TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ VI MÔ | Trường Đại học Kinh Tế - Luật

Đại dịch Covid -19 do virus SARS – CoV-2 gây ra đã choáng lấy hết tâm trí mọi người trên toàn cầu, tàn phá mọi ngóc ngách, chi phối mọi đời sống kinh tế xã hội, biến năm 2020 thành năm đầy thách thức với mọi người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45943468
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 3
II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................ 3
1.1 Khái niệm GDP .......................................................................................... 3
1.2 Phân loại GDP ............................................................................................ 3
1.3 Phương pháp tính GDP ............................................................................... 3
1.4 Vai trò và ý nghĩa của GDP đối với 1 quốc gia .......................................... 4
2. THỰC TRẠNG .......................................................................................................... 5
2.1 Thực trạng của GDP Việt Nam trước thời kỳ đại dịch Covid-19 ............... 5
2.2 Thực trạng của GDP Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19 ............... 6
2.3 Thực trạng của GDP Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid-19 ................ 10
3. GIẢI PHÁP .............................................................................................................. 12
3.1 Giải pháp................................................................................................... 12
3.2 Chính sách ................................................................................................ 13
3.3 Dự báo sau đại dịch .................................................................................. 15
3.4 Mục tiêu đề ra ........................................................................................... 15
III. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 17
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch Covid -19 do virus SARS – CoV-2 gây ra đã choáng lấy hết tâm trí
mọi người trên toàn cầu, tàn phá mọi ngóc ngách, chi phối mọi đời sống kinh tế xã
hội, biến năm 2020 thành năm đầy thách thức với mọi người. Và cho đến thời điểm
hiện tại câu trả lời cho việc “ Khi nào Covid-19 được kiểm soát?” vẫn là một ẩn số.
Mọi người đã và đang cố gắng khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực mà đại dịch mang
lOMoARcPSD| 45943468
2
lại tuy nhiên nó hoàn toàn dựa vào tình hình diễn biến của dịch bệnh và không thể
lường trước được. Ở lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cao
thì các hoạt động kinh tế trì trệ , tê liệt, hao phí nguồn lực từ đó gây ra những tổn thất
hết sức to lớn. Nền kinh tế của các quốc gia luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau vì
thế dù một quốc gia nào đó có thể kiểm soát được dịch bệnh thì nền kinh tế của quốc
gia đó vẫn không thể phục hồi hoàn toàn trong khi các quốc gia khác dịch bệnh vẫn
đang hoành hành.
Tại Việt Nam,tác động của Covid-19 đến nền kinh tế rất lớn, và GDP của
Việt Nam năm 2020 cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Năm 2020, tốc độ tăng
trưởng GDP của nước ta chỉ đạt khoảng 2,91% ( số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt
Nam) , thấp hơn nhiều so với mức dự kiến do trước tác động của COVID-19. Đại dịch
đã dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm nhu cầu xuất khẩu và làm chậm lại hoạt
động kinh tế nói chung. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp hiệu
quả để kiểm soát sự lây lan của virus và kích thích tăng trưởng kinh tế, như giảm thuế
và ưu đãi cho doanh nghiệp, và đã chứng kiến sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế vào
năm 2021.
Tóm lại, nghiên cứu biến động GDP của một quốc gia là việc làm vô cùng
quan trọng và cấp thiết và việc chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của GDP của Việt
Nam dưới tác động của đại dịch Covid” là có ý nghĩa về mặt thực tiễn, lý luận, đồng
thời sẽ là nguồn tư liệu quan trọng nhằm cung cấp những thông tin,luận cứ thực tiễn
phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển đất nước.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những tác động của dịch Covid đến sự
thay đổi của GDP năm 2020-2021, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng , quy mô tác động từ đó
đề ra được những giải pháp khắc phục hậu quả do đại dịch mang đến, đồng thời đề ra
những mục tiêu, chính sách cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển nền kinh tế
VIệt Nam,
3. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua những nguồn dữ liệu đáng tin cậy, có uy tín về độ chính xác cao
nhóm đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp tìm kiếm
để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.
lOMoARcPSD| 45943468
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm các phần như: mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết
luận. Bên cạnh đó nội dung đề tài cũng được chia làm ba phần chính :
Chương I:Cơ sở lý thuyết
Chương II:Thực trạng
Chương III:Giải pháp
Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, báo cáo đề tài sẽ còn một số thiếu sót,
do vậy chúng em mong sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp để có thể hoàn thiện
báo cáo một cách đầy đủ và trọn vẹn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm GDP:
GDP (Gross Domestic Product) chỉ tiêu giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian
nhất định và thường là một quý hoặc một năm.
1.2 Phân loại GDP:
a. GDP danh nghĩa: là một chỉ tiêu dùng để phản ánh tổng sản phẩm trong
nước theo giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, được tính theo giá cả thị trường.
GDP
n
= ΣP
i
t
x Q
i
t
b. GDP thực tế: là tổng số lượng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu, giá cả được tính theo năm gốc:
GDP
r
= ΣP
i
0
x Q
i
t
GDP
r
=GDPn/chỉ số điều chỉnh GDP
c. GDP bình quân đầu người: Của một quốc gia ở một thời điểm nhất
định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia này chia cho dân số của nó tại thời
điểm tương ứng.
1.3 Phương pháp tính GDP:
a. Phương pháp chi tiêu (phương pháp tính theo luồng sản phẩm): tổng
lượng tiền chi mua hàng hoá và dịch vụ quốc nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối
cùng, ngoại trừ tiền mua hàng hóa nước ngoài.
Y = C + I + G + NX
lOMoARcPSD| 45943468
4
GDP theo phương pháp chi tiêu là tổng của chi tiêu theo hộ gia đình (C), đầu tư của
doanh nghiệp (I), chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ (G) và cán cân
thương mại (NX = X M)
b. Phương pháp thu nhập ( phương pháp phân phối): tổng các khoản thu
nhập của các yếu tố góp phần vào việc tạo ra GDP.
GDP = De + W + R + i + Pr + Ti
W: tiền lương
R: tiền cho thuê tài sản
i: tiền lãi
Pr: lợi nhuận
Ti: thuế gián thu ròng
De: khấu hao tài sản cố định
c. Phương pháp sản xuất: GDP = AVA + IVA + SVA
AVA: giá trị gia tăng trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
IVA : giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp.
SVA : giá trị gia tăng trong ngành dịch vụ.
1.4 Vai trò và ý nghĩa của GDP đối với 1 quốc gia:
GDP có thể xem như là một cách để đánh giá mức tăng trưởng, phát
triển của một nền kinh tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định . Bên cạnh
đó, chỉ số GDP còn chỉ ra và thể hiện rõ ràng sự thay đổi của các hàng hóa, dịch vụ
theo từng khoảng thời gian.
Khi chỉ số GDP giảm xuống có thể cho thấy được tình trạng suy thóai
của nền kinh tế, hay có thể là thất nghiệp, lạm phát, đồng tiền giảm giá của 1 quốc
gia… Tất cả những tác động tiêu cực này hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến đời sống
người dân.
Thông qua chỉ số GDP, Chính phủ của từng quốc gia cũng có thể định
hình được nền kinh tế từ đó ban hành các chính sách phù hợp với nền kinh tế đó.
Ngoài ra từ chỉ số GDP, ta có thể tính được chỉ số GDP bình quân đầu
người, chỉ số đó sẽ cho biết mức thu nhập bình quân của mỗi cá nhân và đánh giá
được chất lượng cuộc sống của người dân trên mỗi quốc gia
lOMoARcPSD| 45943468
Ngoài ra đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, GDP còn là một trong
những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài có một cái nhìn đúng đắn,
đánh giá được tiềm năng phát triển của 1 quốc gia từ đó đi đến quyết định đầu tư.
2. THỰC TRẠNG
2.1 Thực trạng của GDP Việt Nam trước thời kỳ đại dịch Covid 19:
+ Khía cạnh tích cực:
Là một trong những nước có
nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc trong
khu vực và cả trên quốc tế, đặc biệt là
vào hai năm 2018 và 2019. Theo Tổng
cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm
2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất
kể từ năm 2008. Năm 2019, GDP của
Việt Nam tiếp tục tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% - 6,8%.
Những kết quả này khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế
Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động và khó khăn.
