Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở sinh viên - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở sinh viên - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (0101000104)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------- TIỂU LUẬN NHÓM 8 MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài: Thực trạng thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường tại Việt Nam giai đoạn năm 2019-2022
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC THUỲ TRÂM PHẠM THỊ NGỌC TRÂM VĂN HẢI NAM NGUYỄN THỊ THANH TRÂM
Mã lớp học phần: MES303_2321_11_L17
Giảng viên hướng dẫn: HÀ VĂN DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2024
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------- TIỂU LUẬN NHÓM 8 MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài: Thực trạng thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường tại Việt Nam giai đoạn năm 2019-2022
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC THUỲ TRÂM PHẠM THỊ NGỌC TRÂM VĂN HẢI NAM NGUYỄN THỊ THANH TRÂM
Mã lớp học phần: MES303_2321_11_L17
Giảng viên hướng dẫn: HÀ VĂN DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2024 3
PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN Giảng viên chấm 1:
Nhận xét (nếu có): Điểm: Giảng viên chấm 1 (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên chấm 2: Nhận xét (nếu có) : Điểm: Giảng viên chấm 2 (Ký và ghi rõ họ tên) Điểm tổng hợp: i MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp.......................................................................................2
I. Một số khái niệm về thất nghiệp:..............................................................................................2
II. Phân loại thất nghiệp:..............................................................................................................2
III. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:........................................................................................4
Chương 2: Thực trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam giai đoạn 2019-
2022....................................................................................................................................................7
I. Sơ lược tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường..................................................7
II. Tình hình thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn năm 2019-2020.................................................8
III. Tình hình thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn năm 2021-2022:............................................12
IV. Thất nghiệp ở sinh viên tác động đến kinh tế xã hội:.........................................................16
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................19
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................20 ii LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, các
thầy cô thuộc phòng ban, khoa viện của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình bọn em học tập tại trường.
Đồng thời, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Hà
Văn Dũng - Giảng viên dạy môn Kinh tế vĩ mô đã tạo điều kiện cho bọn em
được học tập và vận dụng những kiến thức trong quá trình học để hoàn thành đề
tài Thực trạng thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp ra trường giai đoạn 2019
– 2022 cho bài Tiểu luận giữa kì. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm em đã
tìm kiếm, nghiên cứu, thu thập thêm các thông tin và số liệu, qua đó chúng em
cũng học tập và tiếp thu được nhiều kiến thức mới.
Mặc dù đã có những sự nỗ lực và đầu tư đến từ các thành viên trong nhóm, song
trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong
nhận được những sự đóng góp đến từ thầy để bài tiểu luận của bọn em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ! 1 PHẦN MỞ ĐẦU
Mọi thứ trong cuộc sống đều có những yếu tố tích cực và tiêu cực, và kinh tế
cũng không ngoại lệ. Nền kinh tế được hưởng lợi từ thu nhập bình quân đầu
người cao, tăng trưởng GDP và hội nhập quốc tế sâu rộng. Mặt khác, các yếu tố
như lạm phát và thất nghiệp đang gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Các chính phủ trên khắp thế giới đang tập trung vào các vấn đề thất nghiệp trong
và sau đại dịch COVID-19, với mức độ lo ngại cao phổ biến ở cả giai đoạn đầu
và giai đoạn cuối. Và Việt Nam là một trong nhiều nước bị ảnh hưởng. Có thể
nói rằng vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện tại vẫn là một vấn đề nghiêm trọng vì
bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và số người lao động và đặc biệt đối tượng
là sinh viên mới trường bị ảnh hưởng lại ngày càng tăng. Điều này có tác động
đáng kể đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện
nay, nhóm em đã giải thích về tình trạng thất nghiệp của người lao động, đặc
biệt là sinh viên mới ra trường giai đoạn 2019-2022 với số liệu rất cụ thể và
chính xác. Khi nghiên cứu và làm việc về chủ đề này, nhóm em nhận thấy
thất nghiệp có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung. Và rõ ràng, mọi thứ xảy ra đều có lý do, bao gồm cả tình trạng thất nghiệp.
