Tiểu luận về quy trình sản xuất thịt MeatDeli môn Marketing căn bản | Đải học Thăng Long

Tiểu luận về quy trình sản xuất thịt MeatDeli môn Marketing căn bản

| Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo, củng cố kiến thức , ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!

| 1/24

Preview text:

lOMoARcPSD| 40615933 Mục Lục
Lời Mở Đầu.....................................................................................................................................1
Chương 1. Cơ sở lý thuyết.............................................................................................................2
I. Khái niệm và mục tiêu của sản xuất......................................................................................2
II. Các loại hình sản xuất.............................................................................................................2
1. Sản xuất đơn chiếc.................................................................................................................2 2.
Sản xuất hàng loạt.................................................................................................................2 3. Sản xuất theo quá
trình..........................................................................................................3 4. Tự động
hóa...........................................................................................................................3 5. Chương trình hóa sản
xuất.....................................................................................................4 III. Tổ chức sản
xuất
..................................................................................................................4 IV.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...........................................................................5 1. Chi phí sản
xuất.....................................................................................................................5 2. Giá thành sản
phẩm...............................................................................................................5 Chương 2: Thực
trạng sản xuất thịt Meat Deli của tập đoàn Masan
........................................6 I.
Giới thiệu tập đoàn Masan và sản phẩm thịt Meat Deli......................................................6
1. Giới thiệu tập đoàn Masan.....................................................................................................6
2. Sản phẩm Meat Deli..............................................................................................................8
II. Quá trình sản xuất thịt Meat Deli của tập đoàn Masan......................................................9
1. Quá trình sản xuất thịt Meat Deli..........................................................................................9 a. Quy trình chăn nuôi
lợn.........................................................................................................9
Hình 1: Hệ thống chăn nuôi lợn khép kín...............................................................................10
b. Quy trình sản xuất................................................................................................................11
Hình 2: Quy trình xử lý thịt mát tại nhà máy Meat Hà Nam..................................................12
c. Quy trình phân phối.............................................................................................................12
2. Các yếu tố về Meat Deli xét trong năm 2019......................................................................13 a. Mục tiêu, giá thành sản xuất trong năm
2019.....................................................................13 1 lOMoARcPSD| 40615933
b. Doanh thu và sản lượng bán ra trong năm 2019..................................................................14
Chương 3: Đánh giá và đề xuất...................................................................................................14
I. Đánh giá.................................................................................................................................14 II.
Một số đề xuất.
.......................................................................................................................15
Kết Luận........................................................................................................................................17 Lời Mở Đầu
Như chúng ta được biết để nâng cao lợi nhuận của một doanh nghiệp có hai cách thường
dùng đó là tăng giá thành sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất đầu vào. Trước tình hình
phát triển của nền kinh tế hầu như cách thứ nhất là không khả thi đặc biệt đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cách tối ưu hơn được lựa chọn đó là giảm tối thiếu các chi phí đầu vào.
Quản trị sản xuất cũng được hiểu tương tự như vậy. Đó là một hoạt động nhằm sử dụng chi
phí sản xuất thấp nhất và chuyển hóa thành các sản phẩm đầu ra với hiệu quả cao nhất.
Bằng việc này doanh nghiệp sẽ tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Khi quá trình sản xuất được quản trị tốt sẽ góp phần giảm thiểu các chi phí không đáng có.
Hơn thế nữa nó mang lại giá trị cho nền kinh tế và còn cho cả người tiêu dùng. Ngày nay,
nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng và yêu cầu về các sản phẩm cũng ngày càng
khắt khe hơn. Đứng trước tình hình đó, để cạnh canh doanh nghiệp của bạn phải cung ứng
được sản phẩm vừa có giá cả phải chăng đồng thời cũng phải có chất lượng tốt. Nhờ việc
quản trị sản xuất bạn kiểm soát được quy trình sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ sản
xuất cũng như tìm kiếm được nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu
ra. Như vậy, có thế thấy quản trị sản xuất là một bước quan trọng giúp nâng cao và khẳng
định vị thế của công ty bạn trong lòng người tiêu dùng. Để hiểu rõ được vấn đề trên, nhóm
chúng em đã tiếp cận doanh nghiệp MeatDeli của tập đoàn Masan để tìm hiều quy trình
sản xuất của doanh nghiệp này- một trong những yếu tố giúp Meatdeli đang ngày thành
công trên thị trường và nhận được sự tin tưởng lớn từ khách hàng. 2 lOMoARcPSD| 40615933
Chương 1. Cơ sở lý thuyết I.
Khái niệm và mục tiêu của sản xuất
- Khái niệm sản xuất: là quá trình biến đổi các nguồn lực thành của cải, dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Mục tiêu của sản xuất: là tối đa hóa kết quả của hoạt động sản xuất với sự sử dụng
tiết kiệm các nguồn lực II.