Các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong hai năm 2018 và 2019 gồm có
công nghiệp chế biến và chế tạo, du lịch và dịch vụ thương mại, nông nghiệp và xuất
khẩu lao động.Và đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ hằng năm do đó đều
đóng góp một phần quan trọng vào GDP cả nước . Trong đó, công nghiệp chế biến và
chế tạo là ngành có tốc độ tăng cao nhất và đóng góp lớn nhất vào GDP, với mức tăng
lần lượt là 12,98% và 2,55 điểm phần trăm năm 2018; 11,29% và 2,85 điểm phần trăm
năm 2019. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hiệp định thương mại như CPTPP,
EVFTA, RCEP… đóng góp vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút nguồn
đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của doanh nghiệp.Một số
ngành dịch vụ liên quan đến thị trường như vận chuyển, lưu trữ; thương mại bán sỉ và
bán lẻ; hoạt động tín dụng, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ nghỉ ngơi và ăn uống cũng
đạt được mức tăng trưởng khả quan trong hai năm 2018 và 2019. Các ngành này thể
hiện sự gia tăng tiêu dùng cuối cùng của người dân do thu nhập bình quân đầu người
tăng lên. Các ngành này cũng được hỗ trợ bởi các chính sách kích thích du lịch trong
nước và quốc tế.
lOMoARcPSD| 45943468
6
+ Khía cạnh hạn chế:
Ngay cả khi chưa có đại dịch Covid-19 xảy ra, kinh tế Việt Nam cũng đã đối
mặt với nhiều vấn đề và thử thách từ nền kinh tế toàn cầu. Theo Tổng cục thống kê,
năm 2019, GDP của Việt Nam chỉ đạt 7.02%, thấp hơn mức 7.08% của năm 2018.
Một số nguyên nhân chính là do sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc – đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam, tình hình căng thẳng do cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ -Trung, ảnh hướng biến động của giá dầu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam n phải đối mặt với nhiều rủi ro bất ổn từ trong nước.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 12/2019, Việt Nam những
điểm yếu về chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng, quản lý công, hiệu quả chi tiêu công,
minh bạch phòng chống tham nhũng. Ngoài ra, Việt Nam còn phải giải quyết các vấn
đề về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và thiên tai. Việc chuyển
dịch cấu ngành kinh tế nâng cao năng suất lao động theo hướng bền vững vẫn
chưa được thực hiện một cách hiệu quả Việt Nam. Theo số liệu của tổng cục Thống
kê, trong giai đoạn 2011-2019, ttrọng của khu vực công nghiệp xây dựng trong
GDP đã tăng từ 38% lên 40%, tỷ trọng của khu vực dịch vụ đã tăng từ 43% lên 45%,
trong khi tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 18% xuống còn
13,96% trong tổng GDP của nước ta.
2.2 Thực trạng của GDP Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid 19:
NĂM 2020
Trước tình hình phức tạp của đại dịch covid 19, các hoạt động kinh tế - xã hội
của các quốc gia trên toàn cầu đều bị ảnh hưởng. Năm 2020 có lẽ là năm có sự tăng
trưởng GDP thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020.Tuy nhiên trong năm Việt Nam vẫn
gặt hái được nhiều thành công GDP tăng 4,48% so với cùng kỳ năm 2019 và là một
trong các nước thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Khía cạnh tích cực:
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm,
sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm nuôi trong năm tăng khá đã đưa tốc độ
tăng trưởng của khu vực này là 2,68%, cao hơn so với năm trước. Kể cả trong tình
hình khó khăn do dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn tăng mạnh, tiêu
lOMoARcPSD| 45943468
biểu là việc lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với
năm trước; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Bên cạnh đó tình
hình xuất khẩu thuỷ hải sản lại có xu hướng giảm so với các ngành khác khi chỉ đạt
8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2019.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất lên đến
3,98%, đóng góp 1,62% vào mức tăng trưởng chung. Trong đó ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo một lần nữa đóng vai trò chủ đạo đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng
5,82%.
Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng trong 6 tháng đầu năm giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau 6 tháng
cuối năm nó đã dần phục hồi trở lại với tốc độ tăng trưởng đạt 6,2%, thúc đẩy ngành
thương mại nội địa tăng 2,6% trong cả năm
Trước cơn sốt đại dịch covid 19, nước ta vẫn duy trì mức xuất khẩu ở con số
dương, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ 2016- 2020 và đạt kỉ lục cao trong xuất
khẩu hàng hóa (19,1 tỷ USD). Được biết xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%.
Nhập khẩu trong năm cũng tăng 14,83% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó trong
năm Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định thương mại tự do với EU kết quả tổng
kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước tăng so với cùng kỳ năm trước (1,6%). Tăng
trưởng thặng dư thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD vào năm 2015
lên hơn 90 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng là 1,48% so với cùng
kỳ năm trước, tăng trưởng tích lũy tài sản là 5,29%. Trung bình cả năm, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng 3,23% so với năm trước. Giá vàng trong nước biến động theo giá
vàng thế giới, trung bình tăng hơn 28% so với năm 2019. Chỉ số giá đô la Mỹ trung
bình giảm 0,02%. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5.081 USD (giá hiện
tại) và tăng 290 USD so với năm trước.
+ Khía cạnh hạn chế:
Xuất khẩu mặc dù tăng nhưng vẫn chưa đạt được trạng thái cân bằng. Năng
xuất lao động còn thấp. Các hoạt động như sản xuất, lưu chuyển, du lịch,.. đều bị gián
đoạn.
NĂM 2021
lOMoARcPSD| 45943468
8
Sau khi tìm ra cách thức phù hợp cho việc ứng phó với những thay đổi của
đại dịch covid nền Kinh tế Việt Nam đang ngày dần khởi sắc.
+ Khía cạnh tích cực:
Năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao hơn năm 2020: 4,61% nhưng so
với giai đoạn 2011-2019 vẫn còn ở mức thấp.Tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với
năm trước đó cùng kỳ, trong khi tích lũy tài sản tăng 3,37%. Xuất khẩu hàng hóa
dịch vụ tăng 14,28% đồng thời nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng tăng 11,36%. i.
Khu vực I:
Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản, đa số cây trồng đã đạt năng suất khá so với năm 2020, chăn
nuôi đang tăng trưởng ổn định và kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp
cũng đang tăng cao,p phần duy trì sự tăng trưởng của cả khu vực. Ngành nông
nghiệp tăng 3,18%; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%; ngành thủy sản tăng 1,73%. ii.
Khu vực II:
Khu vực công nghiệp và xây dựng: Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,
ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền
kinh tế với tốc độ tăng trưởng 6,37%. iii. Khu vực III:
Khu vực dịch vụ: Kể từ cuối tháng 4, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Một số ngành
dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã đạt mức tăng trưởng âm, làm cho mức tăng chung của
khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế giảm. Ngành bán buôn, bán lẻ và ngành vận tải
kho bãi đều giảm, đặc biệt là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. iv. Xuất, nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ:
a. Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng
hóa đạt 668,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu
tăng 19%; giá trị nhập khẩu tăng 26,5%
b. Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm 51,7% so với năm 2020. Trong khi đó
kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tăng 8,5% ước tính 19,41 tỷ USD. Tổng giá trị của dịch
lOMoARcPSD| 45943468
vụ nhập khẩu đạt 15,73 tỷ USD trong năm nay, với khoản chi phí cho dịch vụ vận tải
và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 8,24 tỷ USD.
v. Đầu tư phát triển:
Về vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đã tăng 3,2% so với
năm trước, tính theo giá hiện hành. Trong đó, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu
trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt
Nam năm 2021 dự kiến giảm 1,2% so với năm 2020, với tổng giá trị ước đạt 19,74 tỷ
USD. vi. Thu, chi ngân sách Nhà nước:
Dự tính ngân sách Nhà nước năm 2021 sẽ đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, tương
đương với 109% so với dự toán năm trước. Trong đó, chi tiêu thường xuyên chiếm
102,3%; chi tiêu đầu phát triển tăng 106,4%; chi trả nợ lãi tăng 96,2%. Tổng thu
ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, tăng 180,1 nghìn tỷ đồng so
với dự toán năm trước, tương đương với 113,4%. Trong đó, thu nội địa tăng gần 118
nghìn tỷ đồng, chiếm 110,4% so với dự toán năm trước; thu từ dầu thô tăng 22,6 nghìn
tỷ đồng, chiếm 197,4%; thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu ng 39,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 122,1%.
vii. Chỉ số giá tiêu dùng:
Trung bình CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất
từ năm 2016. Tỷ lệ lạm phát cơ bản trong tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước
tăng 0,67% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ lạm phát bản trung bình trong m
tăng 0,81% so với năm trước. Giá vàng trong nước giá vàng thế giới dao động theo
hướng ngược nhau. Tại Việt Nam, chỉ số giá vàng trong tháng 12/2021 tăng 1% so với
tháng 12/2020, tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 8,67% so với năm trước.
