-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận ''Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc''
Tiểu luận môn Quốc phòng và An ninh với đề tài: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 113 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Tiểu luận ''Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc''
Tiểu luận môn Quốc phòng và An ninh với đề tài: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 113 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1 MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
NỘI DUNG ............................................................................................................. 3
I. Nội dung cơ bản trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc4 3
1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 3
2. Nội dung cơ bản xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc ..................... 4
3. Thực tiễn của xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc............. 5
II. Giải pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ..................... 7
III. Trách nhiệm của sinh viên ................................................................................. 9
1. Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm công dân đối
với công cuộc bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ............................................... 9
2. Mỗi sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự của
nhà trường và của địa phương cư trú .................................................................. 10
3. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ anh ninh trật tự của địa
phương ................................................................................................................ 10
4. Luôn nêu cao ý thức cảnh giác ...................................................................... 11
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 12 2 MỞ ĐẦU
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những phát triển
vượt bậc về mọi mặt. Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN,
ghi lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và ứng phó với COVID –
19. Kinh tế đất nước đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là một trong số ít quốc gia
có GĐP tăng trưởng trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp năm
2020 . Nền văn hóa đa dạng, phong phú của ta nhận được sự quan tâm lớn của bạn
bè quốc tế, Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019”.
Về y tế, ta được thế giới nhắc đến như một điều kì diệu trong phòng chống đại
dịch… Những thành tựu ấy, đặt trong sự phát triển vượt bậc của công nghệ thời kì
cách mạng 4.0 và sự xáo trộn gây ra bởi đại dịch, là minh chứng vô cùng mạnh mẽ
cho truyền thống đoàn kết, sẵn sàng vượt qua khó khăn của dân tộc Việt Nam.
Đoàn kết là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, nhưng sâu xa
hơn nữa, đây còn là tư tưởng chiến lược đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự
của Tổ quốc. Phong trào toàn dân đoàn kết bảo vệ an ninh Tổ quốc đã thể hiện rất
rõ trong thời kì chiến tranh, và ở thời bình, phong trào ấy vẫn cần được nêu cao,
phát triển mạnh mẽ. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đúc kết kinh nghiệm đánh
giặc của dân ta trong một câu nói nổi tiếng: “phải bám thắt lưng địch mà đánh”.
Câu nói này đặt trong tình hình mới của đất nước được hiểu theo nghĩa: luôn theo
dõi, sát sao, tìm hiểu cho rõ tình hình, điểm mạnh, điểm yếu của địch thì mới chiếm
được lợi thế thành công. “Địch” của thời đại mới không chỉ giới hạn trong khuôn
khổ kẻ thù xâm lược lãnh thổ, mà còn mở rộng ra để chỉ những kẻ làm mất ổn định
an ninh, trật tự của Tổ quốc, các tội phạm mạng, tội phạm môi trường, ma túy,
khủng bố… Để nắm thế chủ động trước những kẻ địch này, rất cần đến sự chung
tay đoàn kết của toàn thể nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân dân
trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc thời đại mới, em thực hiện đề tài “Xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Tiểu luận
đề cập tới một số khái niệm cơ bản về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
thực tiễn của công tác xây dựng phong trào. Từ những nội dung đó, em nêu ra vai
trò, trách nhiệm và những biện pháp sinh viên có thể thực hiện để đóng góp xây
dựng an ninh, trật tự Tổ quốc. 3 NỘI DUNG
I. Nội dung cơ bản trong xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc
1. Một số khái niệm cơ bản I.1. Quần chúng nhân dân
Khái niệm quần chúng nhân dân thay đổi và phát triển theo chiều dài của lịch
sử, tùy theo hình thái kinh tế - xã hội của từng thời kì nhất định. Nhưng chắc chắn
quần chúng nhân dân là bộ phận đông đảo nhất, góp phần lớn nhất vào quá trình
xây dựng và bảo vệ đất nước. Quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp tạo ra
của cải vật chất cho xã hội; qua hoạt động sản xuất vật chất đó, họ là nguồn gốc
làm nảy sinh những phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa của dân tộc và nhân
loại. Triết học Mác – Lenin đã khái quát chính xác vai trò của quần chúng nhân dân:
họ là người sáng tạo chân chính ra lịch sử.
