-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Trình bày thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị trường Việt Nam. Hãy mô tả diễn biến giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam trong 5 năm gần đây - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vì vậy, trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, đời sống vật chất của người Việt trong nước được cải thiện một cách đáng kể. Khi chất lượng cuộc sống tốt hơn, người Việt cũng có nhu cầu cao hơn về sự tiện nghi, sung túc, cải tiến và thẩm mỹ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế học vi mô 31 tài liệu
Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Tiểu luận Trình bày thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị trường Việt Nam. Hãy mô tả diễn biến giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam trong 5 năm gần đây - Kinh tế học vi mô | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vì vậy, trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, đời sống vật chất của người Việt trong nước được cải thiện một cách đáng kể. Khi chất lượng cuộc sống tốt hơn, người Việt cũng có nhu cầu cao hơn về sự tiện nghi, sung túc, cải tiến và thẩm mỹ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế học vi mô 31 tài liệu
Trường: Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -- -- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC VI MÔ
ĐỀ TÀI 12: Trình bày thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị
trường Việt Nam. Hãy mô tả diễn biến giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam
trong 5 năm gần đây. Phân tích và chỉ rõ nguyên nhân của những diễn biến đó.
Người thực hiện: Huỳnh Khánh Vy
Mã số sinh viên: 050509211720 Lớp: GE01 Khóa học: 2021-2022 lOMoARcPSD|44744371
Giáo viên hướng dẫn: Lê Kiên Cường
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2021 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................2
Lý do chọn đề tài....................................................................................................................................2
Khái quát ngành ô tô Việt Nam.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................6
I. CẦU........................................................................................................................................................................6
1. Khái niệm...............................................................................................................................................6
2. Luật cầu...................................................................................................................................................7
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu..................................................................................................7
3.1. Giá hàng hoá dịch vụ 7
3.2. Giá của hàng hoá liên quan 7
3.3. Thu nhập của người tiêu dùng 8
3.4. Thị hiếu của người tiêu dùng 8
3.5. Kỳ vọng của người tiêu dùng 9
3.6. Số lượng người tiêu dùng 9
II. CUNG...............................................................................................................................................................10
1. Khái niệm.............................................................................................................................................10
2. Luật cung..............................................................................................................................................10
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung.............................................................................................10
3.1. Giá hàng hoá, dịch vụ 10 3.2. Giá đầu vào 10 3.3. Công nghệ 11 lOMoARcPSD|44744371
3.4. Các kỳ vọng của người bán 11
3.5. Số lượng người bán trên thị trường 11
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG DIỄN BIẾN GIÁ XE Ô
TÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY...............................11
I. TÌNH HÌNH CUNG CẦU Ô TÔ TẠI VIỆT NAM..................................................................12
Diễn biến giá xe 5 năm gần đây..............................................................................................12
II. CẦU...................................................................................................................................................................14
1. Cầu thị trường ô tô Việt Nam...................................................................................................14
Thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị trường Việt Nam hiện nay. 16
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu....................................................................................................17
2.1. Giá hàng hoá dịch vụ 17
2.2. Giá của hàng hoá liên quan 18
2.3. Thu nhập của người tiêu dùng 19
2.4. Thị hiếu của người tiêu dùng 20
2.5. Kỳ vọng của người tiêu dùng 21
