-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Tiểu sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Tiểu Sử Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
1. Cơ sở thực tiễn
Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
+Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ nghĩa tư
bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội,đối ngoại bảo thủ, phản động…
không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế
giới. Nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng , từng bước bị khuất phục trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX,Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục
nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước nhưng chưa có một đường lối kháng chiến rõ
ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại.
đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp tiểu tư
sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện.
Thực dân Pháp duy trì nền kinh tề nông nghiệp lạc hậu=>Xuất hiện các tầng lớp mới, mâu
thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân
dân Việt Nam với đế quốc Pháp.
Phân tích nguyên nhân mất nước : -
Nhân dân ta có lòng yêu nước song giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng suy tàn , bất
lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc. -
Người lãnh đạo : các sĩ phu (N.T.Thuật, N.Q.Bích; P.Đ.Phùng, Trần Tấn; Tr.Định,
N.Tr.Trực… chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong
kiến, nên đều thất bại. -
Triều đình nhà Nguyễn vì lợi ích riêng thi hành chính sách phản động:- Đối với nhân
dân thì đàn áp khốc liệt; Đối với kẻ thù thì bạc nhược.
Đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách, cách mạng dân chủ tư sản của
Trung Quốc , Duy Tân Nhật Bản Tràn vào Việt Nam-> Xuất hiện phong trào yêu nước
khuynh hướng dân chủ tư sản .
Trước hoàn cảnh nước mất nhà tan, hàng loạt các sĩ phu yêu nước tiêu biểu cho các ý thức
hệ khác nhau đã lần lượt đứng lên khởi nghĩa:
+Ý thức hệ phong kiến: Vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực…
+ Ý thức hệ nông dân: Cụ Hoàng Hoa Thám lập căn cứ chống Pháp suốt 30 năm với cuộc
khởi nghĩa Yên Thế nổi tiếng.
+ Ý thức hệ dân chủ tư sản: Cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu.
+ Ý thức hệ tư sản: Cụ Nguyễn Thái Học với tổ chức VN Quốc Dân Đảng.
=> Tất cả đầu lâm vào thất bại, tổ chức , người lãnh đạo chưa có đường lối và phương
pháp lãnh đạo cách mạng đúng đắn
=> Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn dành thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới .
Con đường cứu nước để đi tới thắng lợi ?
‘ Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương
đầu với bọn đế quốc thực dân’- Giai cấp công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam
tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác-Lênin truyền bá vào nc ta .
Chủ tịch HCM đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam , chuẩn bị về lý luận chính trị , tư tưởng, sáng lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam .Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam hình thành cơ bản Tư Tưởng HCM.
Bối cảnh thời đại: Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Thời điểm này, chín nước đế
quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan) đã chi phối gần
như toàn bộ thế giới. Phần lớn các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã trở thành
thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng.
Chủ nghĩa đế quốc được định nghĩa như "một mối quan hệ bất bình đẳng về mặt con người
và lãnh thổ, thường là hình thức của đế quốc, căn cứ vào quan niệm về tính ưu việt và thực
tiễn của sự thống trị, bao gồm việc mở rộng quyền lực và sự kiểm soát của một quốc gia
hoặc dân tộc lên quốc gia hay dân tộc khác." (Howe, Stephen. Empire: A Very Short Introduction.