+ Khía cạnh hạn chế:
lOMoARcPSD| 45943468
10
Số tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã suy giảm 11% trong 7 tháng đầu năm
so với cùng thời điểm năm trước.Nếu trong năm 2020 cán cân thương mại hàng hóa
đạt được kết quả thặng dư cao chưa từng có thì đến năm 2021 nó đã tuột dốc chuyển
sang thâm hụt. Nguồn thu ngân sách bị tác động tiêu cực bởi sự phục hồi kinh tế yếu
hơn dự kiến. Khu vực tài chính đang trở nên tăng cao do tình trạng khủng hoảng,
khả năng sẽ phải đối mặt với mức lạm phát 3,5% (cao hơn 2% so với mức lạm phát
năm 2020).
2.3 Thực trạng của GDP Việt
Nam sau thời kỳ đại dịch Covid 19:
+ Khía cạnh tích cực:
Cuối năm 2021 đầu năm 2022,
với việc nước ta đã hầu như đã kiểm
soát cũng như có những cách để đối phó
và kiềm hãm Covid 19 thì nền kinh tế
của nước ta đã có những chuyển biến vô
cùng tích cực, tươi sáng và lạc quan. Theo tổng cục thống kê GDP của Việt Nam lần
đầu tiên vượt mức 400 tỷ USD, tăng trưởng lên đến 8,02%. Con số tăng trưởng cao
nhất trong 12 năm qua từ giai đoạn 20102022. Đóng góp vào sự tăng trưởng tổng
GDP là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các yếu tố như tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu
cũng như là phần chi tiêu của chính phủ về mảng hàng hóa và dịch vụ.
Điển hình là một nước nông
nghiệp nhưng dịch vụ lại là lĩnh vực
phát triển mạnh nhất sau đại dịch với
8,12%, đóng góp tới 56,65% mức độ
tăng trưởng GDP toàn nước. Trong khi
đó con số này chỉ là 3,85% ở nông
nghiệp và 4.22% ở công nghiệp. Điều
đó cho thấy được một Việt Nam là một quốc gia thông minh và “an toàn” trong mùa
đại dịch khi mà số liệu thống kê chỉ ra rằng ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng
trưởng cao nhất trong ngành dịch vụ. Lý do hoàn toàn thuyết phục khi chúng ta biết
cách khai thác được nguồn tài nguyên du lịch sẵn có cũng như thu hút được lượng
lOMoARcPSD| 45943468
khách lưu trú tạm thời hoặc dài hạn vì sự an toàn trong công tác phòng chống dịch
bệnh.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2022, tiêu dùng cuối
cùng tăng 7,18% so với năm trước. Mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP chung
là 49,32. Mặc dù nền kinh tế còn khó khăn khi đại dịch vừa lắng xuống nhưng nhu cầu
của người dân về hàng hóa tiêu dùng và vô cùng lớn. Với việc mở cửa bình thường
hóa các hoạt động xã hội và nền kinh tế dần dần được khôi phục. Bên cạnh đó là việc
thực hiện những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giúp kích thích nền kinh tế
cũng góp phần làm tăng thêm thu nhập và các khoản trợ cấp từ đó làm cho nhu cầu về
hàng hóa ngày càng tăng thêm.
Đi kèm với nhu cầu và tiêu dùng là sự tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong năm 2022, xuất khẩu về hàng hóa và dịch vụ tăng
4,86%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%. Tổng cục Thống kê cho biết tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hóa năm 2022 ước tính đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Cụ
thể, xuất khẩu tăng 10,6% trong khi nhập khẩu tăng 8,4%. Năm 2022, chính phủ ước
tính cán cân thương mại xuất siêu khoảng 11,2 tỷ USD. Một sự tăng trưởng mạnh mẽ
bất chấp trong và sau dịch bệnh.
Đi cùng với sự khó khăn và bất ổn của nền kinh tế Việt Nam thì nền kinh tế
trên thế giới cũng có nhiều suy thoái và nhiều mặt. Tuy nhiên yếu tố đầu tư trong GDP
của Việt Nam vẫn tăng và không có dấu hiệu giảm. Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực
năm 2022 theo giá hiện hành dự kiến đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11,2% so
với năm trước. Cụ thể, trong quý IV/2022, vốn đầu tư lên tới 1.089,1 nghìn tỷ đồng,
tăng 8,5%. Điều này bao gồm ba khu vực: Doanh nghiệp nhà nước chiếm 824,7 nghìn
tỷ đồng Việt Nam, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 14,6% so với năm trước. Khu vực
ngoài nhà nước đạt 1.873,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 58,2% và tăng trưởng 8,9%. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 521,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,2% và tăng 13,9%.
Bên cạnh việc đầu tư thì chi ngân sách để hỗ trợ người dân, thúc đẩy nền
kinh tế phục hồi và tăng trưởng cũng tăng đáng kể. Tổng chi ngân sách nhà nước năm
2022 khoảng 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% so với dự toán năm và tăng thêm
8,1% so với năm trước. Trong đó, chi thường xuyên dự kiến khoảng 1.026,2 nghìn tỷ
lOMoARcPSD| 45943468
12
đồng, bằng 92,4% dự toán năm và tăng 5,6% so với năm trước. Chi đầu tư phát triển
ước đạt 435,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,8% và tăng khá 22,2%. Chi trả lãi nợ ước đạt
97,5 nghìn tỷ đồng, đạt 94% dự toán ngân sách và giảm 7,9%.
Chỉ số giá CPI: Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01%
so với tháng trước, trong đó: bao gồm
có 9 chỉ số nhóm hàng hóa tăng và 2
nhóm chỉ số giảm. Quý IV/2022, CPI
tăng 0,67% so với quý trước và tăng
4,41% so với cùng kỳ năm 2021. So
với bình quân năm 2021 thì CPI năm 22 tăng 3,15%, hoàn thành mục tiêu mà Quốc
hội đã đưa ra.
+ Khía cạnh hạn chế:
Quá trình phục hồi nền kinh tế của Việt Nam bên cạnh những cơ hội và thuận
lợi song cũng tồn tại không ít khó khăn và thách thức, phải kể đến như dịch bệnh chưa
thể chấm dứt ngay, độ mở nền kinh tế cao, nhiều điểm nghẽn và nút thắt kinh tế cần
được giải quyết như vấn đề áp lực lạm phát, trần nợ công nợ xấu ngân hàng và những
hạn chế trong khả năng đáp ứng nhân lực, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các trang thiết
bị của hệ thống y tế sau dịch.
Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh thể bị cản trở, suy giảm tăng trưởng
vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở
lại nền kinh tế
3. GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp:
Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát làm cho tình hình kinh tế và xã hội
của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi
có mức tăng trưởng dương, cuộc sống người dân tuy gặp khó khăn hơn trước nhưng
vẫn được đảm bảo.
Để ứng biến trước tác động khó lường của dịch Covid-19, Chính Phủ đã đề
ra và triển khai các giải pháp như:
+ Hỗ trợ về mặt kinh doanh và tài chính
lOMoARcPSD| 45943468
Các gói hỗ trợ tài chính: Chính phủ Việt Nam đã cung cấp các khoản hỗ trợ
tài chính cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo đó, các
khoản hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giảm lãi suất, giải ngân nhanh, hạn mức tín dụng tăng,
được cấp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Giảm thuế và hỗ trợ lương: Chính phủ đã triển khai chính sách giảm thuế cho
các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra chính sách hỗ trợ lương cho
người dân như hỗ trợ lương cho người bị thôi việc, trợ cấp thất nghiệp,…
+ Thúc đẩy sản xuất trong nước
Tăng cường sản xuất hàng hóa trong nước: Chính phủ đã triển khai các
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp
được ưu đãi thuế, được hỗ trợ về vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm
thiết yếu như dược phẩm, trang thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ cá nhân, thực phẩm và
nông sản.
Tăng cường đầu tư công: Chính phủ đã tăng cường đầu tư công để tạo ra việc
làm và kích thích kinh tế. Các dự án đầu tư công được đẩy mạnh như đầu tư vào cơ sở
hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề về nước, đầu tư vào các
công trình xã hội và dịch vụ công cộng.
+ Đẩy mạnh kinh tế số và công nghệ: Chính phủ đã thúc đẩy phát triển
kinh tế số và các giải pháp công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn
khó khăn này. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ về kinh tế số như hỗ trợ doanh
nghiệp chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến, giải pháp thanh toán trực tuyến, đẩy
mạnh các giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Chính sách kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người dân như: đề
ra thực hiện mục tiêu kép: vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội vừa quyết liệt
phòng, chống dịch bệnh. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như giãn
cách xã hội, kiểm soát biên giới, đeo khẩu trang, thực hiện quy tắc 5K, khuyến
khích tiêm vaccine, giám sát sức khỏe và theo dõi diễn biến của dịch bệnh đã giúp
kiểm soát tình hình dịch bệnh.
