-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tìm hiểu về các văn bản luật trong Quản trị Báo chí - Truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bối cảnh ra đời. Nội dung. So sánh với các văn bản trước đó. Vai trò, ý nghĩa của Luật Quảng cáo. Ví dụ thực tế. So sánh Luật Quảng cáo và Pháp lệnh Quảng cáo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản trị Báo chí - Truyền thông 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Tìm hiểu về các văn bản luật trong Quản trị Báo chí - Truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bối cảnh ra đời. Nội dung. So sánh với các văn bản trước đó. Vai trò, ý nghĩa của Luật Quảng cáo. Ví dụ thực tế. So sánh Luật Quảng cáo và Pháp lệnh Quảng cáo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị Báo chí - Truyền thông 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
LUẬT QUẢNG CÁO
1. Bối cảnh ra đời
Trong những năm trở lại đây, nhu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp ngày
càng tăng cao do sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh rất chú trọng trong việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo
dịch vụ, hàng hoá của mình đến với người tiêu dùng. Do đó, quảng cáo đã trở
thành một loại hình kinh doanh dịch vụ khá phát triển ở Việt Nam cũng như trên
thế giới. Sự quan tâm đặc biệt đến hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt công
chúng đã thúc đẩy quảng cáo được nâng cao về cả hình thức và quy mô. Cùng với
sự phát triển mạnh của công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0, quảng cáo được
thực hiện dưới nhiều loại hình như trên các phương tiện điện tử, thiết bị viễn
thông, trên các trang thông tin điện tử,…
Quảng cáo phát triển nhanh chóng khiến cho pháp luật ở nước ta chưa kịp
thời đáp ứng được sự quản lý cần thiết cho hoạt động này. Những quy định về
quảng cáo trong hệ thống pháp luật còn tồn tại nhiều lỗ hổng, bất cập mà Pháp lệnh
Quảng cáo được ban hành năm 2001 – văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống
pháp luật về quảng cáo lúc bấy giờ, chưa để giải quyết được. Thêm vào đó, một số
quy định về quảng cáo trong các lĩnh vực chuyên ngành lại nằm rải rác tại nhiều
văn bản Luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo Chí, Luật Dược, Luật Thương mại,…
Tất cả những tồn tại trên dẫn đến việc áp dụng các quy định về hoạt động quảng
cáo gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp các văn bản Luật có quy định
khác nhau khi xử lý cùng một loại vi phạm.
Trong tình hình đó, ban hành một văn bản Luật có giá trị pháp lý cao quy
định một cách toàn diện, đầy đủ về hoạt động quảng cáo là việc tất yếu và vô cùng
cấp thiết. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Luật
quảng cáo. Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật quảng cáo và Luật có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Ngoài ra, ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phủ
còn ban hành Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. 2. Nội dung
Luật Quảng cáo có 5 chương, 43 Điều với phạm vi điều chỉnh là hoạt động
quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo;
quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Luật nêu cụ thể các sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ cũng như những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Luật quy định
về quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo,
người phát hành quảng cáo, người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo và
người tiếp nhận quảng cáo. Hoạt động quảng cáo cũng được quản lý bằng những
quy định chi tiết, rõ ràng về phương tiện quảng cáo, yêu cầu nội dung, điều kiện
quảng cáo và yêu cầu trong từng hình thức quảng cáo. Đối với quảng cáo có yếu tố
nước ngoài, luật Quảng cáo quy định về những vấn đề có liên quan đến hoạt động
quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; hợp tác đầu tư nước
ngoài trong hoạt động quảng cáo và văn phòng đạo diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. So sánh với các văn bản trước đó
3.1. So sánh Luật Quảng cáo và Pháp lệnh Quảng cáo
Trước khi Luật Quảng cáo được soạn thảo và ban hành, Pháp lệnh Quảng
cáo là văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật về quảng cáo. So với
Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Quảng cáo có những điểm mới sau: Chương I:
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh về phần Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Luật Quảng cáo giải thích từ ngữ rõ ràng, toàn diện hơn Pháp lệnh Quảng cáo.
- Phần Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo được bổ sung
thêm về việc khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng chuyên môn cho
cán bộ quản lý hoạt động quảng cáo.
- Quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm: thuốc
lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo; thuốc kê
đơn, thuốc được cơ quan nhà nước khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có
sự giám sát của thầy thuốc; sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động
bạo lực; súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao.