Các loại hình sản xuất 1. Sản xuất đơn chiếc
• Khái niệm: là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của một khách hàng • Đặc điểm:
Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất thường không được tách rời.
Không có sự chế tạo, thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất như ở trong
các loại hình sản xuất cao hơn.
Quy trình công nghệ thường được lập ra một cách sơ sài, trong nhiều trường hợp
chúng cần được chính xác hoá nhờ kinh nghiệm của người công nhân.
Trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao vì họ phải làm nhiều loại công việc
khác nhau. Nhưng do không được chuyên môn hoá nên năng suất lao động thường thấp.
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu là các thiết bị vạn năng được sắp xếp
theo từng loại máy có cùng tính năng, tác dụng phù hợp với những công việc khác
nhau và thay đổi luôn luôn 3 lOMoARcPSD| 40615933 2. Sản xuất hàng loạt
• Khái niệm: là sản xuất sử dụng thiết bị, công nghệ đắt tiền, có công suất chế tạo lớn,
sản xuất theo dây chuyền. • Đặc điểm:
Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp xếp bố trí thành những phân
xưởng chuyên môn hóa công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công
nghệ nhất định của quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện một phương pháp công nghệ nhất định
Chuyên môn hóa sản xuất không cao nhưng quá trình sản xuất lặp đi lặp lại một cách
tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao
Thời gian gián đoạn trong sản xuất lớn, chu kì sản xuất dài, sản phẩm tồn kho trong
nội bộ quá trình sản xuất lớn…
Đồng bộ hóa sản xuất giữa các bộ phận sản xuất là một cách thức lớn khi xây dựng
một phương án sản xuất cho loại hình sản xuất này 3. Sản xuất theo quá trình
• Khái niệm: là sản xuất liên tục ra các sản phẩm mà chúng không có sự khác biệt hóa
trước công đoạn cuối cùng của sản xuất • Đặc điểm:
Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao
Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao
Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những lý do trục trặc của thiết bị và con người
Tính độc lập trong việc chế biến các chi tiết, bộ phận cao 4 lOMoARcPSD| 40615933
Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa theo thời gian. Lượng dự trữ phụ tùng thay thế không cần nhiều. 5 lOMoARcPSD| 40615933
Có thể áp dụng và phát huy được chế độ nâng cao năng suất lao động cá biệt. 4. Tự động hóa
• Khái niệm: là loại hình sản xuất sử dụng máy móc thay thế cho con người, song vẫn
sử dụng con người trong vận hàng, kiểm soát hoạt động của máy móc. • Đặc điểm:
Tự động hóa giúp tiết kiệm sức lao động của người lao động và do đó nó cũng giúp
tiết kiệm rất nhiều thời gian cho người lao động có thể được hướng dẫn đến một số
quá trình làm việc khác.
Tiết kiệm thời gian quảng cáo đồng thời nó cũng giúp tiết kiệm chi phí.
Giảm thiểu nhân công lao động.
Nâng cao năng suất của công ty. 5.
Chương trình hóa sản xuất
Là loại hình sản xuất theo đó người ta thiết kế một hệ thống gồm cả khâu sản xuất và
vận chuyển, kiểm tra sản phẩm được sắp xếp liền kề nhau do con người chỉ huy trực
tiếp dưới sự trợ giúp của máy tính với những phần mềm quản lý. III.
Tổ chức sản xuất
• Khái niệm: là quá trình tổ chức phối hợp hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất
(lao động, vật chất, tài chính, thông tin) để tạo ra của cải, dịch vụ.
• Các kiểu tổ chức sản xuất:
Tổ chức sản xuất kiểu cổ điển: 6 lOMoARcPSD| 40615933
Sản xuất được bố trí ở 1 nơi cố định trong đó các hoạt động sản xuất diễn ra ở 1 nơi
cố định như sản xuất tàu thủy, máy bay,...
Sản xuất được bố trí theo quá trình (liên tục) như đúc, sản xuất thủy tinh, dệt sợi, bột giấy.
Sản xuất theo bộ phận theo đó nguyên liệu đầu vào đi qua các bộ phận gia công và
kết thúc cho ra sản phẩm (thành phẩm).
Tổ chức sản xuất theo nhóm: là kiểu tổ chức không thiết kế quy trình công nghệ, bố
trí máy móc để sản xuất từng loại sản phẩm mà làm chung cả nhóm sau đó đưa vào chi tiết tổng hợp
Các chi tiết của 1 nhóm dược gia công trong 1 lần điều chỉnh máy
Để sản xuất 1 sản ohaarm có nhiều chi tiết tổng hợp mỗi nhóm sẽ sản xuất 1 chi tiết
tổng hợp sau đó lắp ráp thành thành phẩm
Tổ chức theo Just- in- time (J.I.T)
Hệ thống sản xuẩ JIT là hệ thống đồng bộ hóa các thao tác của tất cả các bộ phận
trong DN, theo nguyên tắc là chỉ sản xuất khi khách hàng có nhu cầu, cung cấp sản
phẩm đúng lúc họ cần, không có đơn hàng thì không sản xuất.