3.2 .Chính sách:
Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới đều cho rằng khủng hoảng
Covid19 là một trong những sự kiện trầm trọng kể từ sau Đại khủng hoảng 1929-
lOMoARcPSD| 45943468
14
1933. Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra tác động đa chiều đến các hoạt động kinh doanh,
việc làm và giao thương quốc tế, và chính phủ Việt Nam đã triển khai các chính sách
giải cứu phù hợp để ứng phó với tình hình này, tác động hiệu quả đến tiêu dùng tư
nhân và đầu tư tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế…
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã
triển khai nhiều chính sách để ổn định nền kinh tế và tăng trưởng GDP, bao gồm:
Điều chỉnh chính sách tài khóa: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm tăng thu ngân sách và giảm chi ngân sách. Điều này bao gồm cải cách
thuế, giảm chi ngân sách không cần thiết và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công.
Điều chỉnh chính sách tiền tệ: Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số biện
pháp để điều chỉnh chính sách tiền tệ, như giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp,
tăng tín dụng cho các ngành sản xuất chủ chốt, và giảm biên độ lãi suất giữa đồng
USD và đồng Việt Nam.
Kiểm soát tỷ giá: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để kiểm
soát tỷ giá đồng Việt Nam và đồng USD. Điều này bao gồm sử dụng dự trữ ngoại tệ
để bảo vệ đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá đồng USD và đồng Việt Nam theo xu hướng
của thị trường.
Hỗ trợ ngân hàng: Chính phủ Việt Nam đã cung cấp các khoản vay và hỗ trợ
tài chính cho các ngân hàng để họ có thể tiếp tục cho vay cho các doanh nghiệp và cá
nhân, giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Chính phủ Việt Nam đang thúc
đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để giảm sự phụ thuộc vào tiền mặt, tăng hiệu quả
thanh toán, giảm chi phí và tăng cường tính an toàn cho người dân và doanh nghiệp.
Theo thống kê, GDP Việt Nam đang trên đà tăng trưởng một cách đáng kể.
Chính phủ cũng đề ra nhiều chương trình hỗ trợ cần được thực hiện sau Covid 19 bao
gồm những người lao động dễ bị tổn thương này, đặc biệt là những người trong các
ngành bị ảnh hưởng tiêu cực hơn như vận tải, du lịch, nhà hàng và thương mại. Những
chính sách này có liên quan đến các quốc gia có thu nhập thấp và mang lại hiệu quả
rất lớn.
lOMoARcPSD| 45943468
3.3 Dự báo sau đại dịch:
Mức độ tăng trưởng kinh tế của một vài năm sau đại dịch tất nhiên sẽ không
hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra bởi vì sự bùng phát mạnh mẽ của nhiều khu vực trên
cả nước. Song, các yếu tố vĩ mô và nhiều thành phần lớn của nền kinh tế vẫn duy trì
một cách ổn định
Dự báo sự biến động GDP và lạm phát dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid -
19: kết quả chỉ ra rằng chỉ số GDP giảm trong các đợt dịch 2020, 2021 và sẽ tăng hơn
7% trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cũng sẽ tăng lên, tuy nhiên
thấp hơn 4%.
Mảng tiền tệ: Trước tình hình lạm phát đang ở mức thấp thì ngân hàng trung
ương đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong 2022. Một phần có thể thúc
đẩy được sự phát triển của các doanh nghiệp sau giai đoạn hết sức khó khăn. Nhờ vậy,
tín dụng cũng như tốc độ phát triển luôn tăng lên một cách nhanh chóng.
Lĩnh vực việc làm có nhiều sự khởi sắc và mang tính tích cực, lâu dài với mức
độ tăng trưởng cao ở trong việc nhiều lao động có được việc làm chính thức sau đại
dịch 2021.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) báo động ở mức thấp, vì giá lương thực, thực phẩm
không biến động nhiều và sức mua trong nước cũng không cao.. Nên là, phần lớn tầng
lớp thượng lưu trên cả nước liên tục thúc đẩy số vốn, nhằm đẩy mạnh nhu cầu tiêu
dùng. Bởi vì theo như dự kiến thì số vốn đầu tư công sẽ sớm phục hồi trong năm 2022
nhờ vào Chính phủ tái cấu trúc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính
trị xã hội, giáo dục.
Nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn sốt đại dịch covid19,
trong đó không thể không nhắc đến ngành du lịch. Số lượng khách tham quan đã giảm
một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong vài năm tới số lượng khách trong và ngoài nước
được dự đoán sẽ tăng cao và thậm chí sẽ lên đến 100 triệu lượt.
3.4 .Mục tiêu đề ra:
a. Mục tiêu chung:
Tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) với tốc độ khoảng 6-6,5% Giữ tốc độ
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân mức 4%.
Tăng trưởng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 5,5% năm 2022
lOMoARcPSD| 45943468
16
b. Mục tiêu trong từng lĩnh vực:
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% trong năm 2022, Việt
Nam đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực phát triển kinh tế:
Lĩnh vực công nghiệp: đẩy mạnh đổi mới công nghiệp và công nghệ, tập trung
vào các ngành công nghiệp có tiềm năng như công nghệ thông tin, điện tử, ô tô, đồ gia
dụng, máy móc và thiết bị. Chính phủ cũng tập trung vào thu hút đầu tư nước ngoài
bằng cách phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: tăng cường phát triển các sản phẩm nông
nghiệp và thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Cùng với việc
tăng cường năng suất lao động, chính phủ đang tập trung vào việc tối ưu hóa sử dụng
đất đai để giảm chi phí sản xuất.
Lĩnh vực dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch, tăng cường quản lý
và cải thiện chất lượng các dịch vụ để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, cùng
với việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng,
bảo hiểm và các dịch vụ khác, là một trong những mục tiêu của Việt Nam trong việc
phát triển lĩnh vực dịch vụ.
Lĩnh vực đầu tư: tăng cường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ
các đối tác chiến lược. Nâng cao năng lực hấp thụ và sử dụng vốn đầu tư để tạo ra
hiệu quả kinh tế cao.
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng: đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng giao thông, bao gồm
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy, để kết nối các khu vực trong
nước và với các quốc gia khác trong khu vực. Nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng
khác, bao gồm điện lực, nước sạch và xử lý nước thải, để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế và đời sống của người dân.
III. KẾT LUẬN
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế của các quốc
gia trên toàn thế giới. Đối với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và tham gia nhiều tổ
chức thương mại quốc tế như Việt Nam thì các ảnh hưởng này càng sâu sắc hơn. Điển
hình là mức tăng trưởng GDP chỉ đạt 2.91% trong năm 2020, mặc dù vẫn nằm trong
nhóm những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới nhưng đã thấp
hơn nhiều so với dự báo trước đại dịch. Bị ảnh hưởng bởi đại dịch là vậy, nhưng Việt
lOMoARcPSD| 45943468
Nam đã có những chính sách hiệu quả và có những tác động tích cực lên nền kinh tế
vào năm 2021 và những chỉ số tích cực trong nền kinh tế ở những năm kế tiếp. Thông
qua những phân tích và những đề xuất, giải pháp đã nêu lên trong bài, bọn em/mình hi
vọng đã cho cô và các bạn thấy được cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 đến GDP Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BT. (2020, 12 27). GDP năm 2020 tăng 2,91%. Đã truy lục 5 6, 2023, từ Báo điện tử
Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/gdp-nam-2020-tang-291-102285021.htm
Nguyễn Hạnh. (2022, 1 14). GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 2,58%. Đã truy lục 5
6, 2023, từ Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM222589
lOMoARcPSD| 45943468
18
Tổng cục Thống kê. (2018, 12 27). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2018. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống Kê:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-
vetinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018/
Tổng cục Thống kê. (2019, 12 27). THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH
TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2019. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống
kê: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/thong-cao-bao-chive-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/
Tổng cục Thống kê. (2021, 12 29). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2021. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống kê:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-
kinhte-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/
Tổng cục Thống kê. (2021, 1 14). KINH TẾ VIỆT NAM 2020: MỘT NĂM TĂNG
TRƯỞNG ĐẦY BẢN LĨNH. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống kê:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-
2020mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
Tùng Linh. (2021, 12 29). Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021. Đã truy lục
5 6, 2023, từ Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=52642&idcm=188
Vĩnh Phong. (2020, 12 15). Kinh tế Việt Nam 2020 - Thành công từ bản lĩnh và trí tuệ.