2.6. Số lượng người tiêu dùng 22
III. CUNG.............................................................................................................................................................23
1. Cung thị trường ô tô Việt Nam................................................................................................23
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung..................................................................................................24
2.1. Giá hàng hoá, dịch vụ 24
2.2. Giá đầu vào 25
2.3. Công nghệ 26
2.4. Các kỳ vọng của người bán 27
2.5. Số lượng người bán trên thị trường 27
IV. TỔNG KẾT.............................................................................................................................................28
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................30 lOMoARcPSD|44744371 LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vì vậy,
trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, đời sống vật chất của người Việt trong nước được cải
thiện một cách đáng kể. Khi chất lượng cuộc sống tốt hơn, người Việt cũng có nhu cầu cao
hơn về sự tiện nghi, sung túc, cải tiến và thẩm mỹ. Theo như phóng viên John Reuters từng
nhận xét rằng: " Khi Việt Nam giàu lên người dân sẽ đổi xe máy mua xe hơi". Quả thật vậy,
Việt Nam trước giờ được biết đến là một nước có lượng xe máy nhiều nhất thế giới và có tỷ
lệ sở hữu ô tô cá nhân thấp nhưng vài năm gần đây, thị trường ôtô liên tục tăng trưởng. Theo
như công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, có đến 90 % người tham gia khảo sát bày tỏ mối
quan tâm đến việc chuyển sang sở hữu ô tô trong tương lai và 42 % người tiêu dùng cho biết
sẽ đầu tư mua xe ô tô khi có điều kiện về tài chính. Do vậy cùng những yếu tố thuận lợi
khác, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng đối ngành công nghiệp ôtô. Nhiều thương hiệu
xe nổi tiếng đã gia nhập vào thị trường và số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp ôtô ngày càng gia tăng. Các thương hiệu xe ô tô cá nhân trên thị trường Việt
Nam cạnh tranh nhau đầy khốc liệt và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng. Vì
vậy, em xin chọn đề tài “Phân tích và chỉ rõ nguyên nhân của những diễn biến giá xe ô tô
con trên thị trường Việt Nam
trong 5 năm gần đây” để hiểu rõ thị trường xe hơi tại Việt Nam đồng thời đưa ra
những khó khăn, những yếu tố tác động đến cung cầu của thị trường và cũng như
những biến động mà các doanh nghiệp ôtô đã trải qua trong 5 năm vừa qua. lOMoARcPSD|44744371
Khái quát ngành ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã bắt đầu được hình thành và chú trọng phát
triển cách đây hơn 20 năm và muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Năm
1991, khi Việt Nam mới đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành công nghiệp ô
tô thì tại các nước khác, ngành công nghiệp ô tô đã rất phát triển và tạo ra áp lực cạnh
tranh lớn đồng thời cũng đe dọa nền sản xuất trong nước. Các nước như Thái Lan,
Indonesia hay Trung Quốc có lợi thế là những nước đi trước, công nghệ và lao động phát
triển ở trình độ cao hơn, tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô khiến chi phí sản xuất
thấp hơn đã có ưu thế chiếm lĩnh thị trường xe hơi trong nước nhiều năm. Với quyết tâm
phát triển, trước cơ hội và thách thức trong điều kiện thương mại tự do, Việt Nam đã có
những giải pháp chiến lược dài hạn cho công nghiệp ô tô thông qua các quy hoạch và
chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam. Năm 2017, ngày 17 tháng 10 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp,
nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô với các quan điểm. Thứ nhất,
công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất
quán và dài hạn. Thứ hai, phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở phát huy tiềm năng
của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Tiếp theo là phát triển công nghiệp ôtô trên cơ sở bình đẳng giữa sản xuất
trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô. Bên cạnh đó còn đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng và an toàn môi trường. Cuối cùng là phù hợp với các cam kết của Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Sự phát triên của ngành ô tô Việt Nam đến nay
được chia thành 4 giai đoạn chính như sau: lOMoARcPSD|44744371
Biểu đồ thể hiện doanh số bán xe và tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2007- 2019
Giai đoạn 2007 – 2008: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe duy trì ở mức 2 con số, lần
lượt ở mức 97% và 37%. Trong năm 2017, Bộ tài chính đã tiến hành 3 đợt giảm thuế
với hy vọng hạ nhiệt giá bán xe trong nước. Tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO
vào tháng 1/2007, các loại ô tô mới nguyên chiếc được giảm thuế nhập khẩu từ 90%
xuống 80%. Tháng 8/2007, cắt giảm tiếp xuống còn 70% và vào tháng 11/2007, thuế
xuất đối với ô tô mới nguyên chiếc còn 60%.