JIT là sản xuất không có dự trữ sản phẩm, do đó tiết kiệm chi phí, thường sản xuất lô nhỏ. 7 lOMoARcPSD| 40615933 IV.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1. Chi phí sản xuất
• Khái niệm: là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố của quá trình sản xuất mà DN sử
dụng để tạo ra sản phẩm. • Phân loại:
Theo tính chất kinh tế :
Yếu tố nguyên liệu – vật liệu: máy móc, trang thiết bị, tư liệu sản xuất, công cụ dụng
cụ, nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ,….trừ các nguyên vật liệu sử dụng không
hết, nhập lại kho và các phế liệu thu hồi được.
Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng trong quá trình sản xuất, trừ các nhiên liệu
không sử dụng hết nhập lại kho và các nhiên liệu thu hồi.
Tiền lương, phụ cấp trả cho người lao động
Yếu tố BHXH, BHYT trích nộp cho nhân viên hằng tháng.
Khấu hao tài sản cố định
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
Yếu tố khác chi phi bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố sản xuất – kinh doanh.
Theo tính chất sử dụng, công dụng kinh tế:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương trực
tiếp cho nhân công trực tiếp sản xuất 8 lOMoARcPSD| 40615933
Chi phí sản xuất chung: chi phí dụng cụ, chi phí nhiên liệu, vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí mua ngoài sử dụng để phục vụ cho quá trình quản lý phân xưởng sản xuất
Chi phí bán hàng; chi phí phát sinh trong qua trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí
quảng cáo, hoa hồng, môi giới,tiếp thị,….
Chi phí quản lý doanh nghiệp: toàn bộ chi phí liên quan đến vấn đề quản lý mang
tính chất toàn doanh nghiệp như: chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí tiếp khách, chi
phí hội nghị, thuế,…. 9 lOMoARcPSD| 40615933
Ý nghĩa của việc quản lý chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất:
Doanh nghiệp sẽ nắm rõ chi phí mình chi ra đi về đâu, chi vào những khoản nào và
sử dụng có hiệu quả không.
Có thể quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả, chuyển đổi chi phí cũng như ngồn
vốn một cách hiệu quả, có lợi cho doanh nghiệp.
2. Giá thành sản phẩm
• Khái niệm: Gía thành sản phẩm là biểu hiện của toàn bộ các yếu tố của quá trình sản
xuất tính trên 1 sản phẩm sản xuất. • Phân loại:
Theo thời gian và cơ sở tính giá thành sản phẩm:
Gía thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh dựa theo
giá thành kì thực tế trước, các định mức và các dự toán chi phí.
Gía thành định mức: giống như giá thành kế hoạch, nhưng giá thành định mức được
dựa trên các định mức chi phí theo từng kì hoạt động, do đó giá thành định mức sẽ
thay đổi theo từng thời điểm, theo định mức chi phí trong từng thời điểm. Theo phạm vi tính toán:
Gía thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến
việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Gía thành tiêu thụ: còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ, là chỉ tiêu phản
ánh toàn bộ các khoản chi phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Ý nghĩa: việc xác định giá thành giúp cho doanh nghiệp nắm được kết quả kinh doanh
lỗ hay lãi để có thể điều chỉnh các chi phí trong quá trình sản xuất.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 lOMoARcPSD| 40615933
Về thực chất chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất:
• Chi phí sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất.
• Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và
các chi phí tính trước có liên quan trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng sản xuất thịt Meat Deli của tập đoàn Masan I.
Giới thiệu tập đoàn Masan và sản phẩm thịt Meat Deli
1. Giới thiệu tập đoàn Masan
Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân
Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt
Nam. Masan Group có nhiều thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản
lý các nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm phát triển và khai thác
các tiềm năng dài hạn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và tài nguyên.
Trụ sở chính : Phòng 802 - Central Plaza - 17 Lê Duẩn - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.
E-mail:investorrelation@masangroup.com. Website: http://www.masangroup.com/
Lịch sử hình thành và phát triển
Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ
Kỹ nghệ Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt
động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. 11 lOMoARcPSD| 40615933
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin- su.
Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP
Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm
nước mắm cao cấp Chin-su.
Tháng 11/ 2004 Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều
lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng.
Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái
Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.
Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma
San; MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ
cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.
Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty
Cổ phần Ma San (Masan Group).
Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan
(Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng
lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts &
Co. của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD. 12 lOMoARcPSD| 40615933
Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi
phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng
của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd
(Thái Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các
nước ASEAN. Theo giao dịch giữa 2 bên, Masan sẽ nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha
được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan
Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha
được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan.