Đã truy lục 5 6, 2023, từ Đài Tiếng nói Việt Nam - Ban Đối ngoại:
https://vovworld.vn/vi-VN/kinh-te/kinh-te-viet-nam-2020-thanh-cong-tu-ban-linh-
vatri-tue-931970.vov
World Bank. (2019, 12 17). Kinh tế Việt Nam 2019 ước tăng 6,8%, nhưng cần cải cách
để khơi thông tiềm năng của thị trường vốn. Retrieved 5 6, 2023, from The World
Bank: https://www.worldbank.org/vi/news/press-
release/2019/12/17/vietnamseconomy-expanded-by-68-percent-in-2019-but-reforms-
are-needed-to-unleash-thepotential-of-capital-markets
| 1/18

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45943468
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 3
II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................ 3
1.1 Khái niệm GDP .......................................................................................... 3
1.2 Phân loại GDP ............................................................................................ 3
1.3 Phương pháp tính GDP ............................................................................... 3
1.4 Vai trò và ý nghĩa của GDP đối với 1 quốc gia .......................................... 4
2. THỰC TRẠNG .......................................................................................................... 5
2.1 Thực trạng của GDP Việt Nam trước thời kỳ đại dịch Covid-19 ............... 5
2.2 Thực trạng của GDP Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19 ............... 6
2.3 Thực trạng của GDP Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid-19 ................ 10
3. GIẢI PHÁP .............................................................................................................. 12
3.1 Giải pháp................................................................................................... 12
3.2 Chính sách ................................................................................................ 13
3.3 Dự báo sau đại dịch .................................................................................. 15
3.4 Mục tiêu đề ra ........................................................................................... 15
III. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 17 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch Covid -19 do virus SARS – CoV-2 gây ra đã choáng lấy hết tâm trí
mọi người trên toàn cầu, tàn phá mọi ngóc ngách, chi phối mọi đời sống kinh tế xã
hội, biến năm 2020 thành năm đầy thách thức với mọi người. Và cho đến thời điểm
hiện tại câu trả lời cho việc “ Khi nào Covid-19 được kiểm soát?” vẫn là một ẩn số.
Mọi người đã và đang cố gắng khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực mà đại dịch mang lOMoAR cPSD| 45943468
lại tuy nhiên nó hoàn toàn dựa vào tình hình diễn biến của dịch bệnh và không thể
lường trước được. Ở lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cao
thì các hoạt động kinh tế trì trệ , tê liệt, hao phí nguồn lực từ đó gây ra những tổn thất
hết sức to lớn. Nền kinh tế của các quốc gia luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau vì
thế dù một quốc gia nào đó có thể kiểm soát được dịch bệnh thì nền kinh tế của quốc
gia đó vẫn không thể phục hồi hoàn toàn trong khi các quốc gia khác dịch bệnh vẫn đang hoành hành.
Tại Việt Nam,tác động của Covid-19 đến nền kinh tế rất lớn, và GDP của
Việt Nam năm 2020 cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Năm 2020, tốc độ tăng
trưởng GDP của nước ta chỉ đạt khoảng 2,91% ( số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt
Nam) , thấp hơn nhiều so với mức dự kiến do trước tác động của COVID-19. Đại dịch
đã dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm nhu cầu xuất khẩu và làm chậm lại hoạt
động kinh tế nói chung. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp hiệu
quả để kiểm soát sự lây lan của virus và kích thích tăng trưởng kinh tế, như giảm thuế
và ưu đãi cho doanh nghiệp, và đã chứng kiến sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế vào năm 2021.
Tóm lại, nghiên cứu biến động GDP của một quốc gia là việc làm vô cùng
quan trọng và cấp thiết và việc chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của GDP của Việt
Nam dưới tác động của đại dịch Covid” là có ý nghĩa về mặt thực tiễn, lý luận, đồng
thời sẽ là nguồn tư liệu quan trọng nhằm cung cấp những thông tin,luận cứ thực tiễn
phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển đất nước.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những tác động của dịch Covid đến sự
thay đổi của GDP năm 2020-2021, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng , quy mô tác động từ đó
đề ra được những giải pháp khắc phục hậu quả do đại dịch mang đến, đồng thời đề ra
những mục tiêu, chính sách cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển nền kinh tế VIệt Nam,
3. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua những nguồn dữ liệu đáng tin cậy, có uy tín về độ chính xác cao
nhóm đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp tìm kiếm
để thực hiện việc nghiên cứu đề tài. 2 lOMoAR cPSD| 45943468
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm các phần như: mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết
luận. Bên cạnh đó nội dung đề tài cũng được chia làm ba phần chính :
Chương I:Cơ sở lý thuyết Chương II:Thực trạng Chương III:Giải pháp
Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, báo cáo đề tài sẽ còn một số thiếu sót,
do vậy chúng em mong sẽ nhận được những nhận xét, đóng góp để có thể hoàn thiện
báo cáo một cách đầy đủ và trọn vẹn. II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm GDP:
GDP (Gross Domestic Product) là chỉ tiêu giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian
nhất định và thường là một quý hoặc một năm. 1.2 Phân loại GDP:
a. GDP danh nghĩa: là một chỉ tiêu dùng để phản ánh tổng sản phẩm trong
nước theo giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, được tính theo giá cả thị trường. GDP t t n = ΣPi x Qi
b. GDP thực tế: là tổng số lượng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu, giá cả được tính theo năm gốc: GDP 0 t r = ΣPi x Qi
GDPr =GDPn/chỉ số điều chỉnh GDP
c. GDP bình quân đầu người: Của một quốc gia ở một thời điểm nhất
định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia này chia cho dân số của nó tại thời điểm tương ứng.
1.3 Phương pháp tính GDP:
a. Phương pháp chi tiêu (phương pháp tính theo luồng sản phẩm): tổng
lượng tiền chi mua hàng hoá và dịch vụ quốc nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối
cùng, ngoại trừ tiền mua hàng hóa nước ngoài. Y = C + I + G + NX lOMoAR cPSD| 45943468
GDP theo phương pháp chi tiêu là tổng của chi tiêu theo hộ gia đình (C), đầu tư của
doanh nghiệp (I), chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ (G) và cán cân thương mại (NX = X – M)
b. Phương pháp thu nhập ( phương pháp phân phối): tổng các khoản thu
nhập của các yếu tố góp phần vào việc tạo ra GDP.
GDP = De + W + R + i + Pr + Ti • W: tiền lương •
R: tiền cho thuê tài sản • i: tiền lãi • Pr: lợi nhuận • Ti: thuế gián thu ròng •
De: khấu hao tài sản cố định
c. Phương pháp sản xuất: GDP = AVA + IVA + SVA
AVA: giá trị gia tăng trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. •
IVA : giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp. •
SVA : giá trị gia tăng trong ngành dịch vụ.
1.4 Vai trò và ý nghĩa của GDP đối với 1 quốc gia:
GDP có thể xem như là một cách để đánh giá mức tăng trưởng, phát
triển của một nền kinh tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định . Bên cạnh
đó, chỉ số GDP còn chỉ ra và thể hiện rõ ràng sự thay đổi của các hàng hóa, dịch vụ
theo từng khoảng thời gian. •
Khi chỉ số GDP giảm xuống có thể cho thấy được tình trạng suy thóai
của nền kinh tế, hay có thể là thất nghiệp, lạm phát, đồng tiền giảm giá của 1 quốc
gia… Tất cả những tác động tiêu cực này hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân. •
Thông qua chỉ số GDP, Chính phủ của từng quốc gia cũng có thể định
hình được nền kinh tế từ đó ban hành các chính sách phù hợp với nền kinh tế đó. •
Ngoài ra từ chỉ số GDP, ta có thể tính được chỉ số GDP bình quân đầu
người, chỉ số đó sẽ cho biết mức thu nhập bình quân của mỗi cá nhân và đánh giá
được chất lượng cuộc sống của người dân trên mỗi quốc gia 4 lOMoAR cPSD| 45943468
Ngoài ra đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, GDP còn là một trong
những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài có một cái nhìn đúng đắn,
đánh giá được tiềm năng phát triển của 1 quốc gia từ đó đi đến quyết định đầu tư. 2. THỰC TRẠNG
2.1 Thực trạng của GDP Việt Nam trước thời kỳ đại dịch Covid 19:
+ Khía cạnh tích cực:
Là một trong những nước có
nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc trong
khu vực và cả trên quốc tế, đặc biệt là
vào hai năm 2018 và 2019. Theo Tổng
cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm
2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất
kể từ năm 2008. Năm 2019, GDP của
Việt Nam tiếp tục tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% - 6,8%.
Những kết quả này khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế
Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều biến động và khó khăn.