Mục tiêu của nhóm chúng em với việc thực hiện đề tài đó là giúp những
người ít quan tâm đến nền kinh tế của đất nước cập nhật về vấn đề lao động,
việc làm và cách nền kinh tế hiện tại đang gặp phải những bất cập gì với tình trạng thất nghiệp. 2 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về thất nghiệp
I. Một số khái niệm về thất nghiệp:
1. Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp:
Thất nghiệp là thuật ngữ thường được dùng trong kinh tế vĩ mô để chỉ tình
trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng và muốn lao động
nhưng không tìm thấy việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp theo Cục thống kê là tỉ lệ phần trăm số người thất
nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp=¿ Số ngườithất nghiệp Lực lượng laođộng
2. Các khái niệm liên quan khác:
Người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi được Hiến Pháp
quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
Người có việc làm là những người làm việc cho một công việc được trả
tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những
người làm việc vì lợi ích cá nhân hoặc vì thu nhập gia đình họ không
được trả bằng tiền công hoặc hiện vật.
Lực lượng lao động là tổng của số người có việc làm và số người thất nghiệp.
II. Phân loại thất nghiệp:
1. Phân loại theo lý do: là cách phân loại thất nghiệp dựa trên nguyên nhân gây
ra tình trạng không có việc làm.
Mất việc: nhân sự- người bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một số lý
do nào đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp. 3
Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người đó có điều không hài
lòng với công việc của mình nên chủ động xin thôi việc.
Ví dụ: lương không thoả đáng, cảm thấy không thích công việc đang làm,…
Nhập mới: Người lao động vừa đặt chân vào thị trường lao động nhưng
không tìm được việc làm phù hợp..
Ví dụ: sinh viên mới ra trường tìm việc làm
Tái nhập: Lao động đã rời khỏi thị trường trước đó, muốn đi làm trở lại
nhưng chưa tìm được vị trí thích hợp.
2. Phân loại theo tính chất:
Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó
người lao động không muốn làm việc hoặc lý do cá nhân nào đó (di chuyển,
sinh con,…). Thất nghiệp tự nguyện thường là tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó
người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy
thái, cung lớn hơn cầu về lao động,…
3. Phân loại theo nguyên nhân:
Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3 loại lớn, đó là
thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Thất nghiệp tự nhiên: Còn gọi là thất nghiệp dài hạn, đây là mức thất
nghiệp bình thường trong nền kinh tế và là dạng thất nghiệp không biến mất
trong thời gian dài và tồn tại ngay cả khi thị trường lao động ổn định.
Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự không phù hợp giữa kỹ năng của
người lao động và yêu cầu của công việc. Điều này thường do thay đổi công
nghệ, sự phát triển của ngành công nghiệp mới, hoặc sự suy tàn của một số
ngành nghề nhất định. Lao động chân tay là những người dễ bị ảnh hưởng
nhất bởi thất nghiệp cơ cấu, vì chủ doanh nghiệp sẽ muốn áp dụng công nghệ 4
hiện đại đối với công việc mang tính lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh sản lượng.
Thất nghiệp tạm thời: Tồn tại thường xuyên trong nền kinh tế và kéo dài
trong thời gian ngắn. Thất nghiệp tạm thời chỉ xảy ra khi người lao động
trong quá trình chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác hoặc chỉ tạm
thời trời bỏ thị trường lao động. Ví dụ
: Người lao động tìm việc làm mới do thay đổi nơi ở, sinh viên mới ra
trường đang tìm kiếm việc làm, những người muốn thay đổi công việc để phù
hợp với chuyên môn và trình độ của mình hơn,… Đây là loại thất nghiệp
mang lại ít rắc rối cho xã hội nhất.
Thất nghiệp thời vụ (Seasonal unemployment): xảy ra do biến động theo
mùa trong nhu cầu lao động.
Ví dụ: Công nhân nông nghiệp hoặc ngành du lịch thường bị thất nghiệp vào
các mùa không phải là mùa cao điểm của họ.
Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical unemployment): xảy ra khi nền kinh tế trải
qua suy thoái hoặc khủng hoảng, dẫn đến giảm cầu lao động. Khi tổng cầu
trong nền kinh tế giảm, các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất và sa thải nhân viên.
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy
ra khi mức lương bị chủ định cao hơn mức lương do quy luật Cung- Cầu trên thị trường quy định.
4. Phân loại thất nghiệp theo hình thức:
Phân loại theo giới tính (nam, nữ).
Phân loại theo lứa tuổi.