Chính bởi đặc điểm đông đảo, có mặt trên khắp mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, nên
quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh
Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân giúp ta nhiều thì thành công
nhiều, giúp ta ít thì thành công ít, giúp ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Hay
như cách người Trung Quốc miêu tả vai trò của quần chúng nhân dân trong câu
ngạn ngữ cổ: “nước lên, thuyền lên”. Bên cạnh lực lượng Công an, quần chúng
nhân dân chính là mấu chốt để phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo các loại tội phạm
để thu hẹp dần đối tượng phạm tội. I.2.
Phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc
Phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc là hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức
của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống
các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
Phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc là một phần không thể thiếu trong suốt lịch
sử xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng và sự nghiệp bảo vệ an ninh – trật tự quốc gia. Trong thời chiến tranh,
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có mối quan hệ khăng khít, tác động,
hỗ trợ lẫn nhau đối với các phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuât, giáo dục,
phong trào đoàn đội của thanh niên… Trong tình hình mới hiện nay, đặc biệt là khi
dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc càng chứng tỏ tầm quan trọng to lớn, sức ảnh hưởng mạnh mẽ, là sự hỗ trợ 4
đắc lực đối với lực lượng chức năng đang phải gồng gánh thêm nhiệm vụ chống dịch.
2. Nội dung cơ bản xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc
Để phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát huy đầy đủ sức mạnh
khắc phục, đấu tranh, bài trừ hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội
phạm, Đảng chủ trương triển khai phong trào theo những nội dung cơ bản sau đây:
2.1. Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của
nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của các thế
lực thù địch trong và ngoài nước
- Chống chiến tranh tâm lí phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch. Kiên quyếtbài
trừ những luận điểm xuyên tạc, phủ nhận, xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác
– Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sai lệch chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh xã hội, bảo vệ bí mật quốc gia.
- Chống địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây mấtổn
định chính trị. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về dân tộc, tôn giáo; những thế
lực thù địch có thể lợi dụng sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, tôn giáo này
để gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ quốc gia.
- Giữ vững khối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp phần
xâydựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh. Chỉ khi có sự ổn định
về chính trị, ta mới có thể bắt đầu xây dựng những thành tựu về văn hóa, xã hội,
để từ đó nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.2. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
- Vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển, tố giác, đấu tranh chống cácloại
tội phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa bàn.
- Vận động nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người cần phảigáo
dục tại cộng đồng dân cư.
- Vận động nhân dân chấp hành và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trậttự
công cộng, trật tự đô thị, gữ gìn vệ sinh thẩm mỹ nơi công cộng, tham gia phòng
chống gây rối trật tự nơi công cộng, ngăn chặn kịp thời các vụ lộn xộn ở công cộng. 5
- Hướng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạchậu,
đấu tranh bài trừ văn hóa phẩm độc hại.
- Xây dựng cơ quan đơn vị, cụm dân cư và từng gia đình an toàn, đoàn kết, xâydựng
nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, giữ vững đạo dức trong sáng lành mạnh,
giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, bảo vệ môi trường sống.
2.3. Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa phương - Xây
dựng và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết liên tịch, thông tư liên ngành, các quy
chế phối hợp hoạt động giữa Công an xã với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, các cơ quan, trường học trên địa bàn.
- Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,
xâydựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, kịp thời đề xuất lồng ghép nội
dung, yêu cầu của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp, nhằm
phát huy vai trò của quần chúng trong việc bảo vệ an ninh – trật tự.
2.4. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh.
- Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để rèn luyện, thử tháchxây
dựng đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước.