Các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong hai năm 2018 và 2019 gồm có
công nghiệp chế biến và chế tạo, du lịch và dịch vụ thương mại, nông nghiệp và xuất
khẩu lao động.Và đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ hằng năm do đó đều
đóng góp một phần quan trọng vào GDP cả nước . Trong đó, công nghiệp chế biến và
chế tạo là ngành có tốc độ tăng cao nhất và đóng góp lớn nhất vào GDP, với mức tăng
lần lượt là 12,98% và 2,55 điểm phần trăm năm 2018; 11,29% và 2,85 điểm phần trăm
năm 2019. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều hiệp định thương mại như CPTPP,
EVFTA, RCEP… đóng góp vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút nguồn
đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của doanh nghiệp.Một số
ngành dịch vụ liên quan đến thị trường như vận chuyển, lưu trữ; thương mại bán sỉ và
bán lẻ; hoạt động tín dụng, ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ nghỉ ngơi và ăn uống cũng
đạt được mức tăng trưởng khả quan trong hai năm 2018 và 2019. Các ngành này thể
hiện sự gia tăng tiêu dùng cuối cùng của người dân do thu nhập bình quân đầu người
tăng lên. Các ngành này cũng được hỗ trợ bởi các chính sách kích thích du lịch trong nước và quốc tế. lOMoAR cPSD| 45943468
+ Khía cạnh hạn chế:
Ngay cả khi chưa có đại dịch Covid-19 xảy ra, kinh tế Việt Nam cũng đã đối
mặt với nhiều vấn đề và thử thách từ nền kinh tế toàn cầu. Theo Tổng cục thống kê,
năm 2019, GDP của Việt Nam chỉ đạt 7.02%, thấp hơn mức 7.08% của năm 2018.
Một số nguyên nhân chính là do sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc – đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam, tình hình căng thẳng do cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ -Trung, ảnh hướng biến động của giá dầu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và bất ổn từ trong nước.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 12/2019, Việt Nam có những
điểm yếu về chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng, quản lý công, hiệu quả chi tiêu công,
minh bạch và phòng chống tham nhũng. Ngoài ra, Việt Nam còn phải giải quyết các vấn
đề về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và thiên tai. Việc chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế và nâng cao năng suất lao động theo hướng bền vững vẫn
chưa được thực hiện một cách hiệu quả ở Việt Nam. Theo số liệu của tổng cục Thống
kê, trong giai đoạn 2011-2019, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng trong
GDP đã tăng từ 38% lên 40%, tỷ trọng của khu vực dịch vụ đã tăng từ 43% lên 45%,
trong khi tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 18% xuống còn
13,96% trong tổng GDP của nước ta.
2.2 Thực trạng của GDP Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid 19: NĂM 2020
Trước tình hình phức tạp của đại dịch covid 19, các hoạt động kinh tế - xã hội
của các quốc gia trên toàn cầu đều bị ảnh hưởng. Năm 2020 có lẽ là năm có sự tăng
trưởng GDP thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020.Tuy nhiên trong năm Việt Nam vẫn
gặt hái được nhiều thành công GDP tăng 4,48% so với cùng kỳ năm 2019 và là một
trong các nước thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Khía cạnh tích cực:
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm,
sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm nuôi trong năm tăng khá đã đưa tốc độ
tăng trưởng của khu vực này là 2,68%, cao hơn so với năm trước. Kể cả trong tình
hình khó khăn do dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn tăng mạnh, tiêu 6 lOMoAR cPSD| 45943468
biểu là việc lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với
năm trước; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Bên cạnh đó tình
hình xuất khẩu thuỷ hải sản lại có xu hướng giảm so với các ngành khác khi chỉ đạt
8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2019.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất lên đến
3,98%, đóng góp 1,62% vào mức tăng trưởng chung. Trong đó ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo một lần nữa đóng vai trò chủ đạo đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,82%.
Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng trong 6 tháng đầu năm giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau 6 tháng
cuối năm nó đã dần phục hồi trở lại với tốc độ tăng trưởng đạt 6,2%, thúc đẩy ngành
thương mại nội địa tăng 2,6% trong cả năm
Trước cơn sốt đại dịch covid 19, nước ta vẫn duy trì mức xuất khẩu ở con số
dương, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ 2016- 2020 và đạt kỉ lục cao trong xuất
khẩu hàng hóa (19,1 tỷ USD). Được biết xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%.
Nhập khẩu trong năm cũng tăng 14,83% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó trong
năm Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định thương mại tự do với EU kết quả tổng
kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước tăng so với cùng kỳ năm trước (1,6%). Tăng
trưởng thặng dư thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối tăng từ 28 tỷ USD vào năm 2015
lên hơn 90 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng là 1,48% so với cùng
kỳ năm trước, tăng trưởng tích lũy tài sản là 5,29%. Trung bình cả năm, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tăng 3,23% so với năm trước. Giá vàng trong nước biến động theo giá
vàng thế giới, trung bình tăng hơn 28% so với năm 2019. Chỉ số giá đô la Mỹ trung
bình giảm 0,02%. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5.081 USD (giá hiện
tại) và tăng 290 USD so với năm trước.
+ Khía cạnh hạn chế:
Xuất khẩu mặc dù tăng nhưng vẫn chưa đạt được trạng thái cân bằng. Năng
xuất lao động còn thấp. Các hoạt động như sản xuất, lưu chuyển, du lịch,.. đều bị gián đoạn. NĂM 2021 lOMoAR cPSD| 45943468
Sau khi tìm ra cách thức phù hợp cho việc ứng phó với những thay đổi của
đại dịch covid nền Kinh tế Việt Nam đang ngày dần khởi sắc.
+ Khía cạnh tích cực:
Năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao hơn năm 2020: 4,61% nhưng so
với giai đoạn 2011-2019 vẫn còn ở mức thấp.Tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với
năm trước đó cùng kỳ, trong khi tích lũy tài sản tăng 3,37%. Xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tăng 14,28% đồng thời nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng tăng 11,36%. i. Khu vực I:
Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản, đa số cây trồng đã đạt năng suất khá so với năm 2020, chăn
nuôi đang tăng trưởng ổn định và kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp
cũng đang tăng cao, góp phần duy trì sự tăng trưởng của cả khu vực. Ngành nông
nghiệp tăng 3,18%; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%; ngành thủy sản tăng 1,73%. ii. Khu vực II:
Khu vực công nghiệp và xây dựng: Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,
ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền
kinh tế với tốc độ tăng trưởng 6,37%. iii. Khu vực III:
Khu vực dịch vụ: Kể từ cuối tháng 4, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Một số ngành
dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã đạt mức tăng trưởng âm, làm cho mức tăng chung của
khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế giảm. Ngành bán buôn, bán lẻ và ngành vận tải
kho bãi đều giảm, đặc biệt là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. iv. Xuất, nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ:
a. Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng
hóa đạt 668,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu
tăng 19%; giá trị nhập khẩu tăng 26,5%
b. Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm 51,7% so với năm 2020. Trong khi đó
kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tăng 8,5% ước tính 19,41 tỷ USD. Tổng giá trị của dịch 8 lOMoAR cPSD| 45943468
vụ nhập khẩu đạt 15,73 tỷ USD trong năm nay, với khoản chi phí cho dịch vụ vận tải
và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 8,24 tỷ USD.
v. Đầu tư phát triển:
Về vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đã tăng 3,2% so với
năm trước, tính theo giá hiện hành. Trong đó, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt
Nam năm 2021 dự kiến giảm 1,2% so với năm 2020, với tổng giá trị ước đạt 19,74 tỷ
USD. vi. Thu, chi ngân sách Nhà nước:
Dự tính ngân sách Nhà nước năm 2021 sẽ đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, tương
đương với 109% so với dự toán năm trước. Trong đó, chi tiêu thường xuyên chiếm
102,3%; chi tiêu đầu tư phát triển tăng 106,4%; chi trả nợ lãi tăng 96,2%. Tổng thu
ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, tăng 180,1 nghìn tỷ đồng so
với dự toán năm trước, tương đương với 113,4%. Trong đó, thu nội địa tăng gần 118
nghìn tỷ đồng, chiếm 110,4% so với dự toán năm trước; thu từ dầu thô tăng 22,6 nghìn
tỷ đồng, chiếm 197,4%; thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu tăng 39,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 122,1%.
vii. Chỉ số giá tiêu dùng:
Trung bình CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất
từ năm 2016. Tỷ lệ lạm phát cơ bản trong tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước
và tăng 0,67% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ lạm phát cơ bản trung bình trong năm
tăng 0,81% so với năm trước. Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới dao động theo
hướng ngược nhau. Tại Việt Nam, chỉ số giá vàng trong tháng 12/2021 tăng 1% so với
tháng 12/2020, tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 8,67% so với năm trước.
+ Khía cạnh hạn chế: lOMoAR cPSD| 45943468
Số tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã suy giảm 11% trong 7 tháng đầu năm
so với cùng thời điểm năm trước.Nếu trong năm 2020 cán cân thương mại hàng hóa
đạt được kết quả thặng dư cao chưa từng có thì đến năm 2021 nó đã tuột dốc chuyển
sang thâm hụt. Nguồn thu ngân sách bị tác động tiêu cực bởi sự phục hồi kinh tế yếu
hơn dự kiến. Khu vực tài chính đang trở nên tăng cao do tình trạng khủng hoảng, có
khả năng sẽ phải đối mặt với mức lạm phát 3,5% (cao hơn 2% so với mức lạm phát năm 2020).