Oxford: Oxford UP, 2002. Print.). Có thể thấy, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhân dân các
nước thuộc địa không những bị các nước thực dân bóc lột sức người, sức của mà chúng
còn tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội,... Mạng sống
của người dân nước thuộc địa “không đáng một trinh”. Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã
hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu
thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. CNĐQ
đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Đến đầu thế kỷ XX, khi mâu thuẫn trở
nên ngày càng gay gắt, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra nhiều nơi trên thế giới, tuy
nhiên chưa có nước giành được thắng lợi.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc bành trướng, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành
chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào
phong trào cách mạng thế giới, trở thànhhệ tư tưởng tiên tiến của thời đại. Với thắng lợi của
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện
thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á” và là cột mốc quan
trọng trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản
có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Cơ sở lý luận
+ Giá trị truyền thống dân tộc
1.Chủ Nghĩa yêu nước :
là động lực , sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu
trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và
vượt qua khó khăn trong quá trình dựng và giữ nước . Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc đã
trở thành sức mạnh động lực mạnh mẽ thúc giục Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước vào năm 1911
Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng
sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”
2.Tinh thần nhân nghĩa thủy chung
là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ
một chữ “tình” Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái
Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa
vợ chồng “đầu gối, tay ấp’ rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình
yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
Đối với dân tộc , nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiếu với các nước,
tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hòa bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù ...
=>Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục
được khẳng định và củng cố khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất
quán “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển”
3. Đoàn kết dân tộc
Phát huy đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi và lâu dài, đó là cội nguồn sức mạnh của
dân tộc Việt Nam - “Một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta”
Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện một cách cụ thể, sinh động
và có sức thuyết phục cao. Xuất phát từ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Người chủ
trương đoàn kết chặt chẽ, lâu dài với mọi người yêu nước, tán thành độc lập, tự do, thống
nhất, mưu cầu hạnh phúc, ấm no, không phân biệt tầng lớp , đảng phái , tôn giáo, dân tộc ,
không phân biệt trước đây họ đã theo phe phái nào.
Trong bức thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức tại Pleiku ngày 19/4/1946,
lúc mà toàn dân bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp với muôn vàn
khó khăn, Người viết: " Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê
Đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt. Chúng ta sướng khổ cùng nhau , no đói giúp nhau... Giang sơn và Chính phủ là giang
sơn và Chính phủ chung của chúng ta.
4.Tinh thần cần cù, thông minh,sáng tạo.
Phẩm chất cần cù , thông minh , sáng tạo trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với
sự dành dụm, tiết kiệm trong lao động sản xuất đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng
năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi
người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của mình thông qua
học tập , lao động người luôn cố gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức
và trí tuệ của mình ,chăm chỉ và cần mẫn để có tiền sống, tiền học tập và tham gia hoạt
động cách mạng khi còn hoạt động ở nước ngoài; khi về nước dù ở đâu Bác cũng luôn
cùng bộ đội, chiến sĩ tham gia sản xuất để cải thiện đời sống.
+ Tinh hoa văn hoá nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM) là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng HCM được đúc kết và kế thừa từ tinh hoa
của văn hoá nhân loại, kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các
thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây.
Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh là người Việt Nam, là vị lãnh tụ của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam,
một tư tưởng lớn của văn hóa phương Đông. Tất nhiên nhận thức về dân tộc và quốc gia
của Người chịu ảnh hưởng rất lớn và rõ nét từ văn hoá phương Đông. Đặc biệt là ảnh
hưởng của các tôn giáo, chủ nghĩa cách mạng tiên tiến, đức tính đặc trưng của phương
Đông lên tư tưởng cách mạng của Người. + Nho giáo:
Vốn sinh ra trong gia đình nhà Nho Nguyễn Sinh Sắc, Hồ Chí Minh đã được học
những lễ giáo, phép tắc của Nho giáo từ nhỏ. Mặc dù trong Nho giáo có những yếu tố duy
tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ
nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi… nhưng Nho giáo vẫn có yếu tố tích cực như là
khuyên con người “nên học”, vì vậy có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Vì vậy, Hồ Chí
Minh đã tiếp thu những mặt tích cực đó như là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành
đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần
đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Người khai thác những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ công cuộc Cách mạng,
đạo đức Nho giáo mà Người lựa chọn tiếp thu và thấm vào tư tưởng tình cảm của Người
không phải là những giáo điều “tam cương”, “ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong
kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi, đức “khiêm tốn”, tính “hoà
nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh đề “trung hiếu”, “nhân nghĩa”, “tứ
hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, phương châm “khắc kỷ phục
lễ”,… của các nhà hiền triết phương Đông được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng như Lão tử,
Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
+ Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn:
Tôn Trung Sơn (Tôn Văn, Tôn Dật Tiên, 1866 - 1925), là nhà cách mạng dân chủ vĩ
đại của Trung Quốc và tư tưởng của ông đã có nhiều tác động tới Hồ Chí Minh. Năm 1905,
Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung
Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của Hội, ông
đã công bố chủ nghĩa Tam Dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
Cùng với nền tảng lý luận của mình, ông đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Tân Hợi
(1911). Cuộc cách mạng đã chấm dứt chế độ chuyên chế phong kiến hơn 2000 năm, lập
nên nước Trung Hoa dân quốc và có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh của các
nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á.
