-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu Luận Xây dựng kế hoạch Quản trị rủi ro dựa trên khung rủi ro tích hợp của Coso cho tổng công ty lương thực Miền Nam - Vinafood II trong giai đoạn Covid - 19 | Tiểu Luận: Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh | Đại học Thăng Long
Tiểu Luận Xây dựng kế hoạch Quản trị rủi ro dựa trên khung rủi ro tích hợp của Coso cho tổng công ty lương thực Miền Nam - Vinafood II trong giai đoạn Covid - 19 | Tiểu Luận: Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh | Đại học Thăng Long. Tài liệu gồm 37 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị rủi ro (MR1) 6 tài liệu
Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Tiểu Luận Xây dựng kế hoạch Quản trị rủi ro dựa trên khung rủi ro tích hợp của Coso cho tổng công ty lương thực Miền Nam - Vinafood II trong giai đoạn Covid - 19 | Tiểu Luận: Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh | Đại học Thăng Long
Tiểu Luận Xây dựng kế hoạch Quản trị rủi ro dựa trên khung rủi ro tích hợp của Coso cho tổng công ty lương thực Miền Nam - Vinafood II trong giai đoạn Covid - 19 | Tiểu Luận: Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh | Đại học Thăng Long. Tài liệu gồm 37 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị rủi ro (MR1) 6 tài liệu
Trường: Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thăng Long
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
(Học kỳ III – 2020 – 2021) Đ ề tài :
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO
DỰA TRÊN KHUNG RỦI RO TÍCH HỢP
CỦA COSO CHO TỔNG CÔNG TY LƯƠNG
THỰC MIỀN NAM – VINAFOOD II TRONG GIAI ĐOẠN COVID 19
Sinh viên thực hiện:
Lê Hồng Minh – A31423
Hoàng Thị Huyền Trang – A34450 HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
(Học kỳ III – 2020 – 2021) Đ ề tài :
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO
DỰA TRÊN KHUNG RỦI RO TÍCH HỢP
CỦA COSO CHO TỔNG CÔNG TY LƯƠNG
THỰC MIỀN NAM – VINAFOOD II TRONG GIAI ĐOẠN COVID 19
Sinh viên thực hiện:
Lê Hồng Minh – A31423
Hoàng Thị Huyền Trang – A34450 HÀ NỘI – 2021
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM STT Họ và tên MSV Đánh giá 1 Lê Hồng Minh A31423 100% 2 Hoàng Thị Huyền Trang A34450 100% MỤC LỤC
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO..............................................1
1.1. Khái niệm rủi ro................................................................................................1
1.1.1. Quan niệm về rủi ro theo trường phái truyền thống (tiêu cực).................1
1.1.2. Quan niệm rủi ro theo trường phái trung hoà...........................................1
1.1.3. Quan niệm rủi ro trong thực tế...................................................................2
1.1.4. Quan niệm rủi ro trong kinh doanh...........................................................2
1.2. Khái niệm quản trị rủi ro.................................................................................2
1.3. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro................................................................3
1.4. Nội dung khung Quản trị rủi ro theo COSO..................................................3
PHẦN 2. KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG
THỰC MIỀN NAM – VINAFOOD II........................................................................5
2.1. Khái quát về Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II...............5
2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II 5
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................6
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh..................................................................7
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực Miền
Nam – Vinafood II...................................................................................................8
2.2.1. Strengths (Điểm mạnh)...............................................................................8
2.2.2. Weaknesses (Điểm yếu)...............................................................................9
2.2.3. Opportuinities (Cơ hội)...............................................................................9
2.2.4. Threats (Nguy cơ)......................................................................................10
2.3. Nhận diện rủi ro..............................................................................................11
2.3.1. Phương pháp phân tích nguyên nhân và hậu quả (Biểu đồ nhân quả). .11
2.3.2. Phương pháp thiết lập bảng kê.................................................................12
2.4. Đo lường rủi ro................................................................................................15
2.4.1. Ma trận rủi ro............................................................................................15