Giai đoạn 2009 – 2012: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe bắt đầu chậm lại vào
năm 2009 khi chỉ tăng 7% so với năm trước và sụt giảm mạnh vào năm 2012 khi giảm
đến 33%. Trong đó, sự suy giảm của thị trường ôtô năm 2012 xuất phát từ bối cảnh
khó khăn của nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, việc tăng phí, thuế cùng với việc các
loại thuế, phí mới được ban hành cũng góp phần làm giảm sức mua của thị trường.
Giai đoạn 2013 – 2016: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe liên tục đạt 2 con số,
mạnh nhất là vào năm 2015, với tốc độ tăng trưởng 55%. Trong đó, mức tăng trưởng
55% trong năm 2015 được cho là đến từ việc thị trường chạy đua tránh áp lực tăng giá
trong năm tới do các thay đổi về cách tính thuế Tiêu thụ Đặc biệt. Trong khi dó, mức tăng
trưởng 24% năm 2016 được cho là nhờ chiến lược giảm giá xe để kích cầu tiêu dùng của nhiều hãng xe. lOMoARcPSD|44744371
Giai đoạn 2017 – 2021: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe có dấu hiệu chững lại vào
năm 2017, khi sụt giảm 10%, tuy nhiên phục hồi nhẹ trở lại vào năm 2018 tăng 6% và 11
tháng đầu năm 2019 tăng 14%. Trong năm 2017, sự suy giảm doanh số toàn thị trường chủ
yếu bị tác động từ những chính sách mới có hiệu lực từ 2018. Tâm lý chung của khách hàng
là chờ đợi, chủ yếu kỳ vọng giá xe giảm nhiều trong 2018 do thuế nhập khẩu từ ASEAN về
0% và thuế nhập khẩu linh kiện về 0%. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe chậm
lại được lý giải là do những vướng mắc trong việc nhập khẩu xe, qua đó gây ra tình trạng
thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Năm 2019, giá xe giảm khoảng từ 8% đến 15% đã góp
phần thúc đẩy đẩy tăng trưởng doanh số bán xe toàn thị trường. Bước sang 2020, với nguồn
cung dồi dào và lượng nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, giá xe ô tô được dự sẽ tiếp tục
điều chỉnh giảm. Đến năm 2021 là một năm đầy biến động đối với thị trường ô tô Việt Nam
với những tác động bởi đại dịch Covid 19. Trải qua 6 tháng đầu năm đầy khó khăn, thị
trường ô tô cá nhân đã có những bước chuyển mình và có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau những
ngày tháng liên tục sụt giảm đến mức “chạm đáy” khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4
tại Việt Nam đang từng bước được kiểm soát. lOMoARcPSD|44744371
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. CẦU 1. Khái niệm
Cầu: Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với các điều kiện khác không thay đổi.
Lượng cầu: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có
khả năng mua tại mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các
nhân tố khác không đổi.
Nhu cầu: Là những nguyện vọng, mong ước vô hạn về hàng hóa / dịch vụ của con
người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn.
Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua và
có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định
các nhân tố khác không đổi.
Cầu thị trường: Là tổng cầu cá nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cầu cá nhân ở
mỗi mức giá, chúng ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá. 2. Luật cầu
Với giả định các nhân tố khác không đổi, số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu
trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá giảm và ngược lại, sẽ giảm khi
giá tăng. Như vậy, giá hàng hóa, dịch vụ và lượng cầu có quan hệ nghịch. P↑ → Qd ↓ P ↓ → Qd ↑ 3.
Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu 3.1.
Giá hàng hoá dịch vụ
Giá hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng đến lượng cầu theo luật cầu. Khi giá hàng hoá dịch
vụ tăng lên, lượng cầu đối với hàng hoá dịch vụ giảm xuống và ngược lại. 3.2.
