành phố Thủ Đức đi vào hoạt động hiệu
lực, hiệu quả cao nhất. Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 1111 năm 2020 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thành lập
sẽ nghiên cứu, xây dựng đề án riêng về chế, chính sách đặc thù phát triển
thành phố Thủ Đức để trình Trung ương xem xét: “Trước mắt sẽ chủ động đẩy
mạnh việc phân cấp, uỷ quyền cho UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức
để tạo tính đột phá, phát huy cao nhất tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động
quản lý, điều hành thành phố Thủ Đức nhằmớng đến mục tiêu quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”.
Việc thành lập, phân loại, thay đổi các đơn vị hành chính lãnh thổ tiền
đề tiến hành các biện pháp phát triển kinh tế quản hội. Thông thường,
nếu có xu hướng sáp nhập các đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ lại thành một đơn
vị lớn hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý kinh tế, quy hoạch đô thị được thuận lợi
thì cần tăng thẩm quyền tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ngoài
ra, với các thế mạnh về quy dân diện tích, trình độ phát triển kinh tế -
hội của thành phố Thủ Đức, việc trao thêm quyền cho thành phố Thủ Đức
đúng đắn. Theo đó, việc trao quyền cho thành phố Thủ Đức còn nhằm hướng
đến mục đích tạo ra sự chủ động, sáng tạo trong thu hút các nguồn đầu cũng
như giảm thiểu mọi hàng rào ngăn cản các nguồn lực phát triển thành phố Thủ
Đức. Cụ thể, các chính sách, biê
n pháp ưu đãi, khuyến khích đă
c biê
t thành
phố Thủ Đức hướng đến có thể là:
16
- Đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu
tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo, xứng đáng
là Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- šp dụng các chính sách khuyến khích về tài chính, miễn, giảm các loại
thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế tài sản nhằm phát triển
khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa Khu công viên
khoa học.
- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm phát huy thế mạnh của Cảng Cát
Lái.
- Tự do hóa các dòng chảy vốn đầu tư, lợi nhuận nhằm thu hút các hoạt
động công nghệ tài chính tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Tạo thuận lợi trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng, giao thông, đất đai
nhằm phát triển khu Tam Đa, Long Phước bởi khu vực này cung cấp một
hội cho sự sáng tạo trong thiết kế vận hành, vừa kết nối với các hạ
tầng giao thông quan trọng bao gồm cả tuyến đường cao tốc đường sắt
nối với sân bay quốc tế mới.
thể thấy, với các thế mạnh mang tính tổng hợp, thành phố Thủ Đức
hoàn toàn có thể thúc đẩy kinh tế phát triển nếu được trao quyền tương xứng.
Tạo làn sóng tăng trưởng mới cho Việt Nam trong tương lai
Dựa vào sự đổi mới sáng tạo trong thời đại công nghệ 4.0, thành phố Hồ
Chí Minh nói chung thành phố Thủ Đức nói riêng sẽ thực sự trở thành trung
tâm kinh tế toàn cầu gắn với lợi ích cốt lõi của nhiều nước, dựa vào đổi mới
sáng tạo, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia (mà thực chất là giữa
các siêu đô thị). Hơn nữa, điều này sẽ góp phần tạo ra cân bằng về địa chính trị
trong khu vực rất có lợi cho Việt Nam. Không thể phủ nhận, thành phố Thủ Đức
ý tưởng xứng tầm của trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với truyền thống đi
đầu về những ý tưởng đột phá, ý nghĩa chiến lược nên được xem ưu tiên
quốc gia.
Không chỉ ý nghĩa lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố Hồ Chí Minh, đây còn việc tạo ra nhiều việc làm chất lượng
hơn, sáng tạo hơn, thu nhập tốt hơn; hạ tầng được nâng cấp thêm không gian
17
xanh. Theo ý tưởng quy hoạch của Công ty Sasaki, Trung tâm công nghệ sinh
thái Tam Đa quận 9 sẽ i tập trung nhất về mảng công nghệ sinh thái,
mang đến nhiều hội sáng tạo thực hành. Khu vực này có các điều kiện địa
điểm tự nhiên của bờ sông để thúc đẩy du lịch sinh thái trung tâm chế biến
thực phẩm thể hỗ trợ phát triển ẩm thực cũng như các ngành công-nông
nghiệp.
Cùng xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc đang
diễn ra, thành phố Thủ Đức thể hướng tới việc đón làn sóng đầu đang
xu ớng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, sắp xếp lại chuỗi giá trị toàn cầu.
Thành phố còn có nhiều lợi thế trong xu hướng này khi hạ tầng và kết nối đã rất
bản, phần đất sẵn sàng cho các dự án thể xây dựng còn rất nhiều. địa
không gian, dư địa phát triển, mức độ phát triển là rất lớn. Và Sở hữu nhiều tiềm
năng vượt trội, TP Thủ Đức sẽ hình phát triển dựa trên nền kinh tế tri
thức, kinh tế số, nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh khu vực Đông
Nam bộ. Đồng thời Việc xây dựng quy hoạch phía Đông thành khu đô thị
sáng tạo được kỳ vọng sẽ góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng
công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật hội hiện đại theo chuẩn quốc tế sự hỗ
trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, đóng vai trò trung tâm,
triển khai các hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thương mại khép kín; liên
kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm
thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân và vươn tầm quốc tế.