2.4.2. Sơ đồ nơ bướm..........................................................................................16
2.5. Kiểm soát rủi ro...............................................................................................20
2.6. Quản trị thông tin và truyền thông................................................................21
2.7. Tài trợ rủi ro....................................................................................................21
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN....................................................................24
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch quản trị rủi ro tại Tổng Công
ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II..............................................................24
3.1.1. Giải pháp khai thác điểm mạnh................................................................24
3.1.2. Giải pháp hạn chế điểm yếu......................................................................25
3.1.3. Giải pháp khai thác cơ hội........................................................................26
3.1.4. Giải pháp hạn chế nguy cơ.......................................................................27
3.2. Liên hệ vấn đề quản trị rủi ro tuân thủ của Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam – Vinafood II........................................................................................28
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Ảnh 2.1. Sản phẩm nông sản của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II 5
Ảnh 2.2. Logo Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II.............................6
Ảnh 2.3. Hình ảnh chuỗi cửa hàng bán lẻ......................................................................7
Ảnh 2.4. Sản phẩm mì trứng của Vinafood II................................................................8
Bảng 2.1. Thiết lập bảng kê.........................................................................................12
Bảng 2.2. Mức độ rủi ro...............................................................................................15
Bảng 2.3. Kiểm soát rủi ro...........................................................................................20
Bảng 2.4. Tài trợ rủi ro................................................................................................21
Bảng 2.5. Giải pháp khai thác điểm mạnh...................................................................24
Bảng 2.6. Giải pháp hạn chế điểm yếu.........................................................................25
Bảng 2.7. Giải pháp khai thác cơ hội...........................................................................26
Bảng 2.8. Giải pháp hạn chế nguy cơ..........................................................................26
Sơ đồ 2.1. Biểu đồ nhân quả..........................................................................................1
Sơ đồ 2.2. Ma trận rủi ro..............................................................................................15
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nơ bướm yếu tố rủi ro của thiên tai...................................................16
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ nơ bướm yếu tố rủi ro của thị trường................................................17
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ nơ bướm yếu tố rủi ro về chính sách, pháp luật...............................18
Sơ đồ 2.6. Sơ đồ nơ bướm yếu tố rủi ro về con người.................................................19 LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc phân tích rủi ro
trong kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy mà việc phân tích rủi ro trong
kinh doanh sớm trở thành sự ưu tiên hàng đầu của các tổ chức và doanh nghiệp. Câu
hỏi đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm như thế nào để nhận biết được những mối rủi
ro khi thực hiện một dự án nào đó này, đây là một câu hỏi khó cho mỗi một nhà lãnh
đạo. Ngoài việc phân tích và đưa ra những phương án đề xuất khác nhau, nhà lãnh đạo
còn phải nhận biết được đâu là mối rủi ro nguy hiểm, đâu là mối rủi ro vô hại, vì
không phải rủi ro nào cũng bất lợi, nhà quản trị phải nhìn ra được cơ hội trong những mối rủi ro đó.
Với xu hướng phát triển của thế kỉ 21 thì việc phân tích rủi ro trong kinh doanh là
việc làm cấp thiết và quan trọng đối với mỗi một tổ chức và doanh nghiệp. Việc phân
tích rủi ro có vai trò mật thiết đến sự phát triển và bền vững của tổ chức. Để duy trì
một tổ chức không phải đứng bên bờ vực bị phá sản, đòi hỏi nhà lãnh đạo có những
hướng đi đúng đắn, những biện pháp tốt để ngăn ngừa những rủi ro xấu xảy ra, để
ngăn chặn kịp thời những hậu quả của rủi ro mang đến.