Phân loại theo khu vực (thành thị, nông thôn)
III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường: 5
1. Thiếu định hướng nghề nghiệp:
Việc thiếu định hướng nghề nghiệp có thể dẫn đến việc sinh viên chọn ngành
học không phù hợp, chán nản, lưỡng lự trong việc xin việc hoặc không biết nghề nào phù hợp với mình.
“Theo nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Trịnh Văn Tùn và Ths. Phạm Huy
Cường tại Trường ĐH KH XH & NV – ĐHQGHN đã xem xét sự gắn bó giữa
ngành đào tạo và nghề kì vọng từ góc độ tư vấn hướng nghiệp và hướng nghiệp
cho sinh viên ĐHQGHN. Kết quả cho thấy rằng mặc dù một số lượng lớn sinh
viên đã hoàn thành gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học và đã chuẩn
bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, nhưng họ vẫn thiếu một định
hướng hoàn toàn và cụ thể về nghề nghiệp của mình.
Kết quả của cuộc phỏng vấn và cuộc thảo luận nhóm được thực hiện trong
nghiên cứu của TS. Trịnh Văn Tùn cũng cho thấy rằng một số sinh viên không có
một định hướng cụ thể về nghề nghiệp gắn với ngành học của mình và "cũng
không được ai khuyên" khi họ chọn ngành học Việc sinh viên tiếp cận và theo
học chuyên môn hiện tại của mình đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu nhiên, từ
một kinh nghiệm gia đình, bạn bè hoặc chỉ đáp ứng nhu cầu “có bằng đại học””..
2. Thiếu kỹ năng mềm:
Nhiều sinh viên thiếu các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý
thời gian và giải quyết vấn đề, những kĩ năng này rất quan trọng trong môi trường làm việc.
3. Thị trường lao động cạnh tranh:
Số lượng sinh viên tốt nghiệp tăng nhanh, trong khi số lượng vị trí công việc
phù hợp không tăng tương ứng dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt.
4. Tâm lý và kỳ vọng cao: 6
Một số sinh viên có kỳ vọng quá cao về mức lương và vị trí công việc mà họ
mong muốn, khiến họ từ chối công việc có mức lương khởi điểm hoặc công việc
không phù hợp với ngành học của mình.
5. Thiên tai, dịch bệnh:
Thiên tai có thể ảnh hưởng đến lực lượng lớn lao động ở những vùng thường
xảy ra thiên tai, điều đó khiến cho họ lâm vào tình trạng thất nghiệp trong một khoản thời gian dài.
Ví dụ: Lũ lụt làm người dân miền trung mất mùa, nhà cửa,… Còn hạn hán sẽ
làm cho đất nứt nẻ, tình trạng ngập mặn kéo dài ảnh hưởng đến nông nghiệp của
người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dịch bệnh không còn là điều xa lạ với chúng ta. Covid-19 là một loại dịch
bệnh lây truyền qua đường hồ hấp, có khả năng lây lan nhanh và có tỉ lệ nhiễm
bệnh cực kì cao vì thế mọi người phải hạn chế tiếp xúc và áp dụng giãn cách xã
hội theo quy định của Chính phủ. Điều này đã làm cho mọi hoạt động của nước
ta hầu như ngừng hoạt động. Tình hình dịch bệnh kéo dài đã làm cho một lượng
lớn lao động bị thất nghiệp, thậm chí một số công ty, doanh nghiệp phá sản vì
không cầm cự trong thời gian dài.
6. Máy móc, thiết bị hiện đại dần thay thế con người:
Trong cuộc cách mạng 4.0, thời đại công nghệ đang dần chiếm lĩnh với AI và
công nghệ robot dần xuất hiện để thay thế người lao động. Khi năng suất và trí
tuệ cao, các công ty không được điều hành chặt chẽ như khi sử dụng lao động
con người sẽ có ít tiền hơn để chi trả cho lương, thưởng, phúc lợi bảo hiểm, v.v.
Công nghệ AI trong quy trình làm việc đang được các công ty quan tâm. 7
Vì vậy, nếu cần hỗ trợ kỹ thuật ở bất kỳ khâu nào cần đến sự hỗ trợ của công
nghệ kỹ thuật, các công ty sẽ thay thế bằng máy móc khiến một lượng lớn lao
động lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường tại
Việt Nam giai đoạn 2019-2022
I. Sơ lược tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường
Tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường hiện nay đang là tình
trạng đáng báo động trong những năm gần đây. Hằng năm, số lượng sinh viên
mới tốt nghiệp ra trường thường chiếm tỉ lệ rất cao trong khi số lượng sinh viên
có việc làm ổn định sau khi ra trường chiếm tỉ lệ rất thấp. Thực trạng dẫn đến
vấn đề này có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, trong thời đại công nghệ số bùng nổ ngày nay có một số ngành
nghề đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao và có kinh nghiệm từ hai năm
trở lên, trong khi sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thường chưa có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ.
Thứ hai, sinh viên chưa chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng mềm
như kỹ năng giải quyết vấn đề hay kỹ năng làm việc nhóm để phát triển
bản thân. Ngoài ra, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quan trọng
trong thời đại ngày nay mà các bạn sinh viên thường hay bỏ qua và chưa
thực sự đầu tư nhiều vào việc học tiếng Anh bên cạnh kiến thức chuyên môn của họ.
Hơn thế nữa, nhiều bạn sinh viên thường mất định hướng trong học tập
dẫn đến tình trạng học tập ngày càng sa sút và chỉ học để đối phó chứ
không phải học để nâng cao kiến thức chuyên môn hay phát triển nghề
nghiệp. Ngày nay, chính sách tuyển dụng nhân sự của các công ty hay 8
doanh nghiệp dần trở nên khắt khe và có những yêu cầu cao hơn khi tuyển
dụng những nguồn nhân lực chất lượng về làm việc cho họ.
II. Tình hình thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn năm 2019-2020
1. Thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn 2019:
Hình 1: Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 9
Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 2,17%. Tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị (3,11%) cao gần gấp đôi so với ở nông thôn (1,69%).
Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới thấp hơn 0,17% so với nữ giới (2,26% so với
2,09%). So với các vùng kinh tế - xã hội khác trong cả nước, vùng Đồng bằng
sông Cửu Long hiện có tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi cao nhất (2,90%). Các vùng
tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2,47%) và Đông Nam Bộ
(2,445%). Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ thất
nghiệp thấp nhất lần lượt là 1,29% và 1,37%. Tỷ lệ thất nghiệp của TP.HCM cao
hơn Hà Nội (2,82% so với 1,78%).
Theo nhóm tuổi, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm khi độ tuổi tăng lên.
Nhóm tuổi 15-19 có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (7,62%), trong khi nhóm tuổi 20-
24 có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (6,0%). Xu hướng này tồn tại ở cả thành thị và
nông thôn. Phân loại tỷ lệ thất nghiệp theo cấp độ, những người có trình độ cao
đẳng hoặc đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (3,79% và 2,87%), trong
khi những người có trình độ sơ cấp nghề hoặc chưa từng đi học có tỷ lệ thất
nghiệp thấp nhất (1,08% và 1,53%).
Một phần nguyên nhân là do chất lượng việc làm trên thị trường lao động
Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
2. Thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn 2020:
Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam năm 2020 gặp nhiều sóng
gió, lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm
nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm.
Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các chỉ tiêu
về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế
giảm trong các năm gần đây. 10
Năm 2020, cả nước có hơn 1,2 triệu người thất nghiệp; trong đó khu vực thành
thị chiếm 52,9% cao hơn 5,6 điểm phần trăm so với 2019 và số nữ chiếm 56,1%
tổng số người thất nghiệp, cao hơn so với năm trước 8,3 điểm phần trăm. Như
vậy là, khi thị trường lao động có một “biến cố” xảy ra, lao động thành thị chịu
nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn lao động khu vực nông thôn, và lao động nữ chịu
nhiều thiệt thòi hơn nam. 11
Hình 2: Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2020 là 2,48%,
cao hơn năm 2019 0,31%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao gấp đôi ở nông thôn
(3,89% so với 1,75%). Tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn nam 1,5 lần lần lượt là
3,05% và 2,01%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động thành thị là 3,89%,
tăng 0,79% so với năm 2019.
Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị không vượt
quá 4%, cao hơn đáng kể so với chỉ tiêu mà Quốc hội đặt ra vào năm 2020 theo
nghị quyết số 85/2019/QH-14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Đây là mức tăng cao so với năm trước. Mục tiêu này cùng với mục tiêu tăng
trưởng GDP và các mục tiêu cân đối kinh tế vĩ mô khác có thể được coi là bằng
chứng quan trọng cho thấy sự thành công của Chính phủ trong việc thực hiện
mục tiêu kép là phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội.
So sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi cao nhất
hiện nay là Đông Nam Bộ (3,23%), tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung với 3,16%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, lần lượt là 1,06% và 1,66%. Tỷ lệ thất nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với Hà Nội (3,91% so với 2,11%). 12
Nhìn vào tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi, nó có xu hướng giảm khi độ tuổi
tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm tuổi 20-24 (7,64%), tiếp theo là
nhóm tuổi 15-19 (6,17%). Điều này áp dụng cho cả nam và nữ.
Khi quan sát tỷ lệ thất nghiệp theo trìnhd độ, chúng tôi nhận thấy những
người có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
(6,07% và 4,26%), trong khi những người chưa từng đi học có tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất (1,35% và 1,67%).
Tình trạng này có nghĩa là những người có trình độ học vấn cao cố gắng tìm
những vị trí được trả lương cao hơn, trong khi những người có trình độ chuyên
môn thấp hơn thường cố gắng tìm những vị trí đơn giản hơn, lương ít hơn và
không đòi hỏi nhiều chuyên môn. Hơn nữa, do nhu cầu lao động có tay nghề cao
hơn lao động phổ thông và nhóm lao động này thường có yêu cầu về thu nhập
cao hơn nên tỷ lệ này tăng lên cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách tuyển dụng.
Điều này một phần phản ánh chất lượng việc làm tương đối thấp trên thị trường
lao động Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao.
III. Tình hình thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn năm 2021-2022:
1. Thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn 2021:
Gần 1,5 triệu người trong cả nước thất nghiệp vào năm 2021 với 51,6% nằm
trong thành thị và 53,9% là nam giới trong tổng số người thất nghiệp. 13
Hình 3: Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam vào năm 2021 là
3,20%, cao hơn 0,52% so với năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
cao hơn 1,7 lần so với 2,50% ở khu vực nông thôn. Mức độ thất nghiệp của nam
là 3,15% nhưng mức độ thất nghiệp của nữ cao hơn 0,11% (3,26%). Tỷ lệ thất 14
nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 4,33%, tăng 1,06 điểm so
với năm 2020. Cả năm 2021 đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn năm trước,
với khu vực thành thị vượt mốc 4% mặc dù Chính phủ đã đưa ra các chính sách
chủ động thích ứng linh hoạt để chống lại Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hiện vẫn ở Đông Nam Bộ (4,66%), theo sau đó là
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (4,05%). Tây Nguyên có tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất (0,96%). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ ở
mức cao hơn nhiều so với Hà Nội (6,40% so với 2,68%).
Những người có trình độ cao đẳng và tốt nghiệp trung học phổ thông có tỷ lệ
thất nghiệp cao nhất (4,43% và 4,30%), trong khi những người tốt nghiệp sơ cấp
nghề có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (2,00%). Những người có trình độ học vấn
cao sẽ cố gắng tìm kiếm các vị trí có thu nhập cao hơn, trong khi những người có
trình độ chuyên môn thấp thường sẵn sàng làm các vị trí giản đơn không đòi hỏi
nhiều chuyên môn với mức lương thấp.
Ngoài ra, tỷ lệ này cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách tuyển dụng của các nhà
tuyển dụng đối với nhóm lao động có trình độ cao. Điều này là do yêu cầu cao
hơn đối với lao động đã qua đào tạo và do nhóm lao động đã qua đào tạo thường
có yêu cầu mức thu nhập cao hơn so với nhóm lao động chưa qua đào tạo. Điều
này phần nào phản ánh chất lượng việc làm thấp của thị trường lao động Việt
Nam, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao.
2. Thất nghiệp ở sinh viên giai đoạn 2022:
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam vào năm 2022 là 2,34%,
thấp hơn 0,86% so với 3,20% vào năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là
2,82% vẫn giữ ở mức cao hơn 0,78% so với nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của
nam và nữ không thay đổi nhiều (2,36% và 2,32%). Các nhiệm vụ và giải pháp
của Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục 15
hồi, phát triển kinh tế xã hội đã được các bộ, ngành và địa phương triển khai
thành công trên toàn quốc đã giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp so với năm trước.
Hình 4: Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022
So sánh giữa các khu vực kinh tế-xã hội, Đông Nam Bộ có tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi cao nhất là 2,88%; Đồng bằng sông Cửu Long tiếp theo với 2,76%.
Tây Nguyên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (0,67%). Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội
thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp ở Hồ Chí Minh (2,22% so với 4,19%). Trong
phân tổ tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất, những