2.3 Thực trạng của GDP Việt
Nam sau thời kỳ đại dịch Covid 19:
+ Khía cạnh tích cực:
Cuối năm 2021 đầu năm 2022,
với việc nước ta đã hầu như đã kiểm
soát cũng như có những cách để đối phó
và kiềm hãm Covid 19 thì nền kinh tế
của nước ta đã có những chuyển biến vô
cùng tích cực, tươi sáng và lạc quan. Theo tổng cục thống kê GDP của Việt Nam lần
đầu tiên vượt mức 400 tỷ USD, tăng trưởng lên đến 8,02%. Con số tăng trưởng cao
nhất trong 12 năm qua từ giai đoạn 20102022. Đóng góp vào sự tăng trưởng tổng
GDP là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các yếu tố như tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu
cũng như là phần chi tiêu của chính phủ về mảng hàng hóa và dịch vụ.
Điển hình là một nước nông
nghiệp nhưng dịch vụ lại là lĩnh vực
phát triển mạnh nhất sau đại dịch với
8,12%, đóng góp tới 56,65% mức độ
tăng trưởng GDP toàn nước. Trong khi
đó con số này chỉ là 3,85% ở nông
nghiệp và 4.22% ở công nghiệp. Điều
đó cho thấy được một Việt Nam là một quốc gia thông minh và “an toàn” trong mùa
đại dịch khi mà số liệu thống kê chỉ ra rằng ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng
trưởng cao nhất trong ngành dịch vụ. Lý do hoàn toàn thuyết phục khi chúng ta biết
cách khai thác được nguồn tài nguyên du lịch sẵn có cũng như thu hút được lượng 10 lOMoAR cPSD| 45943468
khách lưu trú tạm thời hoặc dài hạn vì sự an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2022, tiêu dùng cuối
cùng tăng 7,18% so với năm trước. Mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP chung
là 49,32. Mặc dù nền kinh tế còn khó khăn khi đại dịch vừa lắng xuống nhưng nhu cầu
của người dân về hàng hóa tiêu dùng và vô cùng lớn. Với việc mở cửa bình thường
hóa các hoạt động xã hội và nền kinh tế dần dần được khôi phục. Bên cạnh đó là việc
thực hiện những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giúp kích thích nền kinh tế
cũng góp phần làm tăng thêm thu nhập và các khoản trợ cấp từ đó làm cho nhu cầu về
hàng hóa ngày càng tăng thêm.
Đi kèm với nhu cầu và tiêu dùng là sự tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong năm 2022, xuất khẩu về hàng hóa và dịch vụ tăng
4,86%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%. Tổng cục Thống kê cho biết tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hóa năm 2022 ước tính đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Cụ
thể, xuất khẩu tăng 10,6% trong khi nhập khẩu tăng 8,4%. Năm 2022, chính phủ ước
tính cán cân thương mại xuất siêu khoảng 11,2 tỷ USD. Một sự tăng trưởng mạnh mẽ
bất chấp trong và sau dịch bệnh.
Đi cùng với sự khó khăn và bất ổn của nền kinh tế Việt Nam thì nền kinh tế
trên thế giới cũng có nhiều suy thoái và nhiều mặt. Tuy nhiên yếu tố đầu tư trong GDP
của Việt Nam vẫn tăng và không có dấu hiệu giảm. Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực
năm 2022 theo giá hiện hành dự kiến đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11,2% so
với năm trước. Cụ thể, trong quý IV/2022, vốn đầu tư lên tới 1.089,1 nghìn tỷ đồng,
tăng 8,5%. Điều này bao gồm ba khu vực: Doanh nghiệp nhà nước chiếm 824,7 nghìn
tỷ đồng Việt Nam, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 14,6% so với năm trước. Khu vực
ngoài nhà nước đạt 1.873,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 58,2% và tăng trưởng 8,9%. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 521,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,2% và tăng 13,9%.
Bên cạnh việc đầu tư thì chi ngân sách để hỗ trợ người dân, thúc đẩy nền
kinh tế phục hồi và tăng trưởng cũng tăng đáng kể. Tổng chi ngân sách nhà nước năm
2022 khoảng 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% so với dự toán năm và tăng thêm
8,1% so với năm trước. Trong đó, chi thường xuyên dự kiến khoảng 1.026,2 nghìn tỷ lOMoAR cPSD| 45943468
đồng, bằng 92,4% dự toán năm và tăng 5,6% so với năm trước. Chi đầu tư phát triển
ước đạt 435,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,8% và tăng khá 22,2%. Chi trả lãi nợ ước đạt
97,5 nghìn tỷ đồng, đạt 94% dự toán ngân sách và giảm 7,9%.
Chỉ số giá CPI: Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01%
so với tháng trước, trong đó: bao gồm
có 9 chỉ số nhóm hàng hóa tăng và 2
nhóm chỉ số giảm. Quý IV/2022, CPI
tăng 0,67% so với quý trước và tăng
4,41% so với cùng kỳ năm 2021. So
với bình quân năm 2021 thì CPI năm 22 tăng 3,15%, hoàn thành mục tiêu mà Quốc hội đã đưa ra.
+ Khía cạnh hạn chế:
Quá trình phục hồi nền kinh tế của Việt Nam bên cạnh những cơ hội và thuận
lợi song cũng tồn tại không ít khó khăn và thách thức, phải kể đến như dịch bệnh chưa
thể chấm dứt ngay, độ mở nền kinh tế cao, nhiều điểm nghẽn và nút thắt kinh tế cần
được giải quyết như vấn đề áp lực lạm phát, trần nợ công nợ xấu ngân hàng và những
hạn chế trong khả năng đáp ứng nhân lực, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các trang thiết
bị của hệ thống y tế sau dịch.
Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở, suy giảm tăng trưởng
vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế 3. GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp:
Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát làm cho tình hình kinh tế và xã hội
của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia hiếm hoi
có mức tăng trưởng dương, cuộc sống người dân tuy gặp khó khăn hơn trước nhưng vẫn được đảm bảo.
Để ứng biến trước tác động khó lường của dịch Covid-19, Chính Phủ đã đề
ra và triển khai các giải pháp như:
+ Hỗ trợ về mặt kinh doanh và tài chính 12 lOMoAR cPSD| 45943468 •
Các gói hỗ trợ tài chính: Chính phủ Việt Nam đã cung cấp các khoản hỗ trợ
tài chính cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo đó, các
khoản hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giảm lãi suất, giải ngân nhanh, hạn mức tín dụng tăng,
được cấp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. •
Giảm thuế và hỗ trợ lương: Chính phủ đã triển khai chính sách giảm thuế cho
các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra chính sách hỗ trợ lương cho
người dân như hỗ trợ lương cho người bị thôi việc, trợ cấp thất nghiệp,…
+ Thúc đẩy sản xuất trong nước
Tăng cường sản xuất hàng hóa trong nước: Chính phủ đã triển khai các
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp
được ưu đãi thuế, được hỗ trợ về vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm
thiết yếu như dược phẩm, trang thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ cá nhân, thực phẩm và nông sản. •
Tăng cường đầu tư công: Chính phủ đã tăng cường đầu tư công để tạo ra việc
làm và kích thích kinh tế. Các dự án đầu tư công được đẩy mạnh như đầu tư vào cơ sở
hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề về nước, đầu tư vào các
công trình xã hội và dịch vụ công cộng.