Với thế mạnh là nông nghiệp, Việt Nam vẫn luôn trên con đường khẳng định vị
trí của mình trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, một phần không nhỏ là nhờ
các công ty xuất nhập khẩu nông sản, trong đó có Tổng Công ty Lương thực miền
Nam – Vinafood II. Đây là một trong những công ty xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất
ở nước ta. Công ty với hệ thống nhà máy sản xuất và nhà kho rộng khắp từ Đà Nẵng
đến Cà Mau. Tuy nhiên, đối mặt với tình hình dịch Covid – 19 như hiện nay, các công
ty xuất khẩu nông sản tại Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Lương thực miền Nam
– Vinafood II nói riêng thì gặp phải những rủi ro gì có thể xảy ra, có những lợi ích gì?
Và làm cách nào để có thể ngăn chặn hay giảm thiểu được những rủi ro đó?
Vì những lý do trên, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và rút ra được những kinh
nghiệm, có những giải pháp tốt hơn để ngăn chặn hậu quả khi rủi ro xảy ra hay có thể
kiểm soát được rủi ro trước khi nó xảy ra, chúng em đã lựa chọn đề tài “XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO DỰA TRÊN KHUNG RỦI RO TÍCH HỢP
CỦA COSO CHO TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM –
VINAFOOD II TRONG GIAI ĐOẠN COVID 19” cho tiểu luận môn quản trị rủi ro trong kinh doanh của mình.
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điều không tốt lành và luôn bất ngờ
xảy đến. Đây là cách hiểu thông thường nhất, những gì được coi là rủi ro luôn mang
lại những điều mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra luôn đồng nghĩa
với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó.
Ví dụ: Bạn đang vội tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị tắc đường. Như vậy:
Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trước được, biến cố
mà ta hoàn toàn không biết được chắc chắn nó sẽ xảy ra hay không.
Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể
đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán.
1.1.1. Quan niệm về rủi ro theo trường phái truyền thống (tiêu cực)
Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển tiếng Việt xuất bản
năm 1995 Theo Giáo sư Nguyễn Lân “rủi ro (cùng nghĩa với rủi) là sự không may”.
Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”.
Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hô Diệu định nghĩa “Rủi ro là sự tổn thất về
tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”, “Rủi ro là những bất
trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác
động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp”
Kết luận: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên
quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
1.1.2. Quan niệm rủi ro theo trường phái trung hoà
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight).
Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi (Allan
Willett) - Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến.
Theo C. Arthur William, Jr. Micheal, L. Smith: “Rủi ro là sự biến động tiềm ấn ở
những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi
có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro
gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến
khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”. 1
Kết luận: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích
cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất mất mát, nguy hiểm
cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.
1.1.3. Quan niệm rủi ro trong thực tế
Rủi ro không đối xứng: Là rủi ro nảy sinh chỉ gắn đến những thiệt hại.
Ví dụ: Một tai nạn do thiên nhiên mang đến: bão, lốc… làm đổ sập hoàn toàn một căn nhà
Rủi ro mang tính đối xứng: Là rủi ro xảy ra gắn với cả thiệt hại và may mắn.
Rủi ro và cơ hội (sự may mắn) được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng thống
nhất trong một thực thể. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, con người đều
mong muốn được thụ hưởng may mắn (cơ hội) và tránh được sự không may, rủi ro của
thực thể thống nhất đó. Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả. Thường một biến cố nào
đó, nếu là cơ hội cho một (hay một số) người này, doanh nghiệp hay tổ chức này, sẽ
trở thành rủi ro (không may) đối với một (hay một số) người khác, doanh nghiệp và tổ chức khác.
Ví dụ: Một trận động đất hay sóng thần sẽ mang lại thiệt hại nặng nề nhưng vẫn
có sự may mắn là nhiều người thoát chết trong gang tấc.
1.1.4. Quan niệm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại
cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang
có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong
quá trình phát triển của mình.
