Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức vinamlik | Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức vinamlik | Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu  Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

Trường:

Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu 116 tài liệu

Thông tin:
4 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức vinamlik | Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức vinamlik | Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu  Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

63 32 lượt tải Tải xuống
CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk
đồ tổ chức của công ty Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp phân bổ
phòng ban khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng
ban trong công ty. đồ tổ chức giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất,
giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
Hình: Sơ đồ tổ chức và quản lý của công ty
Nguồn: Nghị quyết số 15/NQ-CTS.HĐQT/2023 ngày 14/08/2023 của Công ty Vinamilk
2. Phân tích cơ cấu, tổ chức bộ máy của Vinamilk
2.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông những
người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại hội
đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản
xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn
có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk. Vị trí
này toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ
đông.
Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch
hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị
phải theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy
nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ
tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho Thị
Băng Tâm.
2.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trongcấu tổ chức Vinamilkngười điều hành
các công việc kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm
bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên.được xem người
đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và
xã hội.
Những chiến lược quyết định sáng suốt của đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải
tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời,
mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
2.4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu 5 năm. Các thành viên sẽ được bầu lại số
nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực,
mức độ cẩn trọng trong quá trình quản điều hành các hoạt động kinh doanh. Các
hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính
nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt
động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.
2.5 Một số phòng ban chức năng cơ bản khác
Phòng Tài chính: Quản điều hành các hoạt động tài chính của công ty, bao
gồm các hoạt động như quản lý ngân sách, tài trợ, đầu tư và kế hoạch tài chính.
Phòng Kế toán: Quản các hoạt động kế toán của công ty, bao gồm các hoạt
động như quản lý hạch toán, thuế, kiểm toán và báo cáo tài chính.
Phòng Quản chất lượng: Quản đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ
của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng.
Phòng Quản lý rủi ro: Quản lý và đối phó với các rủi ro tài chính, khách hàng, sản
xuất và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Phòng Pháp chế: Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật và các
thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty.
Phòng Khoa học Công nghệ: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, cải
tiến quy trình sản xuất và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của công ty.
Phòng Nhân sự: Quản các hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty, bao
gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý hiệu suất.
Phòng Tiếp thị Bán hàng: Quản triển khai các hoạt động tiếp thị bán
hàng của công ty, bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông và các hoạt động
bán hàng.
*Nhận xét:
Theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các công ty cổ phần được khuyến nghị
xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị 1 cấp và mô hình quản trị 2 cấp.
Cụ thể, hình 1 cấp hình bao gồm đại hội đồng cổ đông hội đồng quản trị,
ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị. Mô hình này sẽ
không có ban kiểm soát, tuy nhiên lạicác thành viên thuộc hội đồng quản trị độc lập
với vai trò giám sát và nắm giữ ủy ban Kiểm toán. Trong khi đó, mô hình 2 cấp có đại hội
đồng cổ đông hội đồng quản trị như hình trên nhưng có thêm ban kiểm soát, ban
giám đốc.
Đối với Vinamilk, công ty đã đưa các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị, đệ trình
đại hội đồng cổ đông để phê duyệt chuyển đổi sang hình quản trị 1 cấp. thể nói,
công ty đã tiên phong chuyển đổi sang một mô hình quản trị tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Việc chuyển đổi cấu tổ chức Vinamilk nhằm mục đích giúp các cổ đông có khả năng
giám sát tốt hơn so với hội đồng quản trị hay ban giám đốc. Đây tiền đề giúp gia
tăng giá trị công ty trong hiện tại và tương lai.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-
minh/quan-tri-hoc/co-cau-to-chuc-vinamilk/42366779
https://meovatvui.com/co-cau-to-chuc-cua-vinamilk/
| 1/4

Preview text:

CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk
Sơ đồ tổ chức của công ty Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng
ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất,
giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
Hình: Sơ đồ tổ chức và quản lý của công ty
Nguồn: Nghị quyết số 15/NQ-CTS.HĐQT/2023 ngày 14/08/2023 của Công ty Vinamilk
2. Phân tích cơ cấu, tổ chức bộ máy của Vinamilk
2.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những
người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại hội
đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản
xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn
có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk. Vị trí
này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch
hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị
phải theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy
nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ
tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm.
2.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người điều hành
các công việc kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm
bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên. Bà được xem là người
đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội.
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải
tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời,
mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. 2.4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm. Các thành viên sẽ được bầu lại và số
nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực,
mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh. Các
hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính
nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt
động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.
2.5 Một số phòng ban chức năng cơ bản khác
Phòng Tài chính: Quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của công ty, bao
gồm các hoạt động như quản lý ngân sách, tài trợ, đầu tư và kế hoạch tài chính.
Phòng Kế toán: Quản lý các hoạt động kế toán của công ty, bao gồm các hoạt
động như quản lý hạch toán, thuế, kiểm toán và báo cáo tài chính.
Phòng Quản lý chất lượng: Quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng.
Phòng Quản lý rủi ro: Quản lý và đối phó với các rủi ro tài chính, khách hàng, sản
xuất và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Phòng Pháp chế: Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật và các
thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty.
Phòng Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải
tiến quy trình sản xuất và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của công ty.
Phòng Nhân sự: Quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự của công ty, bao
gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý hiệu suất.
Phòng Tiếp thị và Bán hàng: Quản lý và triển khai các hoạt động tiếp thị và bán
hàng của công ty, bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông và các hoạt động bán hàng. *Nhận xét:
Theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các công ty cổ phần được khuyến nghị
xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị 1 cấp và mô hình quản trị 2 cấp.
Cụ thể, mô hình 1 cấp là mô hình bao gồm đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị,
ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản trị. Mô hình này sẽ
không có ban kiểm soát, tuy nhiên lại có các thành viên thuộc hội đồng quản trị độc lập
với vai trò giám sát và nắm giữ ủy ban Kiểm toán. Trong khi đó, mô hình 2 cấp có đại hội
đồng cổ đông và hội đồng quản trị như mô hình trên nhưng có thêm ban kiểm soát, ban giám đốc.
Đối với Vinamilk, công ty đã đưa các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị, đệ trình
đại hội đồng cổ đông để phê duyệt chuyển đổi sang mô hình quản trị 1 cấp. Có thể nói,
công ty đã tiên phong chuyển đổi sang một mô hình quản trị tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức Vinamilk nhằm mục đích giúp các cổ đông có khả năng
giám sát tốt hơn so với hội đồng quản trị hay ban giám đốc. Đây là là tiền đề giúp gia
tăng giá trị công ty trong hiện tại và tương lai.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-
minh/quan-tri-hoc/co-cau-to-chuc-vinamilk/42366779
https://meovatvui.com/co-cau-to-chuc-cua-vinamilk/