+ Đẩy mạnh kinh tế số và công nghệ: Chính phủ đã thúc đẩy phát triển
kinh tế số và các giải pháp công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn
khó khăn này. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ về kinh tế số như hỗ trợ doanh
nghiệp chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến, giải pháp thanh toán trực tuyến, đẩy
mạnh các giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Chính sách kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người dân như: đề
ra thực hiện mục tiêu kép: vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội vừa quyết liệt
phòng, chống dịch bệnh. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như giãn
cách xã hội, kiểm soát biên giới, đeo khẩu trang, thực hiện quy tắc 5K, khuyến
khích tiêm vaccine, giám sát sức khỏe và theo dõi diễn biến của dịch bệnh đã giúp
kiểm soát tình hình dịch bệnh. 3.2 .Chính sách:
Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới đều cho rằng khủng hoảng
Covid19 là một trong những sự kiện trầm trọng kể từ sau Đại khủng hoảng 1929- lOMoAR cPSD| 45943468
1933. Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra tác động đa chiều đến các hoạt động kinh doanh,
việc làm và giao thương quốc tế, và chính phủ Việt Nam đã triển khai các chính sách
giải cứu phù hợp để ứng phó với tình hình này, tác động hiệu quả đến tiêu dùng tư
nhân và đầu tư tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế…
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã
triển khai nhiều chính sách để ổn định nền kinh tế và tăng trưởng GDP, bao gồm: •
Điều chỉnh chính sách tài khóa: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm tăng thu ngân sách và giảm chi ngân sách. Điều này bao gồm cải cách
thuế, giảm chi ngân sách không cần thiết và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công. •
Điều chỉnh chính sách tiền tệ: Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số biện
pháp để điều chỉnh chính sách tiền tệ, như giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp,
tăng tín dụng cho các ngành sản xuất chủ chốt, và giảm biên độ lãi suất giữa đồng USD và đồng Việt Nam. •
Kiểm soát tỷ giá: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để kiểm
soát tỷ giá đồng Việt Nam và đồng USD. Điều này bao gồm sử dụng dự trữ ngoại tệ
để bảo vệ đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá đồng USD và đồng Việt Nam theo xu hướng của thị trường. •
Hỗ trợ ngân hàng: Chính phủ Việt Nam đã cung cấp các khoản vay và hỗ trợ
tài chính cho các ngân hàng để họ có thể tiếp tục cho vay cho các doanh nghiệp và cá
nhân, giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế. •
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Chính phủ Việt Nam đang thúc
đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để giảm sự phụ thuộc vào tiền mặt, tăng hiệu quả
thanh toán, giảm chi phí và tăng cường tính an toàn cho người dân và doanh nghiệp.
Theo thống kê, GDP Việt Nam đang trên đà tăng trưởng một cách đáng kể.
Chính phủ cũng đề ra nhiều chương trình hỗ trợ cần được thực hiện sau Covid 19 bao
gồm những người lao động dễ bị tổn thương này, đặc biệt là những người trong các
ngành bị ảnh hưởng tiêu cực hơn như vận tải, du lịch, nhà hàng và thương mại. Những
chính sách này có liên quan đến các quốc gia có thu nhập thấp và mang lại hiệu quả rất lớn. 14 lOMoAR cPSD| 45943468
3.3 Dự báo sau đại dịch:
Mức độ tăng trưởng kinh tế của một vài năm sau đại dịch tất nhiên sẽ không
hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra bởi vì sự bùng phát mạnh mẽ của nhiều khu vực trên
cả nước. Song, các yếu tố vĩ mô và nhiều thành phần lớn của nền kinh tế vẫn duy trì một cách ổn định •
Dự báo sự biến động GDP và lạm phát dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid -
19: kết quả chỉ ra rằng chỉ số GDP giảm trong các đợt dịch 2020, 2021 và sẽ tăng hơn
7% trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cũng sẽ tăng lên, tuy nhiên thấp hơn 4%. •
Mảng tiền tệ: Trước tình hình lạm phát đang ở mức thấp thì ngân hàng trung
ương đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong 2022. Một phần có thể thúc
đẩy được sự phát triển của các doanh nghiệp sau giai đoạn hết sức khó khăn. Nhờ vậy,
tín dụng cũng như tốc độ phát triển luôn tăng lên một cách nhanh chóng. •
Lĩnh vực việc làm có nhiều sự khởi sắc và mang tính tích cực, lâu dài với mức
độ tăng trưởng cao ở trong việc nhiều lao động có được việc làm chính thức sau đại dịch 2021. •
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) báo động ở mức thấp, vì giá lương thực, thực phẩm
không biến động nhiều và sức mua trong nước cũng không cao.. Nên là, phần lớn tầng
lớp thượng lưu trên cả nước liên tục thúc đẩy số vốn, nhằm đẩy mạnh nhu cầu tiêu
dùng. Bởi vì theo như dự kiến thì số vốn đầu tư công sẽ sớm phục hồi trong năm 2022
nhờ vào Chính phủ tái cấu trúc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị xã hội, giáo dục. •
Nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn sốt đại dịch covid19,
trong đó không thể không nhắc đến ngành du lịch. Số lượng khách tham quan đã giảm
một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong vài năm tới số lượng khách trong và ngoài nước
được dự đoán sẽ tăng cao và thậm chí sẽ lên đến 100 triệu lượt.
3.4 .Mục tiêu đề ra:
a. Mục tiêu chung:
Tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) với tốc độ khoảng 6-6,5% Giữ tốc độ
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân mức 4%. •
Tăng trưởng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 5,5% năm 2022 lOMoAR cPSD| 45943468
b. Mục tiêu trong từng lĩnh vực:
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% trong năm 2022, Việt
Nam đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực phát triển kinh tế: •
Lĩnh vực công nghiệp: đẩy mạnh đổi mới công nghiệp và công nghệ, tập trung
vào các ngành công nghiệp có tiềm năng như công nghệ thông tin, điện tử, ô tô, đồ gia
dụng, máy móc và thiết bị. Chính phủ cũng tập trung vào thu hút đầu tư nước ngoài
bằng cách phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất. •
Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: tăng cường phát triển các sản phẩm nông
nghiệp và thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Cùng với việc
tăng cường năng suất lao động, chính phủ đang tập trung vào việc tối ưu hóa sử dụng
đất đai để giảm chi phí sản xuất. •
Lĩnh vực dịch vụ: Chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch, tăng cường quản lý
và cải thiện chất lượng các dịch vụ để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, cùng
với việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng,
bảo hiểm và các dịch vụ khác, là một trong những mục tiêu của Việt Nam trong việc
phát triển lĩnh vực dịch vụ. •
Lĩnh vực đầu tư: tăng cường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ
các đối tác chiến lược. Nâng cao năng lực hấp thụ và sử dụng vốn đầu tư để tạo ra hiệu quả kinh tế cao. •
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng: đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng giao thông, bao gồm
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy, để kết nối các khu vực trong
nước và với các quốc gia khác trong khu vực. Nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng
khác, bao gồm điện lực, nước sạch và xử lý nước thải, để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế và đời sống của người dân. III. KẾT LUẬN
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế của các quốc
gia trên toàn thế giới. Đối với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và tham gia nhiều tổ
chức thương mại quốc tế như Việt Nam thì các ảnh hưởng này càng sâu sắc hơn. Điển
hình là mức tăng trưởng GDP chỉ đạt 2.91% trong năm 2020, mặc dù vẫn nằm trong
nhóm những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới nhưng đã thấp
hơn nhiều so với dự báo trước đại dịch. Bị ảnh hưởng bởi đại dịch là vậy, nhưng Việt 16 lOMoAR cPSD| 45943468
Nam đã có những chính sách hiệu quả và có những tác động tích cực lên nền kinh tế
vào năm 2021 và những chỉ số tích cực trong nền kinh tế ở những năm kế tiếp. Thông
qua những phân tích và những đề xuất, giải pháp đã nêu lên trong bài, bọn em/mình hi
vọng đã cho cô và các bạn thấy được cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 đến GDP Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BT. (2020, 12 27). GDP năm 2020 tăng 2,91%. Đã truy lục 5 6, 2023, từ Báo điện tử
Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/gdp-nam-2020-tang-291-102285021.htm
Nguyễn Hạnh. (2022, 1 14). GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 2,58%. Đã truy lục 5
6, 2023, từ Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM222589 lOMoAR cPSD| 45943468
Tổng cục Thống kê. (2018, 12 27). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2018. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống Kê:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-
vetinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018/
Tổng cục Thống kê. (2019, 12 27). THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ TÌNH HÌNH KINH
TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2019. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống
kê: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/thong-cao-bao-chive-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/
Tổng cục Thống kê. (2021, 12 29). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2021. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống kê:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-
kinhte-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/
Tổng cục Thống kê. (2021, 1 14). KINH TẾ VIỆT NAM 2020: MỘT NĂM TĂNG
TRƯỞNG ĐẦY BẢN LĨNH. Retrieved 5 6, 2023, from Tổng cục Thống kê:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-
2020mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
Tùng Linh. (2021, 12 29). Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021. Đã truy lục
5 6, 2023, từ Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=52642&idcm=188
Vĩnh Phong. (2020, 12 15). Kinh tế Việt Nam 2020 - Thành công từ bản lĩnh và trí tuệ.
Đã truy lục 5 6, 2023, từ Đài Tiếng nói Việt Nam - Ban Đối ngoại:
https://vovworld.vn/vi-VN/kinh-te/kinh-te-viet-nam-2020-thanh-cong-tu-ban-linh- vatri-tue-931970.vov
World Bank. (2019, 12 17). Kinh tế Việt Nam 2019 ước tăng 6,8%, nhưng cần cải cách
để khơi thông tiềm năng của thị trường vốn. Retrieved 5 6, 2023, from The World
Bank: https://www.worldbank.org/vi/news/press-
release/2019/12/17/vietnamseconomy-expanded-by-68-percent-in-2019-but-reforms-
are-needed-to-unleash-thepotential-of-capital-markets 18