Một số quan điểm tiếp cận rủi ro trong kinh doanh:
Rủi ro là một vấn đề luôn tồn tại trong cuộc sống;
Rủi ro và cơ hội được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong một thực thể;
Rủi ro được hiểu là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của con người;
Rủi ro luôn gắn liền với sự thiệt hại và chi phí;
Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả;
Rủi ro ít nhiều mang tính chủ quan của con người;
Rủi ro mang tính khách quan và chủ quan. 2
1.2. Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro của doanh nghiệp là một quá trình, được thực hiện bởi ban giám
đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh cụ thể và trên
quy mô toàn doanh nghiệp, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng đến doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung cấp sự
bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (COSO, 2004).
Quản trị rủi ro là một quy trình. Quy trình được Từ điển Bách khoa toàn thư mở
rộng Wikipedia định nghĩa, là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã
được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động
quản trị. Quản trị rủi ro của doanh nghiệp cần được thực hiện bởi những người có liên
hệ trực tiếp với hoạt động trong doanh nghiệp và quản trị rủi ro của doanh nghiệp được
áp dụng thông qua việc thiết lập các chiến lược trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
1.3. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro
Lợi ích đem lại cho việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro doanh nghiệp
sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được một công cụ hiệu quả vừa tạo thêm giá trị mới,
vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.
Có được cái nhìn toàn diện và nhất quán về rủi ro thì việc quản trị là vô cùng
quan trọng. Từ đó làm tiền đề tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh bằng việc giảm thiểu rủi ro để tăng lợi nhuận và dòng tiền cũng như sử
dụng các công cụ của quản trị rủi ro doanh nghiệp để đạt mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Trong mỗi doanh nghiệp, việc xác định thứ tự ưu tiên trong quản lý để sắp xếp
công việc là cực kỳ quan trọng. Đây là cơ sở để xử lý các rủi ro chính giúp tối ưu hóa
nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng thời giám sát
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro chính.
Theo khảo sát về thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam do
Deloitte thực hiện trong năm 2016 về các lợi ích của quản trị rủi ro mang lại cho công
ty thì đa số các trả lời cho câu hỏi này là lợi ích về tăng cường nhận thức về quản trị
rủi ro tại doanh nghiệp và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp.
1.4. Nội dung khung Quản trị rủi ro theo COSO
COSO ERM - Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp tích hợp, mục tiêu chính là cải
thiện hiệu suất hoạt động của tổ chức thông qua việc kết hợp hiệu quả các mục tiêu
chiến lược, rủi ro, điều hành và quản trị rủi ro. Cung cấp các khái niệm then chốt cơ
bản về quản trị rủi ro, một khung quản trị rủi ro toàn diện, chi tiết các cấu phần. Hướng
dẫn áp dụng cho các tổ chức lĩnh vực công nghiệp và hướng tới một quy trình quản trị 3
rủi ro toàn diện, COSO đưa ra 2 mô hình quản trị rủi ro vào năm 1992 và 2004. Trong đó:
ERM - COSO I: áp dụng cho những doanh nghiệp chỉ nhằm mục tiêu thiết lập
môi trường quản lý nội bộ hiệu quả. Chính vì vậy COSO 1 đưa ra khuôn khổ chung
cho kiểm soát nội bộ, trong đó đưa ra khái niệm về kiểm soát nội bộ, mô tả các bộ
phận hợp thành của kiểm soát nội bộ, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà quản
lý và các đối tượng khác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Theo COSO 1 (1992) thì một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 bộ phận có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau (H1), đó là:
Môi trường kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Các hoạt động kiểm soát Đánh giá rủi ro Giám sát
ERM -COSO II: ứng dụng rộng rãi cho mọi doanh nghiệp, trong đó kiểm soát nội
bộ chỉ là một phần của chiến lược quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Hệ thống quản trị
rủi ro doanh nghiệp bao gồm 8 bộ phận chính (H2): Môi trường quản lý Thiết lập mục tiêu
Nhận dạng các sự kiện Đánh giá rủi ro Kiểm soát rủi ro
Các hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông Giám sát
Theo phân tích ở trên, ERM – COSO 1 model chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp
muốn nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, trong khi ERM – COSO
II model lại có ứng dụng rộng rãi hơn. Do vậy, ERM – COSO II model sẽ vận dụng tốt
vào việc quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ERM – COSO II
model lại khá phức tạp với 8 bộ phận khác nhau. Các doanh nghiệp có thể vận dụng
linh hoạt mô hình này vào tổ chức của mình, tuy nhiên, ba bộ phận chính trong mô
hình thì không được bỏ qua, bao gồm: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro. 4
PHẦN 2. KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM – VINAFOOD II
2.1. Khái quát về Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
Vinafood II – Tổng Công ty Lương thực miền Nam là một trong những công ty
xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất ở nước ta. Công ty với hệ thống nhà máy sản xuất và
nhà kho rộng khắp từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Mặt hàng xuất khẩu của công ty đa dạng,
nhưng thế mạnh là xuất khẩu gạo với sản lượng lớn hàng năm. Trung bình mỗi năm
công ty chế biến và xuất khẩu khoảng 3 triệu trấn gạo khắp các thị trường châu Á,
châu Âu, các vùng Trung Đông, châu Mỹ và cả châu Phi.
Ảnh 2.1. Sản phẩm nông sản của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II (Nguồn: Internet)
Các nhà máy sản xuất được trang bị những máy móc hiện đại nhất, đảm bảo cho
việc chế biến nông sản chất lượng nhất, tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng sản 5
phẩm để đạt điều kiện xuất khẩu. Các sản phẩm gạo xuất khẩu là gạo thơm Việt Mỹ,
gạo thơm bông sứ đỏ, gạo thơm bông sứ xanh, gạo sáp…
Ngoài xuất khẩu gạo là thế mạnh, công ty còn xuất khẩu các nông sản khác như
cà phê, hạt điều, sắn lát, bắp và các loại đậu. Công ty còn góp phần không nhỏ khi
quảng bá chất lượng sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới, đồng thời khẳng định
và nâng cao vị thế của nông sản Việt.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty Lương thực miền Nam – Công ty cổ phần (VINAFOOD II) tiền
thân là Tổng công ty lúa gạo Miền Nam được thành lập năm 1976 theo Quyết định số
130/LTTP ngày 18/8/1976 của Bộ Lương thực và Thực phẩm.
Tháng 7/1978: Tổng công ty lúa gạo Miền Nam được đổi tên thành Tổng công ty
Lương thực miền Nam (Quyết định số 1606/LTTP-LĐ ngày 20/7/1978 của Bộ Lương thực và Thực phẩm).
Cùng với sự tăng cường về quy mô, cơ cấu, Tổng công ty Lương thực miền Nam
cũng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: chế biến, kinh doanh xuất nhập
khẩu lương thực, nông sản với sản phẩm chính là lúa gạo. Ngoài ra còn có các mặt
hàng khác như thực phẩm chế biến, lúa mì, bột mì, bao bì, cá cơm và các hoạt động
kinh doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ảnh 2.2. Logo Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
(Nguồn: Website Vinafood II)
Trong hơn 40 năm qua, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc về nhiều mặt, trở thành một trong những Doanh nghiệp kinh doanh
lúa gạo lớn trên thế giới với mức chế biến và xuất khẩu bình quân hàng năm đạt
khoảng 2,8 – 3,0 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, doanh số
trên 30.000 tỷ đồng đã góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ lương thực hàng hóa cho 6
nông dân; đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, bình
ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hiện Tổng công ty Lương thực miền Nam đang tổ chức và hoạt động theo Điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam – Công ty cổ phần
được thông qua theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/9/2018.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0300613198 do Phòng Đăng ký kinh doanh -
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cấp ngày 08/02/2007 và đăng ký
thay đổi lần thứ 10: ngày 09 tháng 10 năm 2018, ngành nghề kinh doanh chính của
Tổng công ty như sau: Thu mua, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, dự trữ, lưu
thông lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản. Xuất khẩu, nhập khẩu lương thực, nông sản.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là: gạo, bột ngọt, nước tương, mì, nui, bánh
kẹo…Tổng công ty Lương thực miền Nam, với chức năng, nhiệm vụ của mình, tích
cực tham gia vào công tác bình ổn giá lương thực, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng
ngày của người dân với hệ thống 88 Cửa hàng tiện ích từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau.
Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh có hơn 47 cửa hàng và trung tâm phân phối.
Ảnh 2.3. Hình ảnh chuỗi cửa hàng bán lẻ
Bên cạnh sản phẩm mì ăn liền truyền thống, sản phẩm của ngành hàng Lương
thực thực phẩm chế biến của Tổng công ty Lương thực miền Nam đa dạng và phong
phú với các mặt hàng khác như: Miến, Bún, Phở, Hủ tiếu, cháo ăn liền…, và các mặt 7
hàng gia vị như: Nước tương, tương ớt, bột canh, nước chấm thực vật… Đặc biệt các
loại sản phẩm này được sản xuất với nhiều hương vị khác nhau, đã hoàn toàn đáp ứng
được nhu cầu về khẩu vị thị hiếu, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng
hiện tại và tiềm năng trong tương lai.
Ảnh 2.4. Sản phẩm mì trứng của Vinafood II
(Nguồn: Website Vinafood II)
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
2.2.1. Strengths (Điểm mạnh)
Tổ chức bộ máy của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II được tổ
chức một cách bài bản, khoa học, đúng quy định, quy trình; Lãnh đạo điều hành có
trình độ, nhiều kinh nghiệm.
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II đầu tư cơ sở hạ tầng và trang
bị hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại.
Chất lượng sản phẩm của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.
Hệ thống thông tin được Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
trang bị những phương tiện thông tin tiên tiến, hiện đại, phục vụ tốt cho công tác
chuyên môn và lãnh đạo điều hành, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác và mang tính bảo mật cao.
Về nghiên cứu phát triển: Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
cũng rất chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm tạo ra nhiều sản
phẩm mới có chất lượng đáp ứng yêu cầu mở rộng thị phần, thị trường, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. 8
Về tài chính, tín dụng: Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II có
khả năng huy động vốn từ bên ngoài rất cao do chính sách ưu đãi về lãi suất và hạn
mức tín dụng của Nhà Nước.
Năng lực sản xuất chế biến: đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng Công
ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II.
2.2.2. Weaknesses (Điểm yếu)
Công tác chỉ đạo điều hành của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood
II đôi lúc chưa sâu sát nhịp nhàng, thiếu cân đối, thiếu biện pháp giải quyết kịp thời
những vấn đề có tính đột ngột, bất ngờ.
Công tác dự báo của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II chưa
thật sự chính xác và khoa học vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan nên kế
hoạch thu mua lương thực cũng như việc thực hiện những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá còn nhiều bất cập. Một số công ty thành viên bỏ qua nhiều cơ hội khi giá
lương thực thế giới tăng nhưng không có hàng để bán thậm chí có hợp đồng đã ký
trước phải bị lỗ vì bị động trong công tác thu mua, tổ chức giao nhận.
Về nguồn nhân lực: Trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên ngày càng nâng cao,
công tác tuyển chọn đào tạo của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
có chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề kinh doanh mới
nhất là lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản.
Về trang bị máy móc, thiết bị: Dù đã được Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
– Vinafood II đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là máy móc, nhà kho phục vụ cho công tác phơi sấy, bảo quản lương
thực; Việc đầu tư quá dàn trải, chưa xác định trọng tâm danh mục đầu tư.