Giá của hàng hoá liên quan
Có hai nhóm hàng hoá liên quan ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hoá đang được
nghiên cứu là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. lOMoARcPSD|44744371
Hàng hoá thay thế: X và Y là hàng hoá thay thế khi việc sử dụng X có thể thay thế
cho việc sử dụng Y nhưng vẫn giữ nguyên được mục đích sử dụng ban đầu. Hai hàng hóa
thay thế là khi giá của hàng hóa này tăng lên thì sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia.
Tác động của sự thay đổi giá cả của hàng hóa thay thế đến cầu về một loại hàng hóa
Hàng hoá bổ sung: X, Y là hàng hoá bổ sung khi việc sử dụng X phải đi kèm với
việc sử dụng Y để đảm bảo giá trị sử dụng của hai hàng hoá.VD: Bếp gas và bình gas là hai hàng hóa bổ sung. 3.3.
Thu nhập của người tiêu dùng
Cầu đối với hàng hóa thông thường có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập. Thu
nhập tăng dẫn đến tăng lượng cầu tại mỗi mức giá, làm đường cầu D dịch chuyển sang phải.
Hàng thông thường thu nhập tăng làm đường cầu dịch chuyển sang phải lOMoARcPSD|44744371
Cầu hàng hóa thứ cấp có mối quan hệ nghịch biến với thu nhập. Thu nhập tăng làm
dịch chuyển đường cầu D sang trái.
Hàng thứ cấp thu nhập tăng làm đường cầu dịch chuyển sang trái. 3.4.
Thị hiếu của người tiêu dùng
Đây là yếu tố rõ ràng nhất quyết định cầu của người tiêu dùng vì đó là sở thích hay
sự quan tâm của một nhóm người về loại hàng hoá dịch vụ nào đó mà có ảnh hưởng đến
tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng. Xác định đúng thị hiếu người tiêu dùng, nhà sản
xuất sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, kích thích người tiêu dùng cầu nhiều hơn về sản
phẩm mà hãng sản xuất ra. Khi nhà sản xuất cung cấp tung ra sản phẩm đúng lúc thị
hiếu về sản phẩm xuất hiện, tức là nhà cung cấp đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu
dùng, thì lượng cầu về sản phẩm sẽ tăng cao. Đối với một loại hàng hóa tăng lên sẽ làm
tăng cầu của hàng hóa và sẽ làm đường cầu của hàng hóa đó dịch chuyển sang phải và ngược lại.
Sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng sẽ làm đường cầu dịch chuyển 3.5.
Kỳ vọng của người tiêu dùng lOMoARcPSD|44744371
Kỳ vọng là những dự đoán của người tiêu dùng về diễn biến của thị trường trong
tương lai có ảnh hưởng đến cầu hiện tại.Có nhiều loại kỳ vọng như kỳ vọng về giá hàng
hoá, về thu nhập, về giá cả hàng hoá liên quan, ….Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với
người tiêu dùng thì lượng cầu hiện tại sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại. 3.6.
Số lượng người tiêu dùng
Số lượng người mua cho thấy quy mô của thị trường. Thị trường càng nhiều người
tiêu dùng thì cầu đối với hàng hoá, dịch vụ càng lớn. Thị trường càng ít người tiêu dùng
thì cầu về hàng hoá, dịch vụ càng nhỏ. II. CUNG 1. Khái niệm
Cung: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng
bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả định các
nhân tố khác không đổi.
Lượng cung: Là lượng hàng hoá dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn
sàng bán ở mỗi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các
nhân tố khác không đổi.
Cung cá nhân: Là lượng hàng hoá dịch vụ mà một cá nhân có khả năng và sẵn
sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các
nhân tố khác không đổi.