2.4.2.Thách thức
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đơn vị hành chính
thành phố thuộc thành phố ngang với cấp huyện (gồm quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh). Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định “khung cứng”
về tổ chức, thẩm quyền hoạt động của thành phố thuộc thành phố. Như vậy, theo
quy định hiện hành, về bản, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND,
UBND thành phố Thủ Đức nhìn chung không khác biệt so với HĐND quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thành phố Thủ Đức diện tích 21.000ha hơn 1 triệu dân, kỳ vọng
sẽ đóng góp 30% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM, bằng 4%-
18
5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước; thành phố nằm cửa ngõ phía
Đông, kết nối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đô thị lân cận
như Biên Hòa, Bình Dương, Dĩ An, Long Thành, Nhơn Trạch…
Trên cơ sở tiềm năng và cơ hội có được thì thành phố Thủ Đức từ khi được
sát nhập cho đến nay cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức cần
những giải pháp vượt qua như Bài toán kinh tế, hạ tầng và nguồn nhân lực.
Thách thức về cơ chế quản lý và nguồn nhân lực
Điều tiên quyết trong lúc này là cần có một cơ chế quảnmới để phù hợp
mô hình thành phố trong thành phố. Xây dựng một không gian đô thị đủ sức hút
đối với những người tài không chỉ trong nước. Cần phải chỉnh trang đô thị
hiện hữu để giảm bớt kẹt xe, ngập nước, tạo nhiều hội việc làm cho người
dân. Đồng thời, cần chuẩn bị nguồn lực tài chính để bảo đảm đầu đồng bộ về
hạ tầng giao thông, kinh tế, hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Mục tiêu
này đòi hỏi TP.HCM phải nơi thực hiện những giao dịch lớn, nơi thực hiện
các thương vụ lớn, nơi khởi nguồn cho những quyết định đầu tư. Để được vậy,
thành phố phải những dịch vụ liên quan đến ngân hàng, đánh giá năng lực
đối tác, thẩm định, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, hàng
hải, luật sư, những dịch vụ thúc đẩy phi ngân hàng".
Sứ mệnh của chính quyền từ vai trò quản lý, cung cấp dịch vụ công được
chuyển thành vai điều phối, tương tác, dẫn dắt.
Nhiều nước trên thế giới khi thành lập các “thành phố nhỏ” trong “thành
phố lớn” đều quy định về chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đi cùng với đó
sự phân giao về nhân sự, tài chính. Thực tế đã chứng minh sự thành công của
những mô hình tổ chức chính quyền đô thị như thế. nước ta, hiện nay đã
những quy định về mô hình đặc thù - thành phố Thủ Đức - nhưng còn ở bước sơ
khai, cần bổ sung các quy định chi tiết hơn về tổ chức, hoạt động thẩm
quyền. Đặc biệt phải những chế đặc thù tạo điều kiện cho TPHCM,
trong đó thành phố Thủ Đức phát triển, tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu của
cả nước.
Nghị quyết 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại
TPHCM đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố UBND
19
| 1/28

Preview text:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THÀNH
PHỐ THỦ ĐỨC-THÀNH PHỐ TRONG THÀNH
PHỐ ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC TA
Giáo viên giảng dạy: Thạc sỹ Lưu Đức Quang
Sinh viên thực hiện: Hoàng Ngọc Nhân Vũ Thị Nhung Hoàng Thị Quỳnh Như Đào Hồng Ngọc Đặng Thị Bích Nhàn Nguyễn Thanh Nhàn Đỗ Thành Nhân TP.HCM, tháng 9 năm 2021 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Kinh Tế Luật đã
tạo ra môi trường, điều kiện tốt cho sinh viên có cơ hội tìm tòi, phát triển và
nghiên cứu về môn “Luật Hiến Pháp”. Đây là một cơ hội tốt để nhóm chúng
tôi có thể áp dụng được các kiến thức đã học vào thực tế. Đôi khi nhóm
chúng tôi gặp một số khó khăn về vấn đề chọn đề tài và tìm số liệu thực tế,
nhưng những điều đó giúp nhóm chúng tôi học hỏi và làm việc nhóm có tinh
thần trách nhiệm hơn, trưởng thành hơn trong các công việc chung của nhóm.
Tiếp theo nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lưu
Đức Quang - người hướng dẫn đề tài của chúng tôi. Thầy luôn luôn hết mình
chỉ dạy, hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình. Tất cả bài học quý giá thầy đã dạy,
đã giúp cho chúng tôi để thực hiện tốt đề tài này cũng như hoàn thiện bản
thân hơn là những góp ý, chia sẻ, chỉ dạy tận tình từ trong tâm của một người
thầy mà nhóm chúng tôi luôn luôn ghi nhớ.
