Tìm hiểu lễ khao lề thế lính hoàng sa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tìm hiểu lễ khao lề thế lính hoàng sa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguồn gốc nghi lễ
Mở đầu giới thiệu
Ở Lý Sơn, Quảng Ngãi có một lễ hội linh thiêng đầy ý nghĩa và
tính độc đáo không một hòn đảo nào ở Việt Nam có được, đó là
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã
được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người dân Lý Sơn vẫn
không quên công lao của các bậc tiền nhân đã vì nghĩa lớn, để
tưởng nhớ các vị tiền nhân hy sinh vì đất nước, các tộc họ ở Lý
Sơn hàng năm vào tháng Hai, tháng Ba Âm lịch đều tổ chức Lễ
khao lề thế lính Hoàng Sa, qua đó, giúp con cháu biết được
công lao của tổ tiên mà ghi nhớ và noi theo.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội đặc biệt. Ngay tên
gọi của nó cũng đã khác với những lễ hội mà ta thường gặp ở
các vùng ven biển miền Trung. Chữ LỀ ở đây nghĩa là LỆ, viết
theo chữ Hán là một. Khao lề nghĩa là lệ khao hằng năm cho
những người đi lính Hoàng Sa. Thế lính là một nghi lễ mang ít
nhiều màu sắc của đạo giáo nhằm dùng những hình nhân thế
mạng cho những người đi lính Nguồn gốc
Người dân vùng biển Quảng Ngãi vẫn còn lưu truyền câu ca:
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa
NguWn gốc của nghi lễ Khao lề thế lính gắn liền với sư뀣 hình
thành và sứ mệnh lịch sử của đội hùng binh Hoàng Sa. Theo các
tư liệu lịch sử, ngay từ khi vào trấn nhậm phía Nam, Chúa
Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa vào cuối thế kỷ 16 hoặc đầu
thế kỷ 17, và bị “triệt bãi” có lẽ là vào những năm thư뀣c dân
Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỗi năm
70 định suất đi Hoàng Sa, Bắc Hải mới đầu đều lấy người của
làng An Vĩnh và An Hải ở vùng cửa biển Sa Kỳ, và sau này là ở
làng An Vĩnh, An Hải trên đảo Lý Sơn. Họ đi từ tháng 2, tháng 3
đến tháng 8 Âm lịch mới trở về, mà cũng chỉ đi trên những
chiếc thuyền câu nhỏ. Vì thế số phận họ rất mong manh giữa
trời mây và bọt biển trong suốt 5-6 tháng ròng. Để có cơ may
xác mình còn được yên lành trôi về bản quán, trước khi ra đi,
mỗi người đi lính Hoàng Sa phải tư뀣 chuẩn bị cho riêng mình một
đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài. Nếu không may
ngã xuống, thì “chiếc chiếu bó tròn, mấy sợi dây mây” dùng để
đWng đội bó xác mình thả trôi xuống biển cùng chiếc thẻ bài đã
được ghi tên phiên hiệu với nguyện ước mong manh là được trôi
về bản quán. Tuy biết khó có cơ may trở về, nhưng con người
vẫn phải hy vọng, dù hy vọng mỏng manh. Như để cứu vớt
niềm hy vọng ấy, trước khi ra đi, cùng với việc tộc họ bàn soạn
lễ vật xanh tươi, hương đăng tỏa rạng, thầy phù thủy sẽ nặn
hình nhân thế mạng bằng bột gạo, bằng giấy, hoặc bằng đất
sét. Hình nhân thế mạng sẽ được đặt cạnh linh vị đã ghi tên
tuổi người đi lính Hoàng Sa. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết
thúc, người lính coi như “đã có một lần chết”, và “hùng binh” ấy
(như cách gọi của Vua Tư뀣 Đức) có quyền tin tưởng rằng mình sẽ
không còn phải chết nữa dù sẽ trải qua muôn ngàn bất trắc
trên biển khơi ròng rã 6 tháng liền mỗi năm vâng theo lệnh Triều đình.