Cung thị trường: Là tổng cung cá nhân tại các mức giá, nó cho biết lượng hàng
hoá dịch vụ mà tất cả những người bán trên thị trường có khả năng bán và sẵn sàng bán ở
tất cả các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác không đổi. 2. Luật cung
Lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng
hoá đó tăng lên và ngược lại (giả định các nhân tố khác không đổi). Như vậy, giá hàng
hóa, dịch vụ và lượng cung có quan hệ thuận. lOMoARcPSD|44744371 P↑ → Qs ↑ P ↓ → Qs ↓ 3.
Các nhân tố ảnh hưởng tới cung 3.1.
Giá hàng hoá, dịch vụ
Giá hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng đến lượng cung theo luật cung. Khi giá hàng hoá
dịch vụ tăng, người sản xuất sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn để tung ra thị trường nhằm
thu lại nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại. 3.2. Giá đầu vào
Khi giá đầu vào giảm làm cho sản xuất
thêm nhiều lợi nhuận. Vì vậy công ty cung
ứng một sản lượng cao hơn tại mỗi mức giá
và đường cung S dịch chuyển sang phải. Ví
dụ: Tiền công, giá nguyên liệu đầu vào,… 3.3. Công nghệ
Công nghệ quyết định bao nhiêu yếu tố đầu vào đạt yêu cầu để sản xuất một đơn
vị sản phẩm. Cải tiến công nghệ giúp tiết kiệm chi phí, làm giảm giá đầu vào, dịch
chuyển đường cung S sang phải 3.4.
Các kỳ vọng của người bán
Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị
trường trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại. Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với
người bán thì lượng cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại. 3.5.
Số lượng người bán trên thị trường lOMoARcPSD|44744371
Số lượng người bán có ảnh hưởng trực tiếp đến số hàng hoá bán ra trên thị trường.
Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng hoá tăng lên khiến đường cung hàng hoá dịch
chuyển sang phải và ngược lại.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG DIỄN BIẾN
GIÁ XE Ô TÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY I.
TÌNH HÌNH CUNG CẦU Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
Nhìn chung, giai đoạn từ 2017 đến hiện nay cung liên tục vượt cầu. Theo số liệu
thống kê, lượng cung ô tô trên thị trường bao gồm nhập khẩu và lắp ráp liên tục vượt cầu,
cụ thể năm 2017 ở mức 51.950 xe, năm 2018 ở mức 58.417 xe, và 6 tháng đầu năm 2019
ở mức 80.345 xe và đạt 140.301 xe cho cả năm, đến năm 2020 nguồn cung ôtô tiếp tục
dồi dào do lượng nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại nhờ hiệp định ATIGA.
Diễn biến giá xe 5 năm gần đây
Triết gia Hy Lạp cổ đại – Heraclitus từng nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng
sông”, vạn vật luôn luôn vận động và không ngừng thay đổi, không thứ gì tồn tại lâu hơn
một khoảnh khắc. Chính vì thế, ngành công nghệ ô tô nói chung và thị trường ô tô con ở
Việt Nam nói riêng luôn phải đối mặt với những biến động khôn lường khiến cho các
doanh nghiệp phải linh hoạt biến đổi để ứng phó không ngừng. Trong 5 năm trở lại đây, lOMoARcPSD|44744371
các thương hiệu ô tô cá nhân phải luôn đề ra những chiến lược kinh tế để đối mặt với
những trở ngại, khó khăn gặp phải và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá xe trong những năm vừa qua.
Trong 5 năm gần đây, giá xe ô tô con có những thay đổi liên tục. Bắt đầu với năm
2017, một năm mang gam màu ảm đạm khi giá xe giảm cực “sốc” có khi gần như “chạm
đáy”. Các thương hiệu ô tô trong nước đã đối đầu nhau bằng cuộc chiến giảm giá xe.
Hàng loạt mẫu ô tô giảm giá mạnh trên thị trường, rất nhiều sản phẩm giảm giá tới 100
triệu, 200 triệu và thậm chí là 300 triệu đồng. Trong đó, kỷ lục thuộc về mẫu Volkswagen
Touareg, với mức giảm lên tới 390 triệu đồng sau hai đợt giảm giá trong năm 2017.