Cuối cùng qua đề tài này, nhóm chúng tôi không chỉ tiếp thu kiến thức từ
sách vở mà nhóm chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ kỹ năng sống,
kinh nghiệm kiến thức hữu ích cho công việc sau này. Cảm ơn tất cả các
thành viên trong nhóm đã luôn đồng hành, gắn bó, tin tưởng để hoàn thành đề tài này. 1 MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................3
1.MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4
2.NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................5
2.1.Tổng quan về thành phố Thủ Đức..........................................................................5
2.1.1.Vị trí địa lý...................................................................................................5
2.1.2.Đặc điểm tự nhiên........................................................................................6
2.1.3.Diện tích, quy mô dân số..............................................................................7
2.1.4.Vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam..............................7
2.1.5.Các chỉ số phát triển kinh tế.........................................................................9
2.2.Lịch sử hình thành.................................................................................................9
2.2.1.Giai đoạn 1911 - trước 1997.........................................................................9
2.2.2.Giai đoạn 1997 - Hiện tại.............................................................................9
2.3.Tổ chức chính quyền Thành Phố Thủ Đức hiện nay............................................10
2.3.1.Mô hình chính quyền địa phương hiện nay................................................10
2.3.2.Mối quan hệ với chính quyền TP.HCM.....................................................12
2.4.Cơ hội và Thách thức...........................................................................................14
2.4.1.Cơ hội.........................................................................................................14
2.4.2.Thách thức..................................................................................................19
2.5.Kinh nghiệm quốc tế............................................................................................22
2.5.1.Kinh nghiệm đặc khu hành chính tại Indonesia..........................................23
2.5.2.Mô hình đô thị tại Nhật Bản.......................................................................23
2.5.3.Mô hình đô thị nén tại Nga.........................................................................24
2.5.4.Mô hình khu đô thị tại Trung Quốc và Hàn Quốc......................................24
3.KẾT LUẬN...................................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................27 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VN Việt Nam KCN Khu công nghiệp TP Thành phố TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CP Chính phủ NQ Nghị quyết UBTVQH
Ủy ban thường vụ Quốc hội DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1
TP.Thủ Đức được lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức Hình 2
Sơ đồ Tổ chức chính quyền TP.Thủ Đức hiện nay Hình 3
Sơ đồ quan hệ chính quyền TP.Thủ Đức với tổ chức chính quyền TP.HCM 3 1.MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt với số dân đông nhất cả nước, là
đầu mối giao thông nối các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là
cửa ngõ giao thông quốc tế, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa - du lịch,
giáo dục – khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất cả nước và khu vực. Năm 2020 theo
thống kê TP.HCM có diện tích là 2.095,39 km2 (209.539ha), dân số khoảng 9
triệu dân (thực tế đã lên tới 11 triệu người cho đến hiện tại) tăng gần 40-50% so
với năm 2011 chứng tỏ rằng quá trình đô thị hóa đang diễn ra quá nhanh tại
TP.HCM. Kinh tế TP.HCM cũng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây
thu hút lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu tăng mạnh, Khu công
nghệ cao, Khu công nghiệp ngày càng nhiều, các trung tâm thương mại mới
hình thành, tập trung ngày càng đa dạng các tập đoàn tài chính trong và ngoài
nước. Sự gia tăng dân cư và phát triển mạnh kinh tế đòi hỏi TP.HCM phải thay
đổi xây dựng một mô hình đô thị thông minh, sáng tạo, sắp xếp bộ máy nhà
nước, tổ chức chính quyền địa phương một cách khoa học, có hệ thống để phù
hợp với tình hình thực tế. Nhận thấy sự thay đổi đó tại TP.HCM, Quốc hội đã
thống nhất với sự ủng hộ của người dân địa phương thành lập TP.Thủ Đức – Mô
hình thành phố trực thuộc thành phố trung ương đầu tiên đã được thành lập tại VN.
Mô hình này còn mới mẻ và được thực nghiệm đầu tiên tại VN nên vẫn
chưa có quy định hoàn chỉnh về cách thức tổ chức, hoạt động và thẩm quyền
trong bộ máy chính quyền địa phương, đơn vị quản lý hành chính nhà nước, quy
hoạch cán bộ, công nhân viên chức, quy hoạch đô thị, tài chính ngân sách, đầu
tư công, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Những quy định còn chưa vẹn
toàn nên đề tài này hy vọng sẽ góp những ý kiến riêng của một công dân, làm
tròn trách nhiệm của người dân địa phương góp phần cho các cấp chính quyền
xây dựng những bộ luật, quy định ngày càng hoàn thiện hơn.
Cũng có nhiều đề tài đã nghiên cứu về vấn đề này như Đại học Luật
TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo “Mô hình chính quyền thành phố thuộc thành
phố: triển vọng và thách thức đối với thành phố Hồ Chí Minh”, đô thị hóa càng
nhanh kèm theo áp lực về phát triển kinh tế quá mạnh không những là sự trăn 4
trở của các cấp chính quyền mà còn nhận được sự quan tâm của toàn bộ người
dân không những của địa phương mà còn của cả nước cả về hai mặt thời cơ
mang lại và thách thức gặp phải, đề tài này của nhóm cũng nghiên cứu 2 vấn đề
trên đề định hướng cho cá nhân về nghề nghiệp, truyền thông điệp cho mọi
người để cùng nhau xây dựng một chính quyền TP.Thủ Đức ngày càng hoàn
thiện và TP.HCM ngày càng phát triển, giữ vững vị thế đầu tàu của khu vực phía nam và cả nước.
Từ hai ý nghĩa trên có thể góp phần đưa mô hình này sẽ được mở rộng ra
các TP trực thuộc trung ương khác để phát triển Việt Nam ngày càng mạnh theo
kịp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản.....Thực
tiễn đã chứng minh rằng các quốc gia đã đi trước chúng ta rất lâu về mô hình
này và đem lại những hiệu quả cao, khoa học trong quản lý nhà nước, phát triển
trong kinh tế, xã hội, quốc phòng, văn hóa xã hội.