- Thông qua phong trào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để
thườngxuyên đóng góp ý kiến xây dựng cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, lực
lượng Công an, kịp thời phát hiện đề nghị đưa ra khỏi tổ chức Đảng, chính quyền,
lực lượng Công an những người không đủ tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực công
tác; đồng thời đề nghị bổ sung những nhân tố tích cực, ưu tú xuất sắc trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vào cấp uỷ chính quyền cơ sở, để xây dựng
tổ chức Đảng, chính quyền, lực lượng Công an trong sạch vững mạnh.
3. Thực tiễn của xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 3.1. Thành tựu đạt được
Bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội, thời cơ, khó khăn, thách
thức đan xen, bảo vệ an ninh Tổ quốc trở thành tiền đề quan trọng để xây dựng và
phát triển đất nước. Vấn đề này đòi hỏi toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một
lòng, chủ động tham gia phòng chống tội phạm. Nhận thức rõ được điều đó, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều kết luận, chỉ thị, văn bản, nghị quyết, mà trọng tâm
là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 6
Kinh tế, xã hội phát triển, bởi vậy quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng cần
được tăng cường để phục vụ trọn vẹn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được hiểu theo nghĩa rộng. Không
chỉ bó hẹp trong phạm vi chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ, mà bảo vệ Tổ quốc còn là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trên
mặt trận chính trị, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế; bảo vệ thành quả của
công cuộc đổi mới, sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa theo định hướng chủ
nghĩa xã hội; bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
Sau mười năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc trong tình hình mới, nhiều công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc đã được triển khai, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
tầng lớp nhân dân để chung tay bảo vệ an ninh, đấu tranh chống tội phạm, củng cố
thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Cụ thể là việc tổ chức “Ngày hội
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” vào ngày 19/8, cũng là ngày hội của ngành công
an nhân dân, vừa là dịp để ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc, tưởng nhớ sự hi sinh
quên mình để bảo vệ trật tự quốc gia của các liệt sĩ, tập thể anh hùng, vừa là dịp để
nhắc nhớ, động viên, lan tỏa, khích lệ tinh thần toàn dân trong đấu tranh phòng
chống tội phạm, vi phạm pháp luật, nhân cơ hội đó để chính quyền triển khai đổi
mới các biện pháp, hình thức tuyên truyền, vận động, nhân rộng những mô hình
tiên tiến nhằm đẩy mạnh phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đối với
những đơn vị đạt kết xuất sắc trong phòng trào phòng chống tội phạm, Bộ Công an
cũng trao tặng những phần thưởng động viên như danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”,
“Đơn vị quyết thắng”, “Cờ thi đua”, các bằng khen, giấy khen… Mô hình “Camera
an ninh trật tự” cũng là một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong việc
phòng, chống tội phạm, đồng thời kịp thời tuyên dương những tấm gương người
tốt, việc tốt trong công tác an ninh trật tự. Chính quá trình triển khai mô hình này
cũng thể hiện sự đồng lòng của nhân dân trong việc đóng góp xây dựng, bảo vệ trật
tự an ninh: tại nhiều địa phương, người dân chủ động đóng góp kinh phí lắp đặt hệ
thống camera giám sát. Các phong trào “Ánh sáng an ninh”, “Thôn tự quản chống
lây ma túy”, “Chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức tham gia giữ gìn an ninh, trật tự”…
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng địa bàn trên từng lĩnh vực khác nhau,
đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự quốc gia nói chung.
Trong những năm 2019 – 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng
không vì thế mà công tác toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bị lơ là, sao nhãng. Lực
lượng nòng cốt của phong trào ở cấp cơ sở (công an xã bán chuyên trách, bảo vệ
dân phố, tổ trưởng tổ tự quản, thành viên ban chủ nhiệm câu lạc bộ quần chúng tự 7
quản…) tham gia tích cực vào hoạt động giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Khi
dịch bùng phát, không kể ngày đêm, họ sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, lăn xả vào
công việc chung, tham gia tuần tra, kiểm soát, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên
truyền, vận động nhân dân cảnh giác với tội phạm và tuân thủ quy định chống dịch. 3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Hạn chế thứ nhất là phong trào phát triển chưa đồng đều. Về hình thức, nội dung,
phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân còn chưa có nhiều đổi mới, một số
mô hình tự quản về an ninh trật tự còn nhiều bất cập, mang tính hình thức.
