Tìm hiểu cơ sở tôn giáo chùa Bái Đính | Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa – đạo đức phổ biến ở các nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Nói chung bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tươngứng). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CƠ SỞ TÔN GIÁO CHÙA BÁI ĐÍNH
HỌ TÊN: PHẠM PHƯƠNG THÙY MSV: 2351020043
LỚP: KINH TẾ CHÍNH TRỊ K43
LỚP TÍN CHỈ: CN01002_43_8 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Đôi nét về chùa Bái Đính………………………………………….
2. Lịch sử hình thành…………………………………………………
3. Nguồn gốc tên gọi…………………………………………………
CHƯƠNG II: KHU QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA BÁI ĐÍNH
1. Khu Chùa Bái Đính cổ……………………………………………..
1.1 Hang sáng, động tối………………………………………………..
1.2 Đền thờ thánh Nguyễn…………………………………………….
1.3 Đền thờ thần Cao Sơn……………………………………………
1.4 Giếng ngọc…………………………………………………………
2. Khu chùa Bái Đính mới…………………………………………..
3. Những kỷ lục………………………………………………………
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO CỦA CHÙA BÁI ĐÍNH
1. Đạo phật……………………………………………………………
2. Truyền thống kiến trúc……………………………………………….
3. Tôn giáo dân gian………………………………………………….
4. Lế hội…………………………………………………………………
5. Thực hành tôn giáo, tín ngưỡng……………………………………
CHƯƠNG IV: CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa – đạo đức phổ biến ở các nước trênthế
giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Nói chung bất cứ tôn giáo
nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể
hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tươngứng) và hệ
thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
Tôn giáoở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu
thừa và một số tông phái cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội), Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành), tôn giáo
nội sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo)
Tồn tại nhiều tôn giáo nên Việt Nam cũng có nhiều cơ sở tôn giáo. Cơ sở tôn giáo
ở Việt Nam được quy định gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Một trong những cơ sở tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam là địa điểm tôn giáo Chùa
Bái Đính. Chùa Bái Đính không chỉ là một điểm du lịch quan trọng mà còn là nơi
linh thiêng thu hút người dân và du khách đến để tìm kiếm sự bình an và tôn vinh tâm linh.
Trong bài luận này, ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ sở tôn giáo chùa Bái Đính và chính
sách tôn giáo ở Ninh Bình. Qua đó để có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng
của tháp chùa trong công việc duy trì và phát triển tôn giáo và văn hóa tại Việt Nam.
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Đôi nét về chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và
Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn
nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc
bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu
nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa
mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh
thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung
nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên
hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái
Đính trong tháng 3 năm 2014. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố
đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình,
cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm
ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. 2. Lịch sử hình thành
Hơn 1000 năm về trước, ba triều đại phong kiến nhà Đinh, nhà Tiền Lê và
nhà Lý đều rất quan tâm và coi đạo Phật là Quốc giáo nên cho xây rất nhiều chùa
cổ, trong đó có chùa Bái Đính nằm trên dãy núi Tràng An. Chùa có lịch sử hình
thành từ thời Đinh nhưng vẫn có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.
Chùa nằm trên vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt theo quan
niệm dân gian Việt Nam. Đây là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Núi chùa cổ
Bái Đính từng là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa,
vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được
xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh
mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới
hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống. 3. Nguồn gốc tên gọi
Nguyên gốc tên chùa Bái Đính xuất phát từ hai từ "Bái" và "Đính", mỗi từ mang một ý nghĩa riêng.
- "Bái" (bạt) có nghĩa là màu trắng trong tiếng Việt cổ, thể hiện sự trong
trắng, tinh khiết và linh thiêng.
- “Đính” có nghĩa là nơi thờ cúng, nơi tập trung các hoạt động tôn giáo.
Từ "Bái Đính" khi kết hợp lại, có thể hiểu là nơi tôn giáo trong trắng, nơi thờ
cúng linh thiêng. Tên gọi này có thể liên quan đến tôn giáo Phật giáo, nơi mọi
người đến để tìm kiếm sự thanh tịnh và tâm linh.
CHƯƠNG II: KHU QUẦN THỂ DI TÍCH CHÙA BÁI ĐÍNH 1. Khu chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa
mới khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên
đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ
sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa
sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.
Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân
gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm chùa được 1997
công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa
có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ
trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. 1.1 Hang sáng, động tối
Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng
tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ
Phật và Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên.
Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng
phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và
rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ
thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới
động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở
dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng,
có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa
ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng.
1.2 Đền thờ thánh Nguyễn:
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Ông là một
thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là
đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn
Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ
cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật
và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh Nguyễn nằm
ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của
ông được đúc bằng đồng.
1.3. Đền thờ thần Cao Sơn:
Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa là đền
thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ thưở còn
hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi xây dựng kinh
đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần
trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn. Theo đó, thần Thiên
Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ
vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây. Ngôi
đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh
Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía
trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long
Quân - Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình). Vị
thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được
dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía
Nam kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn. 1.4. Giếng ngọc:
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là
nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và
chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có
đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng
xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc
là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng "Xác nhận kỷ lục":
"Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam", ngày 12 tháng 12 năm 2007. 2. Khu chùa Bái Đính mới
Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang
đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương
(đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm... Điều khác
biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình
đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc.[19] Các
chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền
thống nổi tiếng ở Việt Nam. 3. Những kỷ lục
Chùa Bái Đính được báo giới nhắc đến như là một ngôi chùa lớn với những
kỷ lục châu Á và khu vực, theo sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục châu Á. Tính
đến ngày 6 tháng 6 năm 2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Ngày
28 tháng 2 năm 2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập.
Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:
Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chuông nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m.
Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO CỦA CHÙA BÁI ĐÍNH 1. Đạo phật
Chùa Bái Đính là một ngôi chùa Phật giáo, tôn vinh Đức Phật và bồi dưỡng
các nguyên lý và huấn luyện của Đạo Phật. Tôn giáo này đặc biệt tôn sùng cuộc
sống và giảm đau thông qua việc tu tập, cúng bái kinh và thực hành các nguyên lý nhân đạo.
Chùa Bái Đính được gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về một vị
Thiền sư danh tiếng của nước Nam – Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, ngài
chính là người đã đặt nền móng, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở
nơi đây. Chùa Bái Đính Ninh Bình khoác lên mình vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính giữa
khung cảnh mênh mông rừng núi, nổi bật với lối kiến trúc nguy nga nhưng mang
đậm màu sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái trời đất,
tiên phật. Gần 1000 năm qua, ngôi chùa vẫn còn đó như một minh chứng cho sức
sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt.
2. Truyền thống kiến trúc
Chùa Bái Đính được xây dựng theo truyền thống kiến trúc các tháp chùa, với
các tòa nhà, cổng chùa, đài hoàng và các công trình khác được thiết kế theo phong
cách trang nhã và tinh tế. Kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện sự uy nghi và tôn giáo
đối với tôn giáo và văn hóa. 3. Tôn giáo dân gian
Bên cạnh đạo Phật, chùa Bái Đính cũng có sự kết hợp với tôn giáo dân gian.
Nơi đây tôn vinh các vị thần, tiên nữ và các linh vật khác trong văn hóa dân gian
Việt Nam. Điều này phản ánh ánh sáng đa dạng và hòa hợp giữa các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau. 4. Lễ hội
Chùa Bái Đính tổ chức nhiều lễ hội và nghi lễ tôn giáo quan trọng trong
năm, thu hút đông đảo dân dân và du khách tham dự. Những lễ hội này không chỉ
là cơ hội tôn vinh và cầu nguyện mà còn là dịp trải nghiệm văn hóa và tôn giáo của người Việt Nam.
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết,
khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội
hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ngoài thời gian trên trong
năm, du khách đến tham quan chùa sẽ được thăm thú các hoạt động văn hóa của lễ hội.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương
thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và
chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước
kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn
từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội. Phần hội chùa Bái Đính
gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức
nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo
Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ
tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận
Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội
lớn, thu hút đông du khách tham gia.
5. Thực hành tôn giáo, tín ngưỡng
Chùa Bái Đính có nhiều tín ngưỡng và thực hành tôn giáo khác nhau. Các
hoạt động như lễ cúng, cầu nguyện, trì tụng kinh và tu tập diễn ra thường xuyên tại
chùa. Những hoạt động này giúp tăng cường sự kết nối giữa tâm linh và đạo đạo
trong cộng đồng địa phương và thu hút sự tham gia của người dân và du khách.
Chính những đặc điểm tôn giáo này tạo nên đặc biệt và thu hút của chùa Bái Đính,
đây chính là một nơi để mọi người tìm kiếm bình sự an và tôn vinh tâm linh.
CHƯƠNG IV: CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NINH BÌNH
Trong tiểu luận này, chúng tôi đã tìm hiểu về cơ sở tôn giáo của chùa Bái
Đính, chùa chùa lớn nhất Việt Nam và một điểm du lịch quan trọng. Chùa Bái
Đính không chỉ là một ngôi chùa Phật giáo mà còn là nơi linh thiêng thu hút
người dân và du khách đến để tìm kiếm sự bình an và tôn vinh tâm linh.
Chúng tôi đã khám phá về nguồn gốc và lịch sử của chùa Bái Đính, từ việc
xây dựng và phát triển qua các thời kỳ. Chúng tôi đã tìm hiểu về đặc điểm
tôn giáo của chùa, bao gồm các tôn giáo chính là đạo Phật và sự kết hợp với
tôn giáo dân gian trong văn hóa Việt Nam. Chúng tôi đã nghiên cứu về nghi
lễ và lễ hội tôn giáo quan trọng tại chùa Bái Đính, đồng thời xem xét các hoạt
động tôn giáo giáo hàng ngày tại chùa.
Từ công việc tìm hiểu điều này, chúng tôi có thể kết luận rằng chùa Bái Đính
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tôn giáo và văn hóa
tại Việt Nam. Ngôi chùa này không chỉ là nơi tôn vinh Đức Phật và rèn các
nguyên lý và giáo dục của Đạo Phật mà còn là nơi thể hiện đa dạng và hòa
nhập giữa các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau trong xã hội . Chùa Bái Đính
cung cấp một môi trường cho việc thực hành tôn giáo giáo hàng ngày, tạo
điều kiện cho sự kết nối tâm linh và hướng đạo trong cộng đồng địa phương
và thu hút sự tham gia của người dân và du khách.
Với những đặc điểm tôn giáo đáng chú ý này, chùa Bái Đính đã trở thành một
địa điểm quan trọng không chỉ từ mặt tôn giáo mà còn từ mặt văn hóa và du
lịch. Nó là biểu tượng của sự tôn trọng và tôn vinh tâm linh, đồng thời đóng
góp quan trọng cho việc duy trì và phát triển tôn giáo và văn hóa tại Việt Nam.