Công tác phân phối: Đối với mặt hàng gạo thì kênh phân phối của Tổng Công ty
Lương thực Miền Nam – Vinafood II rộng rãi, đa dạng ở thị trường trong nước. Tuy
nhiên, đối với những mặt hàng khác như mì nui, bánh tráng… thì mạng lưới phân phối
vẫn còn hạn chế, mang tính địa phương, khu vực.
Hoạt động marketing của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
còn hạn chế, chưa chú trọng nhiều đến công tác quảng bá, tiếp thị. Những mặt hàng
như bánh tráng, mì nui ít xuất hiện trên các phương tiên thông tin đại chúng.
2.2.3. Opportuinities (Cơ hội)
Tình hình chính trị, xã hội trong nước ổn định, Tổng Công ty Lương thực Miền
Nam – Vinafood II có thể tận dụng những chế độ, chính sách ổn định để tạo lợi thế
cho doanh nghiệp trong cạnh tranh ra nước ngoài. 9
Vị trí địa lý thuận lợi giúp Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II
giảm chi chí vận chuyển trong việc thu mua hàng hóa để giảm giá thành sản phẩm.
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II có mối quan hệ tốt với ngân
hàng và các tổ chức tín dụng để tạo niềm tin để duy trì uy tín với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống của người dân ngày một nâng cao, mức
chi tiêu của người dân càng lớn, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ
sinh an toàn thực phẩm nên Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II có thể
chủ động nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà
nước giúp Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II chủ động tìm kiếm mở
rộng thị trường nước ngoài, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cộng với việc khuyến khích các doanh
nghiệp nhập khẩu, trang bị máy móc, công nghệ hiện đại nên Tổng Công ty Lương
thực Miền Nam – Vinafood II có cơ hội để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu còn nhiều tiềm năng nên Tổng Công
ty Lương thực Miền Nam – Vinafood II có thể tăng cường công tác tiếp thị, bán hàng
để tiêu thụ nhiều sản phẩm, mở thêm thị trường mới từ thị trường tiềm năng.
2.2.4. Threats (Nguy cơ)
Điều kiện thời tiết Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, hạn hán, lũ lụt dịch
bệnh luôn đe dọa đến mùa màng, khó dự báo, phòng chống.
Cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng gay gắt nên Tổng Công ty Lương
thực Miền Nam – Vinafood II cần phải có những chiến lược sản phẩm riêng để tiếp tục
tồn tại và phát triển trên thị trường nông sản.
Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới cao do rào cản nhập ngành thấp.
Thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều khó khăn do các nước phát triển đưa ra
nhiều tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. 10
2.3. Nhận diện rủi ro
2.3.1. Phương pháp phân tích nguyên nhân và hậu quả (Biểu đồ nhân quả)
Sơ đồ 2.1. Biểu đồ nhân quả Rủi ro của thiên tai Rủi ro của thị trường
Quy luật cung cầu ảnh hưởng đến thị
trường nông sản. Cung tăng nhưng
Thiên tai xảy ra thường xuyên
cầu không tăng thì phải giảm giá để
Do biến đổi khí hậu, bão lụt xảy ra kích cầu
không theo quy luật -> công tác dự báo Do biến động giá cả gặp khó khăn Lạm phát Đại dịch Covid - 19 Rủi ro của Vinafood - II
Xuất khẩu và chính sách xuất
Thu nhập của người tiêu dùng khẩu
Các rào cản về thuế, hải quan
và những thủ tục hành chính
Thị hiếu, nhu cầu của người tiêu
Ảnh hưởng của luật pháp dùng kinh doanh Việt Nam
Rủi ro của chính sách, pháp luật Rủi ro về con người 11
2.3.2. Phương pháp thiết lập bảng kê
Bảng 2.1. Thiết lập bảng kê STT Loại rủi ro Tình huống Biện pháp Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam – Vinafood II có một
hệ thống đơn vị thành viên trực
thuộc và công ty liên kết rải đều
1.1. Tài nguyên bị khai các tỉnh thành cả phía bắc và
thác bừa bãi. Tình trạng phía nam với các vị trí kinh
khai thác rừng bừa bãi làm doanh thuận lợi, có tiềm năng
cho rừng bị tàn phá và thu để khai thác vùng nguyên liệu,
hẹp nhanh chóng khiến cho các vựa lúa, vựa nông sản.
các diễn biến về khí hậu và
thời tiết trong những năm Tổng Công ty Lương thực
gần đây ngày càng thất Miền Nam – Vinafood II phải thường, phức tạp.
nhanh chóng chuyển đầu tư từ
chiều rộng sang chiều sâu, nhằm
1.2. Về tài nguyên đất, quá đảm bảo sử dụng có hiệu quả,
trình đô thị hóa diễn ra Rủi ro của
khai thác kết hợp với tái tạo, 1
nhanh chóng và mạnh mẽ ở thiên tai
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
nước ta trong thời gian qua
làm cho quỹ đất sản xuất Tổng Công ty Lương thực
của Việt Nam ngày càng bị Miền Nam – Vinafood II cần thu hẹp.
phải nghiên cứu kỹ yếu tố môi
trường tự nhiên này để có thể có
1.3. Tình trạng khai thác những dự báo tin cậy và có
nguồn tài nguyên thiên chiến lược phù hợp trong lĩnh
nhiên bừa bãi tất yếu sẽ vực kinh doanh lương thực nói
dẫn đến tăng trưởng sản riêng, các sản phẩm nông
xuất sẽ ngừng lại, khủng nghiệp nói chung. Thậm chí
hoảng sinh thái sẽ ngày Tổng Công ty cũng phải quan càng trầm trọng hơn.
tâm đến tình hình sản xuất kinh
doanh lương thực của những
quốc gia mạnh về xuất khẩu nông sản thực phẩm. 2
Rủi ro của 2.1. Trước ảnh hưởng của Việt Nam đã chính thức thị trường
nền kinh tế toàn cầu đang trở thành thành viên thứ 150 của 12 STT Loại rủi ro Tình huống Biện pháp
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới-
WTO, có thể xem như là chiếc
chìa khoá mở toang cánh cửa
cho việc thông thương trong
môi trường toàn cầu hoá, nó sẽ
mở ra những cơ hội to lớn cũng
như những thách thức không
nhỏ cho Tổng Công ty Lương
có nhiều biến động phức thực Miền Nam – Vinafood II
tạp và lạm phát trong nước trong quá trình hội nhập. cao nên lãi suất cho vay Tổng Công ty Lương thực
bằng tiền Việt Nam đồng Miền Nam – Vinafood II muốn
hiện đang ở mức cao, gây chiến thắng trong cạnh tranh
ảnh hưởng không nhỏ cho phải ứng dụng được máy móc
doanh nghiệp trong quá thiết bị, công nghệ hiện đại. trình thu mua lương thực.
Điều quan trọng cần chú ý là
2.2. Sự phát triển nhanh máy móc, công nghệ hiện đại
chóng của khoa học công phải phù hợp với điều kiện cụ
nghệ đã cung cấp hay tạo thể của doanh nghiệp mình. cơ hội cho các doanh Tổng Công ty Lương thực
nghiệp trong ngành mua Miền Nam – Vinafood II cần
hoặc tự mô phỏng để có đặc biệt lưu ý thường xuyên cập
được máy móc công nghệ nhật công nghệ thông tin, tổ
hiện đại nhằm nâng cao chức nghiên cứu phát triển sao
công suất, chất lượng, hạ cho sản phẩm kinh doanh của giá thành sản phẩm.
mình có thể đáp ứng được nhu
cầu ngày càng đa dạng của
người tiêu dùng, đặc biệt là cần
quan tâm đầu tư cho công nghệ
chế biến nông sản nhằm chuyển
từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu
thành phẩm có giá trị gia tăng cao. 3
Rủi ro của 3.1. Luật pháp kinh doanh Tổng Công ty Lương thực 13