Nhằm đưa ra được những giải pháp khắc phục khó khăn và định hướng
đúng đắn trên con đường xây dựng TP.Thủ Đức ngày càng hiệu quả hơn về
chính sách pháp lý và phát triển kinh tế toàn địa phương, chúng ta sẽ tìm hiểu
vào những điểm cần chú ý mà chính quyền mới sẽ gặp phải từ ưu nhược điểm
về vị trí địa lý, quá trình hình thành TP.Thủ Đức như thế nào, thực tiễn cơ cấu tổ
chức chính quyền, thời cơ và thách thức cụ thể gặp phải, hiệu quả của các nước
khác đã vận dụng mô hình thành phố trực thuộc trung ương ở Indonesia, Nhật
Bản, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tất cả những nội dung này chúng ta sẽ làm rõ hơn ở phần sau. 2.NỘI DUNG CHÍNH
2.1.Tổng quan về thành phố Thủ Đức
2.1.1.Vị trí địa lý
Được thành lập trên cơ sở sáp nhập của ba quận là quận 2, quận 9 và quận
Thủ Đức, thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại
hình đơn vị hành chính thành phố trực thuộc thành phố trung ương. 5
Hình 1 - TP.Thủ Đức được lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức Nguồn: VnExpress
Thành phố Thủ Đức nằm ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai với ranh giới là sông Đồng Nai;
- Phía Tây giáp quận 12, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận 1 và quận
4 với ranh giới là sông Sài Gòn;
- Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và quận 7 (qua sông Sài Gòn);
- Phía Bắc giáp các thành phố năng động như thành phố Thuận An và Dĩ An hay tỉnh Bình Dương.
2.1.2.Đặc điểm tự nhiên Địa hình
Thành phố Thủ Đức nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Là vùng cao của thành
phố Hồ Chí Minh với địa hình lượn sóng, độ cao trung bình từ 10 đến 25 cm,
đặc biệt có những đồi gò cao tới 32m như đồi Long Bình. Bên cạnh những vùng
đất cao còn có những vùng đất trũng như vùng bưng 6 xã có độ cao từ 1m đến 6
2m. Với địa hình này sẽ tạo cho thành phố Thủ Đức có điều kiện thuận lợi trong
việc phát triển những khu công nghiệp và du lịch sinh thái. Khí hậu
Thành phố Thủ Đức nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt
độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng, có tác dụng chi phối
môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Giao thông
Trên địa bàn quận 9 có Xa lộ Hà Nội chạy qua và nhiều con đường liên
phường đã tạo điều kiện cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã
hội của quận. Bên cạnh đó, do nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai nên có
mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo cho thành phố có thể phát
triển giao thông đường thủy.
2.1.3.Diện tích, quy mô dân số Diện tích: 211,56 km2
Quy mô dân số: 1.013.795 người1
2.1.4.Vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Thành phố Thủ Đức sở hữu vị trí địa lý là trung tâm miền Đông Nam Bộ
với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối,
hợp tác kinh tế với các khu vực lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm của nền kinh tế như:
Mở rộng cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Đường cao tốc này bắt đầu từ điểm giao cắt với đại lộ Mai Chí Thọ tại quận
2 (Tp.HCM) chạy về hướng đông 4km và cắt đường Vành đai 2 tại nút giao lớn.
Qua khỏi cầu Long Thành con đường tiếp tục chạy về hướng Đông - Đông Nam
và giao cắt với Quốc lộ 51 (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tuyến đường giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa Tp.HCm với các vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời rút ngắn thời gian từ Tp.HCM đi
Phan Thiết, và từ Tp.HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
1 Đề án Thành lập Thành phố Thủ Đức. Phần thứ nhất, Mục II: Sự cần thiết thành lập thành phố Thủ Đức, tr.5. 7
Tuyến tàu điện ngầm này được khởi công xây dựng trong năm 2012 - 2019.
Nhưng hiện công trình đội vốn nên dự kiến thời gian hoàn thành vào cuối năm
2021. Dù chưa hoàn thành, nhưng dự án giao thông này đã tác động rất lớn đến
thị trường BĐS quanh tuyến hoặc cách tuyến khoảng 2,5km. Giá đất tăng liên
tục khi “ăn” theo tuyến metro này.
Đại lộ Phạm Văn Đồng
Đại lộ giao thông huyết mạch với chiều dài 13,6km, rộng 30-65m với 12
làn xe. Sau khi hoạt động, đại lộ này đã góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc
giao thông, không những kết nối và làm giảm thời gian di chuyển với các khu
vực trọng điểm của thành phố như quận 1, quận 2, quận Phú Nhuận, mà đây còn
là con đường kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với thành phố Thủ Đức, cũng như
các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua quốc lộ 1A.
Những tuyến giao thông đường thủy, công trình lớn trên sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.
Hầm Thủ Thiêm
Là hạng mục công trình quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây, có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khu Đông mà trong tương lai thành phố
Thủ Đức tiếp tục được hưởng lợi từ công trình này, đặc biệt hầm sông Sài Gòn
còn tạo động lực to lớn cho sự phát triển khu đô thị Thủ Thiêm.
Hầm chui Mỹ Thủy
Là dự án giao thông trọng điểm của Tp.HCM với tổng số vốn gần 2,4 tỷ
đồng. Sau khi dự án được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông,
đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành
đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Bên cạnh đó, công trình còn góp phần tăng cường an toàn giao thông trên
tuyến, từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông.