Masan tin rằng có thể tạo ra phần lớn giá trị cho cổ đông thông qua đội ngũ quản lý
chuyên nghiệp, các đối tác toàn cầu và sự cam kết phục vụ tầng lớp trung lưu ngày
càng lớn mạnh ở Việt Nam.
Tầm nhìn của Masan là trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư
nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông,
và trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở
Việt Nam. Để đạt được tầm nhìn này, Masan hoạt động trong các lĩnh vực mà một
công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương có thể dẫn đầu thị trường, và
chúng tôi phát triển quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất.
Đội ngũ quản lý của Masan bao gồm các chuyên gia có chuyên môn quốc tế về quản
lý rủi ro và phân bổ nguồn vốn, các nhà quản lý người Việt với kinh nghiệm thực thi
tại địa phương, và ở cấp độ công ty thành viên là những giám đốc chuyên ngành cao
cấp có kinh nghiệm thực tiễn từ các tập đoàn đa quốc gia. 2. Sản phẩm Meat Deli.
Ngày 23-12-2018, Tập đoàn Masan tổ chức lễ khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến
thịt MNS Meat Hà Nam. Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam có công suất thiết 13 lOMoARcPSD| 40615933
kế là 1,4 triệu con/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức vốn đầu tư
hơn 1.000 tỷ đồng. Dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện nay do Marel
công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp.
Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt
tại Việt Nam được các chuyên gia châu Âu giàu kinh nghiêm trực tiếp vậṇ hành, và kiểm soát.
Sản phẩm thịt mát Meat Deli của Masan chính thức tung ra thị trường vào ngày
23/12/2018 đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 12429:2018) về Thịt mát do
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất và Bộ Khoa học Công nghệ công bố vào ngày 16/10/2018.
Thịt lợn sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh
ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ nguyên dưỡng chất
cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm Meat Deli luôn được bảo quản ở nhiệt độ từ
0 – 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhờ áp dụng nguyên tắc "nhanh - sạch - lạnh" trong cả chuỗi nên khách
hàng là người chạm vào miếng thịt đầu tiên và có thể chế biến ngay mà không cần
sơ chế lại như các loại thịt nóng hay đông lạnh khác. Thịt heo mát Meat Deli có hạn
sử dụng trong vòng 5 ngày, các bà nội trợ có thể yên tâm mua trữ sẵn cho ngày Tết
mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Đại diện Tập đoàn Masan cho biết, kỳ vọng nhất của đơn vị khi tung ra dòng sản
phẩm thịt Meat Deli là có thể tạo ra xu hướng mới trong việc sử dụng thịt của người
tiêu dùng Việt Nam. "Đó là xu hướng sử dụng thịt mát sạch với tiêu chuẩn chất
lượng chuẩn châu Âu, đem lại bữa ăn ngon cho mỗi gia đình, quan trọng hơn cả là
sự an tâm, vô lo của mọi người, mọi nhà Việt". 14 lOMoARcPSD| 40615933 II.
Quá trình sản xuất thịt Meat Deli của tập đoàn Masan
1. Quá trình sản xuất thịt Meat Deli
a. Quy trình chăn nuôi lợn
Trang trại nuôi heo ‘5 sao’, an toàn không dịch bệnh. Trang trại luôn cam kết đặt trách
nhiệm với nghề nuôi heo, với môi trường và người dân lên trên hết. Tập đoàn Masan từ
năm 2015 tới nay đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng để triển khai nhiều dự án trọng điểm trong
đó có trang trại “nghìn tỉ” Masan Nutri-Farm, có tổng diện tích 200 ha, vốn đầu tư lên
đến 1.400 tỉ đồng, có khả năng cung cấp cho thị trường 250.000 con heo siêu nạc mỗi năm.
Con giống ngoại, thức ăn chuẩn
Từ đầu vào, heo đã được tuyển chọn kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn khắt khe của trang
trại. Masan Nutri-Farm dùng nguồn heo giống có gốc gác từ Đan Mạch được nuôi một
thời gian dài ở Việt Nam cho tương thích với thời tiết nước ta trước khi đem lai giống.
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Masan còn theo sát quản lý phối giống và kiểm
soát năng suất đến từng cá thể heo. Không chỉ vượt trội về nguồn giống khỏe đẹp, đàn
heo nuôi tại đây còn được “tẩm bổ” bằng thức ăn chăn nuôi đảm bảo tuyệt đối về chất
lượng dinh dưỡng, không chứa hóa chất cấm, không sử dụng kháng sinh do chính Masan
nghiên cứu và sản xuất. Việc cho heo ăn uống được thực hiện tự động, không áp dụng
tắm trên heo nái đẻ nuôi con và heo sau cai sữa, với heo đực - nái mang thai và cho thịt
áp dụng tắm xịt và bể tắm (chỉ áp dụng tắm vào mùa hè).