Nhưng sang đến năm 2018, giá xe ô tô lại có những bước chuyển biến sau 1 năm
đại hạ giám thì giá xe đã tăng liên tục. Điển hình như mẫu xe CR-V của Honda Việt Nam
đã tăng thêm 5 triệu đồng/xe cho cả 3 phiên bản vào tháng 4/2018. Không dừng lại ở đó,
tháng 6/2018, Honda Việt Nam tăng giá bán xe CR-V thêm 10 triệu đồng. Trong tháng 9,
Toyota Việt Nam đã tăng từ 1 – 45 triệu đồng cho các phiên bản Toyota Fortuner, Toyota
Hilux cũng tăng từ 18 - 22 triệu đồng/xe. Ngay cả mẫu xe Toyota Vios lắp ráp tại Việt
Nam cũng tăng từ 18 - 41 triệu đồng/xe.
Sang đến năm tiếp theo, năm 2019, thị trường giá xe ô tô cá nhân lại có những sự
thay đổi khi “cơn lốc giảm giá xe” lại tiếp tục bắt đầu. “Bắn phát súng đầu tiên" trong
cuộc chiến giảm giá xe đầu năm 2019 chính là Toyota khi điều chỉnh giảm giá cho các
mẫu lắp ráp như Vios, Corolla Altis, Innova hay Camry với mức giảm từ 10-25 triệu
đồng. Suốt năm 2019, các hãng xe liên tục giảm giá xe, có những hãng xe như BMW đến
từ Đức cũng giảm giá từ 100-300 triệu và kể cả Audi tung chương trình khuyến mãi lên
đến 200-300 triệu đồng cho 2 mẫu xe hot Q5 và Q7.
“Cơn lốc đại hạ giá” ấy vẫn tiếp tục trong cả năm 2020. Trong năm 2020, chúng ta
còn chứng kiến những màn giảm giá xe sâu nhất chưa từng thấy với mức giảm cao nhất
có mẫu lên đến hơn 1 tỷ đồng. Điển hình như BMW X7 giảm 1,1 tỷ đồng hay Range
Rover Evoque và Vogue giảm giá cao nhất 1 tỷ đồng.
Đến nay, cuối năm 2021, “bão giảm giá” không có dấu hiệu dừng lại. Cụ thể, Theo
khảo sát, tuần cuối cùng của tháng 11, thị trường xe ghi nhận thêm nhiều mẫu ô tô con lOMoARcPSD|44744371
được giảm giá sâu. Trong đó, Vinfast vừa công bố mức giảm giá kỷ lục cho VinFast Lux
SA2.0 2 bản nâng cao và cao cấp được giảm trực tiếp 180 triệu đồng, riêng bản tiêu
chuẩn được giảm sâu đến 200 triệu đồng. Gần đây, Hyundai cũng gây chú ý khi chào bán
dòng xe Elantra với mức giảm sâu 55-75 triệu đồng, đây được xem là đợt giảm sâu nhất
của Hyundai Elantra từ trước tới nay.
Nhìn chung, trong 5 năm gần đây, thị trường giá xe ô tô cá nhân Việt Nam trải qua
những diễn biến đa dạng do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau và đặc biệt là các yếu tố
tác động đến cung cầu đã khiến giá xe có những đợt đại hạ giá và đầy biến động trong những năm vừa qua. II. CẦU 1.