2.1.5.Các chỉ số phát triển kinh tế
Năm 2019, cả 3 quận phát triển với tốc độ cao, đóng góp ⅓ tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 7% tổng
sản phẩm nội địa (GDP) cả nước; xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn 8
hơn GRDP của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2016-2019, 3
quận này thu ngân sách đạt 37.158 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỷ đồng.
2.2.Lịch sử hình thành
2.2.1.Giai đoạn 1911 - trước 1997
Trước khi thực dân Pháp chiếm miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ
Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc Phủ Phước Long,
tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa
Năm 1911,tỉnh Gia Định được chia thành 4 quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò
Vấp, Hóc Môn và quận Thủ Đức có 6 tổng. Đến năm 1955, quận Thủ Đức có 5
tổng, 19 làng. Năm 1956, các làng được gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã
Linh Đông Xã, thuộc Tổng An Điền. Năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng,
các xã trực tiếp thuộc quận.
Ngày 29/4/1975 Quận Thủ Đức gồm 15 xã trực thuộc, có diện tích khoảng
hơn 200 km2, dân số là 184.989 người. Đến ngày 2/7/1976, huyện Thủ Đức trở
thành đơn vị hành chính trực thuộc TPHCM, Huyện Thủ Đức nhận thêm hai xã
An Khánh và Thủ Thiêm vốn là hai phường của quận 9 giải thể, nhập về. Ngày
14/2/1987 huyện Thủ Đức thành lập thêm các xã mới, nâng tổng số lên 22 xã và một thị trấn.
2.2.2.Giai đoạn 1997 - Hiện tại
Ngày 6/1/1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP, giải thể huyện
Thủ Đức, thành lập 3 quận mới trong đó có Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9.
Đến năm 2019 quận Thủ Đức có 47,80 km2 diện tích tự nhiên và 532.377 người, gồm 12 phường.
Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết
1111/NQ-UBTVQH14 thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM2. Nghị
quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, theo đó thành lập Thành phố Thủ Đức trên
cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức.
2 Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14, 2020 9
Kể từ ngày 22/01/2021, tất cả các hoạt động điều hành và sử dụng con dấu
sẽ do chính quyền địa phương của Thành phố Thủ Đức thực hiện.
2.3.Tổ chức chính quyền Thành Phố Thủ Đức hiện nay
2.3.1.Mô hình chính quyền địa phương hiện nay
Hình 2 - Sơ đồ Tổ chức chính quyền thành phố Thủ Đức hiện nay
- Tổ chức chính quyền theo chiều ngang
HĐND TP.Thủ Đức - Đây là cơ quan đứng đầu chính quyền TP.Thủ Đức
do nhân dân trực tiếp bầu ra, cơ quan này hiện nay có 40 đại biểu đã được công
bố trúng cử theo Nghị quyết số 84/NQ-UBBC của UB bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân TP.Thủ Đức ngày 31/05/2021. Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức hiện nay
là Ông Nguyễn Phước Hưng được đại biểu HĐND TP.Thủ Đức bầu và có sự
phê duyệt của HĐND TP.HCM, Bà Thái Mỹ Diện giữ chức Phó Chủ tịch
HĐND TP Thủ Đức. HĐND gồm 2 ban Ban Pháp Chế và Ban Kinh tế ngân
sách có chức năng giám sát các cơ quan cùng cấp và quyết các vấn đề quan
trọng của TP.Thủ Đức theo thẩm quyền. 10
TAND TP.Thủ Đức - Đứng đầu là Chánh án Vũ Tất Trình và 2 phó chánh
án Tôn Văn Trung và Nguyễn Thị Thu Hương, TAND TP.Thủ Đức chịu sự
giám sát của HĐND TP.Thủ Đức và VKSND TP.Thủ Đức.
VKSND TP.Thủ Đức - Đứng đầu là Viện trưởng Quách Thanh Giang và 5
phó viện trưởng Nguyễn Thị Thanh Mai, Phạm Thị Hương Giang, Nguyễn Tấn
Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Đức Thọ Tôn Văn Trung và Nguyễn Thị
Thu Hương chịu sự giám sát của HĐND TP.Thủ Đức. TAND TP.Thủ Đức chịu
sự giám sát của VKSND TP.Thủ Đức
- Tổ chức chính quyền theo chiều dọc
Căn cứ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, (sửa đổi bổ sung
2017,2019), Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội ngày 16/11/2020,
Nghị định số 33/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 29/03/2021.
UBND TP.Thủ Đức - HĐND TP.Thủ Đức bầu Chủ tịch UBND TP.Thủ
Đức. Hiện tại, Ông Hoàng Tùng hiện là Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức chịu trách
nhiệm trước HĐND TP.Thủ Đức.
Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức - HĐND TP.Thủ Đức bổ nhiệm Các
Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức. Hiện tại TP.Thủ Đức có 3 Phó Chủ tịch
UBND là Ông Nguyễn Kỳ Phùng, Ông Nguyễn Hữu Anh Tứ, Ông Nguyễn
Bạch Hoàng Phụng. Các Phó Chủ tịch TP.Thủ Đức chịu trách nhiệm và báo cáo
trước Chủ tịch UBND và HĐND TP.Thủ Đức.