Quy trình kiểm soát chặt chẽ này giúp Masan tự tin cam kết với người tiêu dùng về
chất lượng thịt đầu ra an toàn, sạch và ngon.
Khép kín, công nghệ hiện đại 15 lOMoARcPSD| 40615933
Tại trang trại, Masan tự sản xuất con giống và nuôi đến lúc xuất thịt với hình thức cùng
vào cùng ra, trại nuôi độc lập với bên ngoài, chuồng nuôi khép kín và bố trí từng bộ
phận nuôi riêng biệt, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vắc xin được kiểm soát chặt và
đầy đủ nhất theo tiêu chuẩn Global GAP.
Hình 1: Hệ thống chăn nuôi lợn khép kín.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ auto feed, quản lý heo bằng phần mềm ERP, kiểm
soát nhiệt độ - ẩm độ - tốc độ gió lùa trong chuồng nuôi bằng hệ thống tự động.
Môi trường chuồng trại của Masan cũng đảm bảo vệ sinh an toàn cho heo khỏe mạnh,
hạn chế bệnh tật. Hệ thống kiểm soát dịch bệnh khắt khe, luôn sẵn sàng các phương án
xử lý, cách ly. Công nghệ nuôi khép kín giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện
thời tiết đến quá trình sinh trưởng của heo, góp phần tăng năng suất. Từ năm 2016 đến
nay, trại an toàn về dịch bệnh, không phát hiện trường hợp dịch bệnh nào.
Một điểm nhấn quan trọng của Masan là đã đầu tư tới 200 tỉ đồng xây dựng hệ thống
xử lý chất thải chăn nuôi hiện đại công suất 1.000 m3/ngày, tự động hóa gần như toàn
bộ và được giám sát bằng radar. Tất cả nước thải được thu gom về hệ thống biogas ở
cao độ thấp nhất so với mặt bằng chung của toàn trại. Trang trại cho ra nước thải sau xử
lý đạt loại “A”, có thể tái sử dụng tới 70% lượng nước để rửa chuồng, tắm heo, tưới
cây..., giúp tiết kiệm năng lượng và hạn chế tác động môi trường bên ngoài. 16 lOMoARcPSD| 40615933 Nền móng cho tương lai
Khi triển khai dự án, Masan đã tính toán những bước tiến bền vững cho tương lai của
người dân địa phương và nghề chăn nuôi ở VN. Ngay lúc khởi công, Masan đã cam kết
3 ưu tiên là: đảm bảo môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông một số tuyến đường
và tuyển dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương (đặc biệt là lao động phổ thông). Không
chỉ dừng ở đó, Masan còn tiếp tục nhân rộng mô hình chăn nuôi kiểu mẫu của trang trại
kỹ thuật cao tại Nghệ An cho các hộ chăn nuôi có quy mô, kỹ thuật chăn nuôi tốt, sẵn
sàng theo quy chuẩn của Masan ở Hà Nam. Mô hình này sẽ cho phép cung cấp nguồn
heo hơi ổn định, đảm bảo chất lượng và không sử dụng chất cấm cho Tổ hợp Chế biến
thịt MNS Meat Hà Nam. Mục tiêu cuối cùng chính là phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng hiện đại hóa, giúp tháo gỡ khó khăn của nông dân và hoàn thành sứ mệnh mang
đến sản phẩm thịt tươi, ngon, sạch cho người tiêu dùng Việt Nam. b. Quy trình sản xuất.
Mỗi ngày giết mổ hàng trăm con lợn nhưng bên trong nhà máy MNS MEAT Hà
Nam luôn được giữ gìn sạch sẽ tinh tươm. Lợn đưa vào giết mổ “chạy” theo dây
chuyền tự động và quanh năm làm việc trong nhà máy, công nhân đều mặc áo bông.
Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, tính đến thời điểm này MNS MEAT Hà Nam là
nhà máy giết mổ lợn có công nghệ hiện đại, quy mô lớn nhất Việt Nam. Đây cũng
là nhà máy tại Việt Nam có chứng chỉ toàn cầu BRC về an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực chế biến thịt tươi.
Quy trình sản xuất thịt MEATDELI:
Giữa các phân xưởng đều kết nối bằng hệ thống băng chuyền hiện đại. Đặc biệt nhất
ở khâu giết mổ, lợn được đưa vào khu giết mổ theo từng nhóm. Trong khoảng thời
gian 20 - 150 giây, lợn được làm ngất bằng khí CO2 để mất toàn hoàn ý thức. Theo
lý giải của kỹ thuật viên, quy trình giết mổ này giúp lợn không bị hoảng sợ, căng
thẳng và đây là quy trình giết mổ nhân văn phù hợp với chuẩn mực chế biến 17 lOMoARcPSD| 40615933
thịt mát rất phổ biến ở các nước phát triển. MNS MEAT Hà Nam còn có máy đo
đánh giá độ nạc, mỡ của thân thịt để dây chuyền tự động đẩy thân lợn đến các khu
vực chế biến các sản phẩm khác nhau.