Mặc dù cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo diễn ra vào năm 1911
nhưng đến đầu những năm đầu thế kỷ 20 mới có một ít tờ báo xuất bản ở Trung Quốc lọt
đến Paris theo chân những người du học và sinh sống ở đây... Cũng có thể nhờ điều này
mà Nguyễn Ái Quốc biết được những gì đã diễn ra ở Ttung Quốc những năm đầu thế kỉ XX.
Biết về chủ nghĩa Tôn Trung Sơn sớm là vậy, nhưng đến khi mãi đến khi về đến Quảng
Châu (1924), Nguyễn Ái Quốc mới có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với chủ nghĩa Tam Dân
của Tôn Trung Sơn qua sách vở và học trò của Tôn Văn, nghiên cứu và đánh giá rất cao
chủ nghĩa ấy và thấy có những tư tưởng tiến bộ, tích cực có nhiều điểm thích hợp với điều
kiện nước ta. Người đã vận dụng tư tưởng Cách mạng của Tôn Trung Sơn thành lời nhắc
nhở, giáo dục cho cán bộ, đảng viên chúng ta: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, cán bộ phải
“trung với nước, hiếu với dân”, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “phải khổ trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ” ... Và cũng như Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã lấy “dân tộc độc
lập” làm lý tưởng cho hành động của Người. Với lý tưởng ấy, Người đã vượt qua mọi khó
khăn thử thách, bôn ba khắp bốn phương trời để tìm đường cho dân tộc theo đi.
Nhưng cần phải lưu ý rằng, chủ nghĩa Tôn Trung Sơn về cơ bản vẫn là tư tưởng dân
chủ tư sản, mang tính chất tư bản, Hồ Chí Minh chỉ vận dụng chủ nghĩa Tôn Trung Sơn làm
cơ sở vững chắc để Việt Nam tiến lên CNXH. Cho nên, mặc dù nhận thấy “Chủ nghĩa Tôn
Dật Tiên là thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam” nhưng trước sau, Người đều
khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin.” Bên cạnh Nho giáo và Chủ nghĩa Tam
dân, Phật giáo cũng là một yếu tố văn hóa phương Đông góp phần hình thành nên những
giá trị tốt đẹp trong tư tưởng Hồ Chí Minh. + Phật giáo:
Phật giáo vốn là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm, khoảng
thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên theo đường hải và đường bộ. Cho nên không kỳ lạ khi
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm làm điều thiện; tinh thần bình
đẳng, chống phân biệt đẳng cấp; Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười biếng.;
chủ trương sống không xa lánh đời mà gắn bó với nhân dân, tham gia vào cuộc đấu tranh
chống kẻ thù của dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân
dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây:
Trên hành trình tiếp thu văn hoá nhân loại, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp
trước tiên và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng và phong cách văn
hoá của Người. Thời niên thiếu, Người đã nghe được những từ “tự do”, “bình đẳng”, “bác
ái”, từ đó đã bị hấp dẫn bởi lý tưởng của Đại cách mạng Pháp và muốn đi sang Pháp để tìm
hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy. Hồ Chí Minh nhận ảnh hưởng từ nền văn hoá
phương Tây sâu rộng: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Đại cách mạng Pháp 1791; tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Ra đi nước ngoài để tìm
con đường cứu nước, tìm hiểu thế nào là “tự do, bình đẳng, bác ái”, thế nhưng Người đã
nhận thấy của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng nền Cộng
hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên quan điểm giá trị về cá nhân con người, nhất là về
quyền tự do, bình đẳng của cá nhân theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp; còn Hồ Chí
Minh xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa phương Đông, vốn đề cao tinh thần cộng đồng,
luôn đặt quốc gia, dân tộc lên trên cá nhân. Với Người, “Tự do” trước hết vẫn là tự do của
toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân; “Bình đẳng” được nâng lên thành quyền bình
đẳng giữa các dân tộc; còn “Bác ái” là một khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa
“yêu cả kẻ thù của mình”, nhưng điều đó quá khó cho một dân tộc bị áp bức. Hồ Chí Minh
hiểu khái niệm này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu ái, như tinh thần “tứ hải giai huynh