Công tác phối hợp giữa các ban ngành cũng là một vấn đề đáng được quan tâm,
khi mà việc kiểm tra, hướng dẫn, duy trì hoạt động của mô hình chưa được gắn kết
chặt chẽ. Hệ thống các quy định liên quan đến công tác xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vẫn còn thiếu, chưa được đồng bộ, chậm được sửa đổi,
bổ sung. Các quy định trên chưa nằm trên một văn bản thống nhất, mà vẫn rải rác
ở nhiều văn bản khác nhau, liên quan đến nhiều chủ thể, gây nên sự lúng túng trong
công tác triển khai và thực hiện. Chính vì vậy, sự vận dụng ở mỗi địa phương lại
khác nhau, chưa có sự thống nhất ở phạm vi cả nước. Những quy định về hoạt động
thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm liên quan đến công tác xây dựng phong trào an
ninh toàn dân vẫn còn sơ suất, chủ yếu vận dụng các quy định của pháp luật có liên
quan như Bộ Luật hình sự, Luật Hành chính…
Trong tình hình mới, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, nhiều
loại hình tội phạm mới được ra đời, cụ thể là tội phạm mạng, tội phạm ma túy, môi
trường, khủng bố… Công tác an ninh phi truyền thống cũng theo đó cần được chú
trọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phổ cập rộng rãi đến nhân dân, để nhân dân tích
cực phòng tránh và tham gia chống phá.
II. Giải pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Trước yêu cầu của tình hình mới, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
cần trở thành phong trào sôi nổi nhất trong toàn hệ thống chính trị và mọi tầng lớp
nhân dân. Một câu hỏi rất cấp thiết là làm sao tăng cường, bổ sung, hỗ trợ những
kết quả ta đang làm tốt, bên cạnh đó khắc phục những mặt hạn chế của công tác xây
dựng phong trào. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng
Công an và các tổ chức thành viên có thể thực hiện một số giải pháp sau: 8
I. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và các tổ
chức thành viên giữ vững vai trò hạt nhân trong công tác tham mưu.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước trong thực hiện
các chiến lược. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện hiệu
quả các chiến lược, nhằm đạt được mục tiêu đề ra là bảo vệ vững chắc an ninh trật
tự của Tổ quốc. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện có chiều sâu các cơ chế,
quy chế, thông tư, văn bản, hướng dẫn… nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối
của Đảng, đưa lý thuyết vào thực tiễn, đảm bảo nội dung của chiến lược đi vào đời
sống của nhân dân, góp phần thiết thực giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Đổi mới nội dung, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tạo sự phối hợp, đồng bộ giữa các ngành, cơ quan, đơn vị để phát huy hiệu quả
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nội dung của phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm toàn dân đối với
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn Đảng,
toàn quân, là khi ta xây dựng được một bức tường vững chắc để bao quanh Tổ quốc,
như lời Bác Hồ dạy: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng
xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm
bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Công tác tuyên truyền phải sâu, sát, phù
hợp với từng đối tượng, địa bàn, phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo. Nội dung
tuyên truyền phải toàn diện, nhưng bên cạnh đó cũng cần chú trọng cụ thể hóa mục
tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm, tránh sự mơ hồ, nhầm lẫn. Cơ sở nhận
thức đúng mới dẫn đến hành động đúng.
Nhà trường, cơ quan phát thanh, báo chí, truyền hình cũng cần góp phần tuyên
truyền, vận động người dân tham gia tích cực hơn vào phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc. Giáo dục, phổ biến, phổ cập kiến thức quốc phòng an ninh là cần
thiết đối với toàn bộ người dân, không thể xem nhẹ sức mạnh của nhân dân đối với
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cần tránh mất cảnh giác với kẻ địch, luôn đề phòng cảnh
giác, không lơ là, ngủ quên trên chiến thắng thời bình.