- Hành vi cấm quảng cáo bổ sung thêm một số nội dung mới như: Quảng cáo
thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến giới, về người
khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp, quảng cáo có sử
dụng các từ “nhất”, duy nhất, tốt nhất, số một hoặc các từ có ý nghĩa tương tự mà
không có tài liệu hợp pháp chứng minh, vi phạm sở hữu trí tuệ, quảng cáo làm ảnh hưởng đến trẻ em…
- Quy định về Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo: Hội đồng trực thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ xem xét và đưa ra kết luận về sự phù
hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trước, trong và sau khi
thực hiện quảng cáo khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo. Chương II:
- Tách các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo để quy định cụ thể quyền
và nghĩa vụ, bao gồm: quyền, nghĩa vụ của người quảng cáo; người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo; người phát hành quảng cáo; người cho thuê địa điểm, phương
tiện quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo.
+ Về nghĩa vụ của người quảng cáo (khoản 2 Điều 12), ngoài việc cung cấp
các thông tin cần thiết, trung thực, chính xác, còn phải cung cấp các tài liệu liên
quan đến điều kiện quảng cáo, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
Về việc phân định trách nhiệm đối với sản phẩm quảng cáo, Luật quy định
người quảng cáo không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình
trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện mà còn phải
liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác
thực hiện (điểm c, khoản 2 Điều 12 ).
+ Để có thể kiểm soát chặt chẽ quy trình thực hiện quảng cáo, Luật đã bổ
sung quy định người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo
trước khi thực hiện hợp đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện
quảng cáo mà người quảng cáo cung cấp (điểm b khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 14).
+ Hiện nay có nhiều tranh chấp liên quan đến địa điểm quảng cáo mà chưa
được quy định do vậy đã ảnh không nhỏ đến chất lượng và sự an toàn của phương
tiện quảng cáo. Để khắc phục tình trạng trên, Luật đã bổ sung quy định về quyền
và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo. Theo đó, người
cho thuê địa điểm quảng cáo phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho
thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo; về chất lượng và an toàn của phương tiện
quảng cáo; thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương
tiện quảng cáo đã ký kết (khoản 2 Điều 15).
- Bổ sung thêm một đối tượng mới là Người tiếp nhận quảng cáo và quy định
cụ thể các quyền và nghĩa vụ như: Được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát
hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi quảng cáo không đúng với chất lượng, giá
cả… và được tố cáo khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật… Chương III:
- Tách quản lý quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn thành 2 khâu: quản
lý vị trí, kết cấu xây dựng bảng quảng cáo và quản lý nội dung sản phẩm quảng cáo
trên bảng quảng cáo (Điều 27).
- Việc quản lý vị trí, kết cấu xây dựng bảng quảng cáo phải tuân theo quy
định của pháp luật về xây dựng, về giao thông... Đối với bảng quảng cáo tấm lớn,
có kết cấu kim loại, gắn với công trình xây dựng có trước hoặc đứng độc lập, thì vị
trí, kết cấu bảng quảng cáo phải được quản lý như đối với công trình xây dựng và
phải được ngành xây dựng cấp giấy phép quảng cáo (Điều 31).
- Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoạt
động thuận lợi, Luật mới cũng đã bổ sung quy định cấp giấy phép quảng cáo cho
những trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo (điểm c khoản 4 điều 31).
- Về nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời, so với Pháp
lệnh, Luật đã quy định bổ sung thêm một số nguyên tắc xây dựng quy hoạch như:
phải đảm bảo tính ổn định, kế thừa quy hoạch đã có sẵn; quan tâm đến điểm tiếp
giáp giữa các tỉnh để đảm bảo thống nhất, hài hòa giữa các địa phương; trong
trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân,
phải có trách nhiệm đền bù; phải lấy ý kiến các ban, ngành liên quan và nhân dân
trước khi phê duyệt quy hoạch và phải công khai quy hoạch đã phê duyệt.
- Quy định về một số thủ tục hành chính:
+ Bãi bỏ Giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, băng - rôn thay bằng thủ
tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo
trước khi thực hiện quảng cáo. Điều 29 quy định rõ về Hồ sơ thông báo sản phẩm
quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
+ Bãi bỏ Giấy phép ra phụ trương quảng cáo thay bằng thủ tục thông báo cho
cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
+ Bãi bỏ Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo (hoặc thủ tục đăng ký nội dung
quảng cáo) đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển
nông thay bằng quy định điều kiện phải thực hiện theo Điều 20 Luật quảng cáo và
các nội dung bắt buộc sẽ được quy định tại Nghị định của Chính phủ.
+ Tiếp tục duy trì cấp phép đối với việc ra kênh, chương trình chuyên quảng
cáo (Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) và cấp phép xây dựng đối với màn
hình quảng cáo từ 20 mét vuông trở lên; bảng quảng cáo 20 m vuông gắn vào công
trình đã có trước; bảng quảng cáo đứng độc lập từ 40 m vuông trở lên (Bộ Xây
dựng cấp phép) ( Khoản 6, 7 Điều 22 và Điều 31)
- Điều chỉnh diện tích quảng cáo trên báo chí: báo in, báo nói, báo hình,
quảng cáo chạy dưới chân màn hình, quảng cáo bằng hình thức tin nhắn, thư điện
tử và không được chạy quảng cáo trong một số chương trình.