Cầu thị trường ô tô Việt Nam lOMoARcPSD|44744371
Cầu ô tô nhập khẩu Cầu ô tô lắp ráp
Biểu đồ thể hiện doanh số ô tô lắp ráp
Biểu đồ thể hiện doanh số ô tô lắp ráp
trong nước giai đoạn 2016-2019 Cầu
trong nước giai đoạn 2016-2019
xe nhập khẩu tăng mạnh. Tính
Cầu ô tô lắp ráp sụt giảm khá. Tính đến
đến hết tháng 6/2019, doanh số bán hàng hết tháng 6/2019, doanh số bán hàng của xe
của xe nhập khẩu đạt 62.543 xe, tăng lắp ráp trong nước đạt 91.731 xe, giảm 14% so
203% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy với cùng kỳ năm trước. Trong khi sản lượng
nhiên vẫn chưa là gì so với mức tăng gấp xe lắp ráp 6 tháng đầu năm 2019 ở mức,
hơn 6 lần so với cùng kỳ của cung xe 159.218 xe, như vậy dư vừa hơn 67.000 xe.
nhập khẩu, đạt mức 75.400 xe, như vậy
là dư thừa gần 13.000 xe. lOMoARcPSD|44744371
Biểu đồ thể hiện doanh số VAMA theo nguồn gốc xe
Theo thống kê, từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020, trong khi lượng xe trong nước
bán ra tăng 10,8% so với năm 2019, cụ thể đạt 68.066 chiếc doanh số xe nhập khẩu
tiếp tục giảm 14,8% so với năm 2019 còn 37.160 chiếc. Nguyên nhân do các chính
sách của Chính phủ chỉ hỗ trợ giảm chi phí sản xuất và chi phí mua xe cho xe nội địa.
Biểu đồ thể hiện doanh thu ô tô du lịch nửa đầu năm 2021
Năm 2021 thị trường ô tô cá nhân Việt Nam đang trên đà hồi phục sau những tác động
tiêu cực nhưng đến quý II đầu năm 2021 lại có dấu hiệu chững lại vì làn sóng dịch bệnh lần
thứ 4. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết doanh số
xe ô tô cá nhân trong tháng 6 năm 2021 đạt khoảng 15.800 chiếc, giảm hơn lOMoARcPSD|44744371
10% so với tháng 5. Đây là tháng thứ ba liên tiếp VAMA ghi nhân doanh số của toàn
thị trường ô tô con giảm so với tháng 3 có doanh thu cao nhất trong nửa đầu năm 2021.
Ông bà ta có câu: “ Sau cơn mưa, trời lại sáng ”, quả thật vậy, sau những ngày
tháng ảm đạm và sụt giảm liên tục, thậm chí gần như chạm đáy vào tháng 8, với những
nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn, thử thách, thị trường ô tô Việt Nam đã sôi
động trở lại và có những tín hiệu khởi sắc trở lại.
Biểu đồ thể hiện doanh số bán hàng từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021
Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA), trong
tháng 9/2021, toàn thị trường có 13.537 xe được bán ra, tăng 52% so với tháng 8/2021
và giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó có 8.347 xe du lịch được bán ra
ngoài thị trường, tăng 34% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng của năm 2021, các
đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 188.937 xe các loại, tăng 5% so với cùng kỳ
năm ngoái. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm trước khi Việt Nam có dịch COVID-19, toàn
thị trường có doanh số giảm tới 18% nhưng đây cũng là những dấu hiệu tích cực khi ghi
nhận mức tăng mạnh so với tháng liền kề trước đó.
Thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị trường Việt Nam hiện nay
Thị trường ô tô du lịch nửa đầu năm 2021 đầy thách thức và khó khăn với những
tháng ngày sụt giảm doanh số liên tục. Dù vậy, cuộc chiến thị phần vẫn chưa bao giờ hạ
nhiệt, các hãng xe vẫn quyết liệt cạnh tranh nhau từng chút một về doanh số. Sau 6 tháng
đầu năm 2021, cục diện thị trường ôtô tại Việt Nam đã có thứ tự mới với sự đổi ngôi của lOMoARcPSD|44744371
Hyundai và Toyota, cùng với đó là sự vươn lên của các thương hiệu vốn trước đây ít
tiếng tăm như Kia, Mitsubishi hay VinFast.