Các cơ quan chuyên môn - Theo Nghị định số 33/2021/NĐ-CP của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 29/03/2021, quy định thành lập 13 phòng trực
thuộc UBND TP.Thủ Đức. Trên cơ sở đó, HĐND đã thành lập các phòng ban:
Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính -
Kế hoạch; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông
tin; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Giáo dục và
Đào tạo; Thanh tra quận; Phòng Kinh tế; Phòng Y tế; Phòng Khoa học và Công
nghệ. Trưởng các phòng ban là ủy viên của UBND được HĐND bổ nhiệm. Ủy
viên chịu trách nhiệm báo cáo trước Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và HĐND TP.Thủ Đức. 11
UBND Phường (34 Phường) - Hiện tại, TP.Thủ Đức có 34 phường trực
thuộc bao gồm : An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình
Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước,
Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long
Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình,
Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú
A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh,
Trường Thọ3. Đứng đầu là các Chủ tịch và Phó Chủ tịch phường chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức.
2.3.2.Mối quan hệ với chính quyền TP.HCM
Hình 3 - Sơ đồ quan hệ chính quyền TP.Thủ Đức với tổ chức chính quyền TP.HCM
HĐND TP.Thủ Đức
- HĐND TP.HCM có quyền giải tán HĐND TP.Thủ Đức nếu trong trường
hợp làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
- Chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được HĐND
TP.HCM phân cấp, ủy quyền.
3 Wikipedia, Thủ Đức, 2021. 12
- HĐND TP.HCM có quyền bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ các văn bản trái
pháp luật do HĐND TP.Thủ Đức ban hành.
UBND TP.Thủ Đức
- Chịu trách nhiệm trước UBND TP.HCM
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được UBND TP.HCM phân quyền,
ủy quyền được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Cơ quan chuyên ngành TP.Thủ Đức - Trách nhiệm báo cáo sở ban ngành
TP.HCM quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình.
Tòa án nhân dân TP.Thủ Đức
- Chánh án TAND TP.Thủ Đức thực hiện, tổ chức công tác xét xử của TAND TP.Thủ Đức
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Báo cáo công tác trước HĐND TP.Thủ Đức và TAND TP.HCM.4
VKSND TP.Thủ Đức: Viện trưởng VKSND TP.Thủ Đức
- Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác,
quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát và thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật5.
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND TP.Thủ Đức và VKSND TP.HCM.
2.4.Cơ hội và Thách thức 2.4.1.Cơ hội
Tận dụng được lợi thế của từng quận – tam giác phát triển
Việc quận Thủ Đức trở thành thành phố dựa trên 3 nền tảng vững chắc:
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) có diện tích khoảng 657 ha với chức
năng chính là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ và dân cư hiện đại;
- Khu công nghệ cao quận 9 với quy mô 913 ha có tỷ lệ đầu tư lấp đầy
khoảng 90% với 156 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỷ USD, nơi tập
4 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014. Luật số 62/2014/QH13
5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 13
trung các doanh nghiệp đứng đầu cả trong và ngoài nước về lĩnh vực khoa
học – công nghệ, đặc biệt, đây là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
các tập đoàn lớn như Intel, Samsung…
- Đại học Quốc gia ở Thủ Đức, nơi đào tạo đại học, nguồn nhân lực chất
lượng cao và nghiên cứu khoa học với 15 trường đại học trên 100.000
sinh viên, tổng diện tích lên tới khoảng 643 ha, có trên 10.000 giảng viên,
trong đó có hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ.
Có thể thấy, cả 3 quận đều có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, không chỉ là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ mà còn là 3 trục chủ lực về
trung tâm tài chính, công nghệ cao và nguồn nhân lực. Từ đây sẽ hình thành một
tam giác phát triển rất quan trọng.
Cụ thể, theo đề án Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông:
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm giữ vai trò là trung tâm công nghệ tài chính, là
vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng trong cự ly gần tới trung
tâm hiện hữu thành phố. Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch
Chiếc nhằm phát triển thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe thể chất và
tinh thần. Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn
Thanh Nhã cho rằng, đây là một trong các lợi thế cạnh tranh giúp Tp. Hồ
Chí Minh trở nên khác biệt với các đô thị trong Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam, giúp cho việc thu hút người lao động có thu nhập cao chọn địa
điểm sinh sống tại Thành phố.
- Khu công nghệ cao-Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên
khoa học sẽ tạo ra sản phẩm mang tính đột phá, tự động sản xuất, trở
thành nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương.
- Khu Đại học Quốc gia thành phố - Trung tâm công nghệ thông tin và
công nghệ giáo dục là một quần thể giáo dục đào tạo và khởi nghiệp sáng tạo.
- Đồng thời, thành phố phía Đông được định hướng thành 6 trọng điểm
sáng tạo, bao gồm: Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Trường Thọ, Tam Đa, Đại 14
học Quốc gia và Khu công nghệ cao. Sự phân cụm này tập trung vào việc
phát triển có trọng tâm và chọn tiếp cận hình thành các khu đô thị trước.