“Khao lề” chỉ là lệ khao định kỳ hằng năm (như hình thức cúng
việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ), nhưng “thế lính”
lại là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo
nhằm thế mạng cho người đi lính, bởi ai cũng biết rằng người đi
lính Hoàng Sa sẽ phải luôn luôn đối mặt với cái chết. Như những
gì còn ghi trong sử sách và lưu truyền trên đảo Lý Sơn, người
lính Hoàng Sa phải lênh đênh cùng sóng gió trong 6 tháng ròng
chỉ với những chiếc thuyền câu, thì số phận xem như đành gửi
theo trời mây và bọt biển.
Người ta làm Lễ Khao lề cũng là dịp tôn vinh họ, tế sống
họ, cầu mong cho mọi điều xui rủi sẽ được các hình nhân
chịu thay họ, để họ còn được bình yên trở về. Mong muốn
người ra đi còn may mắn trở về, người dân làng An Vĩnh,
An Hải và nhiều nơi khác dọc ven biển Quảng Ngãi, làm Lễ
Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm khao quân, tế sống và cả
làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống
thuyền đi thư뀣c thi nhiệm v甃⌀ Triều đình giao phó và mặt
khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người lính đi thư뀣c thi
nhiệm v甃⌀ tại Hoàng Sa đã khuất.=> thể hiện, minh
chứng cho lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền lãnh
thổ của ông cha ta thời xa xưa. Nghi thức tế tự
Để có chút niềm hy vọng người ra đi còn may mắn trở về,
người dân làng An Vĩnh làm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nếu là
cho người sắp bước xuống thuyền để lênh đênh cùng trời mây
và bọt biển, còn nếu là để tưởng nhớ đến người lính Hoàng Sa
không may xấu số thì cũng làm lễ khao lề nhưng để tế lính
Hoàng Sa. Và thường là cho cả hai, thế người còn sống và tế người đã chết.
(Cứ vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đội lính này nhận lệnh ra
đi và đến tháng 8 âm lịch trở về cửa Eo (nay là cửa Thuận An
thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế) để nộp các loại hải vật quý giá
cho triều đình. Đội Hoàng Sa sau này được củng cố thành Thủy
quân Hoàng Sa (kiêm quản “đội Bắc Hải” có nhiệm vụ khai thác
vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa). Đội Bắc Hải chủ yếu chiêu
mộ các ngư dân làng Tứ Chính (tỉnh Bình Thuận). Trong suốt 3
thế kỷ hoạt động, đã có hàng vạn người lính Thủy quân Hoàng
Sa vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ
gìn chủ quyền lãnh thổ ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Do tính chất nguy hiểm của những chuyến đi biển, không phải
người lính nào cũng có may mắn trở về đất liền an toàn. Theo
ghi chép trong gia phả của các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa
trên đảo Lý Sơn thì đã có rất nhiều người lính ra đi không trở
về. Hình ảnh những khu mộ chiêu hồn không xác người (mộ
gió) của các tộc họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn… trên đảo
Lý Sơn là một minh chứng bi hùng.)_ đừng ghi nhé
Để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh khi làm nhiệm v甃⌀ và
ý nguyện cầu bình an cho những lính mới, vào tháng 2 âm lịch
hàng năm, người dân đảo Lý Sơn lại tổ chức Lễ Khao lề Thế lính
Hoàng Sa thu hút sư뀣 tham gia của các tộc họ có người đi lính
trên đất đảo. Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, còn thế lính
là nghi lễ cúng thế mạng cho những người lính thủy quân
Hoàng Sa. Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa còn để cúng tế tổ tiên,
tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.
(Bên cạnh Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa tại các tộc họ, trong
những năm gần đây, chính quyền địa phương cùng các tộc họ
còn cùng tổ chức Lễ Khao lề Thế lính của cộng đồng dân cư đảo
Lý Sơn vào cuối tháng 3 âm lịch hàng năm với qui mô lớn hơn,
thu hút đông đảo du khách và người dân các địa phương về dự.
Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa đảo Lý Sơn được tổ chức ở Âm
linh tự hoặc đình làng An Vĩnh với các nghi lễ tương tự như ở
các tộc họ, kết hợp với các sinh hoạt văn hóa như: lễ cầu siêu,
hội hoa đăng, hát bội, múa lân, lễ rước và lễ hội đua thuyền tứ
linh truyền thống. Công việc chuẩn bị cho buổi lễ do Ban khánh
tiết làng An Vĩnh và ban quản lý di tích Âm linh tự phụ trách.)
Tháng 4/2013, Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa đã được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản Văn hóa phi vật thể
cấp quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Lễ hội
không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà qua đó còn bảo tWn và
phát huy giá trị văn hóa, đWng thời giáo d甃⌀c truyền thống tư뀣 tôn
dân tộc và các giá trị nhân văn sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân.
Hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch, tức trước ngày những
người lính Hoàng Sa chuẩn bị xuống thuyền, các tộc họ trên đảo
thư뀣c hành lễ khao lề thế lính, với ý nghĩa cầu mong cho người
ra đi được bình trên dặm dài sóng nước. Lễ khao lề tế lính
Hoàng Sa (= khao tế), hay khao lề thế lính Hoàng Sa(= khao
quân) là việc của gia đình và tộc họ, cũng có khi là việc của
làng (nhưng hiếm khi làng tổ chức, bởi làng cũng tế ở đình làng
vào thời gian này, và trong tế đình có khấn mời đầy đủ các tên
tuổi những người lính Hoàng Sa đã bỏ mạng trên biển). Tộc
trưởng (hay chủ nhà) sẽ là người chủ bái trong khi hành lễ.
Trưởng các chi phái sẽ là bWi tế. Ngày xưa, theo trí nhớ của
những người cao tuổi, người đi lính Hoàng Sa sẽ đứng
hầu thần suốt thời gian tế lễ. Ngoài các thành viên trong
tộc họ, các gia đình, con cái, cháu chắt, những người đầu
quân, trong lễ tế này phải có thầy phù thủy (thầy pháp).
Thầy phù thủy với mũ tam sơn, khăn ấn, áo dài là người điều hành lễ tế . .
Ngày 20 là ngày tế chính, nhưng cả tộc họ phải chuẩn bị
mọi thứ lễ vật, phân công công việc cho các thành viên
trong từng chi phái, từng gia đình trước đó nhiều ngày.
Kinh phí thư뀣c hiện lễ từ nguWn đất hương hỏa, hoặc ghe thuyền
(ghe bầu, ghe buWm) của Ông Bà để lại mà con cháu canh tác
hoặc sử d甃⌀ng. Ngày nay, đất hương hỏa lẫn ghe thuyền Ông Bà
để lại cũng đã từ lâu không còn, nên các tộc họ phải quyên góp
trên cơ sở sư뀣 tư뀣 nguyện. Từ ngày 17 lễ cúng tế đã được bắt đầu
và dềnh dàng suốt cả 3 ngày, nhưng lễ vật chỉ có trầu rượu,
hoa quả. Trong 3 ngày này mọi thứ lễ vật được tiếp t甃⌀c chuẩn
bị, như làm thuyền lễ và bài vị.