Biểu đồ thể hiện thị phần ô tô cá nhân nửa đầu năm 2021 (đơn vị: chiếc xe) Vị
trí ngôi vương nửa đầu năm 2021 thuộc về hãng xe Nhật Bản - Toyota tích lũy
gần 29.200 xe du lịch tương đương 18,9% thị phần. Trong khi đó, á quân thuộc về hãng
xe Hàn Quốc - Hyundai với khoảng 28.900 xe du lịch được bán ra thị trường tương
đương 18,8% thị phần. Ở vị trí thứ 3 là hãng Kia với doanh số tổng hơn 21.500 xe và
nắm giữ 14% thị phần. Tiếp đến là một hãng xe của Việt Nam -Vinfast đã vượt qua
nhiều đối thủ mạnh để chiếm lấy 10,3% thị phần xe và giành vị trí thứ 4. Cuối cùng,
38% thị phần xe còn lại thuộc về các hãng xe Mitsubishi, Mazda, Honda, Ford, Suzuki, Peugeot, Isuzu. 2.
Các yếu tố ảnh hưởng tới
cầu 2.1. Giá hàng hoá dịch vụ lOMoARcPSD|44744371
Trên thị trường ô tô con hiện nay có đa dạng các dòng xe, mẫu mã cũng như giá cả
khác nhau phù hợp với từng đối tượng tiêu dung và chủ yếu được chia thành 3 loại xe:
xe ô tô phổ thông, xe ô tô hạng trung, cao cấp và xe ô tô hạng sang. Ngoài giá bán xe
niêm yết còn những khoản phí dịch vụ khác trong quá trình vận hành như chi phí đăng
kiểm, lệ phí bảo trì đường bộ, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí bảo hiểm vật chất,
chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, chi phí xăng dầu, phí qua trạm, phí giữ xe,…mà người
tiêu dùng phải chi trả hàng tháng, hàng năm khi sở hữu một chiếc ô tô con. Loại xe
Giá niêm yết của một chiếc xe
Giá các khoản phí dịch vụ
Trung bình dao động từ 300 đến
3 – 4 triệu đồng/ tháng Xe ô tô phổ thông 700 triệu đồng
40 – 50 triệu đồng/ năm
Xe ô tô hạng trung, Trung bình khoảng 900 triệu đến 4 – 7 triệu đồng/tháng cao cấp 1,4 tỷ đồng 50 – 90 triệu đồng/năm
10 – 15 triệu đồng/tháng Xe ô tô hạng sang
Trung bình từ 3 đến 7 tỷ
120 – 150 triệu đồng/năm.
Bảng giá chi phí dịch vụ đối với từng loại xe
Do ô tô là mặt hàng xa xỉ nên các giá cả và hàng hóa dịch vụ của chúng cao và
đa dạng, vì vậy, người tiêu dùng phải cân nhắc và lựa chọn kỹ trước khi quyết dịnh sở
hữu một chiếc xe ô tô cùng những chi tiêu hàng tháng khi có ô tô. Bên cạnh đó, do thu
nhập giảm do dịch bệnh nên lượng cầu ô tô cũng giảm đáng kể. Vì vậy, để kích cầu
nhiều thương hiệu ô tô cá nhân đã giảm giá xe khi có những chính sách giảm thuế từ
chính phủ. Từ đó đã tạo nên những cuộc đại hạ giá trong những năm 2017-2021. 2.2.
Giá của hàng hoá liên quan
Ngày này khi thế giới càng phát triển, khoa học công nghệ càng trở nên tân tiến thì trên
thị trường ra đời rất nhiều phương tiện giao thông khác nhau là hàng hóa thay thế của
ô tô con như xe buýt, tàu điện ngầm, máy bay, xe máy, xe máy điện, xe đạp,… để phục
vụ nhu cầu đi lại của con người. Khi ô tô con vẫn chưa trở nên phổ biến ở Việt Nam thì
xe máy vẫn là phương tiện được người Việt sử dụng nhiều và giá trung bình cho một