Sau khi giết mổ, thân lợn được làm sạch bằng nhiệt để loại bỏ triệt để lông còn sót lại
Công nhân dùng cưa máy, bằng một thao tác chính xác mở đường cưa để xẻ đôi thân lợn.
Bên trong các khu vực giết mổ, pha lóc chế biến, đóng gói đều được ngăn cách nhau.
Dù giết mổ, chế biến hàng trăm con lợn mỗi ngày nhưng các khu nhà xưởng luôn
được giữ sạch sẽ tinh tươm, công nhân mỗi người phụ trách một công đoạn riêng.
Mỗi công nhân chỉ làm một thao tác duy nhất, đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Dao xẻ
thịt lợn sau mỗi lần sử dụng được cắm vào nước sôi 100 độ C để sát trùng.
Thân lợn sau khi giết mổ, được lọc bỏ nội tạng và sẽ được đưa vào khu làm lạnh
nhanh từ nhiệt độ môi trường bình thường giảm xuống -18 độ C để trong 2 - 4 giờ
để tạo quá trình chín sinh hóa.
Sau đó, thân lợn tiếp tục được đưa sang phòng có nhiệt độ từ 0 - 4 độ C trong khoảng
14 - 16 giờ để nhiệt độ tâm thịt chỗ sâu nhất đạt 0 - 4 độ C đạt tiêu chuẩn thịt mát.
Quá trình này sẽ khiến độ pH của thịt giảm ổn định về mức 5.5 – 6.2 trước khi được
đem đi pha lọc. Đây cũng là công nghệ đặc biệt nhất của dây chuyền giết mổ hiện
đại này khiến thịt được kiểm soát tối đa gần như không có vi sinh vật, thịt heo không
bị mất nước, giữ được toàn bộ hàm lượng protein khiến miếng thịt mềm, ngọt. 18 lOMoARcPSD| 40615933
Hình 2: Quy trình xử lý thịt mát tại nhà máy Meat Hà Nam
Tiếp theo, thịt lợn được xẻ ra các phần và phân lọai bởi dây chuyền tự động và tiên
tiến. Sau đó dập hộp dán nhãn mác và xuất kho. c. Quy trình phân phối.
Thịt mát theo tiêu chuẩn quốc tế có quy trình giết mổ, làm lạnh và bảo quản khắt
khe. Nhất là khi được phân phối đến tay người tiêu dùng. Theo đó, quá trình vận chuyển
phải được thực hiện bằng xe chuyên dụng có nhiệt độ khoang xe 0oC - 4oC.Khi đến nơi
phân phối, nhân viên phải kiểm tra lại nhiệt độ của sản phẩm bằng thiết bị đo chuyên
dụng và bảo quản thịt ở hệ thống tủ mát đạt chuẩn. Tất cả các bước đều tuân thủ quy
trình nghiêm ngặt và được vận hành, giám sát trực tiếp bởi các chuyên gia đến từ châu Âu.
Không chỉ vậy, tại MEATDeli, khi heo được đưa vào giết mổ và chuyển đi tiêu thụ đều
phải trải qua hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt “3 tuyến kiểm dịch”. Với tuyến số 3
““kiểm dịch, thịt heo an toàn mới được xuất bán khỏi nhà máy”, thịt mát MEATDeli
được kiểm tra lần cuối vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.Với việc 19 lOMoARcPSD| 40615933
tuân thủ và đảm bảo quy trình, MEATDeli hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung
cấp thịt heo mát, sạch ngon thuần khiết chuẩn châu Âu cho bữa ăn ngon mỗi ngày.
MML đã ra mắt sản phẩm thịt mát đầu tiên mang thương hiệu MEATDeli vào tháng
12/2018. Đến tháng 01/2019, MEATDeli có 44 điểm bán tại Hà Nội. Đến nay, sau 11
tháng, MEATDeli đã phát triển, phục vụ hơn 800,000 người tiêu dùng với hơn 410 điểm
bán tại Hà Nội và TP HCM. Phía MML cho biết đã chiếm hơn 55% thị phần tại Vinmart,
có mặt tại Big C, dự kiến đạt 30% thị phần Co.op Mart, cán mốc 550 điểm bán trong
năm 2019. Kênh phân phối đa dạng, rộng khắp là lợi thế giúp MML đưa MEATDeli
tiếp cận khách hàng. Trong tháng 12/2019, Tổng Giám đốc Phạm Trung Lâm dự tính
sản phẩm thịt mát MEATDeli sẽ đạt mức doanh thu 100 tỷ đồng.
2. Các yếu tố về Meat Deli xét trong năm 2019
a. Mục tiêu, giá thành sản xuất trong năm 2019
Mục tiêu: MML đã ra mắt sản phẩm thịt mát thương hiệu "Meat Deli" vào tháng 12/2018
với kênh phân phối phủ khắp tất cả các siêu thị Vinmart với mô hình "cửa hàng bên
trong cửa hàng" bên cạnh các cửa hàng và đại lý MeatDeli thông thường. Ban điều hành
Masan đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần năm 2019 tăng từ 18 30%, lợi nhuận
sau thuế và lợi ích của cổ đông thiểu số tăng từ 44 - 58% so với năm trước. Masan dự
kiến sẽ tăng cường mạng lưới phân phối để tăng khả năng cung ứng với mục tiêu giành
từ 5 - 10% thị phần tại thị trường Hà Nội vào cuối năm 2019.
Masan kiên trì đầu tư cho chuỗi giá trị thịt với mục tiêu dài hạn là muốn chuyển đổi thói
quen tiêu dùng từ chợ truyền thống sang kênh cửa hàng hiện đại và siêu thị cũng như
đặt cược vào sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam khi thu nhập 20 lOMoARcPSD| 40615933
trung bình tăng nhanh cùng quá trình đô thị hóa. Sản phẩm nhận diện thương hiệu, truy
suất nguồn gốc, giá cả hợp lý và an toàn là các mục tiêu Masan muốn đánh vào tâm lý
người tiêu dùng hiện đại.
Chi phí sản xuất và giá sản phẩm: Khảo sát do chính Masan MEATLife thực hiện, người
tiêu dùng đánh giá độ ngon của thịt MEATDeli đạt 4,4 điểm (trên 5) cao hơn nhiều so
với thịt chọn lựa ngoài chợ. Nghiên cứu biến động về giá cũng cho thấy, người tiêu
dùng cũng sẵn sàng chấp nhận thịt của Masan MEATLife ở mức giá cao hơn từ 25 -
30% so với giá trung bình trên thị trường. Sau đây là giá thành một số sản phẩm Meat Deli đầu năm 2020 : Tên sản phẩm Giá (đ/kg)
Giá thịt ba rọi (ba chỉ) 214.900 Giá sườn thăn 239.000 Giá thịt đùi 154.900 Giá thịt nạc vai 194.900 Giá mỡ 99.900 Giá thịt nạc thăn 129.900
b. Doanh thu và sản lượng bán ra trong năm 2019
Sau một thời gian hoạt động kinh doanh, sản phẩm Meat Deli đã phân phối đến hơn 550
điểm bán để phục vụ người tiêu dùng Việt với sản lượng lợn được giết mổ từ 150 300
con/ngày. Masan MEATLife (MML) mặc dù chỉ mới ra mắt từ tháng 12/2018 nhưng
MEATDeli – thương hiệu thịt mát của MML có sự tăng trưởng rất ấn tượng và có độ phủ
lớn trên thị trường. Doanh thu thuần MML đạt 69 tỷ đồng vào quý III/2019, tăng 4 lần so
với quý III/2018. Kể từ tháng 6/2019 cho đến cuối tháng 9/2019, doanh thu thuần trung
bình mỗi tháng tăng 31%. Công ty kỳ vọng doanh thu thuần tháng 12/2019 sẽ đạt mức 100 21 lOMoARcPSD| 40615933
tỷ đồng, tương đương với doanh thu thuần cả năm sẽ đạt 1.200 tỷ đồng. Qua dó tập đoàn
Masan cho biết, sau thương vụ sáp nhập với Vingroup, dự kiến trong năm 2020 doanh thu
tăng thêm của thịt mát MeatDeli là khoảng 105 triệu USD nhờ mở rộng hệ thống phân phối
tại chuỗi VinMart và VinMart+.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất I. Đánh giá
Sở hữu hê thống chăn nuôi khép kín,công nghệ đóng gói hiệ n đại cùng với dâỵ
chuyền công nghê tiên tiến tư Châu Âu , thịt mát MEATDELI vừa đảm bảo được các tiêụ
chí về đô an toàn, hợp vệ sinh đặ c biệ t là trong giai đoạn dịch tả lợn Châu Phị (2019) mà
vẫn không kém phần ngon miêng.̣
Với hê thống phân phối lớn,̣
MEATDeli đã có bán tại hơn 270 cửa hàng, đại lý, cũng
như tại hệ thống siêu thị VinMart, CoopMart và CoopXtra dần khẳng định vị thế của bản
thân trong lòng người tiêu dùng Viêt Nam cũng như đánh dấu sự thành công của dòng sảṇ phẩm này .