Chiều ngày 19/2 âm lịch (khoảng 17h), con cháu các tộc họ tập
trung tại nhà thờ họ để dư뀣 lễ nhập yết với các lễ vật gWm trầu,
rượu, cau, hoa quả, giấy cúng, nhang đèn. Trong lễ yết thầy
pháp bắt đầu điều hành việc cúng tế ngoài sân. Vị trí đứng bái
của các thành viên ban tế lễ được qui định c甃⌀ thể. Trưởng tộc là
người chủ tế đứng ở bàn thờ chính giữa, hai người bWi tế đứng
sau và hành lễ theo chủ tế. Bàn thờ bên đông là trưởng, thứ chi
phái 1; bàn thờ bên tây là trưởng, thứ chi phái 2. Ngoài ra còn
có đông xướng, tây xướng là người ph甃⌀ trách xướng nghi thức
trong lúc tế, đứng đối diện nhau. Trong buổi tế lễ còn có 6 - 8
người đứng hai bên ph甃⌀ trách việc dâng hương, dâng rượu gọi
là chấp sư뀣. Nhạc lễ trong lễ tế gWm trống cái, chiêng, trống
bWng, cặp sinh tiền, kèn, chập chõa. Một hWi trống vang lên, lễ
nhập yết chính thức bắt đầu. Sau khi thầy pháp thư뀣c hiện các
nghi thức bắt ấn trừ tà, làm phép để an vị các vong linh chiến
sỹ Hoàng Sa, là nghi thức đọc văn tế. Sau khi trưởng tộc đọc
văn tế và thư뀣c hiện nghi thức dâng r(ượu, con cháu sẽ lần lượt
vào bái lạy tổ tiên. Lễ nhập yết kéo dài trong khoảng 1 giờ, sau
đó, các tộc họ chuẩn bị sửa sang lễ vật cho buổi tế chính.
Đúng 0h ngày 20/2 âm lịch, Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa chính
thức bắt đầu bởi 0h được xem là thời khắc linh thiêng, chuyển
giao giữa hai ngày, mọi lời nguyện cầu vào thời điểm này sẽ
hiệu nghiệm. Thầy pháp điều hành lễ tế, trưởng tộc và trưởng
các chi phái đứng hầu thần. Lễ vật trong lễ tế chính thường có:
trầu, rượu, hoa quả, thịt, cá, gạo, muối, mắm, nếp nổ, bánh
khô…; và đặc biệt là chiếc thuyền tre có đế làm bằng thân cây
chuối gắn đầy đủ buWm, cờ, phướn; hình nộm (hình nhân thế
mạng) bằng khung tre dán giấy ngũ sắc và linh vị ghi tên tuổi
của những người trong họ tộc đã hy sinh khi đi lính Hoàng Sa
Lễ vật hiến tế trong nhà cho ông bà, tổ tiên, và các thần
linh độ mạng (nhà thờ họ) có heo, gà và những thứ sanh
tươi khác, tùy điều kiện, và theo các bước từ sơ hiến, á
hiến, chung hiến. Thầy pháp không tham dư뀣 lễ cúng này. Lễ
hiến tế ngoài sân cho những linh hWn đã chu du chín suối
vì/phải đi lính Hoàng Sa, Trường Sa theo lệnh vua, như câu ca
Hoàng Sa đi có về không / Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi,
cho Thủy thần, các âm hWn, cho cả những người chết sông, chết
biển khác, ngoài những thứ như trầu, rượu, vàng mã, thịt heo,
xôi chè bắt buộc phải có : 1 con gà, 1 con cá nướng, 1 con cua,
1 món gỏi cá nhám. Đó là lệ bắt buộc, là thứ "xưa bày nay làm",
không ai giải thích được vì sao phải cúng các phẩm vật như vậy.
Bên cạnh các thứ phẩm vật đã nêu, trên đàn lễ còn có: muối,
gạo, củi, mắm, nWi niêu…, là những thứ mà lính Hoàng Sa phải
mang theo trên thuyền (và cũng là những thứ mà người đi làm biển phải mang theo).
Đặc biệt trong lễ t甃⌀c này còn có: các linh vị, thuyền lễ và các hình nộm:
Các linh vị được làm bằng giấy màu đỏ. Mỗi linh vị cao chừng
20cm, rộng 7cm, ở trên có danh tánh người lính Hoàng Sa trong
tộc họ đã bị tử nạn. Trong tộc họ có bao nhiêu người tử nạn vì đi
lính Hoàng Sa là có bấy nhiêu linh vị. Linh vị được dán trên bìa
cứng, có nẹp gỗ, hoặc tre phía sau, và được cắm trên đài chuối
cây (cắt theo chiều ngang thân chuối). Người ta đặt các linh vị
này trên đàn cúng. Phía trước mỗi linh vị có 1 cây nến thắp
sáng. Khi thầy pháp khấn cầu Bà Thủy Long cùng các thủy thần
trả linh hWn người chết về cho tổ tiên, các linh vị sẽ được đốt ngay sau đó.