Tạo cơ hội cho TP.HCM bứt phá
Với sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và tốc độ đô thị hóa đã dẫn tới dân cư tập
trung với mật độ cao, chính điều này sẽ là cơ sở cho việc đưa ra những chính
sách cụ thể và thiết thực nhằm tập trung quản lý nhà nước thống nhất trên địa
bàn 3 quận, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, xây
dựng thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, là động lực phát triển không
ngừng của thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Việc sáp nhập 3 quận tạo nên thành phố Thủ Đức sẽ là tiền đề pháp lý tổ
chức mô hình chính quyền đô thị, đáp ứng được yêu cầu về quản lý hành chính
nhà nước trên địa bàn; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về tinh gọn
bộ máy hành chính nhà nước, giảm biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
trong hoạt động của chính quyền các cấp. Từ đó, thành phố Hồ Chí Minh đóng
góp nhiều hơn nữa cho cả nước và có điều kiện vững mạnh cho việc hỗ trợ phát
triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xứng tầm là thành phố lớn trong khu
vực và quốc tế. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - Đại học Fulbright Việt Nam cho
rằng thành phố Thủ Đức là cơ hội để thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những giải
pháp thông minh, sáng tạo nhất thúc đẩy phát triển khu vực.
Cùng rất nhiều tiềm năng sẵn có, nếu thành phố Thủ Đức phát triển đúng
hướng, bền vững, đây chắc chắn sẽ là nơi đi đầu trong đổi mới và sáng tạo. Hiện
nay, thành phố Hồ Chí Minh đang ở vị trí dẫn đầu về phát triển kinh tế của cả
nước (đóng góp GDP nhiều nhất cho cả nước với khoảng 22,3%). Tuy nhiên
thành phố hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới ngày càng gia tăng
đó là sự vượt trội về tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước
giảm, sự vượt trội về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh giảm, hạ
tầng giao thông bất cập…Để chuẩn bị cho tương lai phát triển không ngừng và
tiếp tục đóng góp mạnh mẽ cho cả nước, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng và tăng trưởng cạnh tranh là hết sức cần thiết. Đặc biệt, PGS-TS
Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.Hồ Chí Minh - 15
cho biết, bản thân Tp. Thủ Đức đang có Khu công nghệ chiếm tỉ lệ khoảng 40%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Tp.Hồ Chí Minh, đây sẽ là nơi cung ứng nguồn
nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Hơn nữa với kỳ vọng đề ra
thành phố Thủ Đức đóng góp 30% GDP cho thành phố thì đây sẽ là nơi giữ vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển tương lai, sẽ là động lực góp phần giúp
thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm lớn về kinh tế-tài chính và cả khoa học-công nghệ.
Tăng quyền đặc thù - Cơ hội chủ động phát huy lợi thế
Để thành phố Thủ Đức phát triển xứng tầm kỳ vọng, Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết: Thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng cơ
chế, chính sách để chính quyền thành phố Thủ Đức đi vào hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả cao nhất. Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 1111 năm 2020 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thành lập
sẽ nghiên cứu, xây dựng đề án riêng về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
thành phố Thủ Đức để trình Trung ương xem xét: “Trước mắt sẽ chủ động đẩy
mạnh việc phân cấp, uỷ quyền cho UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức
để tạo tính đột phá, phát huy cao nhất tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động
quản lý, điều hành thành phố Thủ Đức nhằm hướng đến mục tiêu quan trọng là
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”.
Việc thành lập, phân loại, thay đổi các đơn vị hành chính lãnh thổ là tiền
đề tiến hành các biện pháp phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Thông thường,
nếu có xu hướng sáp nhập các đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ lại thành một đơn
vị lớn hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý kinh tế, quy hoạch đô thị được thuận lợi
thì cần tăng thẩm quyền tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ngoài
ra, với các thế mạnh về quy mô dân cư và diện tích, trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của thành phố Thủ Đức, việc trao thêm quyền cho thành phố Thủ Đức là
đúng đắn. Theo đó, việc trao quyền cho thành phố Thủ Đức còn nhằm hướng
đến mục đích tạo ra sự chủ động, sáng tạo trong thu hút các nguồn đầu tư cũng
như giảm thiểu mọi hàng rào ngăn cản các nguồn lực phát triển thành phố Thủ
Đức. Cụ thể, các chính sách, biê ̣n pháp ưu đãi, khuyến khích đă ̣c biê ̣t mà thành
phố Thủ Đức hướng đến có thể là: 16
- Đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu
tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo, xứng đáng
là Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- Áp dụng các chính sách khuyến khích về tài chính, miễn, giảm các loại
thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế tài sản nhằm phát triển
khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học.
- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm phát huy thế mạnh của Cảng Cát Lái.
- Tự do hóa các dòng chảy vốn đầu tư, lợi nhuận nhằm thu hút các hoạt
động công nghệ tài chính tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Tạo thuận lợi trong việc sử dụng kết cấu hạ tầng, giao thông, đất đai
nhằm phát triển khu Tam Đa, Long Phước bởi khu vực này cung cấp một
cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành, vừa kết nối với các hạ
tầng giao thông quan trọng bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt
nối với sân bay quốc tế mới.
Có thể thấy, với các thế mạnh mang tính tổng hợp, thành phố Thủ Đức
hoàn toàn có thể thúc đẩy kinh tế phát triển nếu được trao quyền tương xứng.