đệ”, nên Người thường quen gọi những người lao động, các dân tộc bị áp bức là anh em
(hỡi anh em ở các thuộc địa!, các dân tộc anh em, các nước anh em,…). Tóm lại, Hồ Chí
Minh nhận thức “tự do, bình đẳng, bác ái” dưới lăng kính người dân bị áp bức châu Á, chứ
không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp. Trong thư kêu gọi những người Pháp hãy
cộng tác bình đẳng, thân thiện với Việt Nam để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân
tộc, Người đã chủ động bổ sung vào khẩu hiệu ấy một từ nữa: “Người Việt và người Pháp
cùng tin tưởng vào đạo đức: Tự do, Bình Đẳng, Bác ái, Độc lập”. Thêm “Độc lập” để ràng
buộc họ: “Nước Pháp muốn độc lập, không có lý gì lại muốn nước Việt Nam không độc lập?”.
Có thể thấy, Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông – Tây để phục vụ cho
cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính
mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”
+ Chủ Nghĩa Mác-Lênin
-Tháng 7/1920,Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin và trở thành người cộng
sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc,
tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Thế kỉ XX, Chủ tịch HCM khẳng định:’ Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất cách mạng nhất là Chủ nghĩa Lênin’
Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm
lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ, vận dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ
trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá
phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách khoa
học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con đường cách mạng
giải phóng dân tộc đứng đắn.
Trước thắng lợi cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh Khẳng định :’Chúng tôi giành được thắng
lợi đó là do nhiều nhân tố,nhưng cần phải nhấn mạnh rằng -Không phải chỉ sinh nhật lần thứ
100 của Lênin-Chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không
gì thay thế được là Chủ Nghĩa Mác-Lênin’ Nhân tố chủ quan Phẩm chất Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là người có lý tưởng cao cả , hoài bão cứu dân, cứu nước thoát khỏi cảnh lầm
than, cơ cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác- Lênin vào kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Mang trong mình ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách
mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu
đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
HCM là người biết được 5 cái biết (ngũ tri) của văn hóa phương đông: tri kỷ( biết mình); tri
bỉ ( biết người); tri thời (biết thời thế); tri túc (biết chừng mực); tri biến ( biết mọi sự biến đổi)
Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn , làm phong phú thêm hiểu biết
của mình, hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh
vực hoạt động lý luận
+Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng
đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
+Người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng
suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.Khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú
của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
Phẩm chất đạo đức và thực tiễn phát triển lý luận.
Bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái
mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.
Sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, tâm hồn của một nhà yêu nước
chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân,
sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của ND
Hồ Chí Minh đã sống , học tập và đi công tác 30 nước trên thế giới. Người thấu hiểu về
phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đảng cộng sản, số
phận từng dân tộc, từng quốc gia, từng giai cấp để tìm ra mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn .
Người thực hiện tư tưởng hóa,lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động, bổ sung phát
triển lý luận, tư tưởng cách mạng, tổ chức lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin.