Tiểu luận tổng quan du lịch - Tổng quan du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận tổng quan du lịch - Tổng quan du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tổng quan du lịch (vhs2023)
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1 : Khái quát chung
1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch đã và đang ngày càng trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam
nói chung và nhiều quốc gia trên thế giới nói riêng. Cụm từ du lịch đã được sử
dụng trở nên rộng rãi và phổ biến, với ý nghĩa là đi một vòng bắt nguồn theo
tiếng Hy Lạp. Hiện nay, việc xác định một khái niệm chung nhất về du lịch vẫn
là một vấn đề rất khó. Vì mỗi học giả đều sử dụng quan điểm, cánh nhìn riêng
của mình thông qua việc nghiên cứu rút ra những khái niệm khác nhau.
Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - United Nations World
Tourism Organization): “ Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư ”.
Luật Du lịch 2017 (Luật số: 09/2017/QH14, ngày 19/06/2017) có đưa ra định
nghĩa: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên
du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác ”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, theo góc độ cầu, người đi du lịch. Du lịch là việc tham quan nghỉ ngơi
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích đáp ứng nhu cầu của bản thân
thông qua việc nghỉ ngơi, giải trí, tham quan các danh lam thắng cảnh, khu di
tích lịch sử, các công trình văn hoá nghệ thuật..
Thứ hai, du lịch được xem xét ở góc độ là một ngành kinh tế. Du lịch là một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu của du
khách biết về thiên nhiên, ôn lại truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó
góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước cho mỗi con người; đối với người
nước ngoài là sự gắn kết tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch
là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; hình thức xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ tại chỗ; ngành công nghiệp không khói.
1.2 Các bên liên quan trong du lịch là gì?
“Các bên liên quan trong du lịch ” là những người hoặc những nhóm người mà
quan tâm, gắn liền đến những quyết định được làm bởi các cơ quan quản lý. Về
việc ra quyết định ở các khu du lịch các bên liên quan bao gồm các cá nhân hoặc
những nhóm tham quan, quan tâm hoặc bị tác động (tích cực hoặc tiêu cực) bởi
các nguồn lợi từ khu du lịch và những sử dụng của họ.
Trong quá trình lập kế hoạch ở mỗi giai đoạn cần có sự xuất hiện, tham gia của
các bên liên quan. Những kế hoạch du lịch bền vững hoàn toàn thành công hơn
từ sự hỗ trợ của các bên liên quan. Khi có sự tham gia của nhiều bên liên quan
tạo nên nhiều thuận lợi hơn về mặt chính trị. Khi cộng đồng có trách nhiệm quản
lý, họ cảm giác được tham gia và hiểu được những lợi ích sẽ đến với họ từ việc
quản lý địa điểm du lịch có trách nhiệm và từ du lịch bền vững. Đây là cơ hội tốt
để họ sử dụng cẩn thận hơn những nguồn lợi từ điểm du lịch và hỗ trợ các hoạt
động du lịch có trách nhiệm. Các bên liên quan bao gồm:
- Các cơ quan chính quyền.
- Người dân địa phương. - Các doanh nghiệp. - Du khách. 4.3 Giải pháp
Một là,cần thực hiện các giải pháp đồng bộ về nghiên cứu thị trường, đầu tư cải
tiến và nâng cao trình độ công nghệ trong du lịch. Để thu hẹp khoảng cách do
mâu thuẫn gây ra trước tiên cần nghiên cứu, tìm hiểu thị trường những nhu cầu
của du khách. Việc nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực kinh doanh có thể dựa
theo từng nhóm độ tuổi, giới tính, khu vực, các sản phẩm có tính cụ thể, việc sản
xuất có thể được đo lường định lượng, thuận lợi trong việc cung cấp, hoạt động
du lịch sẽ được khởi sắc khi sự mâu thuẫn nằm trong khả năng kiểm soát. Một
vấn đề gây khó khắn hiện nay là khó xác định chất lượng do nguồn du khách
đông khá đa dạng, đối tượng phục vụ có mọi nơi, mọi thời điểm, sản phẩm dịch
vụ lại được nhìn nhận trên cơ sở định tính, là cảm nhận riên của từng cá nhân
đó là một trong những khó khăn không hề nhỏ.Từ đó, vô tình chúng đã tạo nên
khoảng cách, xuất hiện mâu thuẫn giữa cơ sở cung ứng dịch vụ và du khách. Để
mang lại thế mạnh cho nghành và các doanh nghiệp du lịch cần đưa ra những
giải pháp về công nghệ, và đầu tư nghiên cứu thị trường. Đối với các nước trong
và ngoài khu vực việc thu hẹp được khoảng cách phát triển du lịch cũng được
coi là một thế mạnh, thực hiện mục tiêu chiến lược kéo khách hàng gần hơn với
mỗi doanh nghiệp và đất nước.
Hai là, gắn liền giữa việc giải quyết sự mâu thuẫn là việc đặt ra nhiệm vụ trọng
tâm của du lịch biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển. Biết vận dụng các
mối liên hệ, sự liên kết để phát triển trong du lịch. Còn tồn tại nhiều điểm bất
cập giữa các đối tác và ngay cả bản thân du lịch liên quan tới sự mâu thuẫn thì
chưa trở thành nguồn lực phát triển thực sự đó chỉ là tiềm năng cần khai thác. Ví
dụ như việc còn tồn tại những mâu thuẫn về quyền lợi, tài chính, việc làm…
trong một dự án phát triển du lịch tại một cộng đồng địa phương thì mọi hoạt
động phát triển chỉ tồn tại trên lý thuyết, giấy tờ. Bởi vậy, để hạn chế những cản
trở do mâu thuẫn tạo nên cần đề ra những phương án hài hoà quyền lợi giữa các
bên. Điều đó mới chính là nguồn lực, chất xúc tác thực sự đem hiệu quả cho
ngành du lịch phát triển. Tiếp theo, những chủ thể có trách nhiệm chính là điều
hoà giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình khai thác nguồn lược phát triển du lich.
Ba là, trong thực tiễn hoạt động du lịch cần gắn liền với việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách, hệ thống môi trường du lịch (tự nhiên, nhân văn) khoa học.
Luôn phải gắn liền với nhau trong việc xây dựng, bảo vệ môi trường du lịch, nền
tảng của phát triển bền vững là một trong những yêu cầu về nguyên tắc hoạt
động của ngành. Có cơ hội thuận lợi để phát huy hết công xuất không còn phụ
thuộc vào môi trường có tốt hay không. Một số mâu thuẫn đã gây ra những ảnh
hưởng không nhỏ tói môi trường du lịch. Có thể kể đến như mâu thuẫn trong
việc đón khách, tăng nguồn thu với việc ô nhiễm môi trường đất, không khí,
thậm chí cả môi trường văn hóa xã hội. Vì vậy, trong môi trường du lịch quá
trình phát triển phải gắn liền với việc giải quyết được các mâu thuẫn một cách
nhanh chóng, kịp thời từ đó sẽ mang tới sư cân bằng, nhiều lợi ích hơn cho du
khách, những người làm du lịch, cộng đồng địa phương. Dựa vào đó cần nhanh
chóng từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật, hệ thống quản lý, nâng cấp
chất lượng môi trường du lịch.
Bốn là, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch việc liên kết, hợp tác cần
theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Quyền lợi và trách nhiệm giữ các bên liên
quan phải rõ ràng, không xảy ra mâu thuẫn đó cũng chính là tiền đề để các
doanh nghiệp liên kết, hợp tác. Sự liên đới để tồn tại các nhà cung ứng với nhau,
giữa nhà cung ứng với du khách, giữa du khách với các điểm du lịch. Khởi
nguồn của sự mâu thuẫn là quyền lợi, mong muốn nhu cầu như thế nào thì thực
tế cảm nhận đạt được phải như thế hoặc hơn. Với lý do đơn giản là tiết kiệm,
ngại cải tiến, đầu tư về vật chất, con người để tìm kiếm được nhiều nguồn lợi
nhuận hơn từ đó nhu cầu của du khách khó được đáp ứng, bởi thông thường du
khách ai cũng mong muốn có một dịch vụ tốt và một mức giá hợp lý. Trái với
mong muốn của các cơ quan quản lý tại điểm du lịch mong muốn một môi
trường xanh, sạch đẹp thì một số du khách lại có thái độ thiếu ý thức xả rác bừa
bãi gây mất mỹ quan… Nếu mỗi ngưới biết vì cái lợi ích chung mà bỏ đi được
cái lợi ích riêng thì sự mâu thuẫn đó sẽ được tháo gỡ, sự hài lòng trong hợp tác
của đôi bên sẽ tồn tại. Khi đó, những chính sách để giải quyết tốt mâu thuẫn sẽ
là mục tiêu chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các điểm du lịch, cơ
sở cung ứng dịch vụ sẽ dễ dàng hơn trong việc chinh phục nhân vật cảm nhận – du khách.
Trong hoạt động du lịch mâu thuẫn được xem là một trong những nhân tố đứng
ở giữa ranh giới của cái tồn tại hoặc không tồn tại. Cánh đi tìm sự tồn tại của
mâu thuẫn là nhận thức rõ bản chất, giải quyết được những mâu thuẫn trong các
mối quan hệ của hoạt động phát triển du lịch. Khi những mâu thuẫn trong hoạt
động du lịch được mở nút cũng là lúc ngành rơi vào thời điểm bội thu.