Thuyền lễ cũng có đế bằng chuối cây, là 3 cây chuối dài khoảng
1,5m - 2m, được xâu lại với nhau bằng các thanh tre (đóng bè).
Trên đế bè người ta gắn con thuyền làm bằng tre và giấy ngũ
sắc, có buWm, cờ, phướn, như thuyền buWm dùng để đi Hoàng Sa, Trường Sa.
Chuẩn bị hiến lễ người ta đặt vào trong thuyền các đW lễ: vàng
mã, muối, gạo, nếp nổ, chè xôi, gỏi cá nhám, cua, cá nướng,
đầu, chân, tiết, lòng gà, là những thứ được chia ra trên đàn
cúng, và nhang đèn (ngày nay có người còn bỏ vào thuyền một
ít đWng tiền lẻ vốn đang được sử d甃⌀ng). Trong lễ cúng, các tộc
họ trên đảo tổ chức có 2 phần. Phần cúng các vị tiền hiền thuở
khai lập đảo với những lễ vật cơ bản giống với lễ cúng ông bà,
tổ tiên của người Quảng Ngãi nói chung như trầu cau, rượu,
vàng mã, thịt heo, xôi chè...
Phần thứ hai là khao lề tế lính đội hùng binh với những lễ vật
rất đặc biệt. Trong mâm cúng khao lề tế lính, phần trên cùng
của bàn thờ là các linh vị được làm bằng giấy màu đỏ, ở trên có
danh tính người lính Hoàng Sa trong tộc họ đã bị tử nạn. Lễ vật
không thể thiếu đó là mô hình 5 chiếc thuyền được đặt chính
giữa gian thờ ở bàn dưới cùng. Trên mỗi chiếc thuyền có 3 hình
nhân nộm, cùng với đó là 1 con cá nướng, 1 con cua, 1 món gỏi
cá nhám. Trên đàn lễ còn có muối, gạo, củi, mắm, nWi niêu... là
những thứ mà người lính Hoàng Sa năm xưa mang theo trên thuyền.
Trong lễ tế khao lề thế lính người ta chỉ làm 3 hoặc 4 hình nộm
bằng bột gạo (sau này có khi được thay bằng rơm, hoặc bằng
giấy). Các hình nhân không có đầu (?), phía trên đội nón gõ, áo
kẹp nẹp. 4 hình nhân đặt ở 4 góc thuyền, với quan niệm làm
vững con thuyền. Như nếu chỉ có 3 hình nhân (đặt ở đầu, giữa,
cuối mạn thuyền) là theo quan niệm "tam nhân đWng hành", và
cũng theo cách hiểu là tổng lái, tổng mũi, tổng khoang (Dù
trong dịp cúng thế mạng này trong họ có đến nhiều hơn, hoặc ít
hơn 3 người phải đi lính Hoàng Sa.
Ngày nay không còn người đi lính Hoàng Sa như thời trước, vì
thế lễ t甃⌀c này không mang ý nghĩa thế mạng nữa, chỉ còn là lễ
tế lính Hoàng Sa. Nhưng người địa phương vẫn gọi theo tên gọi
cũ: là khao lề thế lính, chứ ít khi gọi là khao lề tế lính). Sau khi
thầy pháp cúng tế và làm các nghi thức bùa phép trước đàn
thờ, "gửi tên tuổi và linh hWn (người sống)" vào hình nhân (theo
lễ thức trước đây), thầy pháp đặt các hình nhân vào thuyền.