Thịt mát có môt thị trường tiềm năng và đang dần được người tiêu dùng đón nhậ
n,với giá ̣ cả phải chăng kèm theo hương vị tươi ngon và đảm bảo. Sản phẩm thịt mát
MEATDELI sẽ phát triển mạnh hơn nữa với tham vọng có măt trong mỗi bữa ăn của gia đình Việ ṭ
II. Một số đề xuất.
Có thể nói, Masan đã và đang làm rất tốt trong việc sản xuất cũng như phân phối sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm thịt Meat Deli đang chiếm thị phần ưu thế và được 22 lOMoARcPSD| 40615933
người tiêu dùng tin tưởng với chất lượng đảm bảo. Trong suốt quá trình tiêu thụ sản phẩm,
Masan chưa gặp phải những phản hồi tiêu cực nào về Meat Deli mà thay vào đó là những
phản hồi tích cực về sản phẩm cũng như dịch vụ. Sau đây, nhóm đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần phát triển hoạt động sản xuất, tiêu thụ MeatDeli :
Doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa vào phát triển trang trại chăn nuôi. Hiện nay, nhà
máy giết mổ của Tập đoàn Masan là đơn vị có dây chuyền công nghệ hiện đại, với công
suất rất lớn, lên tới 1,4 triệu con lợn/năm. Tuy nhiên cái khó hiện nay là Masan không
thể tự sản xuất đủ nguyên liệu cho chế biến của nhà máy. Cụ thể giai đoạn I, Masan chỉ
sản xuất với công suất khoảng 230 nghìn con/năm. Và để đủ nguyên liệu cho chế biến
của nhà máy, không còn cách nào khác là Masan sẽ phải tổ chức liên kết chăn nuôi cùng
với người dân. Điều này tạo ra một lỗ hổng, bởi quy trình chăn nuôi cũng như con giống
của người dân không được đảm bảo như doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phát
triển quy mô trang trại, đảm bảo quy trình chọn giống, chăn nuôi chất lượng để đáp ứng
nhu cầu của thị trường
Tăng cường hệ thống kiểm dịch và ngăn chặn dịch bệnh. Tháng 5/2019, do dịch bệnh
tả lợn châu phi, Masan đã phải tạm dừng sản xuất thịt trong một thời gian, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu như Masan có thể làm tốt việc ngăn
chặn dịch bệnh, trong tình hình dịch bệnh tả lợn đang diễn ra nhưng đàn lợn trong trang
trại của Masan vẫn khỏe mạnh thì đây sẽ là một bước tiến lớn giúp Masan tăng trưởng mạnh.
Ngoài sản phẩm thịt lợn mát, Masan có thể nghiên cứu và phát triển thêm các loại sản
phẩm khác, mở rộng tuyến sản phẩm để đáp ứng được những nhu cầu khác của khách hàng. Kết Luận 23 lOMoARcPSD| 40615933
So với thịt nóng được bày bán phổ biến tại chợ thì khái niệm thịt mát còn khá xa lạ với
người tiêu dùng. Meatdeli đã và đang cố gắng nỗ lực để đưa sản phẩm thịt mát này ngày
càng đến gần với người tiêu dùng hơn. Meatdeli luôn khắt khe kiểm tra kĩ càng trong các
bước tiến hành sản xuất thịt của doanh nghiệp mình. Tất cả các bước đều tuân thủ quy trình
nghiêm ngặt và được vận hành, giám sát trực tiếp bởi các chuyên gia đến từ châu Âu. Với
việc tuân thủ và đảm bảo quy trình, MEATDeli hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung
cấp thịt heo mát, sạch ngon thuần khiết chuẩn châu Âu cho bữa ăn ngon mỗi ngày Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh Tế Doanh Nghiệp Thương Mại trường đại học Thương Mại.
2. Thịt mát MeatDeli. ( Website https://meatdeli.com.vn/)
3. Masan ra mắt thị heo mát MeatDeli. ( https://vnexpress.net/masan-ra-mat-thanh-cong-
thitheo-mat-meat-deli-3860881.html)
4. Cận cảnh nhà máy sản xuất thịt MeatDeli_Báo thanh niên.
(https://thanhnien.vn/taichinh-kinh-doanh/can-canh-nha-may-nghin-ti-giet-mo-lon-san-xuat-thit-
mat-meatdeli1145861.html?fbclid=IwAR2IB4Xt-
Aka6HQpfbpOmQPpB2eZc80Muhw6fWNQ5Dce58YSbVi7yLVDF6A)
5. Trang trại nuôi heo _Báo thanh niên. (https://thanhnien.vn/doi-song/trang-trai-nuoi-heo-
5sao-an-toan-khong-dich-benh-1042197.html?fbclid=IwAR2wZqoyUnu7QtQqNWHJZ-
IGSgud7tYYtcVCWJhaSxesTwA5SgEjuFshK4)
6. Thêm thịt mát, Masan tăng trưởng_ Báo tuổi trẻ. (https://tuoitre.vn/them-thit-mat-
masantang-truong-an-tuong-20191106164914787.htm?
fbclid=IwAR3433QTgGTBZR9IuxHOWz2WA_42vxN_r5tyNYAcPC7HhOhCeRiwu2mBak8) 24