- Quảng cáo trên các sản phẩm in
+ Đối với tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung cổ động,
tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học,
nghệ thuật, được quảng cáo không quá 20% diện tích từng sản phẩm.
+ Không được quảng cáo trên các sản phẩm in là tiền hoặc giấy tờ có giá, văn
bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.
+ Thời lượng quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình chương trình văn hoá,
nghệ thuật, điện ảnh, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa
cho sách không được vượt quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình.
- Đưa ra các quy định về việc viết, đặt biển hiệu, nội dung thể hiện trên biển
hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh; quy định về công tác xây
dựng quy hoạch quảng cáo tại địa phương với yêu cầu của nội dung quy hoạch và
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc xây dựng
quy hoạch quảng cáo để đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự
an toàn xã hội (Điều 34, Điều 37, 38). Chương IV:
Trong Pháp lệnh Quảng cáo có quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch
vụ quảng cáo nước ngoài được đặt Chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi Việt
Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài được hợp đồng, hợp tác kinh doanh
hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam nhưng không được thành lập chi nhánh. Vì
vậy, trong dự thảo Luật đã bãi bỏ việc cho phép thành lập chi nhánh cho phù
hợp cam kết của Việt Nam với WTO.
3.2. Những sửa đổi trong Luật Quảng cáo và Nghị định Quy định thi hành
một số điều của Luật Quảng cáo từ khi ban hành đến nay
- Năm 2018 sửa đổi Luật Quảng cáo: Luật Quảng cáo ngày 21/06/2012, có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14
ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên
quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Cụ thể, tại Điều 27 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch quy định:
“Điều 27. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật Quảng cáo
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, phát triển hoạt
động quảng cáo, quy hoạch ngoài trời.””
- Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2021/NĐ-CP để sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
4. Vai trò, ý nghĩa của Luật Quảng cáo 4.1. Vai trò
- Thông qua Luật Quảng cáo, nhà nước thể chế hoá đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng thành những quy định pháp lý có giá trị bắt buộc chung đối
với các chủ thể trong hoạt động quảng cáo.
- Là cơ sở để nhà nước quản lí xã hội trên lĩnh vực quảng cáo.
- Tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các hoạt động quảng cáo.
- Điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong hoạt động quảng cáo. 4.2. Ý nghĩa
- Giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ về quy định trong hoạt động quảng cáo,
từ đó phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo.
- Tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích mở rộng hoạt động hợp
tác quốc tế về quảng cáo. 5. Ví dụ thực tế Ví dụ 1:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Tín trụ sở tại Lô A3 và A4 đường Hoàng
Quốc Việt, phường An Đông, thành phố Huế đã bị xử phạt hành chính bởi hành vi
quảng cáo về dự án “Biệt thự nghỉ dưỡng Park Hill Villas ở Huế”, có địa chỉ tại xã
Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, nhưng thực chất đây là khu đất được quy hoạch
đất ở riêng lẻ. Công ty này đã đưa ra các nội dung về dự án bất động sản với nhiều
khu biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng tại đây. Nội dung quảng cáo sai sự thật này
được Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Tín cho đăng tải trên nhiều website.
Hành vi của công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Tín đã vi phạm Khoản 9 Điều 8
Luật Quảng cáo quy định về những hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:
“Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả
năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao
bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
Công ty này đã bị phạt 100 triệu đồng do hành vi quảng cáo sai sự thật trên. Ví dụ 2:
Ngày 26/09/2019, Cục Văn hoá cơ sở (thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch) đã gửi công văn yêu cầu các địa phương chấn chỉnh hoạt động quảng cáo
nước uống có ga Coca – Cola do nội dung quảng cáo sản phẩm này trên truyền
hình và một số phương tiện có sử dụng cụm từ “mở lon Việt Nam”. Công văn này
nêu rõ việc sử dụng quảng cáo này có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm
mỹ, không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Theo người đứng đầu cơ quan ra văn bản này, từ “lon” khi đứng một mình
mà không đi cùng “Coca-Cola” hay “bia”… có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa.
Quảng cáo này cũng không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung với sản
phẩm, hàng hoá được quảng cáo, vi phạm các quy định tại Khoản 3, Điều 8 và
Khoản 1, Điều 9 Luật Quảng cáo. Cụ thể:
“Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức,
thuần phong, mỹ tục Việt Nam”;
“Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo
1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không
gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo”.
Sau đó, biển quảng cáo có slogan “Mở lon Việt Nam” đã bị dỡ và doanh
nghiệp quảng cáo bị phạt hành chính 25 triệu đồng.