Tìm hiểu thêm về Nguyên nhân làm cho xã hội loài người vận động và phát triển? Triết học Mac - Lenin | Đại học Văn Lang
Tìm hiểu thêm về Nguyên nhân làm cho xã hội loài người vận động và phát triển? Triết học Mac - Lenin | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
11.
Nguyên nhân nào làm cho xã hội loài người vận động và phát triển? Loài người vận động và phát
triển có tuân theo qui luật nào không? -
Nguyên nhân làm cho xã hội loài người vận động và phát triển:
Các quan điểm phủ định học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác cho rằng, với sự phát triển của
trí tuệ, khoa học, công nghệ mới là tiêu chí, là động lực cho sự vận động, phát triển của xã hội.
Chính thực tiễn phát triển của lịch sử loài người không thể tách trí tuệ, khoa học, công nghệ ra khỏi sản
xuất vật chất và nếu thiếu sản xuất vật chất, trí tuệ, khoa học, công nghệ không thể phát triển được. Vì
vậy, quan điểm coi sản xuất vật chất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội; biện chứng giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là nền tảng cho
sự vận động, phát triển xã hội. -
Loài người vận động là phát triển có tuân theo quy luật:
Các quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều có cơ sở chung, đó là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Bản thân con người và xã hội loài người, xét đến cùng chỉ là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Tuy
nhiên, các quy luật chỉ được hình thành, vận động, phát triển thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Con người không tự tiện xóa bỏ quy luật mà chỉ thông qua hoạt động thực tiễn của mình con
người có thể làm cho quy luật diễn ra nhanh hoặc chậm hơn.
Thực tế cho thấy, dòng chảy của lịch sử nhân loại vẫn diễn ra theo sự thay thế các hình thái kinh tế - xã
hội từ thấp đến cao. Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến ra đời từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu
nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến và từ
trong lòng của chủ nghĩa tư bản ra đời chủ nghĩa xã hội.