Tạo làn sóng tăng trưởng mới cho Việt Nam trong tương lai
Dựa vào sự đổi mới sáng tạo trong thời đại công nghệ 4.0, thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và thành phố Thủ Đức nói riêng sẽ thực sự trở thành trung
tâm kinh tế toàn cầu gắn với lợi ích cốt lõi của nhiều nước, dựa vào đổi mới
sáng tạo, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia (mà thực chất là giữa
các siêu đô thị). Hơn nữa, điều này sẽ góp phần tạo ra cân bằng về địa chính trị
trong khu vực rất có lợi cho Việt Nam. Không thể phủ nhận, thành phố Thủ Đức
là ý tưởng xứng tầm của trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với truyền thống đi
đầu về những ý tưởng đột phá, có ý nghĩa chiến lược nên được xem là ưu tiên quốc gia.
Không chỉ có ý nghĩa lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố Hồ Chí Minh, đây còn là việc tạo ra nhiều việc làm có chất lượng
hơn, sáng tạo hơn, thu nhập tốt hơn; hạ tầng được nâng cấp và thêm không gian 17
xanh. Theo ý tưởng quy hoạch của Công ty Sasaki, Trung tâm công nghệ sinh
thái Tam Đa ở quận 9 sẽ là nơi tập trung nhất về mảng công nghệ sinh thái,
mang đến nhiều cơ hội sáng tạo và thực hành. Khu vực này có các điều kiện địa
điểm tự nhiên của bờ sông để thúc đẩy du lịch sinh thái và trung tâm chế biến
thực phẩm có thể hỗ trợ phát triển ẩm thực cũng như các ngành công-nông nghiệp.
Cùng xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu khỏi Trung Quốc đang
diễn ra, thành phố Thủ Đức có thể hướng tới việc đón làn sóng đầu tư đang có
xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, sắp xếp lại chuỗi giá trị toàn cầu.
Thành phố còn có nhiều lợi thế trong xu hướng này khi hạ tầng và kết nối đã rất
cơ bản, phần đất sẵn sàng cho các dự án có thể xây dựng còn rất nhiều. Dư địa
không gian, dư địa phát triển, mức độ phát triển là rất lớn. Và Sở hữu nhiều tiềm
năng vượt trội, TP Thủ Đức sẽ là mô hình phát triển dựa trên nền kinh tế tri
thức, kinh tế số, là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh khu vực Đông
Nam bộ. Đồng thời – Việc xây dựng và quy hoạch phía Đông thành khu đô thị
sáng tạo được kỳ vọng sẽ góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng
công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế và sự hỗ
trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó đóng vai trò trung tâm,
triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thương mại khép kín; liên
kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm
thương mại hóa phục vụ cuộc sống người dân và vươn tầm quốc tế.
2.4.2.Thách thức
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đơn vị hành chính
thành phố thuộc thành phố ngang với cấp huyện (gồm quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh). Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định “khung cứng”
về tổ chức, thẩm quyền hoạt động của thành phố thuộc thành phố. Như vậy, theo
quy định hiện hành, về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND,
UBND thành phố Thủ Đức nhìn chung không khác biệt so với HĐND quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thành phố Thủ Đức có diện tích 21.000ha và có hơn 1 triệu dân, kỳ vọng
sẽ đóng góp 30% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM, bằng 4%- 18
5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước; là thành phố nằm ở cửa ngõ phía
Đông, kết nối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đô thị lân cận
như Biên Hòa, Bình Dương, Dĩ An, Long Thành, Nhơn Trạch…
Trên cơ sở tiềm năng và cơ hội có được thì thành phố Thủ Đức từ khi được
sát nhập cho đến nay cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức cần có
những giải pháp vượt qua như Bài toán kinh tế, hạ tầng và nguồn nhân lực.
Thách thức về cơ chế quản lý và nguồn nhân lực
Điều tiên quyết trong lúc này là cần có một cơ chế quản lý mới để phù hợp
mô hình thành phố trong thành phố. Xây dựng một không gian đô thị đủ sức hút
đối với những người tài không chỉ ở trong nước. Cần phải chỉnh trang đô thị
hiện hữu để giảm bớt kẹt xe, ngập nước, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người
dân. Đồng thời, cần chuẩn bị nguồn lực tài chính để bảo đảm đầu tư đồng bộ về
hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Mục tiêu
này đòi hỏi TP.HCM phải là nơi thực hiện những giao dịch lớn, nơi thực hiện
các thương vụ lớn, nơi khởi nguồn cho những quyết định đầu tư. Để được vậy,
thành phố phải có những dịch vụ liên quan đến ngân hàng, đánh giá năng lực
đối tác, thẩm định, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, hàng
hải, luật sư, những dịch vụ thúc đẩy phi ngân hàng".
Sứ mệnh của chính quyền từ vai trò quản lý, cung cấp dịch vụ công được
chuyển thành vai điều phối, tương tác, dẫn dắt.
Nhiều nước trên thế giới khi thành lập các “thành phố nhỏ” trong “thành
phố lớn” đều có quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đi cùng với đó
là sự phân giao về nhân sự, tài chính. Thực tế đã chứng minh sự thành công của
những mô hình tổ chức chính quyền đô thị như thế. Ở nước ta, hiện nay đã có
những quy định về mô hình đặc thù - thành phố Thủ Đức - nhưng còn ở bước sơ
khai, cần bổ sung các quy định chi tiết hơn về tổ chức, hoạt động và thẩm
quyền. Đặc biệt là phải có những cơ chế đặc thù tạo điều kiện cho TPHCM,
trong đó có thành phố Thủ Đức phát triển, tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu của cả nước.
Nghị quyết 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại
TPHCM đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố và UBND 19