Sau khi đặt vào thuyền các hình nhân, lễ tiễn đưa bắt đầu. Đi
đầu là những thanh niên mang cờ, phướn, tiếp theo là 4 thanh
niên khiêng thuyền lễ, theo sau là thầy pháp, tộc trưởng, các
chi phái trưởng, và đoàn người gWm bà con trong tộc họ, có cả
những người trong làng, cùng đội chiêng trống. Ra đến bến
thuyền, sau khi thầy pháp khấn vái thần linh bốn phương,
thuyền lễ sẽ được thắp đèn rWi được thả xuống nước. Nếu nước
cạn thì người ta sẽ dùng thuyền đưa thuyền lễ ra xa, rWi mới thả
xuống biển. Kết thúc lễ tế (khoảng 3 giờ sáng ngày 20), thầy
pháp và những người lớn tuổi sẽ về lại nhà thờ họ bắt đầu cuộc
giao đãi. Lễ lộc cho thầy pháp sẽ thư뀣c hiện sau cuộc giao đãi
này. Thanh niên trai tráng, ph甃⌀ nữ phải đến 6 -7 giờ sáng mới
được ngWi vào mâm. Vào buổi trưa sẽ có lễ tạ trong nhà lẫn
ngoài sân, do tộc trưởng và các chi phái thư뀣c hiện.
Sau khi cúng tế và làm các nghi thức bùa phép trước đàn thờ,
gửi tên tuổi và linh hWn người sống sắp đi lính vào hình nộm,
cúng phát lương, phát hịch, đốt vàng bạc cho binh lính, thầy
pháp sẽ đặt các hình nộm vào thuyền và bắt đầu lễ rước ghe
bầu. Đi đầu là những thanh niên mang cờ, phướn; tiếp theo là
bốn thanh niên khiêng thuyền lễ; theo sau là thầy pháp, tộc
trưởng, trưởng các chi phái và đoàn người gWm bà con trong tộc
họ, những người trong làng cùng đội chiêng trống. Tại cửa biển
trên đảo, sau khi thầy pháp vái tạ tứ phương, chiếc thuyền được
đem thả xuống nước với ý nghĩa sinh mạng và tàu thuyền của
đội lính Hoàng Sa đã được hiến tế cho thần linh, mọi rủi ro được
xua đuổi và những người lính ra khơi trở sẽ về bình an. Kết thúc
lễ tế (khoảng rạng sáng ngày 20), mọi người sẽ quay lại nhà thờ họ dư뀣 tiệc đãi.
Lễ thức trên đây xem ra có phần hơi ma mị, nhưng là lễ
thức mang tính nhân văn sâu sắc, là sư뀣 cầu mong cho
người lính Hoàng Sa được bình yên trong suốt 6 tháng trời
lênh đênh trên biển với bao hiểm nguy chờ đón (nếu với ý
nghĩa lễ khao lề thế lính), bởi họ tin tưởng rằng những hình
nộm kia đã gánh chịu cho người lính những rủi ro bất trắc,
và thần linh cũng đã chứng kiến lòng thành; là sư뀣 tưởng
nhớ và biết ơn đến những người thân trong gia đình dòng
họ đã phải vì đất nước, vì lệnh vua, mà hy sinh thân xác
(nếu với ý nghĩa khao lề tế lính); là sư뀣 tưởng nhớ và biết
ơn đến các bậc sanh thành, những người có công khai
khẩn đất đai, tạo lập nên làng mạc, và những người vì
nhiều lẽ phải rời xa trần thế (nếu là chung cho cả hai).
Nhưng nếu chỉ nhìn như vậy thì không còn gì phải nói thêm.
Qua khảo sát, hình như có một điều gì đó phía sau lễ thức này,
có lẽ có một vài lớp "áo văn hóa" phủ bên ngoài làm cho lễ thức
chuyển sang một nét nghĩa mới: cầu an cho người đi lính Hoàng
Sa, tưởng nhớ các bậc anh linh đã bỏ mình vì Tổ quốc.
Sau nhiều thế kỷ, cho dù Nhà nước không còn trư뀣c tiếp chủ trì,
nhưng “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” vẫn được các gia đình,
dòng tộc ở Lý Sơn tổ chức hàng năm và trở thành một lễ hội
dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri
ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao
nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các
Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải
trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đáng tư뀣 hào, chuyện về
những gương sáng vì nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng
Sa: Võ Văn Khiết, Phạm Quang ‡nh, Phạm Hữu Nhật… Những
câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế
hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng Ngãi, người dân Việt
Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mãi mãi
là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.