3. Phát huy hiệu quả vai trò tự giác của nhân dân trong thực hiện phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tăng cường hoạt động đối thoại trực tiếp giữa các cấp lãnh đạo với nhân dân,
tổ chức hiệu quả các diễn đàn “Lắng nghe ý kiến nhân dân”, “Mặt trận lắng nghe
dân nói”, “Nói cho dân nghe và nghe dân nói”… để kịp thời nắm bắt tình hình, 9
mong muốn, nguyện vọng, khó khăn của nhân dân, hiểu dư luận xã hội, tiếp thu ý
kiến và tư tưởng của nhân dân. Động viên và hỗ trợ nhân dân đấu tranh trực tiếp và
lên án, tố giác tội phạm, khen thưởng người dân có thành tích tốt trong công tác
giữ gìn trật tự an ninh. Phát huy hiệu quả vai trò của cá nhân tiêu biểu, người có uy
tín trong cộng đồng dân cư, thông qua cầu nối đó tích cực tuyên truyền cho nhân
dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trật tự an ninh Tổ quốc.
4. Củng cố, duy trì, nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong thực hiện
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của mỗi địa phương, khuyến khích địa
phương tự nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tội phạm, dân cư của địa bàn mình để đề
xuất những kiến nghị phù hợp, thiết thực nhất. Từ đó tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ, lòng nhiệt thành tích cực tham gia của người dân. Khuyến khích người dân tham
gia các phong trào tự quản, tự nguyện, tự mình bảo vệ an ninh trật tự tại thôn, xóm,
tổ dân phố, khu dân cư của mình.
III. Trách nhiệm của sinh viên
I. Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm
công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc.
Bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, nhưng đối với
sinh viên, những người trẻ được đào tạo ở cấp cao về chính trị, học vấn, là chủ nhân
tương lai của đất nước, trách nhiệm này càng cần phải thực hiện với thái độ nghiêm
túc, cẩn trọng hơn bao giờ hết.
Trước hết, mỗi sinh viên cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm bảo vệ an ninh,
trật tự Tổ quốc của mình. Là một thanh niên trẻ Việt Nam, được đứng trong hàng
ngũ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sinh viên càng phải trở thành
tấm gương sáng mẫu mực cho các thế hệ trẻ nối bước, tích cực tham gia vào các
hoạt động góp phần giữ gìn an ninh trật tự địa phương, đóng góp vào phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của đất nước.
Để quán triệt được tư tưởng trên, mỗi sinh viên trong thời gian học tập tại nhà
trường cần rèn giũa thái độ học tập, rèn luyện, có nhận thức về điều hay, lẽ phải,
tiếp thu hệ tư tưởng, giá trị đúng đắn qua những môn học mang tính nền tảng như
Giáo dục quốc phòng, anh ninh, Triết học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Pháp luật đại cương. Nắm được cơ sở lí luận, đó là bước đầu vững chắc để sinh
viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, biết đứng về phía lẽ phải, thực hành chống hành
vi phạm tội, bảo vệ an ninh trật tự địa phương và quốc gia. 10
II. Mỗi sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh
trật tự của nhà trường và của địa phương cư trú.
Tích tiểu thành đại, thành tựu lớn được tạo nên từ những bước đi đầu nhỏ nhặt.
Để tiến lên xây dựng an ninh Tổ quốc, trước hết sinh viên cần phải có ý thức chấp
hành nghiêm chỉnh các luật lệ ở nhà trường và địa phương mình cư trú. Những việc
làm tuân thủ pháp luật mà sinh viên có thể dễ dàng thực hành bao gồm:
Chấp hành luật giao thông. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương
tiện giao thông, không tùy tiện sang đường khi chưa có đèn tín hiệu hoặc qua đường
ở nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, không có cầu vượt… Đội mũ bảo
hiểm khi tham gia xe gắn máy, không kẹp ba, chở quá số người quy định, không
phóng nhanh vượt ẩu… Đó đều là những lỗi vi phạm mà do chủ quan sinh viên
thường mắc phải, dễ gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến an ninh trật tự đô thị.
Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, không truy
cập vào các website độc hại, có nội dung thiếu lành mạnh.
Tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, phát hiện có hành
vi hoạt động tệ nạn xã hội thì phải báo cáo cho thầy cô và các cơ quan chức năng
có liên quan biết và xử lí kịp thời.
Chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản của công.
III. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ anh ninh trật tự của địa phương
Phong trào toàn dân ở cụm dân cư, phường, xã mạnh hay yếu hoàn toàn phụ
thuộc vào ý thức đóng góp của người dân. Là những thanh niên trẻ tuổi, năng động,
sinh viên nên là lực lượng đi đầu, tiên phong, đóng góp tích cực nhất cho sự phát
triển của phong trào ở địa phương.
Được tiếp thu những tư tưởng triết học quý bảu của Mác – Lenin, được Đảng và
Nhà nước quan tâm, chỉ dạy, sinh viên cần mang những kiến thức ấy truyền tải lại
cho người dân địa phương nắm bắt và hiểu rõ. Để làm được điều này, sinh viên nên
tham gia vào các hoạt động trực tiếp bảo vệ trật tự, an ninh ở địa phương như tuần
tra, canh gác, phòng ngừa các hoạt động tội phạm, cảm hóa giáo dục những người
lầm lỗi… Từ đó tiếp thêm kinh nghiệm, kĩ năng cho hành trình xây dựng và phát
triển đất nước mai sau. 11
4. Luôn nêu cao ý thức cảnh giác
Nếu trong ngành y tế có câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì đối với công
tác quốc phòng an ninh, việc luôn nêu cao ý thức cảnh giác là bước chuẩn bị, động
thái sẵn sàng, kịp thời trước những hành vi vi phạm pháp luật. Để góp phần vào
công tác giữ gìn an ninh trật tự, sinh viên có thể thực hiện những việc nằm trong khả năng của mình như:
Phát hiện các hành vi tuyên truyền, phát tán các văn hóa phẩm đồi trụy;
Phát hiện và ngăn chặn các vụ đánh nhau, gây rối trật tự nơi công cộng;
Phát hiện những sinh viên sử dụng ma túy, tụ tập đua xe, đánh bạc;
Thường xuyên giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về điều kiện học tập, động viên
giúp đỡ để các bạn kiên trì khắc phục khó khăn.
Để thực hiện được các nội dung trên, sinh viên có thể thông qua các hoạt động
của Đoàn thanh niên, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để dễ dàng tiếp cận,
đóng góp cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. KẾT LUẬN
Trong tình hình mới hiện nay, giữa bối cảnh dịch bệnh không ngừng diễn
biến phức tạp gây trở ngại đối với mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa, phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác bảo vệ an
ninh Tổ quốc càng thể hiện tầm quan trọng cấp thiết. Được coi như nền tảng của
một quốc gia, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là điều kiện để nhân dân
tham gia vào công việc chung, thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ an
ninh trật tự, từ đó huy động được sức mạnh lớn nhất để phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn đấu tranh với các loại tội phạm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày tầm quan trọng của quần chúng nhân dân
đối với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại
hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Người dặn dò cán bộ, chiến sĩ
công an: “Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân
thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu công
an biết dựa vào nhân dân thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của công an”.
Tiếp thu lời dặn dò của Bác, học sinh, sinh viên, với tư cách là lực lượng tri
thức trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải có nhiệm vụ nắm vững
đường lối, chính sách của Đảng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật 12
tự, an toàn xã hội, để từ đó hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong tình hình
mới, giữa bối cảnh đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Sự thay đổi về nhận
thức tất nhiên dẫn đến sự thay đổi về hành động, đó là khi học sinh, sinh viên tích
cực phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ tri thức,
hiện thực hóa mong muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bài tiểu luận của mình, em đã trình bày một số khái niệm về phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, liệt kê một vài thành tựu của Đảng và nhân
dân trong công tác xây dựng phong trào cũng như những hạn chế, thiếu sót của
công tác trong điều kiện tình hình mới. Từ đó, em đi tới khẳng định về những nhiệm
vụ, vai trò của sinh viên, sau đó nêu lên các phương pháp để sinh viên có thể hoàn
thành trách nhiệm đối với an ninh, trật tự của Tổ quốc.
Em mong nhận được đánh giá, nhận xét của thầy, cô để hoàn thiện bài làm.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quốc phòng – An ninh (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 2. Cổng
thông tin điện tử Ban Quản lí Lăng https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-
hop/11006-phong-chong-am-muuthu-doan-chong-pha-cach-mang-viet-nam-cua-
cac-the-luc-thu-dich-co-hoi-phandong-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-hien- nay.html 3.
Tạp chí Quốc phòng toàn dânhttp://tapchiqptd.vn/vi/nhung-chu-truong-
cong-tac-lon/thuc-hien-chien-luoc-baove-to-quoc-chien-luoc-quoc-phong-chien-
luoc-quan-su-trong-tinh-hinhmoi/16086.html http://tapchimattran.vn/thuc-
tien/hoan-thien-quy-dinh-ve-cong-tac-xay-dungphong-trao-toan-dan-bao-ve-an-
ninh-to-quoc-trong-tinh-hinh-moi-41595.html 4.
Báo Công an nhân dân onlinehttps://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-
su/Bao-ve-vung-chac-To-quoc-trongtinh-hinh-moi-i601584/ 5. Báo Quân khu 7 online: https://baoquankhu7.vn/
(X(1)S(etxixzvjfckxfydy0zpc1lhj))/ExtAppCommon/Home_V2/ViewDetailPost?
idPost=343&idLoaiTin=344&AspxAutoDetectCookieSupport=1&sh_code_GS=1 287064790 13 6.
Cổng thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt
Namhttp://tapchimattran.vn/thuc-tien/phat-huy-vai-tro-cua-quan-chung-nhan-
dantham-gia-bao-dam-an-ninh-trat-tu-trong-tinh-hinh-moi-39822.html 7.
Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Bình
Thuậnhttps://congan.binhthuan.gov.vn/nhung-van-de-can-quan-tam-ve-hoat-
dong-cuamo-hinh-tu-phong-tu-quan-trong-phong-trao-toan-dan-bao-ve-an-ninh- to-quocN461.aspx 8.
Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Trà
Vinhhttp://congan.travinh.gov.vn/ch8/95-Phat-huy-vai-tro-luc-luong-nong-cot-
cuaphong-trao---toan-dan-bao-ve-ANTQ-trong-phong-chong-dich-Covid-19---
trendia-ban-tinh.html http://congan.travinh.gov.vn/ch8/96-Cong-tac-xay-dung-
phong-trao-toan-dan--bao-ve-an-ninh-To-quoc-tren-dia-ban-huyen-Chau- Thanh.html 9.
Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Thái
Bìnhhttps://congan.thaibinh.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-catp/nguoi-tot-viec-
tot/thaibinh-hieu-qua-buoc-dau-tu-mo-hinh-camera-giam-sat-an-ni.html
10. Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Kon
Tumhttps://congan.kontum.gov.vn/xay-dung-luc-luong-cand/y-nghia-cua-ngay-
hoitoan-dan-bao-ve-an-ninh-to-quoc.html
11. Cổng thông tin điện tử Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công
nghệhttps://www.ipvietnam.gov.vn/hoat-ong-shcn-quoc-
te/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/nam-chu-tich-asean-2020-nhungdau-
an-cua-viet-nam-trong-hop-tac-asean-ve-so-huu-tri-tue